Luận văn Thạc sĩ Lâm học: Nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật, đề xuất phát triển rừng trồng Quế (Cinnamomum cassia) tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai
lượt xem 3
download
Mục tiêu của đề tài là đánh giá thực trạng rừng trồng Quế và các yếu tố tác động, đưa ra các pháp kỹ thuật phát triển rừng trồng Quế một cách bền vững góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người trồng rừng. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lâm học: Nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật, đề xuất phát triển rừng trồng Quế (Cinnamomum cassia) tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN VĂN CHUYÊN NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT, ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG QUẾ (CINNAMOMUM CASSIA) TẠI HUYỆN BẢO YÊN, TỈNH LÀO CAI LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM HỌC THÁI NGUYÊN - 2019
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN VĂN CHUYÊN NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT, ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG QUẾ (CINNAMOMUM CASSIA) TẠI HUYỆN BẢO YÊN, TỈNH LÀO CAI Ngành: Lâm học Mã số ngành: 8 62 02 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Thái THÁI NGUYÊN - 2019
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân và có sử dụng một phần số liệu của đề tài: “Nghiên cứu chọn giống Quế (Cinnamomum cassia.Presl) có năng suất và hàm lượng tinh dầu cao phục vụ trồng rừng kinh tế tại tỉnh Lào Cai” được thực hiện từ năm 2016- 2019 đã được Chủ nhiệm đề tài cho phép, nếu có gì sai sót tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Học viên Trần Văn Chuyên
- ii LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi được trang bị cho mình kiến thức cơ bản về chuyên môn dưới sự giảng dạy và chỉ bảo tận tình của toàn thể thầy cô giáo. Để củng cố lại những kiến thức đã học cũng như làm quen với công tác nghiên cứu thì việc thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn rất quan trọng, tạo điều kiện cho học viên cọ sát với thực tế nhằm củng cố lại kiến thức đã tích lũy được trong nhà trường đồng thời nâng cao tư duy hệ thống lý luận để nghiên cứu ứng dụng một cách có hiệu quả những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất. Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, được sự nhất trí của nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Sau Đại học, Khoa Lâm Nghiệp và sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo TS. Nguyễn Văn Thái tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật, đề xuất phát triển rừng trồng Quế (Cinnamomum cassia) tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai”.Trong thời gian nghiên cứu đề tài, được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của TS. Nguyễn Văn Thái và các thầy cô giáo trong khoa cùng với sự phối hợp giúp đỡ của các ban ngành lãnh đạo của huyện Bảo Yên và đặc biệt là nhóm nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu chọn giống Quế (Cinnamomum cassia.Presl) có năng suất và hàm lượng tinh dầu cao phục vụ trồng rừng kinh tế tại tỉnh Lào Cai” chủ nhiệm đề tài là TS. Vũ Văn Định cùng các cộng tác viên của Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng đã cùng tôi đi thực địa thu thập số liệu tại địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Qua đây tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc nhất đến các thầy cô giáo trong khoa Lâm Nghiệp, Khoa sau Đại học và đặc biệt là thầy giáo TS. Nguyễn Văn Thái người thầy đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài, Tôi xin chân thành cám ơn tới TS. Vũ Văn Định cùng nhóm cộng tác viên đề tài của Trung tâm Nhiên cứu Bảo vệ rừng – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã cộng tác và thực hiện đề tài. Trong quá trình thực hiện luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi kính mong nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để bản luận văn này hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 10 năm 2019 Học viên
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii MỤC LỤC ....................................................................................................... iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ CÁC KÝ HIỆU ................................... v DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. vi DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................. vii Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 3 1.2.1. Mục tiêu tổng quát .................................................................................. 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 3 1.3. Ý nghĩa nghiên cứu khoa học..................................................................... 3 1.3.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học ................................................ 3 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn sản xuất ....................................................................... 3 Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU....................................................... 4 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về cây Quế trên thế giới ......................... 4 1.2. Tình hình nghiên cứu về cây Quế ở trong nước ...................................... 11 1.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu ................................................................ 31 Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................... 34 2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 34 2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu và Phạm vi nghiên cứu .......................... 34 2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 34 2.3.1. Điều tra đánh giá thực trạng trồng, khai thác, chế biến và thị trường tiêu thụ Quế ở Lào Cai ........................................................................................... 34 2.3.2. Chọn cây Quế trội sinh trưởng nhanh và hàm lượng tinh dầu cao ....... 34 2.3.3. Nghiên cứu mật độ trồng và bón phân .................................................. 34
- iv 2.3.4. Điều tra sâu bệnh hại Quế và đề xuất biện pháp phòng trừ .................. 34 2.3.5. Đề xuất biện pháp kỹ thuật gây trồng Quế phù hợp với địa phương .... 34 2.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 34 2.4.1. Điều tra đánh giá các giống Quế, thực trạng trồng, khai thác, chế biến và thị trường tiêu thụ Quế ở Lào Cai .............................................................. 34 2.4.2. Chọn cây Quế trội sinh trưởng nhanh và hàm lượng tinh dầu cao ....... 35 2.4.3. Nghiên cứu mật độ trồng và bón phân .................................................. 36 2.4.4. Điều tra sâu bệnh hại và đề xuất biện pháp phòng trừ .......................... 37 2.4.5. Đề xuất biện pháp kỹ thuật gây trồng phù hợp ..................................... 38 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 39 3.1. Điều tra đánh giá thực trạng trồng, khai thác, chế biến và thị trường tiêu thụ Quế ở tỉnh Lào Cai .................................................................................... 39 3.2. Chọn cây Quế trội sinh trưởng nhanh và hàm lượng tinh dầu cao .......... 42 3.3. Nghiên cứu mật độ trồng và bón phân ..................................................... 45 3.4. Điều tra sâu bệnh hại và đề xuất biện pháp phòng trừ ............................. 48 3.5. Đề xuất biện pháp kỹ thuật gây trồng phù hợp ........................................ 49 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 57 1. Kết luận ....................................................................................................... 57 2. Tồn tại: ........................................................................................................ 57 3. Kiến nghị ..................................................................................................... 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 59
- v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ CÁC KÝ HIỆU Chữ viết tắt/ký hiệu Giải nghĩa đầy đủ BNN &PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn CT Công thức D1.3 Đường kính ngang ngực Do Đường kính gốc ĐC Đối chứng Hvn Chiều cao vút ngọn Hdc Chiều cao dưới cành OTC Ô tiêu chuẩn P% Tỷ lệ bị sâu/bệnh Q Quế R Cấp bị sâu/bệnh TCN Tiêu chuẩn ngành TLS Tỷ lệ sống XQ Xung Quanh
- vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Sinh trưởng của cây Quế trội tại Bảo Yên, Lào Cai ....................... 43 Bảng 3.2: Ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng của Quế ở giai đoạn rừng trồng ........................................................................................................ 46 Bảng 3.3: Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của Quế ở giai đoạn rừng trồng ......................................................................................................... 47 Bảng 3.4: Danh mục thành phần loài sâu, bệnh hại Quế ................................ 48
- vii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1: Lá Quế lá to ..................................................................................... 39 Hình 3.2: Cây Quế lá nhỏ................................................................................ 39 Hình 3.3: Lá Quế lá nhỏ .................................................................................. 40 Hình 3.4: Cây Quế lá nhỏ................................................................................ 40 Hình 3.5: Quả Quế lá nhỏ ............................................................................... 40 Hình 3.6: Chọn cây Quế trội tại Bảo Yên Lào Cai ........................................ 45 Hình 3.7: Quế ở giai đoạn rừng trồng 5 tuổi ................................................... 47
- 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Cây Quế (Cinnamomum cassia) thuộc họ Long não (Lauraceae) là cây đa tác dụng, cây có thể cao 18 - 20m, đường kính đạt 10 - 45cm. Quế là cây phân bố rộng, có thể sinh trưởng tốt cả ở miền Nam và miền Bắc Việt Nam. Quế thích hợp với vùng núi cao, độ cao địa hình ở đai cao từ 300 – 700m so với mặt biển. Vùng có khí hậu mát ẩm, nhiệt độ bình quân năm từ 22 – 240C, lượng mưa bình quân năm trên 2000mm, độ ẩm không khí trên 80%. Quế có thể trồng trên nhiều loại đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ đến thịt trung bình, tầng đất dày, ẩm độ đất cao thoát nước tốt (Hoàng Cầu, 1993). Tinh dầu Quế được sử dụng nhiều trong công nghiệp y dược, công nghiệp chế biến thực phẩm, hương liệu và chăn nuôi. Trước đây, cây Quế chỉ bán được vỏ, hiện nay, thân, cành, lá đều bán được với giá cao. Thân Quế sau khi bóc vỏ được bán cho các cơ sở chế biến gỗ làm ván gép thanh, ván sàn, đồ gia dụng hoặc làm cột chống… Các sản phẩm từ Quế có thể tổ chức sản xuất thành nguồn hàng lớn có giá trị xuất khẩu đem lại nguồn lợi kinh tế to lớn và gắn liền với đời sống của nhân dân các dân tộc ít người như Dao, Tày…. Ngoài lợi ích về mặt kinh tế, cây Quế còn đóng góp vào việc bảo vệ môi trường sinh thái, làm tăng độ che phủ rừng, giữ đất, giữ nước ở các vùng đất đồi núi dốc, bảo tồn và phát triển sự đa dạng các nguồn gen quý cây bản địa. Theo thống kê diện tích rừng trồng theo từng loài cây của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2011 Lào Cai có diện tích rừng trồng Quế 2.513,8 ha trong những năm gần đây diện tích rừng trồng Quế tăng nhanh, theo thông tin Chi cục Kiểm Lâm tỉnh Lào Cai năm 2015 diện tích trồng Quế của toàn tỉnh 11.198,5 ha trong đó huyên Bảo Thắng 1689,1 ha, huyện Văn Bàn 1.754 ha, huyện Bảo Yên 4.848,2 ha, huyện Bắc Hà 2.907,2 ha. Hiện nay giá vỏ Quế khô thường ít bấp bênh so với các cây trồng khác, lại bảo quản
- 2 được lâu nên không lo bị tư thương ép giá. Hiện nay, cây Quế đã khẳng định là một trong những cây trồng mũi nhọn, góp phần xóa đói, giảm nghèo và làm giàu cho đồng bào thuộc huyện Bảo Yên, Bảo Thắng... Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai đã có quy hoạch mở rộng vùng trồng Quế lên 25.000 ha từ nay đến năm 2025, trong đó các huyện: Bảo Yên 7.800 ha, Bảo Thắng 5.500 ha, Văn Bàn 4.400 ha, Bắc Hà 7.300 ha, tổng diện tích tăng so với diện tích Quế hiện tại. Huyện Bảo Yên là địa phương đi đầu trong toàn tỉnh Lào Cai về phát triển các loài cây lâm nghiệp, hàng năm cung cấp ra thị trường hàng chục nghìn mét khối gỗ các loại có nguồn gốc từ cây trồng. Qua khảo sát đánh giá điều kiện khí hậu, thời tiết, thổ nhưỡng thích hợp nên cây Quế ở Bảo Yên được xem là sản phẩm chất lượng cao, vỏ Quế dày, hương vị thơm ngon, chất lượng, giá thành sản phẩm không khác Quế được trồng ở vùng huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái. Thực tế lá Quế có chứa tinh dầu mà hàng năm người trồng Quế có thể tỉa thưa cành, lá cung ứng cho các cơ sở chiết xuất tinh dầu. Đây có thể được xem là lấy ngắn nuôi dài, giúp người trồng Quế tạo công ăn việc làm, có thu nhập ổn định, trong khi chờ thu hoạch sản phẩm chính. Nhìn về điều kiện tự nhiên huyện Bảo Yên nằm về phía Nam của tỉnh Lào Cai, địa giới hành chính giáp ranh với vùng huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái, nơi đây được đánh giá nghề trồng Quế đứng thứ nhất, nhì cả nước. Với diện tích tự nhiên 81.834,3 ha, trong đó diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp 61.770,2 ha, diện tích đất rừng quy hoạch cho sản xuất 46.051,51 ha, địa hình đồi núi thấp, tài nguyên rừng đa dạng, phong phú phù hợp với các loại cây trồng. Với những điều kiện tự nhiên như vậy, những người trồng rừng vẫn chưa phát huy hết khả năng ưu ái của thiên nhiên mang lại, chưa biết lựa chọn loài cây trồng phù hợp cho năng suất, chất lượng cao, làm giàu từ nghề rừng. Sản xuất những loài cây lâm nghiệp có chu kỳ ngắn phục vụ ngành công nghiệp nguyên liệu giấy, ván bóc, xẻ thanh… Ưu điểm nhanh thu hồi vốn, nhưng nhược điểm hiệu quả tài chính chưa cao bởi thời điểm 5 tuổi đến 7 tuổi
- 3 cho sinh khối nhanh thì đã bị khai thác, chuyển đổi chu kỳ kinh doanh rừng. Một số loài cây trồng cho năng suất, chất lượng cao như Quế thì người trồng rừng chưa thực sự quan tâm bởi chu kỳ kinh doanh có thể đến hàng chục năm. Nhằm phát huy những vốn có của tự nhiên mang lại, với mong muốn đóng góp cho sự phát triển của địa phương, tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật, đề xuất phát triển rừng trồng Quế (Cinnamomum cassia) tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai” có ý nghĩa cả về khoa học và thực tiễn sản xuất. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Đánh giá thực trạng rừng trồng Quế và các yếu tố tác động, đưa ra các pháp kỹ thuật phát triển rừng trồng Quế một cách bền vững góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người trồng rừng. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá thực trạng phát triển rừng Quế tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai - Tuyển chọn được cây Quế trội có năng suất cao phục vụ công tác trồng rừng của địa phương - Đề xuất giải pháp về kỹ thuật gây trồng và phòng trừ sâu, bệnh hại Quế tại Bảo Yên 1.3. Ý nghĩa nghiên cứu khoa học 1.3.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học Bổ sung những cơ sở khoa học về kỹ thuật gây trồng và phòng trừ sâu bệnh hại Quế. Đồng thời giúp cho học viên tiếp cận phương pháp nghiên cứu khoa học, giải quyết vấn đề thực tiễn của khoa học đặt ra. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn sản xuất Dựa trên cơ sở khoa học đưa ra các giải pháp kỹ thuật góp phần phát triển hiệu quả hơn nữa rừng trồng Quế trên địa bàn huyện Bảo Yên.
- 4 Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về cây Quế trên thế giới - Phân loại và thực vật học Chi Quế (tên khoa học: Cinnamomum) là một chi các loài thực vật thường xanh thuộc họ Nguyệt Quế (Lauraceae). Lá và vỏ cây các loài thuộc chi này có tinh dầu thơm. Chi này có khoảng hơn 300 loài, phân bố chủ yếu tại các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới của Bắc Mỹ, Trung Mỹ, Nam Mỹ, châu Á, châu Đại Dương và Australasia. - Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và kỹ thuật gây trồng + Đặc điểm sinh vật học Quế (Cinnamomum cassia) là cây thường xanh được trồng rộng rãi ở miền Nam và miền Đông châu Á (Ấn Độ, Indonesia, Lào, Malaysia, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam). Cây cao từ 10-15 m, vỏ màu xám, lá thuôn dài từ 10-15 cm, trong các bộ phận của cây Quế như: Vỏ, lá, hoa, gỗ, rễ đều có chứa tinh dầu. Hoa tự chùm, nhỏ màu trắng, quả Quế khi chưa chín có màu xanh, khi chín chuyển sang màu tím than, quả mọng trong chứa một hạt, quả dài 1cm đến 1,2 cm, hạt hình bầu dục, 1 kg hạt Quế có khoảng 2500 – 3000 hạt. Bộ rễ Quế phát triển mạnh, rễ cọc cắm sâu vào lòng đất, rễ lan rộng, đan chéo nhau. Vì vậy, Quế có khả năng sinh sống tốt trên các vùng đồi núi dốc. + Đặc điểm sinh thái học: Quế C.tamala phân bố ở hầu hết các vùng Himalaya nhiệt đới, cận nhiệt đới và mở rộng đến vùng Đông Bắc Ấn Độ, đến độ cao 2000 m. Quế C. tamala được trồng ở vùng Khasi, Jaintia, đồi Garo của Meghalaya và vùng đồi Cachar Bắc của Assam (Cinnamom and cassia. CRS.PRESS.2004). Quế Inđonêsia có phân bố từ mặt biển đến độ cao 2000m. Trung tâm trồng Quế là vùng Padang, ở độ cao từ 500 – 1300m. Một biến chủng của loài
- 5 này có lá non màu đỏ sinh trưởng ở độ cao hơn trong vùng núi Korintji (còn gọi là Kerinci). Loại này chất lượng tốt hơn và được buôn bán trên thị trường thế giới với tên gọi Quế Korintji (cinnamom and cassia. CRS.PRESS.2004). + Kỹ thuật gây trồng: Trên thế giới có nhiều nước trồng Quế rất thành công cho sản lượng và năng suất cao như ở Ấn Độ, cây được trồng với cự li 3m x 2m. Cây con được gieo trên luống và trồng khi cây 4 – 5 tháng tuổi. Khi cây 8 – 10 tuổi được khai thác lá cho đến hàng trăm tuổi. Lá già được thu từ tháng 10 – 12 đến tháng 3 năm sau. Lá được thu hàng năm ở các cây trẻ và khỏe và luân phiên đối với cây già và yếu. Lá thường được bó thành từng bó, phơi ngoài nắng, rồi đem bán. Sản lượng mỗi cây khoảng 9 – 19 kg/năm. Trồng teijat là một bộ phận trong hệ thống nông lâm kết hợp ở Ấn Độ (cinnamom and cassia. CRS.PRESS.2004). Rừng Quế ở đây được chăm sóc như đối với cây rừng. Ngoài chăm sóc về lâm sinh và phân bón, tác động duy nhất là tỉa các cành thấp ở thân cây. Phân bón được khuyến cáo là NPK với tỷ lệ 15-15-15, liều lượng 40 – 100kg/ha tùy thuộc tuổi cây, nhưng người trồng Quế hiếm khi sử dụng phân bón (Akahil Baruah và Subhan C. Nath, 2004). - Giá trị sử dụng Dầu Quế được chiết xuất từ lá, vỏ cây, cành cây bằng cách chưng cất hơi nước. Các thành phần hóa học chính của dầu Quế là aldehyd cinnamic, cinnamyl acetate, benzaldehyde, linalool và chavicol. Các đặc tính chữa bệnh của dầu Quế là chống đầy hơi, chống tiêu chảy, chống vi khuẩn và chống nôn. Dầu Quế được sử dụng cho các bệnh cảm lạnh, cúm, sốt, viêm khớp và thấp khớp…( http://www.essentialoils.co.za/essential- oils/cassia.htm) Vỏ Quế được dùng làm gia vị trong công nghiệp chế biến thực phẩm (ướp thịt, cá, làm bánh kẹo, sản xuất đồ hộp, nước giải khát). Tinh dầu từ vỏ và lá được sử dụng nhiều trong công nghiệp dược phẩm và hoá mỹ phẩm. Tại
- 6 các nước châu Âu, tinh dầu từ vỏ Quế quan được dùng để uống với chè vì nó có đặc tính kích thích và diệt khuẩn. Ngoài tinh dầu trong vỏ Quế còn chứa tanin, nhựa dầu (oleoresin), protein, pentosan, chất keo, xơ và các chất khoáng. Tinh dầu lá Quế thành phần chính là eugenol (70-95%), ngoài ra còn khoảng 50 hợp chất khác, trong đó các hợp chất có hàm lượng đáng kể là linalool, cinnamyl acetat, β- caryophyllen, (E)-cinnamic aldehyd, benzyl benzoat…. Do có hàm lượng eugenol cao, nên tinh dầu lá Quế quan được dùng làm nguyên liệu để chuyển hoá thành iso-eugenol và tổng hợp vanilin. Hạt chứa dầu béo (hàm lượng khoảng 30%) nên được dùng làm dầu thực phẩm tại Ấn Độ và Sri Lanka. - Sâu bệnh hại Quế Johns và cộng sự (1961) đã nghiên cứu và phát hiện 3 loài sâu gây hại chính cho Quế ở miền Bắc nước Mỹ như: Sâu cuốn lá (Homona coficaria Niet), Sâu róm Quế (Dasvchira mendose Nunb), Sâu ăn lá (Attacus atlas L). Boror và cộng sự (1976) đã công bố một số loài sâu gây hại Quế như loài Bọ rầy (Pauropsylla depressa) chích hút chồi non gây ra các u bướu trên ngọn chồi. Rệp sáp (Linsoma stellifera Westw) chích hút gây úa vàng lá. Sâu non sâu vẽ bùa (Phyllocnistic chrysophthaline) đào những đường hầm trong lá Quế ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của lá. Theo Singh và cộng sự (1978), ghi nhận tại Ấn Độ loài sâu Orthaga vitialis thuộc bộ Lepidoptera gây hại trên lá và chồi cây Quế , sâu non loài này hoạt động rất mạnh, loài sâu này sống và gây hại ở chồi cây làm chồi biến dạng dẫn đến chồi mọc thành cụm. Trong mỗi cụm chồi có thể có một vài sâu non, chúng sống thành đàn và ăn toàn bộ bề mặt lá. Giai đoạn nhộng thường nằm ở trong các cụm chồi. Còn loài sâu róm Euproctis fraterna ăn lá Quế, sâu non mới nở chỉ ăn phần diệp lục. Sau đó sâu non lớn dần và ăn toàn bộ lá làm rụng lá. Chu kỳ sâu non loài này kéo dài trong 13-29 ngày và thời gian nhộng kéo dài 9-20 ngày. Tổng chu kỳ sống kéo dài 6-7 tuần.
- 7 Theo Rajapakse và Kulasekera (1982) Thành phần loài sâu hại trên cây Quế ở SriLanka như: Sâu ăn lá Attacus atlas, Agroploce aprobola, Rệp sáp Ceroplastes rubens, bọ xít chích hút chồi Quế Coptosoma pygmaeum, Leptocentrus obliquus, loài bọ xít Leucopholis pinguis. Một số loài thuộc bộ cánh cứng gây hại trên lá và chồi cây Quế như: Cryptocephalus snillus, Cryptocephalus virgula và Podagrica badia Theo Rajapakse và Wasantha (2007) cây Quế trồng ở SriLanka và một số quốc gia khác ở Đông Nam Á đã bị một số loài côn trùng gây hại chính như: Rệp nhảy Trioza cinnamoni, nhện lông nhung Eriophyes boisi, sâu đục thân, cành Synanthedon spp.. Các loài côn trùng loại nhỏ như: Sâu hại lá thuộc bộ cánh vảy (Lepidoptera) như: Chilasa clytia, Graphium sarpedon, Orthaga vitialis, Dasychira mendosa. Sâu đục quả Alcides sp. Và sâu vẽ bùa Acrocercops spp.. Theo Vander và cộng sự (2004) đã chỉ ra 2 loài sâu gây hại Quế chính ở SriLanka là sâu hại lá Chilasa clytia và Graphium sarpedon. Loài Chilasa clytia sâu trưởng thành có kích thước lớn, đẻ trứng đơn lẻ ở cả mặt trên và dưới của lá non. Trứng có hình cầu, màu sáp và màu cam vàng. Sâu non màu đen hoặc xanh đen, ăn cả lá non và lá bánh tẻ, chúng ăn toàn bộ lá và chỉ chừa lại gân lá. Sâu non tuổi lớn có màu vàng nhạt với sọc đen ở hai bên và có chiều dài khoảng 2,5 cm. Nhộng có hình trụ được bọc trong kén trông giống một cành củi gãy. Đối với loài sâu ăn lá Graphium sarpedon cũng là một loài sâu hại Quế phổ biến. Trưởng thành có màu đen với các hoa văn màu xanh đặc trưng. Trứng được đẻ ở mặt dưới của lá, hình tròn có màu vàng nhạt. Theo Le (1992) loài Bọ xít (Pseudodoniella chinensis Zheng) gây hại trên cành bánh tẻ và gây chết cả cây Quế tại các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Trung Quốc. Dharmadasa và Jayasinghe (2000) phát hiện loài sâu (Synanthedon spp.) hại thân, cành Quế, làm cho các cành chết. Sâu non dài khoảng 2,5cm khi trưởng
- 8 thành, đầu màu nâu sẫm và thân màu trắng đậm. Sâu non thường ăn phần gỗ để sống và có xu hướng ăn theo chiều ngang. Sâu trưởng thành, đẻ trứng vào các vết nứt hoặc vết thương trên vỏ cây và trứng nở trong khoảng 1- 4 tuần. Theo Amalendu và cộng sự (2014) loài sâu Cricula trifenestrata ăn lá hại một số loài cây thuộc họ Lauraceae, cụ thể như loài Cinnamomum glanduliferum, C. glaucescens ở Đông Bắc Ấn Độ, loài C. zeylanicum ở vùng Đông Bắc Á và SriLanka, loài Persea bombycina ở vùng Đông Nam Ấn Độ, Nepal và loài Litsea cubeba ở Ấn Độ. Nghiên cứu biện pháp phòng trừ sâu hại Quế Theo Singh và cộng sự (1978), phòng trừ loài sâu hại lá, chồi Orthaga vitialis và sâu ăn lá Euproctis fraterna thì cần thiết phải kiểm tra cắt tỉa các cụm chồi Quế bị sâu hại là biện pháp phòng trừ chủ yếu và phun thuốc trừ sâu Carbaryl (0.1%), hoặc Quinalphos (0.05%) hoặc Endosulphan (0.05%), từ đó có thể kiểm soát sâu hại trên cây Quế, việc phun thuốc được lặp lại trong khoảng 10-12 ngày hiệu quả đạt cao hơn. Devashayam và cộng sự (1993) chỉ ra rằng sâu đục lá Conopomorpha civica đã gây hại cho 20,2% số cây Quế tuổi nhỏ ở Kerala, Ấn Độ và phòng trừ loài sâu này bằng cách phun thuốc trừ sâu Quinalphos 0,05% ngay khi chúng vừa xuất hiện mới có hiệu quả trong việc ngăn ngừa sự xâm nhập Theo Rajapakse and Wasantha (2007), việc phòng trừ sinh học cho các loài nhện gây u bướu lá Quế là rất khó khăn vì chúng sống và ăn trong các u của lá. Việc cắt tỉa thường xuyên có thể kiểm soát rệp Trioza và nhện Eriophyes. Sử dụng thuốc monocrotophos, lannat (methomyl) và methamidiphos ở trên, ở giữa và ở gốc của cây trồng, việc sử dụng 30 ml monocrotophos/25 L trong khoảng thời gian 4 ngày làm giảm lượng u bướu đến mức thấp nhất. Quinalphos 0,05% hoặc Dimethoate 0,06% cũng được khuyến cáo sử dụng để kiểm soát lá và chồi bị u bướu. Nghiên cứu bệnh hại Quế
- 9 Ở Ấn Độ và SriLanka cho biết, Quế có thể bị các bệnh thối đen do nấm Phellinus lamaensi, mục trắng do Fomes lignosus, đốm khảm do nấm phấn hồng Corticium salmonicolor, thán thư do Glomerella cingulata và gỉ sắt do tảo Aecidium cinnamoni, Cephaleuros virescens, Diplodia spp., Exobasidium spp…. Cũng đã gặp một số loài sâu hại vỏ, chồi non và lá như Phyllocnistis chrysophthalma, Sorolopha archimedias, Acrocercops spp, Eriophyes bois, Eriophyes doctersi, Typhlodromus spp… Một số loài tuyến trùng như Meloidogyne spp…. xâm nhập từ đất vào rễ cũng có thể gây hại đối với các quần thể Quế (Akhtar Husain et al.,1988). Karunakaran and Chandrasekharan (1980) đã nghiên cứu bệnh đốm lá và khô cành ngọn cây Quế Cinnamomum Zeylanicum do nấm Collectotrichum gloeosporides. Trên những cây mới bị bệnh từ 3 – 5 thì triệu chứng phát triển chưa rõ ràng, nhưng tới khi 8- 10 ngày triệu chứng bị bệnh rất đặc trưng. Một số bệnh hại ảnh hưởng tới Quế như đốm xám trên lá vào tháng 6, 7 ở nhiều vùng của Kerala, Ấn Độ. Triệu chứng xuất hiện là những điểm nhỏ màu nâu vàng và sau đó chuyển thành trắng tới xám với những viền màu nâu đậm. Ban đầu vết đốm có hình bầu dục sau đó nó có dạng vết đốm hoại tử lớn, kích thước từ 14 – 42 mm. Lá bị nặng dẫn tới bị khô và rụng (Karunakaran et al., 1993) Theo Zheng và cộng sự (2004) bệnh đốm tảo do Cephaleuros virescens lây nhiễm vào cây chủ bằng bào tử động trong điều kiện mưa và trong không khí, từ tháng 3 tới tháng 10 ở vùng Hua’an tỉnh Fujian là bệnh rất nghiêm trọng đối với Quế. Đây là bệnh đơn chu kỳ, mầm bệnh qua đông bằng bào tử túi xâm nhiễm trên lá. Rajapakse and Wasantha (2007) đã công bố một số loại bệnh gây hại nghiêm trọng cho cây Quế ở Sri Lanka như: Bệnh đốm lá do nấm Collectotrichm gloeospoirides gây ra và được tìm thấy ở hầu hết các vùng trồng Quế ở đây, gây ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng cho rừng trồng. Bệnh
- 10 phấn hồng do nấm Corticum salmonicolor gây ra và nó là bệnh nguy hiểm ở Sri Lanka, Ấn Độ và Indonesia. Bệnh đốm xám do nấm Pestalotia cinnamomi gây hại. Bệnh thối rễ do nấm Phytopthora cinnamomi gây ra, bệnh mục rễ do nấm Phellinus lamaensis. Bệnh loét xọc gây ra bởi Phytophthora cinnamomi, nấm tấn công vào chồi và thân non của Quế. Bệnh này phổ biến trên những lập địa đất xấu khô cằn. Theo Jayasinghe và cộng sự (2017) Bệnh sần vỏ ở SriLanka là bệnh gây hại nghiêm trọng bệnh này gây thiệt hại năng suất to lớn trên những vùng trồng Quế Cinnamomum zeylanicum Blume và được tìm thấy trên tất cả những diện tích trồng Quế của SriLanka. Những nghiên cứu được tiến hành tại trung tâm nghiên cứu và đào tạo Quế, Palolpitiya, Thihagoda, Sri Lanka từ tháng 5 đến tháng 12/2015 đã tìm ra mối quan hệ giữa mức độ bị bệnh và tình trạng dinh dưỡng của cây. Nấm gây bệnh được phân lập từ những cành nhánh bị nhiễm bệnh trên cây Quế và nó đã sản sinh ra pycnidia chứa α-conidia rất giống với Phomopsis sp. trên môi trường PDA ở 290C. Các thử nghiệm về khả năng gây bệnh cho thấy khi tiêm bào tử nấm bệnh (106-107/ ml) vào những cành nhánh khỏe mạnh thì những triệu chứng bệnh giống với sự lây nhiễm tự nhiên trong 6 tuần. Những kiểu khác nhau của phần cắt ngang và dọc của những phần thân khỏe mạnh và thân bị nhiễm bệnh được quan sát dưới kính hiển vi quang học và điện tử. Các mô sáp bao gồm mô xylem của những thân cây bị nhiễm bệnh thì chuyển màu nâu tối hoặc màu đen, báo hiệu cái chết của mô sau sự xâm nhập của nấm. Mô xylem của của cây bị tắc nghẽn và sự vận chuyển dinh dưỡng bị gián đoạn bởi nấm bệnh Phomopsis sp. Ở giai đoạn này, gân lá úa vàng, điển hình ở những lá bánh tẻ giống như triệu chứng của bệnh. Phủ định mối quan hệ giữa mức độ bị bệnh và sự xáo trộn hấp thụ những chất dinh dưỡng chính (N, P, K) của lá. Nghiên cứu biện pháp phòng trừ bệnh hại Quế
- 11 Kiểm soát bệnh đốm tảo do Cephaleuros virescens bằng hỗn hợp hợp 1% Bordeaux, 50% Topsin và 50% Carbendazim lần lượt là 66,2%, 45,9%, và 33,8% (Zheng et al. (2004). Rajapakse and Wasantha (2007), để khống chế bệnh đốm lá do C. gloeesporioides bằng cách phun Chlorothalonil 75% WP, Carbendazim 50% WP, Mancozeb 80%WP or Thiphanatemethyl 70% WP khoảng 7 -10 ngày, có thể cải thiện bệnh. Bệnh Phấn hồng do Corticicum salmonicolor chưa có biện pháp hóa học nào được đề xuất quản lý loại bệnh này mà đốt cháy cành hoặc phần của cây bị nhiễm bệnh là biện pháp làm giảm tỷ lệ bị bệnh. Phòng trừ bệnh loét sọc bằng cách cải thiện hệ thống thoát nước làm cho tỷ lệ bị bệnh thấp đi. Việc loại bỏ và tiêu hủy các bộ phận bị nhiễm bệnh và băng vết thương bằng nhựa đường cũng được đề xuất để kiểm soát bệnh. 1.2. Tình hình nghiên cứu về cây Quế ở trong nước - Phân loại và thực vật học Tên khoa học: Cinnamomum cassia. BL Thuộc chi: Cinnamomum Họ: Lauraceae Tên Việt Nam: Cây Quế Tên địa phương: Quế Thanh, Quế Quỳ, Quế Quảng, Quế Yên Bái, Quế Bì, Mạy Quế. Tên tiếng Anh: Cinnamo - Về giá trị cây Quế Ở Việt Nam, cây Quế được ghi chép trong các sử sách trong lịch sử triều cống của nước ta như một trong các sản phẩm quan trọng và quý giá. Từ thế kỷ XIV, Tuệ Tĩnh đã có những ghi chép ban đầu về đặc điểm cây Quế và công dụng làm thuốc của loài cây này. Tiếp theo đó, Lê Quý Đôn trong “Vân đài loại ngữ” và Nguyễn Trứ trong “Việt Nam thực vật học” cũng đã mô tả lại hình thái và công dụng của cây Quế. Trong bộ sách “Y tông tâm
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu sinh trưởng và đánh giá hiệu quả rừng trồng keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculifomis) tại huyện M’Đrăk tỉnh Đăk Lăk
116 p | 449 | 145
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Giải pháp Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng tại Công ty Lâm nghiệp Đăk N’Tao huyện Đăk Song tỉnh Đăk Nông
147 p | 345 | 105
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Bước đầu nghiên cứu và đề xuất các giải pháp bảo tồn các loài thú Linh trưởng (Primates) tại Vườn quốc gia Chư Yang Sin
94 p | 208 | 53
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá nhu cầu bảo tồn theo hướng đồng quản lý tại khu bảo tồn thiên nhiên NamKa tỉnh Đăk Lăk
93 p | 154 | 37
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Ứng dụng AHP và GIS đánh giá xác định sự thích nghi của Thông hai lá (Pinus merkusii) và Keo lá tràm (Acacia auriculiformis) tại huyện Cư Kuin tỉnh Đắk Lắk
88 p | 172 | 32
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Xác định các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến phân bố, tái sinh tự nhiên loài Pơ Mu (Fokienia hodginsii (Dunn) A. Henry et Thomas) tại Vườn Quốc gia Chư Yang Sin, tỉnh Đắk Lắk
102 p | 140 | 27
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 234 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu xử lý thuốc nhuộm xanh methylen bằng bùn đỏ từ nhà máy Lumin Tân Rai Lâm Đồng
26 p | 160 | 17
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu biến tính mùn cưa làm vật liệu hấp phụ chất màu hữu cơ trong nước
26 p | 190 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 214 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Dược học: Xác định các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc thông qua hoạt động thực hành dược lâm sàng tại khoa Mũi xoang Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương
81 p | 66 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của tràn dịch màng phổi do lao tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Nguyên
73 p | 54 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Tình trạng thiếu Vitamin A tiền lâm sàng ở trẻ suy dinh dưỡng thấp còi 6-36 tháng tuổi và một số yếu tố liên quan tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
82 p | 35 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 200 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Nghiên cứu tình trạng kháng Insulin ở bệnh nhân suy tim điều trị tại Bệnh viện A Thái Nguyên
84 p | 43 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Nghiên cứu tác dụng viên nén GANMO trong điều trị gan nhiễm mỡ trên lâm sàng
103 p | 24 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm học: Đánh giá bước đầu về thành phần loài, cấu trúc và động thái tái sinh của các ô tiêu chuẩn định vị trong rừng lá rộng thường xanh vườn quốc gia Ba Bể, Bắc Cạn
109 p | 22 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn