intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển - từ thực tiễn thành phố Hải Phòng

Chia sẻ: Tuhai999 Tuhai999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:127

28
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở đánh giá thực trạng vấn đề xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển tại thành phố Hải Phòng để tìm ra các phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hơn nữa vai trò của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn thành phố. Qua đó góp phần thúc đẩy ngành du lịch biển của thành phố phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của đất nước.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển - từ thực tiễn thành phố Hải Phòng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN TỐ NHƢ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH BIỂN TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH HÀ NỘI – 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN TỐ NHƢ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH BIỂN TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH Mã số: 8 38 01 02 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THÚY VÂN HÀ NỘI – 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi. Các số liệu là do tôi thu thập và kết quả trình bày trong luận văn này chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây. Hà Nội, ngày 06 tháng 12 năm 2018 Tác giả Trần Tố Nhƣ
  4. LỜI CẢM ƠN Xin chân thành cảm ơn tất cả quý thầy, cô giáo các ban, khoa chuyên môn thuộc Học viện Hành chính Quốc gia, trong suốt thời gian qua đã trang bị kiến thức cơ bản cũng như kiến thức chuyên ngành có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn để tôi có cơ sở nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành Luật Hiến pháp - Hành chính. Đặc biệt, xin chân thành cảm ơn Tiến sỹ Trần Thúy Vân - người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học cho tôi với sự nhiệt huyết và tinh thần trách nhiệm cũng như tạo động lực giúp tôi thực hiện Luận văn này. Xin chân thành cảm ơn các cơ quan ban ngành, các nhà quản lý du lịch đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thiện luận văn. Đồng thời, xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. Hà Nội, ngày 06 tháng 12 năm 2018 Tác giả Trần Tố Nhƣ
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH BIỂN.................................................... 9 1.1. Những vấn đề chung về du lịch biển .............................................................. 9 1.2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển.......................................... 16 1.3. Cơ sở pháp lý về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển ..... 21 Tiểu kết chương 1................................................................................................ 43 Chương 2. THỰC TRẠNG XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH BIỂN TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG .................................. 44 2.1. Tình hình hoạt động du lịch biển tại thành phố Hải Phòng ......................... 44 2.2. Kết quả xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển tại thành phố Hải Phòng ............................................................................................................ 63 2.3. Đánh giá hoạt động xử lý vi phạm hành chính trong du lịch biển tại thành phố Hải Phòng ..................................................................................................... 80 Tiểu kết chương 2................................................................................................ 87 Chương 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH BIỂN - TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ............................................................................... 88 3.1. Quan điểm đảm bảo xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển 88 3.2. Giải pháp đảm bảo xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển tại thành phố Hải Phòng ........................................................................................... 91 Tiểu kết chương 3.............................................................................................. 114 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 115 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 116
  6. DANH MỤC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1. ANTT An ninh trật tự 2. ATTP An toàn thực phẩm 3. ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á 4. HDV Hướng dẫn viên 5. HĐND Hội đồng nhân dân 6. KTTT Kinh tế thị trường 7. KT-XH Kinh tế - xã hội 8. PCCC Phòng cháy chữa cháy 9. QLNN Quản lý nhà nước 10. TCDL Tổng cục Du lịch 11. TNHH Trách nhiệm hữu hạn 12. UBND Ủy ban nhân dân 13. UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc 14. VHTTDL Văn hóa, Thể thao và Du lịch 15. VPHC Vi phạm hành chính 16. VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm 17. WTO Tổ chức Thương mại thế giới 18. XHCN Xã hội chủ nghĩa
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Biểu đồ 2.1. Thực tế lượng khách du lịch giai đoạn 2013-2017 (nghìn lượt) .... 54 Biểu đồ 2.2: T lệ khách du lịch quốc tế đến biển Hải Phòng năm 2017............ 55 Biểu đồ 2.3: T lệ khách du lịch nội địa đến biển Hải Phòng năm 2017 ............ 56 Bảng 2.1: Hiện trạng cơ sở lưu trú ở Hải Phòng giai đoạn 2013 - 2017 ............ 58 Bảng 2.2: Hiện trạng cơ sở lưu trú ở Hải Phòng được xếp hạng năm 2017 ....... 58
  8. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Hải Phòng là thành phố biển nằm ở vị trí trung tâm vùng Duyên hải Bắc bộ, sở hữu hải cảng quốc tế lớn nhất phía Bắc nước ta và nhiều danh thắng gắn liền với biển nổi tiếng như đảo ngọc Cát Bà, Đồ Sơn, Hòn Dấu, Bến tàu không số K15 cùng nhiều điểm di tích lịch sử, văn hóa, cảnh quan nổi tiếng. Đặc biệt Hải Phòng có 5 phương thức vận tải gồm đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển, đường thủy đã gắn kết Hải Phòng với các t nh, thành phố trong cả nước và quốc tế cũng như thuận lợi trong việc di chuyển của du khách trong nước và quốc tế đến với Hải Phòng. Với tiềm năng sẵn có đã tạo cho Hải Phòng lợi thế để phát triển nhiều loại du lịch biển như ngh dưỡng, du lịch sinh thái, thám hiểm hang động, du lịch mạo hiểm và phát triển kinh tế biển như hàng hải, dầu khí, đánh bắt, nuôi trồng hải sản... đưa Hải Phòng dần xứng tầm của một đô thị xanh, hiện đại văn minh. Hải Phòng cần tập trung khai thác tốt tiềm năng, lợi thế sẵn có về du lịch, góp phần đóng góp vào phát triển kinh tế, xã hội của thành phố. Muốn làm tốt việc này, ngoài việc cần tích lũy, học hỏi kinh nghiệm trong phát triển du lịch, coi trọng việc xây dựng thương hiệu du lịch, cần trú trọng hoàn thiện cơ chế, thể chế pháp luật về du lịch, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển. Đặc biệt, cần xây dựng môi trường du lịch thân thiện, văn minh đối với du khách. Để thực hiện mục tiêu thu hút khách du lịch, Hải Phòng cần tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch, bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch và chấn ch nh, xử lý những hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn thành phố, đặc biệt là mùa cao điểm đã phát sinh những vấn đề về môi trường du lịch, đảm bảo vệ sinh, an ninh, an toàn cho khách du lịch, hiện tượng chèo kéo, ép giá khách du lịch, tăng đột biến về giá và phí đối với các dịch vụ tại một số cơ sở kinh doanh du lịch, hiện tượng đeo bám gây phiền hà cho khách du lịch. Nghiêm trọng hơn có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng, tài sản 1
  9. của khách du lịch hoặc trường hợp người nước ngoài lợi dụng du lịch nhập cảnh vào Việt Nam hoạt động trái pháp luật, lừa đảo, gây nhiều loạn thị trường du lịch, mất an ninh trật tự, làm ảnh hưởng đến môi trường du lịch của thành phố. Tổng cục Du lịch thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch năm 2016 đã có công văn gửi Ủy ban nhân dân các t nh, thành phố về việc chấn ch nh, xử lý những hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực du lịch tại các địa phương. Tổng cục nhận định, thời gian gần đây, hoạt động kinh doanh lữ hành và hướng dẫn khách du lịch tại một số địa phương có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật, đặc biệt là hiện tượng người nước ngoài trực tiếp tham gia vào các hoạt động kinh doanh lữ hành, hướng dẫn khách du lịch trái pháp luật, thậm chí xuyên tạc văn hóa, lịch sử Việt Nam. Đây không ch là những hành vi vi phạm pháp luật mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động du lịch, chất lượng dịch vụ và hình ảnh du lịch Việt Nam. Để xử lý dứt điểm tình trạng trên, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đề nghị Ủy ban nhân dân (UBND) các t nh, thành phố, nhất là các địa phương trọng điểm đón khách du lịch quốc tế triển khai ngay các biện pháp gồm: Ch đạo các cơ quan chức năng tăng cường, thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh du lịch, nhất là hoạt động lữ hành và hướng dẫn du lịch trên địa bàn; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong lĩnh vực du lịch. Bộ Chính trị khóa XII ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2017 về phát triển Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đã nêu nhiệm vụ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch “Tập trung đầu tư một số cảng biển và cảng thủy nội địa chuyên dùng tại các địa bàn có điều kiện thuận lợi phát triển du lịch đường biển và đường sông. Cải thiện hạ tầng và chất lượng dịch vụ đường sắt phục vụ khách du lịch”; Nhiệm vụ tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch “Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành và liên ngành, kiểm soát chất lượng dịch vụ hệ thống khách sạn, các doanh nghiệp lữ hành, đội ngũ hướng 2
  10. dẫn viên và các cơ sở dịch vụ du lịch”, “Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy và chính quyền địa phương các cấp trong tổ chức triển khai, quản lý hoạt động du lịch; xử lý dứt điểm các tệ nạn đeo bám, ép khách, cướp giật; bảo đảm vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm, xây dựng môi trường du lịch văn minh, an toàn, thân thiện” [5]… đã tạo tiền đề, điều kiện thuận lợi hơn cho phát triển du lịch cũng như đòi hỏi cải thiện nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch. Thành phố cảng sẵn có tiềm năng và lợi thế để phát triển ngành công nghiệp không khói - ngành du lịch, tuy nhiên trên thực tế thành phố vẫn chưa thực sự khai thác và phát huy tối đa lợi thế, điều này thể hiện trên một số mặt chủ yếu như: lượng du khách đến với Hải Phòng chưa nhiều, doanh thu dịch vụ du lịch chưa cao, công việc trong ngành du lịch biển chưa thu hút, cơ cấu của ngành du lịch nói riêng, ngành dịch vụ nói chung trong cơ cấu kinh tế của thành phố còn thấp, đặc biệt là tình hình vi phạm pháp luật du lịch vào mùa cao điểm vẫn diễn ra, gây ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ du lịch và niềm tin của du khách. Do vậy, việc nghiên cứu một cách khoa học và có hệ thống để tìm ra những giải pháp ngăn chặn, chấn ch nh, xử lí nghiêm những hành vi phạm pháp luật du lịch qua đó góp phần thúc đẩy sự phát triển ngành du lịch biển Hải Phòng thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong tương lai như Nghị quyết số 15/NQ-HĐND ngày 20 tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng đã xác định mục tiêu: “Xây dựng, phát triển du lịch Hải Phòng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chủ lực, bền vững, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, khác biệt, thân thiện với môi trường, có thương hiệu, có sức cạnh tranh trong nước và quốc tế. Chú trọng phát triển du lịch biển, đảo theo chiều sâu, có chất lượng cao; mang đậm bản sắc về vùng đất, con người Hải Phòng” [19]. Như vậy, việc nghiên cứu đề tài “Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển - t thực ti n thành phố Hải Phòng” là một đòi hỏi cấp bách hiện nay, có ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn phục vụ trực tiếp cho việc nâng 3
  11. cao chất lượng dịch vụ du lịch, bảo vệ quyền lợi của du khách, đảm bảo môi trường du lịch biển an toàn, góp phần vào công cuộc phát triển ngành du lịch của thành phố cảng. 2. Tình hình nghiên cứu Các vấn đề liên quan đến du lịch nói chung từ trước đến nay đã và đang là đề tài được nhiều cơ quan, ban ngành, học giả quan tâm nghiên cứu. Qua tìm hiểu một số công trình nghiên cứu về lĩnh vực du lịch ở nhiều địa phương khác nhau trên cả nước, tác giả tham khảo một số bài báo, luận văn, sách chuyên khảo nhằm làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng về du lịch làm cơ sở học hỏi nghiên cứu của mình trong hoạt động xử lý vi phạm hành chính (VPHC) trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn thành phố Hải Phòng, cụ thể: - Hoàng Anh Tuấn (2007), Du lịch Việt Nam - Thành tựu và phát triển, Tạp chí Quản lý nhà nước, Số 133 [40]. - Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2009), Giáo trình Kinh tế du lịch, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân [17]. - Bùi Thị Hải Yến, Phạm Hồng Long (2011), Tài nguyên du lịch, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam [50]. - Trần Đình Thiên - Viện Kinh tế Việt Nam (2015), Thế giới hiện đại và xu hướng phát triển của du lịch, những vấn đề đặt ra cho ngành du lịch Việt Nam, Hội thảo Phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới, Hà Nội [39]. - Trần Thị Mai Phước (2015), Pháp luật Việt Nam trong toàn cầu hóa du lịch, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế về toàn cầu hóa và địa phương hóa du lịch, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh [26]. Với việc nghiên cứu, tiếp cận vấn đề du lịch theo nhiều góc độ khác nhau, những công trình nghiên cứu trên của các tác giả đã phản ánh tổng thể nhiều nội dung liên quan đến quá trình hình thành và phát triển của ngành du lịch, những thành tựu đạt được của ngành du lịch ở nước ta trong thời gian qua, xu hướng phát triển của ngành du lịch trong tương lai; những vấn đề về kinh tế du lịch như lao động, chất lượng dịch vụ, hiệu quả kinh tế, mô hình tổ chức và quản lý 4
  12. ngành du lịch; việc quản lý, sử dụng, bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch; cơ hội và thách thức của Việt Nam trước vấn đề toàn cầu hóa du lịch, song hoàn toàn không đề cập đến việc xử lý VPHC trong lĩnh vực du lịch. PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh và PGS.TS Phạm Hồng Chương (2012), Giáo trình Quản trị kinh doanh lữ hành, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân. Ở góc độ chuyên biệt, tác giả đã phân tích nghiệp vụ, kỹ năng quản trị kinh doanh lữ hành, các ch tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh lữ hành [25]. Cuốn “Thành phố Cảng năng động” của Thành ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân thành phố Hải phòng và Tạp chí văn hóa doanh nhân (2016), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia sự thật, nhận định về sự phát triển của ngành du lịch Hải Phòng đã xác định mục tiêu thương mại, dịch vụ của Hải Phòng và nêu bật các giải pháp phát triển dịch vụ cảng, vận tải biển, du lịch: “Hình thành các trung tâm du lịch ven biển lớn tầm cỡ quốc gia và quốc tế ở khu vực có nhiều điều kiện thuân lợi trên cơ sở phát triển đa dạng các tuyến du lịch và các loại hình du lịch - thể thao - giải trí cả ở trên bờ trên biển và trên các hải đảo…” [38, Tr104]. - Đinh Thị Thùy Liên (2016), Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Luận văn thạc sỹ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia [21]. Tác giả đã tập trung vào phân tích sự cần thiết, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về du lịch, đánh giá những kết quả đạt được trong công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn t nh Quảng Ninh cũng như những hạn chế và nguyên nhân tồn tại trong công tác quản lý nhà nước về du lịch, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Quảng Ninh. - Hoàng Thị Phương Ly (2016), Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch, Luận văn thạc sỹ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội [23]. Tác giả làm nổi bật vai trò pháp luật du lịch trong viêc tạo hành lang pháp lý cho hoạt động quản lý Nhà nước về du lịch, tạo cơ chế đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia vào các lĩnh vực du lịch, nêu thực trạng 5
  13. của quy định pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực du lịch ở nước ta và đề xuất giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam nói chung. - Lê Văn Đáng (2016), Phát triển sản phẩ du lịch biển đảo Phú Yên, Luận văn thạc sỹ du lịch, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn [16]. Tác giả đã phân tích những yếu tố tạo nên sản phẩm du lịch biển đảo, đánh giá thực trạng khó khăn cũng như thuận lợi trong việc phát triển sản phẩm du lịch biển đảo từ đó đề ra giải pháp phát triển sản phẩ du lịch biển đảo cho t nh Phú Yên. Thực tế khá nhiều công trình khoa học có giá trị lý luận và thực tiễn cao góp phần ứng dụng vào việc tăng cường quản lý và phát triển ngành du lịch trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên, vấn đề xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển trên phạm vi cả nước nói chung và trên địa bàn Hải Phòng nói riêng chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến. Do đó, những công trình nghiên cứu trên là nguồn tư liệu để tác giả tham khảo. Nội dung nghiên cứu đề tài “Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển - t thực ti n thành phố Hải Phòng” tập trung vào nghiên cứu những quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển, thực trạng việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển tại Hải Phòng đồng thời đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả thực hiện pháp luật du lịch, giảm thiểu vi phạm hành chính từ các chủ thể kinh doanh du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch là một đề tài mang tính đặc thù riêng, không sao chép và trùng lặp với bất kì công trình nghiên cứu nào trước đó. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Trên cơ sở đánh giá thực trạng vấn đề xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển tại thành phố Hải Phòng để tìm ra các phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hơn nữa vai trò của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn thành phố. Qua đó góp phần 6
  14. thúc đẩy ngành du lịch biển của thành phố phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của đất nước. 3.2. Nhiệm vụ Nghiên cứu những cơ sở lý luận về xử lý vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch. Phân tích, đánh giá thưc trạng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển trên địa bàn thành phố biển, nêu lên những kết quả đạt được và những tồn tại, nguyên nhân của vấn đề. Đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch du lịch biển tại Hải Phòng. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Phạm vi nghiên cứu: - Không gian: Nghiên cứu xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển trên địa bàn thành phố biển Hải Phòng. - Thời gian: Nghiên cứu xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển trên địa bàn thành phố Hải Phòng từ năm 2013 đến năm 2017. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn - Phương pháp luận: Luận văn dựa trên phương pháp luận duy vật lịch sử và duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác - Lê nin; quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch nói chung. - Phương pháp nghiên cứu của luận văn: Xuất phát từ mục đích và nội dung nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp phân tích được sử dụng ở chương 1 và chương 3 của luận văn nhằm đưa ra những luận giải của các tác giả về vấn đề xử lý VPHC trong lĩnh vực 7
  15. du lịch nói chung và du lịch biển Hải Phòng nói riêng cũng như phân tích đánh giá quy định của pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực du lịch, từ đó làm tiền đề đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý VPHC trong lĩnh vực du lịch; Phương pháp thu thập, thống kê, tổng hợp được sử dụng ở chương 2 của luận văn phục vụ việc nghiên cứu thực trạng xử lý VPHC trong lĩnh vực du lịch biển, từ đó đánh giá thực trạng của vấn đề xử lý VPHC trong lĩnh vực du lịch biển. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Ý nghĩa lý luận Làm sáng tỏ các vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật xử lý vi phạm hành chính và pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển. Phân tích đánh giá thực trạng xử phạt vi lý hành chính trong lĩnh vực du lịch biển, ch ra được hạn chế, nguyên nhân của vấn đề. - Ý nghĩa thực tiễn Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong các cơ sở đào tạo, nghiên cứu phục vụ các cá nhân, cơ quan ban ngành trong việc nghiên cứu pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển. Đánh giá được thực trạng xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển, ch ra những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân, từ đó đề xuất những giải pháp mới nhằm hoàn thiện chính sách pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1 : Những vấn đề lý luận về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển Chương 2: Thực trạng xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển tại Hải Phòng Chương 3: Quan điểm và giải pháp đảm bảo xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển – từ thực tiễn Hải Phòng. 8
  16. Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH BIỂN 1.1. Những vấn đề chung về du lịch biển 1.1.1. Khái niệm du lịch Thuật ngữ “du lịch” trong ngôn ngữ nhiều nước bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp với nghĩa là đi quanh, cuộc dạo chơi, cuộc dã ngoại. Thuật ngữ này được La Tinh hóa thành thành “tourisme” (Tiếng Pháp) và “tourism” (Tiếng Anh). Năm 1963, với mục đích quốc tế hóa khái niệm du lịch, tại Hội nghị Liên hợp quốc về du lịch họp ở Roma, Tổ chức Du lịch thế giới (World Tourism Organization) đã đưa ra định nghĩa về du lịch như sau: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài đất nước họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ. Theo tác giả Micheal Coltman (Mỹ): Du lịch là sự kết hợp và tương tác của 4 nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ du khách bao gồm du khách, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, cư dân sở tại và chính quyền địa phương nơi đón khách du lịch. Trong đó, khách du lịch là khách hàng rời khỏi nơi cư trú thường xuyên đi đến các nơi khác và quay trở lại nhằm thỏa mãn các mục đích khác nhau, trừ mục đích kiếm tiền; nhà cung ứng là các tổ chức kinh tế, đơn vị hành chính sự nghiệp cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cần thiết cho hoạt động du lịch; dân cư sở tại là những người dân ở tại địa phương diễn ra hoạt động du lịch; chính quyền địa phương là cơ quan quản lý nhà nước cấp địa phương tại điểm du lịch. Tác giả Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa định nghĩa về du lịch như sau: "Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ của các doanh nghiệp nhằm đáp 9
  17. ứng các nhu cầu về đi lại, lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu và các nhu cầu khác của khách du lich. Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội thiết thực cho nước (địa phương) làm du lịch và bản thân doanh nghiệp" [17, tr.16]. Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu đưa ra các khái niệm du lịch xét trên nhiều góc độc khác nhau. Cụ thể, du lịch được hiểu trên hai khía cạnh và xem xét dưới góc độ cầu du lich (khách du lịch) và cung du lịch (ngành du lịch) như sau: [41, tr.29] Thứ nhất, du lịch là một dạng ngh dưỡng sức, tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: ngh dưỡng, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa nghệ thuật. Thứ hai, du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyên thống lịch sử và văn hóa dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước; đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn; có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tại chỗ. Theo quan niệm này du lịch chính là một ngành kinh tế tổng hợp. Theo luật du lịch Việt Nam 2017: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác [30]. Tổng hợp các cách tiếp cận như trên, du lịch bao gồm hai thành tố, đó là: Thứ nhất, du lịch là một nhu cầu, hiện tượng xã hội: sự di chuyển và lưu trú tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích thư giãn, phục hồi sức khoẻ, nâng cao hiểu biết, thỏa mãn nhu cầu nhận thức về tự nhiên xã hội tại điểm đến. 10
  18. Thứ hai, đó là một ngành hay hoạt động kinh doanh: Cung cấp các ấn phẩm, dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu nảy sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú. Cách hiểu về du lịch như vậy có ý nghĩa thúc đẩy quan điểm phát triển đúng đắn về du lịch, tránh hiểu phiến diện về du lịch, ch nhìn nhận du lịch theo góc độ nhu cầu xã hội hoặc góc độ ngành kinh tế. 1.1.2. Khái niệm du lịch biển Vùng biển Hải Phòng được ưu đãi về tài nguyên du lịch tự nhiên và bề dày văn hóa lịch sử truyền thống của người Hải Phòng đã tích tụ những giá trị ăn hóa tinh thần độc đáo làm phong phú nguồn tài nguyên du lịch nhân văn, tạo điều kiện thuận lợi cho Hải Phòng phát triển du lịch biển. Theo đó, có thể khái quát như sau: Du lịch biển là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người đến vùng biển nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch gắn với biển. Du lịch biển được thực hiện ở khu vực có biển nhằm phục vụ nhu cầu của khách du lịch về ngh dưỡng, vui chơi giải trí, khám phá, mạo hiểm,... trên cơ sở khai thác tài nguyên du lịch biển bao gồm tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn. Tài nguyên du lịch biển tự nhiên là các điều kiện về địa hình, cảnh quan thiên nhiên ven biển, quần thể sinh vật trên cạn, dưới dưới đáy biển, mặt nước biển, sóng biển, gió biển, cát biển và các hòn đảo tự nhiên, khí hậu biển, Hải Phòng tiêu biểu các vùng tài nguyên du lịch biển sau đây: Biển Cát Bà thuộc huyện Cát Hải được thiên nhiên ưu đãi dành cho nhiều hòn đảo tuyệt đẹp, những bãi cát trắng mịn màng tại những bãi diển danh tiếng, rất nhiều hang động kỳ thú trên bờ và nằm dưới biển, tài nguyên sinh vật biển giàu có và phong phú từ lâu đã được du khách trên thế giới biết đến và ưa chuộng như hải sản quý phục vụ chế các món ăn rất hấp dẫn khách du lịch gần xa như tôm, cua, sò huyết, sá sùng, bào ngư.... ; những tài nguyên sinh vật biển 11
  19. còn là nguồn cung cấp nguyên liệu như đồi mồi, ngọc trai, san hô, gỗ quý cho các ngành thủ công, mỹ nghệ sản xuất những mặt hàng mà người nước ngoài ưa chuộng. Nhìn chung, hệ thống đảo và bán đảo ven bờ biển của Hải Phòng có giá trị rất lớn trong phát triển du lịch đặc biệt là loại hình tham quan, ngh dưỡng và khám phá. R ng quốc gia Cát Bà nằm trên đảo Cát Bà là một Vườn Quốc Gia đặc biệt, với sự kết hợp của nhiều hệ sinh thái khác nhau: Hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi, hệ sinh thái rừng ngập nước trên núi cao, hệ sinh thái rừng ngập mặn vùng duyên hải, hệ sinh thái vùng biển với các rạn san hô gần bờ, hệ thống hang động và hệ canh tác nằm giữa các thung lũng. Sự đa dạng của các kiểu rừng đã hình thành nên sự phong phú của khu hệ động, thực vật Cát Bà. Năm 2004, tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc (UNESCO - Tiếng Anh) đã chính thức công nhận khu dự trữ sinh quyển thế giới Cát Bà về các giá trị nổi bật, hệ sinh thái và đa dạng sinh học. Cát Bà chứa đựng tài nguyên sinh vật phong phú phục vụ du lịch, thu hút nhiều du khách đến tham quan. Khu rừng nguyên sinh nhiệt đới ở đây có hệ động thực vật vô cùng phong phú. Thực vật có 741 loài, động vật có 282 loài. Đặc biết voọc Cát Bà là loài thú đặc biệt quý hiếm trên thế giới ch còn lại ở Việt Nam. Vùng biển Đồ Sơn là khu ngh mát và tắm biển nổi tiếng ở miền Bắc Việt Nam, nơi đây có sự kết hợp hài hòa giữa những bãi cát trắng mịn màng, biển cả mênh mông đậm màu phù sa và một bên là những ngọn núi đồi thông, phi lao... Với khí hậu, phong cảnh và địa hình được thiên nhiên ưu đãi cùng với sự đầu tư mạnh mẽ vào Casino, khu du lịch đảo Dáu với bể bơi nhân tạo lớn nhất Châu Á, vườn chim, vườn thú, khu vui chơi giải trí, khu Đà Lạt thu nhỏ, các khách sạn đẳng cấp 3 đến 5 sao, ngọn hải đăng cổ kính hơn trăm tuổi…, nơi đây hằng năm thu hút rất đông du khách đến vui chơi giải trí. Tài nguyên du lịch biển nhân văn là tổng thể các giá trị văn hóa, lịch sử, các thành tựu chính trị và kinh tế có ý nghĩa đặc trưng cho sự phát triển của du 12
  20. lịch biển như các các công trình xây dựng (khu vui chơi giải trí, khu thể thao, viện bảo tàng hải dương học...), các làng xã ven biển với nghề thủ công đặc trưng, các di tích lịch sử, các lễ hội văn hoá truyền thống trên vùng đất ven biển, các sản vật được chế tạo dựa vào khai thác tài nguyên biển... Mảnh đất giàu bản sắc văn hoá của vùng biển đã sản sinh nguồn tài nguyên du lịch nhân văn đặc sắc của Hải Phòng, cụ thể thể là: Các di tích lịch sử văn hoá: Hải Phòng còn gìn giữ được rất nhiều di tích lịch sử văn hoá, nhiều đền, chùa, tháp, lăng miếu và các sinh hoạt văn hoá dân tộc ở từng làng xã. Hiện nay Hải Phòng có 162 di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia và cấp thành phố. Trong số đó có 62 di tích xếp hạng cấp quốc gia và 27 di tích được xếp hạng cấp thành phố tập trung ở 7 quận huyện ven biển, chiếm 54,94% tổng số. Các di tích lịch sử này có giá trị rất lớn đối với du lịch, hợp lại thành bộ sưu tập quý giá trong kho tàng di sản văn hoá Việt Nam bao gồm nhiều công trình kiến trúc như: Tháp Tường Long, Bến tàu không số K15, Đền Nghè, Chùa Hàng, Chùa Vẽ, Núi Voi, Đền Ngô Quyền, Đền Trần Quốc Bảo, Đền Nguyễn B nh Khiêm... L hội truyền thống: là loại hình sinh hoạt văn hoá, sản phẩm tinh thần của người dân được hình thành và phát triển trong quá trình lịch sử. Lễ hội là sự kiện thể hiện truyền thống quý báu đó của cộng đồng, tưởng nhớ những anh hùng chống giặc ngoại xâm, những người có công chống chọi với thiên tai, trừ ác thú bảo vệ cộng đồng, những lương y chữa bệnh cứu người... Lễ hội của người dân vùng biển Hải Phòng rất đa dạng và phong phú, thu hút nhiều khách du lịch như: Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn; lễ hội đền Trạng; lễ hội xuống biển; hội du xuân ở Thuỷ Nguyên; hội đình Dư Hàng; hội đền Phò Mã (đền Dẹo); hội đền Nghè; Lễ hội hát đúm Thuỷ Nguyên; lễ hội pháo đất Vĩnh Bảo; hội đua thuyền truyền thống trên biển (đảo Cát Hải); hội đền An Lư; múa rối cạn và múa rối nước....Trong đó đặc trưng nhất là lễ hội chọi trâu Đồ Sơn. Đây là một trong 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2