intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp theo pháp luật Việt Nam

Chia sẻ: Trí Mẫn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:139

67
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhận diện và hệ thống hóa những vấn đề lý luận về kiểu dáng công nghiệp; đánh giá đúng đắn và toàn diện thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về bảo hộ quyền đối với kiểu dáng công nghiệp hiện nay, tìm hiểu về nguyên nhân của thực trạng trên;... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp theo pháp luật Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ THANH MAI BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP QUYỀN ĐỐI VỚI KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật dân sự Mã số: 60 38 30 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN THỊ QUẾ ANH HÀ NỘI - 2013
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Nguyễn Thị Thanh Mai
  3. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP VÀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP ........................................................................................................5 1.1. Khái quát về kiểu dáng công nghiệp và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp ........................................................5 1.1.1. Khái niệm kiểu dáng công nghiệp ..................................................................5 1.1.2. Phân loại kiểu dáng công nghiệp ...................................................................8 1.1.3. Mối quan hệ giữa kiểu dáng công nghiệp và sáng chế, nhãn hiệu, quyền tác giả,................................................................................................10 1.1.4. Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp ............. 11 1.1.5. Ý nghĩa của việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp ..................................................................................................14 1.2. Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp theo các Điều ước quốc tế và pháp luật của một số quốc gia. ................15 1.2.1. Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp theo các Điều ước quốc tế ....................................................................................15 1.2.2. Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp theo pháp luật của một số quốc gia ......................................................................19 1.3. Sự hình thành và phát triển của pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp .....................29
  4. 1.3.1. Quy định của pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp trước khi có Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 .............29 1.3.2. Quy định của pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp sau khi có Luật Sở hữu trí tuệ 2005 ........................32 Chương 2: NHỮNG QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP .................................................................39 2.1. Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp..................................................39 2.1.1. Tính mới .......................................................................................................39 2.1.2. Tính sáng tạo ................................................................................................43 2.1.3. Khả năng áp dụng công nghiệp ....................................................................43 2.1.4. Các đối tượng không được pháp luật bảo hộ với danh nghĩa là kiểu dáng công nghiệp .........................................................................................45 2.2. Xác lập và chấm dứt quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp .................................................................................................46 2.2.1. Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp ............46 2.2.2. Chấm dứt quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp. ........56 2.3. Nội dung quyền sở hữu công nghiệp đối với KDCN ...............................57 2.3.1. Quyền của chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp.............................................57 2.3.2. Nghĩa vụ của chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp ........................................66 2.4. Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp.........66 2.4.1. Xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp .........................................................................................67 2.4.2. Biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp .................................................................................70 Chương 3: THỰC TRẠNG BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ........................................................79
  5. 3.1. Thực trạng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam .............................................................................79 3.1.1. Tình hình đăng ký, khiếu nại về KDCN ......................................................79 3.1.2. Sử dụng, khai thác quyền sở hữu công nghiệp đối với KDCN ....................83 3.1.3. Thực trạng bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với KDCN.....................86 3.2. Kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với kiểu dáng công nghiệp ...............................................92 KẾT LUẬN ............................................................................................................106 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................108 PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BLDS Bộ luật Dân sự nước CHXHCN Việt Nam Công ước Paris Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ĐƯQT Điều ước quốc tế EU Liên minh châu Âu GATT Hiệp định chung về thuế quan và thương mại Hiệp ước Locarno Hiệp ước Locarno về thiết lập Phân loại quốc tế đối với KDCN năm 1968 KDCN Kiểu dáng công nghiệp Luật SHTT 2005 Luật sở hữu trí tuệ nước CHXHCN Việt Nam năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 MFN Nguyên tắcđối xử tối huệ quốc (Most Favoured Nation) NT Nguyên tắcđối xử quốc gia (National Treatment) SHCN Sở hữu công nghiệp SHTT Sở hữu trí tuệ Thỏa ước Lahay Thỏa ước Lahay về đăng kí quốc tế kiểu dáng công nghiệp được thông qua trong khuôn khổ Công ước Paris ngày 6/11/1925 và có hiệu lực từ ngày 01/06/1928, Thỏa ước đã được sửa đổi bổ sung nhiều lần, hai văn kiện của Thỏa ước hiện có hiệu lực là: Văn kiện London 1934 và Văn kiện Lahay 1960, trong phạm vi luận văn chỉ tập trung nghiên cứu Văn kiện Lahay 1960 TRIPs Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ WTO Tổ chức thương mại thế giới
  7. DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Đơn đăng ký KDCN đã được nộp từ 1988 đến 2012 .............................80 Bảng 3.2. Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp đã được cấp từ 1989 đến 2012 .....81 Bảng 3.3. Giải quyết khiếu nại về SHCN .................................................................83
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kiểu dáng công nghiệp là một đối tượng quan trọng trong các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp. Kiểu dáng công nghiệp liên quan đến khía cạnh mỹ thuật, hình dáng bên ngoài của sản phẩm. Chính hình dáng bên ngoài đó làm cho sản phẩm thu hút và hấp dẫn đối với người tiêu dùng và sự hấp dẫn trực quan là yếu tố chính mà người tiêu dùng cân nhắc trong việc lựa chọn sản phẩm khi mua sắm hàng hóa. Kiểu dáng công nghiệp cũng giúp cho các công ty phân biệt sản phẩm của các đối tượng cạnh tranh trên thị trường và cải thiện, nâng cao hình ảnh sản phẩm của họ. Cũng trong tình trạng như đối với các đối tượng sở hữu trí tuệ, các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp cũng ngày càng phức tạp và phổ biến hơn. Việc xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp có ý nghĩa quan trọng. Mục đích của việc xác định các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp là để giải quyết hiệu quả các vụ việc cụ thể trong công tác thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Vấn đề bảo hộ quyền SHCN nói chung và bảo hộ KDCN nói riêng vẫn không ngừng vận động và phát triển cùng với hoạt động giao lưu thương mại quốc tế theo hướng mở rộng các quyền năng cho chủ sở hữu, mở rộng phạm vi các đối tượng được bảo hộ. Bảo hộ SHCN không chỉ mang ý nghĩa riêng lẻ đối với từng quốc gia mà còn mang tính toàn cầu trong bối cảnh tự do hóa, toàn cầu hóa thương mại. Khi nhu cầu hội nhập là vấn đề mang tính tất yếu khách quan, kinh tế tri thức chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế toàn cầu thì việc bảo hộ SHCN càng trở nên bức thiết đối với bất cứ quốc gia nào, đặc biệt là Việt Nam. Trong sự vận động và phát triển của xã hội, KDCN có vai trò to lớn, phục vụ ngày càng tốt và hoàn hảo hơn cho nhu cầu của con người. Xã hội càng phát triển cao, thẩm mỹ và nhu cầu của con người về kiểu dáng càng đòi hỏi khắt khe và tinh vi hơn, các nhà sản xuất phải làm sao cho sản phẩm của mình mới lạ, hấp dẫn và chất lượng. 1
  9. Thực tế ở Việt Nam cho thấy, trong nền kinh tế yếu kém trước đây, người dân chủ yếu chỉ quan tâm đến số lượng và chất lượng của sản phẩm; các nhà sản xuất cũng chỉ dựa vào đó để sản xuất mà không mấy chú trọng đến kiểu dáng của sản phẩm. Tuy nhiên, bước vào thế kỷ XXI, sự lựa chọn cuối cùng của người tiêu dùng luôn thuộc về các sản phẩm đáp ứng được cả chất lượng lẫn kiểu dáng. Một kiểu dáng hấp dẫn người tiêu dùng sẽ làm tăng giá trị thương mại của sản phẩm và trở thành tài sản vô hình quan trọng của nhà sản xuất đó. Song song với sự thay đổi này, nạn trộm cắp, làm hàng giả, hàng nhái KDCN xảy ra với quy mô và số lượng ngày càng lớn. Nhiều khi hàng thật chưa được tung ra thị trường thì hàng giả đã xuất hiện. Xuất phát từ thực trạng đó, nếu không có một hệ thống bảo hộ KDCN hoàn thiện, sẽ làm giảm động lực phát triển của xã hội, triệt tiêu sự sáng tạo của trí tuệ con người. Hiện nay, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn vào các quá trình kinh tế quốc tế. Vì thế, pháp luật về SHTT nói chung và về KDCN nói riêng cần phải đáp ứng được những chuẩn mực chung của quốc tế. Do đó, việc nghiên cứu hệ thống bảo hộ KDCN để tìm ra những ưu điểm và những hạn chế để khắc phục là yêu cầu cần thiết và cấp bách đối với bất kỳ quốc gia nào. Chính vì vậy, tác giả quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu “Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với KDCN theo pháp luật Việt Nam” cho luận văn thạc sỹ luật học. 2. Phạm vi nghiên cứu đề tài Bảo hộ quyền SHCN đối với KDCN là lĩnh vực có phạm vi nghiên cứu rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong phạm vi nghiên cứu đề tài, bảo hộ KDCN được tiếp cận dưới góc độ thông qua các quy phạm pháp luật điều chỉnh về điều kiện, nội dung của quyền SHCN và những vấn đề pháp lý khác (như thủ tục, quy trình đăng kí bảo hộ,…) đối với KDCN qua đó nhằm đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp cho chủ sở hữu KDCN. Với cách tiếp cận này, luận văn đi sâu vào nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản về KDCN, nêu và phân tích quy định của một số ĐƯQT tiêu biểu và pháp luật một số quốc gia có nền SHTT tiên tiến, đánh giá khải quát hệ thống pháp luật về KDCN của Việt Nam, thực trạng bảo hộ KDCN 2
  10. ở Việt Nam và trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo hộ KDCN tại Việt Nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài - Nhận diện và hệ thống hóa những vấn đề lý luận về kiểu dáng công nghiệp. - Đánh giá đúng đắn và toàn diện thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về bảo hộ quyền đối với kiểu dáng công nghiệp hiện nay, tìm hiểu về nguyên nhân của thực trạng trên. - Tìm ra các luận cứ khoa học và thực tiễn cho việc đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện quy định về bảo hộ quyền đối với kiểu dáng công nghiệp. Giảm thiểu những tranh chấp và vướng mắc phát sinh liên quan đến chế định này và tạo ra cơ sở để các cơ quan thực thi pháp luật giải quyết các vướng mắc phát sinh. 4. Phương pháp nghiên cứu - Khi tiếp cận vấn đề nghiên cứu, luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong qua trình đổi mới, xây dựng đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa và vấn đề cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền. - Phương pháp nghiên cứu của luận văn là đi từ lý luận đến thực tiễn, dùng thực tiễn kiểm chứng lý luận. Các phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành như phương pháp lịch sử, phân tích, so sánh, chứng minh, tổng hợp và phương pháp thống kê cũng được sử dụng để hoàn thành luận văn. 5. Ý nghĩa của Luận văn Ngoài ý nghĩa là một công trình nghiên cứu riêng của bản thân về quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp để hoàn thành chương trình học tập và báo cáo tốt nghiệp lớp cao học Luật Dân sự của Khoa Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội, việc nghiên cứu đề tài còn có ý nghĩa phân tích các quy định của pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật đối với việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam, từ đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm mục đích xây dựng và hoàn thiện pháp luật điều chỉnh vấn đề này. 3
  11. 6. Cơ cấu của luận văn Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát về kiểu dáng công nghiệp và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp Chương 2: Những quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp Chương 3: Thực trạng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam và những kiến nghị hoàn thiện pháp luật 4
  12. Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP VÀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP 1.1. Khái quát về kiểu dáng công nghiệp và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp 1.1.1. Khái niệm kiểu dáng công nghiệp Một sản phẩm để dễ được người tiêu dùng chú ý đến không chỉ bởi chất lượng, tính năng của nó mà còn phụ thuộc phần lớn vào kiểu dáng bên ngoài của sản phẩm. Kiểu dáng công nghiệp là một trong các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp. Vì thế, kiểu dáng công nghiệp cũng có những đặc tính chung của tài sản trí tuệ như: tính sáng tạo, tính chất vô hình, tính dễ phổ biến, lan truyền. Tuy nhiên về nội hàm kiểu dáng công nghiệp hiện nay trên thế giới vẫn tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau với các tiêu chí khác nhau. Có thể dẫn ra một số ví dụ như sau: Theo định nghĩa của Tổ chức SHTT thế giới (WIPO), KDCN là “các khía cạnh mang tính chất trang trí hay thẩm mỹ của sản phẩm. Kiểu dáng có thể bao hàm các khía cạnh 3 chiều, ví dụ như hình dạng hoặc bề mặt của sản phẩm, hoặc các khía cạnh hai chiều như mẫu hoa văn, đường nét hoặc màu sắc. (http:..www.wto.int). Có thể thấy, theo WIPO, KDCN được xác định trước hết ở tính chất trang trí hay thẩm mỹ của nó. KDCN cũng được xác định là biểu hiện bên ngoài của sản phẩm và biểu hiện đó có thể ở không gian hai chiều hoặc ba chiều. Định nghĩa đã lấy ví dụ về các cách thể hiện ở không gian ba chiều và không gian hai chiều của KDCN. Định nghĩa của WIPO mang tính “mở”, cho phép hiểu về KDCN theo một nghĩa rất rộng. Theo pháp luật Mỹ, KDCN “bao gồm các đặc tính trang trí được thể hiện hay áp dụng trong một sản phẩm. Vì kiểu dáng được thể hiện ở hình dáng bên ngoài nên đối tượng bảo hộ kiểu dáng có thể là hình dạng của một sản phẩm, là trang trí mặt ngoài của một sản phẩm, hay là sự kết hợp giữa hình dạng và trang trí bề ngoài. Một kiểu dáng trang trí bề ngoài không thể tách rời sản phẩm mà nó trang trí và do vậy không thể tự thân tồn tại một mình được”. 5
  13. Pháp luật Mỹ đã nhấn mạnh đặc tính trang trí của KDCN và cũng khẳng định KDCN được thể hiện ở không gian hai chiều hoặc ba chiều. Ngoài ra, pháp luật Mỹ còn đặt ra yêu cầu KDCN phải luôn gắn liền với sản phẩm cụ thể. Khác với WIPO và Mỹ, pháp luật của Liên minh Châu Âu và một số quốc gia khác trên thế giới chỉ xác định KDCN là biểu hiện bên ngoài của sản phẩm và liệt kê cụ thể các yếu tố hợp thành KDCN như đường nét, màu sắc, bố cục v.v.. Liên minh Châu Âu định nghĩa KDCN là “hình dạng bên ngoài của một sản phẩm hay của một số bộ phận của sản phẩm. Kiểu dáng có thể được cấu thành từ các đường nét, màu, hình, bố cục hay trang trí. Pháp luật Trung Quốc định nghĩa “Kiểu dáng là bất kỳ nét mới nào của hình dáng, kiểu dáng hay màu sắc, hay sự kết hợp của các yếu tố đó với nhau, của một sản phẩm, là những cái tạo ra một ấn tượng mang tính thẩm mỹ và thích hợp với việc áp dụng công nghiệp.” Ngoài liệt kê các dạng biểu hiện của một KDCN, pháp luật Trung Quốc còn đưa ra yêu cầu KDCN phải có khả năng áp dụng vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Trên đây là một số cách định nghĩa trên thế giới về KDCN, đối với pháp luật Việt Nam, KDCN được định nghĩa như sau: “KDCN là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp của những yếu tố đó, có tính mới đối với thế giới và dùng làm mẫu để chế tạo sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công nghiệp”. Như vậy, có thể thấy, định nghĩa về KDCN theo pháp luật của các nước trên thế giới còn tồn tại những điểm không thực sự giống nhau nhưng về cơ bản, các định nghĩa đều thống nhất với nhau hai đặc điểm thuộc về bản chất của một KDCN nói chung: Thứ nhất, KDCN phải là biểu hiện bên ngoài của sản phẩm mà người tiêu dùng có thể cảm nhận được bằng các giác quan khác nhau, giác quan chủ yếu là thị giác. Biểu hiện bên ngoài này của sản phẩm phải cảm nhận được bằng mắt thường, tạo ra một ấn tượng về thị giác, có thể là đường nét, hình khối, màu sắc, hoặc sự kết hợp những yếu tố đó, đảm bảo phân biệt được sự giống nhau hay khác biệt giữa các 6
  14. sản phẩm. Cách thức biểu hiện vẻ bên ngoài của sản phẩm có thể ở dạng không gian hai chiều hoặc không gian ba chiều. Thứ hai, KDCN phải có khả năng ứng dụng để sản xuất ra sản phẩm bằng phương pháp công nghiệp hay thủ công nghiệp. Tổng hợp các đặc điểm tạo dáng không gắn liền với sản phẩm sẽ không được bảo hộ với danh nghĩa KDCN. Pháp luật của hầu hết các nước đều quy định về khả năng áp dụng công nghiệp của KDCN. Theo đó, KDCN phải là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được sản xuất bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp (Hoa Kỳ, EU, Indonesia, Malaysia, Philippines…) hoặc hình dáng bên ngoài của sản phẩm được sản xuất công nghiệp (Nhật Bản, Hàn Quốc…) Pháp luật Việt Nam hiện hành cũng đã đưa hai tiêu chí trên vào trong định nghĩa về KDCN. Có thể thấy pháp luật Việt Nam về KDCN khá tương đồng với pháp luật các nước trên thế giới. Ví dụ về kiểu dáng công nghiệp: Nguồn:http://www.luatsurieng.vn/bao-ho-kieu-dang-cong-nghiep/dang-ky- bao-ho-kieu-dang-cong-nghiep-hs.html 7
  15. Với các đặc điểm trên, KDCN có những chức năng cụ thể như sau: - KDCN mang chức năng thẩm mỹ, tức là KDCN cần phải có tính thẩm mỹ, làm hài lòng người tiêu dùng, người sử dụng sản phẩm mang kiểu dáng đó. Đây là chức năng cơ bản và quan trọng nhất của KDCN. Một trong những tiêu chí cơ bản để một KDCN được bảo hộ đó là tính thẩm mỹ, từ đó, ta có thể thấy, đề cập tới KDCN là đề cập tới vẻ đẹp, tính hấp dẫn ở hình khối, dáng vẻ bên ngoài của sản phẩm. Chính tính thẩm mỹ này mang lại giá trị kinh tế cho KDCN. - KDCN có chức năng nâng cao tiện ích của sản phẩm. Bên cạnh chức năng quan trọng nhất là chức năng thẩm mỹ, còn một chức năng khác của KDCN là chức năng nâng cao sự thuận tiện và lợi ích của sản phẩm. Mặc dù không như giải pháp hữu ích nhưng thực tế cho thấy, thông thường cùng với sự sáng tạo KDCN hướng đến tính thẩm mỹ thì đồng thời cũng cần quan tâm đến khả năng tiện dụng trong việc sử dụng sản phẩm. Nếu sản phẩm gây bất tiện do người sử dụng hoặc làm mất đi bản chất đặc trưng của sản phẩm thì sản phẩm sẽ không còn hữu dụng cho mục đích sử dụng như ban đầu nó hướng tới. Do đó, khi sáng tạo KDCN, không chỉ có khía cạnh thẩm mỹ được chú trọng mà ngay cả việc tiện lợi trong sử dụng sản phẩm cũng phải được quan tâm hàng đầu. - KDCN đóng vai trò để phân biệt các sản phẩm cùng loại. Khi những sản phẩm có cùng tính năng sử dụng thì dáng vẻ bên ngoài chính là cơ sở để phân biệt những sản phẩm đó với nhau. Ví dụ, đều là điện thoại di động nhưng không cần thiết phải nhìn vào nhãn hiệu hay dòng chữ được in trên máy mà chỉ cần nhìn từ xa, người tiêu dùng cũng có thể dễ dàng nhận ra và phân biệt những loại điện thoại khác nhau như điện thoại Nokia, Apple, HTC… 1.1.2. Phân loại kiểu dáng công nghiệp Trên cơ sở khái niệm KDCN, có thể phân loại KDCN dựa trên các hình thức biểu hiện bên ngoài sản phẩm như sau: (i) Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng của sản phẩm Loại KDCN là hình dáng của sản phẩm chính là dáng vẻ bề ngoài của một sản phẩm nhất định. Hình dáng được hiểu là “hình của một vật làm thành vẻ riêng 8
  16. bên ngoài của nó” và hình là “toàn thể nói chung những đường nét giới hạn của một vật trong không gian làm phân biệt rõ vật đó với xung quanh”. Hình dáng có thể là hình dạng phẳng (hai chiều) hoặc hình không gian (ba chiều) của sản phẩm. Ví dụ như dáng vẻ của một chiếc điện thoại di động mang đặc trưng bởi hình thù (là sự kết hợp bởi các thành phần như màn hình, các phím bấm,…) mà khi nhìn vào ta có thể phân biệt chiếc điện thoại của nhà sản xuất này với những chiếc điện thoại của nhà sản xuất khác. Đối với loại KDCN này, biểu hiện bên ngoài của sản phẩm chỉ là dáng vẻ của nó mà thôi chứ không chứa các họa tiết hay màu sắc nào cả. (ii) Kiểu dáng công nghiệp là sự kết hợp của hình dáng và họa tiết Loại KDCN này bao gồm cả hình dáng và họa tiết tức là bên cạnh dáng vẻ của sản phẩm thì bên ngoài sản phẩm còn được thể hiện bởi các họa tiết. Họa tiết là hình vẽ đã được cách điệu hóa, dùng để trang trí. Vẫn lấy ví dụ chiếc điện thoại di động nói trên, bên cạnh dáng vẻ, hình thù, chiếc điện thoại này còn được trang trí ở vòng ngoài bằng những hình vẽ trang trí bắt mắt… Và tổng thể hình dáng, họa tiết bên ngoài của sản phẩm đã tạo nên tính khác biệt của sản phẩm đó. (iii) Kiểu dáng công nghiệp là sự kết hợp của hình dáng và màu sắc Đối với loại KDCN này thì hình dáng bên ngoài của sản phẩm được biểu hiện bởi dáng vẻ, hình thù kết hợp cùng màu sắc trang trí. Màu sắc ở đây là màu của chính sản phẩm có được do nguyên liệu được sử dụng trong thực thể hoặc màu của thuốc nhuộm hoặc sơn phủ lên sản phẩm. Cùng là ví dụ về chiếc điện thoại di động như nói trên, trong trường hợp này, kiểu dáng của chiếc điện thoại lại được thể hiện bởi dáng vẻ cùng với màu sắc được dùng để trang trí, tạo nên sự độc đáo cho sản phẩm. (iv) Kiểu dáng công nghiệp là sự kết hợp của hình dáng, họa tiết và màu sắc Khác với các loại KDCN nói trên, loại KDCN này mang trong nó tất cả các yếu tố thể hiện: hình dáng, họa tiết và màu sắc. Chiếc điện thoại di động lúc này được thể hiện bởi hình dáng, các hình vẽ và cả màu sắc trang trí. Hiện nay, loại KDCN này là phổ biến nhất do nhu cầu về thẩm mỹ ngày càng cao cùng với trình độ sáng tạo và khoa học kỹ thuật phát triển giúp tạo ra những KDCN này. 9
  17. 1.1.3. Mối quan hệ giữa kiểu dáng công nghiệp và sáng chế, nhãn hiệu, quyền tác giả, 1.1.3.1. Mối quan hệ giữa kiểu dáng công nghiệp và sáng chế KDCN và sáng chế đều có điểm chung đó là những hoạt động sáng tạo do con người thực hiện. Tuy nhiên, nếu như sáng chế là những ý tưởng kỹ thuật được tạo ra bằng cách ứng dụng các quy luật tự nhiên và được bảo hộ dưới góc độ kỹ thuật thì KDCN được bảo hộ dưới góc độ thẩm mỹ. Theo quy định của nhiều nước trên thế giới, luật pháp về KDCN không được áp dụng cho hình dáng của vật không có tính trang trí và không có khả năng áp dụng công nghiệp, tuy nhiên trên thực tế không phải lúc nào cũng có thể phân biệt hoàn toàn hai loại hình bảo hộ này, và do vậy một số quốc gia đã đưa ra quy định về khả năng chuyển đổi đơn - Conversion of application, theo đó, đơn đăng kí sáng chế có thể chuyển đổi thành KDCN hoặc ngược lại tùy thuộc vào yêu cầu của người nộp đơn (như quy định tại Điều 13 Luật KDCN Nhật Bản 1959 sửa đổi 2006,…). 1.1.3.2. Mối quan hệ giữa kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu Điểm giống giữa KDCN và nhãn hiệu đó là chúng đều có tác dụng để phân biệt các sản phẩm cùng loại với nhau. Một đối tượng đăng kí bảo hộ KDCN hay nhãn hiệu đều cần phải được thể hiện thông qua hình ảnh, màu sắc, đường nét hoặc sự kết hợp các yếu tố đó. Do vậy, một khi KDCN thỏa mãn các yếu tố này đồng thời có khả năng phân biệt nguồn gốc sản phẩm, dịch vụ (mang chức năng nhãn hiệu) thì hoàn toàn có khả năng được bảo hộ với tư cách nhãn hiệu (hai chiều hoặc ba chiều). Ví dụ kiểu dáng chai nước ngọt Coca-cola có thể được đăng kí bảo hộ với tư cách nhãn hiệu ba chiều (tại Việt Nam, Coca-cola đã được cấp Văn bằng bảo hộ số 4-0105452-000 ngày 21/7/2008 cho nhãn hiệu Coca-cola), hoặc như một số loại bao bì sản phẩm có thể được bảo hộ theo KDCN, nhãn hiệu hoặc đồng thời cà hai hình thức trên [37, tr.249]. Giữa KDCN và nhãn hiệu có sự khác nhau. Thứ nhất, về mục đích, nếu như bảo hộ KDCN nhằm mục đích bảo hộ sự sáng tạo và kết quả hoạt động sáng tạo do con người tạo ra thì đối với nhãn hiệu, việc bảo hộ nhằm để phân biệt 10
  18. hàng hóa và đảm bảo uy tín trong kinh doanh cho thương hiệu được bảo bộ. Thứ hai, về điều kiện đăng ký, một kiểu dáng để được bảo hộ dưới hình thức KDCN cần phải gắn liền với một sản phẩm nhất định, còn với nhãn hiệu thì điều này không bắt buộc. Một đối tượng đăng kí bảo hộ với tư cách nhãn hiệu có thể đăng kí bảo hộ cho một sản phẩm hay nhóm sản phẩm, một dịch vụ hay nhóm dịch vụ hoặc nhóm sản phẩm và dịch vụ. 1.1.3.3. Mối quan hệ giữa kiểu dáng công nghiệp và quyền tác giả KDCN có mối liên hệ khá mật thiết với đối tượng của quyền tác giả (hay bản quyền), đặc biệt là với tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng. Trong nhiều trường hợp, một đối tượng vừa đáp ứng được các tiêu chuẩn bảo hộ về KDCN đồng thời đáp ứng được tiêu chuẩn bảo hộ về bản quyền có thể được bảo hộ đồng thời theo cả hai cách thức đó hoặc loại trừ một trong hai. Bảo hộ đồng thời có nghĩa KDCN được đồng thời với tư cách là KDCN và quyền tác giả, do đó, người sáng tạo có thể viện dẫn sự bảo hộ của một trong hai hoặc của cả hai tùy theo sự lựa chọn của mình. Nếu tác giả kiểu dáng không giành được sự bảo hộ theo luật kiểu dáng do không đăng ký thì vẫn có thể yêu cầu luật bản quyền bảo hộ mà không cần tuân theo bất kỳ thủ tục nào. Ngoài ra, sau khi hết thời hạn bảo hộ KDCN thì kiểu dáng vẫn được bảo hộ theo thời hạn của luật bản quyền. Đối với bảo hộ loại trừ thì người sáng tạo phải lựa chọn giữa sự bảo hộ hoặc của luật kiểu dáng hoặc của luật bản quyền. Một khi tác giả chấp nhận sự bảo hộ này sẽ không được viện dẫn sự bảo hộ kia. Ngoài ra, nếu đăng ký bảo hộ theo luật KDCN thì khi hết thời hạn bảo hộ, kiểu dáng cũng sẽ không được bảo hộ tiếp theo quy định của luật bản quyền. 1.1.4. Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp 1.1.4.1. Quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp Điều 2, Công ước Stockholm năm 1967 về việc thành lập Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) định nghĩa khái quát về sở hữu trí tuệ như sau: “ Sở hữu trí tuệ được hiểu rộng hơn và bao gồm các quyền liên quan tới các sản phẩm văn học, 11
  19. nghệ thuật, khoa học; sự trình diễn của các nghệ sỹ, các chương trình phát và truyền thanh, phát và truyền hình; các sáng chế thuộc mọi lĩnh vực; các phát minh khoa học; kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ, các tên thương mại và chỉ dẫn thương mại, chống cạnh tranh không lành mạnh và các quyền khác là kết quả của hoạt động trí tuệ trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật.” Căn cứ định nghĩa trên và phù hợp với quan niệm truyền thống về SHTT, quyền SHCN được coi là một bộ phận của quyền SHTT. Quyền SHCN là một dạng quyền tài sản, đó là quyền đối với loại tài sản vô hình, có giá trị thương mại và được bảo hộ. Quyền sở hữu công nghiệp đối với KDCN phát sinh trên cơ sở văn bằng bảo hộ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp. (i) Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp - Tác giả kiểu dáng công nghiệp: KDCN là do con người tạo ra và người sáng tạo ra KDCN được gọi là tác giả. Như vậy, tác giả của KDCN chính là người trực tiếp bằng lao động trí óc, bằng sự sáng tạo của cá nhân đã tạo ra hình dáng của sản phẩm và được pháp luật thừa nhận là KDCN và được bảo hộ. Và trong trường hợp KDCN đó được tạo ra do sự sáng tạo của hai người trở lên thì họ được gọi là đồng tác giả. - Chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp: Chủ sở hữu KDCN có thể là cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ KDCN hoặc được chuyển giao quyền SHCN đối với KDCN. (ii) Nội dung quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp - Quyền tài sản của chủ sở hữu Không giống như quyền sở hữu đối với các loại tài sản thông thường, do tính đặc thù của quyền SHTT nói chung và quyền SHCN nói riêng mà khi qui định quyền của chủ sở hữu KDCN, pháp luật qui định quyền sử dụng và quyền định đoạt mà hầu như không nhắc tới quyền chiếm hữu. - Quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả 12
  20. Quyền nhân thân của tác giả là quyền gắn liền với tác giả, không thể chuyển dịch ( trừ trường hợp ngoại lệ theo điểm c khoản 2 điều 738 BLDS) và được pháp luật bảo hộ vô thời hạn. Tác giả của KDCN gồm hai loại: thứ nhất, tác giả đó đồng thời là chủ sở hữu văn bằng bản hộ (tác giả đã tạo ra đối tượng đó bằng công sức lao động cũng như kinh phí riêng của bản thân); thứ hai là tác giả không đồng thời là chủ sở hữu văn bằng bảo hộ (tác giả sáng tạo ra KDCN dựa trên hợp đồng lao động, hợp đồng thuê hay tác giả đã chuyển giao KCDN đó cho người khác thông qua hợp đồng chuyển nhượng). Tương ứng với hai hình thức đó, pháp luật quy định quyền nhân thân của tác giả. Quyền tài sản của tác giả KDCN về cơ bản là quyền nhận thù lao từ chủ sở hữu KDCN theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Đây là lợi ích phát sinh từ việc sáng tạo ra KDCN, cũng là phần thù lao bù đắp cho sự nỗ lực sáng tạo, cho lao động trí óc của tác giả; tiền thù lao cũng để trả cho cả chi phí về vật chất mà tác giả đã phải bỏ ra trong suốt quá trình nghiên cứu như tiền mua nguyên vật liệu, thiết bị máy móc,… trong trường hợp tác giả sáng tạo ra KDCN một cách độc lập bằng kinh phí và trí tuệ của riêng mình và sau đó chuyển giao quyền sở hữu đó cho người khác. Ngoài hai quyền đó thì tác giả còn có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình khi có bất cứ hành vi xâm phạm đến quyền của mình. Các quyền SHCN đối với KDCN tác giả sẽ phân tích cụ thể trong Chương 2 của luận văn. 1.1.4.2. Bảo hộ quyền sở hữu đối với kiểu dáng công nghiệp Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với KDCN là một bộ phận quan trọng của bảo hộ quyền SHCN nói riêng và quyền SHTT nói chung. Theo nghĩa hẹp, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là việc thực hiện một số hoạt động của các cá nhân, tổ chức có thẩm quyền để ngăn chặn, xử lý bất kỳ sự vi phạm nào nhằm bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp được pháp luật bảo hộ. Theo nghĩa rộng, bảo hộ quyền SHCN là sự ghi nhận về mặt pháp lý tổng thể 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2