intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Tổ chức thực hiện pháp luật về công chức - từ thực tiễn huyện Thanh Oai, Hà Nội

Chia sẻ: Hinh Duyệt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:95

56
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được nghiên cứu với mục tiêu nhằm phân tích những vấn đề lý luận tổ chức thực hiện pháp luật về công chức. Đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật về công chức tại huyện Thanh Oai, Hà Nội.Luận văn đề xuất những quan điểm, giải pháp nhằm bảo đảm tổ chức thực hiện pháp luật về công chức từ thực tiễn tại huyện Thanh Oai, Hà Nội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Tổ chức thực hiện pháp luật về công chức - từ thực tiễn huyện Thanh Oai, Hà Nội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA VŨ THU HƢƠNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ CÔNG CHỨC - TỪ THỰC TIỄN HUYỆN THANH OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH HÀ NỘI - 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA VŨ THU HƢƠNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ CÔNG CHỨC - TỪ THỰC TIỄN HUYỆN THANH OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Luật Hiếp pháp - Luật Hành chính Mã số: 60 38 01 02 LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN THỊ DIỆU OANH HÀ NỘI - 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Vũ Thu Hƣơng
  4. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài .................................................................... 2 3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của luận văn................... 6 4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn ...................................... 6 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu ..................................... 7 6. Đóng góp của luận văn.............................................................................. 7 7. Kết cấu của luận văn................................................................................. 7 Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ CÔNG CHỨC ........................................... 8 1.1. Khái niệm, đặc điểm, chủ thể tổ chức thực hiện pháp luật về công chức .................................................................................................. 8 1.1.1. Khái niệm pháp luật về công chức và tổ chức thực hiện pháp luật về công chức ........................................................................................... 8 1.1.2. Đặc điểm tổ chức thực hiện pháp luật về công chức .................. 15 1.1.3. Chủ thể tổ chức thực hiện pháp luật về công chức ..................... 16 1.2. Nội dung tổ chức thực hiện pháp luật về công chức.................... 16 1.2.1. Tổ chức phổ biến, tuyên truyền pháp luật về công chức ............ 16 1.2.2. Bảo đảm công chức thực thi đúng các quyền và nghĩa vụ đối với công chức .............................................................................................. 18 1.2.3. Bảo đảm hoạt động quản lý công chức ....................................... 20 1.2.4. Thanh tra, kiểm tra việc tổ chức thực hiện pháp luật về công chức ............................................................................................................... 23 1.3. Các yếu tố bảo đảm tổ chức thực hiện pháp luật về công chức . 24 1.3.1. Yếu tố pháp luật .......................................................................... 24 1.3.2. Yếu tố kinh tế - xã hội ................................................................ 25 1.3.3. Yếu tố năng lực của công chức ................................................... 26
  5. 1.3.4. Truyền thống, văn hóa, phong tục, tập quán .............................. 28 Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 29 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT ...... 30 VỀ CÔNG CHỨC Ở HUYỆN THANH OAI, HÀ NỘI ............................ 30 2.1. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến tổ chức thực hiện pháp luật về công chức ở huyện Thanh Oai, Hà Nội ................................................ 30 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ............................................ 30 2.1.2. Tình hình công chức ở huyện Thanh Oai ................................... 31 2.2. Tình hình tổ chức thực hiện pháp luật về công chức ở huyện Thanh Oai, Hà Nội ................................................................................. 34 2.2.1 Tình hình phổ biến pháp luật về công chức ở huyện Thanh Oai, Hà Nội ......................................................................................................... 34 2.2.2. Tình hình tổ chức thực hiện các nội dung pháp luật về công chức ở huyện Thanh Oai, Hà Nội .................................................................. 37 2.3. Nhận xét chung về tổ chức thực hiện pháp luật về công chức ở huyện Thanh Oai, Hà Nội ..................................................................... 50 2.3.1 Ưu điểm ....................................................................................... 50 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ............................................................. 53 Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 58 Chƣơng 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ CÔNG CHỨC TỪ THỰC TIỄN HUYỆN THANH OAI, HÀ NỘI ................................................................................. 60 3.1. Quan điểm bảo đảm tổ chức thực hiện pháp luật về công chức 60 3.1.1. Bảo đảm tổ chức thực hiện pháp luật về công chức đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính ........................................................................ 60 3.1.2. Bảo đảm tổ chức thực hiện pháp luật về công chức phải khách quan, công khai, minh bạch, kịp thời .................................................... 62
  6. 3.1.3. Tổ chức thực hiện pháp luật về công chức phải căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi địa phương ............................................. 62 3.2. Giải pháp bảo đảm tổ chức thực hiện pháp luật về công chức -Từ thực tiễn huyện Thanh Oai, Hà Nội ..................................................... 63 3.2.1. Hoàn thiện pháp luật về công chức............................................. 63 3.2.2. Đổi mới nhận thức tổ chức thực hiện pháp luật về công chức ... 74 3.2.3. Nâng cao chất lượng trong triển khai nội dung, hình thức, phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật về công chức..................... 78 3.2.4. Tăng cường kiểm tra, tổng kết rút kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện pháp luật về công chức ......................................................... 80 3.2.5. Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong tổ chức thực hiện pháp luật về công chức ............................................ 81 Tiểu kết Chƣơng 3 ......................................................................................... 82 KẾT LUẬN .................................................................................................... 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 86
  7. DANH MỤC VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ 1 BNV Bộ Nội vụ 2 CBCC Cán bộ công chức 3 HĐND Hội đồng nhân dân 4 NĐ-CP Nghị định Chính phủ 5 TB&XH Thương binh và xã hội 6 TC-KH Tài chính và kế hoạch 7 TN-MT Tài nguyên và môi trường 8 TNXH Tệ nạn xã hội 9 TT Thông tư 10 UBND Ủy ban nhân dân
  8. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Số liệu công chức huyện Thanh Oai từ năm 2013 đến 2016 ......... 33 Bảng 2.2: Số liệu tuyển dụng công chức của huyện Thanh Oai từ 2013 - 2016 ......................................................................................................... 39 Bảng 2.3: Số liệu khen thưởng công chức của huyện Thanh Oai từ năm 2013 - 2016 .............................................................................................. 48
  9. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Để hệ thống chính trị ở các cấp hoạt động có hiệu quả, yếu tố quan trọng và quyết định là phải có đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất chính trị, có trình độ chuyên môn đáp ứng được tốt yêu cầu thực thi công vụ. Cán bộ, công chức là những người trực tiếp đưa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với người dân và là người trực tiếp tổ chức để nhân dân thực hiện. Trong đội ngũ cán bộ, công chức có vai trò rất quan trọng. Công chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.Công chức có trách nhiệm tham mưu giúp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công. Vì vậy, chất lượng của đội ngũ công chức ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật của chính quyền . Xuất phát từ vai trò quan trọng của chính quyền các cấp và đội ngũ công chức , Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến việc ban hành pháp luật để điều chỉnh đối với công chức . Pháp luật về công chức đã được hình thành và phát triển gắn liền với sự ra đời và phát triển của Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1945 đến nay. Qua các giai đoạn lịch sử, pháp luật về công chức đã đạt được những thành tựu nhất định góp phần vào việc thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ của cách mạng, xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân vững mạnh. Đã có nhiều văn bản qui phạm pháp luật được ban hành tạo hành lang pháp lý cho việc tuyển dụng, quản lý và sử dụng đội ngũ công chức các cấp. Tuy nhiên, thực tiễn những năm qua và yêu cầu của tình hình nhiệm vụ mới cho thấy pháp luật về công chức hiện hành đã bộc lộ những hạn chế nhất định như: qui định tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, tiền lương và phụ cấp, thôi việc, nghỉ hưu đối với các đối tượng này vẫn còn bất cập, chưa khuyến khích và chưa động viên được đội ngũ công chức ở cơ sở; 1
  10. chất lượng công chức và hiệu quả hoạt động chưa cao.Mặt khác, xuất phát từ yêu cầu của nền kinh tế thị trường, của quá trình hội nhập kinh tế cũng như chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, công cuộc cải cách nền hành chính quốc gia đòi hỏi phải đổi mới sự điều chỉnh pháp luật đối với công chức cấp. Trong bối cảnh như vậy, việc nghiên cứu đề tài “Tổ chức thực hiện pháp luật về công chức - từ thực tiễn huyện Thanh Oai, Hà Nội” nhằm nâng cao chất lượng của đội ngũ công chức cơ sở vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có tính thực tiễn cấp thiết. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Tổ chức thực hiện pháp luật về công chức là vấn đề được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu.Tuy nhiên, trực tiếp nghiên cứu về Tổ chức thực hiện pháp luật về công chức- từ thực tiễn huyện Thanh Oai vẫn còn là một khoảng trống trong nghiên cứu. Có thể kể một số công trình nghiên cứu có những liên quan nhất định đến nội dung của đề tài như sau: - Sách chuyên khảo về "Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" do PGS.TS. Nguyễn Phú Trọng và PGS.TS.Trần Xuân Sầm (đồng chủ biên), nghiên cứu những vấn đề lý luận và phương pháp luận nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước; thực trạng đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ hiện nay; quan điểm và phương hướng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. - Đề tài khoa học cấp nhà nước KX.04.09 (2002-2004) về "Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức đáp ứng đòi hỏi của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân" do Bộ Nội vụ chủ trì, đã phân tích tính tất yếu khách quan của việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; thực trạng đội ngũ và thể chế quản lý cán bộ, công chức; phương hướng và giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta. 2
  11. - Đề tài khoa học cấp Bộ năm 2001 nghiên cứu về "Đổi mới chính sách đối với cán bộ chính quyền cơ sở đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính" của Bộ Nội vụ; Dự án năm 2004 về "Điều tra thực trạng và đề xuất phương hướng, giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ Hội đồng nhân dân các cấp và cán bộchuyên trách cơ sở" do Bộ Nội vụ chủ trì, đã đánh giá thực trạng chất lượng cán bộ Hội đồng nhân dân (HĐND) và cán bộ, công chức cơ sở, chỉ ra những nguyên nhân và từ đó đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng, năng lực công tác của cán bộ HĐND và cán bộ, công chức cơ sở. Sách chuyên khảo về "Hệ thống chính trị cơ sở ở nông thôn nước ta hiện nay" do GS.TS. Hoàng Chí Bảo (chủ biên), nghiên cứu hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn từ quan điểm lý luận đến lịch sử và thực tiễn; đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của chính quyền cơ sở và chế độ, chính sách đối với cán bộ cơ sở ở nông thôn; đưa ra một số phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục kiện toàn chính quyền và đội ngũ cán bộ ở cơ sở nước ta hiện nay. Tác giả Lê Tư Duyến với bài "Bầu trực tiếp Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn - thực hiện quyền làm chủ trực tiếp của nhân dân" đăng trên Tạp chí Tổ chức nhà nước, số 4, 2005; TS. Vũ Đức Đán với bài "Vấn đề đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chính quyền cơ sở" đăng trên Tạp chí Quản lý nhà nước, số 5, 2002; TS.Nguyễn Hữu Đức với bài "Từ đặc điểm, tính chất đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở để xây dựng chế độ, chính sách phù hợp" đăng trên Tạp chí Tổ chức nhà nước, số 8, 2003; ThS. Vũ Hữu Kháng với bài "Phân định thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân và tập thể Ủy ban nhân dân" đăng trên Tạp chí Quản lý nhà nước, số 3, 2003; TS.Lê Chi Mai với bài "Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chính quyền cơ sở - vấn đề và giải pháp" đăng trên Tạp chí Cộng sản, số 20, 2002; Tác giả Hữu Phan với bài "Xây dựng tiêu chuẩn cụ thể đối với các chức danh cán bộ, công chức cấp xã" đăng trên Tạp chí Tổ chức nhà nước, số 10, 2003 (tổng thuật Hội nghị tọa đàm); TS. Thang Văn Phúc với bài "Những định hướng đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước theo yêu cầu cải cách hành chính tổng thể (2001- 2010)" đăng trên Tạp chí Tổ chức nhà nước, số 9, 2003... 3
  12. - Sách chuyên khảo về "Công vụ, công chức nhà nước" của GS.TS. Phạm Hồng Thái đã đưa ra quan niệm về pháp luật công vụ, công chức; phân tích và đánh giá về nội dung của pháp luật công vụ, công chức ở nước ta hiện nay. - Luận án về "Đổi mới và hoàn thiện pháp luật về công chức ở nước ta" của Nguyễn Văn Tâm (1997), đã phân tích những vấn đề lý luận và thực trạng pháp luật về công chức nhà nước; sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về công chức nhà nước; đề xuất phương hướng và giải pháp tiếp tục đổi mới và hoàn thiện pháp luật về công chức ở nước ta. - Mạc Minh Sản (2003), Hoàn thiện pháp luật về cán bộ chính quyền cấp cơ sở theo yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học, Hà Nội. - Lê Thị Lý (2003), Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã trước yêu cầu đổi mới, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia, Hà Nội. - TS Nguyễn Minh Phương (2003), “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới”, Tạp chí Lý luận chính trị, (số 7). - Nguyễn Hữu Đức (2003), “Từ đặc điểm, tính chất đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở để xây dựng chế độ, chính sách phù hợp”, Tạp chí Tổ chức nhà nước, (số 8). - Nguyễn Hữu Lộc (2003), “Tăng cường cán bộ cơ sở”, Tạp chí Tổ chức nhà nước, (số 8). - Hữu Phan (2003), “Xây dựng tiêu chuẩn cụ thể đối với các chức danh cán bộ, công chức cấp xã”, Tạp chí Tổ chức nhà nước, (số 10). - Dương Hương Sơn (2004), Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở tỉnh Quảng Trị hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội . - Trần Tấn Tài (2004), Đào tạo nguồn cán bộ quản lý hành chính nhà nước cấp xã trên địa bàn thành phố Cần Thơ – thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 4
  13. - Hiền Lương (2004),“Chính sách của Đảng và Chính phủ nhằm nâng cao chất lượng cán bộ xã vùng cao”, Tạp chí Lý luận chính trị, (số 5). - Lê Đình Vĩ (2005), Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã miền núi đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. - Nguyễn Thị Thanh (2006), Hoàn thiện pháp luật về cán bộ, công chức cấp xã ở nước ta hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh, Hà Nội. - Ths. Nguyễn Thế Vịnh (2007), Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở theo Nghị quyết Trung ương 5 (khoá X), Hà Nội. - TS. Nguyễn Minh Sản (2009), Pháp luật về cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở Việt Nam hiện nay – những vấn đề lý luận và thực tiễn, Sách chuyên khảo, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội. - Châu Nam Trung (2009), Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh Cà Mau hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. - Nguyễn Thanh Tuyền (2009), Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã trên địa bàn tỉnh Điện Biên hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. - PGS.TS Bùi Đức Kháng chủ nhiệm (2010), Đổi mới phương thức và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ - công chức nhà nước đáp ứng yêu cầu hội nhập, Đề tài khoa học cấp bộ, TP Hồ Chí Minh. - Hồ Đức Việt, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương (2010), “Đổi mới công tác tổ chức, cán bộ đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, Tạp chí Lý luận chính trị, (số 2). - Nguyễn Thị Phương Thảo (2010), Chất lượng cán bộ, công chức cấp xã 5
  14. của tỉnh Tuyên Quang, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Những công trình nghiên cứu trên đã có những đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn đối với đề tài.Tuy nhiên, chúng tôi thấy rằng đến nay chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu về tổ chức thực hiện pháp luật công chức gắn với địa phương cụ thể là huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội. Do đó đề tài: “Tổ chức thực hiện pháp luật công chức - từ thực tiễn huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội” là một đề tài không trùng lặp, mang tính lý luận và thực tiễn cao, đòi hỏi cần được nghiên cứu một cách có hệ thống và đầy đủ hơn. 3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của luận văn Đối tượng nghiên cứu:Tổ chức thực hiện pháp luật về công chức Phạm vi nghiên cứu:Luân văn tập trung nghiên cứu tình hình tổ chức thực hiện pháp luật đối với công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước (Ủy ban nhân dân huyện và Ủy ban nhân dân xã) tại huyện Thanh Oai, Hà Nội.Thời gian nghiên cứu từ năm 2013 đến năm 2016. 4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn Mục tiêu nghiên cứu của luận văn Phân tích những vấn đề lý luận tổ chức thực hiện pháp luật về công chức.Đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật về công chức tại huyện Thanh Oai, Hà Nội.Luận văn đề xuất những quan điểm, giải pháp nhằm bảo đảm tổ chức thực hiện pháp luật về công chức từ thực tiễn tại huyện Thanh Oai, Hà Nội. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn: - Phân tích những vấn đề lý luận về công chức và tổ chức thực hiện pháp luật về công chức bao gồm khái niệm, đặc điểm, nội dung, nguyên tắc và các yếu tố bảo đảm tổ chức thực hiện; - Đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật về công chức tại huyện Thanh Oai, Hà Nội, tìm ra các ưu điểm và hạn chế khi tổ chức thực hiện pháp luật về công chức tại huyện Thanh Oai, Hà Nội. 6
  15. - Đề xuất một số quan điểm, giải pháp bảo đảm tổ chức thực hiện pháp luật về công chức tại huyện Thanh Oai, Hà Nội trong thời gian tới. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu - Luận văn được tiến hành trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng về nhà nước và pháp luật. - Luận văn được thực hiện dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, trong đó sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể, như: phân tích tổng hợp, thống kê và so sánh, phương pháp lịch sử và logic… 6. Đóng góp của luận văn - Góp phần bổ sung những vấn đề lý luận về công chức và tổ chức thực hiện pháp luật về công chức. - Làm rõ thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật về công chức tại Thanh Oai, Hà Nội. - Nêu quan điểm và một số giải pháp có tính khả thi để bảo đảm tổ chức thực hiện pháp luật về công chức tại huyện Thanh Oai, Hà Nội.trong giai đoạn hiện nay. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật của tổ chức thực hiện pháp luật về công chức Chương 2: Thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật về công chức ở huyện Thanh Oai, Hà Nội Chương 3: Quan điểm, giải pháp bảo đảm tổ chức thực hiện pháp luật về công chức - từ thực tiễn huyện Thanh Oai, Hà Nội 7
  16. Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ CÔNG CHỨC 1.1. Khái niệm, đặc điểm, chủ thể tổ chức thực hiện pháp luật về công chức 1.1.1. Khái niệm pháp luật về công chức và tổ chức thực hiện pháp luật về công chức 1.1.1.1. Khái niệm công chức và pháp luật về công chức Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 1998, cùng với Nghị định 95/1998/NĐ-CP ngày 17-11-1998 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức đã kế thừa khái niệm công chức trong Nghị định 169/HĐBT ngày 25-5-1991 và qui định cụ thể hơn bằng cách liệt kê những đối tượng là công chức nhà nước. Theo Điều 1 Nghị định 95/1998/NĐ-CP, công chức bao gồm những đối tượng được quy định tại khoản 3, khoản 5 của Điều 1 Pháp lệnh: Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên, được phân loại theo trình độ đào tạo, ngành chuyên môn, được xếp vào một ngạch hành chính, sự nghiệp, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước, làm việc trong các cơ quan: Văn phòng Chủ tịch nước; Văn phòng Quốc hội; Cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện,… Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp.Như vậy Nghị định đã chỉ ra các dấu hiệu đặc trưng của công chức nhà nước: Là công dân Việt Nam; được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên…; được phân loại theo trình độ đào tạo, ngành chuyên môn; được xếp vào ngạch hành chính, sự nghiệp; trong 8
  17. biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Qua các quy định của Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 1998 và các văn bản có liên quan, bên cạnh những ưu điểm còn cho thấy sự bất hợp lý, chưa phân định rõ cán bộ, công chức, viên chức. Nội hàm của khái niệm cán bộ, công chức trong Pháp lệnh quá rộng nên không phân biệt được đặc thù của từng loại cán bộ, công chức. Việc quản lý, sử dụng và đãi ngộ đối với cán bộ, công chức khu vực hành chính và khu vực sự nghiệp chưa có sự phân định về cơ chế, chính sách phù hợp với đặc điểm, tính chất hoạt động của từng khu vực. Mặt khác, chưa có nội dung quy định về cán bộ, công chức cấp xã. Đây là điều bất hợp lý trong quy định của pháp luật, làm cho hoạt động của chính quyền cấp xã lâu nay kém ổn định, hiệu lực và hiệu quả thấp. Để khắc phục dần những hạn chế của Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998, Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 2003 tại khoản 1 Điều 1 đã mở rộng phạm vi điều chỉnh thêm các đối tượng công chức (mục g, h) gồm những người được bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ (cán bộ chuyên trách cấp xã) và những người được tuyển dụng, giao giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã (công chức cấp xã), mặt khác có phân biệt rõ các đối tượng công chức ngạch hành chính và ngạch sự nghiệp. Trên cơ sở đó, Chính phủ ban hành Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày 10-10-2003 về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước.Theo Điều 2 của Nghị định, công chức là công dân Việt Nam, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước được quy định tại điểm b, điểm c, điểm e khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh cán bộ, công chức sửa đổi, bổ sung năm 2003, làm việc trong cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội. Như vậy, Nghị định không chỉ điều chỉnh những vấn đề liên quan đến công chức nhà nước, mà còn liên quan đến công chức thuộc các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội. Điều này 9
  18. nếu xét từ góc độ chính trị - pháp lý thì hợp lý, bởi các công chức trong bộ máy giúp việc của các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội cũng cần chịu sự điều chỉnh của pháp luật, nhưng xét về mặt kỹ thuật ban hành văn bản thì lại có mâu thuẫn cả về hình thức tên gọi và nội dung của Nghị định. Pháp lệnh Cán bộ, công chức, các Nghị định, Thông tư của Bộ Nội vụ đã tạo thành cơ sở pháp lý quan trọng để xây dựng đội ngũ cán bộ công chức và hoàn thiện công tác cán bộ công chức, góp phần to lớn vào thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính, xây dựng nhà nước pháp quyền, xây dựng nền kinh tế thị trường đáp ứng yêu cầu đổi mới và mong muốn của nhân dân.Tuy nhiên trong các quy định của Pháp lệnh cũng như trong các Nghị định của Chính phủ còn những bất cập, hạn chế chưa đáp ứng được các yêu cầu đổi mới hoạt động công vụ theo tinh thần cải cách hành chính, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật chưa quy định đầy đủ, toàn diện thống nhất các lĩnh vực hoạt động công vụ, như quản lý cán bộ công chức, nguyên tắc hoạt động công vụ, nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ cũng như hoạt động thanh tra công vụ chưa được quy định cụ thể; các quy định về phân loại, bố trí sử dụng, quy hoạch, đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức không hợp lý, chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ quản lý nhà nước. Để khắc phục các hạn chế nói trên, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền, nền kinh tế thị trường và mở cửa hội nhập quốc tế, ngày 13/11/2008, Quốc hội đã thông qua Luật Cán bộ, công chức, ngày 28/11/2008 Chủ tịch nước đã ký Sắc lệnh số 20/2008/SL - CTN công bố Luật Cán bộ, công chức.Việc ban hành Luật Cán bộ công chức là việc thể chế hóa, cụ thể hóa các quan điểm chủ trương của Đảng và công tác cán bộ trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức và nền công vụ theo tinh thần cải cách, hiện đại hóa nền hành chính. 10
  19. Luật Cán bộ, công chức quy định rõ về cán bộ ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; công chức ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Bước phát triển mới của Luật Cán bộ, công chức là đã phận định rõ cán bộ với công chức. Cụ thể cán bộ gắn với cơ chế bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ, công chức gắn với cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh. Cùng với Luật Viên chức năm 2010 xác định viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.( Điều 2 Luật Viên chức năm 2010), lần đầu tiên pháp luật nước ta phân biệt cụ thể các đối tượng làm việc trong khu vực nhà nước thành các nhóm cán bộ, công chức, viên chức để xác định cơ chế quản lý phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Mặc dù hiện nay quan niệm và phạm vi công chức ở mỗi quốc gia có khác nhau. Có nơi hiểu công chức theo nghĩa rất rộng như ở Pháp là bao gồm tất cả những nhân viên trong bộ máy hành chính nhà nước, tất cả những người tham gia dịch vụ công. Hay hẹp hơn như tại Anh, nơi công chức là những người thay mặt nhà nước giải quyết công việc công, nhất là ở tại Trung ương, nên phạm vi công chức thu hẹp hơn rất nhiều. Qua lịch sử phát triển Việt Nam, TS. Chu Văn Thành đưa ra khái niệm công chức là: “Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm giữ một công vụ thường xuyên, làm việc trong một cơ quan nhà nước, được phân loại theo trình độ đào tạo, ngành chuyên môn, được xếp vào một ngạch hành chính, trong biên chế nhà nước và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. [19] Luật Cán bộ, công chức năm 2008, tại Khoản 2, Điều 4 quy định: “Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ 11
  20. quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”. Tại Khoản 3,Điều 4 quy định “Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước”[17]. Theo GS.TS. Phạm Hồng Thái và PGS.TS. Đinh Văn Mậu, hệ thống pháp luật là “Tổng thể các quy phạm pháp luật được quy định một cách khách quan bởi các điều kiện kinh tế-xã hội, được phân chia thành các bộ phận cấu thành khác nhau (các ngành luật, phân ngành luật, chế định pháp luật), phù hợp với đặc điểm, tính chất của các quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh, nhưng các bộ phận khác nhau ấy có mối quan hệ tác động qua lại chặt chẽ và thống nhất với nhau” [18]. Trong phạm vi nghiên cứu, luận văn tiếp cận quan niệm pháp luật là các quy phạm pháp luật. Như vậy, pháp luật chỉ gắn với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về công chức.Từ đó, có thể hiểu pháp luật về công chức là các quy tắc xử sự do Nhà nước ban hành để điều chỉnh hoạt động công vụ của những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước và những người đứng đầu trong đơn vị Hành chnhs sự nghiệp công lập Với khái niệm như vậy, nội hàm của pháp luật về công chức bao 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2