intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến Pháp và Luật Hành chính: Địa vị pháp lý của Hội đồng nhân dân xã – từ thực tiễn tỉnh Vĩnh Phúc

Chia sẻ: Tuhai999 Tuhai999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:85

13
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn có mục đính nghiên cứu một cách hệ thống tổ chức và hoạt động của HĐND xã. Đồng thời đi sâu nghiên cứu thực trạng tổ chức và hoạt động HĐND xã ở tỉnh Vĩnh Phúc. Từ đó đánh giá đúng thực trạng để đƣa ra những quan điểm và đề xuất những giải pháp nhằm đổi mới tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND xã tại tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng, HĐND xã nói chung trên phạm vi cả nƣớc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến Pháp và Luật Hành chính: Địa vị pháp lý của Hội đồng nhân dân xã – từ thực tiễn tỉnh Vĩnh Phúc

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ....................../................... ......./....... HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÊ QUANG KHÁNH ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN XÃ - TỪ THỰC TIỄN TỈNH VĨNH PHÚC LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH Hà Nội - 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ....................../................... ......./....... HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÊ QUANG KHÁNH ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN XÃ - TỪ THỰC TIỄN TỈNH VĨNH PHÚC LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH Chuyên ngành: Luật Hiến Pháp - Luật Hành chính Mã số: 8 38 01 02 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHAN VĂN HÙNG Hà Nội - 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết luận, số liệu trong luận văn là trung thực, đảm bảo độ tin cậy./. Tác giả luận văn Lê Quang Khánh
  4. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi đặc biệt gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến TS. Phan Văn Hùng. Mặc dù công tác quản lý và công việc của thầy rất bận rộn, nhƣng thầy đã dành nhiều thời gian tận tình để hƣớng dẫn và đƣa ra những ý kiến, định hƣớng, góp ý vô cùng quý giá; đồng thời thầy cũng cung cấp những tài liệu cần thiết và tạo điều kiện tốt nhất giúp tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Học viện Hành chính Quốc gia đã dành nhiều tâm huyết chỉ bảo, truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và rèn luyện tại Học viện để tôi có những kiến thức nền tảng cũng nhƣ chuyên sâu về pháp luật và kỹ năng nghiên cứu khoa học giúp cho việc hoàn thành luận văn này. Tôi trân trọng cảm ơn Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện cho tôi đƣợc khảo sát, nghiên cứu và tìm hiểu thực tế tại địa phƣơng để ứng dụng kiến thức chuyên môn vào thực tiễn. Xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn ở bên cạnh, động viên tôi vƣợt qua khó khăn để hoàn thành khóa luận này. Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2018 Tác giả Lê Quang Khánh
  5. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chữ cái viết tắt/Ký hiệu Cụm từ đầy đủ HĐND Hội đồng nhân dân MTTQ Mặt trận tổ quốc UBND Ủy ban nhân dân
  6. MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1 1.Lý do lựa chọn đề tài ...................................................................................................... 1 2.Tình hình nghiên cứu đề tài............................................................................................ 2 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn.............................................................................. 5 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 5 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................... 6 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ..................................................................... 6 Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ, CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN XÃ ................................................. 7 1.1. Địa vị pháp lý của Hội đồng nhân dân xã ............................................................. 7 1.1.1. Chính quyền cấp xã trong bộ máy chính quyền nhà nước ở Việt Nam .............. 7 1.1.2. Vị trí, tính chất, chức năng của hội đồng nhân dân xã.................................. 8 1.1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của hội đồng nhân dân xã ........................................... 8 1.2. Cơ cấu, tổ chức của hội đồng nhân dân xã ............................................................ 9 1.2.1. Thường trực hội đồng nhân dân xã ............................................................. 10 1.2.2. Các ban của hội đồng nhân dân xã ............................................................. 10 1.2.3. Địa vị pháp lý của Đại biểu hội đồng nhân dân xã ..................................... 12 1.3. Hoạt động của hội đồng nhân dân xã .................................................................. 12 1.4. Điều kiện đảm bảo hiệu quả hoạt động của hội đồng nhân dân xã ..................... 13 1.4.1. Đảm bảo sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với hoạt động của Hội đồng nhân dân xã ............................................................................................................ 13 1.4.2. Ban hành đầy đủ các quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân xã ............................................................................................ 14 1.4.3. Tổ chức bộ máy của Thường trực và bộ phận giúp việc của Hội đồng nhân dân xã ..................................................................................................................... 14 1.4.4. Phẩm chất, năng lực, trách nhiệm của đại biểu hội đồng nhân dân xã.............. 15 1.4.5. Điều kiện vật chất, chi phí cho hoạt động của Hội đồng nhân dân xã ............... 16 1.5. Mối quan hệ giữa hội đồng nhân dân xã với ủy ban nhân dân cấp xã, các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội ở địa phƣơng và Hội đồng nhân dân cấp trên trực thuộc. 16 1.5.1. Mối quan hệ giữa Hội đồng nhân dân xã với Ủy ban nhân dân cấp xã ............. 16 1.5.2. Mối quan hệ giữa Hội đồng nhân dân xã với Đảng ủy cấp xã .................... 17 1.5.3. Mối quan hệ giữa Hội đồng nhân dân xã với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương ............................................. 17 1.5.4. Mối quan hệ của Hội đồng nhân dân xã với Hội đồng nhân dân cấp trên ... 19
  7. Chƣơng 2 THỰC TRẠNG VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ, TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN XÃ TẠI TỈNH VĨNH PHÚC ............................................... 20 2.1. Thực trạng về địa vị pháp lý của hội đồng nhân dân xã tại tỉnh Vĩnh Phúc........ 20 2.2. Thực trạng về tổ chức của hội đồng nhân dân xã tại tỉnh Vĩnh Phúc ...................... 20 2.3.1. Hoạt động tại các kỳ họp của Hội đồng nhân dân xã.................................. 26 2.3.3. Hoạt động của các ban hội đồng nhân dân xã ............................................ 39 2.3.4. Hoạt động đại biểu hội đồng nhân dân xã................................................... 41 2.3.5. Hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân xã ........................................... 44 2.3.6. Hoạt động chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã ..................... 47 2.3.7. Giải quyết đơn thư, khiếu nại tố cáo............................................................ 50 2.4. Đánh giá chung về thực trạng tổ chức và hoạt động của hội đồng nhân dân xã tại tỉnh Vĩnh Phúc ............................................................................................................ 51 2.4.1. Những ưu điểm và hạn chế trong tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân ......................................................................................................................... 51 2.4.2. Những vướng mắc tồn tại dẫn đến hạn chế trong tổ chức và hoạt động của hội đồng nhân dân ................................................................................................. 55 Chƣơng 3 PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HĐND XÃ TẠI TỈNH VĨNH PHÚC........................................................ 58 3.1. Phƣơng hƣớng nhằm hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của hội đồng nhân dân xã ........................................................................................................ 58 3.1.1. Nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò hoạt động của hội đồng nhân dân ............. 58 3.1.2. Hoạt động của hội đồng nhân dân phải dựa trên quy định của Hiến pháp, Luật và sự thật khách quan .................................................................................... 59 3.1.3. Hoạt động của các cơ quan thuộc hội đồng nhân dân, đại biểu hội đồng nhân dân phải được diễn ra thường xuyên, liên tục, có kế hoạch và hiệu quả .............................. 59 3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của hội đồng nhân dân xã.................................................................................................. 59 3.2.1. Nhóm giải pháp chung ................................................................................. 59 3.2.2. Nhóm giải pháp cụ thể ................................................................................. 61 KẾT LUẬN.......................................................................................................................... 71
  8. DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức HĐND xã tại tỉnh Vĩnh Phúc ....................................... 22 Bảng 2.1: Cơ cấu, số lƣợng đại biểu HĐND xã tại tỉnh Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2011 - 2016 và nhiệm kỳ 2016 – 2021.................................................................... 24 Bảng 2.2: Trình độ văn hóa và chuyên môn của đại biểu HĐND xã tại tỉnh Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2011 - 2016 và nhiệm kỳ 2016 – 2021 .......................................... 24 Bảng 2.3: Độ tuổi đại biểu HĐND xã tại tỉnh Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2011 - 2016 và nhiệm kỳ 2016 – 2021 ........................................................................................ 25
  9. PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do lựa chọn đề tài Trong bộ máy chính quyền ở nƣớc ta, cấp xã là cấp thấp nhất, gần dân nhất. Xét về vị trí, vai trò, cấp xã đƣợc xác định là có vai trò rất quan trọng, vì đây là nơi trực tiếp đƣa các chủ trƣờng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc vào thực tiễn cuộc sống. Hội đồng nhân dân (HĐND)là thiết chế thực hiện quyền lực của nhân dân địa phƣơng hay nói cách khác, trong chế độ dân chủ, quyền lực của nhân dân địa phƣơng đƣợc tập trung trong một cơ quan đại diện cho họ trong việc giải quyết tất cả các vấn đề quan trọng của đời sống xã hội ở địa phƣơng – đó chính là HĐND. Điều 119 Hiến pháp năm 1992 và Điều 1 Luật tổ chức HĐND và Uỷ ban nhân dân (UBND) năm 2003 quy định: “HĐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên”. Ngay từ những ngày đầu khi mới khai sinh ra nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Về hành chính: Cấp xã là gần gũi nhân dân nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã làm đƣợc việc thì mọi công việc đều xong xuôi…” [19, tr.269]. Lịch sử hình thành và phát triển của nƣớc Việt Nam đã chỉ ra rằng: Xã là nơi hoạt động tự quản nhiều, hình thành qua quá trình lịch sử, có yếu tố dòng họ, huyết thống, truyền thống. Vì vậy, tính đại diện của cơ quan đại diện đƣợc thể hiện rõ nét. Thực tiễn cho thấy ở đâu chính quyền cấp xã vững mạnh, ở đó mọi chủ trƣơng của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc đƣợc chấp hành nghiêm chỉnh, quyền làm chủ của nhân dân đƣợc bảo đảm và phát huy; còn ở đâu chính quyền cơ sở yếu kém thì ở đó phong trào quần chúng kém phát triển, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khách quan và chủ quan mà ở cấp xã việc tổ chức và hoạt động của chính quyền còn nhiều vấn đề đặt ra cần phải giải quyết, kể cả về lý luận và thực tiễn. Thực hiện chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc, trong những năm gần đây, các văn bản 1
  10. quy định về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã dần đƣợc hoàn thiện hơn, vị trí, vai trò của chính quyền cấp xã tiếp tục đƣợc khẳng định và củng cố. Trong thực tế, tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã đã có nhiều chuyển biến tiến bộ, nhất là về nhận thức, tƣ duy, phƣơng thức lãnh đạo, quản lý, điều hành và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định. Có thể nói, hoạt động của chính quyền cấp xã đã có tính chủ động hơn, trách nhiệm hơn và không còn tuỳ tiện nhƣ trƣớc đây. Mặc dù vậy, so với yêu cầu cải cách mở cửa và hội nhập của đất nƣớc hiện nay thì tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã còn bộc lộ nhiều yếu kém, không ít vấn đề trong số đó đã và đang là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển, thậm chí dẫn đến mất ổn định tình hình ở cơ sở. Bên cạnh đó, nếu so sánh với chính quyền cấp trên thì quá trình đổi mới về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã diễn ra chậm hơn, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu cải cách và đổi mới đất nƣớc. Thực tiễn đó đặt ra yêu cầu cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá, đƣa ra các giải pháp cải cách, đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã để nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc, góp phần thực hiện mục tiêu "dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh" và “xây dựng Nhà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”. Xuất phát từ tính cấp thiết nêu trên và yêu cầu đổi mới tổ chức và hoạt động chính quyền cấp xã ở tỉnh Vĩnh Phúc nơi tác giả đang sinh sống, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Địa vị pháp lý của Hội đồng nhân dân xã – từ thực tiễn tỉnh Vĩnh Phúc” làm luận văn Thạc sĩ Luật học. 2.Tình hình nghiên cứu đề tài Địa vị pháp lý của Hội đồng nhân dân xã không phải vấn đề mới ở Việt Nam. Từ trƣớc đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề này, nhƣng việc nghiên cứu thực trạng địa vị pháp lý và đƣa ra các giải pháp đổi mới hoạt động của HĐND luôn là vấn đề có tính thời sự và cấp thiết. Các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đều quan tâm tập trung theo một góc độ 2
  11. nhất định, giá trị mà các công trình đó mang lại rất cao và hƣớng tới sự hoàn thiện tổng thể. Hiện đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu khoa học đã đƣợc công bố có liên quan đến vấn đề tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã, tiêu biểu có thể kể đến một số cuốn sách nhƣ: - “Tổ chức chính quyền Nhà nƣớc ở địa phƣơng - Lịch sử và hiện tại” của tác giả Nguyễn Đăng Dung, NXB Đồng Nai, 1997 [6]. - “Chính quyền cấp xã và quản lý nhà nƣớc ở cấp xã" của Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ, Viện Khoa học tổ chức Nhà nƣớc do Chu Văn Thành chủ biên, NXB Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2000 [33]. - “Dân chủ ở xã từ góc nhìn pháp lý” của tác giả Nguyễn Minh Tuấn, NXB Công an nhân dân, năm 2005 [41] - Dân chủ cấp ở địa phƣơng, Sổ tay IDEA quốc tế, do Viện Chính sách Công và pháp luật (IPL) biên dịch và xuất bản Tiếng Việt, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà nội, 2014, truy cập tại địa chỉ: http://ipl.org.vn/An-pham-da- xuat-ban/Cuon-Dan-chu-o-cap-dia-phuonga32. - Cuốn dân chủ trực tiếp, Sổ tay IDEA quốc tế, do Viện Chính sách Công và pháp luật (IPL) biên dịch và xuất bản Tiếng Việt, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà nội, 2014, truy cập tại địa chỉ: h1ttp://ipl.org.vn/An-pham-da-xuat- ban/Cuon-Dan-chu-truc-tiep-a33. - Kỷ yếu Hội thảo về tổ chức bộ máy nhà nƣớc theo Hiến pháp 2013, Kỷ yếu Hội thảo do Viện chính sách công và pháp luật và Tạp chí Nghiên cứu lập pháp tổ chức, truy cập tại địa chỉ: http://ipl.org.vn/An-pham-da-xuat-ban/Ky- yeu-Hoi-thao-khoa-hoc-To-chuc-bo-may-nhanuoc-theo-Hien-Phap-nam-2013- a24. - Tổ chức chính quyền nhà nƣớc ở địa phƣơng, của Nguyễn Đăng Dung, Nxb Đồng Nai, năm 1997 [5]. - Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã trong giai đoạn hiện nay, của Nguyễn Hoàng Anh, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 5/2003 [1]. 3
  12. - Về đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2004-2009, của Đinh Ngọc Giang, Tạp chí Quản lý nhà nƣớc, số 2/2005 [13]. - Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp, của Nguyễn Quốc Tuấn, Tổ chức nhà nƣớc, số 4/2004 [42]. Ngoài ra, liên quan đến vấn đề này, các nhà nghiên cứu, nhà quản lý có nhiều các bài viết đăng tải trên các tạp chí, trang thông tin điện tử nhƣ: - Tham luận “Thực trạng phân cấp, phân quyền và vấn đề tự quản địa phƣơng tại Việt Nam” của tác giả Nguyễn Minh Phƣơng tại Hội thảo:“Tổ chức chính quyền địa phƣơng ở Việt Nam: Những vấn đề lý luận và thực tiễn” diễn ra tại Ninh Thuận tháng 4/2013. - Bài viết “Chính quyền địa phƣơng trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992” của tác giả Vũ Lƣơng đăng trên Tạp chí Cộng sản số 851, T9/2013. - Bài viết “Các quy định về chính quyền địa phƣơng trong Hiến pháp năm 2013” của tác giả Hoàng Thế Liên đăng trên Tạp chí Dân chủ & Pháp luật, số chuyên đề triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013 [14]. - Bài viết “Một số vấn đề đặt ra trong quá trình xây dựng Luật Tổ chức chính quyền địa phƣơng” của tác giả Nguyễn Văn Cƣơng đăng trên Tạp chí Dân chủ & Pháp luật, số chuyên đề triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013. - Bài viết “Mô hình tổ chức chính quyền địa phƣơng - sự phát triển qua 4 bản hiến pháp và vấn đề đổi mới” của tác giả Trƣơng Đắc Linh - Trƣờng ĐH Luật Thành phố Hồ Chí Minh, đăng trên Cổng thông tin điện tử của QH: http://www.na.gov.vn/Sach_QH/phathuygiatri/Phan2/8.htm. - Tham luận “Cải cách hệ thống chính quyền địa phƣơng ở Việt Nam – Cấp huyện hay cấp xã?” của tác giả Phan Thị Lan Hƣơng đăng trên trang web:http://www.thomas-schmitz- hanoi.vn, xuất bản ngày 01/3/2013. Nhìn chung, những công trình nói trên thể hiện tính nghiêm túc trong học thuật, đồng thời chỉ ra một cái nhìn tổng quan về chính quyền địa phƣơng nói chung và chính quyền cấp xã nói riêng. Tác giả luận văn mong muốn sẽ kế thừa những thành tựu mà những công trình đi trƣớc đã đạt đƣợc và sẽ tiếp nối những 4
  13. vấn đề mà thực tiễn đang đặt ra mà các công trình nghiên cứu trƣớc chƣa có điều kiện giải quyết trên cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Luận văn có mục đính nghiên cứu một cách hệ thống tổ chức và hoạt động của HĐND xã. Đồng thời đi sâu nghiên cứu thực trạng tổ chức và hoạt động HĐND xã ở tỉnh Vĩnh Phúc. Từ đó đánh giá đúng thực trạng để đƣa ra những quan điểm và đề xuất những giải pháp nhằm đổi mới tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND xã tại tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng, HĐND xã nói chung trên phạm vi cả nƣớc. Để thực hiện mục đích nghiên cứu nói trên luận văn có những nhiệm vụ chủ yếu sau: - Phân tích, nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về tổ chức và hoạt động của HĐND xã. Làm rõ vị trí, vai trò của HĐND xã trong tổ chức bộ máy nhà nƣớc và trong hệ thống chính quyền cơ sở. - Phân tích, đánh giá thực trạng vấn đề tổ chức và hoạt động của HĐND xã tại tỉnh Vĩnh Phúc. - Đề tài sẽ khai thác trong thực tiễn để cung cấp những số liệu chính xác về vấn đề tổ chức và hoạt động của HĐND xã tại tỉnh Vĩnh Phúc qua đó có sự đối chiếu với quy định của pháp luật, tìm ra các nguyên nhân và các giải pháp đổi mới tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND xã tại địa phƣơng này. Đề tài sẽ cũng cố thêm cơ sở lý luận và kinh nghiêm thực tiễn trong vấn đề đổi mới tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND xã tại các địa phƣơng khác trong phạm vi cả nƣớc. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu của Luận văn là “Địa vị pháp lý của HĐND xã”. - Phạm vi nghiên cứu của Luận văn là nghiên cứu, đánh giá thực trạng về Địa vị pháp lý của HĐND xã – từ thực tiễn tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm gần đây. 5
  14. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài đƣợc thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về tổ chức và hoạt động của HĐND, trên cơ sở các quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc. Phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu đƣợc sử dụng trong luận văn là phƣơng pháp logic – lịch sử, khảo sát thực tế, phân tích – tổng hợp, điều tra xã hội học, so sánh, đặc biệt coi trọng biện pháp tổng kết thực tiễn nhằm liên kết các vấn đề đƣợc chặt chẽ hơn. Tất cả các phƣơng pháp trên đều đƣợc vận dụng trên cơ sở phƣơng pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin và tƣ tƣởng Hồ chí Minh, cũng nhƣ các phƣơng pháp tiếp cận khách quan, khoa học khác để từ đó rút ra những kết luận làm sáng tỏ mục đích của đề tài, phục vụ cho lý luận và thực tiễn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Luận văn giới thiệu tổng thể về quá trình phát triển, thực trạng pháp luật về cơ cấu tổ chức, hoạt động của chính quyền cấp xã ở nƣớc ta qua thực tiễn tỉnh Vĩnh Phúc, từ đó rút ra một số nhận xét, đánh giá. - Tác giả luận văn cũng đƣa ra những yêu cầu, quan điểm, một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã trong cả nƣớc nói chung, ở tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng, phù hợp với công cuộc cải cách hành chính của nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo luận văn đƣợc kết cấu thành ba chƣơng Chương 1. Những vấn đề chung về địa vị pháp lý, cơ cấu tổ chức và hoạt động của hội đồng nhân dân xã Chương 2: Thực trạng về tổ chức và hoạt động của HĐND xã tại tỉnh Vĩnh Phúc Chương 3: Phƣơng hƣớng và giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt động của HĐND tại tỉnh Vĩnh Phúc 6
  15. Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ, CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN XÃ 1.1. Địa vị pháp lý của Hội đồng nhân dân xã 1.1.1. Chính quyền cấp xã trong bộ máy chính quyền nhà nước ở Việt Nam Điều 110 Hiến pháp năm 2013 quy định các đơn vị hành chính của nƣớc ta đƣợc phân định nhƣ sau: “Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương; huyện chia thành xã, thị trấn; thị xã và thành phố thuộc tỉnh chia thành phường và xã; quận chia thành phường. Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập. Việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải lấy ý kiến Nhân dân địa phương và theo trình tự, thủ tục do luật định”[26]. Nhƣ vậy, Chính quyền địa phƣơng cấp xã là chính quyền của các đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn, phƣờng. Chính quyền địa phƣơng ở xã là cấp chính quyền địa phƣơng gồm có Hội đồng nhân dân xã và Ủy ban nhân dân xã. Chính quyền địa phƣơng ở xã có Nhiệm vụ, quyền hạn nhƣ sau: - Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn xã. - Quyết định những vấn đề của xã trong phạm vi đƣợc phân quyền, phân cấp theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. - Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan hành chính nhà nƣớc cấp trên ủy quyền. - Chịu trách nhiệm trƣớc chính quyền địa phƣơng cấp huyện về kết quả thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phƣơng ở xã. - Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn xã. 7
  16. 1.1.2. Vị trí, tính chất, chức năng của hội đồng nhân dân xã Vị trí, tính chất và chức năng của HĐND đƣợc quy định trong Điều 113, Điều 120 Hiến pháp năm 2013: “1. Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên [26]. 2. Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.” [26]. Và đƣợc cụ thể hoá trong Luật tổ chức chính quyền địa phƣơng năm 2015. Theo quy định tại Điều 6 Luật tổ chức chính quyền địa phƣơng năm 2015 thì: “Hội đồng nhân dân gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở địa phương bầu ra, là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên”[31]. Qua quy định trên, có thể định nghĩa địa vị pháp lý của HĐND xã nhƣ sau: HĐND xã là cơ quan quyền lực nhà nƣớc ở cấp xã, đồng thời là cơ quan đại biểu của nhân dân địa phƣơng, đại diện cho ý chí của nhân dân. 1.1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của hội đồng nhân dân xã Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND xã đƣợc quy định tại Điều 33, Luật tổ chức chính quyền địa phƣơng năm 2015. HĐND xã có các nhiệm vụ, quyền hạn nhƣ sau: - Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã. - Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi đƣợc phân quyền; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ 8
  17. quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn xã. - Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trƣởng ban, Phó Trƣởng ban của Hội đồng nhân dân xã; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các Ủy viên Ủy ban nhân dân xã. - Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách xã; điều chỉnh dự toán ngân sách xã trong trƣờng hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách xã. Quyết định chủ trƣơng đầu tƣ chƣơng trình, dự án của xã trong phạm vi đƣợc phân quyền. - Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phƣơng, việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã; giám sát hoạt động của Thƣờng trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp, Ban của Hội đồng nhân dân cấp mình; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp. - Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với ngƣời giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân xã bầu theo quy định tại Điều 88 và Điều 89 của Luật này. - Bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân xã và chấp nhận việc đại biểu Hội đồng nhân dân xã xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu. - Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã. 1.2. Cơ cấu, tổ chức của hội đồng nhân dân xã Hội đồng nhân dân xã gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở xã bầu ra. Việc xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân xã đƣợc thực hiện theo nguyên tắc sau đây: - Xã miền núi, vùng cao và hải đảo có từ một nghìn dân trở xuống đƣợc bầu mƣời lăm đại biểu; - Xã miền núi, vùng cao và hải đảo có trên một nghìn dân đến hai nghìn dân đƣợc bầu hai mƣơi đại biểu; 9
  18. - Xã miền núi, vùng cao và hải đảo có trên hai nghìn dân đến ba nghìn dân đƣợc bầu hai mƣơi lăm đại biểu; có trên ba nghìn dân thì cứ thêm một nghìn dân đƣợc bầu thêm một đại biểu, nhƣng tổng số không quá ba mƣơi lăm đại biểu; - Xã không thuộc các trƣờng hợp trên có từ bốn nghìn dân trở xuống đƣợc bầu hai mƣơi lăm đại biểu; có trên bốn nghìn dân thì cứ thêm hai nghìn dân đƣợc bầu thêm một đại biểu, nhƣng tổng số không quá ba mƣơi lăm đại biểu. 1.2.1. Thường trực hội đồng nhân dân xã Thƣờng trực HĐND cấp xã do HĐND cấp xã bầu ra tại kỳ họp HĐND trong số các đại biểu HĐND. Thƣờng trực Hội đồng nhân dân là cơ quan thƣờng trực của Hội đồng nhân dân, thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật này và các quy định, khác của pháp luật có liên quan; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trƣớc Hội đồng nhân dân. Thành viên của Thƣờng trực Hội đồng nhân dân không thể đồng thời là thành viên của Ủy ban nhân dân cùng cấp. Thƣờng trực Hội đồng nhân dân xã gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân. Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách. 1.2.2. Các ban của hội đồng nhân dân xã Hội đồng nhân dân xã thành lập Ban pháp chế, Ban kinh tế - xã hội. Ban của Hội đồng nhân dân xã gồm có Trƣởng ban, một Phó Trƣởng ban và các Ủy viên. Số lƣợng Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân xã do Hội đồng nhân dân xã quyết định. Trƣởng ban, Phó Trƣởng ban và các Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân xã hoạt động kiêm nhiệm. Ban pháp chế của Hội đồng nhân dân cấp cấp xã chịu trách nhiệm trong các lĩnh vực thi hành Hiến pháp và pháp luật, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng chính quyền địa phƣơng và quản lý địa giới hành chính ở địa phƣơng. Nhiệm vụ, quyền hạn của ban pháp chế HĐND xã: - Tham gia chuẩn bị nội dung kỳ họp của Hội đồng nhân dân liên quan đến lĩnh vực phụ trách. 10
  19. - Thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án liên quan đến lĩnh vực phụ trách do Hội đồng nhân dân hoặc Thƣờng trực Hội đồng nhân dân phân công. - Giúp Hội đồng nhân dân giám sát hoạt động của Ủy ban nhân dân và các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cùng cấp trong các lĩnh vực phụ trách; giám sát văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi phụ trách. - Tổ chức khảo sát tình hình thực hiện các quy định của pháp luật về lĩnh vực phụ trách do Hội đồng nhân dân hoặc Thƣờng trực Hội đồng nhân dân phân công. - Báo cáo kết quả hoạt động giám sát với Hội đồng nhân dân, Thƣờng trực Hội đồng nhân dân. - Ban của Hội đồng nhân dân chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trƣớc Hội đồng nhân dân; trong thời gian Hội đồng nhân dân không họp thì báo cáo công tác trƣớc Thƣờng trực Hội đồng nhân dân. Ban Kinh tế - Xã hội Hội đồng nhân dân là một trong hai Ban của Hội đồng nhân dân Xã, thành viên Ban đƣợc Hội đồng nhân dân Xã bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo quy định pháp luật; Ban Kinh tế - Xã hội có những nhiệm vụ và quyền hạn đƣợc quy định tại Điều 108, 109 Luật Tổ chức Chính quyền địa phƣơng năm 2015. Ban kinh tế - xã hội HĐND xã có những nhiệm vụ, quyền hạn nhƣ sau : - Tham gia chuẩn bị nội dung kỳ họp của Hội đồng nhân dân liên quan đến lĩnh vực phụ trách bao gồm: kinh tế, ngân sách, giao thông, xây dựng, giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội, thông tin, thể dục, thể thao, khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trƣờng, chính sách tôn giáo ở địa phƣơng. - Thẩm tra dự thảo Nghị quyết, báo cáo, tờ trình, đề án liên quan đến lĩnh vực phụ trách do Hội đồng nhân dân hoặc Thƣờng trực Hội đồng nhân dân phân công. - Giúp Hội đồng nhân dân giám sát hoạt động của Ủy ban nhân dân xã và các ngành chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân xã về lĩnh vực kinh tế, ngân sách, khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trƣờng; giám sát hoạt động của cơ 11
  20. quan nhà nƣớc, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân trong việc thi hành Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nƣớc cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp về lĩnh vực kinh tế, ngân sách, khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trƣờng; các vấn đề có liên quan. - Tổ chức khảo sát tình hình thực hiện các quy định của pháp luật về lĩnh vực phụ trách do Hội đồng nhân dân hay Thƣờng trực Hội đồng nhân dân phân công. - Báo cáo kết quả hoạt động giám sát với Thƣờng trực Hội đồng nhân dân và Hội đồng nhân dân. - Ban Kinh tế - Xã hội của Hội đồng nhân dân chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trƣớc Hội đồng nhân dân; trong thời gian Hội đồng nhân dân không họp thì báo cáo công tác trƣớc Thƣờng trực Hội đồng nhân dân. 1.2.3. Địa vị pháp lý của Đại biểu hội đồng nhân dân xã Đại biểu HĐND xã đƣợc nhân dân ở cấp xã tín nhiệm bầu ra là ngƣời đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân ở cấp xã. Đại biểu Hội đồng nhân dân là ngƣời đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phƣơng, chịu trách nhiệm trƣớc cử tri địa phƣơng và trƣớc Hội đồng nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình. Vì vậy, đại biểu HĐND phải gƣơng mẫu chấp hành chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc; tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật và tham gia vào việc quản lý nhà nƣớc. Đại biểu Hội đồng nhân dân bình đẳng trong thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân. 1.3. Hoạt động của hội đồng nhân dân xã Kỳ họp của HĐND chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong hoạt động của HĐND. Bởi vì đây là hình thức hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của HĐND. HĐND làm việc tập trung và có hiệu quả nhất trong các kỳ họp của mình. Tại kỳ họp HĐND thảo luận dân chủ và quyết định theo đa số các công việc quan trọng của địa phƣơng; bầu ra Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, UBND, 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1