Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và Tố tụng hình sự: Thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
lượt xem 4
download
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và Tố tụng hình sự "Thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai" trình bày các nội dung chính sau: Những vấn đề lý luận và quy định của pháp luật về thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự; Thực trạng thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự tại Chi cục thi hành án dân sự thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai (2016- 2020); Yêu cầu và giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và Tố tụng hình sự: Thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ---------- TRẦN THẾ UY NGHIÊM THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH DÂN SỰ TRONG BẢN ÁN HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ Hà Nội, năm 2021
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ---------- TRẦN THẾ UY NGHIÊM THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH DÂN SỰ TRONG BẢN ÁN HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số : 8.38.01.04 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. PHAN ANH TUẤN Hà Nội, năm 2021
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Trần Thế Uy Nghiêm
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH DÂN SỰ TRONG BẢN ÁN HÌNH SỰ.......................................................................................... 8 1.1 Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự .......................................................................................................... 8 1.2. Nội dung thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự theo Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014) .................................. 16 1.3. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển quy định thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự .................................................................... 21 Chương 2: THỰC TRẠNG THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH DÂN SỰ TRONG BẢN ÁN HÌNH SỰ TẠI CHI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI (2016-2020) .............. 28 2.1. Cơ cấu tổ chức và kết quả công tác Thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự của Chi cục thi hành án dân sự thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai ......................................................................................................... 28 2.2. Thực trạng tổ chức thi hành quyết định dân trong bản án hình sự của Chi cục thi hành án dân sự thành phố Biên Hòa, tỉnh Biên Hòa .................... 32 2.3. Những nguyên nhân tác động vào kết quả thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự của Chi cục thi hành án dân sự thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai .................................................................................................. 38 Chương 3: YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH DÂN SỰ TRONG BẢN ÁN HÌNH SỰ ....... 50 3.1. Các yêu cầu nâng cao hiệu quả thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự ........................................................................................................ 50
- 3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự ................................................................................................. 57 KẾT LUẬN .................................................................................................... 76 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 78
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADPL : Áp dụng pháp luật BAHS : Bản án hình sự BA, QĐ : Bản án, quyết định BCT : Bộ Chính trị BLHS : Bộ luật Hình sự BLTTHS : Bộ luật Tố tụng hình sự CP : Chính phủ CHV : Chấp hành viên ĐCS : Đảng cộng sản HĐXX : Hội đồng xét xử KL : Kết luận KSV : Kiểm sát viên NN : Nhà Nước NQ : Nghị quyết PDS : Phần dân sự PL : Pháp luật QCD : Quyền công dân QCN : Quyền con người QĐHS : Quyết định hình sự TANDTC : Toà án nhân dân tối cao THADS : Thi hành án dân sự THQĐDS : Thi hành quyết định dân sự TP : Thẩm phán TTrV : Thẩm tra viên UBND : Ủy ban nhân dân VAHS : Vụ án hình sự VKSND : Viện kiểm sát nhân dân XHCN : Xã hội chủ nghĩa
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Số lượng việc quyết định dân sự trong bản án hình sự được Chi cục thi hành án dân sự thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai thụ lý giải quyết từ 2016 - 2020 ............................................................................... 30 Bảng 2.2: Kết quả thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai từ năm 2016 – 2020 ............... 30 Bảng 2.3: Kết quả thi hành án dân sự về tiền đối với các quyết định dân sự trong bản án hình sự trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai từ năm 2016 - 2020 ................................................................................. 31
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất nước ta đã bước vào thời kỳ đổi mới được 35 năm và bước đầu chuyển sang xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Để bảo đảm tính thượng tôn của pháp luật Hiến pháp mới đã ghi rõ: Bản án, quyết định của TAND có hiệu lực PL phải được ... tổ chức thi hành nghiêm chỉnh [48]. Trên cơ sở Hiến pháp 2013, các Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) cùng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành đã được ban hành để bảo đảm thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự đều được thi hành nghiêm chỉnh đầy đủ trên thực tế. Mỗi một bản án hình sự của TAND có hiệu lực pháp luật và được tổ chức thi hành nghiêm minh trên thực tế sẽ góp phần quan trọng để thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật trong đời sống xã hội, giữ vững kỷ cương luật pháp, củng cố tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Nhận thức được tầm quan trọng công tác thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự , Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác này thể hiện ở các văn bản pháp luật không ngừng được hoàn thiện. Cùng với tiến trình đổi mới và sự phát triển của kinh tế - xã hội, nhận được sự quan tâm của Đảng, nhà nước và xã hội, công tác thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự những năm vừa qua đạt được một số kết quả thiết thực. Tuy nhiên bên cạnh đó, công tác thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự hiện vẫn đang đứng trước những khó khăn, thử thách với nhiều vấn đề tồn tại, bất cập, cấp bách cần được giải quyết như: tình trạng hoạt động của 1
- Cơ quan thi hành án dân sự và Chấp hành viên, cán bộ làm công tác thi hành quyết định dân sự trong vụ án hình sự ở nhiều nơi còn chưa tuân thủ đúng trình tự, thủ tục, quy trình được pháp luật quy định; hồ sơ thi hành án thiếu chặt chẽ; chấp hành kỷ cương, kỷ luật trong thực hiện nhiệm vụ không nghiêm, thiếu chủ động, không phát huy sáng tạo nên hiệu quả công tác không cao; trong tác nghiệp còn cẩu thả, tùy tiện làm thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền lợi hợp pháp của các bên đương sự tham gia vào quan hệ pháp luật thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự và uy tín của Nhà nước. Đây cũng là những vấn đề bức xúc, rất cấp thiết đặt ra trong công tác thi hành án dân sự nói chung và thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự ở thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn hiện nay. Để giải quyết tình trạng yếu kém đang tồn tại trong hoạt động thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự, nhằm đổi mới phương thức làm việc, nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tuân thủ pháp luật, khơi dậy sự sáng tạo, nâng cao hiệu quả công tác là vấn đề có tính thời sự, cần thiết và rất cấp bách hiện nay. Với tất cả những ý nghĩa đã nêu ở trên, tác giả chọn đề tài “Thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự ở thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai” làm luận văn thạc sĩ Luật học là cấp thiết và có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trước kia, hoạt động thi hành án dân sự nói chung và thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự nói riêng chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống, rất ít những công trình khoa học hay các bài nghiên cứu của các nhà khoa học đề cập đến vấn đề này. Trong các công trình nghiên cứu về lĩnh vực thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự có thể kể đến một số đề tài khoa học như sau: - Khoa học cấp Bộ năm 2014 với đề tài “Nghiên cứu cơ chế pháp lý bảo đảm thi hành phần nghĩa vụ dân sự trong các bản án, quyết định hình sự”, ngày 2
- 24/10/2014, Quyết định số 549/QĐ - BTP ngày 11/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao Tổng cục Thi hành án dân sự thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu [22]. - Luận văn thạc sĩ: Thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án và QĐHS của Tòa án ở Việt Nam, của tác giả Nguyễn Văn Diễn, trường Đại học quốc gia Hà Nội, khoa luật – 2014 [25]. - Luận văn thạc sĩ luật học: Thi hành phần dân sự trong các bản án, quyết định hình sự từ thực tiễn tỉnh Hưng Yên, của tác giả Nguyễn Thị Hảo, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam – 2016 [33]. - Luận văn thạc sĩ luật học: Cưỡng chế trong thi hành án dân sự từ thực tiễn tỉnh Cà Mau, của tác giả Trần Hoàng Đoán, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Học viện khoa học xã hội – 2017 [31]. - Luận văn thạc sĩ luật học: Biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền theo pháp luật thi hành án dân sự từ thực tiễn thành phố Hà Nội, của tác giả Vũ Thu Huyền, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Học viện khoa học xã hội – 2017 [37]. - Luận văn thạc sĩ luật học: Cưỡng chế thi hành án dân sự từ thực tiễn tỉnh Nam Định, của tác giả Lương Ngọc Hưng, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Học viện khoa học xã hội – 2018 [35]. - Luận văn thạc sĩ luật học: Thi hành các nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự, của tác giả Lào Thị Hưởng, Trường Đại Học Trà Vinh – 2019 [36]. - Luận văn thạc sĩ luật học: Thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án và QĐHS của TAND từ thực tiễn thành phố Hà Nội, của tác giả Nguyễn Thị Thu Huyền, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam – 2019 [38]. - Luận văn thạc sĩ luật học: Thực hiện pháp luật về cưỡng chế THADS từ thực tiễn huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định của tác giả Đinh Quốc Phong, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam – 2019 [45]. 3
- - Luận văn thạc sĩ luật học: Thi hành phần dân sự trong bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật và thực trạng tại trại giam Sông Cái - Bộ Công an, của tác giả Phạm Văn Hùng, Đại học kinh tế Hồ Chí Minh – 2020 [32]. - Luận văn thạc sĩ luật học: Kê biên cưỡng chế tài sản trong thi hành án dân sự từ thực tiễn thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, của tác giả Nguyễn Minh Nam, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam – 2020 [41]. - Luận văn thạc sĩ luật học: Bán đấu giá tài sản để thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh, của tác giả Nguyễn Thị Lan, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam -2020 [40]. - Luận văn thạc sĩ luật học: Thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự từ thực tiễn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, của tác giả Nguyễn Quốc Cường, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam -2020 [23]. Để nghiên cứu và thực hiện đề tài “Thi hành quyết dân sự trong bản án hình sự từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai” học viên đã tham khảo, kế thừa có chọn lọc kết quả của các công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố trên nhằm xây dựng phần lý luận cũng như tham khảo cách nghiên cứu thực tiễn. Tóm lại, những công trình nêu trên đã có nội dung nghiên cứu về hiệu quả thực hiện pháp luật về thi hành án dân sự nói chung và thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự nói riêng ở nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu dưới góc độ lý luận và thực tiễn hiệu quả thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự, lý giải các nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng và các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự tại một địa phương cụ thể là thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai một cách toàn diện, chuyên sâu, và trong điều kiện pháp luật thi hành án dân sự đã có nhiều thay đổi về căn bản như hiện nay. Điều đó cũng có nghĩa là đề tài “Thi hành quyết dân sự trong bản án hình sự từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai” về cơ bản không 4
- trùng lặp với các công trình đã công bố trong những năm gần đây. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng quy định THQĐDS trong bản án hình sự, luận văn chỉ ra những vướng mắc, hạn chế đang còn tồn tại từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai; trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng quy định về THQĐDS trong bản án hình sự 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện nhiệm vụ nêu trên, luận văn có các nhiệm vụ sau: - Làm rõ những vấn đề lý luận về thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự và quy định của làm pháp luật thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự, từ đó đi sâu phân tích những kết quả đã đạt được và những hạn chế, tồn tại trong việc nâng cao hiệu quả thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai và làm rõ nguyên nhân của thực trạng đó. - Đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự được đúng quy định pháp luật, đồng bộ, thống nhất trong toàn hệ thống các cơ quan thi hành án dân sự nói chung và tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai nói riêng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Luận văn nghiên cứu thực tiễn thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai 5
- + Về thời gian: Luận văn nghiên cứu thực tiễn thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai từ năm 2016 đến năm 2020. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận: Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật; những quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về công tác TAHDS nói chung và THQĐDS trong bản án hình sự nói riêng trong tiến trình cải cách tư pháp hiện nay. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Trong qúa trình hoàn thiện đề tài, học viên sử dụng tổng hợp các phương pháp phân tích, lịch sử, so sánh, bình luận, trong đó: - Học viên sử dụng phương pháp phân tích thành từng vấn đề để tìm hiểu cụ thể về THQĐDS trong bản án hình sự. - Phương pháp lịch sử được sử dụng để nghiên cứu quy định về THQĐDS trong bản án hình sự qua các giai đoạn lịch sử nhằm phát hiện các xu hướng và bài học về vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp bình luận được sử dụng để bình luận quyết định dân sự trong vụ án hình sự vào nội dung đề tài nghiên cứu. - Phương pháp so sánh: được sử dụng để so sánh đối chiếu số liệu, kết quả công tác TAHDS nói chung và THQĐDS trong bản án hình sự nói riêng trong từng năm công tác cùng với việc nghiên cứu hồ sơ thi hành án dân sự để đánh giá những ưu điểm, tồn tại trong công tác THQĐDS trong bản án hình sự. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn là công trình nghiên cứu cơ bản, toàn diện, có hệ thống về lý luận và thực tiễn thi quyết định dân sự trong bản án hình sự. Luận văn đã đưa ra và luận giải được một số quan điểm cơ bản về THQĐDS trong bản án hình 6
- sự, góp phần bổ sung, làm phong phú thêm cho hoạt động nghiên cứu khoa học về pháp luật trong thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự - Việc đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự trong luận văn dựa trên các cơ sở lý luận có tính khoa học làm nền tảng lý luận để có thể tiếp tục để đưa ra các giải pháp liên quan đến đề tài trong thực tiễn hoặc ở các địa phương khác. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho công tác thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự. Ðặc biệt là những người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự của Cơ quan thi hành án dân sự thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. - Đồng thời, luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy, nghiên cứu và học tập trong các cơ sở đào tạo chuyên luật hoặc các cơ sở đào tạo không chuyên luật về lĩnh vực thi hành án dân sự nói chung và THQĐDS trong bản án hình sự nói riêng. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương Chương 1: Những vấn đề lý luận và quy định của pháp luật về thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự Chương 2: Thực trạng thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự tại Chi cục thi hành án dân sự thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai (2016- 2020) Chương 3: Yêu cầu và giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự 7
- Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH DÂN SỰ TRONG BẢN ÁN HÌNH SỰ 1.1 Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự 1.1.1. Khái niệm thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự - Khái niệm thi hành án dân sự Công tác THADS là 1 khâu công tác, được các cơ quan chức năng thực hiện sau giai đoạn xét xử TAND. Phần nghĩa vụ dân sự trong các BA, QĐ của TAND đã có hiệu lực thi hành chính là cơ sở để thực hiện công tác TAHDS. Cho nên, không có kết quả của công tác xét xử thì không có công tác THADS. Đây cũng là một dạng hoạt động hành chính NN, THADS thể hiện tính chấp hành, quản lý: bởi toàn bộ quá trình THADS với những hoạt động, biện pháp, cách thức khác nhau đều nhằm thực hiện những nội dung đã được thể hiện trong các BA, QĐ của TAND và theo các quy định cụ thể của PL [60]. Hơn nữa khi thực hiện công tác TAHDS, Cơ quan TAHDS, Chấp hành viên sẽ tác động tới người phải THADS để họ tự giác THA, nếu người phải THA không tự giác thì Cơ quan THADS sẽ áp dụng các biện pháp buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ đã được TAND áp dụng trong BA, QĐ của TAND và quyết định khác theo quy định của PL. Nhằm giáo dục người phải THA và những người xung quanh về ý thức tôn trọng PL, tôn trọng lợi ích hợp pháp của tập thể và cá nhân, kỷ cương của NN. Nhằm thực hiện hiệu quả công tác THADS, luôn đòi hỏi Cơ quan THADS và Chấp hành viên phải có nên kế hoạch, tổ chức, đôn đốc, kiểm tra… Trong công tác THADS luôn cần người Chấp hành viên giỏi trong cách thức tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng cần 8
- phải thể hiện rõ tính uy nghiêm, mệnh lệnh, bắt buộc người phải THA chấp hành nghiêm chỉnh các quy định pháp luật. Về yếu tố tư pháp trong thi hành án dân sự được thể hiện ở các khía cạnh như sau: - Nguyên tắc hoà giải trong vụ án dân sự được bảo đảm cả trong quá trình thi hành án dân sự. Đó là quyền thoả thuận trong quá trình thi hành án giữa các đương sự. Các thỏa thuận này không trái với pháp luật và đạo đức xã hội, Và các thỏa thuận giữa các bên đương sự về thời gian, địa điểm, phương thức thanh toán, phương thức thực hiện nghĩa vụ. - Quá trình THADS luôn luôn liên quan đến Tòa án; các bản án được tuyên là cơ sở pháp lý, là sự cụ thể quyền và nghĩa vụ các bên đương sự phải thực hiện. Giai đoạn thi hành án là giai đoạn tiếp theo của giai đoạn xét xử vụ án dân sự và việc thi hành phần quyết định dân sự trong các bản án hình sự. Qua những đánh giá nêu trên, theo học khái niệm TAHDS nên được hiểu: Là hoạt động mang tính hành chính - tư pháp do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền tiến hành theo trình tự, thủ tục do PL qui định để đưa các BA, QĐ quyết định của TAND hoặc các quyết định khác theo qui định của PL, được thực hiện trên thực tế, nhằm bảo đảm lợi ích của NN, quyền và lợi ích hợp pháp của các công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự PL. - Khái niệm quyết định dân sự trong bản án hình sự Quyết định dân sự trong bản án hình sự là việc Tòa án xem xét phần dân sự trong bản án hình sự để ADPL và tuyên buộc bị cáo cũng như những người có phần dân sự liên quan đến tiền, tài sản trong vụ án hình sự phải có trách nhiệm bồi hoàn thiệt hại về tiền, tài sản, vật chất, danh dự, nhân phẩm, tổn hại sức khỏe, tính mạng ... được Tòa án quyết định áp dụng trong bản hình sự. Khi bản án hình sự đã có hiệu lực PL thì các QĐDS trong bản án hình sự cũng sẽ có hiệu lực PL và được Tòa án chuyển bản án hình sự đến Cơ quan THADS để tổ chức thi hành, cụ thể, tại Điều 1, khoản 1 Điều 2 và mục 1 9
- Chương V Luật THADS 2014 cũng đã quy định những vụ việc phải thi hành án trong bản án, quyết định hình sự thuộc thẩm quyền của cơ quan THADS bao gồm: hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và phần quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự gồm các việc như thi hành nghĩa vụ cấp dưỡng; bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; bồi thường thiệt hại về tài sản, … Như vậy, việc thi hành nghĩa vụ dân sự liên quan tới vụ án hình sự sẽ do cơ quan THADS đảm nhiệm. Từ những phân tích nêu trên, khái niệm Quyết định dân sự trong bản án hình sự có thể hiểu là những quyết định của Tòa án liên quan đến tiền, tài sản, vật chất ... của các bên đương sự trong một vụ án hình sự, được toà án xem xét, tuyên trong cùng một bản án hình sự có hiệu lực pháp luật và do cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành. Từ các khái niệm thi hành án dân sự và quyết định dân sự trong bản án hình sự đã phân tích ở trên, chúng ta có thể đưa ra khái niệm Thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự như sau: Thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự là việc cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thụ lý và tổ chức việc thi hành các quyết định áp dụng phần quyết định dân sự trong bản án hình sự gồm các việc như thi hành nghĩa vụ cấp dưỡng; bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; bồi thường thiệt hại về tài sản trong bản án hình sự ... đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án 1.1.2. Đặc điểm thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự Từ khái niệm thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự được xây dựng nêu trên cho thấy nó có các đặc điểm sau: - Thứ nhất, thi hành quyết định trong bản án hình sự là hoạt động hành chính - tư pháp: Công tác THADS nói chung và THQĐDS trong BAHS là hoạt động tư pháp (hiểu theo nghĩa rộng) đó là hoạt động nhằm THQDDS trong BAHS của 10
- TAND, mặt khác nó còn bao gồm cả các hoạt động bổ trợ tư pháp. Do vậy nó thể hiện rõ trong việc thi hành các quyết định khẩn cấp tạm thời của TAND nhằm đảm bảo cho việc xét xử, cũng như đảm bảo cho việc THA sau này, kể cả trong trường hợp BA, QĐ của TAND chưa có hiệu lực thi hành. Cơ sở của hoạt động thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự là các bản án hình sự có hiệu lực pháp luật của Tòa án được đưa ra thi hành. Còn nhiệm vụ của công tác THADS nói chung và công tác thi hành quyết định dân sự trong BAHS là đảm bảo cho BA, QĐ của TAND đã có hiệu lực PL được tổ chức và thi hành nghiêm chỉnh theo Luật Thi hành án dân sự 2014. - Thứ hai, đối tượng thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự là phần quyết định dân sự của bản án. Sau khi tiếp nhận bản án hình sự có hiệu lực pháp của Tòa án, Cơ quan THADS sẽ tổ chức THQĐDS trong bản hình sự gồm các việc như thi hành nghĩa vụ cấp dưỡng; bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; bồi thường thiệt hại về tài sản trong bản án hình sự ... Do vậy nội dung chủ yếu của công tác THQĐDS trong bản án hình sự, sẽ là: việc như thi hành nghĩa vụ cấp dưỡng; bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; bồi thường thiệt hại về tài sản trong bản án hình sự ... - Thứ ba, thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự có nội dung mang tính tài sản Với bản chất của mối quan hệ dân sự luôn mang tính tài sản, cho nên khi thi hành quyết định dân sự trong BAHS cũng thể hiện tính tài sản, để khắc phục hậu quả liên quan đến tài sản, vật chất xảy ra từ hành vi vi phạm pháp luật hình sự của bị cáo. Vậy nên trong quá trình tiến hành thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự phải thực hiện theo các trình tự, thủ tục chặt chẽ được quy định theo Luật Thi hành án dân sự năm 2014, cũng như một số các Chị thị, Nghị quyết (văn bản dưới luật) hướng dẫn thi hành. 11
- - Thứ tư, thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự là hoạt động mang tính quyền lực Nhà nước Công tác thi hành quyết định dân sự trong BAHS nhằm đảm bảo cho các BAHS của TAND được thi hành rong thực tiễn và cơ quan Thi hành án dân sự được áp dụng các BPCC theo quy định của PL. Các đương sự tham gia phải tôn trọng thi hành quyết định dân sự trong BAHS của TAND, có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh quyền và nghĩa vụ của mình để bảo vệ pháp chế, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của NN, cơ quan, tổ chức và công dân. Cơ quan THADS được thực biện các biện pháp bảo đảm thi hành quyết định dân sự trong bản hình sự theo quy định của pháp luật. - Thứ năm, thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự mang tính định đoạt Xuất phát từ quyền định đoạt của các bên đương sự trong BLDS, các đương sự được phép sử dụng quyền của mình theo nhiều cách thức khác nhau để bảo vệ lợi ích của mình. Đương sự có quyền yêu cầu chủ thể khác thực hiện hành vi nhất định hoặc không thực hiện những hành vi nhất định để đáp ứng lợi ích, ở đây là việc người được THQĐDS trong bản án hình sự yêu cầu cơ quan THADS thực hiện THQĐDS trong bản án. Quyền lợi của người được THQĐDS chỉ có thể được thực hiện khi cơ quan THADS thực hiện 1 hoặc nhiều hoạt động tích cực như ra quyết định THQĐDS, quyết định kê biên tài sản… Người được THQĐDS trong bản án hình sự trong thời gian do PL quy định có yêu cầu cơ quan THADS buộc người phải THQĐDS trong bản án hình sự bảo vệ quyền lợi của mình theo quyết định có hiệu lực của TAND và trách nhiệm của cơ quan THADS là phải đưa ra quyết định THQĐDS. -Thứ sáu, thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự mang tính thỏa thuận 12
- Luật dân sự và thi hành án dân sự luôn hướng đến sự thỏa thuận tự nguyện của các bên đương về việc chấp hành phán quyết của TAND trong BA, QĐ khi sự thỏa thuận đó không trái với PL và đạo đức xã hội. Chỉ khi các chủ thể không tự thỏa thuận được với nhau về phương thức THQĐDS và người phải THQĐDS có điều kiện THQĐDS mà không tự nguyện mới bị áp dụng các BPCC buộc phải THQĐDS. Người phải THQĐDS có quyền yêu cầu về việc THQĐDS khác với nội dung BA, QĐ đã tuyên và được người được THQĐDS chấp nhận thì việc THQĐDS được thực hiện theo yêu cầu đó. Thông qua việc nêu và phân tích 06 đặc điểm của thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự, học viên nhân thấy thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự có đặc điểm khác biệt so với việc thi hành bản án, quyết định dân sự khác. Đó là đặc điểm thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự là hoạt động mang tính quyền lực Nhà nước, theo quan điểm của học viên thì công tác Thi hành án dân sự (bao gồm thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự và thi hành bản án, quyết định dân sự khác) nói chung đều mang tính quyền nhà nước. Tuy nhiên để phân biệt rõ, chúng ta cần hiểu rằng cũng giống như bản án, quyết định hình sự đây là kết quả của quá trình điều tra, trúy tố, xét xử vụ án hình. Trong bản án hình sự Hội đồng xét xử nhân danh Nhà nước để tuyên buộc các đương sự (bị cáo và những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan), trong đó bị cáo là người phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm phạm và một mức hình phạt cụ thể (học viên chỉ nói đến hình phạt mang tính chất là tiền hoặc tài sản) có hình phạt là tiền (là hình phạt chính hoặc là hình phạt bổ sung) và hình phạt cải tạo không giam nhưng đi kèm với đó là việc khấu trừ % thu nhập của người bị kết án, có thể quyết định tịch thu tang vật của vụ để tiêu hủy hoặc để sung ngân sách nhà nước, hoặc là truy thu phần thu nhập bất hợp pháp do việc thực hiện hành vi phạm tội mà có và phần nào đó là việc thu phần án phí xét xử hình sự hoặc án phí dân sự trong hình sự. Khi những phần quyết định trong bản án hình sự nêu trên có 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và tố tụng hình sự: Tội trộm cắp tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội
86 p | 322 | 50
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Áp dụng pháp luật hình sự đối với tội cướp giật tài sản từ thực tiễn huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai
86 p | 72 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và tố tụng hình sự: Thi hành án hình sự từ thực tiễn tỉnh Phú Thọ
80 p | 188 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và tố tụng hình sự: Thực hiện nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Ninh Thuận
86 p | 137 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Tội cướp tài sản từ thực tiễn tỉnh Hải Dương
83 p | 133 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và tố tụng hình sự: Nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong pháp luật hình sự Việt Nam
84 p | 178 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Tội gây rối trật tự công cộng từ thực tiễn tỉnh Hải Dương
85 p | 105 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và Tố tụng hình sự: Miễn trách nhiệm hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
82 p | 45 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và Tố tụng hình sự: Tội chống người thi hành công vụ từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
85 p | 60 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và tố tụng hình sự: Tội mua bán người theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Lào Cai
81 p | 121 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Hoãn chấp hành hình phạt tù từ thực tiễn tỉnh Hải Dương
92 p | 66 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và Tố tụng hình sự: Kháng nghị phúc thẩm hình sự từ thực tiễn tỉnh Bình Phước
102 p | 47 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và Tố tụng hình sự: Tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực tiễn quận 7 thành phố Hồ Chí Minh
91 p | 39 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Hình phạt cải tạo không giam giữ từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh
85 p | 58 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Các hình phạt chính nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh
88 p | 56 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Áp dụng hình phạt tù có thời hạn từ thực tiễn quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
86 p | 36 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Bị hại trong tố tụng hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
77 p | 34 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và Tố tụng hình sự: Tội hủy hoại tài sản từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
85 p | 32 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn