Nghiên cứu so sánh pháp luật về thành lập<br />
doanh nghiệp<br />
Nguyễn Thi ̣Phương Thảo<br />
Khoa Luật<br />
Luận văn ThS. ngành: Luâ ̣t kinh tế ; Mã số: 60 38 50<br />
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Như Phát<br />
Năm bảo vệ: 2010<br />
Abstract. Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu so sánh pháp luật<br />
về thành lập doanh nghiệp. So sánh pháp luật thành lập doanh nghiệp của Việt Nam<br />
với một số nước. Đề xuất những khuyến nghị ban đầu từ nghiên c ứu so sánh nhằm<br />
hoàn thiện pháp luật về thành lập doanh nghiệp của Việt Nam.<br />
Keywords. Luật kinh tế; Pháp luật Việt Nam; Doanh nghiệp<br />
<br />
Content<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu<br />
Ở Việt Nam, Luật Doanh nghiệp 2005 và tiếp theo đó là các Nghị định, Thông tư<br />
hướng dẫn được ban hành đã đánh dấu bước phát triển mới của pháp luật thành lập doanh<br />
nghiệp. Những quy định cụ thể và tương đối phù hợp đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp<br />
trong nước thành lập, phát huy nội lực, khai thác tiềm năng sẵn có và bước đầu tạo môi<br />
trường pháp lý thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài.<br />
Tuy nhiên, sau 5 năm thực hiện, Luật Doanh nghiệp 2005 cũng như những văn bản<br />
hướng dẫn thi hành đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập trước sự phát triển mạnh mẽ của đời<br />
sống kinh tế - xã hội, nhất là sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức<br />
Thương mại Thế giới (WTO) ngày 11 tháng 01 năm 2007. Pháp luật Việt Nam về kinh doanh<br />
nói chung và về thành lập doanh nghiệp nói riêng, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế,<br />
không những phải đáp ứng yêu cầu cụ thể hóa đường lối, chủ chương, chính sách phát triển<br />
kinh tế của Đảng và Nhà nước, điều chỉnh có hiệu quả hoạt động kinh doanh của quốc gia,<br />
mà còn phải phù hợp với pháp luật kinh doanh của cộng đồng quốc tế. Vì vậy, pháp luật về<br />
thành lập doanh nghiệp của Việt Nam cần được so sánh, đối chiếu với pháp luật thành lập<br />
doanh nghiệp của các nước để nhìn nhận rõ hơn những thành tựu đã đạt được cũng như<br />
những hạn chế và tham khảo, học hỏi để từng bước hoàn thiện pháp luật kinh doanh của Việt<br />
Nam.<br />
Vì vậy, nghiên cứu Đề tài "Nghiên cứu so sánh pháp luật về thành lập doanh nghiệp" là<br />
rất cấp thiết.<br />
2. Tình hình nghiên cứu Đề tài<br />
Từ trước đến nay đã có một số công trình khoa học, bài viết hoặc tham luận khoa học<br />
được công bố trên các sách chuyên khảo, tạp chí khoa học chuyên ngành hoặc các diễn đàn<br />
khoa học đề cập đến so sánh pháp luật về thành lập doanh nghiệp ở những cấp độ và phạm vi<br />
<br />
khác nhau, như: Dự án VIE/97/016 so sánh về luật doanh nghiệp của 4 nước: Singapore,<br />
Malaysia, Philipine và Thái Lan của Nguyễn Toàn Phan và John Bentley; "Hình thức pháp lý<br />
doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay nhìn từ góc độ luật so sánh" của TS Nguyễn Am Hiểu; “Sự<br />
thay đổi trong luật công ty Đức và so sánh với pháp luật công ty Việt Nam” và "Uớc mơ nửa<br />
triệu doanh nghiệp và một đạo luật chung: Luật doanh nghiệp 2005 từ một góc nhìn so sánh"<br />
của PGS.TS Phạm Duy Nghĩa; “Tiếp nhận pháp luật nước ngoài: nhìn từ ví dụ luật công ty của<br />
Nhật và Luật doanh nghiệp của Việt Nam” của Th.s Nguyễn Đức Lam… Nhưng có thể thấy,<br />
hầu hết những công trình khoa học hoặc bài viết đó hoặc là nghiên cứu so sánh chung về luật<br />
doanh nghiệp, hoặc là nghiên cứu so sánh một lĩnh vực cụ thể nào đó của luật doanh nghiệp<br />
chứ chưa có công trình nào nghiên cứu so sánh riêng về pháp luật thành lập doanh nghiệp giữa<br />
Việt Nam và các nước khác.<br />
Đề tài "Nghiên cứu so sánh pháp luật về thành lập doanh nghiệp" là một đề tài hoàn toàn<br />
mới và có ý nghĩa lý luận, thực tiễn trong khoa học pháp lý của Việt Nam hiện nay.<br />
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu<br />
Mục đích nghiên cứu: so sánh pháp luật về thành lâp doanh nghiệp của Việt Nam với một<br />
số nước nhằm làm rõ sự tương đồng, khác biệt và rút ra những giá trị có thể tham khảo, học hỏi<br />
góp phần xây dựng, hoàn thiện pháp luật thành lập doanh nghiệp của Việt Nam.<br />
Nhiệm vụ nghiên cứu: làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu so sánh pháp<br />
luật về thành lập doanh nghiệp; so sánh pháp luật thành lập doanh nghiệp của Việt Nam với một<br />
số nước; đề xuất những khuyến nghị ban đầu qua việc nghiên cứu so sánh nhằm hoàn thiện pháp<br />
luật về thành lập doanh nghiệp của Việt Nam.<br />
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu: pháp luật về thành lập doanh nghiệp của Việt Nam và của một<br />
số nước được chọn lựa so sánh.<br />
Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu pháp luật về việc thành lập mới một số loại hình doanh<br />
nghiệp là: doanh nghiệp tư nhân, hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần<br />
(tương ứng với các loại hình doanh nghiệp được quy định tại Luật Doanh nghiệp 2005 của<br />
Việt Nam); không nghiên cứu việc thành lập các loại hình doanh nghiệp khác (như doanh<br />
nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài...) cũng như việc chuyển đổi loại<br />
hình doanh nghiệp, thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh hoặc việc thành lập chi nhánh, văn<br />
phòng đại diện của doanh nghiệp.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
Vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, trong đó chủ yếu là phương pháp hệ<br />
thống, phân tích, tổng hợp, lịch sử - lôgic, đối chiếu so sánh.<br />
6. Đóng góp khoa học của Đề tài<br />
Góp phần làm rõ những điểm tương đồng và khác biệt, làm cơ sở cho việc nghiên cứu, học<br />
tập về pháp luật thành lập doanh nghiệp của Việt Nam và một số nước trên thế giới, góp phần<br />
làm cơ sở để xây dựng và hoàn thiện pháp luật thành lập doanh nghiệp của Việt Nam.<br />
7. Kết cấu Luận văn<br />
Ngoài phần Mở đầu, Mục lục và Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn được kết cấu<br />
gồm 3 chương:<br />
Chương 1: Một số vấn đề chung về nghiên cứu so sánh pháp luật thành lập doanh<br />
nghiệp<br />
Chương 2: So sánh pháp luật về thành lập doanh nghiệp<br />
Chương 3: Một số khuyến nghị ban đầu từ nghiên cứu so sánh pháp luật về thành lập<br />
doanh nghiệp<br />
<br />
Chương 1<br />
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU SO SÁNH<br />
PHÁP LUẬT THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP<br />
1.1. Nghiên cứu so sánh pháp luật về thành lập doanh nghiệp<br />
1.1.1. Nhận dạng đối tượng nghiên cứu - pháp luật về thành lập doanh nghiệp<br />
Pháp luật về thành lập doanh nghiệp là tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước<br />
ban hành (hoặc thừa nhận) và đảm bảo thực hiện, điều chỉnh về các loại hình doanh nghiệp<br />
được phép thành lập, điều kiện, hồ sơ, trình tự thủ tục thành lập doanh nghiệp. Pháp luật về<br />
thành lập doanh nghiệp là một chế định có vị trí quan trọng của pháp luật kinh doanh, là cơ<br />
sở để xây dựng các chế định khác như đầu tư, cạnh tranh, hợp đồng; tranh chấp thương mại...<br />
Hầu như các nước đều có pháp luật về thành lập doanh nghiệp, trong đó quy định về các<br />
loại hình doanh nghiệp đuợc thành lập, điều kiện thành lập, hồ sơ, trình tự, thủ tục thành lập<br />
doanh nghiệp. Tuy nhiên, do sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế, về văn hóa pháp lý, về<br />
ngôn ngữ... pháp luật về thành lập doanh nghiệp của mỗi nước lại có những điểm khác biệt nhất<br />
định, như: pháp luật về thành lập doanh nghiệp, có nước xuất hiện rất sớm có nước ra đời<br />
muộn; có nước khá ổn định - có nước thường xuyên thay đổ; có nước quy định chung ở một<br />
luật - có nước lại quy định riêng ở nhiều luật tương ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp; có<br />
nước quy định về thành lập doanh nghiệp ở luật, có nước lại quy định cả ở những văn bản dưới<br />
luật; đặc biệt ở một số nước liên bang, pháp luật về thành lập doanh nghiệp được quy định tại<br />
luật liên bang, sau đó tại các tiểu bang lại có những quy định riêng.<br />
1.1.2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu so sánh<br />
Chỉ lựa chọn so sánh pháp luật thành lập doanh nghiệp của một số nước dựa trên một số<br />
tiêu chí nhất định, như: những nước có quan hệ hợp tác kinh tế truyền thống, lâu dài: Mỹ, Anh,<br />
Nhật Bản, Pháp…; những nước có điểm tương đồng về đường lối chính sách kinh tế với Việt<br />
Nam như Trung Quốc; những nước trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Singapore,<br />
Malaysia, Philippines….<br />
Chỉ nghiên cứu so sánh pháp luật thành lập doanh nghiệp của 4 loại hình cơ bản là:<br />
doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty TNHH và công ty cổ phần (trong phạm vi<br />
đối tượng điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp 2005) không nghiên cứu việc thành lập các loại<br />
hình doanh nghiệp khác như doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước<br />
ngoài...; chỉ so sánh thành lập mới doanh nghiệp (không so sánh về thay đổi nội dung đăng ký<br />
kinh doanh hoặc việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện).<br />
1.2. Nhu cầu và thực trạng nghiên cứu so sánh pháp luật về thành lập doanh<br />
nghiệp của nước ta hiện nay<br />
1.2.1. Nhu cầu nghiên cứu so sánh pháp luật về thành lập doanh nghiệp của nước ta<br />
hiện nay<br />
Hoạt động so sánh pháp luật giúp hiểu biết sâu sắc hơn về đời sống xã hội, văn hóa của các<br />
dân tộc trên thế giới nói chung và hệ thống pháp luật cũng như nền khoa học pháp lý của mỗi quốc<br />
gia nói riêng.<br />
Việc so sánh, đối chiếu pháp luật thành lập doanh nghiệp sẽ giúp cho các chuyên gia<br />
pháp lý nhìn nhận một cách khách quan hơn về đặc điểm, thực trạng của hệ thống pháp luật<br />
thành lập doanh nghiệp của quốc gia, rút ra những kinh nghiệm bổ ích để học hỏi và qua đó<br />
đưa ra các chuẩn mực pháp luật quốc gia, tìm kiếm, xây dựng mô hình pháp luật lý tưởng,<br />
phù hợp để hoàn thiện pháp luật về thành lập doanh nghiệp của nước nhà.<br />
1.2.2. Thực trạng nghiên cứu so sánh pháp luật về thành lập doanh nghiệp của nước<br />
ta hiện nay<br />
Hoạt động nghiên cứu so sánh về pháp luật thành lập doanh nghiệp của nước ta đã bước<br />
đầu được chú trọng, chẳng hạn như việc khảo sát mô hình doanh nghiệp của các nước (trong<br />
đó có nghiên cứu cách thức thành lập doanh nghiệp) để tham khảo khi xây dựng luật doanh<br />
<br />
nghiệp, tuy nhiên, công việc này chưa hệ thống, chưa thường xuyên, mới chỉ chú trọng trong<br />
những thời điểm cụ thể, trước những yêu cầu cụ thể.<br />
Nguyên nhân của thực trạng trên là do nghiên cứu so sánh là một lĩnh vực mới và khó,<br />
các cơ sở đảm bảo cho việc nghiên cứu so sánh như kinh phí khảo sát, việc đi sang nước<br />
ngoài học tập, nghiên cứu, việc dịch tài liệu của nước ngoài… còn thiếu và khó khăn hoặc<br />
chưa được đầu tư đúng mức.<br />
Kết luận chương 1<br />
Để nghiên cứu so sánh pháp luật thành lập doanh nghiệp giữa Việt Nam và một số nước<br />
trước hết phải nhận dạng đối tượng so sánh và giới hạn phạm vi so sánh. Không thể so sánh<br />
những nội dung không thuộc pháp luật thành lập doanh nghiệp và cũng không thể so sánh với<br />
pháp luật của những nước không có mối liên hệ gì với Việt Nam hoặc nếu có so sánh cũng<br />
không phục vụ cho mục đích tìm hiểu, tham khảo, học hỏi. Do đó, cần xác định nội hàm của<br />
khái niệm pháp luật thành lập doanh nghiệp, khẳng định pháp luật thành lập doanh nghiệp<br />
của các nước có sự tương đồng và khác biệt và dựa trên những tiêu chí nhất định, lựa chọn<br />
pháp luật của một số nước, giới hạn một số lĩnh vực cụ thể để so sánh.<br />
Bên cạnh đó, xem xét nhu cầu và thực trạng nghiên cứu so sánh về pháp luật thành lập<br />
doanh nghiệp hiện nay ở nước ta sẽ cung cấp một cái nhìn khách quan, toàn diện về tầm quan<br />
trọng, những thuận lợi, khó khăn, sự kế thừa, phát triển của công trình nghiên cứu. Đây chính<br />
là cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng để lựa chọn phương pháp, xác định những nội dung<br />
trọng tâm cần nghiên cứu và đảm bảo cho việc nghiên cứu so sánh pháp luật về thành lập<br />
doanh nghiệp được đúng hướng, mang lại những kết quả có giá trị.<br />
Chương 2<br />
SO SÁNH PHÁP LUẬT VỀ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP<br />
2.1. So sánh về các loại hình doanh nghiệp được phép thành lập<br />
2.1.1. So sánh về loại hình doanh nghiệp tư nhân<br />
Đây là hình thức kinh doanh lâu đời và thường được sử dụng cho những cá nhân muốn<br />
tiến hành các hoạt động kinh doanh riêng lẻ, cá thể dưới hình thức chủ sở hữu duy nhất. Pháp<br />
luật Mỹ gọi hình thức này là cá thể kinh doanh (sole proprietorship hoặc individual<br />
proprietorship), các cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có thể tiến hành các hoạt động<br />
kinh doanh nhân danh tên của họ hoặc tên gọi thương mại mà không cần phải làm thủ tục xin<br />
phép.<br />
Theo luật Malaysia và Singapore, doanh nghiệp tư nhân là hình thức kinh doanh do một<br />
người có thể là thể nhân hoặc pháp nhân thành lập, có toàn quyền quản lý, điều hành hoạt<br />
động kinh doanh, chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của doanh nghiệp. Theo luật<br />
Malaysia và luật Singapore, một công ty có thể trở thành chủ sở hữu một doanh nghiệp tư<br />
nhân. Điều này không được thừa nhận trong luật của Thái Lan và Philippines. Ở Thái Lan và<br />
Philippines, hình thức này chỉ có thể do thể nhân thành lập.<br />
Có thể thấy một số điểm tương đồng và khác biệt giữa Việt Nam và một số nước trong<br />
quan niệm về loại hình doanh nghiệp này. Nếu như Mỹ coi đây là hình thức kinh doanh của cá<br />
nhân và có thể hoặc không cần phải đăng ký kinh doanh thì các nước như Việt Nam và<br />
Singapore, Malaysia, Thái Lan và Philippines lại coi đây là một loại hình doanh nghiệp và phải<br />
tiến hành đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bên cạnh đó, chủ thể của<br />
loại hình kinh doanh này cũng được chia thành hai trường phái: đối với pháp luật của các nước<br />
Mỹ, Việt Nam, Thái Lan và Philippines thì chỉ quy định cho cá nhân, còn đối với pháp luật của<br />
Singapore và Malaysia có thể do thể nhân thành lập. Tuy vậy, về bản chất, loại hình doanh<br />
nghiệp này có những đặc điểm chung mà pháp luật các nước đều thừa nhận là chủ doanh nghiệp<br />
có thể toàn quyền định đoạt công việc kinh doanh của mình, được hưởng toàn bộ lợi nhuận thu<br />
được và phải mang toàn bộ tài sản để chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh.<br />
<br />
2.1.2. So sánh về loại hình công ty hợp danh<br />
Anh là một nước có truyền thống pháp luật lâu đời về hợp danh. Hợp danh của Anh được<br />
chia làm hai loại là Hợp danh thông thường (hay đầy đủ) (The full partnership) và Hợp danh<br />
TNHH (The limited partnership).<br />
Theo quan niệm của các nhà làm luật Mỹ thì “hợp danh là một sự liên kết tự nguyện của ít<br />
nhất hai người trở lên nhằm thực hiện công việc kinh doanh như những người đồng sở hữu, vì mục<br />
tiêu lợi nhuận”.<br />
Theo luật Singapore, hợp danh là thoả thuận giữa những người tiến hành kinh doanh<br />
nhằm thu lợi. Số lượng thành viên tối thiểu của hợp danh theo luật Singapore là 2 và tối đa là<br />
20. Philippines và Thái Lan quy định về hợp danh hữu hạn còn Singapore và Malaysia thì<br />
không có loại hình hợp danh hữu hạn.<br />
Pháp luật Việt Nam cũng giống pháp luật các nước khi quy định hợp danh được thành<br />
lập vì mục đích kinh doanh, lợi nhuận, phải do ít nhất hai người trở lên thành lập và là chủ sở<br />
hữu chung. Tuy nhiên, nếu như các nhà làm luật Mỹ, Anh, Singapore quan niệm hợp danh là<br />
một sự liên kết, tức là chỉ cần chứng minh giữa hai người có sự liên kết với nhau để kinh<br />
doanh như hai chủ sở hữu vì mục tiêu lợi nhuận thì đó là hợp danh thì theo luật Việt Nam<br />
hợp danh là một công ty.<br />
Về thủ tục thành lập hợp danh, các nước quan niệm hợp danh chỉ là sự liên kết thì<br />
không nhất thiết phải tiến hành các thủ tục đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền (trừ<br />
loại hợp danh hữu hạn). Còn những nước xác định hợp danh là công ty thì chỉ được công<br />
nhận là hợp danh khi đã trải qua những thủ tục pháp lý thành lập công ty.<br />
Pháp luật của nhiều nước quan niệm rằng hợp danh có tư cách pháp nhân (luật<br />
Philippine, Việt Nam), nhiều nước lại cho rằng hợp danh không có tư cách pháp nhân (pháp<br />
luật Singapore và Malaysia) hoặc xem xét tư cách pháp nhân của hợp danh thông qua việc nó<br />
có được đăng ký trước cơ quan nhà nước hay không vì ở nước đó hợp danh có thể đăng ký<br />
hoặc không đăng ký, nhưng chỉ khi đăng ký thì mới có tư cách pháp nhân (pháp luật Thái<br />
Lan).<br />
Ngoài ra, việc phân chia hay không phân chia hợp danh thành hai loại thông thường và<br />
hữu hạn cũng tạo nên sự khác biệt giữa pháp luật các nước về vấn đề hợp danh.<br />
2.1.3. So sánh về loại hình công ty cổ phần<br />
Ở Pháp, công ty cổ phần, hay còn gọi là công ty vô danh (Société Anonyme –SA) được<br />
ra đời khá sớm. Ngoài SA, Pháp còn có loại hình công ty cổ phần đơn giản (Société par<br />
actions simplifiée – SAS). Ở Nhật Bản, công ty cổ phần được gọi là Kabushiki-Kaisha (KK).<br />
Loại hình công ty cổ phần của Trung Quốc được quy định tại Điều 79 Luật công ty Trung<br />
Quốc 2005. Pháp luật Mỹ quy định hai loại hình công ty cổ phần: công ty cổ phần công cộng<br />
hay công ty chứng khoán (Public stock companies) và công ty cổ phần tư nhân (Private stock<br />
companies). Tương tự như luật Mỹ, Luật Singapore, Thái Lan, Philippines, Malaysia cũng<br />
chia công ty cổ phần thành hai loại. Luật Philippines gọi là Ordinary Corporation và Close<br />
Corporation còn luật Singapore, Thái Lan, Malaysia gọi là Public Limited Company và<br />
Private Limited Company. Công ty cổ phần của Việt Nam được quy định tại Điều 77 Luật<br />
Doanh nghiệp 2005.<br />
Về bản chất của công ty cổ phần, pháp luật Việt Nam và pháp luật một số nước không<br />
có sự khác biệt khi quan niệm đây là loại hình đặc trưng của công ty đối vốn với đặc điểm<br />
quan trọng là có sự tách bạch tài sản của công ty và tài sản của cá nhân, các thành viên chỉ<br />
chịu trách nhiệm về mọi khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn mà họ góp vào công<br />
ty; vốn cơ bản của công ty được chia thành các cổ phần, trong quá trình hoạt động, công ty cổ<br />
phần được phát hành các loại chứng khoán ra thị trường để công khai huy động vốn trong<br />
công chúng.<br />
Sự khác nhau là trong quy định về số lượng thành viên, cách thức góp vốn, cơ chế quản<br />
lý điều hành công ty cổ phần. Nhật Bản quy định tối thiểu phải có 7 thành viên, Trung Quốc tối<br />
<br />