Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Đổi mới tổ chức và hoạt động Thanh tra tỉnh - từ thực tiễn tỉnh Phú Thọ hiện nay
lượt xem 9
download
Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ cơ sở lý luận về thanh tra trong quản lý nhà nước; về đổi mới tổ chức và hoạt động Thanh tra tỉnh đồng thời phân tích, đánh giá thực trạng đổi mới tổ chức và hoạt động Thanh tra tỉnh từ thực tiễn tỉnh Phú Thọ hiện nay, tác giả đề xuất những quan điểm, giải pháp tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Thanh tra tỉnh nói chung và Thanh tra tỉnh Phú Thọ nói riêng, đáp ứng yêu cầu của cải cách hành chính và sự nghiệp đổi mới của địa phương.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Đổi mới tổ chức và hoạt động Thanh tra tỉnh - từ thực tiễn tỉnh Phú Thọ hiện nay
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ---/--- ---/--- HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA TỈNH - TỪ THỰC TIỄN TỈNH PHÚ THỌ HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH Hà Nội – 2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ---/--- ---/--- HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN TRUNG KIÊN TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA TỈNH - TỪ THỰC TIỄN TỈNH PHÚ THỌ HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 8 38 01 02 Người hướng dẫn khoa học: T.S. ĐÀM BÍCH HIÊN Hà Nội – 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là có căn cứ và trung thực. Những kết luận khoa học của Luận văn chưa từng công bố trong bất cứ công trình nào. TÁC GIẢ Nguyễn Trung Kiên i
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo Học viện Hành chính Quốc gia trong quá trình tôi học tập và nghiên cứu viết luận văn. Đặc biệt tôi chân thành cảm ơn TS. Đàm Bích Hiên - người hướng dẫn khoa học luận văn vì những hướng dẫn tận tình, hiệu quả khi tôi thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Nhà nước - Pháp luật và Lý luận cơ sở, Ban Quản lý đào tạo Sau đại học của Học viện Hành chính Quốc gia, Thanh tra tỉnh Phú Thọ, các đồng nghiệp, bạn hữu và gia đình đã động viên, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình tôi thực hiện luận văn. Do thời gian và trình độ có hạn, vì vậy luận văn không thể tránh khỏi những thiếu xót, tôi xin chân thành mong muốn tiếp tục nhận được các ý kiến đóng góp của các thầy, cô và các đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện tốt hơn. Nguyễn Trung Kiên ii
- MỤC LỤC Mở đầu .............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài luận văn ...................................... 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận văn ................................. 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 5 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn ...................... 6 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ..................................................... 6 7. Cấu trúc của luận văn .................................................................................... 7 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRATỈNH ................................................................................. 8 1.1. Khái quát về tổ chức và hoạt động của Thanh tra tỉnh ............................. 8 1.2. Đổi mới tổ chức và hoạt động của Thanh tra tỉnh ................................... 26 1.3. Các đảm bảo đổi mới tổ chức và hoạt động Thanh tra tỉnh ..................... 33 Tiểu kết chương 1............................................................................................ 40 Chương 2: THỰC TRẠNG ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA TỈNH, TỪ THỰC TIỄN TỈNH PHÚ THỌ HIỆN NAY ........ 42 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội và các nhân tố ảnh hưởng khác của tỉnh Phú Thọ ảnh hưởng tới đối mới tổ chức và hoạt động của Thanh tra tỉnh 2.2. Quá trình đổi mới tổ chức và hoạt động của Thanh tra tỉnh Phú Thọ 48 2.3. Đánh giá về đổi mới tổ chức và hoạt động của Thanh tra tỉnh Phú Thọ Tiểu kết luận chương 2.................................................................................... 73 Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNGCỦA THANH TRA TỈNH, TỪ THỰC TIỄN TỈNH PHÚ THỌ HIỆN NAY ............................................................................................ 75 3.1. Quan điểm tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Thanh tra tỉnh .... 75 3.2. Các giải pháp chung tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Thanh tra tỉnh ................................................................................................................... 77 3.3. Các giải pháp riêng tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Thanh tra tỉnh Phú Thọ .................................................................................................... 86 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 98 iii
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong gần 75 năm qua, ngành Thanh tra Việt Nam mà tiền thân là Ban thanh tra đặc biệt được thành lập theo Sắc lệnh 64/SL ngày 23.11.1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã không ngừng trưởng thành và lớn mạnh đáp những yêu cầu, nhiệm vụ trong từng giai đoạn cách mạng. Hoạt động thanh tra thực sự là công cụ hiệu quả phục vụ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành của Nhà nước trong phát hiện sơ hở, bất cập trong cơ chế, chính sách, pháp luật để có kiến nghị hoàn thiện đồng thời phát hiện, chấn chỉnh và xử lý các vi phạm, tiêu cực, tham nhũng bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân góp phần tích cực nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích và kết quả đạt được, tổ chức và hoạt động thanh tra thời gian qua vẫn còn những khuyết điểm, bất cập như: Tổ chức thanh tra còn chưa hợp lý; Nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra chưa rõ ràng,còn có sự chồng chéo, trùng lắplặp cả về phạm vi, đối tượng giữa thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành. Đối với thanh tra tỉnh và thanh tra sở cũng xảy ra chồng chéo, trùng lắp trong phạm vi thẩm quyền; Quyền hạn của cơ quan thanh tra nhà nước chưa tương ứng với nhiệm vụ được giao, việc đảm bảo quyền cũng cònhạn chế dẫn tới các kết luận, kiến nghị thanh tra chưa được thực hiện nghiêm chỉnh; Phạm vi, nội dung, trình tự, thủ tục tiến hành các cuộcthanh tra còn nhiều bất cập, chua đáp ứng yêu cầu thực tiễn; Một bộ phận thanh tra viên, công chức trong các cơ quan thanh tra chưa đáp ứng yêu cầu về đạo đức, bản lĩnh cách mạng cũng như kiến thức kỹ năng nghề nghiệp trong thực thi công vụ được giao. Chính những khuyết điểm, bất cập ấy đã ảnh hưởng không tốt đến hoạt động thanh tra, chưa đáp 1
- ứng yêu cầu của quản lý nhà nước và kỳ vọng của nhân dân đối với ngành Thanh tra. Trong thời gian tới, việc hoàn thiện pháp luật, khắc phục các bất cập hạn chế trên đây nhằm tiếp tục thực hiện yêu cầu của Đảng và Nhà nước về công tác thanh tra thể hiện yêu cầu đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra trong Chiến lược phát triển ngành Thanh tra là một tất yếu khách quan và rất bức thiết. Xuất phát từ tình hình trên, tác giả đã chọn đề tài: “Đổi mới tổ chức và hoạt động Thanh tra tỉnh - từ thực tiễn tỉnh Phú Thọ hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài luận văn Trong quá trình hoạt động của ngành Thanh tra kể từ khi ra đời nhất là là khi có Luật Thanh tra 2004, Luật Thanh tra 2010 tới nay luôn thu hút sự quan tâm nghiên cứu của đông đảo các nhà khoa học, các nhà quản lý, công chức trong toàn ngành Thanh tra. Nhìn chung các công trình nghiên cứu về tổ chức và hoạt động thanh tra khi Luật Thanh tra mới ban hành được đề cập ở các góc độ khác nhau, chủ yếu thể hiện dưới hình thức là các bài báo, chuyên khảo khoa học. Có thể kể tên các công trình khoa học của các tác giả đã công bố theo các nhóm sau: Thứ nhất, công trình khoa học về tổ chức bộ máy nhà nước liên quan đến thanh tra nhà nước - “Bàn về kiểm tra, kiểm soát”[7]của V.I Lê Nin.Trong tác phẩm này, V.I Lê Nin đã phân tích chỉ rõ vai trò, ý nghĩa to lớn của việc kiểm tra, kiểm soát quyền lực nhà nước trong đó có thanh tra là một công cụ hữu hiệu, sắc bén không thể thiếu được. - “Bàn về Nhà nước và Pháp luật”[6]của Hồ Chí Minh thể hiện quan điểm sâu sắc của Người về nhà nước, pháp luật và vấn đề tổ chức xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam của dân, do dân, vì dân. 2
- - “Lịch sử Nhà nước pháp quyền Việt Nam’’[11] của Đinh Gia Trinh đã làm rõ lịch sử ra đời và quá trình phát triển của Nhà nước pháp quyền Việt Nam. - Nhà nước và Pháp luật của chúng ta trong sự nghiệp đổi mới’’ [13] của TS Đào Trí Úc đã làm rõ cơ sở ý luận và thực tiễn về Nhà nước và Pháp luật ở nước ta hiện nay. Thứ hai, các công trình khoa học nghiên cứu về tổ chức hoạt động thanh tra - “Những vấn đề pháp lý cơ bản của việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Thanh tra nhà nước Việt Nam” [3], Nxb Công an nhân dân 1998 của Tiến sĩ Phạm Tuấn Khải. Công trình này trên cơ sở làm rõ lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh tra, tác giả đã đánh giá thực trạng hoạt động thanh tra ở Việt Nam đồng thời đưa ra các giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của thanh tra nước ta hiện nay. - Đề tài khoa học cấp nhà nước (2002) do Ông Trần Đức Lượng thực hiện là: “Hoàn thiện cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước’’[5]. Trong đề tài này tác giả đã phân tích vị trí, vai trò, đặc điểm của thanh tra trong quản lý nhà nước, từ đó đánh giá thực trạng việc thanh tra, kiểm tra trong quản lý nhà nước ở nước ta và đưa ra các giải pháp hoàn thiện cơ chế thanh tra kiểm tra nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đáp ứng yêu cầu đổi mới. - “Đổi mới tổ chức và hoạt động của các tổ chức thanh tra nhà nước cấp tỉnh- thực tiễn ở tỉnh Đồng Nai (2003). Trong công trình này tác giả đã phân tích cơ sở lý luận về thanh tra, đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của các tổ chức thanh tra nhà nước cấp tỉnh ở tỉnh Đồng Nai đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm đổi mới tổ chức và hoạt động của các tổ chức thanh tra cấp tỉnh. 3
- - “Đổi mới tổ chức và hoạt động ngành thanh tra nhằm tăng cường năng lực phòng chống tham nhũng’’(2011) của Viện Khoa học thanh tra - Thanh tra Chính phủ. - “Đổi mới tổchức và hoạt động của Thanh tra nhà nước tỉnh Sơn La”, Luận án Tiến sỹ Luật học Nguyễn Việt Hà 2015. - “Nghiệp vụ công tác thanh tra – Chương trình cơ bản’’[12] của Trường Cán bộ Thanh tra, Nxb Thống kê 2016. Cuốn sách đã trình bày hệ thống về tổ chức và hoạt động bộ máy thanh tra và công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng. Đây là tài liệu quan trọng và cần thiết phục vụ cho đàotạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho CBCC, Thanh tra viên trong bộ máy thanh tra nhà nước. - “Giáo dục pháp luật cho đội ngũ Thanh tra viên ở Việt Nam hiện nay”, Luận án Tiến sĩ Quản lý công của Nguyễn Hữu Luận 2019[4]. Trong luận án, tác giả đã đề cập tổ chức hoạt động của bộ máy thanh tra nhà nước và đưa ra quan điểm và các giải pháp giáo dục pháp luật cho đội ngũ Thanh tra viên ở Việt Nam hiện nay. Ngoài các công trình khoa học trên còn có các bài viết đã đăng báo, tạp chíđánh giá về tổ chức hoạt động của thanh tra và đưa ra các giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra trên từng lĩnh vực cụ thể. Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên đã có nhiều đóng góp về mặt lý luận về đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra trên mỗi khía cạnh hoặc góc độ nhất định. Tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu về đổi mới tổ chức và hoạt động Thanh tra tỉnh ở tỉnh Phú Thọ.Vì vậy, việc tác giả lựa chọn đề tài: “ Đổi mới tổ chức và hoạt động của Thanh tra tỉnh - từ thực tiễn tỉnh Phú Thọ hiện nay’’là mang tính cấp thiết xét dưới góc độ lý luận và thực tiễn.Trong qua trình nghiên cứu tác giả chọn lọc, kế thừa những thành quả khoa học của các công trình nghiên cứu trước. 4
- 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu của luận văn Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ cơ sở lý luận về thanh tra trong quản lý nhà nước; về đổi mới tổ chức và hoạt động Thanh tra tỉnh đồng thời phân tích, đánh giá thực trạng đổi mới tổ chức và hoạt động Thanh tra tỉnh từ thực tiễn tỉnh Phú Thọ hiện nay, tác giả đề xuất những quan điểm, giải pháp tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Thanh tra tỉnh nói chung và Thanh tra tỉnh Phú Thọ nói riêng, đáp ứng yêu cầu của cải cách hành chính và sự nghiệp đổi mới của địa phương. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn Luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu sau: - Làm rõ cơ sở lý luận về tổ chức và hoạt động của Thanh tra tỉnh cũng như lý luận về đổi mới tổ chức và hoạt động của Thanh tra tỉnh. - Đánh giá thực trạng đổi mới tổ chức và hoạt động của Thanh tra tỉnh ở tỉnh Phú Thọ đồng thời chỉ ra những thành tựu đạt được và hạn chế trong tổ chức và hoạt động của Thanh tra tỉnh ở tỉnh Phú Thọ. - Đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Thanh tra tỉnh và Thanh tra tỉnh Phú Thọ. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là đổi mới tổ chức và hoạt động của Thanh tra tỉnh từ thực tiễn ở tỉnh Phú Thọ hiện nay. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Luận văn nghiên cứu về đổi mới tổ chức và hoạt động của Thanh tra tỉnh ở trên một địa bàn cụ thể là tỉnh Phú Thọ. - Về thời gian: Từ 2015 đến nay. 5
- 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước ta về tổ chức và hoạt động của thanh tra nhà nước nói chung và Thanh tra tỉnh nói riêng hiện nay. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu luận văn sử dụng các phương pháp khảo sát thực tiễn, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp quy nạp và diễn dịch, phương pháp lịch sử và lôgíc, phương pháp hệ thống - cấu trúc, phương pháp thống kế, so sánh… Cụ thể: - Phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp quy nạp và diễn dịch, phương pháp lịch sử và lôgíc được sử dụng bao quát trong tất cả các chương, mục của luận án để tìm hiểu, phát hiện, luận giải một cách thuyết phục các nội dung liên quan đến chủ đề luận văn. - Phương pháp lịch sử và lôgíc được sử dụng trong chương 1, chương 2 và chương 3 của luận văn nhằm nhận diện và đánh giá đổi mới tổ chức và hoạt động Thanh tra tỉnh. - Phương pháp thống kê: được sử dụng trong lời nói đầu, chương 1 và 2 của luận văn nhằm tập hợp, đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và đánh giá thực trạng đổi mới tổ chức và hoạt động của Thanh tra tỉnh Phú Thọ. - Phương pháp khảo sát thực tiễn được sử dụng để khảo sát, đánh giá thực trạng đổi mới tổ chức và hoạt động của Thanh tra tỉnh Phú Thọ. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Đóng góp mới về mặt lý luận Nghiên cứu góp phần làm rõ cơ sở lý luận của tổ chức và hoạt động của Thanh tra tỉnh, khẳng định thanh tra là nội dung, chức năng thiết yếu của quản 6
- lý nhà nước; là phương thức bảo đảm pháp chế, giữ gìn kỷ cương, kỷ luật trong quản lý nhà nước; là công cụ bảo đảm, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. 6.2. Về mặt thực tiễn Luận văn khái quát được quá trình hình thành, phát triển của Thanh tra tỉnh Phú Thọ. Trên cơ sở phân tích, đánh giá một cách cụ thể và sâu sắc về thực trạng đổi mới tổ chức và hoạt động của Thanh tra tỉnh Phú Thọ, luận văn làm rõ được những ưu điểm cần phát huy; những hạn chế cần khắc phục. Luận văn cũng chỉ ra nguyên nhân của hạn chế và đề xuất một số quan điểm, giải pháp tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động Thanh tra tỉnh nói chung và Thanh tra tỉnh Phú Thọ nói riêng. Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa thực tiễn trong việc kiến nghị hoàn thiện quy định về thanh tra nói chung và quy định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra tỉnh nói riêng ở Việt Nam hiện nay. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương bao gồm: Chương 1: Cơ sở lý luận về đổi mới tổ chức và hoạt động của Thanh tra tỉnh Chương 2:Thực trạng đổi mới tổ chức và hoạt động của Thanh tra tỉnh ở tỉnh Phú Thọ hiện nay Chương 3: Quan điểm, giải pháp tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Thanh tra tỉnh và Thanh tra tỉnh Phú Thọ hiện nay 7
- CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNGCỦA THANH TRA TỈNH 1.1. Khái quát về tổ chức và hoạt động của Thanh tra tỉnh 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vị trí vai trò của Thanh tra tỉnh 1.1.1.1 Khái niệm Thanh tra tỉnh Các nhiệm vụ, chức năng của Nhà nước được thực hiện thông qua các cơ quan nhà nước đã được pháp luật trao cho những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể. Tất cả các cơ quan nhà nước tạo thành bộ máy nhà nước, là hệ thống thống nhất các cơ quan nhà nước và liên hệ chặt chẽ với nhau theo một cơ chế đồng bộ. Các cơ quan nhà nước rất đa dạng, nhiều chủng loại, nhưng thông thường trong bộ máy nhà nước nói chung bao giờ cũng gồm 03 loại cơ quan: Cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp. Quyền lực nhà nước trên thực tế được thực hiện bởi các cơ quan trong bộ máy nhà nước mà cụ thể là những con người làm việc trong bộ máy đó. Sự vận đông của quyền lực nhà nước thường theo hai xu hướng là sử dụng trái phép quyền lực được giao hoặc lạm quyền dưới các hình thức lộng quyền lạm quyền để phục vụ lợi ích cá nhân, gia đình, dòng họ, địa phương... Cả hai xu hướng trên đều là biểu hiện sự tha hóa quyền lực và đều mang lại tác hại cho xã hội và người gánh chịu là nhân dân. Do vậy, để phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi ấy đòi hỏi phải có kiểm soát quyền lực. Kiểm soát quyền lực do các cơ quan nhà nước và do các thiết chế chính trị, chính trị- xã hội thực hiện. Ở nước ta theo qui định của Hiến pháp,các cơ quan hành chính nhà nước là cơ quan hành pháp đứng đầu là Chính Phủ, ngoài ra là các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính Phủ, các Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện, xã và tương đương, các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân các cấp.Hoạt 8
- động của các cơ quan này thường xuyên, liên tục sử dụng quyền lực nhà nước nên tất yếu phải kiểm soát bằng các phương thức giám sát, kiểm tra, thanh tra. Do vậy, trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước đã thành lập các cơ quan thanh tra theo ngành, lĩnh vực và theo cấp hành chính từ Trung ương đến cấp huyện. Các cơ quan thanh tra trong phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ của mình thực hiện và giúp cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng theo qui định của pháp luật. Trong hệ thống cơ quan thanh tra nhà nước đó có Thanh tra tỉnh, do vậy có thể đưa ra khái niệm về Thanh tra tỉnh như sau: “Thanh tra tỉnh là cơ quan hành chính nhà nước do Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập, là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về công tác khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo qui định của pháp luật”. 1.1.1.2. Đặc điểm của Thanh tra tỉnh Thanh tra tỉnh là cơ quan nhà nước, do vậy nó mang đầy đủ các đặc điểm của cơ quan nhà nước. Thanh tra tỉnh là cơ quan hành chính nhà nước, do vậy nó cũng thể hiện đầy đủ đặc điểm đặc thù của cơ quan hành chính, đó là: - Thanh tra tỉnh được thành lập để thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước, nghĩa là thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành. Hoạt động chấp hành và điều hành của Thanh tra tỉnh là hoạt động được tiến hành trên cơ sở Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh, các văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và để thực hiện pháp luật. 9
- - Hoạt động của Thanh tra tỉnh mang tính tường xuyên, liên tục và tương đối ổn định, là cầu nối trực tiếp đưa đường lối, chính sách, pháp luật vào cuộc sống. - Thẩm quyền của Thanh tra tỉnh chỉ giới hạn trong phạm vi hoạt động chấp hành và điều hành và thẩm quyền ấy được qui định trong các văn bản pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước, trong Luật Thanh tra, các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng… - Thanh tra tỉnh chịu sự giám sát, kiểm tra của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh và chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh. Từ các đặc điểm chung như các cơ quan hành chính nhà nước, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, tổ chức và hoạt động của Thanh tra tỉnh có thể rút ra một số đặc điểm, đặc thù của Thanh tra tỉnh: - Thanh tra tỉnh là cơ quan nhà nước được thành lập theo cấp hành chính ở cấp tỉnh. Đặc điểm này để phân biệt về vị trí vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức hoạt động của Thanh tra tỉnh với các cơ quan Thanh tra trong bộ máy thanh tra như Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Bộ, Thanh tra Sở, Thanh tra huyện. - Thanh tra tỉnh là bộ phận cấu thành hệ thống cơ quan hành chính nhà nước ở tỉnh. Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước ở cấp tỉnh được Hiến pháp nước ta qui định gồm có Ủy ban nhân dân và các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân. Theo đó, Ủy ban Nhân dân tỉnh do Hội đồng nhân tỉnh bầu ra, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân tỉnh vừa là cơ quan hành chính Nhà nước ở tỉnh thực hiện quản lý hành chính nhà nước đối với mọi ngành, lĩnh vực, mọi đối tượng tương ứng trong phạm vi địa giới hành chính 10
- của tỉnh và thực hiện các nghĩa vụ, quyền hạn theo sự phân cấp, ủy quyền của cơ quan Nhà nước cấp trên. Để tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý hành chính nhà nước ở địa phương, pháp luật cũng qui định về việc tổ chức và hoạt động của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh đó là các Sở, các cơ quan tương đương. Thanh tra tỉnh là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, là cơ quan ngang Sở do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập, là cơ quan tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lý Nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng theo qui định pháp luật. Như vậy bộ máy hành chính nhà nước ở tỉnh hoàn chỉnh thống nhất, nhất thiết phải có cơ quan Thanh tra tỉnh vì nếu thiếu Thanh tra tỉnh chắc chắn việc quản lý nhà nước sẽ không đầy đủ và kém hiệu quả. - Thanh tra tỉnh là cơ quan hành chính nhà nước được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc “Song trùng trực thuộc” hay nói cách khác là tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc “Hai chiều trực thuộc” thể hiện ở chỗ: + Thanh tra tỉnh chịu sự chỉ đạo và quản lý điều hành về tổ chức biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh đồng thời chịu sự chỉ đạo về công tác hướng dẫn về tổ chức, nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ; Chánh Thanh tra tỉnh chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Thanh tra Chính phủ và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân tỉnh. + Chánh Thanh tra tỉnh là người đứng đầu Thanh tra tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm, nhưng trước khi bổ nhiệm phải có sự thỏa thuận với Tổng Thanh tra Chính phủ. Thanh tra tỉnh tổ chức và hoạt động theo chế độ thủ trưởng. Theo đó, Chánh Thanh tra tỉnh là người về nguyên tắc quyết định mọi vấn đề thuộc 11
- thẩm quyền của Thanh tra tỉnh, quyết định của Chánh thanh tra tỉnh là quyết định của Thanh tra tỉnh. Tuy nhiên, khi quyết định những vấn đề quan trọng, Chánh thanh tra tỉnh cần họp lấy ý kiến của các Phó Chánh Thanh tra tỉnh và người đứng đầu các phòng ban thuộc Thanh tra tỉnh, nhưng quyết định của Chánh thanh tra là quyết định cao nhất. Quy định nguyên tắc hoạt động trên đây của Thanh tra tỉnh vừa đảm bảo để Thanh tra tỉnh thực hiện giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý hành chính Nhà nước ở địa phương và đảm bảo sự thống nhất của ngành thanh tra từ Trung ương tới cơ sở, đề cao chế độ trách nhiệm cá nhân của Chánh Thanh tra tỉnh. Đặc điểm nàyđể thấy sự khác biệt của Thanh tra tỉnh với các cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền chung và các cơ quan Nhà nước khác trong bộ máy Nhà nước ta. - Thanh tra tỉnh xem xét, đánh giá việc chấp hành pháp luật trong họat động thức hiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh và cótính độc lập tương đối trong hoạt động thực hiện nhiệm vụ của mình do pháp luật qui định.Giống như các cơ quan hành chính nhà nước khác, Thanh tra tỉnh thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật qui định, Thanh tra tỉnh là cơ quan tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lý hành chính nhà nước. Do vậy, trong thực thi nhiệm vụ Thanh tra tỉnh phải đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và phối hợp nhịp nhàng với các cơ quan hành chính Nhà nước trong bộ máy của tỉnh. Song Thanh tra tỉnh có tính độc lập tương đối trong thực thi nhiệm vụ thể hiện ở chỗ: Thanh tra tỉnh được phép tự mình tổ chức các cuộc thanh tra trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội theo thẩm quyền pháp luật qui định. Trên cơ sở thanh tra, ra kết luận, kiến nghị quyết định xử lý theo các qui định của pháp luật về thanh tra, chịu trách nhiệm về quyết định thanh tra của mình. Tính độc 12
- lập tương đối của cơ quan thanh tra còn thể hiện là khi tiến hành thanh tra ngoài việc căn cứ vào pháp luật, chính sách hiện hành còn xuất phát từ thực tế cuộc sống, từ hoàn cảnh điều kiện lịch sử cụ thể để có quyết định, kiến nghị, xử lý cụ thể hay nói cách khác trong hoạt động mà cơ quan thanh tra khi tiến hành thanh tra không chỉ căn cứ vào tính hợp pháp mà còn căn cứ vào tính hợp lý. 1.1.1.3. Vị trí, vai trò của Thanh tra tỉnh trong bộ máy hành chính Nhà nước - Vị trí của Thanh tra tỉnh trong bộ máy hành chính Nhà nước Thanh tra tỉnh được thành lập ở các tỉnh từ năm 1956 theo Nghị định 1194/NĐ-TTg ngày26/12/1956 của Thủ tướng Chính phủ với tên gọi là Ban Thanh tra Chính quyền tỉnh. Từ đó đến nay Thanh tra tỉnh dù có tên gọi khác nhau nhưng đều được thiết kế nằm trong bộ máy hành pháp ở tỉnh. Thanh tra tỉnh là công cụ, là thiết chế để Chủ tịch Ủy ban nhân tỉnh kiểm soát việc thực hiện hoạt động quản lý hành chính của các cơ quan, tổ chức, cá nhândo mình quản lý. Thanh tra tỉnh nằm trong bộ máy hành chính và hoạt động hướng vào hoạt động kiểm soát hệ thống hành chính được thể hiện trong trong Pháp lệnh Thanh tra năm 1990, sau đó là Luật Thanh tra 2004 và tiếp tục được khi nhận trong Luật Thanh tra năm 2010. Điều 20 Luật Thanh tra 2010 qui định: “1. Thanh tra tỉnh là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo qui định của pháp luật. 2. Thanh tra tỉnh có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra viên. 13
- 3. Thanh tra tỉnh chịu sự chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp và chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về tổ chức, nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ”[8]. Với những qui định liên quan đến tổ chức và hoạt động của Thanh tra tỉnh thể hiện trong pháp luật thanh tra, mặc dù Thanh tra tỉnh là cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân tỉnh nhưng trong hoạt động của mình Thanh tra tỉnh có tính độc lập tương đối với hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước bởi Thanh tra tỉnh có chức năng rõ ràng, có qui trình hoạt động do pháp luật qui định chặt chẽ nhằm ngăn chặn sự can thiệp của các cơ quan nhà nước nói chung và cơ quan hành chính nhà nước ở tỉnh nói riêng vào hoạt động thanh tra, đảm bảo cho hoạt động thanh tra và kết luận, kiến nghị thanh tra phản ánh đúng sự thật, khách quan, đúng pháp luật. - Vai trò của Thanh tra tỉnh Từ góc độ học thuật, theo Đại từ điển Tiếng Việt thì vai trò là “ chức năng, tác dụng của cái gì hoặc của ai trong sự vận động, phát triển của nhóm, tập thể nói chung”[14]. Theo khái niệm này thì vai trò của một cơ quan, tổ chức được xác định bởi hai yếu tố là chức năng và tác dụng hiệu quả mà cơ quan tổ chức đó mang lại trong mối liên hệ vận động với các cơ quan, tổ chức khác. Vai trò của cơ quan Thanh tra được thể hiện thông qua chức năng và các phương diện hoạt động của cơ quan thanh tra. Cơ sở lý luận trên khi nói tới vai trò của Thanh tra tỉnh là nói đến những tác động, ảnh hưởng và đóng góp to lớn của Thanh tra tỉnh trog quản lý nhà nước. Cơ quan Thanh tra, Thanh tra tỉnh nằm trong hệ thống cơ quan hành chính (hành pháp) nên vai trò của nó chính là những tác động, đóng góp trong hoạt động quản lý hành chính Nhà nước trên các lĩnh vực đời sống và xã hội của tỉnh. 14
- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thanh tra trong đó Thanh tra tỉnh được qui định tập trung trong Luật Thanh tra 2010; Luật Tiếp công dân; Luật Khiếu nại; Luật tố cáo và các văn bản hướng dẫn thi hành các Luật này. Luật Phòng chống tham nhũng cũng quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thanh tra và người đứng đầu cơ quan thanh tra trong quản lý Nhà nước về phòng chống tham nhũng, tiếp nhận và xác minh tố cáo tham nhũng, phát hiện hành vi tham nhũng và phối hợp trong phát hiện, xử lý tham nhũng. Như vậy, có thể khẳng định pháp luật đã có những quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức hoạt động của các cơ quan thanh tra, trong đó khẳng định cơ quan thanh tra nhà nước thuộc hệ thống cơ quan hành pháp và trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình các cơ quan thanh tra trong đó có Thanh tra tỉnh đã thể hiện được vai trò chủ yếu như sau: Thứ nhất,Thanh tra tỉnh có vai trò quan trọng trong kiểm soát quyền lực trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước thông qua việc tiến hành thanh tra, thanh tra là một chức năng thiết yếu, quan trọng trong quản lý nhà nước, thực hiện xem xét, đánh giá và xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật qui định. Thông qua hoạt động thanh tra, Thanh tra tỉnh giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng quản lý nhà nước của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (là đối tượng thanh tra) hiểu rõ, nhận thức đúng đắn, đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình do pháp luật qui định và thực hiện đầy đủ, đúng đắn các qui định đó. Đây chính là sự thể hiện kiểm soát quyền lực trong hoạt động hành chính cụ thể và hiệu quả, thông qua hoạt động thanh tra, Thanh tra tỉnh đánh giá quá trình thực hiện chính sách, pháp luật của các cơ quan hành chính Nhà nước, cán bộ công chức trong các cơ quan hành chính Nhà nước, từ đó đưa ra các kết luận cụ thể giúp cho thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước kiểm soát được việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao của các tổ 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay
65 p | 271 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 172 | 45
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hiến pháp và luật hành chính: Quản lý nhà nước về cư trú từ thực tiễn quận 3, thành phố Hồ Chí Minh
78 p | 109 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Đổi mới hoạt động giám sát của HĐND quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
110 p | 69 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Kiểm soát thủ tục hành chính từ thực tiễn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam
87 p | 75 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự tại tỉnh Quảng Bình
109 p | 80 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Tổ chức thực hiện cưỡng chế thi hành án dân sự - Từ thực tiễn tỉnh Ninh Bình
94 p | 82 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp Luật Hôn nhân và Gia đình ở Việt Nam hiện nay
68 p | 106 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 112 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Giải quyết khiếu nại trong thi hành án dân sự từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam
86 p | 71 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Đánh giá viên chức ngành Y tế từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
83 p | 56 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Pháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện từ thực tiễn huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau
73 p | 61 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở Y tế Hà Nội
94 p | 71 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Vi phạm hành chính trong hoạt động dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
91 p | 42 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Tuyển dụng viên chức ngành y tế từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
75 p | 50 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Quản lý nhà nước đối với viên chức ngành y tế - từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
82 p | 55 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Bảo đảm quyền vui chơi, giải trí của trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội
91 p | 45 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Chế độ hưu trí theo pháp luật Bảo hiểm xã hội bắt buộc từ thực tiễn thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau
70 p | 82 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn