intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật hiến pháp và Luật hành chính: Các yếu tố tác động đến hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:106

12
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận văn "Các yếu tố tác động đến hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk"là đề xuất những giải pháp thiết thực, mang tính khả thi trong việc thực hiện hoạt động giám sát của HĐND thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk từ góc độ nghiên cứu các yếu tố tác động đến hoạt động giám sát của HĐND thành phố Buôn Ma Thuột.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật hiến pháp và Luật hành chính: Các yếu tố tác động đến hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………./………… ….../…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ KIM CÚC CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH ĐẮK LẮK, NĂM 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ KIM CÚC CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH MÃ SỐ: 8 38 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: Ts. Nguyễn Thu An ĐẮK LẮK - NĂM 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Luận này thạc sĩ “Các yếu tố tác động đến hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk” là quá trình nghiên cứu của bản thân với sự giúp đỡ của các cơ quan của thành phố Buôn Ma Thuột, nhất là HĐND Thành phố, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND và Văn phòng HĐND - UBND Thành phố. Vì vậy, số liệu, các nguồn trích dẫn trong luận văn có nguồn gốc cụ thể, dựa trên các báo cáo, nghị quyết, đề án, văn kiện đại hội,… Tôi xin cam đoan và chịu trách nhiệm về những nội dung của luận văn. Đắk Lắk, ngày 13 tháng 9 năm 2023 HỌC VIÊN Nguyễn Thị Kim Cúc
  4. LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô giáo và Ban lãnh đạo Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia và Phân viện Hành chính khu vực Tây Nguyên đã tạo mọi điều kiện để bản thân hoàn thành luận văn đúng tiến độ thời gian và yêu cầu. Xin trân trọng cảm ơn Cô: TS. Nguyễn Thu An - Giảng viên Học viên Hành chính quốc gia đã nhiệt tình, trách nhiệm hướng dẫn khoa học. Xin cảm ơn Lãnh đạo Thành uỷ, HĐND, UBND Thành phố; Văn phòng HĐND - UBND, các Ban của HĐND thành phố Buôn Ma Thuột đã hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong thu thập thông tin, tài liệu để hoàn thiện luận văn. Xin trân trọng cảm ơn! HỌC VIÊN Nguyễn Thị Kim Cúc
  5. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục chữ viết tắt Danh mục bảng số liệu Danh mục sơ đồ, biểu đồ MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ............................................ 2 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn ....................................................... 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 5 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ................................... 5 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn .............................................. 6 7. Kết cấu của luận văn................................................................................ 7 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ THUỘC TỈNH ................................................. 8 1.1. Cơ sở lý luận hoạt động giám sát của HĐND thành phố thuộc tỉnh . 8 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giám sát của HĐND thành phố thuộc tỉnh .................................................................................................... 20
  6. 1.2.1. Các yếu tố bên ngoài ..................................................................... 20 1.2.2. Các yếu tố bên trong ..................................................................... 21 Tiểu kết chương 1 .......................................................................................... 22 Chương 2: THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK ................................................................... 24 2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk ........................................................... 24 2.1.1. Đặc điểm, tình hình ....................................................................... 24 2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh ........................... 28 2.2. Khái quát về tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân............. 31 2.3. Các yếu tố tác động đến hoạt động giám sát của HĐND thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk .................................................................. 44 2.4. Thực tiễn hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk (giai đoạn 2018 - 2022) .......................... 53 2.5. Đánh giá khái quát về hoạt động giám sát và các yếu tố tác động đến hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk ............................................................................................... 57 2.5.1. Những kết quả đạt được ................................................................ 57 2.5.2. Hạn chế ......................................................................................... 61 2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế .................................................. 63 Tiểu kết chương 2 .......................................................................................... 64 Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HẠN CHẾ SỰ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG GIÁM
  7. SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK ........................................................................................... 65 3.1. Phương hướng hạn chế sự tác động tiêu cực của các yếu tố' tác động đến hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk ............................................................................ 65 3.2. Giải pháp hạn chế sự tác động tiêu cực của các yếu tố' tác động đến hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk ............................................................................................... 67 Tiểu kết chương 3 .......................................................................................... 84 KẾT LUẬN .................................................................................................... 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 86 Phụ lục 1 ......................................................................................................... 94 Phụ lục 2 ......................................................................................................... 95 Phụ lục 3 ......................................................................................................... 96 Phụ lục 4 ......................................................................................................... 97
  8. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT HCNN Hành chính nhà nước HĐND Hội đồng nhân dân KT - XH Kinh tế - xã hội LLCT Lý luận chính trị MTTQVN Mặt trận Tổ quốc Việt Nam QLNN Quản lý nhà nước UBND Ủy ban nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa DTTS Dân tộc thiểu số
  9. DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Bảng 2.1. Thông tin các đơn vị hành chính thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk ……………………………………………… 48 Bảng 2.2. Thông tin số lượng, cơ cấu dân cư theo thành phần dân tộc của thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk …………………………… 50 Bảng 2.3. Số lượng và cơ cấu đại biểu HĐND thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk (nhiệm kì 2016 - 2021) ……………………………… 55 Bảng 2.4. Số lượng và cơ cấu đại biểu HĐND thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk (nhiệm kì 2021 - 2026) …………………………………56 Bảng 2.5. Cơ cấu trình độ đại biểu HĐND thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk (nhiệm kì 2016 - 2021) ………………………………….. 56 Bảng 2.6. Cơ cấu trình độ đại biểu HĐND thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk (nhiệm kì 2021 - 2026) …………………………………… 57 Bảng 2.7. Cơ cấu độ tuổi đại biểu HĐND thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk (nhiệm kì 2016 - 2021) ………………………………………….58 Bảng 2.8. Cơ cấu độ tuổi đại biểu HĐND thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk (nhiệm kì 2021 - 2026) …………………………………………58
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất nước ta từ xưa đến nay, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN) là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt luôn được Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta hết sức chú trọng. Từ khi ra đời đến nay, Đảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước trong từng giai đoạn cụ thể. Hệ thống chính trị, bộ máy nhà nước hoạt động ngày càng hiệu lực, hiệu quả, trong đó có cơ quan quyền lực nhà nước là Quốc hội và HĐND các cấp. Là đô thị loại I thuộc tỉnh, Buôn Ma Thuột có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của vùng Tây nguyên, Thành phố gồm các phường trung tâm và một số xã vùng ven, vừa đô thị vừa nông thôn, người dân khu vực nội thành phần lớn là kinh doanh, buôn bán, người dân ở vùng nông thôn chủ yếu canh tác trồng cà phê, tiêu, hoa màu, chăn nuôi; Khí hậu quanh năm mát mẻ, ôn hòa, hai mùa mưa nắng rõ rệt. Thành phố có đông đồng bào các dân tộc thiểu số cùng sinh sống, gồm: Kinh, Ê đê, Gia Rai, M’Nông, Mường, Thái, Hoa, Tày,… Trong những năm qua, hoạt động của HĐND thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk có nhiều đổi mới, từng bước khẳng định vai trò, vị trí của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. HĐND Thành phố đã thực hiện tốt chức năng giám sát, sát thực tiễn, phù hợp tình hình thực tế tại địa phương; đổi mới nội dung, phương thức giám sát; phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong tổ chức giám sát. Tuy nhiên, do tác động của một số yếu tố mang tính đặc thù của đô thị miền núi như: Trình độ dân trí, mức sống có sự chênh lệch giữa vùng đô thị và nông thôn, giữa người Kinh và đồng bào DTTS, phong tục, tập quán, văn hoá, ngôn ngữ khác nhau của các dân tộc,… nên phần nào tác động đến hoạt
  11. 2 động giám sát của HĐND Thành phố. Mặc dù trong những năm qua, hoạt động giám sát của HĐND Thành phố đạt được một số kết quả nhất định, nhưng nhìn chung vẫn còn một số hạn chế, nhất là hoạt động giám sát chuyên đề. Do yếu tố đặc thù trong cơ cấu thành phần đại biểu tham gia ứng cử đại biểu HĐND nên trình độ, năng lực của đại biểu HĐND không đồng đều; kiến thức và kỹ năng hoạt động của không ít đại biểu HĐND hạn chế, nhất là đại biểu hoạt động kiêm nhiệm; một số cuộc giám sát chuyên đề chưa có phương pháp và quy trình tổ chức chặt chẽ; chọn đối tượng giám sát chưa phù hợp; thiếu khảo sát, kiểm tra thực tế; công tác phối hợp trong hoạt động giám sát giữa HĐND và một số cơ quan, đơn vị liên quan chưa thường xuyên;... Xuất phát từ những lý do trên, với những kiến thức đã được lĩnh hội qua học tập, nghiên cứu các học phần của lớp Thạc sĩ Luật Hiến Pháp và Luật Hành chính và nghiên cứu tài liệu, văn bản, qua công tác thực tiễn, bản thân mong muốn vận dụng những kiến thức của mình góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới, vì vậy tôi chọn đề tài“Các yếu tố tác động đến hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Một số công trình của các tác giả đã nghiên cứu về hoạt động của HĐND và hoạt động giám sát của HĐND: Phạm Ngọc Kỳ (2007): "Quyền giám sát của Hội đồng nhân dân và kỹ năng giám sát cơ bản, NXB Tư pháp - Hà Nội [34]". Tác giả đã phân tích các quyền giám sát cơ bản của HĐND thông qua các Nghị quyết của Đảng và Hiến pháp. Thông qua nội dung này, tác giả giới thiệu những kỹ năng cơ bản để đại biểu HĐND các cấp thực hiện chức năng giám sát.
  12. 3 Phạm Hồng Thái, "Hiến pháp năm 2013 về chính quyền địa phương và việc ban hành Luật Tổ chức chính quyền địa phương". Tạp chí Tổ chức Nhà nước, số tháng 01 năm 2015 [37]. Nguyễn Thị Hạnh, "Hoàn thiện pháp luật về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương ở Việt Nam", Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2017 [33]. Trịnh Đình Bá (2016), "Hoạt động giám sát của HĐND cấp huyện, từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi [30]". Luận văn thạc sĩ Luật Hiến pháp là Luật Hành chính, Học viện Khoa học xã hội, tác giả nghiên cứu hoạt động của HĐND cấp huyện và phân tích thực trạng, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND cấp huyện. Nguyễn Xuân Kiệm (2017), "Hoạt động giám sát của HĐND thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang [35]". Luận văn thạc sĩ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia. Tác giả nghiên cứu hoạt động của HĐND thành phố Rạch Giá, từ đó phân tích thực trạng nhằm đưa ra giải pháp phù hợp. Nguyễn Thị Thùy Trang (2019), "Hoạt động giám sát của HĐND huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh [38]". Tác giả nghiên cứu hoạt động giám sát của HĐND huyện Củ Chi, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp trong thời gian tới để hoạt động của HĐND huyện ngày càng hiệu quả hơn. Nguyễn Thanh Trúc (2019), "Giám sát của HĐND đối với hoạt động UBND tỉnh Lào Cai- Thực trạng và giải pháp" [39]. Luận văn Thạc sĩ Luật học, trường đại học Luật Hà Nội. Luận văn đã phân tích, đánh giá, làm sáng tỏ những kết quả cũng như những hạn chế trong tổ chức giám sát của HĐND đối với hoạt động UBND, từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể, sát tình hình địa phương. Lê Mạnh Hà (2020), "Đổi mới hoạt động giám sát của HĐND Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội [32]". Tác giả nghiên cứu hoạt động giám sát của HĐND quận, đề ra các giải pháp cụ thể nhằm đổi mới, nâng cao chất
  13. 4 lượng hoạt động giám sát của HĐND quận trong thời gian đến. Đinh Thị Diệu (2021), "Hoạt động giám sát của HĐND huyện An Lão, tỉnh Bình Định,[31]". Luận văn thạc sĩ Quản lý công. Tác giả đã phân tích, đánh giá hoạt động giám sát của HĐND huyện An Lão, tỉnh Bình Định, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp, giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương góp phần nâng cao chất lượng giám sát của HĐND huyện. Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện nay, chúng tôi chưa tìm thấy một công trình nào nghiên cứu trực tiếp về các yếu tố tác động đến hoạt động giám sát của HĐND thành phố thuộc tỉnh nói chung và hoạt động giám sát của HĐND thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk nói riêng. Do vậy, nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế sự tác động tiêu cực ảnh hưởng đến hoạt động giám sát của HĐND thành phố thuộc tỉnh là việc làm rất cần thiết, quan trọng trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Mục đích của luận văn là đề xuất những giải pháp thiết thực, mang tính khả thi trong việc thực hiện hoạt động giám sát của HĐND thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk từ góc độ nghiên cứu các yếu tố tác động đến hoạt động giám sát của HĐND thành phố Buôn Ma Thuột. 3.2. Nhiệm vụ Thứ nhất, Nghiên cứu, phân tích cơ sở lý luận về hoạt động giám sát của HĐND thành phố thuộc tỉnh; Thứ hai, Nghiên cứu, phân tích, đánh giá các yếu tố tác động và thực trạng hoạt động giám sát của HĐND thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
  14. 5 Thứ ba, Xác định, phân tích phương hướng, giải pháp hạn chế sự tác động tiêu cực của các yếu tố tác động đến hoạt động giám sát của HĐND thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các yếu tố tác động đến hoạt động giám sát của HĐND thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: Từ năm 2018 đến năm 2022. - Về không gian: thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. - Về nội dung: Phân tích, đánh giá và đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm hạn chế sự tác động tiêu cực của các yếu tố tác động đến hoạt động giám sát của HĐND thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn được nghiên cứu từ tư tưởng của những nhà khoa; những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng và bảo vệ đất nước; về bộ máy hành chính nhà nước; về tổ chức và hoạt động của HĐND các cấp;… từ đó đánh giá, phân tích các yếu tố tác động, ảnh hưởng đến hoạt động giám sát của HĐND. 5.2. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, vận dụng các quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện
  15. 6 chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề nhà nước và pháp luật. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Luận văn đã tổng hợp, nghiên cứu các báo cáo, văn kiện, đề án, nghị quyết, văn bản quy phạm pháp luật,… trên cơ sở thu thập thông tin, tổng hợp,… - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Luận văn đã phân loại, hệ thống hoá trên cơ sở các tài liệu viết về hoạt động của HĐND và hoạt động giám sát chuyên đề, giám sát thường xuyên. Từ đó, đánh giá, phân tích cụ thể các yếu tố tác động, ảnh hưởng đến hoạt động giám sát của HĐND. Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, Luận văn còn sử dụng một số phương pháp cụ thể như: - Phương pháp phân tích để nghiên cứu lý luận, kinh nghiệm thực tiễn, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giám sát của HĐND thành phố Buôn Ma Thuột. - Phương pháp khảo sát thực tiễn để tham vấn ý kiến chuyên gia, các nhà khoa học về thực tiễn vấn đề được nghiên cứu. - Phương pháp tổng hợp: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tổng hợp các kết quả thu được, luận văn xác định giải pháp hạn chế sự tác động tiêu cực của các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giám sát của HĐND thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk . 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn này góp phần vào việc nâng cao nhận thức, trách nhiệm pháp lý. Trên cơ sở đó, giúp cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhìn nhận đúng đắn về vai trò, vị trí, chức năng hoạt động giám sát cơ quan quyền lực
  16. 7 nhà nước ở địa phương. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Trên cơ sở các giải pháp mà luận văn đề xuất, đề tài góp phần hạn chế sự tác động tiêu cực của các yếu tố tác động đến hoạt động giám sát của HĐND và nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND thành phố Buôn Ma Thuột, thúc đẩy phát triển KT - XH địa phương. Đề tài góp phần đánh giá, làm rõ các yếu tố tác động đến hoạt động giám sát của HĐND, từ đó đưa ra các giải pháp mang tính khả thi nhằm hạn chế sự ảnh hưởng tiêu cực của các yếu tố tác động đến hoạt động giám sát của HĐND trên địa bàn Thành phố. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn có kết cấu gồm 3 chương, như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận hoạt động giám sát và các yếu tố tác động đến hoạt động giám sát của HĐND thành phố thuộc tỉnh. Chương 2: Thực trạng các yếu tố tác động đến hoạt động giám sát của HĐND thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk lắk. Chương 3: Phương hướng, giải pháp hạn chế sự tác động tiêu cực của các yếu tố tác động đến hoạt động giám sát của HĐND thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
  17. 8 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ THUỘC TỈNH 1.1. Hoạt động giám sát của HĐND thành phố thuộc tỉnh 1.1.1. Hội đồng nhân dân Theo định nghĩa, HĐND các cấp gồm những đại biểu do Nhân dân tại địa phương đó bầu ra; họ đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân địa phương đó và chịu trách nhiệm trước Nhân dân. Cơ quan của HĐND gồm có Thường trực HĐND và các Ban của HĐND. Đại biểu HĐND là những người do Nhân dân địa phương đó bầu ra thông qua các cuộc bầu cử, họ phải là những người có năng lực, trình độ, uy tín, phẩm chất, am hiểu về công việc của HĐND để giúp Nhân dân địa phương chuyển tải những kiến nghị, phản ảnh của họ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết. 1.1.2. Vị trí, vai trò, chức năng của Hội đồng nhân dân thành phố thuộc tỉnh 1.1.2.1. Vị trí của Hội đồng nhân dân thành phố thuộc tỉnh Cấp chính quyền bao gồm HĐND và UBND, HĐND các cấp có vị trí rất quan trọng trong cấp chính quyền. Đây là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, được Nhân dân địa phương bầu ra, thay mặt Nhân dân quyết định các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn; đồng thời giám sát hoạt động của UBND và các cơ quan thuộc UBND cùng cấp,… Đối với Hội đồng nhân thành phố thuộc tỉnh, về cơ bản chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giống với Hội đồng nhân dân cấp huyện, tuy nhiên luật
  18. 9 có bổ sung một số nội dung cho phù hợp với điều kiện, tình hình của chính quyền ở khu vực thành thị, như: Xây dựng và phát triển đô thị, đầu tư xây dựng công trình, dự án, xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, quy hoạch và quản lý quy hoạch, quản lý dân cư, xây dựng và phát triển cảnh quan đô thị văn minh, sạch đẹp, bảo vệ môi trường,… HĐND được thành lập ở cả 3 cấp: Cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã, ở mỗi cấp HĐND có vị trí, vai trò khác nhau theo quy định. Một số địa phương như: Hà Nội không tổ chức HĐND cấp phường; Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh không tổ chức HĐND cấp quận... Như vậy, HĐND thành phố thuộc tỉnh có một số đặc điểm cơ bản sau: Thứ nhất, HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương do Nhân dân bầu ra. HĐND có vị trí hết sức quan trọng trong hệ thống chính trị nước ta; là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân, trực tiếp và phối hợp vơ các cơ quan đưa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn cuộc sống. HĐND quyết định miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh do HĐND bầu; quyết định các vấn đề về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh; xem xét bãi bỏ quyết định, nghị quyết nếu phát hiện sai phạm,… Thứ hai, Cơ quan này mang tính đại diện, điều này thể hiện qua việc cơ cấu, số lượng, thành phần tham gia đại biểu HĐND;… Nhiệm kì của HĐND là 5 năm theo luật định, mỗi nhiệm kì có sự thay đổi về cơ cấu, số lượng phù hợp với từng giai đoạn phát triển, đáp ứng yêu cầu của cơ quan quyền lực trong từng thời kì. Nhân dân trong từng địa phương là người trực tiếp bầu ra cơ quan này, nên họ tin tưởng, gửi gắm và trao niềm tin cho những đại biểu HĐND mà họ đã bầu ra, để thay mặt họ quyết định các vấn đề liên quan đến sự phát triển KT-XH, đảm bảo cuộc sống của Nhân dân.
  19. 10 Thứ ba, hoạt động của HĐND các cấp thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thiểu số phục tùng đa số… Vì vậy, quyền làm chủ của Nhân dân luôn được phát huy, góp phần cùng hệ thống chính trị tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội. 1.1.2.2. Vai trò của Hội đồng nhân dân thành phố thuộc tỉnh HĐND có vai trò rất quan trọng. Trước hết: - Là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, nên HĐND có khả năng đoàn kết tập hợp được quần chúng Nhân dân; huy động, vận động Nhân dân đóng góp sức người, sức của để góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương. - Là cơ quan đại diện quyền làm chủ Nhân dân, HĐND gồm những đại biểu là những người đại diện cho cơ quan, đơn vị, tổ chức tôn giáo, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư,…do Nhân dân bầu ra. Vì vậy, trách nhiệm của họ là thay mặt cho Nhân dân địa phương, quyết định những vấn đề quan trọng và giám sát việc thi hành những quyết định đó, để đem lại niềm tin cho Nhân dân. 1.1.2.3. Chức năng của Hội đồng nhân dân thành phố thuộc tỉnh Theo quy định thì HĐND có hai chức năng cơ bản: Chức năng quyết định và chức năng giám sát. HĐND thực hiện chức năng quyết định để đưa ra các quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương về xây dựng và phát triển KT - XH, đảm bảo quốc phòng, an ninh, đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân địa phương. Quyết định này thông qua hình thức là các kì họp của HĐND ban hành các nghị quyết, nghị quyết là văn bản pháp lý bắt buộc các cơ quan phải thực hiện. Các vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND thành phố
  20. 11 thuộc tỉnh gồm: Xây dựng và phát triển đô thị, vận động các nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị, công tác giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường, an sinh xã hội, trật tự an toàn xã hội, các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao,… Về chức năng giám sát. Chức năng này cũng rất quan trọng của HĐND. Theo quy định, HĐND giám sát thông qua các hình thức, cụ thể sau: Giám sát UBND và các cơ quan thuộc UBND cùng cấp, các cơ quan tư pháp, xét xử cùng cấp; kể cả Thường trực HĐND cùng cấp cũng là đối tượng giám sát của HĐND. Hình thức giám sát được thể hiện như giám sát thông qua báo cáo; trả lời chất vấn tại các phiên họp của HĐND; khi HĐND tổ chức lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do HĐND bầu ra theo quy định;... 1.1.3. Khái niệm hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân Giám sát là theo dõi và kiểm tra xem có thực hiện đúng những điều quy định không ? Theo quy định tại Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015, “Giám sát là việc chủ thể giám sát theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, xử lý theo thẩm quyền hoặc yêu cầu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý” [23]. Đây cũng là căn cứ pháp lý mà Luận văn sử dụng trong quá trình nghiên cứu. HĐND các cấp đều thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình bằng cách giám sát các cơ quan, đơn vị, cá nhân trong việc thực hiện nghị quyết do mình ban hành, giám sát thực hiện văn bản QPPL, việc chấp hành và thực thi pháp luật,… Giám sát luôn gắn với một đối tượng cụ thể, ví dụ như giám sát ai, cơ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2