Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ứng dụng lý thuyết về hành vi có kế hoạch (TPB) để phân tích ý định đầu tư cổ phiếu của nhà đầu tư cá nhân khảo sát tại thành phố Hồ Chí Minh đầu năm 2012
lượt xem 8
download
Mục đích của bài nghiên cứu này là điều tra các động lực và ý định của các nhà đầu tư Việt Nam về quyết định đầu tư vào cổ phiếu bằng cách ứng dụng lý thuyết Hành vi có kế hoạch (Theory of Planned Behaviour -TPB) làm khuôn khổ chính. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ứng dụng lý thuyết về hành vi có kế hoạch (TPB) để phân tích ý định đầu tư cổ phiếu của nhà đầu tư cá nhân khảo sát tại thành phố Hồ Chí Minh đầu năm 2012
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ----------�ω�---------- BÙI THỊ HỒNG HÀ ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI CÓ KẾ HOẠCH (TPB) ĐỂ PHÂN TÍCH Ý ĐỊNH ĐẦU TƢ CỔ PHIẾU CỦA NHÀ ĐẦU TƢ CÁ NHÂN KHẢO SÁT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN ĐẦU NĂM 2012 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 10 NĂM 2012
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ----------�ω�---------- BÙI THỊ HỒNG HÀ ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI CÓ KẾ HOẠCH (TPB) ĐỂ PHÂN TÍCH Ý ĐỊNH ĐẦU TƢ CỔ PHIẾU CỦA NHÀ ĐẦU TƢ CÁ NHÂN KHẢO SÁT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN ĐẦU NĂM 2012 Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Lƣơng TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng luận văn “Ứng dụng lý thuyết về hành vi có kế hoạch (TPB) để phân tích ý định đầu tƣ cổ phiếu của nhà đầu tƣ cá nhân khảo sát tại thành phố Hồ Chí Minh đầu năm 2012” là công trình nghiên cứu của riêng tôi và có sự hỗ trợ từ Thầy hƣớng dẫn là TS Nguyễn Văn Lƣơng. Các thông tin, dữ liệu đƣợc sử dụng trong luận văn là trung thực, các nội dung trích dẫn đều đƣợc ghi rõ nguồn gốc và các kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận văn này chƣa đƣợc công bố tại bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng nhƣ số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác, và đều có chú thích nguồn gốc sau mỗi trích dẫn để dễ tra cứu, kiểm chứng. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng, cũng nhƣ kết quả luận văn của mình. Tp. Hồ Chí Minh, ngày …. tháng …. năm 2012 Ngƣời cam đoan Bùi Thị Hồng Hà
- LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn và tri ân đối với ba mẹ tôi, ngƣời đã nuôi dƣỡng tôi trƣởng thành và luôn hỗ trợ cho việc học tập của tôi rất nhiều. Sau một thời gian học tập, nghiên cứu tài liệu và điều tra thu thập thông tin, đến nay ý tƣởng trong luận văn tốt nghiệp cao học với đề tài: “Ứng dụng lý thuyết về hành vi có kế hoạch (TPB) để phân tích ý định đầu tƣ cổ phiếu của nhà đầu tƣ cá nhân khảo sát tại thành phố Hồ Chí Minh đầu năm 2012” đã đƣợc thực hiện thành công. Có đƣợc kết quả này là nhờ công ơn to lớn của toàn thể Quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè đồng nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Đặc biệt, tôi xin chân thành gửi lời cám ơn sâu sắc đến: TS. Nguyễn Văn Lƣơng thầy đã hƣớng dẫn tôi từ những bƣớc đi đầu tiên làm đề cƣơng cho đến khi hoàn thành luận văn cao học. Đồng thời cũng là ngƣời động viên và giúp đỡ tôi rất nhiều trong việc điều tra thu thập số liệu, phân tích, xử lý tốt bộ dữ liệu của mình. Tôi xin đƣợc gửi lời cám ơn đến bạn bè, đồng nghiệp và những ứng viên đã tham gia trả lời những bảng điều tra của tôi, mang lại kết quả nghiên cứu chính của luận văn. Bùi Thị Hồng Hà
- MỤC LỤC TÓM TẮT ............................................................................................................... 1 MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 2 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................. 2 2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................ 3 3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 4 4. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................. 4 5. Bố cục của luận văn ............................................................................................. 5 6. Những đóng góp của luận văn ............................................................................. 7 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI CÓ KẾ HOẠCH (TPB) VÀ HÀNH VI ĐẦU TƢ CỔ PHIẾU ......................................................... 8 1.1 Lý thuyết về hành vi có kế hoạch (TPB - Theory of planned behaviour) ......... 8 1.1.1 Thái độ về hành vi (Ab) ............................................................................... 10 1.1.2 Chuẩn chủ quan (SN) .................................................................................. 11 1.1.3 Nhận thức kiểm soát (PBC) ........................................................................ 12 1.1.4 Các niềm tin nền tảng nổi bật ..................................................................... 12 1.1.5 Ý định hành vi (BI) và các yếu tố chi phối BI ............................................ 13 1.1.6 Kinh nghiệm quá khứ (PE) ......................................................................... 14 1.2 Quyết định đầu tƣ cổ phiếu ................................................................................ 15 1.2.1 Quyết định đầu tư........................................................................................ 15 1.2.2 Cổ phiếu và cổ đông ................................................................................... 15 1.2.3 Công ty cổ phần ......................................................................................... 16 1.2.4 Nguyên nhân chính công ty lại phát hành cổ phiếu ................................... 16 1.2.5 Nhà đầu tư ................................................................................................... 17 1.2.6 Mục đích chính khi đầu tư cổ phiếu của nhà đầu tư ................................... 17 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1......................................................................................... 18
- CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 19 2.1. Cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu....................................................................... 19 2.2. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu .................................................................... 19 2.3. Kế hoạch thiết kế mẫu và thu thập dữ liệu ........................................................ 22 2.3.1. Đám đông .................................................................................................. 22 2.3.2 Thiết kế chọn mẫu ....................................................................................... 22 2.3.3 Phương pháp thu thập dữ liệu .................................................................... 22 2.4 Phƣơng pháp nghiên cứu và lập bảng câu hỏi khảo sát ..................................... 23 2.4.1 Nghiên cứu thăm dò .................................................................................... 23 2.4.2 Nghiên cứu định lượng ............................................................................... 24 2.4.3 Cấu trúc bảng câu hỏi nghiên cứu .............................................................. 24 2.5 Các phƣơng pháp đo lƣờng ................................................................................ 25 2.5.1 Các biến độc lập và biến phụ thuộc ............................................................ 25 2.5.2 Các chỉ báo về niềm tin nền tảng nổi bật .................................................. 26 2.6. Phƣơng pháp phân tích ...................................................................................... 27 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2......................................................................................... 27 CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH VIỆC ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI CÓ KẾ HOẠCH VÀO VIỆC PHÂN TÍCH Ý ĐỊNH ĐẦU TƢ CỔ PHIẾU CỦA NHÀ ĐẦU TƢ CÁ NHÂN KHẢO SÁT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN ĐẦU NĂM 2012 .................................................................. 29 3.1 Phân tích mẫu và các kết quả thống kê mô tả .................................................... 29 3.1.1 Tỷ lệ phản hồi.............................................................................................. 29 3.1.2 Thống kê các biến nhân khẩu học ............................................................... 30 3.1.3 Phân tích sự khác biệt về thái độ ĐTCP dựa vào yếu tố nhân khẩu học ... 32 3.1.3.1 Sự khác biệt về thái độ ĐTCP theo giới tính ....................................... 32 3.1.3.2 Sự khác biệt về thái độ ĐTCP theo độ tuổi, thu nhập và nghề nghiệp 35
- 3.1.4. Kiểm định độ tin cậy của thang đo ........................................................... 39 3.1.6. Kiểm định phân phối chuẩn ...................................................................... 40 3.2 Kết quả phân tích dữ liệu ứng dụng Lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) ...... 41 3.2.1 Hồi quy đánh giá mô hình TPB tiêu chuẩn ............................................... 43 3.2.2 Hồi quy đánh giá mô hình TPB mở rộng .................................................... 44 3.2.2.1 Phân tích hồi quy đánh giá mô hình TPB mở rộng gồm Ab, SN, PBC và thêm PE ............................................................................................................... 44 3.2.2.2 Phân tích hồi quy đánh giá mô hình TPB mở rộng gồm Ab, PBC thêm PE và bỏ bớt SN ....................................................................................................... 45 3.2.3 Sự khác biệt giữa đáp viên có kinh nghiệm đầu tư cổ phiếu nhiều và ít .... 46 3.2.4 Mối quan hệ giữa biến độc lập tổng và các niềm tin nền tảng ................... 47 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3......................................................................................... 50 CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN ..................................................................................... 53 4.1. Giá trị thực tiễn và đóng góp của đề tài ........................................................... 53 4.2 Hạn chế của đề tài .............................................................................................. 55 4.3 Các hƣớng nghiên cứu tiếp theo ........................................................................ 56 KẾT LUẬN CHƢƠNG 4......................................................................................... 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 58 PHỤ LỤC ................................................................................................................ 61 Phụ lục 1: Bảng câu hỏi thăm dò.............................................................................. 61 Phụ lục 2: Quy trình thao tác trên phần mềm NEWACT ........................................ 64 Phụ lục 3: Bảng câu hỏi nghiên cứu......................................................................... 70 Phụ lục 4: Thống kê mô tả tất cả các phản hồi ........................................................ 72 Phụ lục 5: Biểu đồ thái độ về đầu tƣ cổ phiếu so sánh giữa nam và nữ .................. 74 Phụ lục 6: Kết quả mô tả cấu trúc mẫu theo nhân chủng học .................................. 75 Phụ lục 7: Kiểm định độ tin cậy của thang đo cho các biến .................................... 77
- Phụ lục 8: Kết quả mô tả thống kê của các nhân tố ................................................. 87 Phụ lục 9: Biểu đồ thể hiện phân phối chuẩn của các biến tổng .............................. 88 Phụ lục 10: Chi tiết kiểm định phân phối chuẩn của các biến tổng ......................... 89 Phụ lục 11: Kết quả hồi quy mô hình TPB chuẩn.................................................... 90 Phụ lục 12: Kết quả hồi quy theo mô hình TPB mở rộng, thêm biến PE ................ 91 Phụ lục 13: Phân tích hồi quy mô hình TPB mở rộng thêm PE và bỏ SN............... 92 Phụ lục 14: Phân tích hồi quy đối với những ngƣời ít có kinh nghiệm ................... 93 Phụ lục 15: Phân tích hồi quy đối với những ngƣời có nhiều kinh nghiệm ĐTCP . 94 Phụ lục 16: Kiểm định mối tƣơng quan giữa các niềm tin nổi bật và các biến độc lập của mô hình TPB chuẩn ........................................................................................... 95
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT - Ab (Attitude toward behaviour): thái độ đối với hành vi - BI (Behavioral intention): ý định hành vi - CB (Control beliefs): các niềm tin kiểm soát - CP: cổ phiếu - CTCK: công ty chứng khoán - ĐTCP: đầu tƣ cổ phiếu - GDCK: giao dịch chứng khoán - HASTC: Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội – HNX - HOSE: Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh - NĐT: nhà đầu tƣ - OB (Outcome beliefs): các niềm tin kết quả - PBC (Perceived Behavioral Control): nhận thức kiểm soát - PE (Past experience): kinh nghiệm trong quá khứ - SN (Subjective Norm): chuẩn chủ quan - RB (Referent beliefs): các niềm tin tham khảo - TP.HCM: thành phố Hồ Chí Minh - TPB (Theory of Planned Behavior): lý thuyết về hành vi có kế hoạch - TRA (Theory of Reasoned Action): lý thuyết về hành động hợp lý - TTCK: thị trƣờng chứng khoán - VN: Việt Nam - VNĐ: Việt Nam đồng - VN-Index (Vietnam Index): chỉ số thị trƣờng chứng khoán Việt Nam
- DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Thống kê mô tả về biến Giới tính Bảng 3.2: Thống kê mô tả về biến Tuổi và Nghề nghiệp Bảng 3.3: Thống kê mô tả biến Thu Nhập (VNĐ/tháng) Bảng 3.4: So sánh giá trị trung bình của nam và nữ về thái độ chung cho việc đầu tƣ cổ phiếu Bảng 3.5: Kiểm định ANOVA với nhóm tuổi, thu nhập và nghề nghiệp Bảng 3.6: Thái độ chung về đầu tƣ cổ phiếu giữa các nhóm tuổi Bảng 3.6: Kiểm tra tính đồng nhất của phƣơng sai (Homogeneity of Variance) – nhóm thu nhập Bảng 3.8 : Kiểm định bằng phƣơng pháp Scheffe cho yếu tố thu nhập và thái độ chung về đầu tƣ cổ phiếu Bảng 3.10: Kiểm tra tính đồng nhất của phƣơng sai – nhóm nghề nghiệp Bảng 3.11: Nhóm nghề nghiệp và thái độ chung về đầu tƣ cổ phiếu Bảng 3.12: Kết quả Cronbach‟s Alpha của các biến tổng Bảng 3.13: Kết quả Cronbach‟s Alpha của các chỉ báo niềm tin nền tảng Bảng 3.14 Kiểm định về phân phối chuẩn của các biến tổng Bảng 3.15: Tƣơng quan tuyến tính giữa các cặp biến của mô hình TPB chuẩn Bảng 3.16: Tổng hợp hệ số tƣơng quan tuyến tính (Correlation) giữa các cặp biến Bảng 3.17: Tổng hợp các chỉ số phân tích hồi quy tuyến tính cho các cặp biến Bảng 3.18 :Kết quả kiểm định các giả thuyết trong nghiên cứu chính thức
- DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 0.1: Sơ đồ bố cục bài luận văn Hình 2.1: Các giả thuyết về phân tích ý định đầu tƣ cổ phiếu của nhà đầu tƣ cá nhân khảo sát tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn đầu năm 2012 theo lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) Hình 2.2: Sơ đồ nghiên cứu thực nghiệm và phân tích dữ liệu
- 1 TÓM TẮT Bài luận văn nghiên cứu về ứng dụng của lý thuyết về hành vi có kế hoạch (Theory of Planned Behaviour – TPB) của Ajzen‟s (1991) và các nghiên cứu bổ sung, phát triển của ông cho đến nay vào phân tích ý định đầu tƣ cổ phiếu của nhà đầu tƣ cá nhân khảo sát tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn đầu năm 2012. Ý định thực hiện hành vi (BI - Behavioral Intention) theo lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) đƣợc giải thích bởi thái độ đối với hành vi (Ab - Attitude toward behavior), chuẩn chủ quan (SN – Subjective norm) tức là ý kiến tham khảo của những ngƣời xung quanh và nhận thức kiểm soát (PBC – Perceived Behavioral Control) và kinh nghiệm trong quá khứ (PE - Past experience). Chi tiết hơn, các biến độc lập chi phối ý định này bị ảnh hƣởng bởi một loạt các niềm tin liên quan: các niềm tin về kết quả (OB), các niềm tin về tham khảo (RB) và các niềm tin về kiểm soát (CB), gọi chung là các niềm tin nền tảng nổi bật. Bài nghiên cứu đã lƣợng hoá và phân tích mối quan hệ các niềm tin nền tảng nổi bật và các biến độc lập của mô hình. Qua đó, nhìn chung thái độ đối với hành vi (Ab), chuẩn chủ quan (SN), nhận thức kiểm soát (PBC) và kinh nghiệm trong quá khứ (PE) đều có tác động đến ý định đầu tƣ cổ phiếu theo thứ tự thái độ (Ab)> nhận thức kiểm soát (PBC)> kinh nghiệm quá khứ (PE)> chuẩn chủ quan (SN). Bên cạnh đó, tác giả còn phân tích chi tiết các mô hình chuẩn theo lý thuyết TPB và mô hình mở rộng. Kết quả thể hiện tốt độ phù hợp của mô hình với dữ liệu và ủng hộ về mặt thực nghiệm.
- 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đầu tƣ cổ phiếu (ĐTCP) trở thành một khái niệm quen thuộc và là hình thức đầu tƣ đƣợc chú ý trong hơn 10 năm vừa qua tại Việt Nam. Song song với những phát triển và hội nhập của nền kinh tế nói chung, lĩnh vực tài chính của Việt Nam cũng có nhiều bƣớc tiến đáng kể trong thời gian qua. Bên cạnh các kênh đầu tƣ trong lĩnh vực tài chính nhƣ bất động sản, vàng, ngoại tệ, kênh đầu tƣ cổ phiếu cũng là một hình thức đầu tƣ hấp dẫn thu hút nhiều nhà đầu tƣ cá nhân và tổ chức quan tâm. Sau thời gian suy thoái kinh tế từ năm 2008 cho đến nay, đầu năm 2012, nền kinh tế vĩ mô đang dần ổn định và sự tham gia mạnh mẽ của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài và nhiều yếu tố khác nhƣ nới lỏng chính sách tài khóa, nhiều văn bản pháp lý đƣợc ban hành nhằm phát triển thị trƣờng chứng khoán, khiến nhiều nhà đầu tƣ sẽ cân nhắc về quyết định đầu tƣ cổ phiếu của mình. Trong bối cảnh khó khăn chung của kinh tế Việt Nam và thế giới, năm 2011 đã chứng kiến xu thế giảm điểm là chủ đạo trên thị trƣờng cổ phiếu niêm yết Việt Nam. Đáng chú ý là bƣớc sang năm 2012, nền kinh tế vĩ mô trong nƣớc tuy chƣa hoàn toàn hết khó khăn nhƣng cũng đã cho thấy những dấu hiệu chuyển biến tích cực, đặc biệt là việc kiềm chế và ổn định lạm phát. Thị trƣờng cổ phiếu vì vậy cũng đã lập tức phản ánh những kỳ vọng lạc quan kể trên qua hoạt động giao dịch. 488,07 là mốc điểm cao nhất mà Vn-Index đạt đƣợc trong 6 tháng đầu năm nay (xác lập ngày 8/5/2012) và mốc điểm thấp nhất là 336,73 (ngày 6/1/2012). Nhƣ vậy, Vn- Index từng có thời điểm đạt mức tăng trƣởng tới 44,94%. Tuy nhiên, diễn biến tâm lý và ý định của các nhà đầu tƣ hiện nay vẫn rất phức tạp và bị chi phối bởi nhiều yếu tố. Hiện nay có rất nhiều đề tài, công trình nghiên cứu kết hợp yếu tố tâm lý vào hành vi của nhà đầu tƣ. Tài chính học hành vi là lĩnh vực tài chính sử dụng các lý thuyết cơ bản dựa trên tâm lý con ngƣời để giải thích những bất thƣờng trên thị trƣờng chứng khoán. Ngƣời ta giả định trong tài chính học hành vi cấu trúc thông tin và đặc điểm của nhà đầu tƣ tham gia thị trƣờng ảnh hƣởng đến quyết định đầu tƣ
- 3 của nhà đầu tƣ khác một cách hệ thống cũng nhiều nhƣ sự tác động của thị trƣờng. Cụ thể hơn, theo Lý thuyết về hành vi có kế hoạch (TPB) của tác giả Ajzen (1991), một ngƣời có thái độ ủng hộ, tán thành, kèm sự đồng tình của những ngƣời tham khảo quan trọng và có khả năng dễ dàng thực hiện hành vi thì họ sẽ có ý định thực hiện một hành vi đó. Lý thuyết này áp dụng rất tốt và phù hợp với những ý định mang tính tự nguyện và lựa chọn, theo đó, ý định đầu tƣ cổ phiếu nằm trong nhóm này. Trong phạm vi bài nghiên cứu, hành vi có kế hoạch ở đây đƣợc xác định rõ là đầu tƣ vào cổ phiếu là một tài sản tài chính đƣợc quan tâm nhiều nhất trên thị trƣờng chứng khoán hiện nay. Vì vậy, nghiên cứu về ứng dụng của lý thuyết về hành vi có kế hoạch (Theory of Planned Behaviour – TPB) của Ajzen‟s (1991) vào phân tích ý định đầu tƣ cổ phiếu của nhà đầu tƣ cá nhân khảo sát tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn đầu năm 2012 là một đề tài thú vị và có tính thực tiễn. Giúp tác giả kiểm chứng tính ứng dụng lý thuyết TPB vào thực tiễn tại Việt Nam, phân tích các động lực tâm lý tác động đến ý định đầu tƣ cổ phiếu và phần nào giúp cho các nhà đầu tƣ có dịp nhìn lại những quyết định đầu tƣ của mình và giúp cho các công ty niêm yết hiểu rõ hơn những yếu tố tác động đến ý định của nhà đầu tƣ khi họ quyết định chọn kênh đầu tƣ là cổ phiếu. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích của bài nghiên cứu này là điều tra các động lực và ý định của các nhà đầu tƣ Việt Nam về quyết định đầu tƣ vào cổ phiếu bằng cách ứng dụng lý thuyết Hành vi có kế hoạch (Theory of Planned Behaviour -TPB) làm khuôn khổ chính. TPB là một trong những mô hình đƣợc kiểm chứng về tính dự đoán bởi nhiều công trình nghiên cứu về nhiều lĩnh vực khác nhau nhƣ: marketing, tâm lý học, sinh học và đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính – đầu tƣ (Robert East, 1993). Trong khuôn khổ bài nghiên cứu cho mục đích luận văn thạc sĩ, tác giả sẽ nghiên cứu về vấn đề mang tính cụ thể và chi tiết: ứng dụng lý thuyết hành vi có kế hoạch
- 4 (TPB) vào ý định đầu tƣ cổ phiếu của các nhà đầu tƣ cá nhân khảo sát tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn đầu năm 2012. 3. Mục tiêu nghiên cứu Nhằm nghiên cứu và kiểm định các yếu tố tâm lý nào có ảnh hƣởng mạnh mẽ đến ý định đầu tƣ cổ phiếu theo lý thuyết về hành vi có kế hoạch (TPB). Để điều tra hệ thống các niềm tin nền tảng nổi bật có liên quan đến ý định đầu tƣ cổ phiếu. Phân tích ảnh hƣởng của các yếu tố nhân khẩu học đến thái độ về đầu tƣ cổ phiếu. Để kiểm định mối quan hệ giữa kinh nghiệm trong quá khứ và các thành phần trong lý thuyết về hành vi có kế hoạch (TPB). Để đánh giá khả năng dự đoán ý định đầu tƣ cổ phiếu của mô hình “Lý thuyết về hành vi có kế hoạch (TPB)” và tính ứng dụng của mô hình này trong lĩnh vực tài chính –đầu tƣ tại Việt Nam. 4. Câu hỏi nghiên cứu: Yếu tố tâm lý nào có ảnh hƣởng đến ý định đầu tƣ cổ phiếu của nhà đầu tƣ theo lý thuyết về hành vi có kế hoạch (TPB)? Mức độ và chiều hƣớng ảnh hƣởng của các yếu tố tâm lý đến ý định đầu tƣ cổ phiếu của nhà đầu tƣ? Kinh nghiệm đầu tƣ cổ phiếu trong quá khứ có ảnh hƣởng đến ý định đầu tƣ cổ phiếu của nhà đầu tƣ hay không? Các yếu tố nhân khẩu học có ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến thái độ đầu tƣ cổ phiếu? Các niềm tin nào trong suy nghĩ của nhà đầu tƣ có ảnh hƣởng nổi bật đến ý định đầu tƣ cổ phiếu?
- 5 5. Bố cục của luận văn Ngoài lời mở đầu, giới thiệu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, bố cục của luận văn gồm bốn phần sau: Phần một: Tổng quan lý thuyết về hành vi có kế hoạch (TPB) và việc ứng dụng lý thuyết này vào nghiên cứu phân tích ý định về hành vi đầu tƣ cổ phiếu. Phần hai: Phƣơng pháp nghiên cứu Phần ba: Phân tích việc ứng dụng lý thuyết về hành vi có kế hoạch vào việc phân tích ý định đầu tƣ cổ phiếu của nhà đầu tƣ cá nhân khảo sát tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn đầu năm 2012. Phần bốn: Kết luận về các nội dung chính của bài luận văn, đóng góp và tính thực tiễn của đề tài, các hạn chế của bài luận văn và đề xuất các hƣớng nghiên cứu tiếp theo.
- 6 Hình 0.1: Sơ đồ bố cục bài luận văn • VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU • Ứng dụng lý thuyết về hành vi có kế hoạch (TPB) để phân tích ý định đầu tƣ cổ phiếu của nhà đầu tƣ cá nhân khảo sát tại thành 1 phố Hồ Chí Minh giai đoạn đầu năm 2012 • CƠ SỞ LÝ THUYẾT • Lý thuyết về hành vi có kế hoạch (TPB - Theory of planned behaviour) 2 • Quyết định đầu tƣ cổ phiếu • PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU • Giả thuyết và mô hình nghiên cứu • Kế hoạch thiết kế mẫu và thu thập dữ liệu • Phƣơng pháp nghiên cứu và lập bảng câu hỏi khảo sát 3 • Các phƣơng pháp đo lƣờng • Phƣơng pháp phân tích • PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ DỮ LIỆU • Phân tích mẫu và các kết quả thống kê mô tả • Phân tích hồi quy để kiểm định các giả thuyết chính của bài 4 nghiên cứu cho mô hình TPB • Phân tích sự tƣơng quan giữa các biến • KẾT LUẬN • Giá trị thực tiễn và đóng góp của đề tài 5 • Hạn chế của đề tài • Các hƣớng nghiên cứu tiếp theo
- 7 6. Những đóng góp của luận văn Thứ nhất, luận văn đã cung cấp thêm một phƣơng pháp để dự đoán ý định về đầu tƣ cổ phiếu bằng việc ứng dụng lý thuyết về hành vi có kế hoạch (TPB) để đo lƣờng mức độ ảnh hƣởng của thái độ đối với hành vi (Ab), chuẩn chủ quan (SN), sự kiểm soát đối với hành vi đƣợc nhận thức (PBC) và kinh nghiệm quá khứ (PE) đến ý định đầu tƣ cổ phiếu của nhà đầu tƣ cá nhân khảo sát tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn đầu năm 2012. Thứ hai, luận văn đã xác định đƣợc xu hƣớng biến động và đo lƣờng mức độ ảnh hƣởng của thái độ đối với hành vi (Ab), chuẩn chủ quan (SN), sự kiểm soát đối với hành vi đƣợc nhận thức (PBC) và kinh nghiệm quá khứ (PE) đến ý định đầu tƣ cổ phiếu, các động lực tâm lý này đều có ảnh hƣởng cùng chiều và mức độ ảnh hƣởng theo thứ tự là Ab>PBC>PE>SN. Thứ ba, luận văn đã lƣợng hoá đƣợc các niềm tin chi phối lên các biến độc lập của mô hình: niềm tin về kết quả, niềm tin về sự tham khảo, niềm tin về sự kiểm soát đối với hành vi và phân tích mối quan hệ của các niềm tin nền tảng nổi bật này đến các biến giải thích của mô hình TPB. Kết quả cho thấy tất cả các niềm tin nền tảng nổi bật đều có mối tƣơng quan cùng chiều và khá cao đối với các biến độc lập tƣơng ứng.
- 8 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI CÓ KẾ HOẠCH (TPB) VÀ HÀNH VI ĐẦU TƢ CỔ PHIẾU Đầu tiên, phần này sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về khuôn khổ lý thuyết cho bài nghiên cứu này và sau đó tác giả sẽ thảo luận về các tài liệu nghiên cứu có liên quan đến việc ứng dụng TPB trong lĩnh vực tài chính – đầu tƣ. Thêm vào đó, phần thảo luận về sự ứng dụng của lý thuyết TPB trong việc điều tra và phân tích ý định đầu tƣ sẽ cung cấp cho ngƣời đọc các nguyên nhân về việc xây dựng mô hình nghiên cứu và các giả thuyết cũng nhƣ là việc xem xét các kinh nghiệm trong quá khứ nhƣ là một biến độc lập của mô hình TPB. Sau đó, tác giả sẽ trình bày các khái niệm và thuật ngữ về đầu tƣ cổ phiếu. 1.1 Lý thuyết về hành vi có kế hoạch (TPB - Theory of planned behaviour) Lý thuyết hành vi có kế hoạch của Ajzen (1991) là một phát triển lý thuyết trƣớc đó về hành động hợp lý (Theory of reasoned action - TRA) của Ajzen và Fishbein (1980) có khả năng áp dụng và dự đoán trong phạm vi khá rộng. Cả hai lý thuyết đều có thể áp dụng cho các hành vi tự nguyện và đƣợc ủng hộ bởi các ý định và suy nghĩ hợp lý. Hiện nay, lý thuyết này vẫn đƣợc tác giả Ajzen và các cộng sự nghiên cứu là liên tục cập nhật trên website: http://people.umass.edu/aizen/ Bên cạnh đó, lý thuyết này cũng đƣợc nhiều nhà nghiên cứu sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhƣ: marketing, tâm lý, quản trị, y học, và trong đó có lĩnh vực tài chính. Lý thuyết về hành động hợp lý (TRA) đƣợc phát triển bởi Ajzen và Fishbein vào năm 1975 và 1980 và trở thành một trong những mô hình đƣợc sử dụng phổ biến trong việc dự đoán hành vi của con ngƣời. Tuy nhiên, các dự đoán bị giới hạn bởi hành vi mà chỉ đƣợc hoàn tất dƣới điều kiện của ý chí. Dựa vào các kết quả của lý thuyết trƣớc đó, Ajzen (1991) đã giới thiệu Lý thuyết Hành vi có Kế hoạch (the Theory of Planned Behaviour - TPB)) và có nhiều ƣu điểm để vƣợt qua giới hạn của mô hình trƣớc đó. Về cơ bản, lý thuyết TPB là
- 9 một dạng mở rộng của lý thuyết TRA với phần bổ sung một thành phần mới với tên gọi là nhận thức kiểm soát (Perceived Behavioural Control-PBC) bên cạnh Thái độ đối với hành vi (Attitude-Ab) và chuẩn chủ quan tức là ý kiến tham khảo của những ngƣời xung quanh (Subjective Norm -SN) theo Ajzen (1991). TPB với biến bổ sung là nhận thức kiểm soát (PBC) đã chứng minh đƣợc giá trị và sự hiệu quả trong hàng loạt các nghiên cứu về tâm lý liên quan đến hành vi của con ngƣời (theo Armitage and Conner, 2001) Quan điểm chính của hai lý thuyết và hai mô hình này là loại bỏ các hành động mang tính bốc đồng, hành vi của mỗi cá nhân là kết quả của sự cân nhắc một cách hợp lý và đƣợc xác định bởi ý định về hành vi của chính anh ta hoặc cô ta (Wang và cộng sự, 2009). Biến ý định về hành vi (BI - Behavioural Intention) đƣợc chi phối bởi 3 biến độc lập thái độ (Ab), chuẩn chủ quan (SN) và nhận thức kiểm soát (PBC) (Lin và cộng sự, 2009) và (Liao và cộng sự, 2010). Theo đó, TPB không phù hợp với ứng dụng khi việc tiêu dùng không tự nguyện, đƣợc yêu cầu của quy ƣớc xã hội (ví dụ nhƣ công ty trả lƣơng vào tài khoản của một ngân hàng thì bắt buộc bạn phải mở tài khoản ở ngân hàng đó, phải có điện thoại bàn ở bàn làm việc) hoặc bắt buộc bởi các cam kết trƣớc (sau khi mua xe tất nhiên phải mua xăng hoặc dầu), và có ít suy nghĩ liên quan (ví dụ ít có ngƣời nào suy nghĩ chọn lựa thƣơng hiệu của cây xăng mà họ chọn đổ nếu lúc đó trên đƣờng họ chỉ thấy một cây xăng ngay lúc gần hết xăng), (East, 1993). Tuy nhiên, vẫn còn một nhóm các quyết định thƣơng mại mà các lý thuyết về hành vi có kế hoạch nên và có thể áp dụng, các ứng dụng nhƣ vậy bao gồm quyết định trong các lĩnh vực nơi mà các thƣơng hiệu là đặc biệt (ví dụ nhƣ nhiều thƣơng hiệu của các loại thực phẩm và đồ dùng lâu bền: ví dụ nhƣ mua hàng ở siêu thị Coop Mart hay big C, mua tivi Sony hay Samsung), các quyết định phân loại thứ cấp (ví dụ nhƣ xăng không pha chì so với xăng pha chì, chọn xăng 92 hay 95, bột giặt dạng chất lỏng so với bột), việc mua các loại hàng tùy ý (ví dụ nhƣ nƣớc khoáng, nƣớc ngọt), và một loạt quyết định dịch vụ (ví dụ nhƣ về lựa chọn chuyến du lịch, nhà hàng, nơi mua sắm hoặc xem các chƣơng trình truyền hình cụ thể).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1473 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 603 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 623 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 563 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 408 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 513 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 405 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 353 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 229 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 242 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 229 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 189 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 259 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 15 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn