Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Tội hủy hoại rừng theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn Huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
lượt xem 3
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là phân tích làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và pháp luật về tội hủy hoại rừng cũng như đánh giá thực tiễn áp dụng trên địa bàn huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam; - Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự đối với tội hủy hoại rừng trên địa bàn huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Tội hủy hoại rừng theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn Huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHAN DUY CÔNG TỘI HỦY HOẠI RỪNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN HUYỆN NÔNG SƠN, TỈNH QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI, năm 2020 1
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHAN DUY CÔNG TỘI HỦY HOẠI RỪNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN HUYỆN NÔNG SƠN, TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành : Luật Hình sự và Tố tụng Hình sự Mã số : 8 38 01 04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN NGỌC HÀ HÀ NỘI, năm 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Tác giả luận văn Phan Duy Công
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI HỦY HOẠI RỪNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM ..........................................................9 1.1. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của việc quy định tội hủy hoại rừng.................9 1.2. Khái quát lịch sử lập pháp của tội hủy hoại rừng trong pháp luật hình sự Việt Nam ...................................................................................................................15 1.3. Phân biệt tội hủy hoại rừng với một số tội phạm khác ......................................22 1.4. Pháp luật hình sự về tội hủy hoại rừng của một số nước trên thế giới ..............26 CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TỘI HỦY HOẠI RỪNG VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NÔNG SƠN, TỈNH QUẢNG NAM .......................................................................32 2.1. Quy định của pháp luật Việt Nam về tội hủy hoại rừng ....................................32 2.2. Thực tiễn áp dụng trên địa bàn Huyện Nông Sơn, Tỉnh Quảng Nam....................37 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI HỦY HOẠI RỪNG .54 3.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng về tội hủy hoại rừng ...............................54 3.2. Các giải pháp bảo đảm áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về tội hủy hoại rừng ............................................................................................................59 KẾT LUẬN ..............................................................................................................70 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 1 BLHS năm 2015 2017) 2 BLHS năm 1999 BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) 3 BLHS BLHS 4 CTTP Cấu thành tội phạm 5 TAND Tòa án nhân dân 6 TNHS Trách nhiệm hình sự 7 TTHS Tố tụng hình sự 8 VKSND Viện kiểm sát nhân dân
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Rừng được xem là lá phổi xanh của thế giới giúp điều hoà khí hậu, cân bằng sinh thái cho môi trường. Việc bảo vệ và phát triển rừng đã trở thành một yêu cầu, nhiệm vụ tất yếu trongsựpháttriển của các quốc gia trước thực trạng môi trường sống của con người đang bị suy giảm nghiêm trọng. Đối với Việt Nam - một nước đang phát triển và đang trong quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế thì vấn đề bảo vệ và phát triển rừng thực sự cấp bách. Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện nhiều chủ trương, chính sách quan trọng, trong đó Đảng ta đã ban hành nhiều Nghị quyết làm nền tảng cho việc bảo vệ rừng, trong đó Nghị quyết số 24/NQ-TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 của Bộ Chính trị về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đã quy định: “Chú trọng xây dựng và hoàn thiện pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và các lĩnh vực có liên quan…”. Trên tinh thần của nghị quyết trên, Nhà nước ta đã xây dựng hệ thống pháp luật quản lý và bảo vệ rừng. Đồng thời, Nhà nước ta ban hành Bộ luật hình sự quy định tội hủy hoại rằng, qua đó góp phần bảo vệ trật tự, an toàn xã hội cũng như góp phần vào công tác đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này. Theo thống kê, số vụ việc vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng trên phạm vi cả nước ngày càng tăng, chỉ tính từ năm 2013 đến năm 2017, cả nước đã có hơn 35.000 ha rừng bị chặt phá, hủy hoại trái phép, trung bình mỗi năm từ năm 2013 đến 2017 có hơn 32.500 vụ vi phạm pháp luật bảo vệ và phát triển rừng [89, tr.01]. Vì vậy, việc xây dựng và hoàn thiện quy định pháp luật hình sự về tội phạm hủy hoại rừng đồng thời, đảm bảo thực hiện việc xử lý tội phạm và nâng cao công tác thi hành pháp của các cơ quan tiến hành tố tụng đang được sự quan tâm rất lớn ở Việt Nam. Đáp ứng nhu cầu đó, BLHS năm 2015 về tội hủy hoại rừng có một số quy định mới, thể hiện sự tiến bộ trong trình độ lập pháp của nước ta, cũng như thể hiện tính phù hợp với đòi hỏi, yêu cầu của thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội 1
- phạm hủy hoại rừng nói riêng và đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung. Tuy nhiên, BLHS năm 2015 mới có hiệu lực thi hành được 02 năm, do đó việc áp dụng các quy định của pháp luật trong thực tiễn công tác điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan tiến hành tố tụng chưa mang lại hiệu quả, đồng thời, các quy định của pháp luật hình sự còn tồn tại sự bất cập, thiếu đồng bộ, và rõ ràng. Những năm gần đây, mặc dù các cơ quan chức năng ở địa phương đã có nhiều nỗ lực, tuy nhiên công tác bảo vệ rừng vẫn còn gặp nhiều khó khăn.Với diễn biến ngày càng phức tạp, hành vi phạm tội ngày càng tinh vi thì hậu quả của việc hủy hoại rừng đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội cũng như đời sống của người dân trên địa bàn Huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam. Hiện nay, hiểu biết của người dân về tội hủy hoại rừng và tác động của việc hủy hoại rừng đến tình hình kinh tế - xã hội vẫn còn hạn chế, đồng thời các giải pháp phòng ngừa tình hình tội hủy hoại rừng trên địa bàn Huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam vẫn chưa đạt hiệu quả mong muốn. Xuất phát từ những vấn đề cấp thiết nêu trên, tác giả đã chọn đề tài “Tội hủy hoại rừng theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn Huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Có một số công trình khoa học của các tác giả nước ngoài đề cập đến tội hủy hoại rừng, có thể kể đến như: - Sách chuyên khảo “Community forestry in the united states - Learning from the Past, Crafting the Future” của các tác giả Mark Baker và Jonathan Kusel, Nxb. Island Press năm 2003. Cuốn sách này đề cập chính sách phát triển tài nguyên rừng của Hoa Kỳ; những biện pháp cho việc bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng đặc biệt là chính sách pháp luật hình sự trong việc bảo vệ tài nguyên rừng. Cuốn sách đã chỉ ra thực trạng thực thi pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng phân tích những nguyên nhân và đề xuất một số kiến nghị cho các nhà lập pháp; - Bài viết “Problems of Chinese Environmental Criminal Law and Its 2
- Developing Trend Cong” của tác giả Cong Ma, Law School Zhejiang University of Finance & Economics đăng tải trên “International Conference on Global Economy, Commerce and Service Science (GECSS 2014)”. Bài viết đã phân tích, bình luận đánh giá các quy định của pháp luật hình sự Trung Quốc về tội phạm hủy hoại rừng, tội hủy hoại tài nguyên rừng và một số hạn chế trong quá trình áp dụng quy định về tội phạm môi trường, đồng thời dựa báo về xu hướng hoàn thiện pháp luật hình sự Trung Quốc về tội hủy hoại rừng trong thời gian tới. Nhìn chung, các công trình trên đã giúp Luận văn thông qua việc nghiên cứu so sánh pháp luật hình sự các quốc gia phát triển về tội phạm hủy hoại rừng, từ đó để rút ra một số kinh nghiệm cho hoạt động lập pháp của nước ta trong quá trình hoàn thiện pháp luật hình sự về tội hủy hoại rừng. 2.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước Đến nay đã có công trình nghiên cứu về lý luận và các quy định pháp luật hình sự Việt Nam về tội hủy hoại rừng. Có thể kể đến các công trình tiêu biểu như: - Luận văn thạc sĩ luật học “Tội hủy hoại rừng theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Bình Định” của học viên cao học Trần Quốc Việt thực hiện tại Học viện Khoa học Xã hội năm 2018. Qua nghiên cứu về mặt lý luận trong quy định của pháp luật hình sự về tội hủy hoại rừng cũng như qua nghiên cứu, đánh giá thực trạng diễn biến rừng qua các năm; nghiên cứu, đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định này qua các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử trên địa bàn tỉnh Bình Định trong thời gian từ năm 2013 đến năm 2017, Luận văn đã làm sáng tỏ được thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật hình sự thông qua hoạt động định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội hủy hoại rừng đã được các cơ quan tiến hành tố tụng tại Bình Định áp dụng cơ bản chính xác, đảm bảo tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm của các hành vi phạm tội. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số điểm bất cập, thiếu sót và hiểu sai các quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người phạm tội trong quá trình áp dụng pháp luật. - Luận văn thạc sĩ luật học “Tội hủy hoại rừng trong Luật hình sự Việt Nam” của học viên cao học Lê Thị Minh Phương thực hiện tại Khoa Luật Đại học 3
- Quốc gia Hà Nội năm 2013. Theo đó, Luận văn đã phân tích một cách có hệ thống và toàn diện những vấn đề lý luận về tội hủy hoại rừng như: Khái niệm, các dấu hiệu pháp lý cơ bản trong cấu thành tội phạm của tội hủy hoại rừng, phân biệt tội phạm này với các tội phạm khác có liên quan, đường lối xử lý đối với người phạm tội. Thông qua việc phân tích các vấn đề tồn tại xung quanh việc quy định trên phương diện lý luận tội hủy hoại rừng thông qua việc nghiên cứu các vấn đề thực tiễn. Từ đó, Luận văn đã đề xuất kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự và xây dựng mô hình lý luận của BLHS về tội hủy hoại rừng. - Luận văn thạc sĩ luật học “ Tội hủy hoại rừng trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn Đắk Lắk ) ” của học viên cao học Hoàng Văn Vân thực hiện tại Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2015. Theo đó, Luận văn đã nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về tội hủy hoại rừng trong luật hình sự Việt Nam trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; rút ra những hạn chế, thiếu sót và nguyên nhân, kiến nghị hoàn thiện pháp luật và các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về tội hủy hoại rừng trong đấu tranh phòng, chống tội phạm hủy hoại rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; - Luận án tiến sĩ luật học “ Đấu tranh phòng, chống tội hủy hoại rừng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên ” của NCS. Nguyễn Văn Nghiệp thực hiện tại Học viện Khoa học Xã hội năm 2016. Có thể nói, các công trình trên đã nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực trạng áp dụng các quy định của BLHS về tội hủy hoại rừng. Đồng thời, đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về tội hủy hoại rừng trong quá trình sửa đổi, bổ sung BLHS. Tuy nhiên, hiện nay chưa có công trình khoa học dưới cấp độ Luận văn thạc sĩ luật học nghiên cứu một cách tổng thể và toàn diện thực tiễn áp dụng pháp luật trong giai đoạn xét xử về tội hủy hoại rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam nói chung và huyện Nông Sơn nói riêng, đặc biệt kể từ thời điểm BLHS năm 2015 được ban hành và chính thức có hiệu lực thi hành trên thực tiễn. Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu dưới góc độ lý luận về tội hủy hoại rừng 4
- của các công trình nghiên cứu trong thời gian qua, Luận văn tiếp tục nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật trong giai đoạn xét xử về tội hủy hoại rừng trên địa bàn huyện Nông Sơn; đồng thời đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật; 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu - Phân tích làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và pháp luật về tội hủy hoại rừng cũng như đánh giá thực tiễn áp dụng trên địa bàn huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam; - Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự đối với tội hủy hoại rừng trên địa bàn huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới; 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được những mục đích trên, luận văn đặt ra và giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và pháp luật về tội hủy hoại rừng theo pháp luật hình sự Việt Nam; - Nghiên cứu, khảo sát thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về tội hủy hoại rừng trên địa bàn huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam giai đoạn năm 2015 đến năm 2019; - Chỉ ra được những kết quả đạt được; những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về tội hủy hoại rừng; - Đưa ra dự báo và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật cũng như góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của pháp luật hình sự về tội hủy hoại rừng trên địa bàn huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Những vấn đề lý luận, quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội hủy 5
- hoại rừng từ thực tiễn huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Tập trung nghiên cứu hoạt động áp dụng pháp luật hình sự Việt Nam về tội hủy hoại rừng trong giai đoạn xét xử - Về địa bàn: Đề tài được thực hiện trong phạm vi huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam. - Về thời gian: Từ năm 2015 đến 2019. - Về chủ thể: Tòa án nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê Nin về chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng về đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung; tội hủy hoại rừng nói riêng. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu và hoàn thiện luận văn, tác giả còn sử dụng một số phương pháp khác như: - Phương pháp tổng hợp được sử dụng để đưa ra các định nghĩa; đặc điểm, ý nghĩa và các dấu hiệu pháp lý (CTTP) của tội hủy hoại rừng. Đồng thời, đưa ra các đánh giá về thực tiễn áp dụng PLHS trong hoạt động xét xử tội hủy hoại rừng thông qua định tội danh và quyết định hình phạt để đưa ra các vướng mắc, tồn tại, và đề xuất các giải pháp hoàn thiện PLHS. - Phương pháp thống kê được sử dụng để tổng hợp các số liệu về thực trạng áp dụng của tội hủy hoại rừng nhằm đánh giá tình hình xét xử tội phạm hủy hoại rừng trên địa bàn Huyện Nông Sơn giai đoạn năm 2015-2019. - Phương pháp so sánh, đối chiếu được sử dụng để phân biệt các quy định về tội hủy hoại rừng với các loại tội phạm khác trong BLHS năm 2015 và các quy định về tội hủy hoại rừng được quy định trong các BLHS qua các thời kỳ; - Phương pháp nghiên cứu điển hình để đưa ra một số vụ án điển hình, 6
- nhằm đánh giá làm rõ thực tiễn áp dụng các quy định củaphápluật hình sự về tội hủy hoại rừng qua giai đoạn xét xử trên địa bàn huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam giai đoạn từ 2015 - 2019. - Phương pháp tiếp cận tài liệu để nghiên cứu các vấn đề lý luận về tội hủy hoại rừng trong các Luận văn thạc sĩ, Luận án tiến sĩ, các bài viết đăng tải trên tạp chí khoa học chuyên ngành Luật, các chuyên khảo về LHS. Đồng thời, tiếp cận tài liệu để thu thập các số liệu về công tác kiểm sát VKSND Huyện Nông Sơn trong các phiên toàn xét xử hình sự, và các bản án xét xử các vụ án hình sự của TAND Huyện Nông Sơn, TAND Tỉnh Quảng Nam về tội hủy hoại rừng giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019 để chứng minh cho các đánh giá, phân tích bình luận về thực tiễn áp dụng PLHS. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần bổ sung, phát triển lý luận của khoa học pháp lý hình sự nói chung; lý luận về tội phạm và cấu thành tội phạm nói riêng. Đồng thời, hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự hiện hành đối với tội hủy hoại rừng. Ngoài ra, luận văn còn có ý nghĩa như là một tài liệu tham khảo về mặt lý luận và có thể được sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, học tập cho các sinh viên, học viên chuyên ngành luật hình sự trên các cơ sở đào tạo luật trên cả nước. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn là tài liệu tham khảo cho các cơ quan tiến hành tố tụng, đặc biệt là Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án hình sự về tội hủy hoại rừng được khách quan, công bằng và có căn cứ pháp luật. 7. Cơ cấu của Luận văn Ngoài phần Mục lục, Danh mục các chữ viết tắt, Danh mục các bảng biểu, Mở đầu, Danh mục tài liệu tham khảo, Kết luận, nội dung Luận văn được cấu trúc thành ba chương: Chương 1. Những vấn đề chung về tội hủy hoại rừng trong pháp luật hình 7
- sự Việt Nam. Chương 2. Quy định của pháp luật Việt Nam về tội hủy hoại rừng và thực tiễn áp dụng trên địa bàn Huyện Nông Sơn, Tỉnh Quảng Nam Chương 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật hình sự về tội hủy hoại rừng. 8
- CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI HỦY HOẠI RỪNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của việc quy định tội hủy hoại rừng 1.1.1. Khái niệm tội hủy hoại rừng Theo Phùng Ngọc Lan, Hoàng Kim Ngũ: Rừng là một bộ phận của cảnh quan địa lý, trong đó bao gồm một tổng thể các cây gỗ, cây bụi, cây cỏ, động vật và vi sinh vật. GS.TS Morozov (Liên Bang Nga) đưa ra khái niệm: Rừng là một tổng thể cây gỗ, có mối liên hệ lẫn nhau, nó chiếm một phạm vi không gian nhất định ở mặt đất và trong khi quyển. Rừng chiếm phần lớn bề mặt Trái Đất và là một bộ phận của cảnh quan địa lý [46, tr. 459-520]. Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, rừng tự nhiên và rừng trồng được phân thành 03 loại: Rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. Trong đó: Rừng sản xuất được sử dụng chủ yếu để cung cấp lâm sản; sản xuất, kinh doanh lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng [50] . Rừng là nguồn cung lương thực, nhiên liệu, nơi trú ẩn, quần áo và thuốc men cho rất nhiều người. Từ thời xa xưa, con người đã phụ thuộc rất nhiều vào rừng và vai trò của rừng trong việc giữ gìn không khí, đất và nước sạch sẽ là không thể chối bỏ. Để ghi nhận vai trò sinh thái, văn hóa và kinh tế độc đáo của rừng, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) đã chọn ngày 21/3 hằng năm làm Ngày quốc tế về rừng [60]. Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) thì rừng giữ vai trò chủ đạo trong mối quan hệ tương tác giữa môi trường, sinh vật và có vai trò đặc trưng sau: Thứ nhất, Rừng được ví như lá phổi xanh của trái đất bởi chúng có nhiều cây xanh.Cây xanh trong quá trình quang hợp hấp thụ khí cacbonic và nhả ra khí oxi, đây là nguồn cung cấp phần lớn oxi để đảm bảo sự sống của con người và các loại sinh vật khác trên Trái đất. 9
- Thứ hai, Rừng có tác dụng lọc sạch không khí, giữ lại bụi bẩn và tiêu diệt các vi trùng gây hại trong không khí. Mang đến một không khí trong lành hơn cho con người và các loài sinh vật khác. Thứ ba, Rừng nơi sinh sống của rất nhiều các loại động thực vật khác nhau, trong đó có rất nhiều loài quý hiếm. Đây là nơi cung cấp nguồn thực phẩm, nguyên liệu quý hiến cho con người, và đặc biệt cũng là nơi lưu trữ của nhiều nguồn gen quý hiếm Thứ tư, Rừng bảo vệ và ngăn chặn hiện tượng xói mòn đất nguy hiểm. Bảo vệ rừng là thực hiện việc bảo vệ và kiểm soát một cách có hiệu quả tình trạng suy thoái rừng trên phạm vi cả nuớc, trong đó quy định cụ thể nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khi khai thác sử dụng từng loại rừng [32, tr.05]. Trong nhiều thập kỷ qua, với những nỗ lực không ngừng của Chính phủ Việt Nam và sự hỗ trợ có hiệu quả của cộng đồng Quốc tế, công tác bảo vệ rừng trong các khu rừng phòng hộ, đặc dụng đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nhận thức về rừng của toàn xã hội được nâng cao, quan điểm đổi mới xã hội hoá được triển khai thực hiện có hiệu quả; hệ thống pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng ngày càng hoàn thiện; chế độ chính sách lâm nghiệp, nhất là chính sách về đa dạng hoá các thành phần kinh tế, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế và tổ chức xã hội tham gia vào các hoạt động lâm nghiệp, bảo vệ sinh thái môi trường; cung cấp các dịch vụ môi trường rừng; góp phần vào việc thích ứng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Vai trò, trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng của các ngành, chính quyền các cấp, các tổ chức xã hội ngày càng được làm rõ và nâng cao. Nhà nước đã tăng cường đầu tư thông qua nhiều chương trình, dự án đã làm cho công tác bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên, ngày càng chuyển biến tích cực. Như vậy, chúng ta cần phải có những biện pháp cụ thể trong việc quản lý và bảo vệ rừng. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều hành vi hủy hoại rừng đã xảy ra hết sức phức tạp với những thủ đoạn tinh vi, hậu quả của tội phạm gây ra hết sức nặng nề, trực tiếp ảnh hưởng đến môi trường và đời sống của nhân dân, làm môi trường sống 10
- của chúng ta đang ở mức báo động. Do tính nguy hiểm của hành vi này, cho nên trong pháp luật hình sự của các quốc gia trên thế giới đều ban hành quy định pháp luật nhằm nghiêm trị hành vi hủy hoại rừng và áp dụng hình phạt đối với chủ thể thực hiện hành vi đó. Nếu hành vi hủy hoại rừng dù nguy hiểm đến đâu cũng chỉ dừng lại ở việc xử lý kỉ luật, xử phạt hành chính hay trách nhiệm dân sự… mà không truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ không đủ sức răn đe, không tương xứng với tính nguy hiểm của hành vi dẫn đến không phòng ngừa và dần loại bỏ được những hành vi này trong thực tế. Pháp luật hình sự góp phần tích cực loại bỏ những yếu tố gây cản trở cho tiến trình đổi mới và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh [65, tr.07]. Do vậy, việc quy định tội hủy hoại rừng trong pháp luật hình sự để đấu tranh phòng ngừa và chống hành vi nguy hiểm này là thực sự đúng đắn và cần thiết đáp ứng đòi hỏi cả về mặt lý luận và thực tiễn [47, tr.15]. Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học thì “hủy hoại” có nghĩa là làm cho hư hỏng đi, phá đi, cho tan nát [91, tr. 416]. Theo quy định của pháp luật nước ta thì rừng là một loại tài sản. BLDS năm 2015 định nghĩa tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản [52].Vật là một bộ phận quan trọng của thế giới vật chất, được tồn tại ở mọi trạng thái vật chất khác nhau như rắn; lỏng; khí. Vật được coi tài sản phải là vật hữu hình cảm nhận được bởi giác quan của con người. Vật hữu hình được coi là tài sản khi nó đó đáp ứng được một phần hoặc toàn bộ nhu cầu của con người dưới dạng nhu cầu về tinh thần; hoặc các nhu cầu về vật chất [43, tr.121]. Do đó, để hiểu được hành vi hủy hoại rừng thì cần hiểu thế nào là hành vi hủy hoại tài sản. Trong khoa học pháp lý, khái niệm tội hủy hoại rừng được các luật gia nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau. Tác giả Lê Thị Phương Minh định nghĩa Tội hủy hoại rừng là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS Việt Nam do người có năng lực TNHS thực hiện một cách cố ý, xâm phạm các quan hệ xã hội về bảo vệ rừng 11
- của Nhà nước, gây những thiệt hại cho môi trường sinh thái [47, tr.23]. Tác giả Hoàng Văn Vân nhận định tội phạm hủy hoại rừng là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện có lỗi, xâm hại tài nguyên rừng làm cho rừng mất hoàn toàn giá trị hoặc làm suy giảm đáng kể giá trị của rừng [87, tr.8]. Dựa vào các định nghĩa trên, có thể đưa ra khái niệm huỷ hoại rừng là hành vi đốt, phá rừng trái phép rừng hoặc có hành vi khác làm cho rừng mất hoàn toàn giá trị hoặc làm cho rừng giảm giá trị đáng kể [66, tr.196]. Tội phạm hủy hoại rừng có thể hiểu: “là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện có lỗi, xâm hại tài nguyên rừng làm cho rừng mất hoàn toàn giá trị hoặc làm suy giảm đáng kể giá trị của rừng”. 1.1.2. Đặc điểm và ý nghĩa của việc quy định tội hủy hoại rừng 1.1.2.1. Đặc điểm của tội hủy hoại rừng Từ định nghĩa trên cho thấy tội hủy hoại rừng có các đặc trưng của tội phạm theo quy định của pháp luật hình sự như sau: Thứ nhất, Tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi, đây là dấu hiệu cơ bản, quan trọng nhất, quyết định, bởi nó là thuộc tính và nội dung của tội phạm. Một hành vi sở dĩ bị quy định là tội phạm bởi bản thân nó có tính nguy hiểm [72, tr. 62- 64]. Tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi hủy hoại rừng đó là những hành vi cố ý đốt, phá rừng trái phép hoặc có những hành vi khác làm cho rừng bị hủy hoại, bị hư hỏng. Từ đó dẫn đến hậu quả nghiêm trọng về mặt môi trường sinh thái, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của rừng, đây là quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ. Tuy nhiên, không phải hành vi hủy hoại rừng nào cũng được xem là tội phạm, mà hành vi đó phải gây ra hoặc đe dọa gây ra những thiệt hại “đáng kể” cho xã hội thì mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Thứ hai, Tính trái pháp luật hình sự, là hành vi phạm tội trái với quy định của BLHS. Nghĩa là, khi BLHS quy định một hành vi nào đó bị cấm thì người phạm tội thực hiện hành vi đó. Quy định tính trái pháp luật của tội phạm là dấu hiệu về 12
- mặt hình thức pháp lý có tính độc lập tương đối và có ý nghĩa quan trọng, đảm bảo cho đường lối đấu tranh phòng, chống tội phạm được thống nhất [4, tr.119]. Hành vi hủy hoại rừng là hành vi trái pháp luật hình sự (còn gọi là hành vi “bị luật hình sự cấm”). Chỉ có hành vi nguy hiểm cho xã hội đáng kể bị luật hình sự cấm - bị nhà làm luật coi là tội phạm và quy định hình phạt đối với việc thực hiện hành vi đó trong pháp luậthình sự thì việc thực hiện một cách có lỗi nó (hành vi) mới bị coi là phạm tội. Có thể hiểu, khi thực hiện hành vi hủy hoại rừng tuy rằng có ảnh hưởng xã hội nhưng chưa quy định trong BLHS thì hành vi này không phải là tội phạm, đồng thời, nếu hành vi hủy hoại rừng được quy định trong BLHS nhưng không phải là hành vi nguy hiểm đáng kểthì cũng không phải là tội phạm. Thứ ba, Hành vi bị coi là tội phạm bởi vì về nội dung của nó có tính nguy hiểm cho xã hội và nó là tội phạm nên mới chịu hình phạt. Hình phạt là biện pháp xử lý nghiêm khắc của nhà nước, được pháp luật quy định do các cơ quan nhà nước áp dụng đối với người bị xử lý và được thể hiện ở việc tước bỏ, hoặc hạn chế quyền và lợi ích của họ nhằm giáo dục, cải tạo họ và phòng ngừa tội phạm, bảo đảm cho luật hình sự thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm [75, tr. 155]. Hình phạt là dấu hiệu biểu hiện hệ quả tất yếu của tội phạm, và chỉ có tội phạm mới có thể chịu hình phạt, một hành vi dù là nguy hiểm cho xã hội nhưng không phải là tội phạm thì không có đặc điểm này. Thực tế có những trường hợp có hành vi phạm tội nhưng không bị áp dụng hình phạt bởi được miễn TNHS hoặc miễn hình phạt, chứ không phải tội phạm đó không có kèm theo hình phạt được quy định trong BLHS. Do đó, phải nhìn nhận rằng giữa tội phạm và hình phạt có mối liên hệ, hình phạt luôn gắn liền với tội phạm và chỉ có thể áp dụng hình phạt đối với người phạm tội [4, tr. 124-125]. Thứ tư, Tội hủy hoại rừng có thể được thực hiện bởi bất cứ chủ thể nào vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ rừng ngay trong khu vực do họ trồng hoặc được giao quản lý rừng. Chủ thể của tội phạm bao giờ cũng phải có năng lực TNHS và chứa đựng yếu tố lỗi là thái độ tâm lý đối với hành vi phạm tội hủy hoại rừng do người có năng 13
- lực TNHS thực hiện và đối với hậu quả của hành vi đó, được thực hiện dưới hình thức cố ý, có thể là cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp [47, tr.22]. Đối với cá nhân có năng lực TNHS là người ở một độ tuổi nhất định và là người có khả năng nhận thức được đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội và tính chất trái pháp luật của hành vi do mình thực hiện (về lý trí) cũng như điều khiển được hành vi đó (về ý chí) [72, tr. 65-66]. Hành vi phạm tội của pháp nhân do người quản lý, điều hành pháp nhân pháp nhân đó thực hiện. Người quản lý, điều hành của pháp nhân được hiểu thông thường đó là những người đại điện theo pháp luật của pháp nhân như giám đốc, tổng giám đốc [79, tr. 25 – 34]. Quan điểm này xuất phát từ việc áp dụng lý thuyết về đại diện (agency theory). Lý thuyết đại diện đã khẳng định:” công ty với tư cách là một pháp nhân – một thực thể pháp lý độc lập tự bản thân nó không thể hành động cho chính mình mà chỉ có thể hành động thông qua con người cụ thể - những người quản lý công ty. Vì vậy, công ty luôn cần có người đại diện trong giao dịch để xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình” [29, tr.21-27]. 1.1.2.2. Ý nghĩa của việc quy định tội hủy hoại rừng Thứ nhất, Hủy hoại rừng được hiểu là việc một người đã có hành vi đốt, phá rừng trái pháp luật hoặc có các hành vi khác gây thiệt hại cho rừng và thiệt hại về môi trường đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Các quy định đó có thể là các quy định cụ thể của các cơ quan pháp luật Nhà nước hay của các cơ quan tổ chức được Nhà nước trao quyền và thông qua công tác tuyên truyền phổ biến đến mọi người dân và buộc phải tuân thủ và thực hiện các quy định đó. Trên thực tế có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau song một bộ phận người dân đã có những hành vi đốt, chặt phá rừng hoặc có những hành vi khác hủy hoại rừng gây ra những hậu quả ở nhiều mức độ khác nhau từ bị xử phạt hành chính đến bị truy cứu trách nhiệm hình sự [87, tr.13].Nhằm kịp thời ngăn chặn, xử lý cũng như đáp ứng nhu cầu đấu tranh phòng,chống các loại tội phạm hủy hoại rừng thì pháp luật hình sự đã hình sự hóa các hành vi đủ yếu tố cấu thành tội phạm và quy định một điều luật riêng biệt tại Điều 243 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa 14
- đổi, bổsung năm 2017) là công cụ pháp lý hữu hiệu nhất trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm hủy hoại rừng [55, tr.82]; Thứ hai, Xuất phát từ yêu cầu bảo vệ nguồn tài nguyên rừng, cần có sự trừng trịnghiêm minh theo quy định của pháp luật đối với những tội phạm hủy hoại rừng, cũng chính vì nguyên do như trên mà chính sách hình sự của nước ta đã hình sự hóa hành vi hủy hoại rừng quy định tại Điều 243 của BLHS năm 2015. Việc quy định tội phạm này có ý nghĩa rất to lớn đối với việc duy trì và bảo vệ nguồn tài nguyên rừng, và là căn cứ để xử lý, trừng trị nghiêm minh những kẻhủy hoại rừng, cũng là hồi chuông cảnh tỉnh đối với những kẻ vi phạm rằng mọihành vi hủy hoại rừng sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật và bị xử lý bằng chếtài nặng nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam là chế tài hình sự, chính vì lẽ đó,nó cũng mang ý nghĩa giáo dục, tuyên truyền, ngăn ngừa các hành vi vi phạm gópphần vào công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm hủy hoại rừng. Xuất phát từ cơ sở lý luận đó, Nhà nước ta đã quy định các hành vi xâm hạiđến tài nguyên rừng là tội phạm hình sự được quy định trong BLHS, để răn đe trấn ápcác hành vi vi phạm pháp luật, đồng thời góp phần phổ biến, tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm [61]. Thông qua đó nhằm duy trì trật tự quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng, góp phần cải thiện môi trường sống, bảo vệ nguồntài nguyên rừng, tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế phát triển toàn diện, bền vững. 1.2. Khái quát lịch sử lập pháp của tội hủy hoại rừng trong pháp luật hình sự Việt Nam 1.2.1. Quy định về tội hủy hoại rừng giai đoạn trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 2015 Nghiên cứu các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về Tội hủy hoại rừng từ khi thành lập nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến khi BLHS đầu tiên được chính thức thông qua ngày 27/6/1985, có hiệu lực từ 01/01/1986. Trong BLHS năm 1985 chưa thể hiện rõ tính cấp bách và tầm quan trọng đặc biệt của việc đấu tranh với các hành vi xâm hại môi trường. Điều này không chỉ thể hiện qua việc 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và tố tụng hình sự: Tội trộm cắp tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội
86 p | 322 | 50
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Áp dụng pháp luật hình sự đối với tội cướp giật tài sản từ thực tiễn huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai
86 p | 73 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và tố tụng hình sự: Thi hành án hình sự từ thực tiễn tỉnh Phú Thọ
80 p | 188 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và tố tụng hình sự: Thực hiện nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Ninh Thuận
86 p | 138 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Tội cướp tài sản từ thực tiễn tỉnh Hải Dương
83 p | 133 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và tố tụng hình sự: Nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong pháp luật hình sự Việt Nam
84 p | 179 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Tội gây rối trật tự công cộng từ thực tiễn tỉnh Hải Dương
85 p | 105 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và Tố tụng hình sự: Miễn trách nhiệm hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
82 p | 46 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và Tố tụng hình sự: Tội chống người thi hành công vụ từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
85 p | 60 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và tố tụng hình sự: Tội mua bán người theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Lào Cai
81 p | 123 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Hoãn chấp hành hình phạt tù từ thực tiễn tỉnh Hải Dương
92 p | 66 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và Tố tụng hình sự: Kháng nghị phúc thẩm hình sự từ thực tiễn tỉnh Bình Phước
102 p | 47 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và Tố tụng hình sự: Tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực tiễn quận 7 thành phố Hồ Chí Minh
91 p | 39 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Hình phạt cải tạo không giam giữ từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh
85 p | 60 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Các hình phạt chính nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh
88 p | 56 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Áp dụng hình phạt tù có thời hạn từ thực tiễn quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
86 p | 36 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Bị hại trong tố tụng hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
77 p | 34 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và Tố tụng hình sự: Tội hủy hoại tài sản từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
85 p | 32 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn