intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Kết hôn đồng giới theo pháp luật một số quốc gia

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:101

43
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của Luận văn nhằm làm rõ một số các quy định của một số các quốc gia trên thế giới về hôn nhân đồng giới. Từ đó rút ra một số kinh nghiệm điều chỉnh quan hệ đồng giới ở một số quốc gia trên thế giới cho Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Kết hôn đồng giới theo pháp luật một số quốc gia

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGÔ THỊ THANH THÚY KẾT HÔN ĐỒNG GIỚI THEO PHÁP LUẬT MỘT SỐ QUỐC GIA LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2014 1
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGÔ THỊ THANH THÚY KẾT HÔN ĐỒNG GIỚI THEO PHÁP LUẬT MỘT SỐ QUỐC GIA Chuyên ngành : Luật dân sự Mã số : 60 38 30 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hà Thị Mai Hiên HÀ NỘI - 2014 2
  3. Lêi cam ®oan T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn cøu khoa häc cña riªng t«i. C¸c sè liÖu, vÝ dô vµ trÝch dÉn trong luËn v¨n ®¶m b¶o ®é tin cËy, chÝnh x¸c vµ trung thùc. Nh÷ng kÕt luËn khoa häc cña luËn v¨n ch-a tõng ®-îc ai c«ng bè trong bÊt kú c«ng tr×nh nµo kh¸c. T¸c gi¶ luËn v¨n Ng« ThÞ Thanh Thóy 3
  4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các bảng Danh mục các hình MỞ ĐẦU 1 Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KẾT HÔN ĐỒNG GIỚI VÀ 8 QUY PHẠM PHÁP LUẬT MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VỀ QUYỀN KẾT HÔN CỦA NGƯỜI ĐỒNG GIỚI 1.1. Khái quát chung về kết hôn đồng giới 8 1.1.1. Các quan điểm về đồng tính và nguyên nhân đồng tính 9 1.1.2. Sự phát triển các qui định về quyền kết hôn đồng giới 14 1.2. Qui phạm pháp luật quốc tế và của một số quốc gia trên thế 17 giới về quyền kết hôn của người đồng tính 1.2.1. Hiến chương Liên hợp quốc 18 1.2.2. Tuyên ngôn nhân quyền năm 1948 20 1.2.3. Những nguyên tắc Yogyakarta 21 1.3. Tác động của điều chỉnh pháp luật về việc kết hôn đồng giới 25 Chương 2: NỘI DUNG PHÁP LUẬT VÀ NHỮNG HỆ QUẢ CỦA 31 ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT VIỆC KẾT HÔN ĐỒNG GIỚI Ở MỘT SỐ NƯỚC 2.1. Nội dung pháp luật của một số quốc gia trên thế giới về việc 31 kết hôn đồng giới 2.1.1. Một số qui định pháp luật của quốc gia về kết hôn đồng giới 31 2.1.2. Một số quan điểm của nhóm quốc gia không công nhận kết 50 hôn đồng giới 2.1.3. Một số quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay về quyền 56 kết hôn của người đồng tính 4
  5. 2.2. Tác động của điều chỉnh pháp luật việc kết hôn đồng giới ở 58 một số nước 2.2.1. Những tác động của Hôn nhân đồng giới đối với vấn đề dân số 64 2.2.2. Tác động của hôn nhân đồng giới đối với thể chế hôn nhân 65 khác truyền thống 2.2.3. Hôn nhân đồng giới đối với các cá nhân trong xã hội 66 2.2.4. Chức năng nuôi dưỡng và xã hội hóa con trẻ trong gia đình 68 đồng tính Chương 3: THỰC TRẠNG KẾT HÔN ĐỒNG GIỚI Ở VIỆT NAM VÀ 70 MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ ĐẶT RA HIỆN NAY 3.1. Thực trạng kết hôn đồng giới ở Việt Nam 70 3.1.1. Thực trạng về kết hôn đồng giới ở Việt Nam hiện nay 70 3.1.2. Thực trạng kết hôn đồng tính tại Việt Nam 72 3.2. Một số vấn đề pháp lý đặt ra hiện nay đối với quan hệ đồng 78 giới tính 3.2.1. Các vấn đề pháp lý khi hôn nhân đồng giới không được thừa nhận 78 3.2.2. Hôn nhân đồng giới: Nên hay không nên được thừa nhận 83 3.3. Một số ý kiến về lộ trình tiến tới thừa nhận hôn nhân đồng 87 giới ở việt nam 3.3.1. Bước đầu nên áp dụng theo hình thức kết đôi có đăng ký hay 88 còn gọi là kết hợp dân sự như vậy sẽ mang tính khả thi và phù hợp nhất đối với Việt Nam trong thời điểm hiện nay 3.3.2. Cùng với việc thừa nhận hình thức kết hợp dân sự thì pháp 88 luật cần phải có những sửa đổi, bổ sung nhằm tạo ra sự thống nhất trong văn bản pháp luật về hôn nhân và gia đình 3.3.3. Ban hành một văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về hình 88 thức kết hợp dân sự 3.3.4. Rà soát các văn bản pháp luật hiện hành nhằm có những điều 89 chỉnh thích hợp theo hướng thừa nhận vấn đề kết hợp dân sự KẾT LUẬN 90 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93 5
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang bảng 1.1 Thời gian chuyển đổi ở các quốc gia 27 2.1 Danh sách các nước hợp pháp hóa quan hệ cùng giới 33 2.2 Thời gian chuyển đổi ở các quốc gia 61 3.1 Quan điểm sai lầm về đồng tính 73 DANH MỤC CÁC HÌNH Số hiệu Tên hình Trang hình 3.1 Lý do quyết định sống chung của các cặp trong độ tuổi 75 kết hôn và đang sống chung 3.2 Ý nghĩa của việc mong muốn có con 76 3.3 Những khó khăn trong mối quan hệ cùng giới 77 3.4 Lý do kết hôn với người khác giới của người đồng tính 80 3.5 Mong muốn, nhu cầu đối với sự chấp nhận của gia đình 81 3.6 Mong muốn được pháp luật cho phép kết hôn cùng giới 81 của nhóm đồng giới nữ 3.7 Tỷ lệ ủng hộ sự công nhận pháp lý đối với hôn nhân 82 đồng giới 3.8 Lựa chọn các hình thức đăng ký trong trường hợp được 82 pháp luật cho phép 6
  7. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đồng tính cho đến nay không phải là vấn đề xa lạ trên thế giới và ngay cả đối với Việt Nam chúng ta hiện nay. Thực tế cho thấy trên thế giới đồng tính đã có lịch sử tồn tại từ thời cổ đại. Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, đã có lúc đồng tính bị coi như một loại bệnh không thể chữa được. Tuy nhiên với sự phát triển của khoa học hiện đại thì đồng tính đã được xem là một xu hướng tính dục bình thường, tự nhiên và là hiện thực của xã hội loài người. Từ năm 1990, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chính thức xác nhận đồng tính không phải là bệnh. Mặt khác, những cố gắng „chữa trị đồng tính‟ đều được chứng minh là không có tác dụng "chữa" xu hướng tình dục tự nhiên, chỉ làm thay đổi hành vi tạm thời và thậm chí tác động tiêu cực đến tâm lý người đồng tính, khiến họ trở nên căng thẳng, trầm cảm. Bản thân xu hướng tính dục không phải là lựa chọn, cũng như chuyện một người có xu hướng dị tính không phải là "lựa chọn" của họ. Sự lựa chọn chỉ nằm ở hành vi, đó là việc người đồng tính tìm cho mình một mối quan hệ với người khác giới, lập gia đình như mong muốn của cha mẹ và cộng đồng hay họ dám khám phá bản thân, sống thật với chính mình và với những người quanh mình. Vấn đề của người đồng tính là một vấn đề mà một số quốc gia mà cộng đồng thế giới quan tâm, quyền của người đồng tính như về chính trị, kinh tế, dân sự và đặc biệt là quyền kết hôn của người đồng tính đã và đang được nhiều nước trên thế giới công nhận. Trên thế giới, tính đến hết tháng 12/2013 đã có 16 nước hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới. Nếu tính những vùng lãnh thổ ở những quốc gia có hình thức cấu trúc nhà nước liên bang (Hoa Kỳ, Mehico, Brazil) thì số lượng quốc gia và vùng lãnh thổ hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới hiện tại là 19. Bên cạnh đó, có 17 quốc gia và 13 vùng lãnh thổ thừa nhận hình thức "kết đôi có đăng ký" cho các cặp đôi cùng giới. 1
  8. Đặc biệt có 03 quốc gia thừa nhận hình thức sống chung không đăng ký cho các cặp đôi cùng giới. Bên cạnh đó, nhiều quốc gia khác đang trong quá trình xem xét hợp thức hóa quan hệ cùng giới hoặc "nâng cấp" từ "kết hợp dân sự" (sống chung có đăng ký) lên "kết hôn" với đầy đủ quyền lợi và trách nhiệm. Có thể nhận thấy, thời gian gần đây nhất là trong năm 2012-2013 có khá nhiều quốc gia thừa nhận hoặc đang xem xét hôn nhân đồng giới. Đối với Việt Nam hiện nay có khoảng 1,65 triệu người đồng tính chiếm 3-5 % dân số trong độ tuổi từ 15-59 trong khi đó cho đến hiện nay chưa có một văn bản pháp lý của Việt Nam thừa nhận hôn nhân đồng giới. Trong khi đó Điều 52 của Hiến pháp năm 1992 nước ta cũng đã quy định "mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật" [14], đến Hiến pháp năm 2013, quyền con người được quy định tại Chương II của Hiến pháp, một lần nữa được khẳng định rằng: Quyền con người là tự nhiên, Nhà nước phải thừa nhận, tôn trọng và cam kết bảo đảm, bảo vệ quyền con người đúng như những công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Cụ thể Điều 14 quy định: "Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật" [17]. Theo đó Điều 16 cũng nêu rõ: "Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội" [17]. Điều này cũng có nghĩa là là pháp luật không thừa nhận cũng như không cho phép có bất cứ sự phân biệt đối xử nào vì lý do giới tính hay xu hướng tính dục của cá nhân. Tuy nhiên, với sự ra đời của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, pháp luật nước ta chỉ thừa nhận mối quan hệ hôn nhân giữa nam và nữ mà không thừa nhận quyền kết hôn của người đồng tính (hôn nhân giữa những người cùng giới tính - hôn nhân đồng giới), pháp luật hiện hành sử dụng quy phạm "cấm" việc kết hôn giữa những người cùng giới tính (khoản 5 Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000) dễ tạo ra hiệu ứng định kiến xã hội đối với người đồng tính. Song thực trạng 2
  9. mối quan hệ đồng giới ở nước ta thời gian qua cho thấy, kết hôn là một nhu cầu có thật và hoàn toàn chính đáng của những người đồng tính. Mặc dù không được pháp luật thừa nhận nhưng trên thực tế nhiều người đồng tính vẫn đang chung sống với nhau như một gia đình, từ đó phát sinh các quan hệ về nhân thân, tài sản hoặc về con cái nhưng lại chưa có cơ chế pháp lý để điều chỉnh các hậu quả về nhân thân, tài sản và con cái từ việc chung sống giữa những người cùng giới tính. Quan hệ đồng tính đã và đang diễn ra trong xã hội Việt Nam như gần đây đã xuất hiện một số đám cưới giữa những người cùng giới tính (tự phát, không được đăng ký kết hôn) diễn ra ngày càng nhiều và công khai... Những thực tế này đã cho thấy kết hôn là nhu cầu rất chính đáng của tất cả mọi người, trong đó có cả người đồng tính. Thực tiễn xét xử của Tòa án trong thời gian qua cho thấy đã có một số vụ việc tranh chấp về tài sản giữa những người đồng tính quan hệ sống chung, nhưng chưa có cơ sở pháp lý cụ thể để giải quyết tranh chấp. Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 4 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 (về các nguyên tắc bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình) quy định cấm cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; cấm kết hôn giả tạo, lừa dối để kết hôn, ly hôn. Vấn đề đặt ra là nếu người đồng vì lý do áp lực gia đình, xã hội nên chấp nhận kết hôn với một người khác giới thì liệu có vi phạm nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hay không? Đây là một nguyên tắc rất cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta đồng thời cũng là một điều kiện thiết yếu để đảm bảo hạnh phúc, sự bền vững gia đình. Tuy nhiên việc xác định như thế nào là tự nguyện kết hôn là điều không đơn giản trong thực tế. Tình cảm là yếu tố thiêng liêng nhưng lại vô hình, không thể định lượng được trong quy phạm pháp luật hay thực tế áp dụng. Nếu người đồng tính kết hôn với người khác giới do quan niệm thường thấy của xã hội hiện nay thì chắc chắn việc kết hôn đó bị cưỡng ép bởi gia đình, xã hội xung quanh hoặc vì yếu tố khác nên hôn nhân không đáp ứng nguyên tắc tự 3
  10. nguyện. Hơn nữa, nếu người bạn đời kết hôn với người đồng tính không biết sự thật về xu hướng tính dục của chồng/vợ mình thì điều kiện cấm kết hôn giả tạo sẽ bị vi phạm. Với những hạn chế này đã đặt ra, đòi hỏi pháp luật phải có những thay đổi nhất định để đảm bảo thực thi tốt trong xã hội. Do đó để có cách nhìn một cách khách quan dựa trên những cơ sở luận cứ khoa học và nhằm góp phần làm sáng tỏ những vấn đề nêu trên, được sự phân công của Khoa sau đại học Đại học Quốc gia Hà Nội, dưới sự hướng dẫn của cô giáo Phó giáo sư, Tiến sĩ Hà Thị Mai Hiên, em chọn nghiên cứu đề tài "Kết hôn đồng giới theo pháp luật một số quốc gia" làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Thời gian qua đã có nhiều chuyên đề, bài viết nghiên cứu vấn đề kết hôn đồng giới đối với Việt Nam đăng trên các sách, báo, tạp chí chuyên ngành, trang thông tin pháp luật dân sự.... như một số bài viết của các tác giả: Lê Quang Bình (2012), "Hôn nhân cùng giới: xu hướng thế giới, tác động xã hội và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam", Tọa đàm chuyên gia: Lồng ghép vấn đề giới trong dự án luật, Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội tổ chức ngày 08/10/2012, Hà Nội; Nguyễn Thu Nam (2012), "Quan điểm xã hội về đồng tính và hôn nhân đồng giới", Hội thảo khoa học: Hôn nhân đồng giới, Viện ISEE tổ chức ngày 13/12/2012, Hà Nội; Trương Hồng Quang (2012), "Pháp luật một số quốc gia trên thế giới về quyền của người đồng tính", Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 7; Trương Hồng Quang (2012), "Nhận thức về người đồng tính và quyền của người đồng tính", Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 3; Trương Hồng Quang (2014), "Thực tiễn ghi nhận quyền kết hôn bình đẳng của người đồng tính trên thế giới", http://moj.gov.vn/ct/tintuc, ngày 10/02/2014 v.v... Tuy nhiên, những chuyên đề, hay bài viết của các tác giả chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu, đề cập đến một hoặc một số khía cạnh khác nhau của kết 4
  11. hôn đồng giới, mà chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện các vấn đề kết hôn đồng giới trên thế giới để từ đó đưa ra một số những giải pháp hiệu quả nhất đối với việc giải quyết các quan hệ đồng giới đã và đang diễn ra trong xã hội Việt Nam hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài Mục đích nghiên cứu đề tài là nghiên cứu và làm rõ một số các quy định của một số các quốc gia trên thế giới về hôn nhân đồng giới.Từ đó rút ra một số kinh nghiệm điều chỉnh quan hệ đồng giới ở một số quốc gia trên thế giới cho Việt Nam. Đồng thời, thông qua việc nghiên cứu đề tài để thấy được thực trạng quan hệ đồng giới và thực trạng các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về vấn đề kết hôn đồng giới. Nhận diện được những hạn chế, bất cập và tìm ra các giải pháp giải quyết thực trạng quan hệ đồng giới hiện nay đã và đang diễn ra trong xã hội Việt Nam. Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, việc nghiên cứu đề tài có nhiệm vụ nghiên cứu một cách hệ thống, các vấn đề lý luận khoa học cơ bản trong qui tắc pháp luật của một số quốc gia trên thế giới về quyền kết hôn của người đồng tính, một số qui định của pháp luật của một số quốc gia trên thế giới về hôn nhân đồng giới, phân tích cụ thể các tác động xã hội đối với việc thừa nhận hay không thừa nhận quan hệ hôn nhân đồng giới đối với Việt Nam. Từ đó đề xuất một số ý kiến về lộ trình tiến tới thừa nhận hôn nhân đồng giới ở Việt Nam 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài - Đối tượng nghiên cứu đề tài "Kết hôn đồng giới theo pháp luật một số quốc gia" là nghiên cứu một cách khái quát nhất các qui tắc pháp luật của một số quốc gia trên thế giới về quyền của người đồng tính và một số các qui định của pháp luật trên thế giới về kết hôn đồng giới từ đó rút ra được một số kinh nghiệm để điều chỉnh quan kết hôn đồng giới đối với Việt Nam. 5
  12. Tuy nhiên, trong khuôn khổ phạm vi luận văn thạc sĩ việc nghiên cứu đề tài chỉ giới hạn trong phạm vi kết hôn đồng giới theo nghĩa hẹp, không bao gồm nghiên cứu chuyên sâu các vấn đề phát sinh khác của quan hệ kết hôn đồng giới như vấn đề tài sản, thừa kế, nuôi con nuôi. - Phạm vi nghiên cứu đề tài: tập trung nghiên cứu và làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc kết hôn đồng giới theo pháp luật của một số quốc gia, nêu thực trạng kết hôn đồng giới ở Việt Nam và qua đó có một số kiến nghị, đề xuất cho việc điều chỉnh pháp luật với quan hệ đồng giới ở Việt Nam hiện nay. 5. Phương pháp nghiên cứu đề tài Đề tài luận văn "Kết hôn đồng giới theo pháp luật của một số quốc gia" được thực hiện trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, các quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về Nhà nước và pháp luật. Quá trình nghiên cứu học viên cũng đã sử dụng các phương pháp khoa học truyền thống như phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, khảo sát, diễn giải, so sánh v.v... Để đánh giá một cách khách quan, toàn diện nhất để chứng minh cho các luận điểm của mình. 6. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn Việc nghiên cứu đề tài, đã có những đóng góp mới cho khoa học luật dân sự ở những điểm sau: - Nêu và phân tích được quy tắc pháp luật một số quốc gia trên thế giới về quyền kết hôn của người đồng giới và những hệ quả của điều chỉnh pháp luật việc kết hôn đồng giới ở một số nước. - Nêu và đánh giá đúng thực trạng các quan hệ đồng giới ở Việt Nam hiện nay và đưa ra một số vấn đề pháp lý đặt ra cần phải giải quyết đối với quan hệ hôn nhân đồng giới ở Việt Nam. - Đề xuất một số ý kiến về lộ trình tiến tới thừa nhận hôn nhân đồng giới ở Việt Nam. 6
  13. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát chung về kết hôn đồng giới và quy tắc pháp luật một số quốc gia trên thế giới về quyền kết hôn của người đồng giới. Chương 2: Nội dung pháp luật và những hệ quả của điều chỉnh pháp luật việc kết hôn đồng giới ở một số nước. Chương 3: Thực trạng kết hôn đồng giới ở Việt Nam và một số vấn đề pháp lý đặt ra hiện nay. 7
  14. Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KẾT HÔN ĐỒNG GIỚI VÀ QUY PHẠM PHÁP LUẬT MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VỀ QUYỀN KẾT HÔN CỦA NGƯỜI ĐỒNG GIỚI 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KẾT HÔN ĐỒNG GIỚI Người đồng tính không phải trong xã hội hiện đại mới có mà sự xuất hiện và tồn tại người đồng tính đã được chứng minh có tính lịch sử. Tuy nhiên trong mỗi thời điểm lịch sử những vấn đề pháp lý liên quan đến người đồng tính đến nay đối với mỗi quốc gia đều có những quy định khác nhau, sự khác nhau trong các quy định pháp luật của mỗi quốc gia có nhiều yếu tố tác động đến như yếu tố chính trị, yếu tố văn hóa, truyền thống, tôn giáo, đạo đức…tuy nhiên trên thế giới hiện nay đều thống nhất về khái niệm về người đồng tính như sau: Nói về cộng đồng những người đồng tính nữ(Lesbian ), đồng tính nam(Gay), những người song tính(Bisexual) và chuyển giới(Transgender), viết tắt LGBT. Người đồng tính : Người đồng tính (Lesbian, Gay) là người có cảm giác hấp dẫn về tình cảm, thể chất với người cùng giới. Người song tính: Người song tính (Bisexsual) là người có cảm giác hấp dẫn về tình cảm, thể chất với cả hai giới. Người dị tính: Người dị tính là người có cảm giác hấp dẫn về tình cảm, thể chất với người khác giới. Người chuyển giới: Người chuyển giới (Transgender) là trạng thái khi một người có giới tính sinh học không trùng với bản dạng giới hay thể hiện giới của họ (ví dụ có cơ thể là nam và nghĩ mình là nữ, hoặc bề ngoài như nữ). Người chuyển giới liên quan tới việc người đó nhận dạng hoặc thể hiện mình 8
  15. là nam hay nữ, trong khi người đồng tính lại liên quan tới việc người đó yêu người cùng giới hay khác giới. 1.1.1. Các quan điểm về đồng tính và nguyên nhân đồng tính 1.1.1.1. Quan điểm về đồng tính Đồng tính là thuật ngữ và là một hiện tượng đã có từ rất lâu trong lịch sử loài người, các tài liệu đầu tiên liên quan đến người đồng tính đến từ Hy lạp cổ đại. Mối quan hệ đó đã không thay thế hôn nhân giữa người nam và người nữ, nhưng xảy ra trước và bên cạnh nó. Như đại đế Alexander và Hephaestion, nhưng người đàn ông lớn tuổi thường sẽ là erastes (người yêu) một thanh niên eromenos (người thân). Ở Trung Quốc từ thời cổ đại đồng tính đã được công nhận Scholar Pan Guangdan đến kết luận rằng gần như tất cả các hoàng đế trong triều đại nhà Hán đã có một hoặc nhiều đối tác tình dục của nam giới. Ngoài đồng tính nam thì đồng tính nữ còn được mô tả trong một số cuốn sách lịch sử. Tình yêu đồng tính đã được thể hiện trong nghệ thuật Trung Quốc. Tuy tài liệu còn lưu lại không nhiều song nhiều bức tranh nghệ thuật trên lụa có thể được tìm thấy trong các bộ sưu tập tư nhân. Đến thời kỳ cận đại thì đồng tính được nhiều quốc gia quan tâm hơn, nhiều nhà khoa học đã thực hiện các cuộc nghiên cứu về người đồng tính, trước thế kỷ XIX nhiều quốc gia đã đưa đồng tính vào danh sách các bệnh về tâm thần. Quan niệm đồng tính luyến ái là rối loạn tâm lý là một quan niệm phổ biến ở phương Tây từ thế kỷ XIX và sang đến một phần thế kỷ XX, và có lẽ nó lan truyền cùng với sự phổ biến của y học phương Tây. Đến những thập niên cuối thế kỷ XX, khoa học đã khẳng định đồng tính luyến ái không phải là bệnh. Nhiều nước lần lượt loại bỏ đồng tính luyến ái khỏi danh sách bệnh tâm thần, bắt đầu là Hiệp hội tâm lý Hoa Kỳ đã loại đồng tính ra khỏi danh sách bệnh tâm thần vào năm 1973. Tại Trung Quốc năm 2001 cũng đã loại đồng tính luyến ái khỏi danh sách bệnh tâm thần. Đồng tính luyến ái được coi là 9
  16. một phần của đa dạng tính dục con người, không phải là bệnh và cũng không phải là giới tính thứ ba. Đến năm 1990, Tổ chức Y tế Thế giới - cơ quan của Liên hợp quốc cố vấn chuyên môn cho các quốc gia về y tế đã loại bỏ đồng tính luyến ái khỏi danh sách bệnh tâm thần. Bên cạnh đó, tháng 6/2011, Hội đồng nhân quyền của Liên hợp quốc đã thông qua Nghị quyết khẳng định: "mọi người đều có quyền bình đẳng, bất kể thiên hướng tình dục như thế nào". Đến ngày 7/3/2012, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã có bài phát biểu lịch sử kêu gọi các quốc gia trên toàn thế giới phi hình sự hóa đồng tính, chấm dứt kỳ thị với những người đồng tính, lưỡng tính và chuyển giới (thuật ngữ tiếng Anh viết tắt là LGBT). Như vậy, quan niệm về người đồng tính rất đa dạng và điều này phản ảnh sự đa dạng về cách hiểu thế nào là người đồng tính của xã hội. Sự đa dạng này xuất phát từ cách nhìn nhận các khía cạnh khác nhau trong cuộc sống xã hội - từ góc độ con người sinh học, đặc điểm cấu tạo cơ thể, thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể, thể hiện giới bên ngoài, hay vai trò giới v.v… Cho dù quan niệm về người đồng tính được nói đến ở khía cạnh nào thì hầu hết cũng dựa trên bản chất "là hai người cùng giới yêu nhau và có ham muốn quan hệ tình dục với nhau". Như vậy, có thể khái niệm người đồng tính là người có sự hấp dẫn về cảm xúc hoặc tình cảm hoặc tình dục với người cùng giới. Người đồng tính nam thường gọi là "gay" và người đồng tính nữ thường được gọi là "les"/"lesbian". 1.1.1.2. Giả thuyết về nguyên nhân đồng tính Có nhiều giả thuyết với nhiều cách lý giải khác nhau về nguyên nhân dẫn đến đồng tính. Đã có nhiều giả thuyết nêu rằng do di truyền học, sinh hóa học - nội tiết và các yếu tố cấu trúc. Song không giả thuyết nào được kiểm chứng cả, cuối cùng các nhà khoa học đã chia ra hai nguyên nhân chính dẫn đến đồng tính là do bẩm sinh và do yếu tố bên ngoài tác động. * Giả thuyết do bẩm sinh 10
  17. - Giả thuyết dựa trên di truyền học Nói đến di truyền của người đồng tính người ta thường nói đến khuynh hướng tự nhiên hầu như không thể chữa trị được nổi của cá nhân nào đó. Nhưng khuynh hướng tự nhiên di chuyển từ một người từ thế hệ trước sang một người thuộc thế hệ sau như thế nào, khoa học vẫn chưa chứng minh được. Có thời gian các nhà khoa học cho rằng đồng tính có thể mã hóa bằng gen, có nghĩa là có khả năng di truyền, song luận chứng này lại dựa trên cơ sở truyền thuyết cho rằng: Tồn tại một lúc nào đó, con người đã từng có 3 giống: "Giống đực", "giống cái" và "giống trung" có khả năng đóng vai trò cả đàn ông và đàn bà. Tuy nhiên về nguyên nhân này khoa học vẫn chưa có bằng chứng có tính thuyết phục. Vào năm 1953, trong công trình khảo cứu "Di truyền trong sức khỏe và rối loạn tinh thần", E.j Kalhan đã tiến hành trên những trẻ sinh đôi hợp tử và song hợp tử đã cho thấy; trong mọi trường hợp sinh đôi đơn hợp tử, khi một đứa đồng tính, thì đứa kia cũng thế. Điều này không thấy ở những trường hợp sinh đôi song hợp tử. Nhưng ngay sau đó, đã có những công trình khác, lại có những chứng minh phản hồi lại ông, khi họ xác định được những trường hợp sinh đôi đơn hợp tử có khuynh hướng tình dục khác nhau. Nhưng cho dù giải thích được trên cơ sở khoa học, người ta vẫn không thể lý giải được tại sao có những người đồng tính cơ quan sinh dục phát triển bình thường, cứ lao vào các cuộc tiếp xúc tình dục đồng tính mặc dù họ cứ bình thản sinh hoạt tình dục với người khác giới? Vấn đề đó còn là một dấu hỏi, đa số các nhà nghiên cứu ngã về ý tưởng cho rằng điều đó phụ thuộc nhiều vào việc giáo dục giới tính đúng đắn. Theo BS. Trần Bồng Sơn, "bản tính là điều đa số các tác giả nhất trí, nhưng chưa ai hiểu tại sao, và nằm chỗ nào trong não, giả thuyết cho rằng có trục trặc ở hệ não viền vẫn chưa được chứng minh". - Giả thuyết dựa trên thần kinh - nội tiết và các yếu tố cấu trúc 11
  18. Theo tiến sĩ Vladirmir Sakhizanhia đồng tính xuất hiện là do một biểu hiện của thần kinh, đặc tính của nó là con người có xu hướng thực hiện các hành động khác nhau chống lại xã hội và phá hủy những chuẩn mực đã được xã hội chấp nhận và bao gồm cả các hiện tượng không kiểm soát được hành động của bản thân. Theo ý kiến của các nhà nghiên cứu, nếu nói về đồng tính thì đa số các trường hợp là do phát triển không bình thường, sai lệch giới tính, nhưng tuyệt nhiên đây không phải bệnh tật. Tố chất dẫn tới đồng tính có thể xuất hiện từ giai đoạn từ trong bụng mẹ khi trung tâm thần kinh điều khiển sự ham muốn tình dục được hình thành. Sự rối loạn của trung tâm thần kinh đó sẽ dẫn tới sự mất cân bằng hormone và dĩ nhiên sẽ làm rối loạn việc cung cấp nội tiết tố cho chức năng giới tính, và kết quả là sẽ có xu hướng tình dục lệch lạc. * Giả thuyết do các yếu tố bên ngoài tác động - Giả thuyết dựa trên các yếu tố giáo dục Theo tiến sĩ V.Sakhizanhia, người ta có thể làm bất kỳ một người nào đó trở thành đồng tính được. Theo ông, "việc giáo dục giới tính sai lệch, không có mục đích đúng đắn đối với người khác giới" đó chính là nguyên nhân làm một người bình thường bị đồng tính. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như do tò mò hoặc bị ép buộc quan hệ tình dục với người đồng tính, sau đó vài lần thì trở thành thói quen, như là một sự lôi cuốn và cứ muốn tiếp tục việc ấy. Ở Ailen, một nơi được coi là có nền văn hóa "trấn áp tình dục", qua khảo sát của các nhà khoa học thì "ở đó bà mẹ vốn là những người có uy tín nhất trong gia đình đã luôn nhồi nhét cho con trai những thành kiến đối với phái nữ. Các ông bố cũng thái độ ác cảm không kém. Đây có thể những yếu tố gây nên xu hướng tình dục đồng tính vốn đang diễn ra âm thầm trong cư dân địa phương". Đôi khi các cuộc đồng tính ở thanh niên mang tính chất thủ dâm cùng nhau thì đó hoàn toàn không có nghĩa là họ những người đồng tính thật sự. 12
  19. - Giả thuyết dựa trên yếu tố văn hóa cá nhân Theo Hesnard, những người đồng tính nam là những người trong buổi ấu thơ đã chịu ảnh hưởng quá mạnh mẽ của một người phụ nữ nhiều nam tính. Có thể là mẹ, vú nuôi hay một ai đó có tác động trực tiếp đối với họ. Còn đồng tính nữ thì theo Hesnard nguyên nhân làm họ trở nên thế là do họ hình ảnh cha trong họ. - Giả thuyết dựa trên các yếu tố xã hội Mức độ đô thị hóa và sự phát triển xã hội càng cao bao nhiêu thì các hiện tượng đồng tính càng nảy sinh ra nhiều bấy nhiêu. Chúng ta đang sống trong một thế giới có thể được xem như là một thế giới đề cao bình đẳng, và như thế thì có quá nhiều lý do để cho khuynh hướng đồng tính có mảnh đất phát triển. Với cuộc sống căng thẳng như hiện nay, nhiều thanh niên rất sợ lập gia đình khi chưa có sự nghiệp. Điều này, khiến cho số phụ nữ chưa chồng, ở mọi tầng lớp, mọi trình độ xã hội đang ngày càng gia tăng. Nhiều cô gái đã tìm đến nhau để thỏa mãn trước hết là về mặt tình cảm, nhu cầu cần thiết của phụ nữ nói chung, chứ không hẳn để được đáp ứng về mặt tình dục, và như thế cũng không thể xem đây là đồng tính thực sự. Đồng tính cũng có thể xảy ra nơi những người thích chạy theo phong trào thị hiếu, dưới danh nghĩa "tìm cảm giác mới lạ", hoặc nơi những người làm cùng công việc đang được công chúng ngưỡng mộ; nơi những người nghiện ma túy … Ngoài những trường hợp trên, cũng có những người quan hệ tình dục đồng tính theo kiểu thiếu vắng người khác giới dài hạn như ở trại lính, trại giam… Việc này cũng có nguy cơ trở thành thói quen, nhất là khi đương sự còn trẻ và có sẵn một số yếu tố bị kích động bởi các chất kích thích thần kinh khác. Chẳng hạn những người đàn ông thuộc chủng tộc Tong (Mozambic) làm việc tại các hầm mỏ Nam phi và sống trong trại tập trung nam đã hình 13
  20. thành một thói quen sinh hoạt tình dục đồng tính với sự thay đổi vai trò giới có tính chất định kỳ. Ở Xu Đăng, một số dân tộc của nước này có tục lệ tổ chức nam giới sống theo nhóm từ 22 đến 25 tuổi. Các thanh niên này không gian díu với phụ nữ nhưng lại được quan hệ với cánh đàn ông. Cũng có những trường hợp do hoàn cảnh xã hội thay đổi đột ngột khuynh hướng đồng tính luyến ái cũng phát sinh, chẳng hạn một người đàn ông thất vọng về vợ mình sẽ cảm thấy chán ghét những người khác phái và như vậy dễ chạy theo khuynh hướng đồng tính luyến ái. Tương tự cũng có thể áp dụng trong những trường hợp của phụ nữ ở các khu đô thị. Như vậy, các giả thuyết trên đều có tính hợp lý và khoa học, nhưng vẫn chưa thật sự đầy đủ. Xét cho cùng, người đồng tính không ai giống ai, có người do bẩm sinh cũng có người do yếu tố xã hội bên ngoài tác động. Việc xác định nguyên nhân dẫn đến đồng tính sẽ góp phần làm xã hội nhìn nhận người đồng tính theo một chiều khác, cảm thông hơn, và hơn thế nữa nó là căn cứ để xây dựng quyền cho người đồng tính sau này. 1.1.2. Sự phát triển các qui định về quyền kết hôn đồng giới Hiện nay, trên thế giới có nhiều quan điểm về kết hôn đồng giới, có những quốc gia công nhận, ủng hộ hôn nhân đồng giới, nhưng cũng có những quốc gia không công nhận hôn nhân đồng giới mà coi đó là một trong những tội phạm mà có hình phạt rất nặng, thậm chí là tử hình như Iran, Mauritania, Pakistan, Saudi-Arabia, Sudan, các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Yemen, một số vùng của Nigeria và Somalia, Cộng hòa Chechnya ở Nga. Có nhiều lý do khiến cho kết hôn đồng giới không được công nhận do có những cản trở về vấn đề tôn giáo, vấn đề chính trị, vấn đề con người. Chính vì thế những người đồng giới muốn tồn tại họ phải "tự" thích nghi với qui định của mỗi quốc gia, và luật pháp ở một số quốc gia cũng có một số những quy định riêng của mình. Nhiều người quan niệm rằng việc ghép đôi giữa hai con người chỉ là: 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0