Luận văn Thạc sĩ Luật hiến pháp và Luật hành chính: Áp dụng biện pháp đƣa ngƣời vào cơ sở cai nghiện bắt buộc - từ thực tiễn quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng
lượt xem 4
download
Mục đích nghiên cứu đề tài là trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn trong áp dụng biện pháp đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc từ thực tiễn quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng, luận văn đưa ra các giải pháp góp phần bảo đảm việc áp dụng biện pháp đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật hiến pháp và Luật hành chính: Áp dụng biện pháp đƣa ngƣời vào cơ sở cai nghiện bắt buộc - từ thực tiễn quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ĐẶNG HƢNG THỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP ĐƢA NGƢỜI VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC - TỪ THỰC TIỄN TẠI QUẬN LÊ CHÂN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH HÀ NỘI -2018
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ĐẶNG HƢNG THỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP ĐƢA NGƢỜI VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC - TỪ THỰC TIỄN TẠI QUẬN LÊ CHÂN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH Mã số: 8 38 01 02 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hà. HÀ NỘI -2018
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực, có nguồn gốc rõ ràng từ các cơ quan tổ chức. Kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định. Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2018 HỌC VIÊN Đặng Hƣng Thịnh
- LỜI CÁM ƠN Trong thời gian học tập, nghiên cứu tại Học viện Hành chính Quốc gia, tôi đã hoàn thành luận văn "Áp dụng biện pháp đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc - từ thực tiễn quận Lê Chân, tp. Hải Phòng". Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, Khoa Sau đại học, Khoa Nhà nước - Pháp luật, Trung tâm thư viện của Học viện Hành chính Quốc gia và các thầy, cô tại Học viện đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hà đã dành nhiều thời gian tận tình giúp đỡ chỉ bảo tôi trong quá trình nghiên cứu, có những gợi mở rất sâu sắc, khoa học để tôi hoàn thiện luận văn. Tôi xin cảm ơn các đồng chí Lãnh đạo, cán bộ Công an quận Lê Chân, tp.Hải Phòng; Cơ sở cai nghiện ma túy số 02 và Cơ sở cai nghiện ma túy Gia Minh, tp.Hải Phòng; Phòng Lao động thương binh và xã hội, Phòng Tư pháp, UBND quận Lê Chân; Tòa án nhân dân quận Lê Chân, tp.Hải Phòng đã tạo điều kiện giúp đỡ, cho phép tôi được khai thác, nghiên cứu, tài liệu để tôi hoàn thành luận văn. Luận văn được hoàn thành từ kết quả nghiên cứu của bản thân, mặc dù đã có nhiều cố gắng, song luận văn chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế nhất định. Kính mong nhận được sự góp ý, chỉ dẫn quý báu của quý thầy, cô và bạn bè đồng nghiệp, để luận văn hoàn thiện tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2018 HỌC VIÊN Đặng Hƣng Thịnh
- DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ1.1: Thang nhu cầu của Abra-ham Maslow (1943).........................24 Biểu đồ 2.2: Số lượng người nghiện ma túy quận Lê Chân qua các năm (2015 đến năm 2017)......................................................................................32 Biểu đồ 2.3: Số lượng người nghiện lập hồ sơ đi cai nghiện bắt buộc (2015 đến năm 2017)................................................................................................36 Biểu đồ 2.4: Tình hình người nghiện tại quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng (từ 2015 đến 2017).........................................................................................38
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN, PHÁP LÝ VỀ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP ĐƢA NGƢỜI VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC ............................ 9 1.1. Khái niệm chung về áp dụng biện pháp đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc ............................................................................................................. 9 1.2. Nội dung áp dụng biện pháp đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc .. 12 1.3 Các yếu tố tác động đến việc áp dụng biện pháp đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc ............................................................................................... 21 Tiểu kết Chương 1 ........................................................................................... 29 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG BIỆN PHÁP ĐƢA NGƢỜI VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC TẠI QUẬN LÊ CHÂN, TP. HẢI PHÒNG... 30 2.1.Đặc điểm tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của quận Lê Chân, HP 2.2. Đặc điểm tình hình cai nghiện bắt buộc tại quận Lê Chân, tp. Hải Phòng30 2.3. Tình hình áp dụng biện pháp đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc tại quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng .............................................................. 35 2.4. Đánh giá chung tình hình áp dụng biện pháp đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc tại quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng............................... 41 Tiểu kết Chương 2 ........................................................................................... 55 Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG BIỆN PHÁP ĐƢA NGƢỜI VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC TỪ THỰC TIỄN QUẬN LÊ CHÂN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG .............. 56 3.1. Phương hướng bảo đảm áp dụng biện pháp đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc ............................................................................................... 56 3.2. Giải pháp bảo đảm việc áp dụng biện pháp đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc tại quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng............................... 58 3.3. Quan điểm của tác giả: Xây dựng qui trình áp dụng hiệu quả biện pháp đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc tại quận Lê Chân, HP ........ 72 Tiểu kết Chương 3 ........................................................................................... 77 KẾT LUẬN .................................................................................................... 79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 81
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ma túy và tác hại của ma túy gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho xã hội. Nghiện ma túy là tệ nạn xã hội. Người nghiện ma túy là người mắc bệnh cả về tinh thần và thể chất; gây nên hậu quả khôn lường cho cho chính bản thân, gia đình họ và là hiểm họa cho xã hội, cần thiết phải xử lý để ngăn chặn tệ nạn này. Hiện nay, tệ nạn nghiện ma túy đang lan tràn khắp nơi, rất nhiều người ma túy đã có những hành vi mù quáng, bột phát gây nhiều hậu quả nghiêm trọng cho chính bản thân, gia đình họ và xã hội. Để loại trừ tệ nạn nghiện ma túy có nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có biện pháp đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Nhiều biện pháp cai nghiện cho bệnh nhân đã được tiến hành. Tuy nhiên trong thực tế, các biện pháp này, kể cả biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc còn chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Đặc biệt áp dụng các biện pháp đưa người nghiện vào các cơ sở cai nghiện còn đạt hiệu quả thấp. Cần có giải pháp thích hợp, cần thiết, có tính khả thi để biện pháp này đạt hiệu quả cao. Do vậy việc nghiên cứu đề tài này là cần thiết. Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, văn bản, chính sách nhằm phòng, chống ma túy, đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đã thu được những kết quả quan trọng, góp phần ổn định trật tự an toàn xã hội, bảo đảm quyền cơ bản của con người, đồng thời giúp cho những người nghiện hoàn lương trở lại với cộng đồng và gia đình. Đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là một trong những biện pháp xử lý hành chính được quy định tại Điều 95, và đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được quy định tại Điều 96 Luật Xử lý 1
- vi phạm hành chính. Đây là vấn đề nhạy cảm, hệ trọng liên quan đến quyền cơ bản của con người nên cần được nghiên cứu để không ngừng hoàn thiện. Theo Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, hiện nay (tính đến đầu năm 2017) cả nước có hơn 210.000 người nghiện ma túy ở mọi thành phần xã hội và lứa tuổi. Trong đó, hơn 70% người dưới 35 tuổi, 35% người nghiện có tiền án, tiền sự liên quan đến tội phạm. Hiện tình hình buôn bán, sản xuất, vận chuyển ma túy với quy mô ngày càng lớn, đặc biệt là việc mua bán và sử dụng ma túy tổng hợp tăng nhanh trong thanh thiếu niên. Người sử dụng ma túy tổng hợp ảnh hưởng hệ thần kinh, thường có những hoang tưởng, ảo giác không làm chủ được hành vi của mình, có hành động gây nguy hiểm cho bản thân và xã hội. Trước tình hình phức tạp của tệ nạn ma túy, ngày 13/12/2013, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 2434/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thống kê người nghiện ma túy. Theo đó, giao cho Bộ Công an chủ trì phối hợp với Bộ LĐTB&XH, Bộ Y tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) và các địa phương rà soát thống kê người nghiện ma túy trên toàn quốc. Mục đích của Kế hoạch này là để khắc phục và chấn chỉnh những tồn tại, thiếu sót trong công tác thống kê người nghiện ma túy, đánh giá đúng thực trạng số người nghiện ma túy, số người sử dụng trái phép chất ma túy trên toàn quốc, làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách, xây dựng kế hoạch phòng chống ma túy và công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ ngành, UBND các tỉnh địa phương, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng chống ma túy. Trước tình hình người nghiện ma túy gia tăng, những năm qua Đảng, Chính phủ đã có nhiều Chỉ thị, Nghị quyết, Chương trình Quốc gia về phòng chống ma túy, mỗi năm chỉ hàng nghìn tỷ đồng cho phòng chống ma túy, công tác cai nghiện, đã áp dụng nhiều biện pháp cai nghiện như: cai nghiện tại gia đình, tại cộng đồng, tại trung tâm cai nghiện bắt buộc. Luật Xử lý vi phạm 2
- hành chính số 15/2012/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 20 tháng 06 năm 2012 đã quy định khá cụ thể về trình tự thủ tục cũng như các quy định về việc thực hiện đưa vào cơ sở cai nghiện, ngoài ra Chính phủ cũng đã có những văn bản hướng dẫn cụ thể nhằm thực thi hiệu quả về vấn đề về công tác đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Việc quy định các văn bản pháp luật của Nhà nước đã có những kết quả đáng ghi nhận trong thời gian qua. Đồng thời, qua quá trình áp dụng các văn bản pháp luật cũng có phát sinh các hạn chế và bất cập trong quá trình đưa người cai nghiện vào các cơ sở cai nghiện bắt buộc tại một số địa phương điển hình. Hải Phòng nói chung và quận Lê Chân nói riêng là địa phương có nhiều đặc thù về kinh tế, chính trị, xã hội có liên quan đến áp dụng biện pháp đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Do vậy, việc lựa chọn một địa bàn cụ thể như quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng để nghiên cứu về áp dụng biện pháp đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc càng có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Trong phạm vi tìm hiểu nghiên cứu này, tôi chọn đề tài: "Áp dụng biện pháp đƣa ngƣời vào cơ sở cai nghiện bắt buộc - từ thực tiễn quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng" làm công trình nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình. Bởi đẩy lùi được tệ nạn ma túy phải quản lý được người nghiện ma túy thì phải có phương pháp, cách thức và các thủ tục pháp luật chặt chẽ trong việc lập hồ sơ đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đạt hiệu quả. Đây là điều kiện để rà soát lại các quy định của pháp luật về quy định của pháp luật về biện pháp đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc để chỉ ra những điểm vướng mắc trong pháp luật và trong quá trình thực hiện để tìm ra giải pháp hoàn thiện. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Với tình hình hiện nay, khi mà vấn đề tệ nạn ma túy có xu hướng phát triển ngày càng tăng, đang ngày càng nhận được nhiều hơn sự quan tâm của 3
- cộng đồng thế giới nói chung và người dân Việt Nam nói riêng thì việc nghiên cứu các quy định của pháp luật về áp dụng biện pháp đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc cũng ngày càng trở nên bức thiết hơn đặc biệt là việc nghiên cứu trên phạm vi một địa phương điển hình và cụ thể. Việc nghiên cứu vấn đề trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn sẽ giúp cho chúng ta có cái nhìn toàn diện và cụ thể hơn về pháp luật hiện hành của nước ta. Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu hoạt động đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc như: - Luận văn Thạc sĩ của tác giả Lê Thị Lan Phương năm 2017 về: “Biện pháp đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng” chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính . Luận văn đã có những phân tích cụ thể và chi tiết về người nghiện ma túy, đặc biệt tác giả phân tích cụ thể thực tiễn tại thành phố Đà Nẵng và đã có những giải thích và giải pháp phù hợp cho địa phương này nhằm cải thiện tình hình cai nghiện. - Luận văn của tác giả Lê Văn Sua về đề tài: “Hoàn thiện quy định về việc đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính”, Luận văn đã có phân tích cụ thể về một số thực tiễn diễn ra và có những giải pháp mang tính định hướng cụ thể để hạn chế tối đa tình trạng bất cập hiện có trong thời điểm đó. - Luận văn của tác giả Phạm Tiến Thành với đề tài: “Từ biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh đến biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc”. Trong Luận văn, tác giả đã có những phân tích rất cụ thể các khái niệm liên quan đồng thời có đề cập đến vấn đề thực tiễn để có một số giải pháp hiệu quả hơn. - Bài viết của tác giả Nguyễn Thành Công, "Nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý cai nghiện ma túy và sau cai Hà Nội” đã có 4
- những phân tích rất cụ thể về việc quản lý cai nghiện đồng thời có đề cập đến vấn đề thực tiễn để có một số giải pháp hiệu quả. - Luận án Tiến sĩ của tác giả Lê Văn Nhân (2007 – 2010), “Nghiên cứu thực trạng bệnh tật và hiệu quả một số giải pháp chăm sóc y tế cho người cai nghiện ma túy tại các Trung tâm chữa bệnh giáo dục lao động xã hội của thành phố Hồ Chí Minh”. Tác giả đã có những nghiên cứu, phân tích rất cụ thể các khái niệm, thực trạng sức khỏe của người nghiện đồng thời có đề cập đến vấn đề thực tiễn để có một số giải pháp hiệu quả hơn. Ngoài những bài phân tích chuyên sâu về vấn đề áp dụng các biện pháp đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thì cũng có không ít bài báo, tạp chí, các bài viết liên quan đến vấn đề được đề cập. Tuy nhiên, nghiên cứu về việc áp dụng biện pháp đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc với thực tiễn tại quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng chưa có đề tài nào nghiên cứu và phân tích cụ thể về địa phương này. Trên bình diện khoa học, “Áp dụng biện pháp đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc - từ thực tiễn quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng” là đề tài cũng đang dần dần được nhiều người quan tâm nghiên cứu. Nó là vấn đề phức tạp, cũ mà luôn mới. Nói đây là vấn đề cũ vì đã có không ít các bài viết, công trình khoa học nghiên cứu, còn xét đây là một vấn đề mới ở chỗ các bài viết và công trình nghiên cứu khoa học đó nghiên cứu vấn đề theo những cách nhìn, cách đánh giá khác nhau. Đồng thời, mỗi địa phương có những thực tiễn áp dụng khác nhau nên việc phân tích thực tiễn tại quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng đã có những đặc điểm tách biệt với các đề tài đã nghiên cứu. Chính vì thế, nghiên cứu pháp luật về áp dụng biện pháp đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc từ thực tiễn quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng vẫn là một vấn đề có vai trò quan trọng. 5
- 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn trong áp dụng biện pháp đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc từ thực tiễn quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng, luận văn đưa ra các giải pháp góp phần bảo đảm việc áp dụng biện pháp đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ - Nghiên cứu các vấn đề lý luận và pháp luật về áp dụng biện pháp đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; - Phân tích thực trạng về áp dụng biện pháp đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc tại quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng; - Đưa ra các giải pháp, xây dựng quy trình nhằm bảo đảm việc áp dụng biện pháp đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc tại quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng đạt hiệu quả. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Việc áp dụng biện pháp đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc từ thực tiễn quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài luận văn nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về biện pháp đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cụ thể: - Phạm vi không gian: Luận văn nghiên cứu thực tiễn áp dụng biện pháp đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc tại quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng. - Phạm vi về nội dung: Đề tài luận văn nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về biện pháp đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Trên cơ sở đó tìm 6
- ra những vướng mắc, bất cập trong quá trình áp dụng những quy định của pháp luật trong tổ chức và thực tiễn thực hiện. - Phạm vi về thời gian: Luận văn nghiên cứu việc áp dụng biện pháp đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc từ thực tiễn tại quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng trong khoảng thời gian từ 2015 đến những bốn tháng đầu năm 2018. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp luận: Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, tác giả nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về xây dựng và phát triển các nội dung liên quan đến việc áp dụng các biện pháp đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. - Phương pháp nghiên cứu: + Phương pháp phân tích, tổng hợp nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận pháp lý cơ bản về biện pháp đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. + Phương pháp thống kê để thấy được số lượng, hiện trạng thực hiện biện pháp đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong thực tế tại quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng. + Phương pháp so sánh trong các quy định của pháp luật về biện pháp đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc giữa các địa điểm phân tích và các địa phương khác. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Luận văn là công trình chuyên khảo đầu tiên nghiên cứu một cách tương đối toàn diện và có hệ thống ở cấp độ luận văn thạc sĩ về hoạt động áp dụng biện pháp đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, thực tiễn tại quận 7
- Lê Chân, thành phố Hải Phòng. Ở mức độ nhất định, kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được dùng làm tư liệu tham khảo phục vụ cho cán bộ trong cơ quan tư pháp, nhất là những cán bộ trực tiếp áp dụng biện pháp đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Bên cạnh đó, luận văn cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên luật, cán bộ nghiên cứu giảng dạy và nghiên cứu một số chuyên đề khác có liên quan đến hoạt động áp dụng biện pháp đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc 7. Kết cấu của luận văn Đề tài với tiêu đề: “Áp dụng biện pháp đƣa ngƣời vào cơ sở cai nghiện bắt buộc - từ thực tiễn quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng” được chia làm 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Trong đó, phần nội dung gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận, pháp lý về việc áp dụng biện pháp đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Chương 2: Thực trạng áp dụng biện pháp đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc tại quận Lê Chân, tp. Hải Phòng. Chương 3: Phương hướng, giải pháp bảo đảm việc áp dụng biện pháp đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc từ thực tiễn quận Lê Chân, tp. Hải Phòng. 8
- Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN, PHÁP LÝ VỀ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP ĐƢA NGƢỜI VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC 1.1. Khái niệm chung về áp dụng biện pháp đƣa ngƣời vào cơ sở cai nghiện bắt buộc 1.1.1. Khái niệm cai nghiện bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc Theo quy định tại Khoản 11 Điều 2 Luật Phòng, chống ma túy số 13/VBHN-VPQH của Văn phòng Quốc hội ngày 23 tháng 7 năm 2013 định nghĩa khái niệm “Người nghiện ma túy là người sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và bị lệ thuộc vào chất này” [26,tr.2].. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì nghiện ma túy là tình trạng lệ thuộc về mặt tâm thần hoặc thể chất hoặc cả hai khi một người sử dụng ma túy lặp đi lặp lại theo chu kỳ hoặc dùng kéo dài liên tục một thứ ma túy và tình trạng lệ thuộc này làm thay đổi cách cư xử, bắt buộc đương sự luôn cảm thấy sự bức bách phải dùng ma túy để có những hiệu ứng ma túy về mặt tâm thần của ma túy và thoát khỏi sự khó chịu, vật vã do thiếu ma túy. Tình trạng lệ thuộc này có thể kèm theo hiện tượng quen ma túy hoặc không, và một người có thể bị lệ thuộc nhiều loại ma túy. Như vậy, bản chất nghiện ma túy là một căn bệnh mãn tính làm thay đổi các tế bào thần kinh trong não do sử dụng ma túy nhiều lần. Khi nghiện ma túy, người bị nghiện sẽ bị lệ thuộc về tâm thần và về thể chất, người nghiện ma túy sẽ phải cần chất ma túy để cân bằng cơ thể, nó thể hiện sự ham muốn không thể nào cưỡng lại được và đưa ma túy vào cơ thể bằng bất cứ giá nào. Người nghiện ma túy khi đã đến giai đoạn cơ thể mất cân bằng, họ sẽ không tự chủ được bản thân, dễ dẫn đến các hành vi có hại cho chính gia đình và cộng đồng của họ. Vì vậy việc cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy là một yêu cầu và là yếu tố cần thiết trong công tác quản lý trật tự an toàn xã hội hiện nay. 9
- Cai nghiện ma túy là việc áp dụng các hoạt động điều trị, tư vấn, học tập, lao động, rèn luyện nhằm giúp cho người nghiện ma túy phục hồi về sức khỏe, nhận thức, tâm lý và hành vi, nhân cách để trở về tình trạng bình thường. Bên cạnh đó, quy trình cai nghiện ma túy là tổng hợp các phương pháp, biện pháp thực hiện theo một trình tự, thời gian nhất định do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành và áp dụng thống nhất. Đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với người có hành vi vi phạm thuộc đối tượng quy định tại Điều 96 của Luật Xử lý vi phạm hành chính áp dụng đối với người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định để chữa bệnh, lao động, học văn hóa, học nghề dưới sự quản lý của cơ sở cai nghiện bắt buộc. Đối tượng cai nghiện có thể là tự nguyện và có thể là bắt buộc. Cai nghiện bắt buộc là việc sử dụng các phương pháp nhằm làm giảm sử dụng ma túy bất hợp pháp, giảm tỷ lệ phạm pháp liên quan sử dụng chất ma túy, giảm tỷ lệ truyền bệnh cho tiêm chích ma túy, giảm tỷ lệ tai biến do dùng chất ma túy từ đó phục hồi chức năng lao động, sinh lý, tái hòa nhập gia đình, xã hội. Cai nghiện là hình thành, cải tạo lại nhân cách của đối tượng vi phạm. Đây là biện pháp xử lý hành chính bắt buộc đối với những đối tượng theo đúng quy định phải cách ly để thực hiện cai nghiện. Cơ sở cai nghiện bắt buộc là một đơn vị sự nghiệp công lập thành lập theo quy định của Nhà nước về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập. Cơ sở cai nghiện bắt buộc được thành lập theo địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nó chịu sự quản lý trực tiếp của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Việc thành lập cơ sở cai nghiện bắt buộc tùy thuộc vào tình hình của địa phương mà cơ quan chức năng quyết định việc thành lập, giải thể và hoạt động của cơ sở cai nghiện bắt buộc. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quản lý các cơ sở cai nghiện bắt 10
- buộc căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, căn cứ số lượng học viên, số lượng công chức, viên chức, người lao động tại cơ sở để quy định cơ cấu tổ chức các phòng ban phù hợp với tính chất và quy mô của lĩnh vực cai nghiện bắt buộc. Như vậy, để thực hiện áp dụng biện pháp đưa người vào cơ sở cai nghiện được hiệu quả, Nhà nước đã có những quy định cụ thể về hoạt động và cơ cấu tổ chức, đối tượng của các cơ sở cai nghiện và những đặc điểm của người bị cai nghiện nhằm có những phương án thực hiện hiệu quả. 1.1.2. Khái niệm áp dụng biện pháp đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc Ma túy và tác hại của ma túy gây ra đã có những nguy hại rất nghiêm trọng đến gia đình và trật tự an toàn xã hội. Vì vậy, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản, chính sách nhằm phòng, chống ma túy trong đó có biện pháp hành chính áp dụng đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc nhằm tác động đến người nghiện và có những quy trình, phương pháp đưa đối tượng vi phạm trở lại với cuộc sống bình thường. Áp dụng biện pháp đưa người vào cơ sở cai nghiện là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với người có hành vi vi phạm thuộc đối tượng người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện ma túy hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định để chữa bệnh, lao động, học văn hóa, học nghề dưới sự quản lý của cơ sở cai nghiện bắt buộc. Đây là biện pháp hành chính bắt buộc đối với những đối tượng quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính. Quan điểm của tác giả: "Áp dụng biện pháp đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là biện pháp xử lý hành chính được cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng khi phát hiện người nghiện chất ma túy từ đủ 18 tuổi trở 11
- lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã/ phường hoặc chưa bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã/ phường mà không có nơi cư trú ổn định mà vẫn còn nghiện chất ma túy thì bị lập hồ sơ. Tòa án nhân dân cấp quận/huyện ra quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thời hạn từ 1 năm đến 2 năm". Trong các biện pháp hành chính được xem xét, quyết định áp dụng tại Tòa án nhân dân thì chiếm đa số là biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Đây là công cụ hữu hiệu để giảm thiểu tối đa các đối tượng nghiện, lang thang, giúp cho gia đình các đối tượng nghiện ma túy bớt gánh nặng, xã hội được trong sạch, lành mạnh. 1.2. Nội dung áp dụng biện pháp đƣa ngƣời vào cơ sở cai nghiện bắt buộc Biện pháp đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được quy định cụ thể tại Điều 96 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và được cụ thể hóa chi tiết tại Khoản 1 Điều 1 Nghị định 136/2016/NĐ-CP để chữa bệnh, lao động, văn hóa, học nghề dưới sự quản lý của cơ sở cai nghiện bắt buộc. Nhà nước đã có những quy định rất cụ thể về việc đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, những đối tượng theo quy định phải đưa vào cơ sở cai nghiện sẽ tiến hành theo đúng thủ tục và thời gian theo quy định của pháp luật nhằm ổn định gia đình và xã hội, tạo điều kiện để người cai nghiện ổn định tinh thần, tách biệt và kiểm soát được bản thân. Về biện pháp đưa người vào cơ sở cai nghiện có những đặc điểm và nội dung cụ thể gồm: Thứ nhất: Về đối tượng áp dụng biện pháp đưa người vào cơ sở cai nghiện. "Đối tượng áp dụng biện pháp này là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định"[11,tr.53]. 12
- Pháp luật quy định người 18 tuổi đã là người thành niên và có năng lực đầy đủ để chịu trách nhiệm về những hành vi mà mình thực hiện. Vì vậy, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 cũng đã có quy định về đối tượng nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đều phải áp dụng các biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, bao gồm những trường hợp cụ thể khác nhau gồm: "Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định, trong thời hạn 2 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy hoặc trong thời hạn một năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy mà vẫn còn nghiện; Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định, bị chấm dứt thi hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy hoặc người nghiện ma túy từ 18 tuổi trở lên, không có nơi cư trú ổn định"[6,tr.1]. Luật Phòng, chống ma túy số: 13/VBHN-VPQH ngày 23 tháng 7 năm 2013 do Văn phòng Quốc hội ban hành cũng quy định về đối tượng "người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi tùy vào những trường hợp khác nhau, tuy nhiên đối với đối tượng này không coi là việc xử phạt vi phạm hành chính. Đối với người nghiện ở độ tuổi từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi đã được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng hoặc đã được giáo dục nhiều lần tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc không có nơi cư trú nhất định thì được đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc dành riêng cho họ. Đối với trường hợp tự nguyện cai nghiện hoặc được gia đình làm đơn xin cai nghiện thì được nhận vào cai nghiện tại cơ sở cai nghiện bắt buộc dành riêng cho họ"[26,tr.9].. Căn cứ tại Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, Nghị định 81/2013 ngày 19 tháng 7 năm 2013 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định đối tượng độ tuổi bị áp dụng biện pháp đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc gồm: người từ đủ 14 tuổi đến 13
- dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi hành vi. Việc xác định nơi cư trú của đối tượng cai nghiện giúp các cơ quan chức năng xác định được thẩm quyền và thực hiện hiệu quả phạm vi chức năng quyền hạn trong việc cai nghiện bắt buộc. Nghị định số 111/2013/NĐ- CP quy định nơi cư trú ổn định là nơi người vi phạm thường trú hoặc tạm trú, nhưng phải là nơi người đó hiện đang thường xuyên sinh sống. Có nhiều trường hợp các cơ quan áp dụng không thống nhất sẽ dẫn đến việc mâu thuẫn giữa nhiệm vụ và quyền hạn. Trong thực tế, các đối tượng nghiện ma túy nhiều trường hợp không cư trú hoặc sinh sống ổn định ở một nơi mà có thể di chuyển từ địa phương này sang địa phương khác, hoặc tham gia vào những nhóm sử dụng ma túy và thường xuyên thay đổi địa điểm sinh hoạt, hút chích ma túy. Xác minh nơi cư trú ổn định của người nghiện ma túy tại các tỉnh, thành phố khác thường chậm trễ, trả lời chung chung, đa số các trường hợp không trả lời kết quả xác minh, làm mất thời gian của cơ quan công an gửi hồ sơ đi xác minh dẫn đến khó khăn trong việc hoàn thiện hồ sơ xét duyệt đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Việc xác định đúng đối tượng có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả đối với các cơ sở cai nghiện. Những đối tượng khác nhau thường có những đặc điểm về tâm sinh lý khác nhau. Vì vậy, xác định đúng độ tuổi, mức độ nghiện ma túy và các đặc điểm khác nhau sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả cai nghiện ở các trung tâm cai nghiện hiện nay. Chúng ta cần phải xác định rõ đối tượng có thật sự nghiện ma túy, có phụ thuộc vào ma túy để cai nghiện tại Trung tâm điều trị cắt cơn hay không. Vấn đề này cần phải quan tâm vì nếu đối tượng sử dụng lần đầu do không có nơi cư trú ổn định, chưa bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn bị đưa đi kiểm tra thì dương tính với ma túy vẫn thuộc đối tượng đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc như quy định tại 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay
65 p | 272 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 172 | 45
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hiến pháp và luật hành chính: Quản lý nhà nước về cư trú từ thực tiễn quận 3, thành phố Hồ Chí Minh
78 p | 109 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Đổi mới hoạt động giám sát của HĐND quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
110 p | 69 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Kiểm soát thủ tục hành chính từ thực tiễn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam
87 p | 75 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự tại tỉnh Quảng Bình
109 p | 80 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Tổ chức thực hiện cưỡng chế thi hành án dân sự - Từ thực tiễn tỉnh Ninh Bình
94 p | 82 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp Luật Hôn nhân và Gia đình ở Việt Nam hiện nay
68 p | 106 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 112 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Giải quyết khiếu nại trong thi hành án dân sự từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam
86 p | 71 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Đánh giá viên chức ngành Y tế từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
83 p | 56 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Pháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện từ thực tiễn huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau
73 p | 61 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở Y tế Hà Nội
94 p | 71 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Vi phạm hành chính trong hoạt động dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
91 p | 42 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Tuyển dụng viên chức ngành y tế từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
75 p | 50 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Quản lý nhà nước đối với viên chức ngành y tế - từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
82 p | 56 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Bảo đảm quyền vui chơi, giải trí của trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội
91 p | 45 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Chế độ hưu trí theo pháp luật Bảo hiểm xã hội bắt buộc từ thực tiễn thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau
70 p | 82 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn