intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Quản lý nhà nước về phát triển cây dược liệu từ thực tiễn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam

Chia sẻ: ViJensoo ViJensoo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:87

17
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn trình bày những vấn đề lý luận và pháp lý trong quản lý nhà nước về phát triển cây dược liệu; Thực trạng quản lý nhà nước về phát triển cây dược liệu tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam; Phương hướng và các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về phát triển cây dược liệu từ thực tiễn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Quản lý nhà nước về phát triển cây dược liệu từ thực tiễn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ THANH HƯNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN CÂY DƯỢC LIỆU TỪ THỰC TIỄN HUYỆN NAM TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành : Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số : 8 38 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN MINH ĐỨC HÀ NỘI, năm 2021
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ theo quy định và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này. Quảng Nam, ngày tháng năm 2021 Tác giả luận văn Lê Thanh Hưng
  3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ TRONG QLNN VỀ PHÁT TRIỂN CÂY DƯỢC LIỆU ..........................................................................7 1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của QLNN về phát triển cây dược liệu ..............7 1.2. Nội dung QLNN về phát triển cây dược liệu .....................................................23 1.3. Phương thức QLNN về phát triển cây dược liệu ...............................................27 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN về phát triển cây dược liệu ..........................30 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN CÂY DƯỢC LIỆU TẠI HUYỆN NAM TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM ........36 2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng QLNN về phát triển cây dược liệu.........36 2.2. Tình hình QLNN về phát triển cây dược liệu tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam ...............................................................................................................52 2.3. Những kết quả đạt được và hạn chế, bất cập trong QLNN về phát triển cây dược liệu tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam .................................................55 CHƯƠNG 3: NHU CẦU, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QLNN VỀ PHÁT TRIỂN CÂY DƯỢC LIỆU TỪ THỰC TIỄN HUYỆN NAM TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM .......................................61 3.1. Nhu cầu nâng cao hiệu quả QLNN về phát triển cây dược liệu từ thực tiễn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam ......................................................................61 3.2. Phương hướng nâng cao hiệu quả QLNN về phát triển cây dược liệu từ thực tiễn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam ...............................................................63 3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN về phát triển cây dược liệu từ thực tiễn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam ......................................................................65 KẾT LUẬN ..............................................................................................................77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ 1 ANTT An ninh trật tự 2 MTQG Mục tiêu quốc gia 3 QLNN Quản lý nhà nước 4 UBND Uỷ ban nhân dân
  5. DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang Bảng Tổ chức, doanh nghiệp thuê môi trường rừng để trồng Sâm 2.1 47 Ngọc Linh DANH MỤC CÁC HÌNH Số hiệu Tên hình Trang hình 1.1 Tỷ lệ các bộ phận được sử dụng của cây thuốc 10 2.1 Bản đồ hành chính huyện Nam Trà My 37
  6. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là quốc gia nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa nóng ẩm của Châu Á với 3/4 diện tích phần lục địa là đồi núi, trải dài từ Bắc xuống Nam. Với điều kiện tự nhiên như vậy đã thực sự ưu đãi cho đất nước ta một hệ thống sinh thái rừng phong phú và đa dạng. Hiện nay xu hướng sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên và sàng lọc các sản phẩm đó để tìm ra các hoạt chất sinh học mới, ít độc tính, với chi phí cho nghiên cứu phát triển thấp đang ngày càng được ưu tiên. Với quan điểm phát triển bền vững nguồn tài nguyên dược liệu trên cơ sở sử dụng có hiệu quả mọi tiềm năng về điều kiện tự nhiên và xã hội; phát triển dược liệu theo hướng sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển dược liệu, đẩy mạnh xuất khẩu dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu. Thực tế tại nhiều địa phương cho thấy, giá trị kinh tế đem lại từ việc nuôi trồng dược liệu cao hơn hẳn so với các loại cây lương thực khác. Nhiều địa phương, cây dược liệu đã trở thành cây xóa đói, giảm nghèo, và hướng đến làm giàu. Quảng Nam là một tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ, với tổng diện tích tự nhiên 1.043.837 ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp 729.756,8 ha (về quy hoạch: rừng đặc dụng 139,895,8 ha; rừng phòng hộ: 315.812,5 ha; rừng sản xuất: 274.048,5 ha) với nhiều kiểu địa hình và tiểu khí hậu. Tài nguyên thiên nhiên thực vật cây dược liệu từ rừng vô cùng phong phú và đa dạng, đặc biệt là sự đa dạng về số lượng cây dược liệu quý với tổng số 832 loài thuộc 593 chi, 190 họ; trong đó có ¾ loài là những cây dược liệu mọc tự nhiên trong các quần xã rừng, đồi, nương rẫy và quanh làng bản, đặc biệt một số loại cây dược liệu quý như: Sâm ngọc linh, Quế Trà My, Sa nhân, Ngũ vị tử, Giảo cổ lam, Ba kích, Đảng sâm … Để thực hiện được Tái cơ cấu ngành nông lâm nghiệp, phát huy những lợi thế phát triển cây dược liệu quý của tỉnh, việc tổ chức lập Quy hoạch các vùng sản xuất dược liệu tập trung chủ yếu ở các vùng trọng điểm của tỉnh là cần thiết. Thông 1
  7. qua việc lập quy hoạch này nhằm đánh giá, điều tra, phân tích hiện trạng về cây dược liệu trên phạm vi toàn tỉnh để từ đó xây dựng các dự án đầu tư và có những định hướng; các giải pháp cụ thể để bảo tồn và phát triển cây cây dược liệu một cách bền vững cho giai đoạn từ nay tới năm 2025 và định hướng đến 2030, làm cơ sở cho việc bố trí nguồn vốn đầu tư; thu hút các doanh nghiệp đầu tư chế biến và tiêu thụ sản phẩm từ cây dược liệu góp phần đáng kể thúc đẩy sản xuất hàng hóa, tạo thu nhập ổn định cho hàng vạn người dân sống phụ thuộc vào rừng có thu nhập thấp vươn lên thoát nghèo, đồng thời bảo vệ rừng một cách bền vững. Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam là vùng đất có đặc điểm tự nhiên với địa hình đa dạng, khí hậu có độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển hệ thống thực vật học phong phú, đặc biệt là các loại cây dược liệu. Hiện nay trên địa bàn huyện có khoảng hơn 300 loài dược liệu khác nhau, trong đó có nhiều cây dược liệu quý như: Quế, Sâm Ngọc Linh, Đảng sâm, Thất diệp nhất chi hoa, Chè dây, Đương quy, Giảo cổ lam, Kim cương (lan gấm), Sơn tra, Sa nhân,… được người dân các xã trên địa bàn huyện Nam Trà My tìm thấy và phát triển; đồng thời những cây dược liệu quý này đã và đang góp phần tích cực vào việc xóa đói, giảm nghèo nhanh và bền vững đối với đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn các xã huyện. Tuy nhiên do việc đầu tư trồng cây dược liệu chưa được chú trọng, một số hộ nông dân trồng tự phát, trồng và chăm sóc không đúng khoa học kỹ thuật nên năng suất, sản lượng thu hoạch còn rất thấp. Mặt khác do đời sống bà con còn khó khăn nên xảy ra tình trạng một số hộ trồng thu hoạch cây non để bán, làm ảnh hưởng đến hoạt chất các loại cây dược liệu và có khả năng cạn kiệt nguồn cây dược liệu quý hiếm này. Bên cạnh đó trong những năm qua nhu cầu phát triển trong nhân dân rất lớn, tuy nhiên cây giống để cung cấp cho nhân dân còn hạn chế. Do diện tích trồng cây dược liệu phân bố hẹp, điều kiện sống khá đặc biệt nên rất khó trồng và không phổ biến rộng rãi. Vì vậy việc bảo tồn và phát triển các loại cây dược liệu quý này rất cần thiết, có ý nghĩa chiến lược về mặt kinh tế, xã hội và đa dạng sinh học. 2
  8. Từ những phân tích, đánh giá tổng quát những mặt đã làm được trong thời gian qua và những hạn chế, bất cập, đồng thời tiếp tục phát huy những kết quả đạt được và đề ra các giải pháp đúng đắn để nâng cao hiệu quả hoạt động QLNN về việc phát triển cây dược liệu tại huyện Nam Trà My. Do đó, việc chọn đề tài “Quản lý nhà nước về phát triển cây dược liệu từ thực tiễn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam” có ý nghĩa quan trọng trong tình hình thực tiễn hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Xoay quanh đề tài quản lý nhà nước về phát triển cây dược liệu đã có một số công trình nghiên cứu như: Năm 2016, luận văn thạc sĩ của tác giả Trần Thị Hải Yến, trường Đại học Nông lâm Huế: “Nghiên cứu hiện trạng và đánh giá các mô hình trồng cây dược liệu tại huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình”. Trong luận văn này tác giả đã nghiên cứu xây dựng được cơ sở dữ liệu khoa học về hiện trạng tài nguyên cây dược liệu và đánh giá khả năng nhân rộng mô hình trồng một số cây dược liệu chủ yếu tại huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Luận văn thạc sĩ ngành kinh tế nông nghiệp: “Phát triển sản xuất cây dược liệu trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên” của tác giả Phó Thị Trang Quỳnh, Trường Đại học kinh tế và quản trị kinh doanh Thái Nguyên, năm 2017. Tác giả nghiên cứu về thực trạng phát triển cây dược liệu trên địa bàn huyện, nêu lên quan điểm, định hướng và đề xuất một số giải pháp phát triển cây dược liệu trên địa bàn huyện Phú Lương. Năm 2018, đề tài tiến sĩ chuyên ngành kinh tế chính trị của tác giả Lê Quang Đức, trường Đại học kinh tế Quốc dân: “Vai trò nhà nước đối với phát triển cây dược liệu trên địa bàn một số tỉnh miền Bắc Việt Nam”. Trong luận văn này tác giả đã nghiên cứu làm rõ cở sở lý luận và thực tiễn về vai trò nhà nước trong phát triển cây dược liệu. Phân tích thực trạng vai trò nhà nước đối với phát triển cây dược liệu trên địa bàn một số tỉnh miền Bắc Việt Nam hiện nay, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế. Bên cạnh đó luận văn đưa ra quan điểm, phương hướng và giải pháp tăng cường vai trò nhà nước đối với phát triển cây dược liệu ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam những năm tới. 3
  9. Một số công trình nêu trên đã nghiên cứu những khía cạnh khác nhau về tình hình phát triển cây dược liệu hiện nay. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu vấn đề QLNN về phát triển cây dược liệu gắn với địa bàn cụ thể là huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Các công trình nghiên cứu nêu trên là tài liệu tham khảo quan trọng để tác giả thực hiện luận văn này. Do đó, đề tài này không trùng lặp với các công trình đã công bố. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của đề tài là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về việc QLNN về phát triển cây dược liệu tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, đưa ra quan điểm và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trồng, bảo tồn, sản xuất và thương mại các sản phẩm dược liệu. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về QLNN, đánh giá tổ chức và hoạt động QLNN về phát triển cây dược liệu. Đánh giá hoạt động QLNN về việc phát triển cây dược liệu tại huyện Nam Trà My. Trên cơ sở đó đề ra các giải pháp khả thi để hoàn thiện công tác QLNN hiện nay về dược liệu tại huyện Nam Trà My. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Những vấn đề lý luận và thực tiễn về QLNN đối với việc phát triển cây dược liệu từ thực tiễn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Thông qua đó luận văn đưa ra một số kết quả đã đạt được, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN về phát triển cây dược liệu. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu về không gian: Nghiên cứu QLNN về phát triển cây dược liệu trên địa bàn huyện Nam Trà My. 4
  10. Phạm vi thời gian: Khảo sát công tác QLNN về việc phát triển cây dược liệu từ năm 2015 đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm đường lối, chính sách của Đảng và Pháp luật Nhà nước ta về công tác QLNN về phát triển cây dược liệu. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích, tổng hợp để làm cơ sở lý luận. Sau đó dữ liệu và thông tin thu thập được làm nền tảng để nghiên cứu hoạt động QLNN về phát triển cây dược liệu từ thực tiễn trên địa bàn huyện Nam Trà My. Phương pháp tổng hợp số liệu: thông tin, số liệu hoạt động QLNN đối với lĩnh vực phát triển cây dược liệu từ các chỉ thị, nghị quyết, các dự án phát triển cây dược liệu của cấp trên, các báo cáo tổng kết công tác quản lý phát triển cây dược liệu của ngành Nông nghiệp và các ngành có liên quan từ năm 2015 đến nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn góp phần làm phong phú thêm lý luận, hoàn thiện pháp luật về QLNN đối với việc phát triển cây dược liệu. Đưa ra kết quả đạt được và tìm ra những tồn tại, hạn chế. Đồng thời đề ra một số giải pháp cụ thể nhằm thực hiện tốt công tác QLNN về phát triển cây dược liệu trong điều kiện hiện nay. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn đánh giá thực tiễn, từ đó đề xuất những giải pháp mới, trên cơ sở đó xây dựng những phương án, kế hoạch về công tác QLNN về việc phát triển cây dược liệu tại địa phương trong thời gian đến hiệu quả hơn. Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm cơ sở lý luận cho các cơ quan nhà nước, các nhà làm luật trong việc hoạch định chính sách, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới pháp luật liên quan đến phát triển cây dược liệu. Luận văn 5
  11. cũng làm tài liệu tham khảo công tác nghiên cứu, giảng dạy cho những ai quan tâm đến lĩnh vực này. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 03 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp lý trong QLNN về phát triển cây dược liệu. Chương 2: Thực trạng QLNN về phát triển cây dược liệu tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Chương 3: Phương hướng và các giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN về phát triển cây dược liệu từ thực tiễn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. 6
  12. CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ TRONG QLNN VỀ PHÁT TRIỂN CÂY DƯỢC LIỆU 1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của QLNN về phát triển cây dược liệu 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của quản lý nhà nước về phát triển cây dược liệu Để đưa ra các kiểu về QLNN về phát triển cây dược liệu là gì trước hết cần làm rõ một số khái niệm sau: Khái niệm cây dược liệu Trong lịch sử phát triển có rất nhiều khái niệm về cây dược liệu được đưa ra: Xuất phát từ định nghĩa của y học cổ truyền được thực hiện bởi một nhóm các chuyên gia từ các khu vực châu Phi năm 1976 thì cây dược liệu một khái niệm được hiểu “Là nguyên liệu tự nhiên có nguồn gốc thực vật, động vật, khoáng vật và vi sinh vật dùng để điều chế thành thuốc chín và các dạng bào chế, cung cấp nguyên liệu cho ngành dược.” Cũng có một số tài liệu cho rằng: “Cây dược liệu là loại cây thuốc thuộc đông y, là một nguyên liệu không thể thiếu trong y học cổ truyền, và hơn thế, trong bối cảnh hội nhập, cây dược liệu còn là đầu vào của các công nghệ sản xuất thuốc tây y. Trong giáo trình cây dược liệu, Vũ Tuấn Minh lại lý giải về khái niệm cây dược liệu: “Cây dược liệu là những loài thực vật có tác dụng dùng để chữa bệnh hoặc bồi bổ cơ thể khi con người sử dụng”. Việc dùng thuốc trong nhân dân ta đã có từ lâu đời. Từ thời nguyên thuỷ, tổ tiên chúng ta trong lúc tìm kiếm thức ăn, có khi ăn phải chất độc phát sinh nôn mửa hoặc rối loạn tiêu hoá, hoặc hôn mê có khi chết người, do đó cần có nhận thức phân biệt được loại nào ăn được, loại nào có độc không ăn được”. Kinh nghiệm dần dần tích lũy, không những giúp cho loài người biết lợi dụng tính chất của cây cỏ để làm thức ăn mà còn dùng để dùng làm thuốc chữa bệnh, hay dùng những vị có chất độc để chế tên thuốc độc dùng trong săn bắn hay 7
  13. trong lúc tự vệ chống ngoại xâm. Lịch sử nước ta cho biết ngay từ khi lập nước nhân dân ta đã biết chế tạo và sử dụng tên độc để chống lại kẻ thù. Như vậy, việc phát minh ra thuốc đã có từ thời thượng cổ, trong quá trình đấu tranh với thiên nhiên, tìm tòi thức ăn mà có được. Nguồn gốc tìm ra thức ăn, thuốc và cây có chất độc chỉ là một. Về sau dần dần con người mới biết tổng kết và đặt ra lý luận. Hiện nay đi sâu và tìm hiểu những kinh nghiệm trong nhân dân Việt Nam cũng như nhiều dân tộc khác trên thế giới, con người đã sử dụng hàng vạn loài thực vật để làm thuốc. Trong quá trình chữa bệnh bằng kinh nghiệm và hiểu biết của con người, đến ngày nay đã hình thành các khuynh hướng khác nhau, chúng ta có thể phân biệt hai loại người làm thuốc. Một loại chỉ có kinh nghiệm chữa bệnh, không biết hoặc ít biết lý luận. Kinh nghiệm đó cứ cha truyền con nối mà tồn tại, mà phát huy. Những người có khuynh hướng này chiếm chủ yếu tại các vùng dân tộc ít người. Khuynh hướng thứ hai là những người có kinh nghiệm và có thêm phần lí luận, những người này chiếm chủ yếu ở thành thị và những người có cơ sở lí luận cho rằng vị Thần Nông là người phát minh ra thuốc. Truyền thuyết kể rằng: “Một ngày ông nếm 100 loài cây cỏ để tìm thuốc, ông đã gặp phải rất nhiều loài cây có độc nên có khi một ngày ngộ độc đến 70 lần”, rồi soạn ra sách thuốc đầu tiên gọi là “Thần Nông bản thảo”. Trong bộ này có ghi chép tất cả 365 vị thuốc và là bộ sách thuốc cổ nhất Đông Y (chừng 4000 năm nay). Như vậy, các khái niệm trên đều thống nhất với nhau là cây dược liệu là một loại cây thuốc; được sử dụng cho việc chế biến thành các loại thuốc cho đông y và cả tây y; được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe của con người. Vì thế có thể nói: Cây dược liệu là những loài thực vật dùng để làm thuốc chữa bệnh hoặc bồi bổ cơ thể khi con người sử dụng. Phát triển cây dược liệu - Phát triển về quy mô cây dược liệu Quy mô của cây dược liệu phản ánh độ lớn của khu vực (hộ, doanh nghiệp) trồng cây dược liệu. Chỉ tiêu phản ánh quy mô cây dược liệu được đo bằng giá trị và hiện vật. 8
  14. Quy mô về giá trị cây dược liệu được đo lường thông qua chỉ tiêu giá trị sản lượng, tính bằng đơn vị tiền tệ. Quy mô về hiện vật được đo lường thông qua diện tích trồng cây dược liệu, sản lượng cây dược liệu thu hoạch được. Phát triển về quy mô cây dược liệu thể hiện sự gia tăng về giá trị sản lượng hoặc gia tăng diện tích, gia tăng sản lượng cây dược liệu năm sau so với năm trước, thời kỳ sau so với thời kỳ trước. Các hộ, doanh nghiệp có quy mô trồng dược liệu lớn thường có ưu điểm về khả năng áp dụng các thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất, về tính chất chuyên môn hóa trong kinh doanh và khả năng cạnh tranh của khu vực (hộ, doanh nghiệp) đó. Tuy nhiên, các ưu việt của khu vực (hộ, doanh nghiệp) chỉ phát huy trong điều kiện trình độ của chủ khu vực (hộ, doanh nghiệp) ở mức độ thích ứng, các hoạt động quản trị kinh doanh được triển khai bài bản. Các hộ, doanh nghiệp có quy mô nhỏ thường có ưu việt trong sự thích ứng của nền kinh tế thị trường và phù hợp với trình độ phát triển ở mức độ thấp, trong giai đoạn đầu phát triển. Tuy nhiên, sức cạnh tranh của các khu vực (hộ, doanh nghiệp) quy mô nhỏ ở mức độ thấp; khả năng áp dụng các thành tựu của khoa học và công nghệ hạn chế. Một là, với quy mô canh tác nhỏ, thì yêu cầu đầu tư cho đầu vào thấp nhưng lại tạo thu nhập thấp và chỉ cung cấp cho thị trường khu vực. Theo các nghiên cứu trước, đối với nông dân trồng canh tác cây dược liệu, nên kết hợp việc trồng cây dược liệu với nuôi trồng các loại cây con khác phù hợp nhằm đa dạng hóa sinh thái, tạo ra điều kiện phát triển tốt, phù hợp hơn cho sự phát triển của cây dược liệu nâng cao sản lượng và chất lượng, đồng thời, cũng có thêm thu nhập từ các loại cây trồng kết hợp nhằm tăng thu nhập để từ đó mở rộng quy mô. Hai là, canh tác theo qui mô lớn, trồng và phát triển cây dược liệu trên diện rộng, phát triển quy mô lớn trồng dược liệu cho thị trường xuất khẩu. Nguồn vốn đầu tư sẽ khá lớn nhưng lại tạo ra được hiệu quả kinh tế cao hơn, góp phần cải thiện đời sống cho người dân nông thôn. Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới (WHO), trong số khoảng 250.000 loài thực vật đã biết, hiện có 35.000 loài thực vật được sử dụng làm thuốc ở các 9
  15. mức độ khác nhau tại các quốc gia. Có khoảng 2500 cây thuốc được buôn bán trên thế giới, có ít nhất 2000 cây thuốc được sử dụng ở Châu Âu, 1543 cây thuốc được sử dụng ở Đức, 1700 cây ở Ấn Độ, 5000 cây ở Trung Quốc. có đến 90% loài thảo dược được thu hái hoang dại, nhưng nguồn cây thuốc tự nhiên ngày càng cạn kiệt. Các bộ phận dùng của cây thuốc cũng đa dạng. Tỷ lệ các bộ phận dùng được thể hiện ở biểu đồ sau: Hình 1.1: Tỷ lệ các bộ phận được sử dụng của cây thuốc Nguồn: Cục quản lý y dược cổ truyền, Bộ Y tế (2017) Hiện nay, chỉ có vài trăm loại cây thuốc được trồng trọt, khoảng 20 - 50 loài được trồng ở Ấn độ, 100 - 250 loài ở Trung Quốc, 40 loài ở Hungari, 130 - 140 loài ở Châu Âu. Phương pháp trồng truyền thống đang dần được thay thế bởi phương pháp trồng công nghiệp, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của nguồn nguyên liệu này. Theo thống kê của Viện Dược liệu - Cây thuốc Việt Nam, rừng Việt Nam với hơn 7.000 loài được mô tả thì có tới 3.830 loài có dược tính được sử dụng làm thuốc. Trong đó, có những cây thuốc và một số động vật loài quí hiếm chữa được những bệnh nan y và cũng là nguồn nguyên liệu phong phú để phát triển công 10
  16. nghiệp dược phẩm. Trong gần 1.000 loài được khai thác thì có tới 500 - 700 loài là sản phẩm từ rừng thuộc các tỉnh miền núi. Trong y học cổ truyền đã sử dụng 136 vị thuốc thì đã có 52 vị thuốc chủ yếu sử dụng nguồn dược liệu trong nước và khai thác từ rừng tự nhiên. Hầu hết các quốc gia đã biên soạn các chuyên khảo về cây thuốc trên quy mô toàn quốc hoặc vùng lãnh thổ. Nhiều công trình nghiên cứu cây thuốc của các nước được sử dụng rộng rãi và có giá trị khoa học thực tiễn lớn. Điều tra, đánh giá nguồn tài nguyên cây thuốc được coi là có nhiệm vụ trọng tâm của tất cả các quốc gia. Cho đến nay nhiều tài liệu quý ghi chép kinh nghiệm sử dụng của người xưa vẫn còn lưu truyền tại Trung Quốc - quốc gia có truyền thống lâu đời trong việc sử dụng cây cỏ để trị bệnh. Trong tập “Thần nông bản thảo” chỉ rõ khoảng 5000 năm trước đây người Trung Hoa cổ đại đã sử dụng 365 vị thuốc và cây thuốc để phòng và chữa bệnh. Vào đời nhà Hán (năm 168 trước CN) trong cuốn sách “Thủ Hậu cấp phương”, tác giả thống kê 52 đơn thuốc trị bệnh từ các loài cây cỏ. Tới giữa thế kỷ XVI, Lý Thời Trân thống kê 1.200 vị thuốc trong tập “Bản thảo cương mục”. Các tài liệu cổ xưa về sử dụng cây thuốc cũng được người Ai Cập cổ đại ghi chép cách đây khoảng 3600 năm trước với 800 cây thuốc và trên 700 bài thuốc. Người Ấn Độ cổ đại cách đây 2000 năm để lại tài liệu về công dụng của cây cỏ làm thuốc của người Hindu. Các nhà thực vật người Pháp được coi là những người đầu tiên của Châu Âu nghiên cứu về thực vật Đông Nam Á, với họ sau những cánh rừng nhiệt đới còn tiềm ẩn rất nhiều giá trị. Vào những năm đầu thế kỷ XX, trong chương trình nghiên cứu về thực vật Đông Dương, Perry công bố 1.000 loài cây và dược liệu tại Đông Nam Á đã được kiểm chứng và gần đây (1985) tổng hợp thành cuốn sách “Medicinal Plants of Eats and Southeast Asia”,..v.v. - Phát triển về cơ cấu cây dược liệu Về khái niệm, cơ cấu cây dược liệu là tỷ lệ các loại cây dược liệu. Việc đo lường cơ cấu cây dược liệu được thực hiện bằng cách tính tỷ lệ phần trăm giữa quy mô diện tích, sản lượng, đóng góp GDP của một loại cây dược liệu 11
  17. với tổng quy mô diện tích, sản lượng, đóng góp GDP trồng cây dược liệu. Sự phát triển cơ cấu cây dược liệu là sự thay đổi về tỷ lệ phần trăm các loại cây dược liệu. Như phần trên đã nói, có thể phân loại cây dược liệu theo nhiều cách khác nhau dựa vào thời gian trồng và thu hoạch cây dược liệu để phân loại cơ cấu cây dược liệu thành cây trồng lâu năm và cây trồng ngắn ngày. - Chất lượng, hiệu quả cây dược liệu Phát triển cây dược liệu không chỉ là sự tăng về quy mô, biến đổi cơ cấu mà còn là quá trình nâng cao chất lượng và hiệu quả của cây dược liệu. “Chất lượng” là một phạm trù phức tạp và có nhiều định nghĩa khác nhau. Trong mỗi lĩnh vực khác nhau, với mục đích khác nhau nên có nhiều quan điểm về chất lượng khác nhau. Tuy nhiên, có một định nghĩa về chất lượng được thừa nhận ở phạm vi quốc tế, đó là định nghĩa của Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế. Theo điều 3.1.1 của tiêu chuẩn ISO 9000:2005 định nghĩa chất lượng là: “Mức độ đáp ứng các yêu cầu của một tập hợp có đặc tính vốn có”. Chất lượng là khái niệm đặc trưng cho khả năng thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Vì vậy, sản phẩm hay dịch vụ nào không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì bị coi là kém chất lượng cho dù trình độ công nghệ sản xuất ra có hiện đại đến đâu đi nữa. Đánh giá chất lượng cao hay thấp phải đứng trên quan điểm người tiêu dùng. Cùng một mục đích sử dụng như nhau, sản phẩm nào thoả mãn nhu cầu tiêu dùng cao hơn thì có chất lượng cao hơn. Yêu cầu của khách hàng đối với sản phẩm hay dịch vụ thường là: tốt, đẹp, bền, sử dụng lâu dài, thuận lợi, giá cả phù hợp. Trên quan niệm đó, chất lượng cây dược liệu là khả năng thỏa mãn nhu cầu của người sử dụng cây dược liệu vào việc sản xuất, chế biến dược liệu, phục vụ cho hoạt động chữa bệnh. Tùy đặc tính cây dược liệu, người sử dụng có thể sử dụng trực tiếp cho nhu cầu bảo vệ và chăm sóc sức khỏe, cũng có thể sử dụng cây dược liệu để chế biến thành dược phẩm. Dù thỏa mãn nhu cầu của người sử dụng như thế nào chất lượng cây dược liệu cũng phải có đặc tính thỏa mãn nhu cầu với giá cả phù hợp. 12
  18. Cùng với chất lượng, phát triển cây dược liệu còn bao hàm tính hiệu quả. Theo Vũ Cao Đàm cùng các cộng sự (2011) hiệu quả của chính sách là những lợi ích mà một chính sách mang lại cho toàn hệ thống. Lợi ích mà một chính sách đem lại cho toàn hệ thống thể hiện trên 2 mặt kết quả dương tính với mục tiêu và biến đổi xã hội dương tính. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, có nhiều cách tiếp cận xem xét hiệu quả của chính sách như hiệu quả kinh tế, hiệu quả văn hóa và hiệu quả xã hội: Hiệu quả kinh tế là hiệu quả có thể tính được thành tiền. Quan điểm này tương đồng với quan điểm mà Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Đoàn Thị Thu Hà (2010) đưa ra - hiệu quả là kết quả so với chi phí. Tuy nhiên một số học giả khác lại sử dụng quan điểm chi phí/lợi ích để phản ánh hiệu quả kinh tế (Bùi Tôn Hiến, 2015). Hiệu quả xã hội là loại hiệu quả thể hiện trên lối sống, phong tục tập quán, quan hệ giữa con người trong xã hội. Vũ Cao Đàm cùng các cộng sự (2011) thừa nhận rằng đánh giá hiệu quả văn hóa chỉ có thể phân tích định tính. Hiệu quả văn hóa xem xét, phản ánh những hệ lụy về biến đổi xã hội của chính sách. Hiệu quả xã hội là một loại hiệu quả xem xét tới những hệ lụy của biến đổi xã hội rộng hơn về cấu trúc, trật tự xã hội, hiệu quả an ninh và quốc phòng.... Đối với sự phát triển cây dược liệu, hiệu quả có thể xem xét dưới góc độ kinh tế - xã hội. Nó không chỉ thể hiện ở kết quả so với chi phí mà còn được xem xét dưới góc độ giải quyết việc làm, tăng thu nhập của người trồng cây dược liệu. Vì thế, hiệu quả phát triển cây dược liệu là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh, thu nhập, đời sống và việc làm của các người dân trồng cây dược liệu. Kết quả sản xuất kinh doanh ngày càng tăng, thu nhập từ trồng cây dược liệu ngày càng tăng, đời sống của người trồng cây dược liệu ngày càng tăng và việc làm của người trồng cây dược liệu ngày càng được bảo đảm sẽ phản ánh sự phát triển cây dược liệu về mặt hiệu quả. Dựa trên cơ sở lý luận về phát triển, chúng ta có thể quan niệm phát triển cây dược liệu là sự tăng tiến về quy mô, sản lượng và sự tiến bộ về cơ cấu giống, 13
  19. mùa vụ và chất lượng cây dược liệu. Sản phẩm sản xuất ra có thị trường tiêu thụ ổn định, phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Như vậy phát triển cây dược liệu bao hàm sự biến đổi về số lượng và chất lượng. Sự thay đổi về số lượng đó là sự tăng lên về quy mô diện tích, sản lượng và tăng tỷ trọng trong ngành sản xuất cây dược liệu trong tổng giá trị ngành nông nghiệp và trồng trọt. Sự tăng quy mô diện tích và sản lượng trong tương lai phải phù hợp với đặc điểm của vùng, địa phương hay tỉnh. Mở rộng diện tích trồng cây dược liệu phải đảm bảo lợi ích chung của toàn xã hội và lợi ích của người sản xuất cây dược liệu. Hiện nay diện tích sản xuất cây dược liệu nói chung của nước ta còn rất thấp, do vậy việc tăng diện tích, sản lượng cây dược liệu là cần thiết. Xong sản xuất trong điều kiện kinh tế thị trường thì phải chú ý đến quy luật cung cầu, giá cả, quy luật cạnh tranh thì sản xuất mới mang lại hiệu quả và phát triển sản xuất mới đảm bảo tính bền vững. Như vậy, phát triển cây dược liệu là một quá trình tăng tiến về quy mô và năng suất cây dược liệu. Sự phát triển cây dược liệu còn thể hiện sự phù hợp về cơ cấu giống phục vụ cho việc sản xuất, chế biến. Không những đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn phục vụ cho xuất khẩu. Ngoài sự tiến bộ về tổ chức sản xuất, tiêu thụ, chế biến thì lợi ích xã hội, môi trường do phát triển sản xuất cây dược liệu mang lại cũng là biểu hiện của sự phát triển. Khái niệm quản lý nhà nước Quản lý là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, nhiều lĩnh vực khác nhau. Theo quan điểm của điều khiển học thì quản lý là điều khiển, chỉ đạo một hệ thống hay quá trình ấy vận động theo ý muốn của người quản lý nhằm đạt được những mục đích đã định trước. Khái niệm này có thể tóm lượt lại như sau: Quản lý là sự tác động có mục đích của chủ thể quản lý đến các đối tượng quản lý. Quản lý xuất hiện bất kì ở nơi nào, lúc nào nếu nó có hoạt động chung của con người. 14
  20. Mục đích, nhiệm vụ của quản lý là điều khiển, chỉ đạo hoạt động chung của con người, phối hợp các hoạt động riêng lẽ của từng cá nhân tạo thành một hành động thống nhất của tập thể để hướng đến mục tiêu đã định trước. Quản lý được thực hiện bằng quyền lực và tổ chức nhằm đảm bảo sự phục tùng và tạo sự thống nhất trong quản lý. Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng, có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý để chỉ huy, điều khiển, liên kết các yếu tố tham gia vào hoạt động thành một chỉnh thể thống nhất, điều hoà hoạt động của các khâu một cách hợp quy luật nhằm đạt đến mục tiêu xác định trong điều kiện biến động của môi trường. QLNN là sự tác động của các chủ thể có quyền lực nhà nước bằng pháp luật đến các đối tượng được quản lý nhằm thực hiện các chức năng và chức năng đối ngoại của nhà nước. Chủ thể của hoạt động QLNN gồm: cơ quan nhà nước, cá nhân được ủy quyền thực hiện hoạt động QLNN. Hoạt động quản lý hiện nay được thực hiện trên các lĩnh vực là lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm thực hiện các chức năng đối với hoạt động QLNN. Khái niệm QLNN về phát triển cây dược liệu Trên thực tế, chưa có một khái niệm nào chuẩn xác liên quan đến QLNN đối với việc phát triển cây dược liệu. Vì vậy, để dễ hình dung được nội hàm của cụm từ này, chúng ta đi từ khái niệm QLNN. QLNN về phát triển cây dược liệu là nói đến những hoạt động của bộ máy Nhà nước nhằm đảm bảo cho những hoạt động liên quan đến dược liệu phù hợp với xu thế phát triển chung của xã hội cũng như đem lại sự thiết thực đối với việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Với vai trò là thiết chế trung tâm trong hệ thống chính trị, nhà nước đại diện cho nhân dân, đảm bảo cho mọi người được thực hiện các quyền cơ bản của mình, trong đó quyền được chăm sóc sức khỏe. Quyền được chăm sóc sức khỏe là một trong những quyền cơ bản của con người, được ghi nhận trong pháp luật quốc tế và pháp luật của mỗi quốc gia. Hiến chương của Tổ chức y tế thế giới (WHO) năm 1946 đã ghi: “Bảo vệ sức khỏe là quyền cơ bản của mọi người, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, quan điểm chính trị, điều kiện kinh 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
48=>0