Luận văn Thạc sĩ Luật học: Đặc điểm hình sự của tội phạm trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng và giải pháp phòng ngừa
lượt xem 9
download
Đề tài nghiên cứu nhằm 2 mục tiêu: Nghiên cứu, phân tích làm rõ những đặc điểm hình sự của các tội phạm trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng; đưa ra một số giải pháp phòng ngừa những tội phạm này có hiệu quả cao nhất.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Đặc điểm hình sự của tội phạm trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng và giải pháp phòng ngừa
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGÔ THỊ THU THỦY Đặc điểm hình sự của tội phạm trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng và giải pháp phòng ngừa LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HÌNH SỰ HÀ NỘI, 2003
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong xã hội hiện đại, thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước. Thời gian qua, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh về thuế và hoạt động thu thuế như: Luật Thuế doanh thu, Luật Thuế xuất khẩu – nhập khẩu, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt... và gần đây nhất là Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng đã được Quốc hội thông qua ngày 10/5/1997 và có hiệu lực từ ngày 1/1/1999, sau hơn bốn năm thực hiện, đã phát huy được những mặt tích cực như: góp phần tăng thu cho ngân sách Nhà nước, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tăng cường năng lực quản lý sản xuất kinh doanh nói chung và quản lý thuế nói riêng trong khuôn khổ pháp luật... Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, lợi dụng những sơ hở, thiếu sót trong các quy phạm pháp luật, nhất là trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị giá tăng, một số cá nhân, doanh nghiệp đã lợi dụng chiếm đoạt hàng ngàn tỉ đồng từ ngân sách Nhà nước, gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế quốc dân. Trước sự xuất hiện và ngày càng nguy hiểm, phức tạp của tội phạm trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng, đã có một số công trình nghiên cứu phân tích, đưa ra các giải pháp khác nhau để phòng ngừa và đấu tranh với các tội phạm này. Song, những công trình đó chưa nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện mà chỉ bó hẹp trong phạm vi một số khía cạnh. Ví dụ: nghiên cứu của ngành Thuế chỉ phân tích và đưa ra kiến nghị về việc in ấn, phát hành, quản lý và sử dụng hoá đơn như: bài viết ”Giải pháp hoàn thiện chế độ quản lý sử dụng hoá đơn” của tác giả Nguyễn Hoàng Nguyên đăng trên Tạp chí Thuế Nhà nước số tháng 8/2003, bài viết “Đi tìm giải pháp cho việc quản lý hoá đơn bán hàng” của tác giả Nguyễn Xuân Sơn đăng trên tạp chí Tài chính số tháng 9/2002... Nghiên cứu của ngành Công an chủ yếu hướng vào các biện pháp đấu tranh mang tính nghiệp vụ đặc thù của ngành như Luận văn Thạc sỹ Luật học “Phát hiện, điều tra tội phạm lừa đảo trong việc thực hiện Luật Thuế giá trị gia tăng của lực 1
- lượng cảnh sát kinh tế” của tác giả Phan Quang Phương, Học viện Cảnh sát nhân dân (năm 2002)... Xuất phát từ lý do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài :”Đặc điểm hình sự của tội phạm trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng và giải pháp phòng ngừa”. Với đề tài này, chúng tôi mong muốn góp phần cùng các ngành chức năng tìm ra những giải pháp phòng ngừa, đấu tranh chống loại tội phạm này một cách có hiệu quả, góp phần chống thất thoát ngân sách Nhà nước, đảm bảo công bằng xã hội. 2. Mục đích của đề tài 2.1. Nghiên cứu, phân tích làm rõ những đặc điểm hình sự của các tội phạm trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng. 2.2. Đưa ra một số giải pháp phòng ngừa những tội phạm này có hiệu quả cao nhất. 3. Nhiệm vụ của đề tài 3.1. Làm rõ cơ sở lý luận về thuế giá trị gia tăng, hoàn thuế giá trị gia tăng và đặc điểm hình sự của các tội phạm trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng. 3.2. Phân tích làm rõ những sơ hở, thiếu sót trong các qui phạm pháp luật về hoàn thuế giá trị gia tăng mà tội phạm có thể lợi dụng để hoạt động. 3.3. Phân tích làm rõ những nguyên nhân, phương thức, thủ đoạn, trách nhiệm hình sự và những vấn đề khác có liên quan trực tiếp đến hành vi phạm tội trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng. 3.4. Dự báo tình hình tội phạm trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng. 3.5. Đưa ra các giải pháp phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng, kiến nghị với các ngành chức năng để có những điều chỉnh hợp lý, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thời kỳ đổi mới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1. Đối tượng nghiên cứu: 2
- - Các văn bản pháp luật, dưới luật, các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Chính phủ và các ngành có liên quan đến điều chỉnh hoạt động hoàn thuế giá trị gia tăng và công tác phòng ngừa loại tội phạm này. - Nghiên cứu hồ sơ một số vụ án điển hình trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng mà Toà án đã xét xử. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: tập trung nghiên cứu những vấn đề nổi lên và có liên quan trực tiếp đến tội phạm trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng ở lĩnh vực xuất khẩu hàng hoá từ khi áp dụng Luật Thuế giá trị gia tăng trên phạm vi cả nước (từ năm 1999 đến nay). 5. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong giải quyết các vấn đề kinh tế – xã hội và sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp tiến cận hệ thống, toạ đàm, trao đổi kinh nghiệm, điều tra, khảo sát điểm ở một số địa phương, một số đơn vị thuộc Bộ Công an, Bộ Tài chính. Ngoài ra, phương pháp phân tích, tổng hợp cũng được sử dụng để giải quyết những vấn đề đặt ra trong quá trình nghiên cứu. 6. Bố cục của đề tài Ngoài Phần Mở đầu và Phần Kết luận, Luận văn có ba chương, mười bốn tiết, được trình bày trong phạm vi chín mươi lăm trang. Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về thuế giá trị gia tăng, hoàn thuế giá trị gia tăng và tội phạm trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng Chương 2: Tình hình tội phạm trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng Chương 3: Các giải pháp phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng 3
- CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG, HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 1.1.1. Khái niệm thuế giá trị gia tăng Thuế giá trị gia tăng đã được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới, nhưng ở Việt Nam mới được áp dụng từ năm 1999. Thuế giá trị gia tăng có ưu điểm hơn hẳn so với thuế doanh thu trước đây. Nếu như thuế doanh thu tính trên doanh thu đã có thuế thì thuế giá trị gia tăng chỉ tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ. Điều 1 Luật Thuế giá trị gia tăng đã đưa ra khái niệm về thuế giá trị gia tăng: “Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.” Như vậy, theo định nghĩa này thì thuế giá trị gia tăng có đặc điểm: Thuế được tính trên giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ chứ không tính trên toàn bộ giá trị của hàng hoá, dịch vụ đó. Nhà nước kiểm soát được từng giai đoạn làm thay đổi giá trị hàng hoá, dịch vụ, do đó có cơ chế đánh thuế phù hợp. Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng bao gồm tất cả các loại hàng hoá, dịch vụ được luân chuyển từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Theo chúng tôi, khái niệm này đã phản ánh đầy đủ bản chất của thuế giá trị gia tăng. Đa số các nước trên thế giới hiện nay áp dụng Luật Thuế giá trị gia tăng đều đưa ra khái niệm như vậy. 1.1.2. Đối tƣợng chịu thuế và đối tƣợng nộp thuế giá trị gia tăng Đối tượng chịu thuế: Về cơ bản, đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng cũng như đối tượng chịu thuế doanh thu trước kia, đó là hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam [4,7]. Đối tượng nộp thuế: Tất cả các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam (gọi chung là 4
- cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân khác có nhập khẩu hàng hoá chịu thuế giá trị gia tăng (gọi chung là người nhập khẩu) [4,7]. Đó là các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước và Luật Hợp tác xã; các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân và các tổ chức, đơn vị sự nghiệp khác; các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; các công ty nước ngoài và tổ chức nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam không theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng kinh doanh khác [4,67]. Điều 4 Luật Thuế giá trị gia tăng cũng qui định những đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng như: sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ sơ chế thông thường. Ví dụ: thóc phơi, sấy khô, đỗ tương được bóc vỏ...; sản phẩm muối: muối sản xuất từ nước biển, muối iôt...; một số hàng hoá nhập khẩu như máy bay, dàn khoan, tàu thuỷ thuê của nước ngoài để dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh; dịch vụ tín dụng và quĩ đầu tư; chuyển quyền sử dụng đất... 1.1.3. Căn cứ tính thuế Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng là giá tính thuế và thuế suất [4,11]. a- Giá tính thuế: Do thuế giá trị gia tăng chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ nên giá tính thuế là giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng hoặc đối với hàng hoá nhập khẩu là giá nhập khẩu tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu [4,11]. b- Thuế suất thuế giá trị gia tăng: Luật Thuế giá trị gia tăng qui định có bốn mức: 0%, 5%, 10% và 20%. Mức thuế suất 0% được áp dụng chủ yếu đối với hàng hoá xuất khẩu. Mức thuế suất 5% được áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ như: nước sạch phục vụ sinh 5
- hoạt, sản xuất; thuốc chữa bệnh; phân bón; thuốc trừ sâu... Mức thuế suất 10% được áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ như: dầu mỏ, than đá, điện thương phẩm, vận tải, bốc xếp... Mức thuế suất 20% được áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ như: vàng bạc, khách sạn, du lịch, dịch vụ môi giới... [4,12-16]. Việc phân loại các mức thuế suất khác nhau thể hiện chính sách điều tiết thu và hướng dẫn tiêu dùng đối với hàng hoá, dịch vụ. Hàng hoá xuất khẩu áp dụng thuế suất 0% để khuyển khích xuất khẩu. Hàng hoá, dịch vụ thiết yếu, phục vụ trực tiếp cho sản xuất và tiêu dùng được áp dụng mức thuế suất thấp là 5%. Hàng hoá, dịch vụ không thiết yếu, cần điều tiết, mức thuế suất là 20%. Nguyên tắc áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng so với thuế suất thuế doanh thu có những điểm khác nhau, đó là: Thứ nhất, thuế suất thuế doanh thu phân biệt theo ngành nghề, mặt hàng và công dụng. Cùng một loại sản phẩm, hàng hoá nhưng thuế suất qui định khâu sản xuất khác với thuế suất khâu kinh doanh thương nghiệp; Thứ hai, thuế suất thuế giá trị gia tăng áp dụng thống nhất theo loại hàng hoá, dịch vụ, không phân biệt ngành nghề sản xuất, kinh doanh, bán buôn, bán lẻ hay nhập khẩu. Tuy nhiên, cũng cần phải thấy sự khác nhau giữa hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế và hàng hoá xuất khẩu được áp dụng thuế suất 0% là: hàng hoá xuất khẩu được áp dụng thuế suất 0% thì không phải nộp thuế giá trị gia tăng đầu ra mà còn được khấu trừ hoặc hoàn trả số thuế đầu vào. Hàng hoá, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế giá trị gia tăng thì không phải nộp thuế đầu ra nhưng cũng không được khấu trừ hoặc hoàn thuế đầu vào (nếu có). Như vậy, hàng hoá xuất khẩu được ưu đãi về thuế cao hơn hàng hoá thuộc diện không chịu thuế. Hàng hoá, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế giá trị gia tăng vẫn phải chịu thuế giá trị gia tăng đầu vào (nếu có). 1.1.4. Phƣơng pháp tính thuế Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng khác hẳn với phương pháp tính thuế doanh thu: ”Thuế giá trị gia tăng phải nộp được tính theo phương pháp khấu trừ thuế hoặc phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng.” [4,17]. 6
- a- Phương pháp khấu trừ thuế: phương pháp này hiện nay được đa số các nước trên thế giới áp dụng, nghĩa là: Số thuế giá trị gia tăng phải nộp bằng thuế giá trị gia tăng đầu ra trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Thuế giá trị gia tăng đầu ra bằng giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế bán ra nhân thuế suất thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ đó. Thuế giá trị gia tăng đầu vào bằng tổng số thuế giá trị gia tăng ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng mua hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng [4,17]. b- Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng: Số thuế giá trị gia tăng phải nộp bằng giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế nhân thuế suất thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ đó. Giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ bằng doanh số của hàng hoá, dịch vụ bán ra trừ giá vốn của hàng hoá, dịch vụ bán ra. Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng chỉ áp dụng đối với các đối tượng như: cá nhân sản xuất, kinh doanh và tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam không theo Luật Đầu tư nước ngoài tài Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về kế toán, hoá đơn, chứng từ để làm căn cứ tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế và cơ sở kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quí [4,17-18]. Trước đây, Nhà nước ta ban hành Luật Thuế doanh thu, song Luật thuế này bộc lộ nhiều hạn chế, thiếu sót như: thuế đánh chồng lên thuế, có nhiều kẽ hở để trốn thuế... Việc ban hành Luật Thuế giá trị gia tăng thay cho Luật Thuế doanh thu nhằm khắc phục những hạn chế, thiếu sót của Luật Thuế doanh thu. Nghiên cứu hai Luật Thuế trên cho thấy giữa chúng có một số điểm giống và khác nhau cơ bản như sau: a- Những điểm giống nhau: đều là thuế gián thu, có phạm vi điều chỉnh rộng đối với hầu hết các hàng hoá, dịch vụ và hoạt động kinh doanh; thuế tính trên doanh 7
- thu hoặc giá bán hàng hoá, dịch vụ; đối tượng nộp thuế là các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ. b- Những điểm khác nhau: Thứ nhất, thuế giá trị gia tăng tính trên giá bán hàng hoá, dịch vụ chưa có thuế giá trị gia tăng, còn thuế doanh thu tính trên doanh thu đã có thuế doanh thu; Thứ hai, đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng là hàng hoá, dịch vụ, còn đối tượng chịu thuế doanh thu là doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, vì vậy, thuế suất thuế doanh thu tăng, giảm sẽ tác động trực tiếp đến đối tượng tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ; Thứ ba, thuế doanh thu cơ sở kinh doanh phải nộp tính trên doanh thu, còn thuế giá trị gia tăng chỉ tính trên phần giá trị gia tăng; Thứ tư, thuế doanh thu không thu khâu nhập khẩu hàng hoá, thuế giá trị gia tăng thu ngay khâu nhập khẩu hàng hoá. Điều này thể hiện chính sách thuế thống nhất và bình đẳng giữa hàng hoá sản xuất trong nước với hàng hoá nhập khẩu. Chính vì những điểm khác nhau trên mà thuế giá trị gia tăng có nhiều ưu điểm hơn thuế doanh thu như: thuế giá trị gia tăng khắc phục được việc thu trùng lắp của thuế doanh thu nên tạo điều kiện mở rộng sản xuất, lưu thông hàng hoá, dịch vụ; thuế giá trị gia tăng khuyến khích xuất khẩu hàng hoá và đầu tư hơn thuế doanh thu; thuế giá trị gia tăng thể hiện rõ hơn là loại thuế gián thu do người tiêu dùng chịu và không ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở kinh doanh; thuế giá trị gia tăng thúc đẩy cơ sở kinh doanh thực hiện tốt chế độ hạch toán kinh tế; mua – bán hàng hoá có hoá đơn, chứng từ. 1.1.5. Một số vấn đề cơ bản về hoàn thuế giá trị gia tăng Ưu điểm lớn nhất của thuế giá trị gia tăng so với thuế doanh thu là vấn đề hoàn thuế. Hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào được áp dụng đối với một số trường hợp được qui định tại Điều 16 Luật Thuế giá trị gia tăng, đặc biệt đối với 8
- hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu. Đây là lĩnh vực mà Nhà nước luôn luôn ưu tiên, khuyến khích. Những trường hợp được hoàn thuế là: “1. Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế được xét hoàn thuế hàng quí nếu số thuế đầu vào được khấu trừ của các tháng trong quí lớn hơn số thuế đầu ra hoặc được hoàn thuế đầu vào của tài sản cố định theo điểm c khoản 1 Điều 10 của Luật này; 2. Quyết toán thuế khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản có số thuế nộp thừa; 3. Quyết định xử lý hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyền theo qui định của pháp luật.” [4,23]. (Điểm c Khoản 1 Điều 10 Luật Thuế giá trị gia tăng qui định: “Thuế đầu vào phát sinh trong tháng nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó; riêng đối với tài sản cố định, nếu có số thuế đầu vào được khấu trừ lớn thì được khấu trừ dần hoặc được hoàn thuế theo qui định của Chính phủ.”) 1.1.5.1. Đối tƣợng và trƣờng hợp đƣợc hoàn thuế giá trị gia tăng Đối tượng và trường hợp được hoàn thuế giá trị gia tăng được qui định cụ thể tại Mục I Phần D Thông tư số 122/2000/TT-BTC ngày 29/12/2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 79/2000/NĐ-CP ngày 29/12/2000 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng: “Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ được xét hoàn thuế trong các trường hợp sau: a- Cơ sở kinh doanh trong 3 tháng liên tục trở lên (không phân biệt niên độ kế toán) có luỹ kế số thuế đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế đầu ra được hoàn thuế. Số thuế được hoàn là số thuế đầu vào chưa được khấu trừ hết của thời gian xin hoàn thuế. Ví dụ: Doanh nghiệp A kê khai thuế giá trị gia tăng có số thuế giá trị gia tăng đầu vào, đầu ra như sau: (Đơn vị tính: triệu đồng) Thuế đầu Thuế đầu ra Luỹ kế số 9
- Tháng kê khai vào được phát sinh Thuế phải thuế đầu vào thuế khấu trừ trong tháng nộp chưa được trong tháng khấu trừ Tháng 12/2000 200 100 -100 -100 Tháng 1/2001 300 350 +50 -50 Tháng 2/2001 300 200 -100 -150 Doanh nghiệp A luỹ kế 3 tháng liên tục có số thuế đầu vào lớn hơn thuế đầu ra. Doanh nghiệp này được hoàn thuế giá trị gia tăng là 150 triệu đồng. b- Cơ sở kinh doanh trong tháng có hàng hoá xuất khẩu nếu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ 200 triệu đồng trở lên thì được xét hoàn thuế theo tháng hoặc theo chuyến hàng (nếu xác định được thuế giá trị gia tăng đầu vào riêng của từng chuyến hàng). Đối với hàng hoá uỷ thác xuất khẩu, gia công xuất khẩu qua một cơ sở khác ký hợp đồng gia công xuất khẩu, gia công chuyển tiếp xuất khẩu, đối tượng được hoàn thuế là cơ sở có hàng hoá đi uỷ thác xuất khẩu, cơ sở trực tiếp gia công hàng hoá xuất khẩu. Các cơ sở kinh doanh, tổ chức thuộc đối tượng được hoàn thuế giá trị gia tăng nói trên phải là đối tượng lưu giữ sổ sách, chứng từ kế toán và có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng. Các trường hợp cơ sở đã lập hồ sơ đề nghị hoàn thuế thì không được tính bù trừ với số thuế đầu vào đã đề nghị hoàn thuế vào số thuế nộp thiếu của tháng trước hoặc số thuế phát sinh của tháng tiếp sau thời gian đã lập hồ sơ hoàn thuế. Trường hợp tháng trước thời gian xin hoàn thuế cơ sở có số thuế giá trị gia tăng nộp thừa thì cơ sở được tính cộng thuế giá trị gia tăng nộp thừa vào số thuế giá trị gia tăng được hoàn của thời gian xin hoàn thuế tiếp sau. Trường hợp cơ sở kinh doanh phát sinh luỹ kế số thuế đầu vào lớn hơn số thuế đầu ra từ ba tháng trở lên nhưng cơ sở không đề nghị hoàn thuế thì được tính khấu trừ vào các tháng tiếp sau, nếu số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết thì cơ sở lập hồ sơ hoàn thuế.” 1.1.5.2. Phân loại đối tƣợng hoàn thuế 10
- Do ý thức chấp hành các Luật Thuế của các đối tượng nộp thuế khác nhau, có đối tượng làm tốt nghĩa vụ nộp thuế, có đối tượng cố tình nợ thuế, trốn thuế, vì vậy Luật Thuế giá trị gia tăng phân loại các đối tượng được hoàn thuế trên cơ sở ý thức chấp hành các Luật Thuế của đối tượng nộp thuế. Cách phân loại này nhằm tạo công bằng trong đối xử, đồng thời cũng là biện pháp tích cực trong việc kiểm tra, giám sát các đối tượng nộp thuế. a- Đối tượng áp dụng kiểm tra, thanh tra trước khi hoàn thuế Cơ sở kinh doanh mới thành lập có thời gian kinh doanh dưới một năm, đề nghị hoàn thuế lần đầu; Cơ sở kinh doanh đã có các hành vi vi phạm gian lận về thuế giá trị gia tăng như khai man, trốn thuế, vi phạm các qui định về chế độ hoá đơn, chứng từ...; Cơ sở kinh doanh xuất khẩu hàng hoá là nông sản, lâm sản, thuỷ sản chưa qua chế biến theo đường biên giới đất liền không thanh toán chuyển khoản qua ngân hàng; Các cơ sở kinh doanh chia tách, giải thể, phá sản. b- Đối tượng áp dụng hoàn thuế trước, kiểm tra sau là các đối tượng không thuộc đối tượng nêu trên. c- Các trường hợp đã gửi hồ sơ đề nghị hoàn thuế đầy đủ, đúng qui định nhưng đang trong giai đoạn bị điều tra, khởi tố về các hành vi gian lận về thuế giá trị gia tăng theo quyết định của các cơ quan chức năng thì tạm thời dừng việc xem xét giải quyết việc hoàn thuế đến khi có quyết định xử lý. Trường hợp cơ sở kinh doanh có hành vi gian lận về thuế giá trị gia tăng, thuộc đối tượng áp dụng kiểm tra trước khi hoàn thuế sau thời gian 12 tháng nếu đã chấp hành tốt các qui định của Luật Thuế, chế độ quản lý, sử dụng hoá đơn, chứng từ sẽ được hoàn thuế trước, kiểm tra sau. Cơ quan thuế sẽ xem xét cụ thể từng trường hợp này [4,152-153]. 1.1.5.3. Hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng Hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng gồm: 11
- - Công văn đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng nêu rõ lý do hoàn thuế, số thuế đề nghị hoàn, thời gian hoàn. - Bảng kê khai tổng hợp số thuế phát sinh đầu ra, số thuế đầu vào được khấu trừ, số thuế đã nộp (nếu có), số thuế đầu vào lớn hơn số thuế đầu ra đề nghị hoàn lại. - Bảng kê hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra trong kỳ liên quan đến việc xác định thuế giá trị gia tăng đầu vào, đầu ra. Bảng kê ghi rõ: + Số, ngày tờ khai xuất khẩu của hàng hoá xuất khẩu (trường hợp uỷ thác xuất khẩu phải ghi số, ngày tờ khai xuất khẩu của cơ sở nhận uỷ thác); + Số, ngày hợp đồng xuất khẩu hoặc số, ngày hợp đồng uỷ thác xuất khẩu đối với trường hợp uỷ thác xuất khẩu; + Số, ngày chứng từ thanh toán tiền hàng hoá xuất khẩu, dịch vụ xuất khẩu và của doanh nghiệp chế xuất qua Ngân hàng, ghi rõ hình thức và đồng tiền thanh toán; + Số, ngày Biên bản thanh lý Hợp đồng uỷ thác xuất khẩu (Hợp đồng uỷ thác gia công xuất khẩu) giữa bên uỷ thác xuất khẩu và bên nhận uỷ thác; số lượng, giá trị, chủng loại hàng hoá uỷ thác xuất khẩu; số, ngày tờ khai xuất khẩu của cơ sở nhận uỷ thác xuất khẩu (đối với trường hợp uỷ thác xuất khẩu); + Xuất khẩu hàng hoá theo đường biên giới đất liền, đường biển, đường hàng không; tên nước nhập khẩu. Trường hợp việc kê khai thuế hàng tháng đã đầy đủ và chính xác, phù hợp với Bảng kê khai tổng hợp, cơ sở không phải nộp Bảng kê hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra các tháng đề nghị hoàn thuế. Trường hợp có điều chỉnh thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ, thuế giá trị gia tăng đầu ra của các tháng trong thời gian hoàn thuế thì cơ sở phải kê khai số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ, thuế giá trị gia tăng đầu ra phát sinh từng tháng trong thời gian hoàn thuế, số thuế điều chỉnh phải giải trình rõ lý do [4,153-155]. 1.2. ĐẶC ĐIỂM VÀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 12
- 1.2.1. Các tội phạm trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng Để chiếm đoạt được tiền từ ngân sách nhà nước qua việc hoàn thuế giá trị gia tăng, đối tượng phạm tội thường phải tiến hành nhiều loại hành vi khác nhau và có thể phạm nhiều loại tội khác nhau. Qua nghiên cứu hồ sơ một số vụ án chiếm đoạt tiền hoàn thuế giá trị gia tăng, chúng tôi nhận thấy có những tội phạm sau: 1. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; 2. Tội nhận hối lộ; 3. Tội đưa hối lộ; 4. Tội làm môi giới hối lộ; 5. Tội tham ô tài sản; 6. Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Không phải tất cả các vụ án chiếm đoạt tiền hoàn thuế giá trị gia tăng đều có tất cả các tội nói trên mà có thể có một hay nhiều tội đó. Bộ Luật hình sự năm 1999 không có một Chương hay Mục riêng qui định về các tội phạm trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng, mà ở đây là một nhóm các tội nằm rải rác ở các Chương, các Mục khác nhau, từ Chương XIV Các tội xâm phạm sở hữu đến Chương XXI Các tội phạm về chức vụ. Trong các vụ án chiếm đoạt tiền hoàn thuế giá trị gia tăng đã được khởi tố hoặc đã được xét xử, chúng tôi nhận thấy nổi bật nhất là Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Lợi dụng quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng về khấu trừ thuế và hoàn thuế đầu vào từ 1% đến 5% trên giá trị hàng hoá mua vào từ những người trực tiếp sản xuất (không có hoá đơn, chứng từ) để xuất khẩu hoặc chế biến thành hàng xuất khẩu, đặc biệt là hàng nông, lâm, thuỷ sản mà nhiều doanh nghiệp, cá nhân đã lập hồ sơ giả để xin hoàn thuế, từ đó chiếm đoạt tiền từ ngân sách nhà nước. Để thực hiện thủ đoạn gian dối và hành vi chiếm đoạt, đối tượng phạm tội còn phải thực hiện nhiều hành vi khác mà những hành vi này cấu thành nên 13
- những tội phạm khác nhau, đó là các tội: Tội đưa hối lộ, Tội nhận hối lộ, Tội làm môi giới hối lộ, Tội tham ô tài sản, Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Các tội này xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước, xâm phạm sở hữu nhà nước. Những hành vi đó không những gây thiệt hại to lớn về vật chất mà còn gây thiệt hại nặng nề về tinh thần, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với các cơ quan quản lý nhà nước. 1.2.2. Đặc điểm và trách nhiệm hình sự của các tội phạm trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng 1.2.2.1. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản Theo qui định tại Điều 139 Bộ Luật hình sự năm 1999 thì lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác. Hành vi lừa đảo bao gồm hai quá trình: dùng thủ đoạn gian dối và chiếm đoạt tài sản. a- Khách thể của tội phạm: xâm phạm quyền sở hữu của Nhà nước đối với tài sản. b- Mặt khách quan của tội phạm: được thể hiện ở dấu hiệu hành vi và dấu hiệu hậu quả. Dấu hiệu hành vi: hành vi gian dối là việc đưa ra thông tin không đúng sự thật nhằm để người khác tin là sự thật. Hành vi gian dối trong việc chiếm đoạt tiền hoàn thuế có những biểu hiện mang tính mới mẻ và tinh vi, đó là: Trong lĩnh vực thuế giá trị gia tăng và sử dụng hoá đơn: lập bảng kê khống về việc mua hàng hoá ở những địa chỉ không có thật; mua hoá đơn trắng để tự ý ghi; yêu cầu người xuất hoá đơn lập hoá đơn theo mục đích của mình; mua hoá đơn giả; quay vòng hoá đơn; sử dụng hoá đơn của các doanh nghiệp bỏ trốn... Trong lĩnh vực hải quan: xuất khống hoàn toàn (lợi dụng chế độ ưu đãi miễn kiểm tra để xuất khẩu khống, nhập khẩu lậu), xuất hàng khống một phần, mượn hoặc thuê hàng của tư thương để xuất khẩu, quay vòng hàng xuất khẩu, 14
- sửa chữa tờ khai hải quan để tăng lượng hàng xuất khẩu, ví dụ: 1.040 bộ quần áo sửa thành 10.400 bộ quần áo, làm giả vận tải đơn đường biển để chứng tỏ hàng đã xuống tàu, có làm thủ tục xuất khẩu hàng nhưng không làm thủ tục xuất cảnh cho phương tiện thực tế vận chuyển hàng hoá... Trong lĩnh vực ngân hàng: thanh toán bằng tiền mặt, không thanh toán chuyển khoản qua ngân hàng, tự nộp tiền vào tài khoản của doanh nghiệp mình cho hàng xuất khẩu khống. Dấu hiệu hậu quả: tiền của Nhà nước bị chiếm đoạt bất hợp pháp. Giá trị bị chiếm đoạt có khi lên tới vài chục tỉ đồng trong một vụ án. Tiền hoàn thuế được trả cho những doanh nghiệp, cá nhân làm ăn gian dối, gây ảnh hưởng xấu tới những doanh nghiệp hoạt động nghiêm túc. c- Chủ thể của tội phạm là bất kỳ ai có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Lừa đảo chiếm đoạt tiền hoàn thuế bao giờ cũng gắn với tổ chức kinh tế nên, trước hết chủ thể là những người lãnh đạo các doanh nghiệp (doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân...), những người công tác tại các phòng nghiệp vụ của các doanh nghiệp (phòng kế hoạch, kế toán, vật tư...), các đối tượng là công chức, viên chức nhà nước công tác tại các cơ quan quản lý nhà nước như cán bộ Thuế. Có trường hợp, cán bộ Thuế thoả thuận về tỉ lệ ăn chia nếu được hoàn thuế, mặc dù biết rõ hồ sơ chưa đầy đủ, đúng như qui định. Những người nói trên đều có thể lợi dụng danh nghĩa, vai trò, vị trí công tác để lừa đảo hoặc tiếp tay cho các đối tượng khác thực hiện hành vi lừa đảo. Do có hiểu biết sâu sắc về chính sách, pháp luật, có trình độ nghiệp vụ quản lý kinh tế, có điều kiện và kinh nghiệm trong việc thiết lập các mối quan hệ xã hội, lợi dụng vị thế công tác, những người này có thể dễ dàng thực hiện hoặc đứng ra “bảo lãnh” cho những người khác thực hiện hành vi lừa đảo. d- Mặt chủ quan của tội phạm: lỗi cố ý. Mục đích tư lợi. Đặc trưng nổi bật nhất của hành vi chiếm đoạt trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là người bị hại tự nguyện trao tài sản. Đây là điểm khác với hành vi chiếm đoạt trong các tội xâm phạm sở hữu khác như trộm cắp, cướp giật... người 15
- phạm tội phải tự dịch chuyển tài sản. Thời điểm được coi là hoàn thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là người phạm tội nhận được tài sản do người bị hại tự nguyện trao, cho dù chỉ là một phần. Ở vụ án lừa đảo chiếm đoạt tiền hoàn thuế, thời điểm người phạm tội ký vào giấy nhận tiền do kho bạc Nhà nước trao hoặc thời điểm tiền được chuyển vào tài khoản của doanh nghiệp, khi đó mới hoàn thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Nếu người phạm tội chỉ nhận được quyết định hoàn thuế mà bị cơ quan chức năng phát hiện ra hồ sơ giả thì tại thời điểm đó chưa hoàn thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trách nhiệm hình sự của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Hình phạt chính: người phạm tội bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Người thực hiện hành vi phạm tội nếu có các tình tiết tăng nặng được qui định tại Khoản 2, 3, 4 Điều 139 Bộ Luật hình sự bị phạt tù từ hai năm đến tù chung thân hoặc tử hình. Hình phạt bổ sung: được qui định tại Khoản 5: “Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.” 1.2.2.2. Nhóm các tội phạm về hối lộ Các tội phạm về hối lộ được qui định tại các Điều 279 Tội nhận hối lộ; Điều 289 Tội đưa hối lộ; Điều 290 Tội làm môi giới hối lộ Bộ Luật hình sự năm 1999. Các tội phạm về hối lộ gồm ba thành phần: nhận hối lộ, đưa hối lộ và làm môi giới hối lộ. a- Khách thể của các tội phạm về hối lộ: đều xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước, xâm phạm nhiều mặt đến việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước. b- Mặt khách quan của các tội phạm về hối lộ: Nhận hối lộ là hành vi đã hoặc sẽ nhận tiền hoặc lợi ích vật chất khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ. 16
- Thái độ phê phán của xã hội đối với hành vi nhận hối lộ gay gắt hơn so với đưa hối lộ và làm môi giới hối lộ. Người cán bộ có chức năng kiểm tra, giám sát các thủ tục cần thiết cho quá trình hoàn thuế giá trị gia tăng sẽ không thực hiện đúng chức năng của mình, thậm chí còn tiếp tay cho tội phạm như: không có hàng xuất khẩu mà vẫn xác nhận có hàng xuất khẩu hoặc có hàng xuất khẩu ít nhưng lại xác nhận nhiều hơn. Hành vi nhận hối lộ của cán bộ Thuế xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan Thuế, vi phạm chính sách và pháp luật thuế, ở chỗ: hướng dẫn những người phạm tội mua bán hoá đơn, lập bảng kê khống..., cố ý kiểm tra hồ sơ một cách chiếu lệ nhằm tạo điều kiện cho người phạm tội được hoàn thuế nhanh chóng nhất... Thời điểm hoàn thành tội nhận hối lộ là thời điểm người có chức vụ, quyền hạn nhận của hối lộ cho dù người này chưa thực hiện theo yêu cầu của người đưa hối lộ hoặc người có chức vụ, quyền hạn đã thực hiện xong yêu cầu của người đưa hối lộ cho dù người này chưa nhận của hối lộ. Đưa hối lộ: là hành vi đưa tiền hoặc lợi ích vật chất khác cho người có chức vụ, quyền hạn do người này đã làm hoặc để người này sẽ làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ. Nếu cán bộ Hải quan, cán bộ Thuế thực hiện đúng chức trách của mình thì người đưa hối lộ sẽ không thực hiện được mục đích của mình, vi phạm pháp luật sẽ không xảy ra. Việc đưa hối lộ có thể trực tiếp hoặc qua trung gian. Việc đề nghị của người đưa hối lộ đối với người có chức vụ, quyền hạn rất đa dạng. Đa số các trường hợp, giữa người đưa và người nhận hối lộ có sự trao đổi, thoả thuận nhưng có nhiều trường hợp những người này chỉ ngầm hiểu với nhau. Thời điểm hoàn thành tội đưa hối lộ là thời điểm người đưa hối lộ đưa của hối lộ cho người có chức vụ, quyền hạn cho dù người này không nhận hoặc người có chức vụ quyền hạn đã thực hiện xong yêu cầu của người đưa hối lộ cho dù người đưa hối lộ chưa đưa của hối lộ. Môi giới hối lộ: trong các vụ án về chiếm đoạt tiền hoàn thuế mà Toà án đã xét xử, chúng ta chưa gặp người môi giới hối lộ. Thực tế vẫn có thể xảy ra do người đưa hối lộ và người nhận hối lộ không trực tiếp gặp nhau để trao đổi, thoả 17
- thuận. Hành vi môi giới hối lộ có thể là chuyển tiền, trao đổi thông tin, tổ chức thương lượng hoặc tạo ra các điều kiện khác để người đưa và người nhận hối lộ gặp nhau. Đặc điểm của người môi giới hối lộ là luôn thực hiện theo yêu cầu của người đưa và nhận hối lộ. Trường hợp một người chủ động tổ chức việc đưa – nhận hối lộ thì người đó là đồng phạm với người đưa hoặc người nhận hối lộ chứ không phải là hành vi làm môi giới hối lộ. Trường hợp một người nào đó giới thiệu một người cho người có chức vụ, quyền hạn thì hành vi của họ chỉ trở thành tội phạm khi chủ quan người đó biết được việc giới thiệu nhằm thực hiện hành vi đưa hối lộ. Thời điểm hoàn thành tội làm môi giới hối lộ phụ thuộc vào thời điểm hoàn thành tội đưa hối lộ hoặc tội nhận hối lộ. Thời điểm hoàn thành một trong hai tội: tội đưa hối lộ hoặc tội nhận hối lộ, thì tại thời điểm đó tội làm môi giới hối lộ mới hoàn thành. c- Chủ thể của các tội phạm về hối lộ Đối với hành vi nhận hối lộ: phải là người có chức vụ, quyền hạn tức là những người được bầu cử, bổ nhiệm hoặc được tuyển dụng, có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ. Những quyền hạn đã tạo cho những người này có điều kiện thực hiện hành vi nhận hối lộ. Đối với hành vi đưa hối lộ: là bất kỳ ai có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Chủ thể thường là chủ hàng xuất khẩu (hoặc xuất khẩu khống) hoặc là giám đốc các doanh nghiệp và những người khác được chủ hàng yêu cầu thực hiện hành vi đưa hối lộ. Đối với hành vi làm môi giới hối lộ là bất kỳ ai có quan hệ quen biết và có khả năng gây ra việc móc nối giữa người đưa hối lộ và người nhận hối lộ, có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. d- Mặt chủ quan: đều là lỗi cố ý. Mục đích tư lợi (đối với tội nhận hối lộ). Của hối lộ được thể hiện ở nhiều dạng khác nhau nhưng chủ yếu dưới dạng tiền: tiền Việt Nam, ngoại tệ; vàng, đá quí... 18
- Một số ngành đặc thù như ngành Thuế, ngành Hải quan, trách nhiệm cá nhân rất cao. Cấp trên không phải lúc nào cũng kiểm tra, giám sát được mọi hoạt động của cấp dưới. Đây cũng là một kẽ hở để cấp dưới cố tình làm trái. Trách nhiệm hình sự của các tội phạm về hối lộ: Tội nhận hối lộ: Hình phạt chính: người nhận hối lộ bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. Nếu người nhận hối lộ có các tình tiết tăng nặng theo qui định tại Khoản 2, 3, 4 Điều 279 Bộ Luật hình sự thì bị phạt tù từ bảy năm đến tù chung thân hoặc tử hình. Hình phạt bổ sung: Khoản 5 qui định: “Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần giá trị của hối lộ, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.” Tội đưa hối lộ: Hình phạt chính: người đưa hối lộ bị phạt tù từ một năm đến sáu năm. Nếu người đưa hối lộ có các tình tiết tăng nặng được qui định tại Khoản 2, 3, 4 Điều 289 Bộ Luật hình sự thì bị phạt tù từ sáu năm đến tù chung thân hoặc tử hình. Hình phạt bổ sung: Khoản 5 qui định: “Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần giá trị của hối lộ.” Trường hợp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự, Khoản 6 qui định: “Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ. Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.” Tội làm môi giới hối lộ: Hình phạt chính: người làm môi giới hối lộ bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. Người làm môi giới hối lộ nếu có các tình tiết tăng nặng được qui định 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 311 | 69
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2020
78 p | 212 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 172 | 45
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại Việt Nam
20 p | 236 | 29
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự
102 p | 63 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
86 p | 113 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán nhà ở xã hội, từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh
83 p | 100 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, qua thực tiễn ở tỉnh Quảng Bình
26 p | 113 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 112 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật Việt Nam hiện nay
90 p | 81 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 246 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật hình sự Việt Nam về tội gây rối trật tự công cộng và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
17 p | 153 | 13
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực kinh doanh - qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị
31 p | 107 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Cấm kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
119 p | 65 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng - qua thực tiễn Quảng Bình
30 p | 85 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn