Luận văn Thạc sĩ Lâm học: Nghiên cứu đa dạng thực vật thân gỗ khu vực rừng đặc dụng Pác Bó, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng
lượt xem 2
download
Đề tài nghiên cứu nhằm góp phần bổ sung cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học cho trạng thái rừng ở khu rừng đặc dụng Pác Bó nhằm bảo tồn và phát triển tài nguyên thực vật tại khu vực nghiên cứu. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lâm học: Nghiên cứu đa dạng thực vật thân gỗ khu vực rừng đặc dụng Pác Bó, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------------------------- VƯƠNG ANH DŨNG NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG THỰC VẬT THÂN GỖ TẠI KHU VỰC RỪNG ĐẶC DỤNG PÁC BÓ, HUYỆN HÀ QUẢNG, TỈNH CAO BẰNG LUẬN VĂN THẠC SỸ LÂM HỌC Thái Nguyên - 2020
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------------------------- VƯƠNG ANH DŨNG NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG THỰC VẬT THÂN GỖ TẠI KHU VỰC RỪNG ĐẶC DỤNG PÁC BÓ, HUYỆN HÀ QUẢNG, TỈNH CAO BẰNG NGÀNH: LÂM HỌC MÃ SỐ : 8.62.02.01 LUẬN VĂN THẠC SỸ LÂM HỌC NGƯỜI HD KHOA HỌC: TS. ĐỖ HOÀNG CHUNG Thái Nguyên - 2020
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, đầy đủ, rõ nguồn gốc và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào, Các thông tin, tài liệu tham khảo sử dụng trong luận văn này đều đã được ghi rõ nguồn gốc, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện cho luận văn này đã được cảm ơn. Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng bảo vệ luận văn, trước phòng quản lý sau đại học và nhà trường về các thông tin, số liệu trong đề tài. Thái Nguyên, ngày tháng 11 năm 2020 Người viết cam đoan Vương Anh Dũng
- ii LỜI CẢM ƠN Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo, giảng viên hướng dẫn TS. Đỗ Hoàng Chung, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đa dạng thực vật thân gỗ khu vực rừng đặc dụng Pác Bó, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng”. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp, cùng tất cả các thầy – cô đã tận tình dìu dắt tôitrong suốt thời gian học tập tại trường. Tôi xin cảm ơn các ban lãnh đạo Ban quản lý Khu di tích quốc gia đặc biệt Pác Bó và ban lãnh đạo xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng cùng người dân trong xã Trường Hà – Hà Quảng, đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập để hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới giảng viên hướng dẫn thầy giáo, giảng viên hướng dẫn TS. Đỗ Hoàng Chung, tôi xin cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn để tôi hoàn thành luận văn này. Do thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy – cô giáo và bạn bè để luận văn được hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng 11 năm 2020 Tác giả luận văn Vương Anh Dũng
- iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. ii MỤC LỤC .................................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT ............................................ v DANH MỤC BẢNG....................................................................................................vi DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... vii MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 1. Đặt vấn đề............................................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................................ 2 2.1. Mục tiêu chung .................................................................................................. 2 2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................. 3 3. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................. 3 3.1. Ý nghĩa trong khoa học ..................................................................................... 3 3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ..................................................................................... 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................................... 4 1.1. Những nghiên cứu trên thế giới ........................................................................ 4 1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ...................................................................... 8 1.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu .................................................................. 14 1.3.1. Vị trí địa lý................................................................................................ 14 1.3.2. Khí hậu- thuỷ văn ..................................................................................... 14 1.3.3. Đặc điểm kinh tế xã hội xã Trường Hà, huyện Hà Quảng ....................... 16 CHƯƠNG 2 ................................................................................................................ 18 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................... 18 2.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 18 2.2. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 18 2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 18 2.3.1. Phương pháp kế thừa các tài liệu sẵn có ................................................... 18 2.3.2. Phương pháp chuyên gia .......................................................................... 18 2.3.3. Phương pháp điều tra ................................................................................ 18
- iv 2.3.4. Phương pháp phỏng vấn: .......................................................................... 20 2.3.5. Phương pháp đánh giá, phân tích và xử lý số liệu .................................... 21 CHƯƠNG 3 ................................................................................................................ 24 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................................... 24 3.1. Đa dạng các kiểu thảm thực vật ...................................................................... 24 3.1.1. Kiểu thảm thực vật rừng kín thường xanh trên núi đá ............................. 24 3.1.2. Kiểu thảm thực vật rừng kín thường xanh trên núi đất ............................. 26 3.1.3. Kiểu rừng trồng ........................................................................................ 27 3.2. Tính đa dạng thực vật thân gỗ ......................................................................... 28 3.2.1. Đa dạng cấp độ loài .................................................................................. 28 3.2.2. Chỉ số đa dạng của các taxon thực vật thân gỗ ........................................ 31 3.2.3. Đa dạng bậc chi ........................................................................................ 32 3.2.4. Đa dạng bậc họ ......................................................................................... 34 3.2.5. Đa dạng về dạng sống............................................................................... 34 3.2.6. Đa dạng về công dụng .............................................................................. 35 3.2.7. Đa dạng nguồn gen quí hiếm .................................................................... 36 3.3. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến tính đa dạng sinh học thực vật thân gỗ ..... 38 3.3.1. Nguyên nhân trực tiếp .............................................................................. 38 3.3.2. Nguyên nhân gián tiếp .............................................................................. 40 3.4. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn thực vật thân gỗ, đặc biệt là những loài cây quý hiếm tại Khu rừng đặc dụng Pác Bó ............................................................... 42 3.4.1. Phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho cộng đồng ............................... 42 3.4.2. Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng............................................... 43 3.4.3. Nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư về bảo vệ đa dạng sinh học .. 44 3.4.4. Tăng cường chương trình nghiên cứu khoa học phục vụ bảo tồn ............ 45 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................... 46 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 46 KIẾN NGHỊ ........................................................................................................... 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 48 PHỤ LỤC........................................................................................................................
- v DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nội dung ĐDSH Đa dạng sinh học BTTN Bảo tồn thiên nhiên KBT Khu bảo tồn UBND Úy ban nhân dân VQG Vườn Quốc gia
- vi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Giá trị sử dụng của các loài thực vật thân gỗ ............................................. 22 Bảng 2.2 Thang phân chia dạng sống thực vật thân gỗ khu vực nghiên cứu theo phương pháp của Raunkiaer (1934) ............................................................ 23 Bảng 3.1 Tóm tắt danh lục thực vật thân gỗ tại rừng đặc dụng Pác Bó ..................... 28 Bảng 3.2. Số loài và tỷ lệ % số loài thực vật thân gỗ của rừng đặc dụng Pác Bó với Khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng, Yên Tử, Đồng Sơn - Kỳ Thượng, Xuân Liên .................................................................................................... 31 Bảng 3.3. Các chỉ số đa dạng của các taxon thực vật thân gỗ .................................... 31 Bảng 3.4 Các chỉ số họ, chi của rừng đặc dụng Pác Bó so với Thần Sa Phượng Hoàng, Yên Tử, Đồng Sơn - Kỳ Thượng, Xuân Liên. .................... 32 Bảng 3.5 Số lượng loài, chi 10 họ thực vật thân gỗ tại rừng đặc dụng Pác Bó .......... 32 Bảng 3.6 Các chi có số loài lớn nhất tại khu vực nghiên cứu ..................................... 33 Bảng 3.7 Phổ dạng sống của hệ thực vật Khu rừng đặc dụng Pác Bó ........................ 35 Bảng 3.1 Giá trị sử dụng của hệ thực vật .................................................................... 33 Bảng 3.9 Thực vật quý hiếm trên địa bàn nghiên cứu ................................................ 37
- vii DANH MỤC HÌNH Hình 3.1 Đường biểu diễn số loài của các họ thực vật ............................................... 34
- 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Rừng là tài nguyên quý giá, là một bộ phận quan trọng của môi trường sống. Rừng không chỉ có giá trị về kinh tế mà còn có ý nghĩa rất lớn trong nghiên cứu khoa học, bảo tồn nguồn gen, bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH), điều hoà khí hậu, phòng hộ đầu nguồn, hạn chế thiên tai, ngăn chặn sự hoang mạc hoá, chống sói mòn, sạt lở đất, ngăn ngừa lũ lụt, đảm bảo an ninh quốc phòng, đồng thời rừng cũng tạo cảnh quan phục vụ cho du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Rừng có được những chức năng đó là nhờ ĐDSH. ĐDSH là nguồn tài nguyên quý giá nhất, vì nó chỉ sự phong phú và đa dạng của giới sinh vật từ mọi nguồn trên trái đất, là sự sống còn và tiến hóa của các loài sinh vật. Bảo tồn ĐDSH ngày nay đã trở nên hết sức quan trọng trên phạm vi toàn thế giới, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn ra và ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của người dân. Nghiên cứu về ĐDSH hiện nay là một vấn đề có tính chiến lược, trong đó đa dạng thực vật chiếm vị trí hàng đầu vì thực vật có vai trò quyết định toàn bộ sự sống của các sinh vật khác. Tuy nhiên, thực tế đang đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến bảo tồn ĐDSH cần phải giải quyết như quan hệ giữa bảo tồn và phát triển bền vững hoặc tác động của biến đổi khí hậu đối với bảo tồn ĐDSH. Việt Nam là một nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Do vị trí địa lý nên Việt Nam được coi là một trong những trung tâm ĐDSH của Đông Nam Á. Từ kết quả nghiên cứu khoa học trên lãnh thổ Việt Nam, các nhà khoa học nhận định Việt Nam là một trong mười nước ở châu Á và một trong mười sáu nước trên thế giới có tính ĐDSH cao. Khu rừng đặc dụng Pác Bó có Tổng diện tích 1.385 ha, trong đó: rừng trên núi đá 897,33ha, rừng trên núi đất 296,84ha, rừng trồng 24,22ha, (diện tích Khu di tích 536,92 ha theo Quyết định số 1146/QĐ-TTg ngày 29/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định phê duyệt Đề án xây dựng bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử Pác Bó, tỉnh Cao Bằng).
- 2 Khu di tích lịch sử Pác Bó, Cao Bằng thuộc xóm Pác Bó xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, cách thành phố Cao Bằng 55km về phía bắc, là nơi sau hơn 30 năm đi tìm đường cứu nước, ngày 28/1/1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chọn để trở về Tổ quốc trực tiếp chỉ đạo phong trào cách mạng Việt Nam. Và chính tại đây, Người đã có nhiều chủ trương và quyết định quan trọng góp phần cho sự thành công của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945. Khu di tích bao gồm 42 di tích gốc tiêu biểu như cột mốc 108, núi Các Mác, suối Lê Nin, hang Cốc Bó (tên địa phương có nghĩa là đầu nguồn), hang Lũng Lạn, hang Ngườm Vài (trên núi Các Mác), bàn đá lịch sử nơi Bác Hồ làm việc, lán Khuổi Nặm,…. mang ý nghĩa lịch sử sâu sắc đang được bảo tồn và được khôi phục một phần để phục vụ khách tham quan du lịch. Ngoài ra Pác Bó còn là nơi được thiên nhiên ưu đãi có núi non hùng vĩ sơn thuỷ hữu tình do vậy hàng năm Khu di tích đón trên 25.000 lượt khách đến để thăm quan du lịch vừa kết hợp với du lịch văn hóa, lịch sử với du lịch sinh thái. Do vậy các tác động từ hoạt động du lịch và các hoạt động khác của con người tới môi trường sinh thái tại Pác bó là không hề nhỏ. Chính vì vậy, công tác bảo tồn tính ĐDSH, bảo vệ vốn gen quí cũng như các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác đã được tỉnh Cao Bằng rất quan tâm. Trong những năm qua, Khu rừng đặc dụng Pác Bó chưa có điều tra, đánh giá tài nguyên rừng, đánh giá được giá trị, tiềm năng và ý nghĩa của một khu bảo tồn, khu di tích lịch sử.. Để góp phần đánh giá tính đa dạng thực vật thân gỗ Khu rừng đặc dụng Pác Bó, làm cơ sở cho công tác bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên sinh vật vùng đá vôi, tôi chọn đề tài “Nghiên cứu đa dạng thực vật thân gỗ tại khu vực rừng đặc dụng Pác Bó, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng” 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu chung Góp phần bổ sung cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học cho trạng thái rừng ở khu rừng đặc dụng Pác Bó nhằm bảo tồn và phát triển tài nguyên thực vật tại khu vực nghiên cứu.
- 3 2.2. Mục tiêu cụ thể + Xác định được một số kiểu thảm thực vật rừng đặc trưng tại khu rừng đặc dụng Pác Bó và tính đa dạng thực vật thân gỗ trong các kiểu thảm thực vật rừng tại khu rừng đặc dụng Pác Bó. + Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến tính đa dạng và đề xuất một số giải pháp bảo tồn đa dạng thực vật thân gỗ tại khu vực nghiên cứu. 3. Ý nghĩa của đề tài 3.1. Ý nghĩa trong khoa học Bổ sung dẫn liệu về tính đa dạng của thực vật thân gỗ và thảm thực vật của hệ sinh thái rừng là cơ sở khoa học cho bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên thực vật. 3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn Kết quả nghiên cứu là những dẫn liệu cập nhật và là cơ sở khoa học cho việc đề xuất giải pháp bảo tồn các loài thực vật thân gỗ trong hệ sinh thái rừng đặc dụng Pác Bó.
- 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Những nghiên cứu trên thế giới Các nghiên cứu về thảm thực vật Sự khác nhau về điều kiện khí hậu và đất đai tạo ra các kiểu rừng có thành phần, cấu trúc và giá trị kinh tế rất khác nhau. Các nhân tố quan trọng nhất trong việc phân hoá các kiểu thảm thực vật rừng nhiệt đới là lượng mưa, nhiệt độ gắn liền với đai độ cao. Thảm thực vật rừng hay lớp phủ cây cỏ trên mặt trái đất, gồm các quần thể thực vật thân gỗ, không những cung cấp lâm sản phục vụ cho đời sống con người, mà còn có tác dụng bảo vệ môi trường sinh thái, hạn chế tác hại của thiên tai như lũ lụt, hạn hán, bão lốc,... (Thái Văn Trừng, 1978, 1999). Phân loại thảm thực vật là một nội dung quan trọng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Thảm thực vật được hình thành, tồn tại và phát triển trên nhiều điều kiện khác nhau. Vì vậy, sắp xếp và phân loại chúng là vấn đề rất khó và đã có nhiều hệ thống phân loại khác nhau. Phân chia theo các điều kiện sinh thái: Sennhicop (1941, 1964) đưa ra quan điểm phân loại rừng theo nơi sống và quần xã thực vật, trên đó có các kiểu thảm thực vật đặc trưng. Kiểu phân loại này được dùng nhiều với loại đồng cỏ sử dụng làm cơ sở chăn nuôi và các quần xã cây trồng. Warming (1896) phân chia thảm thực vật thành kiểu thảm thực vật thủy sinh, hạn sinh, ẩm sinh, trung sinh. Đây là hệ thống phân loại lâu đời. Phân loại theo cấu trúc ngoại mạo: Theo trường phái này quần hợp là đơn vị cơ bản của lớp phủ thực vật. Dấu hiệu được dùng làm cơ sở phân loại là hình thái ngoại mạo của thảm thực vật - đó là dạng sống ưu thế cùng điều kiện nơi sống. Tiêu biểu cho trường phái này có Rubel (1930), Mausel (1954), Ellenberg, Mueller và Dombois (1967). Theo Schmitthusen (1959), ở châu Âu có 2 hệ thống phân loại thảm thực vật chủ yếu đó là hệ thống phân loại các quần xã thực vật của Braun – Blanquet (1928), được thực hiện chủ yếu bởi các nhà thực vật học theo trường phái của Pháp và hệ thống phân loại các quần thực vật chủ yếu được thực hiện bởi những nhà địa thực vật của Đức.
- 5 Về phân loại rừng phục vụ các mục đích kinh doanh rất đa dạng với nhiều trường phái và phương pháp phân loại khác nhau như: trường phái Liên Xô, trường phái Pháp, trường phái Hà Lan, trường phái Hoa Kỳ, Canada… Nói chung tuỳ theo mục đích nghiên cứu mà mỗi trường phái lựa chon mục đích chủ đạo và đưa ra nguyên tắc phân loại khác nhau. (Dẫn theo Phùng Ngọc Lan, 1986). Liên Xô là một nước có lịch sử lâu dài về vấn đề phân loại rừng theo điều kiện tự nhiên. Tuy nhiên phải đến đầu thế kỷ 20, Morodop G.F (1904) mới là người đặt nền móng vững chắc cho vấn đề phân loại rừng phục vụ kinh doanh. Theo ông, thì kiểu rừng là tập hợp các lâm phần có thể khác nhau về những đặc trưng thứ yếu nhưng tương tự nhau về lập địa, đặc biệt là về nhân tố thổ nhưỡng. Ông đã tiến hành phân loại rừng theo 5 yếu tố thành rừng: Đặc tính sinh thái học của loài cây cao. Hoàn cảnh địa lý (khí hậu, thổ nhưỡng, địa chất…). Quan hệ giữa các thực vật tạo nên quần lạc và quan hệ giữa chúng với động vật. Nhân tố lịch sử địa chất. Tác động của con người. Kế thừa học thuyết của Morodop G.F. và trên quan điểm coi rừng là một sinh địa quần lạc, Sukhatrép V. N. (1928) đã xây dựng nên trường phái phân loại kiểu rừng mà theo ông thì phải dựa vào những đặc điểm tổng hợp để phân loại. Khi tiến hành phân loại rừng thì yếu tố đều tiên cần phải chú ý là địa hình, sau đó là thực bì và thổ nhưỡng (ở đây địa hình tuy không phải là thành phần của quần lạc sinh địa nhưng nó nhân tố có ảnh hưởng lớn đến điều kiện hoàn cảnh, thông qua đó có ảnh hưởng đến các thành phần khác của sinh địa quần lạc). Sukhatrép chủ trương dùng các đơn vị phân loại cơ bản của quần lạc thực vật là quần hợp để xác định ranh giới của kiểu quần lạc sinh địa, vì nó có khả năng phản ánh điều kiện khí hậu thổ nhưỡng của quần lạc sinh địa. Theo Schmithusen (1959), thảm thực vật trái đất được phân chia thành 9 lớp quần hệ sau là: lớp quần hệ rừng, lớp quần hệ đồng cỏ, lớp quần hệ cây bụi nhỏ và nửa cây bụi, lớp quần hệ sống 1 năm, lớp quần hệ hoang mạc, lớp quần hệ thực vật hồ nước nội địa và lớp quần hệ thực vật biển.
- 6 UNESCO (1973) đã công bố một khu phân loại thảm thực vật thế giới dựa trên nguyên tắc ngoại mạo cấu trúc và được thể hiện trên bản đồ 1:2000 000. Hệ thống đó được sắp xếp như sau [18]: Lớp quần hệ Dưới lớp quần hệ 1.A1. Nhóm quần hệ 1.A1.1. Quần hệ 1.A1.1.1. Dưới quần hệ Theo hệ thống phân loại này thì thảm thực vật thế giới có 5 lớp quần hệ là: 1. Lớp quần hệ rừng kín (Close forest) 2. Lớp quần hệ rừng thưa (Open stand of tree) 3. Lớp quần hệ cây bụi (Scrubland) 4. Lớp quần hệ cây bụi lùn và các quần xã có liên quan (Dwarf – Scrubland related communities) 5. Lớp quần hệ trảng cỏ (Herbaceous Vegetation) Nghiên cứu về tính đa dạng số lượng loài và số lượng taxon của hệ thực vật: Engler (1882) đưa ra con số thống kê cho thấy số loài thực vật thế giới là 275.000 loài, trong đó thực vật có hoa có 155.000 - 160.000 loài, thực vật không có hoa 30.000 - 135.000 loài. Riêng thực vật có hoa trên thế giới, Van lop (1940) đưa ra con số 200.000 loài, Grosgayem (1949) là 300.000 loài. Hai vùng giàu có nhất thế giới là Brazil 40.000 loài và quần đảo Malaixia 45.000 loài. Hệ thực vật giàu loài liên quan không chỉ có điều kiện khí hậu và đất đai thuận lợi mà còn phụ thuộc vào các nhân tố lịch sử. Trung Âu có 3500 loài, 800 chi, 120 họ (1/6,6/29,2 tức là một họ có 6,6 chi và 29,2 loài) trong khi đó ở Trung Trung Hoa có 2900 loài 936 chi 155 họ (1/6/12,2) (Dẫn theo Nguyễn Nghĩa Thìn, 2008). Theo Phạm Hoàng Hộ (1999-2003), hệ thực vật trên thế giới như sau: Pháp có khoảng 4.800 loài, châu Âu 11.000 loài, Ấn Độ khoảng 12-14.000 loài, Canada có khoảng 4.500 loài kể cả loài du nhập, cả Bắc Mỹ có trên 14.000 loài, Malaysia và Indonesia có khoảng 25.000 loài.
- 7 Lê Trần Chấn và cs (1999), đưa ra con số về số lượng loài thực vật ở các vùng như sau: vùng hàn đới (đất mới: 208 loài); vùng ôn đới (Litva: 1439 loài), Cận nhiệt đới (Palextin: 2334 loài); vùng nhiệt đới ẩm và nhiệt đới gió mùa (Philippin: 8099 loài, Bắc Việt Nam: 5609 loài. Theo Maxwell and Elliott (2001) tại Vườn quốc gia Doi Suthep-Pui ở miền Bắc Thái Lan, với diện tích 261km2 có 2.220 loài. Trong đó, rừng thường xanh có độ phong phú về loài cây có mạch cao nhất (930 loài) so với các loại rừng khác: rừng rụng lá-tre nứa có 740 loài, rừng hỗn giao có 755 loài, rừng nửa rụng lá - Sồi, có 533 loài, rừng thường xanh – Thông có 540 loài. Cho đến nay, chưa có đầy đủ các tài liệu nói về hệ thực vật của các nước Đông Dương. Ngoài bộ sách nổi tiếng Flore générale de l’Indochine của Lecomte xuất bản tại Pari (1907 - 1951). Một số công trình tổng quát ít nhiều nói về hệ thực vật Đông Dương như Vidal (1960). Những công trình lớn khác cần được kể đến là Bộ Thực vật chí Campuchia, Lào và Việt Nam viết bằng tiếng Pháp, do Aubreville (1960 – 1997) chủ biên, bộ sách gồm 29 tập bộ Flore du Cambodge, du Laos et du Vietnam từ bao gồm 74 họ cây có mạch (chưa đầy 20% tổng số các họ) do các nhà thực vật Pháp biên soạn. Nghiên cứu về đa dạng thực vật thân gỗ Ramin và cs. (2016), nghiên cứu đa dạng thực vật thân gỗ trong rừng tại khu vực Ghalagol thuộc Khorramabad, tỉnh Lorestan, Iran. Kết quả thống kê cho thấy có 11 loài thực vật thân gỗ: Acer cinerascens, Quercus brantii var. persica, Cotoneaster morulus, Pyrus syriaca, Amygdalus sp., Cerasus brachypetalus, Crataegus meyeri, Daphne mucronata, Salix sp., Fraxinus sp., và Lonicera nummulari. Markos Kuma (2016) nghiên cứu đa dạng loài thực vật thân gỗ trong rừng ở Wolaita, Ethiopia. Kết quả cho thấy có tổng số 80 loài thân gỗ thuộc 43 họ đã được xác định. Trong số các họ trong khu vực, có 1 họ (Fabaceae) là họ chiếm ưu thế nhất và đóng góp 10 loài (12,5%). 26 họ (Acanthaceae, Aloaceae, Anacardiaceae, Annonaceae, Apiaceae, Araliaceae, Bignoniaceae, Dracaenaceae, Ebenaceae, Ericaceae, Flacourtiaceae, Guttiferae, Hypericaceae, Lamiaceae, Melianthaceae, Olacaceae, Oliniaceae, Podocarpaceae, Rubiacea, Santalaceae, Solanaceae,
- 8 Thymelaeaceae, Ulmaceae) là những họ ít chiếm ưu thế nhất và mỗi họ chỉ đóng góp một loài (32,5%). Nhưng 16 họ còn lại (Combretaceae, Oleaceae, Capparidaceae, Celastraceae, Euphorbiaceae, Moraceae, Myrtaceae, Rubiaceae, Sapindaceae, Tiliaceae, Apocynaceae, Asteraceae, Myrsinaceae, Proteaceae, Rhamnaceae và Rutaceae) đã đóng góp 44 loài (55%). Remedios A. S. Và Rafael F. del C. (2013) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự đa dạng của các loài thực vật thân gỗ của rừng sồi khô phân mảnh theo mùa ở Mixteca Alta, Oaxaca, Mexico. Kết quả đã xác định có 46 loài thực vật thân gỗ trong thành phần loài cây rừng. Mekonen và cs. (2015) nghiên cứu đa dạng loài thực vật thân gỗ trong rừng tự nhiên vùng Woynwuha, Ethiopia. Kết quả thống kê cho thấy có 69 loài thực vật thân gỗ thuộc 41 họ và 59 chi. Họ đậu (Fabaceae) là họ có nhiều loài nhất trong khu vực nghiên cứu. Tesfay và cs. (2019) khi tiến hành nghiên tại phía Nam Tigray, Ethiopia. Các tác giả đã xác định có 64 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 52 chi và 37 họ. Trong đó: 22 loài cây gỗ (34.38 %), 25 loài cây bụi (39.06 %), 13 loài (20.31 %) gỗ/bụi, và 4 loài dây leo (6.25%). 1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Những nghiên cứu về thảm thực vật Trước năm 1960 các công trình nghiên cứu về thảm thực vật chủ yếu được thực hiện bởi các nhà khoa học người nước ngoài như: Chevalier (1918); Maurand (1943); Dương Hàm Nghi (1956); Rollet, Ly Văn Hội và Neay Sam Oil (1958),… (Dẫn theo Nguyễn Thị Thoa, 2014). Từ năm 1960, Loschau đưa ra một khung phân loại rừng theo trạng thái ở Quảng Ninh. Bảng phân loại này đã phân thành 4 trạng thái như sau (Dẫn theo Nguyễn Thị Thoa, 2014): Rừng loại I: gồm những đất đai hoang trọc, trảng cỏ và cây bụi. Rừng loại II: gồm những rừng non mới mọc Rừng loại III: gồm tất cả các rừng đã bị khai thác trở nên nghèo kiệt, tuy còn có thể khai thác lấy gỗ trụ mỏ. Rùng loại IV: rừng nguyên sinh chưa bị khai phá.
- 9 Đây là hệ thống phân loại rừng đã được áp dụng khá rộng rãi ở nước ta trong việc điều tra tái sinh rừng cũng như điều tra tài nguyên rừng theo khối trạng thái. Viện điều tra Quy hoạch rừng cũng áp dụng hệ thống này vào việc phân loại trạng thái rừng phục vụ công tác quy hoạch, thiết kế kinh doanh rừng. Hệ thống phân loại hệ sinh thái rừng Việt Nam Thái Văn Trừng (1978, 1999) đã căn cứ vào quan điểm sinh thái phát sinh quần thể thực vật để phân loại thảm thực vật rừng Việt Nam. Tư tưởng học thuật của quan điểm này là trong một môi trường sinh thái cụ thể chỉ có thể xuất hiện một kiểu thảm thực vật nguyên sinh nhất định. Trong môi trường sinh thái đó, có 5 nhóm nhân tố sinh thái phát sinh ảnh hưởng quyết định đến tổ thành loài cây rừng, hình thái, cấu trúc và hình thành nên những kiểu thảm thực vật rừng tương ứng. Căn cứ vào cơ sở lí luận trên, Thái Văn Trừng đã phân loại thảm thực vật rừng Việt Nam thành các kiểu thảm thực vật có trên đất lâm nghiệp như sau: Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới: kiểu rừng có diện tích lớn, phân bố rộng khắp Việt Nam, nằm trong vành đai nhiệt đới, thường phân bố ở độ cao 700 m (miền Bắc) và 1000 m (miền Nam) trở xuống. Nơi đây có nhiệt độ trung bình hàng năm 20 - 25oC, nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất 15 - 20oC, lượng mưa hàng năm 1.200 - 3.000 mm, mùa mưa ẩm và mùa khô phân biệt rõ, mùa khô kéo dài 3 tháng, độ ẩm trung bình khoảng 85%. Rừng có cấu trúc 3 - 5 tầng (Tầng trội, tầng tán, tầng dưới tán, tầng cây bụi, tầng cỏ và quyết). Thực vật rừng ở đây phần lớn là các loài cây nhiệt đới, không có chồi ngủ qua đông, một số loài thân mang hoa quả, lá cây nhẵn bóng, đầu lá thường có mũi lồi. Kiểu rừng kín rụng lá hơi ẩm nhiệt đới, Kiểu rừng kín lá cứng hơi khô nhiệt đới, Kiểu rừng thưa cây lá rộng hơi khô nhiệt đới, Kiểu rừng thưa cây lá kim hơi khô nhiệt đới, Kiểu rừng thưa cây lá kim hơi khô á nhiệt đới núi thấp, Kiểu trảng cây to, cây bụi, cây cỏ cao khô nhiệt đới, Kiểu truông bụi gai hạn nhiệt đới, Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp, Kiểu rừng kín hỗn hợp cây lá rộng,lá kim ẩm á nhiệt đới núi thấp, Kiểu rừng kín cây lá kim ẩm ôn đới ẩm núi vừa,
- 10 Kiểu quần hệ khô lạnh vùng cao, Kiểu quần hệ lạnh vùng cao. Trần Ngũ Phương (1970) đã xây dựng bản phân loại rừng miền Bắc, trong đó chú ý đến việc nghiên cứu qui luật diễn thế thứ sinh, diễn biến độ phì, các tính chất vật lý, hoá học và dinh dưỡng đất qua các giai đoạn phát triển của rừng. Bảng phân loại gồm có các đai rừng và kiểu rừng sau: A. Đai rừng nhiệt đới mưa mùa 1. Kiểu rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh ngập mặn, bao gồm các kiểu phụ thổ nhưỡng rừng mắm (Avicenia marina), rừng đước (Bruguiera gymnorrhiza), rừng vẹt (Bruguiera erioperata) và các kiểu phụ thứ sinh. 2. Kiểu rừng nhiệt đới mưa mùa lá rộng thường xanh 3. Kiểu rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh 4. Kiểu rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thung lũng 5. Kiểu phụ rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh núi đá vôi B. Đai rừng á nhiệt đới mưa mùa 6. Kiểu rừng á nhiệt đới lá rộng thường xanh 7. Kiểu rừng á nhiệt đới lá kim trên núi đá vôi C. Đai rừng á nhiệt đới mưa mùa núi cao Trên quan điểm sinh thái phát sinh, Thái Văn Trừng (1978, 2001) đã xây dựng bảng phân loại rừng Việt Nam. Trong hệ thống này, tác giả đã sắp xếp các kiểu thảm thực vật hiện có ở Việt Nam vào một khung hợp lý, qui định được trật tự trước sau giữa các nhân tố sinh thái, đồng thời lại theo một trật tự giảm dần từ kiểu tốt nhất đến kiểu xấu nhất. Đây là một công trình tổng quát, đáp ứng được quy hoạch sinh thái. Tuy nhiên theo tác giả thì bản phân loại này thuộc loại đặc biệt hay mang tính chất địa phương của một vùng hay một nước. Bảng phân loại được chia làm 2 nhóm: nhóm các kiểu thảm thực vật ở vùng thấp (có độ cao dưới 1000 mét ở miền Nam và dưới 700 mét ở miền Bắc) và nhóm các kiểu thảm thực vật ở vùng cao (có độ cao trên 1000 mét ở miền Nam và độ cao trên 700 mét ở miền Bắc. - Nhóm các kiểu thảm ở độ cao dưới 1000 m ở miền Nam, dưới 700 m ở miền Bắc có các kiểu sau:
- 11 + Các kiểu rừng rú kín vùng thấp: Rừng kín thường xanh mưa hơi ẩm nhiệt đới: là quần thụ nhiều tầng, cao 25 - 30 m, cây gỗ lớn thường xanh, các loài cây chủ yếu: Dầu, Sao, Kền kền, Chò chỉ, Chò nâu, Dầu rái, Táu, Vên vên,… Kiểu rừng kín nửa rụng lá khô nhiệt đới: là quần thụ phải bao gồm có 25% -75% cây rụng lá. Loài cây chủ yếu là các loài thuộc các họ: Dầu, Bàng, Tử vi, Dâu tằm, Xoan, Bời lời, Đậu, Trôm, Mỡ, Bồ đề, Lim, Sau sau, Nứa. Kiểu rừng kín rụng lá, hơi ẩm nhiệt đới: kiểu này có cấu trúc đơn giản, gồm hai tầng, tầng cao gồm những cây rụng lá cao trung bình 25 m, tầng dưới cao 15 - 20 m. Các loài cây chủ yếu: Tử vi, Thung, Đậu, Dẻ, Sau sau, Gạo, Sổ, Bồ đề, Xoan, Thẩu tấu lông, Thành ngạnh,… Kiểu rừng kín lá cứng, hơi khô nhiệt đới: kiểu này ít gặp ở Việt Nam. Thường ở ven biển và Nam Trường Sơn. + Các kiểu rừng thưa: Kiểu rừng thưa cây lá rộng, rụng lá, khô nhiệt đới: phân bố ở các tỉnh Đắc Lắc, Thuận Hải, Buôn Ma Thuột, Sơn La, Nghệ An, Hà Tĩnh, Hà Tây, Hoà Bình. Kiểu rừng thưa cây lá kim hơi khô á nhiệt đới núi thấp: phân bố ở Sơn La, Đà Lạt. Các kiểu rừng thưa trên có đặc điểm chính là tầng cây gỗ thưa cây. Các loài cây chủ yếu là: Dầu, Bàng, Cẩm liên, Cà chắc, Chiêu liêu, Sơn, Thẩu tấu lông, Me rừng… + Các kiểu trảng, truông: Kiểu trảng cây to, cây bụi cao, khô nhiệt đới (gặp nhiều ở miền Nam, ở miền Bắc gặp ở Hà Bắc, Lai Châu, Nghệ An, Hà Tĩnh). Đặc điểm của kiểu này là tầng ưu thế sinh thái là tầng cỏ, trong tầng cây thì số cây to, nhỏ cây bụi rất thưa thớt. Thực vật chủ yếu là các cây thuộc các họ Lúa, họ Tuế, họ Thầu dầu, họ Trôm và Cỏ lào. Kiểu truông bụi gai, hạn nhiệt đới (thường gặp ở vùng thấp và cao trung bình). Nét đặc trưng là thành phần thực vật chủ yếu là cây bụi có gai và thảm cỏ thưa thớt.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu sinh trưởng và đánh giá hiệu quả rừng trồng keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculifomis) tại huyện M’Đrăk tỉnh Đăk Lăk
116 p | 449 | 145
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Giải pháp Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng tại Công ty Lâm nghiệp Đăk N’Tao huyện Đăk Song tỉnh Đăk Nông
147 p | 345 | 105
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Bước đầu nghiên cứu và đề xuất các giải pháp bảo tồn các loài thú Linh trưởng (Primates) tại Vườn quốc gia Chư Yang Sin
94 p | 207 | 53
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá nhu cầu bảo tồn theo hướng đồng quản lý tại khu bảo tồn thiên nhiên NamKa tỉnh Đăk Lăk
93 p | 154 | 37
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Ứng dụng AHP và GIS đánh giá xác định sự thích nghi của Thông hai lá (Pinus merkusii) và Keo lá tràm (Acacia auriculiformis) tại huyện Cư Kuin tỉnh Đắk Lắk
88 p | 171 | 32
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Xác định các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến phân bố, tái sinh tự nhiên loài Pơ Mu (Fokienia hodginsii (Dunn) A. Henry et Thomas) tại Vườn Quốc gia Chư Yang Sin, tỉnh Đắk Lắk
102 p | 140 | 27
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 233 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu xử lý thuốc nhuộm xanh methylen bằng bùn đỏ từ nhà máy Lumin Tân Rai Lâm Đồng
26 p | 160 | 17
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu biến tính mùn cưa làm vật liệu hấp phụ chất màu hữu cơ trong nước
26 p | 190 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 213 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Dược học: Xác định các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc thông qua hoạt động thực hành dược lâm sàng tại khoa Mũi xoang Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương
81 p | 65 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của tràn dịch màng phổi do lao tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Nguyên
73 p | 54 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Tình trạng thiếu Vitamin A tiền lâm sàng ở trẻ suy dinh dưỡng thấp còi 6-36 tháng tuổi và một số yếu tố liên quan tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
82 p | 35 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 200 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Nghiên cứu tình trạng kháng Insulin ở bệnh nhân suy tim điều trị tại Bệnh viện A Thái Nguyên
84 p | 43 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Nghiên cứu tác dụng viên nén GANMO trong điều trị gan nhiễm mỡ trên lâm sàng
103 p | 24 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm học: Đánh giá bước đầu về thành phần loài, cấu trúc và động thái tái sinh của các ô tiêu chuẩn định vị trong rừng lá rộng thường xanh vườn quốc gia Ba Bể, Bắc Cạn
109 p | 22 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn