intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ: Làng tranh dân gian Đông Hồ, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh: Hiện trạng và hướng phát triển - Nguyễn Thị Hạnh

Chia sẻ: 10 10 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:33

542
lượt xem
73
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ: Làng tranh dân gian Đông Hồ, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh: Hiện trạng và hướng phát triển - Nguyễn Thị Hạnh có bố cục gồm phần mở đầu, phần kết luận và 3 chương với nội dung của từng chương như sau: Chương 1 Cơ sở lý luận và khái quát làng tranh dân gian Đông Hồ, chương 2 Tranh dân gian Đông Hồ, chương 3 thực trạng biến đổi và định hướng phát triển làng tranh dân gian Đông Hồ đến năm 2020. Hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn trong quá trình học và là đề tài nghiên cứu của mình. 

 

  

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ: Làng tranh dân gian Đông Hồ, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh: Hiện trạng và hướng phát triển - Nguyễn Thị Hạnh

  1. Làng tranh dân gian Đông Hồ, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh: hiện trạng và hướng phát triển Nguyễn Thị Hạnh Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Việt Nam học; Mã số: 60 31 60 Người hướng dẫn: PGS. TS Nguyễn Chí Bền Năm bảo vệ: 2012 Abstract. Khái quát các nét cơ bản nhất về vị trí địa lý, điều kiện dân cư, xã hội, cũng như lịch sử làng nghề, lịch sử nghề tranh và một số nét văn hóa dân gian, văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của làng nghề Đông Hồ. Nghiên cứu một số đặc điểm về nội dung, nghệ thuật và quy trình làm tranh dân gian Đông Hồ ở Việt Nam. Phân tích thực trạng biến đổi và và đưa ra một số khuyến nghị, giải pháp nhằm khắc phục tình trạng mai một của nghề làm tranh dân gian ở Đông Hồ hiện nay. Keywords. Văn hóa dân gian; Tranh Đồng Hồ; Việt Nam học; Văn hóa Việt Nam Content. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tranh dân gian - di văn hóa quý giá được hình thành qua nhiều thế hệ, nó không chỉ đáp ứng nhu cầu về tinh thần, tâm linh và cảm thụ mỹ thuật của nhân dân lao động mà còn chứa đựng những nội dung nhằm giáo dục đạo đức, nhân cách trong cuộc sống đời thường. Tranh dân gian ở miền Bắc có ba dòng chính: tranh điệp Đông Hồ (Bắc Ninh), tranh thờ Hàng Trống (Hà Nội), tranh đỏ Kim Hoàng (Hà Tây cũ), từ bao thế kỷ qua đã góp vào dòng chảy chung của mỹ thuật dân gian Việt Nam, tạo nên một vẻ đẹp không thể thiếu được cho lịch sử văn hóa dân tộc. Làng Đông Hồ từ lâu đã nổi tiếng vùng Kinh Bắc bởi những sắc thái văn hóa rất riêng và độc đáo như thế. Đồng thời, Đông Hồ còn được biết đến bởi đó là một trung tâm sản xuất tranh dân gian lớn, là làng nghệ thuật dân gian lâu đời. Tranh khắc gỗ Đông Hồ là loại hình nghệ thuật tranh dân gian, xuất hiện khá sớm, theo nguồn cơ sở đáng tin cậy thì ít nhất cũng hơn năm thế kỷ tồn tại. Tranh Đông Hồ đã tồn tại thực sự trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ta, là món ăn tinh thần không thể thiếu được của người nông dân Việt Nam qua nhiều thế kỷ. Trong quá trình phát triển của mỹ thuật hiện đại Việt Nam, tranh Đông Hồ chiếm một vị trí đáng kể, là nguồn cảm hứng sáng tác của nhiều họa sỹ và nhà điêu khắc. Mặc dù Đông Hồ nổi tiếng về sản xuất tranh dân gian và làm hàng mã, song từ trước đến nay các nhà nghiên cứu thường quan tâm đến nghề làm tranh, ít quan tâm 1
  2. đến nghề làm mã, hoặc chỉ quan tâm một cách sơ lược, không đặt nó trong bối cảnh chung hay tương quan với nghề tranh. Hầu như chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này. Hiện nay, nghề làm tranh ở Đông Hồ đang có nguy cơ mai một. Việc khôi phục và duy trì một làng nghề cổ truyền là một vấn đề rất quan trọng, rất cấp thiết, vừa có ý nghĩa bảo tồn các giá trị truyền thống, vừa là mặt hàng xuất khẩu quan trọng. Hơn nữa, từ trước đến nay tuy đã có nhiều bài viết về tranh dân gian Đông Hồ, song chưa có nhiều công trình nghiên cứu trên diện rộng và sâu về làng Đông Hồ, nhất là từ góc độ văn hóa dân gian với ý nghĩa là một làng nghề truyền thống với những biến đổi gần đây của một dòng tranh dân gian. Từ những nội dung khách quan đó, chúng tôi chọn đề tài: Làng tranh dân gian Đông Hồ, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh: Hiện trạng và hướng phát triển làm luận văn tốt nghiệp cao học của mình. 2. Mục đích, phạm vi nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu các nhân tố tự nhiên và xã hội trong quá trình hình thành và phát triển làng nghề tranh dân gian Đông Hồ. Tìm hiểu những đóng góp của nghề làm tranh trong việc hình thành sắc thái diện mạo văn hóa làng và giá trị văn hóa nghệ thuật của nó trong nền văn hóa hiện đại Việt Nam. Đồng thời, nghiên cứu để tìm ra nguồn gốc lịch sử làng cũng như các nét đặc trưng trong sinh hoạt, phong tục và hội hè, lễ thức ở Đông Hồ. Luận văn chúng tôi cũng đi sâu, tập trung làm rõ thực trạng làng nghề làm tranh hiện nay trước thay đổi của hoàn cảnh. Chúng tôi còn tập trung vào một số định hướng hay những khuyến nghị để bảo tồn và phát triển làng Đông Hồ trong giai đoạn hiện nay. 2.2 Phạm vi nghiên cứu Dưới góc độ văn hóa và nghệ thuật, làng tranh Đông Hồ sẽ được nghiên cứu và khảo sát từ nhiều bình diện khác nhau. Phần làng: Chúng tôi tập trung tìm hiểu về vị trí địa lý, địa hình, lịch sử, dân cư, truyền thống văn hóa, di tích lịch sử, hội hè, phong tục tập quán,…. Phần nghề: Tìm hiểu quá trình phát triển của nghề làm tranh qua các thể loại, đề tài, quy trình kỹ thuật,…Trong đó, luận văn đặc biệt nhấn mạnh về nghề làm tranh, về lịch sử ra đời cũng như giá trị nghệ thuật và nội dung của tranh dân gian Đông Hồ. Bên cạnh đó, chúng tôi khảo sát hiện trạng biến đổi của làng tranh và nghề làm tranh dân gian trong giai đoạn hiện nay. Từ đó, chúng tôi bước đầu đưa ra một số khuyến nghị, giải pháp để bảo tồn và phát triển nghề làm tranh dân gian trong tương lai không xa, đến năm 2020. 3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Làng nghề là một đề tài khoa học khá hấp dẫn về mặt lý thuyết và thực tiễn nên từ lâu đã được đề cập dưới nhiều góc độ khác nhau. Ở nước ta đã và đang có rất nhiều hoạt động nghiên cứu cũng như có nhiều dự án khoa học, ấn phẩm về các làng nghề thủ công nghiệp của các cá nhân, các nhà khoa học… 2
  3. Trước hết phải kể đến các cuốn sử thời phong kiến, như Đại Việt sử ký toàn thư của Sử quán triều Lê (15), Khâm định Việt sử thông giám cương mục của Quốc sử quán triều Nguyễn [42], hay các sách địa chí (quốc chí, tỉnh chí, xã chí), như Dư địa chí của Nguyễn Trãi [56], Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn [43], Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú [11]; các cuốn tỉnh chí, xã chí… đều nói đến các làng nghề và các sản phẩm nghề ở từng vùng quê trong cả nước. Đây là nguồn sử liệu quan trọng khi tìm hiểu, nghiên cứu về nghề và làng nghề truyền thống nói chung. Thứ hai là các công trình nghiên cứu về lịch sử các ngành nghề, về các làng nghề và vùng nghề khác nhau, như ba tập Nghề cổ truyền do Sở Khoa học công nghệ và Môi trường và Sở VHTT Hải Hưng biên soạn và xuất bản [47], Quê gốm Bát Tràng của Đỗ Thị Hảo [22], Nghề thủ công truyền thống Việt Nam và các vị tổ nghề; Làng nghề, phố nghề Thăng Long- Hà Nội của hai tác giả Trần Quốc Vượng, Đỗ Thị Hảo (2000), Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam của Bùi Văn Vượng [67],… Tác giả Chu Quang Trứ với cuốn sách Tìm hiểu các nghề thủ công điêu khắc cổ truyền [60]. Tác giả tập trung chú ý giới thiệu các nghề thủ công nghệ thuật hay còn gọi là thủ công mỹ nghệ, với vấn đề đặt ra là giữ gìn và nâng cao bản sắc văn hoá trong các nghề truyền thống đó. Tác giả Bùi Xuân Đính (chủ biên), Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Dân tộc học, với cuốn sách Làng nghề thủ công huyện Thanh Oai (Hà Nội)- truyền thống và biến đổi [16]. Gần đây có các công trình sách và bài viết trên các báo, tạp chí về làng nghề như: 36 làng nghề Thăng Long - Hà Nội của Lam Khê, Khánh Minh [30]; Nghệ nhân làng nghề Thăng Long Hà Nội của Nguyễn Thọ Sơn, [48]; 36 nghệ nhân Hà [62]; Các ngành nghề Việt Nam của Vũ Ngọc Khánh, 2010 [29]; Nghề chổi đót ở Phổ Phong của Tạ Doãn Cường, [13]… Đặc biệt đã có rất nhiều bài viết trên các trang báo điện tử hàng ngày luôn cập nhật về hiện trạng làng nghề truyền thống, về những đổi thay hay xu hướng vận động, phát triển của làng nghề nói chung và làng tranh Đông Hồ nói riêng như: Bài “Tranh xuân, mời đến Đông Hồ” trên trang điện tử Vietbao.vn, đăng ngày 11/2/2005. Bài “Chơi tranh và sống bằng tranh” cũng trên trang điện tử Vietbao.vn – Mạng thông tin Việt Nam ra thế giới- đăng ngày 21/5/2007. Bài “Dung dị làng tranh Đông Hồ” đăng trên báo điện tử Thanh Niên online- diễn đàn của Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam, ngày 17/2/2010, chuyên mục “Văn hóa- nghệ thuật…. Thời Pháp thuộc, tranh dân gian đã được các học giả nước ngoài quan tâm, tìm hiểu, nghiên cứu, đặc biệt là các học giả người Pháp, Đức, Nga. Trong số đó, phải kể đến công lao đóng góp của học giả người Pháp là Maurice Durand. Sau nhiều năm nghiên cứu, ông tập hợp tư liệu để in thành cuốn sách lấy tiêu đề là Tranh dân gian Việt Nam (Imagerie populaire Vietnamienne, Paris, 1960), sách dầy gần 500 trang. Một cuốn sách đặc biệt quan trọng khác của tác giả Henri Oger (tái bản 2009)- Technique du people annamite- Mechanics and Crafts of the Annamites - Kỹ thuật của người An Nam, tập I, II, III, [19]. Từ khi hòa bình lập lại (1954) đến nay, tranh dân gian Việt Nam được giới thiệu rộng rãi ở trong và ngoài nước. Hơn 40 năm qua, đã có rất nhiều bài viết, các 3
  4. cuốn sách về tranh dân gian nói chung, tranh dân gian làng Đông Hồ nói riêng. Nhà nghiên cứu Nguyễn Bá Vân có công sưu tầm một hệ thống thư mục các sách, báo, tạp chí nói về tranh dân gian, với số lượng khá lớn. Cuốn Tranh dân gian Việt Nam của hai tác giả Nguyễn Bá Vân và Chu Quang Trứ xuất bản năm 1984 [63], là cuốn sách đầu tiên mang tính hệ thống về đề tài này do người Việt Nam biên soạn, sách dầy 120 trang. Nội dung các công trình, bài viết đã công bố đề cập nhiều vấn đề khác nhau như: nguồn gốc, đặc điểm, ý nghĩa, các thể loại, tinh thần dân tộc,… Tuy nhiên, hầu như chưa có cuốn sách nào khảo sát chuyên sâu về Đông Hồ từ góc nhìn văn hóa dân gian với tư cách là một làng nghề truyền thống đang trên đà biến đổi. Như vậy, thực tế nghiên cứu về làng xã, làng nghề nói chung và làng nghề tranh dân gian Đông Hồ nói riêng rất đa dạng, phong phú về đề tài, thể loại. Điểm qua một cách khái quát những công trình đi trước có thể giúp cho luận văn có được tính hệ thống và sự kế tục lịch sử nghiên cứu. Tiếp nối truyền thống quý báu đó, luận văn sẽ vừa kế thừa những kết quả nghiên cứu trước đó làm nguồn tư liệu quý, đồng thời vừa có đóng góp mới cho tư liệu nghiên cứu nói chung. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Chúng tôi sử dụng nhiều phương pháp trong nghiên cứu khoa học xã hội bao gồm các phương pháp cụ thể và phương pháp liên ngành. Các phương pháp khoa học cụ thể được sử dụng trong luận văn bao gồm: Phương pháp tiếp cận thu thập thông tin; Phương pháp nghiên cứu tài liệu. Tác giả đi vào phân tích tài liệu dựa trên các kết quả, công trình nghiên cứu của đồng nghiệp đi trước, như các tài liệu từ nguồn tạp chí và báo cáo khoa học trong ngành, tác phẩm khoa học, tạp chí và báo cáo khoa học ngoài ngành, tài liệu lưu trữ, thông tin đại chúng v...v; Phương pháp thực nghiệm: quan sát, điều tra tại cộng đồng làng xóm của Đông Hồ. Phương pháp liên ngành được sử dụng đó lµ sự kết hợp giữa phương pháp địa văn hóa và phương pháp vùng văn hóa. Kết quả thu được từ những phương pháp độc lập như điền dã, khảo sát thực địa, phỏng vấn sâu,… Chúng tôi sử dụng tư duy lô gic và phương pháp tổng hợp để nghiên cứu, mong muốn làm rõ làng Đông Hồ là một đối tượng nghiên cứu thuộc vùng văn hóa cụ thể, vùng Kinh Bắc, có lịch sử truyền thống lâu đời, trải qua bao biến đổi thăng trầm, đến nay, làng Đông Hồ vẫn đứng vững và phát triển trong xu thế chung của thời đại. 5. Đóng góp của đề tài Bước đầu, luận văn trình bày về lịch sử ra đời, phát triển của dòng tranh dân gian Đông Hồ trong bối cảnh lịch sử của tranh dân gian Việt Nam, góp tiếng nói riêng trong nghiên cứu tranh dân gian nước ta. Luận văn còn nêu rõ thực trạng làng nghề, nghề làm tranh và đưa ra một số khuyến nghị, giải pháp nhằm khắc phục tình trạng mai một của nghề làm tranh dân gian ở Đông Hồ hiện nay. 6. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, luận văn gồm có 3 chương: 4
  5. Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và khái quát làng tranh dân gian Đông Hồ. Chương 1 của luận văn nêu lên một số khái niệm cơ bản sử dụng trong luận văn và điểm qua các nét cơ bản nhất về vị trí địa lý, điều kiện dân cư, xã hội, cũng như lịch sử làng nghề, lịch sử nghề tranh và một số nét văn hóa dân gian, văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của làng nghề Đông Hồ. Chƣơng 2: Tranh dân gian Đông Hồ. Nội dung chính của chương này nêu khái quát một số đặc điểm về nội dung, nghệ thuật và quy trình làm tranh dân gian Đông Hồ. Chƣơng 3: Thực trạng biến đổi và định hƣớng phát triển làng tranh dân gian Đông Hồ đến năm 2020. Chương 3 gồm hai phần, phần 1 nêu lên một số thực trạng của nghề làm tranh và làng nghề Đông Hồ; phần 2, luận văn đi sâu phân tích một số giải pháp, kiến nghị để bảo tồn và phát triển làng tranh dân gian Đông Hồ. CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT LÀNG TRANH DÂN GIAN ĐÔNG HỒ 1.1 Một số khái niệm cơ bản 1.1.1 Khái niệm “làng nghề” Nhóm tác giả Mai Thế Hởn, GS. TS Hoàng Ngọc Hòa, PGS. TS Vũ Văn Phúc đã tổng hợp ba quan niệm về làng nghề [26; tr 11,12]: Quan niệm thứ nhất: Làng nghề là nơi mà hầu hết mọi người trong làng đều hoạt động cho nghề ấy và lấy đó làm nghề sống chủ yếu. Quan niệm thứ hai: Làng nghề là làng cổ truyền làm nghề thủ công, ở đấy không nhất thiết tất cả dân làng đều sản xuất hàng thủ công. Người thợ thủ công, nhiều khi cũng là người làm nghề nông. Nhưng do yêu cầu chuyên môn hóa cao đã tạo ra những người thợ chuyên sản xuất hàng thủ công truyền thống ngay tại làng nghề hay phố nghề ở nơi khác. Quan niệm thứ ba: Làng nghề là trung tâm sản xuất thủ công, nơi quy tụ các nghệ nhân và nhiều hộ gia đình chuyên tâm làm nghề truyền thống lâu đời, có sự liên kết hỗ trợ trong sản xuất, bán sản phẩm theo kiểu phường hội, kiểu hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ, và có cùng tổ nghề. Từ ba quan niệm trên chúng ta có thể thấy khái niệm về làng nghề đều liên quan đến các nghề thủ công cụ thể. Nhóm tác giả từ đó đã tóm lược bằng một định nghĩa, mà chúng tôi cũng đồng tình với quan điểm này: Làng nghề là một cụm dân cư sinh sống trong một thôn (làng) có một hay một số nghề được tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất kinh doanh độc lập. Thu nhập từ các nghề đó chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản phẩm của toàn làng [26; tr 13]. 1.1.2 Khái niệm “nghề thủ công truyền thống” Thông tư số 116/2006/TT-BNN, ngày 18/12/2006, mục giải thích từ ngữ có ghi rõ: Nghề truyền thống là nghề đã được hình thành từ lâu đời, tạo ra những sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền [52; theo website: www.vca.org.vn]. Chúng tôi đồng tình với quan điểm về nghề truyền thống này. 5
  6. 1.1.3 Khái niệm “làng nghề truyền thống” Nhóm tác giả Mai Thế Hởn, GS. TS Hoàng Ngọc Hòa, PGS. TS Vũ Văn Phúc đã nêu ra định nghĩa: “Làng nghề truyền thống là những thôn làng có một hay nhiều nghề thủ công truyền thống được tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất kinh doanh và đem lại nguồn thu nhập chiếm phần chủ yếu trong năm. Những nghề thủ công đó được truyền từ đời này qua đời khác, thường là nhiều thế hệ. Cùng với thử thách của thời gian, các làng nghề thủ công này đã trở thành nghề nổi trội, một nghề cổ truyền, tinh xảo, với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp đã chuyên tâm sản xuất, có quy trình công nghệ nhất định và sống chủ yếu bằng nghề đó. Sản phẩm làm ra có tính mỹ nghệ và đã trở thành hàng hóa trên thị trường” [26; tr 15]. Chúng tôi đồng tình với định nghĩa này về làng nghề truyền thống. 1.1.4 Khái niệm “tranh dân gian” Có nhiều cách hiểu khác nhau về tranh dân gian Việt Nam. Theo định nghĩa của vi.wikipedia.org: Tranh dân gian Việt Nam là một loại hình mỹ thuật cổ truyền của dân gian Việt Nam… Tranh ra đời để đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của người dân, gắn bó chặt chẽ với đời sống thường nhật của người dân nơi thôn dã. Tranh dân gian cũng phản ánh những gì gần gũi, thân thiết với người dân hay cả những điều thiêng liêng cao quý trong các tranh thờ. Có cách hiểu khác khá đơn giản: tranh dân gian là loại tranh được lưu hành rộng rãi trong dân gian…[blogspot.com]. Một định nghĩa khác của ông Philippe Le Failler, “Tranh dân gian Việt Nam được hiểu là những tranh khắc làm từ những bản khắc gỗ được trang trí và đôi khi được tô điểm thêm những câu chú giải viết tay để tạo ra nhiều tranh có đề tài khác nhau…” [41, tr 28, 29]. 1.1.5 Khái niệm “du lịch làng nghề” Du lịch làng nghề trong những năm gần đây đang được xem là một loại hình du lịch “homestay” được nhiều nước trên thế giới và một số điểm trong nước áp dụng rất hiệu quả. Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó vụ trưởng, Vụ Lữ hành, Tổng cục Du lịch cho rằng: Làng nghề truyền thống được xem như một dạng tài nguyên du lịch nhân văn có ý nghĩa đặc biêt quan trọng, bởi các sản phẩm của nó luôn bao hàm cả giá trị vật thể và phi vật thể [theo hiephoilangnghevietnam.apps.vn]. Như vậy, du lịch làng nghề là một dạng tài nguyên du lịch nhân văn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bởi các sản phẩm của nó luôn bao hàm cả giá trị vật thể và phi vật thể. Ở đó, du khách không chỉ đến xem, tham quan, mua sắm, mà còn được trực tiếp tham gia các công đoạn sản xuất thủ công và tự trải nghiệm, khám phá. 1.2 Khái quát làng Đông Hồ 1.2.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên Làng Đông Hồ cách Hà Nội khoảng 35km. Theo đường Quốc lộ 5 khoảng 14km rẽ trái, đi qua các phố Sủi, phố Keo, phố Dâu, đến ngã tư Đông Côi rẽ trái, đi thẳng, khoảng 3km sẽ tới phố Hồ (thị trấn Hồ), tiếp tục rẽ trái khoảng 1km là tới làng Đông Hồ. 6
  7. Đông Hồ là một làng nhỏ, nằm bên sông Thiên Đức (sông Đuống)1, bên cạnh đường giao thông nối xứ Bắc (Hà Bắc cũ) với xứ Đông (Hải Dương), là hai vùng đất cổ trù phú của châu thổ sông Hồng. Làng Đông Hồ cách bến phà Hồ 500m theo đường chim bay, về phía Đông, thuyền bè xuôi ngược cập bến thuận tiện. Phía Đông của làng giáp thị trấn Hồ, phía Tây giáp xã Đại Đồng Thành, phía Nam giáp xã Gia Đông, phía Bắc nằm dọc theo đê sông Đuống. Vị trí này của làng Đông Hồ khá thuận lợi cho việc giao thông, giao thương với những vùng xung quanh, trong đó có thủ đô Hà Nội. Xét về vị trí địa lý- lịch sử, Đông Hồ nằm trong một quần thể các di tích lịch sử nổi tiếng vùng Kinh Bắc. Phía Bắc làng là sông Thiên Đức, tiếp giáp với xã Đại Đồng Thành có đền thờ Kinh Dương Vương, cách đó khoảng 1km là chùa Bút Tháp. Phía Tây Nam có thành Luy Lâu và chùa Dâu, là trung tâm Phật giáo lớn thời Bắc thuộc. Phía Nam giáp đồng ruộng, theo đường chim bay hơn 3km nhìn thẳng sang là làng Tam Á, có lăng Sĩ Nhiếp, phía Đông có núi Thiên Thai. Như vậy, Đông Hồ nằm ở trong quần thể di tích lịch sử văn hóa có quy mô to lớn và phong phú vào bậc nhất nước ta trong thiên niên kỷ thứ nhất sau Công nguyên. Đó là khu di tích lịch sử- văn hóa Luy Lâu. Luy Lâu đã từng là trung tâm kinh tế, chính trị, quân sự và thương mại của quận Giao Chỉ và Châu Giang dưới thời Bắc thuộc. Luy Lâu cũng là một trong ba trung tâm văn hóa, trung tâm Phật giáo lớn ở phương Đông trong thời đế chế Hán. 1.2.2 Cơ cấu dân cư Theo địa giới hành chính hiện nay, xã Song Hồ gồm 4 thôn: Đông Khê, Đạo Tú, Tú Tháp và Lạc Hoài. Thôn Đạo Tú còn gọi là làng Đạo Tú, thôn Tú Tháp gọi là làng Tháp và thôn Lạc Hoài còn gọi là Ấp Hồ. Thôn Đông Khê gồm 4 đội sản xuất (còn gọi là 4 xóm). Đội 1 và đội 2 thuộc làng Đông Hồ cũ. Đội 3 thuộc làng Khê cũ. Đội 4 thuộc làng Đạo Tú. Tính đến cuối năm 1999, toàn xã có 4799 nhân khẩu, đều là dân tộc Kinh - (ứng với 1078 hộ, trong đó có 2.032 lao động) và 464 mẫu diện tích đất tự nhiên và đất canh tác. Trong đó Đông Hồ chỉ có 748 nhân khẩu (183 hộ) với diện tích đất canh tác là 224 000 m2. So sánh diện tích đất canh tác với số nhân khẩu ở Đông Hồ có thể tính được bình quân diện tích đất canh tác, chưa được 1 sào (gần 300m2/ người; 1 sào Bắc Bộ = 360m2) cho một đầu người. Theo số liệu năm 2002, diện tích đất tự nhiên là 335,85 ha, trong đó đất canh tác nông nghiệp là 215,86 ha, đất ở là 18,35 ha, các loại đất khác là 103,64 ha. 1.2.3 Lịch sử hình thành làng Đông Hồ 1.2.3.1 Lịch sử và tên gọi làng Đông Hồ Không có một tài liệu, văn bia nào ghi chép về quá trình hình thành và phát triển của các làng xã Song Hồ cũng như làng Đông Hồ thời cổ. Song qua những hiện vật cổ, văn bia, những huyền tích, truyền thuyết, phong tục tập quán….hiện có, bước đầu chứng minh một thời mở đầu khai phá, tạo lập lên những làng xóm hôm nay. 1 Sông Đuống là một nhánh của sông Hồng nối với sông Thái Bình, chia tỉnh Bắc Ninh làm hai phần: Nam và Bắc 7
  8. Làng Đông Hồ2 được dân gian gọi là làng Hồ, xưa có tên là làng Đông Mại, gọi nôm là làng Mái, thuộc tổng Hồ, huyện Siêu Loại, trấn Kinh Bắc. Năm 1469, dưới triều Lê Thánh Tông, vùng đất Song Hồ thuộc huyện Siêu Loại, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc. Đến thời Nguyễn, khoảng năm 1862, phủ Thuận An đổi tên thành phủ Thuận Thành, vùng đất Song Hồ thuộc huyện Siêu Loại, phủ Thuận Thành, trấn Kinh Bắc. Tháng 10 năm 1895, thực dân Pháp chia trấn Kinh Bắc thành hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang, vùng đất Song Hồ nằm trong tổng Đông Hồ, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Cuối những năm 30 của thế kỷ XX, tổng Đông Hồ còn được bổ sung thêm ấp Lạc Đạo. Ấp này do Vũ Đình Khôi và Đỗ Đình Tích lập ra [6, tr.13]. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, chính quyền cách mạng được thành lập, tổng Đông Hồ được tách ra thành 3 xã: xó Tỳ Hồ- gồm các làng: Đông Hồ, Tú Khê, Đạo Tú, Xuân Tú và Tú Tháp; xó Bắc Hồ- gồm các làng: Chương Xá, Lạc Thổ, Lạc Đạo; xó Đông Côi- gồm các làng: Cả, Lẽ và Ấp Đông Côi. Ngày 27-10-1962, Quốc hội khóa II ra Nghị quyết hợp nhất hai tỉnh Bắc Ninh- Bắc Giang thành tỉnh Hà Bắc, từ ngày 1-4-1963, xã Tú Hồ, Bắc Hồ và Đông Côi thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Hà Bắc. Ngày 6-11-1996 kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX đã ra quyết định phê chuẩn việc tái lập hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang, từ ngày 1-1-1997 xã Song Hồ thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Thực hiện Nghị định số 13/CP, ngày 18-2-1997 của Chính phủ, từ tháng 7 năm 1997, các thôn Lạc Thổ (Lạc Thổ Nam, Lạc Thổ Bắc), Chương Xá, Phố Hồ của xã Song Hồ được chuyển về thành lập Thị trấn Hồ, còn lại 4 thôn Đông Khê, Đạo Tú, Tú Tháp và Lạc Hoài thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh [6; tr 13, 14]. 1.2.3.2 Lịch sử nghề làm tranh dân gian Đông Hồ Về thời điểm xuất hiện của tranh dân gian, chúng tôi nghiêng về ý kiến tranh dân gian xuất hiện khoảng thế kỉ XVI, XVII bởi những lí do sau: Thứ nhất, tư liệu trong cuốn Phong thổ Hà Bắc thời Lê [18] và cuốn Bắc Ninh phong thổ tạp kí [5] đều không nhắc đến nghề làm tranh, chỉ nói tới nghề làm mã. Nghề mã có tồn tại truyền thuyết về tổ nghề, trong gia phả của dòng họ Nguyễn Đăng có bài văn tế tổ sư công nghệ giấy mã. Những cứ liệu về nghề làm mã ở Đông Hồ có thể cho chúng ta nghĩ rằng nghề làm mã ở đây có trước nghề làm tranh. Một số người cao tuổi ở Đông Hồ cũng nói điều này. Do đó nghề làm tranh phải có sau thời Lê sơ (thế kỉ XV). Thứ hai, bài thơ Tứ thời khúc vịnh [27, tr 577] của Hoàng Sĩ Khải (khoảng thế kỉ XVI) có nói đến phong tục dán tranh vẽ gà để yểm trước cửa ra vào trong những ngày Tết. Mặt khác, hai tác giả Nguyễn Bá Vân và Chu Quang Trứ trong cuốn Tranh dân gian Việt Nam ghi rõ: Theo gia phả của dòng họ Nguyễn Đăng, họ này đã hành nghề in tranh ở đây được 20 đời, tức vào khoảng trên dưới 500 năm, gần với thời gian Hoàng Sĩ Khải nói đến các bức tranh Gà, tranh Chung Quỳ và Bùa Đào [63, tr 34]. Như vậy, mốc thời gian 20 đời hay 500 năm tương ứng với thế kỉ XVI, XVII. 2 Đông Hồ theo chữ Hán nghĩa là Hồ ở phía Đông. 8
  9. Thứ ba, thế kỉ XVI, XVII xu hướng thẩm mỹ dân gian phát triển thể hiện rõ ở các loại hình nghệ thuật. Nhiều ngôi đình dựng vào nửa sau thế kỉ XVII, và đầu thế kỉ XVIII có nhiều hình chạm mà đề tài và cách thể hiện gần với tranh Đông Hồ như: Đánh ghen, đánh vật, hình gà, lợn, chuột, mèo, cá… Những điểm trên cho phép chúng ta suy luận về sự xuất hiện tranh dân gian ở thời điểm này. Trong cuốn Nghề thủ công truyền thống Việt Nam và các vị tổ nghề viết: “Dựa vào các thư tịch cổ thì chắc chắn rằng nghề in mộc bản đã khá thịnh hành ở nước ta vào thế kỉ XII” [68, tr 135]. Qua đây có thể thấy, ở những thế kỉ trước, tranh khắc gỗ chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống tôn giáo, song, nó chỉ tham gia vào việc thể hiện những bản kinh Phật, in sách hoặc tranh thờ. Có lẽ phải đến thế kỉ XVI, XVII tranh khắc gỗ mới hình thành phong cách rõ ràng và được phổ cập rộng rãi trong nhân dân. 1.2.4 Di tích lịch sử văn hoá 1.2.4.1 Đình làng Đình làng thờ vị Đức Ông, hiệu là Phổ Tế Trấn Bắc Đại Vương. Đình được dựng ở phía Bắc của làng. Hướng đình nhìn ra sông Thiên Đức, xung quanh là đồng ruộng. Trước mặt là giếng đình hình bán nguyệt và hồ ao. Về mặt kết cấu, đình có 7 gian bái đường và 2 gian hậu cung để thờ và cúng thành hoàng làng. Ngay trước ban thờ hậu cung có tấm hoành phi đề: Vạn cổ hương, nghĩa là làng có từ lâu. Hai bên đình có 2 giải vũ, sau này hai bên giải vũ bị phá đi. Khoảng năm 1970, hai gian hồi bái đường cũng bị dỡ bỏ vì công trình đã bị xuống cấp. Từ đó đình chỉ còn 5 gian và hậu cung. Hai bên giải vũ của đình hiện nay đã được thay thế bằng hai dãy nhà mới. Dãy bên phải xây nhà 4 gian, hoàn thành năm 1999, làm phòng lưu niệm và trưng bày tranh dân gian khi hội làng. Dãy bên trái xây 3 gian, hoàn thành năm 2001, làm nhà thờ Tổ và cúng chúng sinh trong dịp hội làng. Tam quan đình và giếng hình bán nguyệt trước cổng đình được xây dựng vào năm Quý Mùi (1943) do ông Chánh Tổng Tuynh, dòng họ Lê đảm nhiệm. Đình làng Đông Hồ có nét đặc sắc không chỉ ở kiến trúc và nghệ thuật trang trí, mà đình còn gắn liền với việc mua bán tranh xưa kia. Do đó đình làng còn được gọi là chợ đình tranh. Chợ tranh họp tại đình, có 5 phiên một tháng vào các ngày 6, 11, 16, 21 và 26 tháng Chạp âm lịch. Đến phiên chợ, khắp trong và ngoài đình rực rỡ bởi màu sắc của tranh. Tranh treo lên dây, vắt lên tường, bày trên chiếu cói, người bán, kẻ mua đông vui tấp nập. Do đó chợ tranh còn được gọi là hội tranh. Năm 1993, đình được nhà nước xếp hạng di tích, cũng bởi đình gắn với di tích chợ tranh và nghề tranh truyền thống của làng. 1.2.4.2 Nghè Trước đây Tổng Đông Hồ có một ngôi nghè lớn hơn cả đình làng. Kiến trúc nghè gồm 19 gian, cũng thờ tướng Cao Biền. Dãy nhà chính gồm 5 gian với 3 gian hậu cung. Trước sân nghè có tòa nhà tiền tế (5 gian), hai bên có hai dãy giải vũ (mỗi dãy 3 gian nối với nhà chính). Vị trí của nghè nằm ở bãi nghĩa trang hiện nay. Sau đó nghè bị phá để lấy gỗ làm cầu qua mương, lấy gạch xây các công trình khác. Khi 9
  10. cúng ở nghè bao giờ đồ cúng cũng là thịt lợn sống và xôi trắng. Điều này thật khó lí giải, đồ lễ cúng như vậy có ý nghĩa gì. Trong những ngày hội làng, ở nghè chỉ thắp hương, không có nghi lễ nào liên quan đến lễ hội. 1.2.4.3 Đền Theo thần tích, thần sắc của làng Đông Hồ, đền làng thờ bà Diệu Linh tiên chúa. Trước đây, đền cũng ở ngoài bãi sông Thiên Đức, sau chuyển vào làng mới, tức vị trí hiện nay. Ngôi đền cũ chỉ có hậu cung và nhà tiền tế nhỏ không có hồi. Cho đến nay đền đã qua bốn lần tu sửa: Lần thứ nhất, sửa lại hậu cung (1993) Lần thứ hai, xây lại sân và tường bao quanh (1995) Lần thứ ba, xây lại 3 gian tiền tế và một chái nhà (1996) Lần thứ tư, xây thêm 3 gian nhà khách (2000) Ở phía ngoài sân đền có lầu để thờ Cô, Cậu từ xưa nhưng được xây lại cùng với thời gian xây nhà khách. Người dân ở đây cho biết, đền có từ lâu đời và rất linh thiêng. Hàng tháng, cứ ngày rằm và mùng một dân làng và các vùng lân cận đến đây tế lễ đông. Song đáng tiếc, hiện nay tượng thờ ở đền đều là tượng mới. Những pho tượng cũ đã bị nhấn chìm xuống ao cùng thời gian phá Nghè và chùa. 1.2.5 Đời sống văn hóa tinh thần làng Đông Hồ 1.2.5.1 Giai thoại, truyền thuyết về vị thần Thành hoàng làng Đông Hồ Trong thần tích- thần sắc của làng Đông Hồ có ghi lại như sau: Làng thờ 2 vị: Vị Đức ông hiệu là Phổ Tế Trấn Bắc Đại Vương, không có tên húy. Vị Đức bà hiệu là Diệu Linh tiên chúa. Không có tên húy. Các ngài là thiên thần. Sự tích các ngài không có sách hoặc văn, bia nào ghi, chỉ lưu truyền trong dân gian truyền thuyết như vậy [65, tr 504-505]. 1.2.5.2 Giai thoại, truyền thuyết về một số nhân vật ở Đông Hồ Theo lời kể của cụ Lê Văn Bính, trưởng chi họ Lê thì cụ tổ họ Lê là Lê Quý Công, tước Dung Vũ Hầu là người vẽ giỏi lại đỗ đạt làm quan to. Những cuộc du ngoạn của nhà vua ông thường được theo hầu để vẽ phong cảnh, địa thế và được phong là “Điện tiền tiên xa cách” [31; tr 20 ]. 1.2.5.3 Hoạt động lễ hội truyền thống - Hội làng: Hội làng là một hoạt động văn hóa văn nghệ dân gian của làng Đông Hồ. Xứ Kinh Bắc vốn là vùng có hội nổi tiếng cả nước, với nhiều hình thức hoạt động hấp dẫn. Ở vùng đất Song Hồ xưa cũng có khá nhiều hình thức hoạt động hội hè nổi tiếng một vùng, như hội lên đồng, xuống đồng, hội thi mã, thi thả chim… Hội lên đồng, xuống đồng là một sinh hoạt văn hóa gắn liền với những người làm nông nghiệp. Bắt đầu từ những sinh hoạt tín ngưỡng, hội làng ngày càng phát triển và cuối cùng những ngày hội này đã trở thành những ngày “ra quân sản xuất” hay ngày “tổng kết” thời vụ của người lao động. Đây là sinh hoạt tín ngưỡng, đồng thời là sinh hoạt văn hóa dân gian của những người làm nông nghiệp. Vì thế các hoạt động này được bảo lưu một cách chắc chắn trong sinh hoạt làng xã thời xưa. 10
  11. Hội thi mã là một sinh hoạt tinh thần nhưng mang đậm tính nghề nghiệp của những người làm mã Đông Hồ. Hội được tiến hành từ ngày 14 đến hết ngày 18 tháng 3 âm lịch hàng năm. Hội mã, tên chữ là “Kỳ Yên”, nôm na gọi là hội “cầu mát”, với ý nghĩa là cúng tế trời đất để cầu cho dân làng được bình an, thịnh vượng và mạnh khỏe. Hội làng được tổ chức tại đình (ở Đông Hồ gọi là chợ Đình tranh3). Mặc dù Đông Hồ nổi tiếng là trung tâm sản xuất tranh dân gian nhưng mọi nghi thức diễn ra trong hội làng không liên quan đến nghề tranh. Dân làng Hồ không thờ ông tổ nghề tranh. Do đó nếu nói rằng nghề làm mã có trước nghề tranh không phải là không có cơ sở. - Truyền thống trọng người già: Truyền thống trọng người già (trọng xỉ) là một truyền thống đạo đức vô cùng quý giá. Khi làng vào đám, các lão làng được ngồi ở khu vực riêng (tòa các cụ), các cụ cùng với chức dịch trong làng mới được quyền quyết định các công việc trong làng. Đây còn là sự đan cài, phối hợp giữa lực lượng nhà nước (Hương lý) với quyền lực truyền thống của cộng đồng làng xã (lão làng). Về địa vị, những cụ nhiều tuổi cũng được coi ngang như những người có học vị cao (được coi là danh vọng cao quý). Ở các làng quê khác, cao nhất là ngôi tiên chỉ, nhưng ở Đông Hồ cụ Thượng (người cao tuổi nhất làng) là cao nhất, sau mới đến ngôi tiên chỉ. Khi làng có việc, theo quy định của Đông Hồ, cứ 6 người ngồi 1 cỗ. Nhưng đối với cụ Thượng được ngồi 1 mình 1 mâm. Với các cụ 55 tuổi được bố trí 3 người một cỗ, đến 70 tuổi bố trí 2 người một cỗ, và đến thượng thọ thì một mình một mâm cỗ, lại còn được cả cỗ dựa (một cỗ làm phần)- ngang như Chánh tổng của làng. 1.2.5.4 Phong tục tập quán Trước Cách mạng Tháng Tám 1945, ở Song Hồ nói chung và làng Đông Hồ nói riêng còn duy trì nhiều phong tục tập quán khác nhau, đó là sinh hoạt đấu cờ thường tổ chức vào dịp xuân; hội thi chim vào đầu hạ. Những sinh hoạt này là hình thức giải trí sau những tháng ngày lao động vất vả, đó cũng là dịp đua tài của những cặp kì phùng địch thủ. Riêng hội thi chim ở Song Hồ còn thể hiện lòng khát khao tự do, hòa bình của những người dân lao động, là sự kỳ vọng xóm làng yên vui, dân làng tài ba phóng khoáng, ấm no, phát triển của những người dân Song Hồ phong lưu trong cuộc sống. Như vậy, người dân làng Hồ tự hào về những cốt cách văn hóa truyền thống tốt đẹp tự ngàn xưa và vẫn được lưu giữ đến ngày nay. Đó là phép lịch sự, nếp sống nho nhã, lòng mến khách và niềm tự hào với các nghề truyền thống. Phong cảnh và con người nơi đây vẫn mang màu sắc của một làng cổ. Thế hệ những người cao tuổi vẫn là tấm gương để con cháu noi theo về lối sống trọng tình, thanh lịch, giàu bản sắc văn hóa. 3 Thời kì phát triển của nghề làm tranh. Từ ngày 6 tháng Chạp đến 26 Tết, chợ tranh được mở tại đình. Từ sân đình ra khu vực xung quanh, nhiều lều tranh được dựng lên. Trong làng khách xa về mua tại các nhà hoặc ra “chợ tranh” đông vui nhộn nhịp. 11
  12. Tiểu kết chƣơng 1: Qua một số nét khái quát về làng Đông Hồ, luận văn muốn nhấn mạnh thêm rằng, đây là mảnh đất có bề dày lịch sử và truyền thống tốt đẹp hơn năm trăm năm. Có hơn hai mươi dòng họ sinh sống ở đây, nhưng trong cộng đồng làng luôn có tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái rất cao, nhất là trong lao động sản xuất và các quan hệ xã hội làng xã. Vị trí làng Đông Hồ rất thuận lợi khi nằm bên sông Thiên Đức (tức sông Đuống), lại gần trung tâm văn hóa lớn-Luy Lâu- có bề dày lịch sử hàng ngàn năm. Bên cạnh nghề nông làm gốc thì điểm khác biệt là người dân làng Hồ chủ yếu phát triển nhờ vào nghề thủ công truyền thống, đó là nghề làm mã, nghề làm tranh, nghề nhuộm giấy….Chính những nghề truyền thống này đã làm nên tên tuổi của làng Đông Hồ, làng làm tranh dân gian và làm mã nổi tiếng một vùng và quy mô lớn của Việt Nam. CHƢƠNG 2: TRANH DÂN GIAN ĐÔNG HỒ 2.1 Một số đặc điểm nội dung tranh dân gian Đông Hồ Tranh dân gian Đông Hồ phong phú về nội dung xuất phát từ đề tài phong phú. Để hiểu rõ về nội dung của tranh Đông Hồ, trước hết chúng tôi trình bày về các đề tài hay cách phân loại của tranh, từ đó có cách nhìn toàn diện và sâu sắc để nêu lên đặc điểm về nội dung của dòng tranh này. 2.1.1 Về đề tài phong phú Chúng tôi đã xem xét và thống nhất với cách phân loại của tác giả Nguyễn Thuần trong bài “Thương nhớ về một làng tranh” [53; tr 102-103]. Có thể chia ra sáu loại chính: 1- Tranh thờ cúng: Để đáp ứng nhu cầu của tâm linh. 2- Tranh lịch sử: Nhằm đề cao những anh hùng dân tộc có công dựng nước và giữ nước. 3- Tranh chúc tụng (hay còn gọi là mơ ước đầu năm): Tranh chỉ xuất hiện vào dịp tết đến xuân về, nên mảng này hết sức phong phú. Chúc cho mọi người, mọi nhà gặp nhiều điều tốt lành trong năm mới, tiêu biểu như: “Đại cát”, “Vinh hoa”, “Phú quý”; mong muốn sum vầy, hạnh phúc thì có: “Gà đàn”, “Lợn đàn”. 4- Tranh sinh hoạt: Phản ánh cuộc sống muôn màu, muôn vẻ, thú vui như: “Đánh vật”, gây cười như “Hứng dừa”, châm biếm như “Đánh ghen”, đả kích khôn khéo như “Đám cưới chuột”, “Thầy đồ cóc”. 5- Tranh phong cảnh: Đề cao thú chơi tao nhã, lịch sự, đề cao vẻ đẹp thùy mị, duyên dáng của người con gái có bốn cô “Tố nữ”, thú chơi cây cảnh có “Mai- Lan- Cúc- Trúc”, hoa nở bốn mùa có “Xuân- Hạ- Thu- Đông”. 6- Tranh truyện: Lấy cốt truyện có sẵn trong dân gian, đề cao con người có tâm trong sáng, chính nghĩa thắng gian tà như “Thạch Sanh”, “Phương Hoa”, nhiều điển cố như “Bát Tiên”, nhiều mưu mẹo như “Tam Quốc”, “Chinh Đông”, đa tài, đa tình như “Kiều”…. 2.1.2 Đặc điểm nội dung tranh dân gian Đông Hồ Nội dung của tranh dân gian Đông Hồ rất phong phú, đa dạng. Mỗi bức tranh đều mang nhiều ý nghĩa nhân sinh riêng, biểu hiện nhiều góc độ tâm trạng của con 12
  13. người, mang trong nó là cả những ước vọng của người dân, từ những ước mong giản dị cho tới những điều cao quý. Chúng tôi trình bày nội dung tranh Đông Hồ dựa theo cách phân loại của tranh, và tạm chia ra bốn đặc điểm chính về nội dung như sau. 2.1.2.1 Tranh Đông Hồ mang nội dung chúc tụng, thể hiện ước mơ tốt đẹp của người lao động Từ hai bên cánh cổng ta đã bắt gặp những Tiến tài- Tiến lộc [Phụ lục; ảnh 1, 2] vẽ hình hai vị thần mũ áo triều phục văn quan, một vị mang biển Tiến tài, một vị mang biển Tiến lộc. Theo tục lệ của dân làng, dán hai bức tranh này ngoài cổng, tài lộc sẽ kéo vào trong nhà, và với năm mới, hai vị thần Tiến tài, Tiến lộc sẽ mang lại sự thịnh vượng. Người nông dân cầu mong sinh được con trai để lấy người nối dõi dòng tộc qua bức tranh Vinh hoa có hình em bé như một tiên đồng, hình dáng mập mạp, tóc để trái đào, tay ôm con gà trống [Phụ lục; ảnh 5]. Họ cầu mong một gia đình quây quần đầm ấm, chan hòa hạnh phúc như ý nghĩa của hai bức tranh Gà đàn [Phụ lục; ảnh 11] và tranh Gà thư hùng [Phụ lục; ảnh 26] là bức tranh toàn cảnh của gia đình đoàn tụ, mẫu mực cho sự thủy chung và tinh thần trách nhiệm. 2.1.2.2 Tranh Đông Hồ ca ngợi truyền thống “tôn sư trọng đạo” Truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo đã có từ lâu trong lịch sử dân tộc ta. Tranh Đông Hồ nổi tiếng cũng bởi phản ánh nội dung này trong tranh. Bức tranh vừa mang nhiều ẩn ý phê phán và cả khuyến khích việc học hành là Thầy đồ cóc [Phụ lục; ảnh 19]. Tranh có nhiều ẩn dụ, với ý nghĩa khuyên con cháu học hành thì khung cảnh trường học tấp nập như vậy là niềm mơ ước của nhiều trẻ em thời bấy giờ. Tranh Thầy đồ cóc (hay Lão Oa giảng độc) hướng đến đề tài giáo dục- một chủ đề mang tính thời đại, quy luật tất yếu của xã hội, nhằm đào tạo lớp người kế cận thành những con người mới có đạo đức, có kiến thức, có năng lực. Đề tài có tầm cỡ và quan trọng như vậy, lại lấy “xã hội” loài cóc làm đối tượng phản ánh, ít nhiều mang chất trào lộng, hài hước và chấm biếm, tưởng phi lý, nhạo báng nhưng lại có lý và tâm đắc. Tâm đắc và hợp lý ở tính nhân văn sâu sắc của bức tranh. Là loại tranh cổ, đã có từ trước khi Pháp sang cướp nước ta, thời Nho học và đức Khổng Tử đang được tôn thờ. Các bậc cha mẹ đều mong muốn con mình học được chút ít chữ Thánh hiền để nên người, cũng không dám mơ ước đến đỗ đạt, đăng khoa hay chức cao vọng trọng. Không chỉ có ý nghĩa nhân văn như vậy, bức tranh còn thể hiện được sự kính trọng của trò với thầy. Trong tranh có một chú Cóc dáng vẻ nghiêm chỉnh, cung kính, lễ phép, một tay chống gối, tay kia xách siêu nước sôi pha trà dâng thầy. Đây là một hành vi đẹp, có văn hóa, thể hiện sự “tôn sư trọng đạo” của người đi học. Ngoài ra, tranh Lý Ngư vọng nguyệt (Cá chép trông trăng) cũng muốn khuyên người học trò chăm chỉ học tập rồi thi đỗ như truyền thuyết “cá chép vượt vũ môn” hóa rồng. Tranh Đám cưới chuột [Phụ lục; ảnh 20], tranh Rước ông nghè vinh quy bái tổ [Phụ lục; ảnh 21] hay Mục đồng đọc sách [phụ lục; ảnh 23] cũng nhằm khuyến học mạnh mẽ. 2.1.2.3 Tranh Đông Hồ ca ngợi những anh hùng dân tộc, phản ánh cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc 13
  14. Tranh Đông Hồ phản ánh quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước rất oanh liệt, vẻ vang của dân tộc ta trong suốt chiều dài lịch sử. Qua các bức tranh Đông Hồ về lịch sử phong phú, đa dạng, chúng ta thấy lịch sử dân tộc bằng tranh hiện lên thật sinh động và sâu sắc. Những bức tranh ca ngợi lịch sử thời kì đầu - sau công nguyên với các nhân vật như: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Đinh Tiên Hoàng, Trần Hưng Đạo…., cụ thể là các bức tranh: tranh Bà Triệu cưỡi voi, Bà Triệu đánh giặc, tranh Hai Bà Trưng, Vua Đinh Tiên Hoàng, Ngô Quyền đánh giặc, Trần Hưng Đạo, Ngựa Hồng,… Đến thời kì lịch sử chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ có các tranh: Văn minh tiến bộ tọa đăng xương- Phong tục cải lương moa tăng phú (Thời đại văn minh tiến bộ anh hãy cẩn thận- Phong tục thay đổi, tôi cóc cần), Tranh Bắt giặc lái Mỹ, Tranh Hòa bình,… 2.1.2.4 Tranh Đông Hồ mang nội dung phê phán, đả kích những thói hư, tật xấu Về phương diện xã hội, tranh Đông Hồ thành công trong việc phê phán, đả kích sâu cay tầng lớp phong kiến thống trị với những thói hư tật xấu. Hai bức tranh tiêu biểu là Thầy đồ cóc và Đám cưới chuột được nghệ sĩ dân gian thể hiện rất tài tình. Tranh Thầy đồ cóc bên cạnh ý nghĩa khuyến khích việc học và “tôn sư trọng đạo”, còn được diễn giải bằng bốn câu thơ với ẩn ý đả kích: Tìm thầy hỏi bạn nhái chi mà Thấy học xem bằng ếch thấy hoa Mở mắt chão chàng soi vũ trụ Đem gan cóc tía đối sơn hà Tuy có bốn câu thơ, nhưng có đủ cả ếch, cóc, nhái, chão chàng làm ta liên tưởng đến bài “Rắn đầu biếng học” của Lê Quý Đôn trong câu “Thấy học xem bằng ếch thấy hoa” có ý tương tự, chung nỗi chán chường mỉa mai; hay với cụ Tú Xương trong bài “Nào có ra gì cái chữ Nho”, học hành đỗ đạt dưới chế độ cũ có ra sao, thi đỗ làm quan tức là làm tay sai cho bọn thống trị, để hà hiếp bóc lột dân nghèo. Ở đây còn có ý nói, có khi làm tay sai mà không biết vì “mắt chão chàng” nhìn trừng trừng nhưng không tinh tường. Thế mà dám đem gan và sức ấy ra để phản Tổ quốc, hại nhân dân. Thầy đồ cóc quả là một bài học triết lý với miền Nam nước ta thời kỳ kháng chiến chống Mỹ và đến nay ý nghĩa sâu sắc đó vẫn còn tác dụng. Bức tranh Đám cưới chuột [Phụ lục; ảnh 20] rất nổi tiếng, cũng mang tính đả kích sâu sắc, đánh một đòn rất trúng, rất hiểm vạch mặt bọn thống trị không hề khoan nhượng. Ngoài ra, các bức tranh khác về nội dung châm biếm, đả kích thói hư tật xấu của bọn quan tham cũng như lũ giặc xâm lược nước ta như: Tranh Trê và Cóc; Cóc múa kì lân; Chuột Tầu rước rồng vàng; hay “Văn minh tiến bộ toa tăng xương- phong tục cải lương moa tăng phú” (nghĩa là: Thời đại văn minh tiến bộ anh hãy cẩn thận; Phong tục thay đổi, tôi cóc cần),... Về phương diện gia đình, tranh phê phán, đả kích cũng đa dạng, nhiều đối tượng, nhiều khía cạnh. Tiêu biểu là tranh Đánh ghen, là bức tranh sinh hoạt dí dỏm mang tính phê phán và giáo dục cao [Phụ lục; ảnh 16, 15]. 14
  15. 2.2 Một số đặc điểm nghệ thuật tranh dân gian Đông Hồ Đây là sự tìm tòi công phu qua nhiều thế hệ những nghệ nhân dân gian. Tranh Đông Hồ có vẻ đẹp dung dị, mộc mạc rất độc đáo mà ít có loại tranh nào trên thế giới đạt được. Về cách dùng màu sẵn có trong thiên nhiên có thể sánh ngang với chất liệu mà các nghệ sĩ Ai Cập đã thể hiện trên những bức tranh tường, trong các Kim Tự Tháp cổ đại mà các đời sau đã phải bỏ ra bao công sức để khám phá ra chất liệu đó [53; tr 58]. 2.2.1 Chất liệu Sau khi đã vẽ mẫu xong, hay còn gọi là ra mẫu, các nghệ nhân tìm gỗ để khắc (gọi là khắc ván). Gỗ dùng chủ yếu là gỗ mít, xẻ thành ván theo độ dầy nhất định, để vài năm cho gỗ khô kiệt, ván không bị cong, vênh. Bản khắc Đông Hồ không khắc bằng dao mà khắc bằng đục. Có nhiều loại đục khác nhau để có thể tạo được nhiều nét khắc to, khỏe mà vẫn tinh tế, có hồn. Sau khi tạo ván khắc xong, người thợ lấy giấy ráp cọ tỷ mỷ cho mặt nhẵn mịn rồi in thử, trước khi in vụ sau phải ngâm ván để các nét sáng, sạch sẽ. Mỗi ván in được hàng triệu bản vẫn bền do chất gỗ thị rất tốt, bền theo thời gian. 2.2.2 Bố cục Bố cục là sự sắp xếp các mô típ trong tranh sao cho chặt chẽ, hợp lý [53; tr 59]. Tranh Đông Hồ tiêu biểu cho nghệ thuật khắc họa không gian theo lối ước lệ, tượng trưng là phổ biến. Nghĩa là, tranh Đông Hồ không thể hiện các hình tượng to- nhỏ theo luật xa- gần (như của Tây phương), mà tùy theo cảm hứng sáng tác và tùy thuộc vào yêu cầu, bối cảnh cũng như nội dung của người mong muốn để thể hiện bức tranh như thế nào. Ví dụ như trong tranh thờ Tam phủ, Tứ phủ, Ông Công, Ông Táo, Ông Tơ, Bà Nguyệt…. Các nhân vật được sắp xếp theo quy ước, lớp trong ở xa, lớp ngoài ở gần như các mảng chính, phụ. Đối với các tranh vẽ đề tài lịch sử cũng vậy, các vị anh hùng và các nhân vật chính luôn được vẽ với tầm vóc lớn hơn. 2.2.3 Đường nét Nghệ thuật làm tranh Đông Hồ độc đáo bởi đường nét bao giờ cũng được thể hiện sau cùng, bằng ván in nét. Theo cách tạo hình, đường nét làm nên linh hồn cho bức tranh. Đường nét cũng mang yếu tố trang trí cao. Vì thế, đường nét rất quan trọng, nét là phương diện tạo hình, là biên giới của các mảng màu và nền tranh. Đường nét trong tranh Đông Hồ thiên về sự đơn giản, chắc khỏe, có xu hướng cách điệu và trang trí hơn là tả thực. 2.2.4 Màu sắc dân gian Màu sắc cổ truyền, xưa nhất là màu trắng điệp và màu đen, hay nét viền đen. Ngoài ra còn có màu vàng hòe, lấy từ hoa của cây hòe, màu đỏ vang lấy từ vây vang, màu đỏ của sỏi son,…Để làm nên một bức tranh dân gian Đông Hồ, người nghệ nhân phải khéo léo tạo các mảng màu thật hài hòa, cân đối, cũng như các nét phải rõ ràng, to, chắc, đậm. Đó là các mảng màu dẹt, không gợi khối hay ánh sáng như những tranh hiện đại khác. 15
  16. 2.2.5 Tính dị bản của tranh dân gian Nằm trong xu thế biến đổi chung của các ngành nghệ thuật dân gian, tranh Đông Hồ do nhiều thế hệ cùng sáng tác và được đông đảo quần chúng tham gia trong quá trình in, tiêu thụ và thưởng thức tranh. Một bức tranh thông thường cần có một bản khắc nét và vài ba bản khắc màu. Tính thủ công trong kỹ thuật làm tranh và phương pháp khắc ván in tranh là nguyên nhân làm tranh dân gian Đông Hồ có nhiều dị bản. Sự khác nhau của các tờ tranh có cùng tên gọi là do sự thêm bớt một vài tình tiết như chữ đề trên tranh, thơ họa tranh, số lượng nhân vật, trang phục, tư thế,…. hay cũng có thể thay đổi một vài sắc độ, màu nền tranh, màu sắc các họa tiết trong tranh,…. 2.3 Quy trình kỹ thuật làm tranh 2.3.1 Chuẩn bị về nhà xưởng, thiết bị và nguyên liệu Đây là bước đầu tiên quan trọng trong quy trình làm tranh dân gian. Các thiết bị làm tranh phải có đủ, trong một không gian nhà xưởng nhất định, đồng thời nguyên liệu cho làm tranh cũng phải được chuẩn bị từ trước. 2.3.1.1 Về nhà xưởng Đặc trưng của nghề làm tranh tuy không đòi hỏi cơ sở vật chất, trang thiết bị nhà xưởng quá quy mô và tốn kém, nhưng lại cần những khoảng không gian rộng. Bởi trong quy trình chuẩn bị giấy điệp in tranh, hay phơi tranh thì cần khoảng sân rộng để có thể trải giấy điệp hay tranh thành phẩm ra phơi cho được nắng thì giấy điệp mới trắng, tranh mới tươi màu. Tuy vậy, mỗi hộ gia đình của làng Hồ cũng tận dụng những không gian có được trong nhà mình như nhà ba gian, hay sân rộng, nhà ngang, sân tầng thượng….để có thể phơi tranh, hay trưng bày tranh thành phẩm. 2.3.1.2 Về thiết bị Trước khi bắt tay vào làm tranh, các nghệ nhân làng Hồ đều chuẩn bị những dụng cụ thiết yếu, chúng được cất giữ như những bảo bối trong nhà. Thiết bị đó bao gồm: Dụng cụ sáng tác mẫu tranh: đó là các bút lông, mực nho (hay mực tàu) và giấy bản mỏng. Khi vẽ mẫu tranh, nghệ nhân sẽ dùng bút lông chấm vào mực tàu đã pha và vẽ hình mẫu lên các bản giấy mỏng. Sau đó, giấy mẫu được dán vào mặt trước của tấm gỗ, và nét vẽ sẽ thấm ra mặt sau tờ giấy, nhờ đó người thợ khắc mới khắc được hình vẽ lên bản gỗ. Dụng cụ khắc ván tranh: Dụng cụ được dùng để khắc ván in tranh là mũi đục, hay gọi là ve bằng thép cứng, và dùi đục dùng để gõ đục (trong khi đó Hàng Trống dùng dao khắc). Mỗi bộ ve khắc ván gồm khoảng 40 chiếc, chia ra 4 loại: Móng: là lưỡi ve lòng máng, cong nhiều Thoảng: là lưỡi ve hơi lòng máng, hơi cong Thẳng: là lưỡi ve thẳng Dẫy nền: là lưỡi ve lòng máng, thân ve uốn cong để dũi, đào sâu xuống gỗ. Mỗi loại ve có khoảng trên dưới 10 cái với nhiều cỡ to nhỏ khác nhau. Ngoài mũi đục và dùi đục, còn có dao khắc mũi mài một má (vát một bên má dao). Dụng cụ in tranh: Gồm ván in tranh (ván màu), sơ mướp và các bìa màu…. 16
  17. Ván in tranh: là các khổ ván nhỏ, nhẹ, thuận tiện khi in. Các ván in tranh được chuẩn bị trước và đồng thời với các hình mẫu được sáng tác. Sau khi hình mẫu được tạo ra và khắc xong, đó là bản nét hoàn thiện. Sau đó, người thợ còn phải khắc bản nét để in từng màu. Đây là các ván nhỏ hơn ván nét, người thợ khắc theo từng mảng màu có trên từng tờ tranh (màu xanh, đỏ, vàng, hồng,… mỗi màu có một bản khắc nét mẫu này). Tranh có bao nhiêu màu thì có bấy nhiêu bản in màu. Ván in màu này sẽ được trực tiếp dùng in lên giấy điệp, qua các công đoạn và thao tác in tranh sẽ được các bức tranh hoàn chỉnh. Sơ mướp có sẵn ở nhà nhiều, không có thì thay bằng các miếng giấy ráp hay bàn chải to đều được. 2.3.1.3 Về nguyên liệu in tranh Trước hết phải kể đến giấy in tranh, là giấy dó quét điệp. Xưa kia, nguyên liệu dùng in tranh là những thứ có sẵn trong tự nhiên. Người thợ tự chế lấy theo lối thủ công truyền thống, vừa rẻ, vừa độc đáo. Hiện nay, người Đông Hồ mua giấy dó ở trên Đống Cao mà không tự sản xuất như xưa. Giấ y làm tranh của Dương Ổ chủ yế u cung cấ p để phu ̣c vu ̣ cho làng làm tranh Đông Hồ . Tuy nhiên , do tính chấ t của sự phân công lao đô ̣ng trong hê ̣ thố ng các làng nghề truyề n thố ng mà giấ y dó ở đây không đến ngay với thợ thủ công Đông Hồ . Giấ y dó sau khi đươ ̣c làm xong ở Dương Ổ sẽ được bán cho người làng Đạo Tú (Thuâ ̣n Thành, Bắ c Ninh) hoă ̣c làng Trưởng Xá (Thuâ ̣n Thành, Bắ c Ninh). Người thơ ̣ thủ công của hai làng này sau khi phế t lên mă ̣t giấ y mô ̣t lớp xà cừ , lại đem bán giấy cho thương nhân Hà Nội để người ta phủ lên đó mô ̣t lớp dầ u bóng , sau đó mới sẵn sàng cho người thơ ̣ thứ tư sử du ̣ng để in tranh. Các nghệ nhân hiện nay thường đặt mua giấy dó để giảm công đoạn làm giấy này. Sau đó, giấy dó được quét điệp bằng chổi lá thông khô, làm thành giấy điệp. Sau này, người nghệ nhân còn sáng tạo ra là quét thêm trên nền giấy điệp lớp màu đỏ son, màu vàng hòe thành nền đỏ cam hoặc vàng chanh. Và giấy điệp cũng là một đặc trưng rất riêng của làng tranh Đông Hồ. Màu in tranh Đông Hồ là thuốc cái, hoàn toàn được chế biến từ nguyên liệu và thảo mộc tự nhiên như: Màu trắng điệp lấy từ con sò điệp. Màu vàng hòe được chế ra từ hoa của cây hòe hay hạt dành dành. Màu đỏ được nấu từ gỗ vang trong rừng và nước lã. Vang là loại cây thân gỗ có quả cứng, hoa vàng. 2.3.2 Kĩ thuật làm tranh 2.3.2.1 Khâu vẽ mẫu- hay sáng tác mẫu tranh Đây là khâu đầu tiên, quan trọng và khó nhất trong quy trình kĩ thuật làm tranh. Sau khi chuẩn bị nguyên liệu, thiết bị, nhà xưởng xong, thì đòi hỏi người nghệ sĩ phải ra mẫu, hay sáng tác mẫu tranh. Cũng có thể nghệ nhân sẽ ra mẫu trước hay đồng thời với quá trình chuẩn bị nguyên liệu, thiết bị. Nhưng dù trước hay sau, thì việc ra mẫu cũng là một quy trình sáng tạo nghệ thuật đặc biệt của nghệ nhân. Quy trình này đòi hỏi nghệ nhân phải có năng khiếu hội họa thực sự. Sau khi sáng tác được mẫu nào thì đem ra khắc vào bản gỗ (ván khắc). Đó là những công đoạn khó nhất của nghề làm tranh, ít người thông thạo cả hai. Số người có khả năng sáng tác mẫu không nhiều. Họ thường là những nghệ nhân giỏi trong làng. Sau Cách mạng tháng Tám, 17
  18. những nghệ nhân sáng tác giỏi trong làng phải kể đến: Nguyễn Thế Thức, Nguyễn Thế Giác (Giác nhất), Nguyễn Thế Lãm (Giác nhì), Vương Chí Long, Vương Chí Hồ….. 2.3.2.2 Khắc ván Nghệ nhân khắc ván phải là người có kỹ thuật chạm giỏi. Trước cách mạng tháng Tám, những nghệ nhân khắc ván có tay nghề cao là Nguyễn Đăng Tụy, Nguyễn Đăng Mưu, Nguyễn Thế Bân, Hà Văn Tư…Ván in thường chia làm hai loại là ván in nét và ván in màu. Ván in nét làm bằng gỗ thị, gỗ thừng mực. Gỗ thị thớ đa chiều dùng để khắc ván in nét có thể tạo nét tinh vi, mảnh nhỏ, nét bền. Gỗ mực nhẹ, nạc, mềm và rất dễ khắc nhưng độ bền không cao. Ván in màu bằng gỗ giổi hay gỗ vàng tâm, là loại gỗ nhẹ, thớ mềm xốp, dễ hút màu, do đó in đượm màu thuốc cái. 2.3.2.3 In tranh Dụng cụ và vật liệu để in tranh gồm giấy dó, ván in, thét thông, bìa màu và xơ mướp (có nghệ nhân dùng miếng xốp mút). Sau khi chuẩn bị xong các nguyện liệu, dụng cụ, người nghệ nhân tiến hành in tranh. Tranh Đông Hồ được in theo phương thức xấp ván, bằng cách cầm ván in và rập xuống bìa màu, sao cho màu thấm đều vào hình khắc trên ván. Xong bước tiếp theo là ấn ván in lên tờ giấy in, như khi đóng dấu ấn. Sau đó, lật ngửa ván in có dính tờ giấy in (giấy điệp), lấy miếng xơ mướp xoa đều lên mặt sau tờ giấy điệp để nét hoặc màu in đều lên giấy. Thao tác cuối cùng là lấy tờ tranh ra khỏi ván in. Khi in xong mỗi màu, vắt tranh vào sào nứa hoặc tre rồi phơi trong nhà, tranh khô mới in tiếp màu sau. Tranh có bao nhiêu màu thì in bấy nhiêu lần cho hết các màu thì in nét, in nét là công đoạn cuối cùng. Theo nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam: Bản khắc để in tranh hết sức quan trọng, in đem trắng thì đơn giản, còn in tranh màu phải tạo màu, sửa nét, tạo hồn cho tranh, tạo nên giá trị của tranh. Sử dụng bản khắc đòi hỏi về trình độ, kỹ thuật của người in tranh, người làm phải có tình yêu và sự sáng tạo. Trong một bức tranh có nhiều màu, người ta thường in màu đỏ trước, sau đến màu xanh, các màu vàng, trắng và màu da có thể tùy theo. Nhiều người in trong dây chuyền để hoàn thành một bức tranh, mỗi người in một màu. Để cho các mảng màu in ăn khớp với nhau, mỗi tấm ván in đều có hai điểm cữ đánh dấu ở cạnh ván in. Khi in, hai điểm này sẽ để lại dấu chấm tròn nhỏ trên tranh. Cách làm này sẽ đảm bảo cho việc in các màu xen kẽ nhau, không chồng lên những mảng màu in trước. Sau khi in xong các mảng màu, người nghệ nhân in ván nét đen để viền các mảng màu. Người Đông Hồ gọi là cắt nét. Công việc này khó nhất, đòi hỏi sao cho các nét viền phải đều tay, không được chỗ đậm- chỗ nhạt. Sau khi in nét xong cũng phơi tranh lên để tránh ẩm mốc. In nét là công đoạn cuối cùng, quan trọng để tạo nên đường nét và giá trị biểu đạt cho tranh Đông Hồ. Tiểu kết chƣơng 2: Tranh dân gian Đông Hồ có diện mạo rất riêng về nội dung và hình thức. Không chỉ phong phú về đề tài mà còn đa dạng về nội dung và hình thức nghệ thuật. Thể loại tranh Đông Hồ có nhiều loại theo cách đề ra tiêu chí khác nhau, nhìn chung có sáu loại chính là, tranh thờ cúng, tranh lịch sử, tranh chúc tụng, tranh sinh 18
  19. hoạt, tranh phong cảnh và tranh truyện. Các loại tranh Đông Hồ đều toát lên vẻ đẹp dân dã, mộc mạc nhưng gần gũi, thân thuộc với người nông dân thuần hậu, chất phác. Bộc lộ những nội dung độc đáo nhưng dễ hiểu, tranh Đông Hồ vừa mang nội dung chúc tụng, bộc lộ ước mơ ngàn đời của người lao động, cầu mong sự che chở của ông bà tổ tiên; đồng thời, tranh Đông Hồ còn là sự ca ngợi truyền thống “tôn sư trọng đạo”, đề cao chủ nghĩa nhân đạo, ca ngợi chính nghĩa, ca ngợi những anh hùng dân tộc… Ngoài ra, tranh Đông Hồ còn mang nội dung đả kích, phê phán, châm biếm thói hư, tật xấu của giai cấp thống trị thời phong kiến. Bên cạnh những nội dung đặc trưng, tranh Đông Hồ còn có hình thức nghệ thuật độc đáo về cả bố cục, chất liệu, đường nét, màu sắc dân gian hay tính dị bản của tranh. Quy trình làm tranh Đông Hồ vẫn mang tính truyền thống và độc đáo rất riêng. Từ khâu chuẩn bị nguyên liệu đến kỹ thuật làm tranh đều tuân thủ nghiêm ngặt quy trình truyền thống. Thực trạng làm tranh dân gian hiện nay có nhiều thay đổi so với trước đây, nhưng nhìn chung vẫn phát huy được yếu tố truyền thống trong thời hiện đại. Một số thay đổi về nội dung và hình thức của tranh và quy trình làm tranh không làm mất đi vẻ đẹp riêng của tranh Đông Hồ. CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG BIẾN ĐỔI VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN LÀNG TRANH DÂN GIAN ĐÔNG HỒ ĐẾN NĂM 2020 3.1 Thực trạng biến đổi của làng tranh dân gian Đông Hồ 3.1.1 Hoạt động sản xuất và tiêu thụ tranh dân gian Đông Hồ 3.1.1.1 Lao động và phân công lao động *. Số lượng lao động Trong các khâu đoạn của quá trình tạo ra sản phẩm tranh dân gian, có những khâu có thể huy động được lao động của nhiều thành viên trong gia đình, cả nam cả nữ, từ trẻ em 12, 13 tuổi đến những người tuổi cao. Đặc thù của nghề làm tranh dân gian Đông Hồ là nghề thủ công truyền thống có yếu tố nghệ thuật cao, nên về tuổi lao động không giới hạn, bởi sự đam mê với nghề và khả năng đặc biệt, nên có nghệ nhân trên 70 hay đến 80 tuổi vẫn tham gia làm tranh. Mỗi người tùy vào sức khỏe và khả năng chuyên môn của mình mà tham gia vào các khâu của quy trình sản xuất. Nghề làm tranh dân gian ở Đông Hồ tỷ lệ lao động giữa nam và nữa khá cân bằng nhau, không chênh lệch nhiều. Tuy nhiên, các nghệ nhân làng tranh dân gian Đông Hồ chỉ có nam nghệ nhân, không có nữ nghệ nhân. *. Chất lượng lao động Làng tranh Đông Hồ có nhiều nghệ nhân giỏi, nổi tiếng từ xưa đến nay, dù hiện nay một số không còn nữa, nhưng các nghệ nhân vẫn được nhiều người biết đến như: nghệ nhân Nguyễn Đăng Khiêm, Nguyễn Đăng Sần, họa sĩ Nguyễn Đăng Dũng, nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế, nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam, nghệ nhân Nguyễn Hữu Quả, nghệ nhân Trần Nhật Tấn, nghệ nhân Vương Chí Long, Vương Chí Lượng, nghệ nhân Nguyễn Thế Lãm, Nguyễn Thế Giác,….. Hiện nay, cả làng Đông Hồ chỉ còn hai gia đình nghệ nhân lâu đời vẫn duy trì công nghệ khắc ván, in tranh. Trong đó có 2 nghệ nhân có tay nghề cao, là nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế- là đời thứ 7 của dòng học Nguyễn Đăng nổi tiếng của dòng tranh 19
  20. Đông Hồ, và nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam, sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống lâu đời làm tranh dân gian. Bằng tài năng và tâm huyết với nghề tranh truyền thống, hai nghệ nhân đã vừa nghiên cứu, sưu tầm, phục chế, vừa sáng tác nhiều tranh dân gian, góp phần vào công cuộc bảo tồn và giữ gìn nghề truyền thống của cha ông ta. *. Dạy nghề và đào tạo nghề Hai gia đình Nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế và nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam đều truyền dạy trực tiếp cho các con cháu trong nhà học nghề, theo nghề. Nếu ai đi học, đi làm công chức, không theo nghề truyền thống, thì các con cháu họ đều biết làm và tham gia một khâu đoạn nào đó, tùy theo khả năng của mỗi người. Ngoài ra, nếu người nào có nhu cầu học nghề, các nghệ nhân đều vui vẻ truyền dạy. Nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế cũng đã mở được hai khóa học cho những người yêu thích nghề tranh, chủ yếu là các cháu thiếu niên, các bạn trẻ say mê. *. Phân công lao động Quá trình phân công lao động đi liền với quá trình đào tạo, dạy nghề và học nghề, đó cũng chính là cách thức tổ chức nghề nghiệp của người làm chủ. Bởi, người nghệ nhân là chủ doanh nghiệp hay chủ gia đình, vừa làm vừa phân công các việc cần làm cho từng người ở từng khâu đoạn nhất định, đồng thời chỉ dạy cho người mới học nghề đảm nhận vừa học vừa làm khâu đoạn đó. Đến khi người thợ có thể thạo việc được thì cứ theo dây chuyền để sản xuất tranh. 3.1.1.2 Hình thức tổ chức sản xuất Làng nghề tranh dân gian Đông Hồ hiện nay có 2 hình thức tổ chức sản xuất là: doanh nghiệp tư nhân và hộ gia đình. *. Doanh nghiệp tư nhân *. Hộ gia đình 3.1.1.3 Sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm Theo nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam, trước đây tranh dân gian Đông Hồ có bốn loại tranh chính gồm: tranh truyền thống vẽ bằng tay (tranh in nét và vẽ thủy mặc, vờn màu), tranh vừa in vừa vẽ, tranh in bằng ván khắc gỗ, tranh khắc gỗ. Trong đó thông dụng và phổ biến nhất là tranh đen trắng (tranh vẽ thủy mặc, vờn màu) và tranh màu được in bằng bản khắc gỗ. Các loại sản phẩm tranh này hiện nay vẫn được duy trì ở các gia đình làm tranh, đó là những đặc sản riêng của tranh dân gian Đông Hồ đã nổi tiếng và hiện nay còn được phát huy. Đáng chú ý hiện nay là tranh dương bản, tức tranh khắc gỗ được các du khách ưa chuộng và mua nhiều. Đồng thời, tranh in màu, hay in đen trắng lồng trong khung kính cũng được đón nhận tích cực. Đó là sự phát triển và tự thích nghi theo quy luật vận động tự nhiên trong quá trình phát triển của làng tranh Đông Hồ. 3.1.2 Những biến đổi của tranh Đông Hồ 3.1.2.1 Thay đổi về hình thức nghệ thuật Những biến đổi của tranh dân gian Đông Hồ ngày nay được các nhà nghiên cứu và họa sĩ đánh giá là: “…tranh Đông Hồ in ở thời điểm hiện tại thường không có màu sắc thắm như tranh cổ, nguyên nhân là người ta trộn màu trắng vào điệp quét giấy để 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2