Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Pháp luật về an toàn thực phẩm tại Sở Công Thương thành phố Hà Nội
lượt xem 7
download
Mục đích nghiên cứu đề tài là trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận pháp luật về ATTP, đánh giá thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về ATTP trong lĩnh vực Công Thương trên địa bàn Hà Nội, đề tài đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về ATTP, đáp ứng yêu cầu quản lý về ATTP hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Pháp luật về an toàn thực phẩm tại Sở Công Thương thành phố Hà Nội
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ĐINH THỊ TÂM PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI SỞ CÔNG THƯƠNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH HÀ NỘI- NĂM 2019 i
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ĐINH THỊ TÂM PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI SỞ CÔNG THƯƠNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 8 38 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN KHÁNH LY HÀ NỘI- NĂM 2019 ii
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Đinh Thị Tâm iii
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Học viện Hành chính Quốc gia, các Thầy, Cô giáo trong Khoa Sau đại học và Khoa Nhà nước, pháp luật và Lý luận cơ sở đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới TS. Nguyễn Khánh Ly đã giúp đỡ, động viên, hướng dẫn, định hướng và chỉ bảo tận tình tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám đốc sở Công Thương Hà Nội và các cán bộ, công chức sở Công Thương Hà Nội đã dành thời gian, công sức và tâm huyết giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu, đánh giá cũng như giải đáp thắc mắc trong quá trình hoàn thiện luận văn. Tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới tập thể lãnh đạo sở Y tế, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội và cán bộ công chức Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội đã giúp đỡ nhiệt tình để tôi hoàn thiện luận văn này. Cuối cùng, tôi xin gửi tấm lòng ân tình tới Gia đình, người thân, bạn bè của tôi là nguồn động viên lớn giúp tôi hoàn thành luận văn. iv
- MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... iii MỤC LỤC ................................................................................................................... v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... vi DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................vii MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 8 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG CỦA PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM ............................................................................................................................ 13 1.1. Một số vấn đề về an toàn thực phẩm và bảo đảm an toàn thực phẩm .................... 13 1.2. Pháp luật an toàn thực phẩm ................................................................................. 16 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật an toàn thực phẩm ....................................... 28 Chương 2: PHÁP LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM TỪ THỰC TIỄN SỞ CÔNG THƯƠNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI ................................................................................. 37 2.1. Thực trạng pháp luật an toàn thực phẩm từ thực tiễn Sở Công Thương thành phố Hà Nội.................................................................................................................. 37 2.2. Nguyên nhân của hạn chế, tồn tại trong công tác thực hiện pháp luật an toàn thực phẩm................................................................................................................... 56 Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TỪ THỰC TIỄN SỞ CÔNG THƯƠNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI ................................................................................................................................ 69 3.1. Các yêu cầu về hoàn thiện pháp luật an toàn thực phẩm ....................................... 69 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về an toàn thực phẩm ................................ 72 3.3. Một số giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội............................................................................................................ 78 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 98 v
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ATTP An toàn thực phẩm BRC Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm CBCC Cán bộ công chức Codex Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm Quốc tế DNA Cấu trúc gen di truyền FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc FSSC 22000 Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm GMP Thực hành sản xuất tốt HACCP Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn IFS Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế ISO 22000 Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm JICA Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản PTNT Phát triển nông thôn QCVN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QLTT Quản lý thị trường UBND Ủy ban nhân dân VBQPPL văn bản quy phạm pháp luật VietGAP Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam WHO Tổ chức Y tế Thế giới WTO Tổ chức Thương mại thế giới vi
- DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Kết quả cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại Sở Công Thương Hà Nội giai đoạn 2015-2019 .................................................................... 52 Hình 2.2. Kết quả cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo loại hình tại Sở Công Thương Hà Nội giai đoạn 2015-2019 ............................................ 52 Hình 2.3. Kết quả cấp giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm tại Sở Công Thương Hà Nội giai đoạn 2015-2018 .............................................................................. 53 Hình 2.4. Kết quả thanh tra, xử lí vi phạm an toàn thực phẩm tại Sở Công Thương Hà Nội giai đoạn 2015-2018 ........................................................................................... 55 Hình 2.5. Kết quả kiểm tra, xử lí vi phạm an toàn thực phẩm tại Sở Công Thương Hà Nội giai đoạn 2015-2018 ......................................................................................... 566 Hình 2.6. Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ngành Công Thương ........................ 611 vii
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài An toàn thực phẩm (ATTP) là vấn đề nóng bỏng mang tính thời sự được toàn xã hội quan tâm vì tầm quan trọng của nó tới sức khoẻ, trí tuệ, kinh tế và giống nòi. An toàn thực phẩm không chỉ ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên đến sức khỏe, mà còn liên quan chặt chẽ đến sự phát triển kinh tế, thương mại, du lịch và an sinh xã hội. Vấn đề đảm bảo ATTP đang được nhiều nước trên thế giới quan tâm, không chỉ các nước phát triển như Nhật Bản, EU, Mỹ,… mà ngay cả các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước Đông Nam Á đặc biệt quan tâm. Mặc dù Nhà nước đã ban hành nhiều các văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) về ATTP: Luật ATTP, Nghị định hướng dẫn thi hành Luật của Chính Phủ, Nghị định về xử lý vi phạm hành chính về ATTP, Thông tư hướng dẫn thi hành Luật ATTP của Bộ quản lý chuyên ngành và các văn bản pháp luật liên quan như: Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa; luật tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; Nghị định về ghi nhãn hàng hóa, …; cùng hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về ATTP từ Trung ương đến cơ sở. Tuy nhiên, tình trạng thực phẩm nhiễm hóa chất độc hại, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, chất kháng sinh, hoóc môn; việc sử dụng hóa chất, phụ gia không đúng quy định trong chế biến, bảo quản thực phẩm; ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, các khu công nghiệp, trong trường học vẫn xảy ra làm ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân và ảnh hưởng tới phát triển kinh tế, du lịch, văn minh đô thị. Tình trạng thực phẩm giả, kém chất lượng, thực phẩm nhập lậu qua biên giới chưa được kiểm soát chặt chẽ; các vi phạm pháp luật chưa được xử lý kịp thời, nghiêm túc và triệt để; công tác bảo đảm vệ sinh môi trường, ATTP chưa được kiểm soát chặt chẽ. Chính vì thế, việc đầu tiên và cấp bách hiện này cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về ATTP để làm căn cứ xây dựng hành lang pháp lý nhằm điều chỉnh và tạo điều kiện các quan hệ pháp luật ATTP hoạt động và phát triển đồng thời khắc phục và hạn chế tình trạng mất ATTP, bảo vệ sức khỏe nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế,… Muốn vậy, cần có nghiên cứu 1 cách hệ thống, toàn diện cả về cơ sở lý luận và thực tiễn pháp luật ATTP nhằm đánh giá những ưu điểm, hạn chế, vướng mắc đồng 8
- thời đưa ra giải pháp khắc phục hạn chế, tồn tại góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả pháp luật ATTP. Trên cơ sở thực tiễn công tác quản lý nhà nước về ATTP tại sở Công Thương Hà Nội và nghiên cứu về hệ thống pháp luật ATTP hiện nay, tác giả lựa chọn đề tài “Pháp luật về an toàn thực phẩm tại Sở Công Thương thành phố Hà Nội” nhằm bước đầu đưa ra giải pháp để hoàn thiện pháp luật ATTP. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Liên quan tới vấn đề ATTP hiện đã có rất nhiều các công trình, đề tài, bài viết liên quan tới vấn đề trên mà chủ yếu tập trung vào 3 vấn đề chính: các vấn đề liên quan đến lý luận quản lý nhà nước về ATTP, về cơ cấu tổ chức quản lý ATTP, thực trạng quản lý nhà nước về ATTP, giải pháp quản lý nhà nước về ATTP. Luận án Tiến sĩ luật học (2019), Pháp luật an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam của Tác giả Đặng Công Hiển đã đề cập đến những vấn đề lý luận về pháp luật ATTP trong hoạt động thương mại ở Việt Nam; đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật ATTP trong hoạt động thương mại ở Việt Nam; đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật ATTP trong hoạt động thương mại ở Việt Nam [10]. Luận án tiến sĩ (2012), Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực quản lý việc sử dụng một số phụ gia trong chế biến thực phẩm tại Quảng Bình của tác giả Nguyễn Thị Thanh Hương, luận án tiến sĩ dinh dưỡng của Viện dinh dưỡng. Luận án đã đánh giá thực trạng quản lý việc sử dụng một số phụ gia trong chế biến thực phẩm tại Quảng Bình và đưa ra giải pháp nâng cao năng lực quản lý việc sử dụng một số phụ gia trong chế biến thực phẩm tại Quảng Bình [12]. Luận văn Thạc sĩ Luật học (2016), Thực hiện pháp luật trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn Hà Nội của tác giả Lê Thị Linh đã đề cập đến những vấn đề lý luận về pháp luật và thực hiện pháp luật ATTP hiện nay; đánh giá thực trạng hệ thống pháp luật Việt Nam về ATTP; đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật và thực hiện pháp luật ATTP [15]. Tác giả Đinh Thị Quế với Luận văn Thạc sĩ Luật học “Pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm”, Đại học Huế, năm 2018 [13]. 9
- Vấn đề ATTP không phải mới nhưng cũng không hề cũ. Nó không chỉ dừng lại ở mặt lý luận như các các khái niệm về ATTP, nguyên tắc quản lý ATTP, pháp luật về ATTP,... mà còn ở thực tiễn công tác quản lý ATTP, đó là thực trạng, nguyên nhân và giải pháp, các mô hình quản lý ATTP, dự báo xu hướng phát triển và diễn biến tình hình an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, chưa có một đề tài nghiên cứu về thực tiễn công tác quản lý ATTP cũng như đi sâu phân tích những tồn tại, bất cập trong các quy định của pháp luật về ATTP, đặc biệt trong lĩnh vực ATTP ngành Công Thương nói chung cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật về ATTP tại Sở Công Thương Hà Nội. Chính vì thế tôi đã lựa chọn đề tài “Pháp luật về ATTP tại sở Công Thương thành phố Hà Nội”. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn - Mục đích: Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận pháp luật về ATTP, đánh giá thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về ATTP trong lĩnh vực Công Thương trên địa bàn Hà Nội, đề tài đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về ATTP, đáp ứng yêu cầu quản lý về ATTP hiện nay. - Nhiệm vụ: + Nghiên cứu cơ sở lý luận của pháp luật về an toàn thực phẩm hiện nay. + Nghiên cứu, đánh giá, phân tích thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về ATTP tại Sở Công Thương thành phố Hà Nội. + Đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về an toàn thực phẩm và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về ATTP. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu: quy định của pháp luật về ATTP hiện hành và thực tiễn quản lý nhà nước về ATTP tại Sở Công Thương thành phố Hà Nội. - Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: đề tài giới hạn trong phạm vi quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc thẩm quyền Sở Công Thương Hà Nội. 10
- Về thời gian: đề tài nghiên cứu pháp luật về ATTP và thực tiễn quản lý nhà nước về ATTP tại Sở Công Thương thành phố Hà Nội từ năm 2015 đến nay. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn - Phương pháp luận: luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, trên quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước Việt Nam về ATTP. - Phương pháp nghiên cứu: luận văn sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, thống kê, khảo sát thực tiễn, kết hợp giữa nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận: Kết quả nghiên cứu của đề tài đã làm rõ những vấn đề lý luận của pháp luật về an toàn thực phẩm, đánh giá và chỉ ra những hạn chế của pháp luật ATTP hiện nay, đề xuất giải pháp bảo đảm hiệu quả pháp luật ATTP. Do đó, luận văn đóng góp một phần lý luận làm căn cứ xây dựng và hoàn thiện pháp luật ATTP. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn: Từ những căn cứ lý luận về pháp luật ATTP và thực tiễn quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại Sở Công Thương thành phố Hà Nội, những giải pháp mà đề tài đưa ra có ý nghĩa trong việc sửa đổi, bổ sung hoàn thiện pháp luật về ATTP của Việt Nam, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu thảm khảo, luận văn có 3 Chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận chung của pháp luật về an toàn thực phẩm - Chương 2: Pháp luật an toàn thực phẩm từ thực tiễn Sở Công Thương thành phố Hà Nội. - Chương 3: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật an toàn thực phẩm từ thực tiễn Sở Công Thương thành phố Hà Nội 11
- 12
- Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG CỦA PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM 1.1. Một số vấn đề về an toàn thực phẩm và bảo đảm an toàn thực phẩm 1.1.1. Khái niệm Thực phẩm là khái niệm tồn tại đã lâu và cũng có nhiều khái niệm, quan niệm khác nhau về nó. Thực phẩm là những sản phẩm dùng cho việc ăn uống của con người ở dạng nguyên liệu tươi sống hoặc đã qua chế biến cùng các chất được sử dụng cho sản xuất, chế biến thực phẩm nhằm cung cấp năng lượng, tăng trưởng, phát triển và duy trì sự sống của con người. Thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm [14, tr.3]. An toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người [14, tr.1]. - An toàn thực phẩm là tất cả các điều kiện, biện pháp cần thiết từ khâu thu hoạch, sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển và tiêu dùng nhằm đảm bảo cho thực phẩm sạch sẽ, an toàn, không gây hại sức khoẻ, tính mạng người tiêu dùng. Vì vậy, an toàn thực phẩm là công việc đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành, nhiều khâu có liên quan đến thực phẩm như Nông nghiệp, Y tế, Công Thương, người sản xuất, kinh doanh thực phẩm, người tiêu dùng, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội,…. Như vậy, có thể hiểu an toàn thực phẩm là việc sử dụng các biện pháp, giải pháp để thực phẩm không gây tác động xấu đến con người (có thể được hiểu là khả năng gây ngộ độc hoặc tác động cơ học, vật lý đối với con người). - Điều kiện bảo đảm ATTP là những quy chuẩn kỹ thuật và những quy định khác đối với thực phẩm, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành 13
- nhằm mục đích bảo đảm thực phẩm an toàn đối với sức khoẻ, tính mạng con người [14, tr.2]. Đây là những quy định, nguyên tắc trong quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, kinh doanh, vận chuyển, phân phối và tiêu dùng do chính nhà nước, nhà sản xuất và kinh doanh thực phẩm quy định. Các điều kiện đảm bảo ATTP nhằm đảm bảo, duy trì việc kiểm soát toàn bộ quá trình sản xuất từ đầu vào nguyên liệu đến thành phẩm thực phẩm đầu ra hướng tới mục tiêu thực phẩm an toàn. Quy định các điều kiện đảm bảo ATTP gồm các nhóm quy định như: quy định về cơ sở vật chất, mặt bằng, trang thiết bị, dụng cụ; quy định về con người và thực hành sản xuất đảm bảo ATTP; quy định về nguyên liệu đầu vào và thành phẩm đầu ra. Bảo đảm ATTP là những hành động của con người nhằm ngăn chặn các mối nguy, hạn chế và xử lý hậu quả do thực phẩm không an toàn gây ra đối với con người, động thực vật. Cụ thể là: phòng ngừa các mối nguy về ATTP; kiểm tra, kiểm soát, xử lý các trường hợp vi phạm về ATTP; và can thiệp để loại trừ hậu quả do thực phẩm gây nên đối với con người, môi trường và phát triển kinh tế - xã hội. Như vậy, mục đích trực tiếp của việc bảo đảm ATTP là bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, vấn đề ATTP còn có ý nghĩa to lớn hơn đó là vấn đề phát triển con người, chất lượng cuộc sống, an sinh xã hội, hội nhập quốc tế và văn hoá. 1.1.2. Vai trò của bảo đảm an toàn thực phẩm - Thứ nhất, bảo đảm an toàn thực phẩm giữ vị trí quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ sức khoẻ nhân dân, góp phần giảm tỷ lệ mắc bệnh, duy trì và phát triển giống nòi, an sinh xã hội, tăng cường sức lao động, học tập, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, văn hoá xã hội và thể hiện nếp sống văn minh. Cùng với sự phát triển khoa học công nghệ, sự bùng nổ dân số thế giới khiến cho nhu cầu về thực phẩm càng gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Các biện pháp canh tác mới (chẳng hạn thuỷ canh, canh tác ngắn ngày,…), sử dụng các chất hoá học mới, đột biến gen,… đi cùng với đó là quy trình sản xuất đồng bộ, hiện đại đem đến cho con người nguồn thực phẩm vô cùng phong phú, đa dạng. Chính nguồn thực phẩm đó giúp con người cung cấp năng lượng duy trì sự sống, sức lao động, học tập từ đó ảnh hưởng tới chất 14
- lượng lao động của cả nền kinh tế hiện tại và tương lai, duy trì và phát triển nòi giống của dân tộc. - Thứ hai, bảo đảm ATTP còn là lợi thế cạnh tranh trong thương mại quốc tế và tiếp cận thị trường thế giới. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, ATTP đóng vai trò rất lớn đối với sức cạnh tranh của nền kinh tế. Việt Nam là nước đang phát triển, trình độ kinh tế, khoa học kỹ thuật hạn chế nhưng có thế mạnh rất lớn trong lĩnh vực nông nghiệp, nông lâm thủy sản. Các sản phẩm nông nghiệp, thủy hải sản nước ta đã xuất khẩu và chiếm lĩnh các thị trường quốc tế như: EU, Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc,… Có thể kể đến các sản phẩm nông sản là thế mạnh của Việt Nam khi xuất khẩu như: cá tra, cá basa, tôm, mực, cá ngừ, thanh long, dưa hấu, dứa, nhãn, gạo, hạt tiêu, hạt điều, chè, cà phê, ca cao,… Các sản phẩm trên không chỉ cạnh tranh tốt về giá cả mà còn chất lượng, đảm bảo ATTP. Nhờ đó, thị trường thế giới biết đến Việt Nam là 1 nước có thế mạnh nông nghiệp, nông sản, thực phẩm từ đó các ngành kinh tế khác cũng dễ dàng tiếp cận với thị trường thế giới hơn. - Thứ ba, bảo đảm ATTP tạo môi trường thuận lợi thu hút ngoại lực như đầu tư nước ngoài, du lịch, nâng tầm quốc gia trên trường quốc tế. Lĩnh vực thực phẩm trong những năm gần đây là một trong những lĩnh vực đầu tư hấp dẫn không chỉ với các nhà đầu tư trong nước mà còn với các nhà đầu tư ngoại quốc. Các tập đoàn đa quốc gia đã đầu tư mạnh vào mảng bán lẻ thực phẩm, kênh phân phối thực phẩm, các chuỗi sản xuất – cung ứng thực phẩm an toàn. Bên cạnh đó, ẩm thực cũng là một kênh thu hút đầu tư, tạo vị thế cho đất nước. - Thứ tư, bảo đảm ATTP góp phần xây dựng yếu tố văn hóa – xã hội của đất nước. Ẩm thực là một trong nét văn hóa đặc sắc – độc đáo của Việt Nam, đó không chỉ thể hiện sức hấp dẫn của nền ẩm thực truyền thống mà còn ở con người Việt Nam. - Thứ năm, bảo đảm ATTP góp phần tạo niềm tin của người dân đối với cơ quan quản lý nhà nước và nền sản xuất nông nghiệp – thực phẩm trong nước. Thực phẩm được kiểm soát chặt chẽ, bảo đảm an toàn sẽ tạo dựng niềm tin của người dân vào nền sản xuất thực phẩm trong nước cũng như cơ quan quản lý nhà nước về ATTP. 15
- 1.2. Pháp luật an toàn thực phẩm 1.2.1. Khái niệm Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự, là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội do Nhà nước ban hành, thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền và được thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước [9]. Pháp luật ATTP là bộ phận của hệ thống pháp luật, một lĩnh vực pháp luật chuyên ngành tập hợp các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc pháp lý điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa chủ thể trong quá trình các chủ thể trong chuỗi sản xuất - cung ứng – tiêu dùng thực phẩm. Như vậy, pháp luật ATTP là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung do nhà nước đặt ra và bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội giữa các chủ thể phát sinh trong quá trình sản xuất, cung ứng dịch vụ và tiêu dùng thực phẩm. Các chủ thể pháp luật ATTP có thể là cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia vào chuỗi sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh, bảo quản, vận chuyển, phân phối, tiêu dùng thực phẩm hoặc có liên quan tới thực phẩm. Khách thể của pháp luật ATTP là những quan hệ xã hội phát sinh trong trình sản xuất, cung ứng dịch vụ và tiêu dùng thực phẩm. Hiện ở nước ta, hệ thống pháp luật về ATTP gồm: Luật của Quốc hội, Nghị định của Chính phủ, Thông tư của các Bộ quản lý chuyên ngành, Thông tư liên tịch của các Bộ quản lý chuyên ngành, Quyết định của Bộ quản lý chuyên ngành và UBND cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương,… Đây là hành lang pháp lý để kiểm soát chất lượng ATTP, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và yêu cầu hội nhập quốc tế. 1.2.2. Đặc điểm Pháp luật ATTP là pháp luật chuyên ngành, cụ thể: - Mục đích pháp luật ATTP hướng tới là bảo vệ sức khỏe, tính mạng và các lợi ích khác của người dân. 16
- - Đối tượng điều chỉnh của pháp luật ATTP là các quan hệ pháp luật phát sinh giữa các chủ thể trong suốt quá trình trồng trọt/chăn nuôi/thu hái/đánh bắt, sơ chế, chế biến, sản xuất, bảo quản, vận chuyển, phân phối, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm. - Các chủ thể liên quan đến pháp luật ATTP gồm: nhà nước; các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm; người tiêu dùng thực phẩm. - Phạm vi điều chỉnh của pháp luật ATTP rất đa dạng, bao gồm hầu hết các vấn đề liên quan đến thực phẩm và ATTP như: Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong bảo đảm ATTP; điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm, sản xuất, kinh doanh thực phẩm và nhập khẩu, xuất khẩu thực phẩm; quảng cáo, ghi nhãn thực phẩm; kiểm nghiệm thực phẩm; phân tích nguy cơ đối với ATTP; phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về ATTP; thông tin, giáo dục, truyền thông về ATTP; trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP… 1.2.3. Vai trò của pháp luật an toàn thực phẩm Là một lĩnh vực trong hệ thống pháp luật Việt Nam, pháp luật an toàn thực phẩm vừa có những vai trò của pháp luật nói chung, vừa có những vai trò riêng của nó đối với lĩnh vực chuyên ngành ATTP. Thời gian qua, pháp luật ATTP ở nước ta đã và đang được xây dựng và hoàn thiện, góp phần điểu chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến lĩnh vực ATTP. Đó là những quy phạm pháp luật quy định về cơ cấu tổ chức của các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực này, là cơ sở pháp lý cho công tác kiểm tra giám sát an toàn thực phẩm trên địa bàn cả nước; quy phạm về điều kiện đảm bảo ATTP đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm,… Nó được thể hiện như sau: Thứ nhất, là cơ sở pháp lý quan trọng trong quy định hệ thống và hoạt động của các cơ quan làm nhiệm vụ chức năng trong việc bảo đảm ATTP trong cả nước từ địa phương đến Trung ương. Pháp luật ATTP quy định vị trí, vai trò, thẩm quyền và trách nhiệm của từng cơ quan quản lý nhà nước trong quản lý ATTP. Từ đó phân định rõ ranh giới, tạo cơ chế cho các cơ quan quản lý nhà nước hoạt động quản lý ATTP từ Trung ương tới địa phương, bảo đảm hệ thống quản lý ATTP được thông suốt và thống nhất. 17
- Thứ hai, pháp luật ATTP nhằm bảo đảm sức khỏe, tính mạng người dân và góp phần phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. ATTP tác động trực tiếp, thường xuyên đến sức khoẻ, tính mạng của mỗi người dân; từ đó tác động tới sức lao động, trí tuệ của người lao động và ảnh hưởng tới phát triển kinh tế, du lịch và an sinh xã hội, thậm chí ảnh hưởng đến sự phát triển nòi giống dân tộc. Tình hình ô nhiễm, ngộ độc thực phẩm ở nước ta hàng năm vẫn diễn biến phức tạp đe doạ sức khoẻ và tính mạng người dân như: ngộ độc Methanol gây chết người, ngộ độc thực phẩm tập thể trong các bếp ăn tập thể hay sử dụng tràn lan, không kiểm soát các chất kích thích tăng trưởng, thuốc kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật,… trong thời gian qua đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, an sinh xã hội, tính mạng người dân, ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế. Thứ ba, là khuôn mẫu cho việc điều chỉnh các hành vi, các quan hệ xã hội để bảo đảm an toàn thực phẩm. Pháp luật ATTP là cơ sở để cho mọi người biết mình được làm gì, không được làm gì, phải làm gì để đảm bảo an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm; các chế tài xử lý vi phạm ATTP đủ sức răn đe nhằm ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật gây mất ATTP. Từ đó nâng cao nhận thức xã hội đối với vấn đề bảo đảm ATTP. Trong thực tế các chủ thể khi tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm thường chú ý tới lợi ích của mình mà bỏ qua lợi ích của người khác, của cộng đồng, bỏ qua hoặc không tự giác thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm phải bảo đảm ATTP. Việc sử dụng nguyên liệu hết hạn sử dụng, ôi mốc, không đảm bảo chất lượng; sử dụng các chất cấm trong sản xuất thực phẩm hoặc kinh doanh thực phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ,… là những hành vi vi phạm pháp luật mà pháp luật ATTP cấm. Khi đó, những chế tài mà pháp luật ATTP quy định đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích của chính tổ chức, cá nhân và lợi ích chung lâu dài của xã hội. Các chế tài đó không chỉ là biện pháp trừng phạt vi phạm pháp luật bảo đảm ATTP, ngăn ngừa, giáo dục cải tạo chủ thể vi phạm mà còn răn đe chủ thể khác để họ tự giác tuân theo các quy phạm pháp luật, qua đó ngăn ngừa và hạn chế những hành động sai trái tác động đến ATTP. Bên cạnh đó, các chế tài xử phạt còn tạo ra sự đồng thuận cao, trách nhiệm và tự giác trong việc thực hiện các biện pháp bảo đảm ATTP. 18
- Thứ tư, là cơ sở pháp lý cho việc thanh tra, giám sát, quản lý, xử lý các vi phạm trong lĩnh vực này của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Pháp luật ATTP tạo hành lang pháp lý cho các quan hệ pháp luật ATTP được hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Đối với cơ quan quản lý nhà nước, pháp luật ATTP là “cây gậy” để nhà nước điều chỉnh các mối quan hệ pháp luật theo mục tiêu quản lý của mình. Từ đó góp phần làm cho ATTP được nâng cao, ngăn chặn và đẩy lùi mọi hành vi làm mất ATTP. Thứ năm, là cơ sở pháp lý cho mọi người dân được kiểm tra, giám sát các hành vi trái pháp luật, làm mất ATTP. Muốn bảo đảm ATTP cần có sự tham gia tích cực của người dân. Pháp luật ATTP ở nước ta thể hiện rõ quan điểm nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Mục tiêu pháp luật ATTP nhằm đảm bảo sức khỏe, lợi ích người dân. Sự giám sát, kiểm tra của nhân dân đối với công tác xây dựng, ban hành và thực hiện pháp luật sẽ giúp hệ thống pháp luật đầy đủ, hoàn thiện hơn. Vì thế, nội dung pháp luật ATTP quy định quyền, nghĩa vụ của người dân – người tiêu dùng trong lĩnh vực ATTP, vai trò kiểm tra, giám sát của người dân đối với cơ quan quản lý nhà nước; vai trò giám sát, thông tin của người dân đối với hành vi gây mất ATTP,… Thứ sáu, pháp luật ATTP đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, pháp luật về ATTP đóng vai trò quan trọng nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa thực phẩm của Việt Nam ra thế giới như: nông sản, thủy sản, thực phẩm tươi sống và chế biến,… Những quy định, tiêu chuẩn về thực phẩm phù hợp với các quy định và tiêu chuẩn quốc tế về ATTP sẽ tạo điều kiện để các sản phẩm thực phẩm của chúng ta dễ dàng thâm nhập vào các thị trường khó tính như Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ,... tham gia ngày càng mạnh vào chuỗi giá trị thực phẩm toàn cầu. Điều này có ý nghĩa quan trọng bởi trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, mặt hàng nông, thuỷ sản vẫn chiếm tỉ trọng lớn về kim ngạch xuất khẩu, giúp cân bằng cán cân thương mại và hạn chế thâm hụt thương mại. Như vậy, có thể thấy pháp luật ATTP ngày càng đóng vai trò quan trọng, và cũng thể hiện sự quan tâm của nhà nước đối với lĩnh vực này ngày một cao hơn. 1.2.4. Nội dung pháp luật an toàn thực phẩm 19
- 1.2.4.1. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong bảo đảm an toàn thực phẩm Luật ATTP 2010 phân rõ quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân thuộc 3 hình thức khách nhau: sản xuất thực phẩm, kinh doanh thực phẩm, tiêu dùng thực phẩm. Đây là 3 đối tượng thuộc 3 khâu: sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm. Mỗi đối tượng khác nhau sẽ có vai trò khác nhau trong bảo đảm ATTP. Vì thế, pháp luật ATTP cũng quy định rõ quyền và nghĩa vụ của từng đối tượng trong bảo đảm ATTP. Đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm có quyền: Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu thực phẩm hợp tác trong việc thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn;… Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật; Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật” đồng thời có nghĩa vụ: Tuân thủ quy định của pháp luật, quyết định về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật khi thực phẩm mất an toàn do mình kinh doanh gây ra [14]. Đối với người tiêu dùng thực phẩm có quyền: được cung cấp thông tin về nguy cơ gây mất an toàn, cách phòng ngừa khi nhận được thông tin cảnh báo đối với thực phẩm;… Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật; Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật do sử dụng thực phẩm không an toàn gây ra. Đồng thời có nghĩa vụ: Kịp thời cung cấp thông tin khi phát hiện nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm, khai báo ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm với Ủy ban nhân dân nơi gần nhất, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm [14]. 1.2.4.2. Quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm Trong lĩnh vực thực phẩm, các quy định về điều kiện bảo đảm ATTP đó là các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật và các yêu cầu khác do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm bảo đảm ATTP trong quá trình các tổ chức, cá nhân thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động nuôi trồng, đánh bắt, khai thác, sơ chế, chế biến, sản xuất, kinh doanh, bảo quản, vận chuyển, phân phối và 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 185 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hiến pháp và luật hành chính: Quản lý nhà nước về cư trú từ thực tiễn quận 3, thành phố Hồ Chí Minh
78 p | 112 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Đổi mới hoạt động giám sát của HĐND quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
110 p | 70 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Kiểm soát thủ tục hành chính từ thực tiễn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam
87 p | 78 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự tại tỉnh Quảng Bình
109 p | 81 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Tổ chức thực hiện cưỡng chế thi hành án dân sự - Từ thực tiễn tỉnh Ninh Bình
94 p | 90 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp Luật Hôn nhân và Gia đình ở Việt Nam hiện nay
68 p | 119 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 115 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Giải quyết khiếu nại trong thi hành án dân sự từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam
86 p | 78 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Đánh giá viên chức ngành Y tế từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
83 p | 60 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật Việt Nam hiện nay
90 p | 85 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở Y tế Hà Nội
94 p | 73 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Vi phạm hành chính trong hoạt động dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
91 p | 44 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Pháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện từ thực tiễn huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau
73 p | 67 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Tuyển dụng viên chức ngành y tế từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
75 p | 53 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Bảo đảm quyền vui chơi, giải trí của trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội
91 p | 49 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Quản lý nhà nước đối với viên chức ngành y tế - từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
82 p | 58 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Chế độ hưu trí theo pháp luật Bảo hiểm xã hội bắt buộc từ thực tiễn thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau
70 p | 90 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn