intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực

Chia sẻ: Cẩn Ngữ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:106

37
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn sẽ hướng tới mục tiêu là: Nghiên cứu những yêu cầu của các Điều ước quốc tế trong phạm vi khu vực và quốc tế đặt ra đối với đầu tư nước ngoài như AFTA, APEC, WTO; nghiên cứu, đánh giá thực trạng pháp luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong điều kiện hội nhập; so sánh với pháp luật của một số nước trong khu vực về đầu tư nước ngoài và so sánh với yêu cầu của hội nhập kinh tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ HÀ PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ KHU VỰC LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội, 2003
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ HÀ PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ KHU VỰC Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Luật học Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: 5 05 15 Người hướng dẫn khoa học TS. Phạm Duy Nghĩa Hà Nội, 2003
  3. MỤC LỤC Trang Phần mở đầu 1 Chƣơng 1 XU THẾ HỘI NHẬP KINH TẾ, YÊU CẦU VÀ ẢNH 5 HƢỞNG ĐỐI VỚI PHÁP LUẬT ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI VIỆT NAM 1.1 Hội nhập kinh tế -xu hƣớng, yêu cầu, cơ hội và thách thức 5 đối với Việt Nam 1.1.1 Khái niệm về hội nhập kinh tế 5 1.1.2 Hội nhập kinh tế một xu hƣớng phát triển khách quan 7 1.1.3 Những yêu cầu, cơ hội và thách thức đối với Việt Nam 10 trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực 1.2 Những ảnh hƣởng của Hội nhập kinh tế đối với Pháp luật 21 về đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam Chƣơng 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI 25 VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ KHU VỰC 2.1 Quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật đầu tƣ nƣớc 25 ngoài Việt Nam 2.1.1 Khái niệm đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài 25 2.1.2 Sự ra đời và phát triển của Luật đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt 29 Nam 2.2 Thực trạng pháp luật đầu tƣ nƣớc ngoài Việt Nam trong 37 điều kiện hội nhập kinh tế khu vực 2.2.1 Về hình thức, lĩnh vực và giới hạn đầu tƣ 37 2.2.2 Vấn đề cấp phép đầu tƣ và các thủ tục hành chính liên 45 quan khác 2.2.3 Về quy trình góp vốn 50 2.2.4 Về quản lý dự án 54 2.2.5 Vấn đề thuế 58
  4. 2.3 Một số vấn đề tồn tại của hệ thống pháp luật đầu tƣ nƣớc 60 ngoài Việt Nam trƣớc thách thức của hội nhập kinh tế 2.3.1 Tính minh bạch của Pháp luật 61 2.3.2 Yêu cầu đối xử quốc gia 63 2.3.3 Các cơ chế giải quyết tranh chấp giữa Nhà nƣớc và nhà 66 đầu tƣ Chƣơng 3 PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 70 PHÁP LUẬT ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ KHU VỰC 3.1 Nhận thức chính trị và chính sách về thu hút FDI 70 3.1.1 Nhận thức về bản chất, đặc điểm, vai trò của hoạt động 70 FDI 3.1.2 Nhận thức về quản lý Nhà nƣớc trong hoạt động FDI ở 75 tầm vĩ mô thông qua pháp luật, cơ chế, chính sách 3.2 Một số định hƣớng hoàn thiện pháp luật đầu tƣ nƣớc 77 ngoài Việt Nam 3.2.1 Cải cách cơ chế xây dựng pháp luật 77 3.2.2 Phải thống nhất hóa khung pháp luật đầu tƣ nƣớc ngoài và 78 đầu tƣ trong nƣớc 3.2.3 Tích cực tham gia vào các Điều ƣớc Quốc tế 79 3.3 Một số giải pháp hoàn thiện cụ thể 80 3.3.1 Đa dạng hóa hình thức đầu tƣ và mở rộng lĩnh vực thu hút 80 đầu tƣ nƣớc ngoài 3.3.2 Hoàn thiện thêm một bƣớc về luật pháp, cơ chế chính sách 82 về đầu tƣ nƣớc ngoài 3.3.3 Cải tiến thủ tục hành chính 83
  5. 3.3.4 Cải cách hệ thống về thuế liên quan đến đầu tƣ nƣớc ngoài 84 trong điều kiện hội nhập 3.3.5 Tiếp tục chủ trƣơng phân cấp quản lý Nhà nƣớc 84 3.3.6 Vấn đề tài chính, tín dụng, ngoại hối 85 Kết luận 87 Tài liệu tham khảo 89 Phụ lục 93
  6. CÁC TỪ VIẾT TẮT ASEAN The Association of South-East Asian Nations (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á) AFTA Asean Free Trade Area (Khu vực mậu dịch tự do ASEAN) AIA ASEAN Investment Area (Khu vực đầu tư ASEAN) APEC Asean-Pacific Economic Conference (Diễn đàn kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương) BTO Build, Transfer, Operate (Xây dựng - chuyển giao- kinh doanh) BOT Build, Operate, Transfer (Xây dựng-Kinh doanh- Chuyển giao) BT Buid, Transfer ( Xây dựng- Chuyển giao) CEPT Common Effective Prerential Tariffs (Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung) COMECOM Council for Mutual Economic Aid (Hội đồng tương trợ kinh tế) FDI Foreign Direct Investment (Đầu tư trực tiếp nước ngoài) GATT Genral Agreement on Tariffs and Trade (Hiệp định chung về toơng mại dịch vụ) GEL General Exception List (Danh mục loại trừ hoàn toàn) IL Inclusion List (Danh mục giảm thuế) TEL Temporary Exclutions List (Danh mục loại trừ tạm thời) NAFTA North American Free Trade Area (Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ)
  7. EU European Union (Liên minh Châu Âu) WTO World Trade Organisation (Tổ chức thương mại thế giới) CJV Cooperation Joint-Venture (Liên doanh hợp tác) JVE Joint-Venture Enterprise (Doanh nghiệp liên doanh) ICSID International Centre for Settlement of Investment Disputes (Trung tâm quốc tế giải quyết tranh chấp đầu tư) UNCITRAL United Nation Commission on International Trade Law (Ủy ban về Luật thương mại của Liên hợp quốc) XHCN Xã hội chủ nghĩa TBCN Tƣ bản chủ nghĩa K Khoản Đ Điều HĐLD Hợp đồng liên doanh ĐTNN Đầu tƣ nƣớc ngoài HĐHTKD Hợp đồng hợp tác kinh doanh
  8. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quan hệ quốc tế hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, kinh tế thị trƣờng có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển của lực lƣợng sản xuất. Toàn cầu hoá kinh tế là một xu hƣớng khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều các nƣớc tham gia, vừa có ảnh hƣởng tiêu cực, vừa tích cực; là một quá trình vừa có hợp tác, vừa có đấu tranh. Thế giới đang đứng trƣớc nhiều vấn đề toàn cầu mà không một quốc gia riêng lẻ nào có thể tự giải quyết đƣợc nếu không có sự hợp tác đa phƣơng. Những nét mới ấy trong tình hình thế giới và khu vực tác động mạnh mẽ đến tình hình phát triển kinh tế và xã hội ở nƣớc ta. Thực hiện quan điểm đổi mới của Đại hội Đảng lần thứ VI(1986), nền kinh tế Việt Nam đã có những bƣớc chuyển rõ rệt, chúng ta đang từng bƣớc hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Tham gia tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông nam Á (ASEAN) năm 1995, với các chƣơng trình hợp tác cụ thể nhƣ: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN(AFTA); tham gia Hiệp định khung về khu vƣc đầu tƣ ASEAN(AIA)-một trong những bƣớc đi quan trọng nhất để hội nhập kinh tế vào ASEAN, Việt Nam đã và đang thu đƣợc những thành tựu về kinh tế. Cùng với việc tham gia Diễn đàn hợp tác Châu Á - Thái Bình Dƣơng (APEC) năm 1998 ; đang đàm phán để gia nhập Tổ chức thƣơng mại thế giới WTO, Việt Nam có những cơ hội lớn và cũng đầy thách thức lớn trƣớc mắt. Tận dụng những cơ hội, vƣợt qua những thách thức sẽ giúp Việt Nam hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế khu vực và quốc tế, rút ngắn khoảng cách về kinh tế giữa Việt Nam và các nƣớc trong khu vực cũng nhƣ trên thế giới. 1
  9. Để làm đƣợc điều đó, trƣớc hết Việt Nam phải tạo đƣợc một môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi, hấp dẫn nhằm thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, trong đó môi trƣờng pháp lý là quan trọng. Thông qua đầu tƣ nƣớc ngoài, chúng ta học hỏi đƣợc kinh nghiệm quản lý, tiếp thu đƣợc công nghệ tiên tiến, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp...Qua đó sẽ có kinh nghiệm tốt hơn cho quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam. Thực hiện các cam kết quốc tế, Việt Nam ngày càng nhận rõ nghĩa vụ tuân thủ nguyên tắc đối xử quốc gia và quy chế tối huệ quốc. Những điều đó tác động đến chính sách thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, các chính sách đối với lĩnh vực kinh tế này trong quan hệ với các khu vực kinh tế khác. Vì vậy, nghiên cứu đề tài"Pháp luật đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực" là một yêu cầu có tính cấp thiết. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Nghiên cứu về pháp luật nói chung của Việt Nam trong quá trình hội nhập tuy đã có khá nhiều công trình, song nghiên cứu về pháp luật đầu tƣ nƣớc ngoài của Việt Nam trong điều kiện hội nhập thì chƣa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện. Tuy nhiên trong thời gian qua cũng đã có nhiều các bài báo, bài nghiên cứu đăng trên các báo, tạp chí về vấn đề này nhƣng mới chỉ dừng ở phạm vi hẹp và chƣa toàn diện. Ở cấp độ luận án tiến sĩ và luận văn thạc sĩ cho đến thời điểm này chƣa có một công trình nghiên cứu nào về vấn đề này. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Luận văn sẽ hƣớng tới mục tiêu là: 2
  10. - Nghiên cứu những yêu cầu của các Điều ƣớc quốc tế trong phạm vi khu vực và quốc tế đặt ra đối với đầu tƣ nƣớc ngoài nhƣ: AFTA, APEC, WTO. - Nghiên cứu, đánh giá thực trạng pháp luật đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam trong điều kiện hội nhập. - So sánh với pháp luật của một số nƣớc trong khu vực về đầu tƣ nƣớc ngoài và so sánh với yêu cầu của hội nhập kinh tế. Qua đó đánh giá đúng thực trạng pháp luật đầu tƣ nƣớc ngoài của Việt Nam để từ đó xác định đƣợc phƣơng hƣớng và các giải pháp hoàn thiện pháp luật đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam. Để đạt đƣợc mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ: - Phân tích xu hƣớng khách quan của hội nhập kinh tế. - Phân tích những yêu cầu của hội nhập đặt ra đối với Việt Nam, những cơ hội, cũng nhƣ thách thức đối với nền kinh tế nói chung và những thách thức đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, cũng nhƣ những thách thức trong việc kêu gọi vốn đầu tƣ. - Phân tích những ảnh hƣởng của hội nhập kinh tế đối pháp luật về đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam. - Phân tích, đánh giá những đổi mới của chính sách pháp luật đầu tƣ nƣớc ngoài của Việt Nam trong quá trình hội nhập. - Phân tích những tồn tại (bất cập) của pháp luật đầu tƣ nƣớc ngoài Việt Nam trƣớc yêu cầu hội nhập kinh tế. - Đƣa ra phƣơng hƣớng và giải pháp hoàn thiện pháp luật đầu tƣ nƣớc ngoài Việt Nam. 3
  11. 4. Phạm vi nghiên cứu Pháp luật đầu tƣ là một lĩnh vực rộng, trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu về hình thức, lĩnh vực và giới hạn đầu tƣ; vấn đề cấp phép đầu tƣ và các thủ tục hành chính liên quan khác; về quy trình góp vốn; về quản lý dự án và về thuế. Những quy định còn bất cập, chƣa đáp ứng đƣợc các yêu cầu của hội nhập kinh tế, không phù hợp với thông lệ quốc tế, để từ đó đƣa ra phƣơng hƣớng và giải pháp hoàn thiện pháp luật đầu tƣ. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn đƣợc trình bày trên cơ sở nguyên tắc và phƣơng pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lê nin, sử dụng phƣơng pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử để giải quyết các vấn đề luận văn đặt ra. Luận văn còn sử dụng các phƣơng pháp cụ thể sau: Phƣơng pháp hệ thống, phƣơng pháp lịch sử, phƣơng pháp so sánh và phân tích, sơ đồ hoá. 6. Cơ cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn gồm có ba chƣơng sau: Chƣơng 1. Xu thế hội nhập kinh tế khu vực và ảnh hƣởng của chúng đối với pháp luật đầu tƣ nƣớc ngoài Việt Nam Chƣơng 2. Thực trạng pháp luật đầu tƣ nƣớc ngoài Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực Chƣơng 3. Phƣơng hƣớng và giải pháp hoàn thiện pháp luật đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực. 4
  12. CHƢƠNG 1 XU THẾ HỘI NHẬP KINH TẾ, YÊU CẦU VÀ ẢNH HƢỞNG ĐỐI VỚI PHÁP LUẬT ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI VIỆT NAM. 1.1 HỘI NHẬP KINH TẾ - XU HƢỚNG, YÊU CẦU, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM 1.1.1 Khái niệm về hội nhập kinh tế (*) Hội nhập kinh tế là sự gắn kết nền kinh tế của một nƣớc vào các tổ chức hợp tác kinh tế khu vực và toàn cầu, trong đó các thành viên quan hệ với nhau theo những quy định chung. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai đã xuất hiện các tổ chức nhƣ liên minh Châu Âu, Hội đồng tƣơng trợ kinh tế (COMECOM), Hiệp định chung về thuế quan và thƣơng mại (GATT). Từ những năm 80 trở lại đây, tiến trình này phát triển mạnh cùng với xu hƣớng toàn cầu hóa đời sống kinh tế, thể hiện ở sự xuất hiện nhiều tổ chức liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu nhƣ AFTA, NAFTA, EU, APEC, WTO... Trƣớc kia khái niệm hội nhập kinh tế chỉ đƣợc hiểu đơn thuần là những hoạt động giảm thuế, mở cửa thị trƣờng [23; 5]. Hội nhập kinh tế ngày nay đƣợc hiểu là việc một quốc gia thực hiện chính sách kinh tế mở, tham gia các (*) Khái niệm "Hội nhập" tiếng Pháp là Integration trƣớc đây thƣờng dịch là "nhất thể hoá" hay "liên kết", nay dịch là "hội nhập". 5
  13. định chế kinh tế - tài chính quốc tế, thực hiện tự do hóa và thuận lợi hóa thƣơng mại, đầu tƣ. Trên thế giới có rất nhiều tài liệu viết về khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế. Nhiều ngƣời cho rằng Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình tự do hóa thƣơng mại và đầu tƣ [23; 19]. Giên Ri-đen đã định nghĩa: "Hội nhập là tự do thƣơng mại, không phải chỉ đơn giản là bản thân thƣơng mại". Cũng có ngƣời tiếp cận đến vấn đề về tự do hóa thƣơng mại này bằng cách đi từ các chính sách tự do thƣơng mại đơn phƣơng trong chính sách kinh tế của mỗi quốc gia đến các hình thức thỏa thuận tự do hóa thƣơng mại ở cấp độ khu vực và quốc tế.[22] Cách tiếp cận nhƣ trên là chƣa toàn diện. Bởi lẽ về mặt lý luận, các vấn đề kinh tế không chỉ mang các đặc trƣng của kinh tế đơn thuần mà luôn luôn gắn với một hệ thống chính trị là nền tảng tƣ tƣởng của nó. Về mặt thực tiễn, rõ ràng ở các quốc gia nào cũng vậy, ngƣời ta chỉ chấp nhận hội nhập kinh tế quốc tế một khi lợi ích của quốc gia đó đƣợc bảo đảm. Các lợi ích này bao gồm cả lợi ích chính trị của mỗi quốc gia. Kể cả trong Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (GATT) 1994, trong Hiệp định thực hiện khu vực mậu dịch tự do của khối ASEAN (AFTA) hay bất kỳ hiệp định song phƣơng giữa hai quốc gia nào cũng luôn có điều khoản loại trừ các yếu tố gây hại đến an ninh quốc gia của mỗi nƣớc. Với cách tiếp cận này, có thể hiểu hội nhập kinh tế quốc tế của ta hiện nay không chỉ là quá trình gia nhập các tổ chức kinh tế quốc tế (bao gồm các thỏa thuận trong phạm vi khu vực và quốc tế) nhƣ AFTA/ ASEAN, Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á, Thái Bình Dƣơng (APEC), Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO), kể cả Hiệp định thƣơng mại Việt-Mỹ mà còn đƣợc thể hiện trong 6
  14. bản thân hệ thống các chính sách thƣơng mại, chính sách phát triển kinh tế đã và đang đƣợc Đảng và Nhà nƣớc định hƣớng. Nhƣ vậy, có thể hiểu hội nhập kinh tế quốc tế là việc các nƣớc (có thể là một khu vực ví dụ ASEAN, có thể là hai nƣớc, có thể là một nƣớc với một nhóm các nƣớc, ví dụ: Việt Nam - EU, hoặc toàn thế giới) đi tìm kiếm một số điều kiện nào đó mà họ có thể thống nhất đƣợc với nhau kể cả dành cho nhau những ƣu đãi, tạo ra những điều kiện công bằng, có đi có lại trong quan hệ hợp tác với nhau... nhằm khai thác các khả năng lẫn nhau phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế của mình. Trong giai đoạn hiện nay, cũng nhƣ trong một tƣơng lai xa hơn, Hội nhập kinh tế quốc tế đối với Việt Nam có nghĩa là Việt Nam phải tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực nhƣ AFTA, APEC, WTO..., phát triển quan hệ thƣơng mại và đầu tƣ rộng rãi với mọi quốc gia, đặc biệt là các trung tâm kinh tế thế giới, mở rộng sự hợp tác với các công ty xuyên quốc gia. Phát triển các mối quan hệ này sẽ dẫn đến một kết cục là: các hàng rào thuế quan và phi thuế quan phải giảm thiểu theo các nguyên tắc của các tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế; hàng hóa đƣợc tự do lƣu chuyển ở thị trƣờng các nƣớc thành viên. Hội nhập kinh tế quốc tế, tạo nên sự liên kết giữa các nền kinh tế quốc tế, đẩy tới mức độ chuyên sâu của phân công lao động quốc tế: từ phân công theo sản phẩm chuyển dần sang phân công theo chi tiết của sản phẩm. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế làm xuất hiện quá trình tự do di trú, tự do di chuyển sức lao động giữa các quốc gia trong quan hệ kinh tế quốc tế và đặc biệt là tự do lƣu chuyển tƣ bản. Hội nhập kinh tế quốc tế có thể diễn ra dƣới những hình thức nhƣ: các Hiệp định kinh tế , thƣơng mại song phƣơng (Hiệp định Thƣơng mại Việt 7
  15. Nam - Hoa Kỳ); các khối kinh tế khu vực nhƣ: EU, NAFTA, AFTA, APEC... và các tổ chức kinh tế toàn cầu nhƣ WTO, IMF, WB... Tóm lại, Hội nhập kinh tế là qúa trình tự giác tham gia các quan hệ kinh tế toàn cầu, tuân thủ các luật chơi chung và sự phân công lao động quốc tế. 1.1.2. Hội nhập kinh tế khu vực một xu hƣớng phát triển khách quan Nhƣ chúng ta đã biết, từ nhiều thế kỷ trƣớc, những tiến bộ trong kỹ thuật hàng hải và công nghệ đóng tàu, khai thác đƣờng giao thông, những bƣớc phát triển của thị trƣờng hàng hóa đã tạo điều kiện mở mang giao lƣu buôn bán giữa các quốc gia. Trải qua quá trình trình phát triển lâu dài, quan hệ kinh tế quốc tế ngày càng trở nên phổ biến, bao quát nhiều lĩnh vực với nhiều hình thức. Đặc biệt vài chục năm gần đây, xuất hiện những nhân tố kinh tế - kỹ thuật rất mới dẫn đến bƣớc phát triển nhảy vọt và toàn cầu hóa các quan hệ quốc tế. Đó là: a. Lực lượng sản xuất vƣơn mạnh ra ngoài biên giới quốc gia cùng nhiều công nghệ hiện đại, đặc biệt là cuộc cách mạng thông tin đã tạo nên mạng thông tin liên hoàn toàn cầu; những tiến bộ mới trong giao thông vận tải đã rút ngắn thời gian giao tiếp giữa các vùng lãnh thổ trên thế giới... Những điều kiện vật chất có tính quyết định đó làm cho các hoạt động kinh tế lan tỏa khắp toàn cầu. b. Sự phân công lao động quốc tế vừa phổ cập trên diện rộng, vừa phát triển theo chiều sâu. Các quan hệ thƣơng mại, các dòng vốn đầu tƣ, các hoạt động dịch vụ phát triển rộng khắp chƣa từng có giữa các nƣớc. c. Mức độ liên kết thống nhất của các thị trường đƣợc tăng cƣờng; không còn hoạt động tách rời thị trƣờng XHCN với thị trƣờng TBCN; các cƣờng quốc công nghiệp không còn phân chia thị trƣờng thế giới thành những 8
  16. vùng ảnh hƣởng rõ rệt của riêng từng nƣớc; các công ty đa quốc gia phát triển nhanh chóng, trong cùng một lúc thâm nhập thị trƣờng nhiều nƣớc, quy mô và tốc độ chu chuyển vốn, hàng hóa, dịch vụ, lao động, công nghệ tăng lên rất nhanh, diễn ra đồng thời trên cả ba cấp: quốc gia, khu vực, toàn cầu. Nói cách khác, xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển ngày càng trở thành xu thế lớn... Khi toàn cầu hóa về kinh tế đang trở thành một xu hƣớng khách quan thì yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế càng trở nên cấp bách. Toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế mới của quá trình phát triển kinh tế thị trƣờng, phản ánh trình độ phát triển cao của lực lƣợng sản xuất, phân công lao động quốc tế và việc quốc tế hóa sản xuất trở nên phổ biến. Đặc điểm quan trọng của toàn cầu hóa là nền kinh tế thế giới tồn tại và phát triển nhƣ một chỉnh thể trong đó nền kinh tế các quốc gia chỉ là các bộ phận có quan hệ tƣơng tác lẫn nhau, phát triển dƣới nhiều hình thức, bằng nhiều phƣơng pháp khác nhau. Không thể phủ nhận rằng, bất kỳ một quốc gia nào khi tham gia vào quan hệ kinh tế quốc tế đều có thể thu đƣợc lợi ích nếu quốc gia đó tập trung vào việc sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm thể hiện mối tƣơng quan thuận lợi hơn về mặt chi phí so với các quốc gia khác sản xuất những sản phẩm tƣơng tự. Do vậy chỉ có những quốc gia bắt kịp với xu thế này, biết tận dụng thời cơ, vƣợt qua thách thức mới có thể đứng vững và phát triển. Quốc gia nào không thực hiện hội nhập tức là đã loại mình ra ngoài lề của sự phát triển. Nói cách khác, hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một tất yếu khách quan. Đúng nhƣ nhận định của Mác-Ăng Ghen trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản:"Đại công nghiệp tạo ra thị trƣờng thế giới... Thay cho tình trạng cô lập trƣớc kia của các đối phƣơng và dân tộc tự cung tự cấp, ta thấy phát triển những quan hệ phổ biến, sự phụ thuộc phổ biến giữa các dân tộc." 9
  17. Hiện thực đời sống cho thấy: quan hệ kinh tế có tính toàn cầu là sản phẩm tất yếu, xu thế khách quan khi lực lƣợng sản xuất đạt trình độ quốc tế hóa rất cao, khoa học-công nghệ tiến bộ vƣợt bậc, kinh tế thị trƣờng trở nên phổ cập. Nói cách khác, không phải giai cấp này hay thế lực kia có thể tự mình sáng tạo ra toàn cầu hóa theo ý muốn chủ quan mà chính những điều kiện kinh tế-kỹ thuật nhất định đã quốc tế hóa các quan hệ kinh tế, thúc đẩy chúng phát triển đến đỉnh cao là toàn cầu hóa. Trong buổi đầu lịch sử cũng nhƣ suốt quá trình về sau, CNTB vì mục tiêu lợi nhuận đã nhanh chóng nắm bắt, lợi dụng những thành tựu mới của kinh tế và kỹ thuật, thúc đẩy xu hƣớng quốc tế hóa các hoạt động kinh tế, đồng thời choàng lên nó những nhân tố tiêu cực làm vẫn đục môi trƣờng kinh tế toàn cầu. Dƣới tác động của xu thế toàn cầu hóa, xuất hiện nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế là hoạt động của các quốc gia về mở rộng hợp tác kinh tế nhƣng không chỉ đơn giản bằng các quan hệ giao dịch song phƣơng mà bằng hình thức cao hơn, là xây dựng các tổ chức kinh tế khu vực và toàn cầu. Ngày nay nhiều vấn đề kinh tế, xã hội, môi trƣờng, chỉ riêng một quốc gia, dù là quốc gia lớn mạnh nhất, cũng không thể giải quyết đƣợc mà phải có sự liên kết của nhiều nƣớc. Trung Quốc với hơn 1,2 tỷ dân với nhiều nguồn tài nguyên hàng đầu thế giới, với nguồn lao động và các tiềm năng vô cùng lớn, tự riêng nó đã hình thành một thị trƣờng thật sự khổng lồ, mặc dù vậy Thủ tƣớng Trung Quốc Chu Dung Cơ đã nói "Nền kinh tế của Trung Quốc sẽ không phát triển đƣợc nếu không có Châu Á, và sự thịnh vƣợng kinh tế của Châu Á sẽ không tạo ra nếu không có Trung Quốc". Các nền kinh tế phát triển cao nhất thế giới cũng không thể tồn tại riêng lẻ. Thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành nhu cầu cấp thiết của mọi quốc gia, nhằm tận dụng các mặt lợi thế của toàn cầu hóa; đồng thời qua hoạt động thực tế, mặc nhiên góp phần thúc đẩy, làm phong phú nội dung cơ bản của xu thế này. Hiện nay cuộc đấu tranh của 10
  18. các nƣớc chậm phát triển không phải nhằm xóa bỏ, đảo ngƣợc xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế, mà chỉ nhằm cải biến những định chế kinh tế quốc tế không hợp lý, chống lại những mƣu đồ và thủ đoạn trong việc lợi dụng xu thế toàn cầu và mở rộng hội nhập kinh tế. 1.1.3 Những yêu cầu, cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong điều kiện Hội nhập kinh tế khu vực a. Những yêu cầu đặt ra đối với Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực  Yêu cầu hội nhập AFTA Tổ chức hợp tác khu vực mà Việt Nam gia nhập đầu tiên là Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á năm 1995 (ASEAN). Đồng thời Việt Nam cũng tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN(AFTA). Với sự tham gia này, đã đánh dấu một bƣớc phát triển mới trong quá trình hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế khu vực và quốc tế. Công cụ chủ yếu của AFTA là biểu thuế ƣu đãi có hiệu lực chung (CEPT). CEPT là thỏa thuận đƣợc đƣa ra bởi các nƣớc thành viên nhằm giảm thuế quan trong thƣơng mại nội bộ ASEAN xuống từ 0-5%, đồng thời loại bỏ các hạn chế về định lƣợng các hàng rào phi thuế quan trong vòng 10 năm, bắt đầu từ 01-01-1993 và hoàn thành vào 01-01-2003. Riêng Việt Nam do gia nhập ASEAN sau bắt đầu thực hiện CEPT năm 1996 nên sẽ hoàn thành AFTA vào năm 2006. Các nƣớc thành viên cũng thỏa thuận về việc thống nhất các danh mục biểu thuế và đơn giản hóa các thủ tục hải quan để thực hiện CEPT. Vấn đề cắt giảm thuế quan, loại bỏ các hàng rào thƣơng mại và việc hợp tác trong lĩnh vực hải quan là những nội dung không thể tách rời khi xây dựng AFTA. 11
  19. Tuy nhiên, ASEAN vẫn đảm bảo quyền tự chủ của mỗi nƣớc thành viên trong việc đƣa các mặt hàng vào danh mục cắt giảm thuế (IL), danh mục loại trừ tạm thời (TEL), danh mục loại trừ hoàn toàn (GEL), danh mục nhạy cảm (SL) hoặc nhạy cảm cao. Mặc khác ASEAN vẫn tôn trọng lộ trình cắt giảm thuế của các nƣớc thành viên mà theo lộ trình ấy là hợp lý, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh riêng của từng nƣớc. Bên cạnh việc tiến hành cắt giảm thuế, việc loại bỏ các hạn chế về vấn đề nhập khẩu và các hàng rào phi thuế quan khác cũng là một nội dung hết sức quan trọng của AFTA. Các hạn chế về số lƣợng nhập khẩu có thể xác định một cách dễ dàng theo qui định của CEPT các thành viên phải xóa bỏ hạn chế về định lƣợng ngay khi mặt hàng đó đƣợc đƣa vào danh mục cắt giảm thuế. Còn các hàng rào phi thuế quan khác sẽ đƣợc xóa bỏ dần trong vòng 5 năm sau khi sản phẩm đƣợc hƣởng ƣu đãi. Các hàng rào phi thuế quan khác nhƣ: hài hòa các tiêu chuẩn chất lƣợng hàng hóa, các vấn đề vệ sinh dịch tễ, các qui định về quản lý ngoại hối, đồng bộ các thủ tục hải quan và danh bạ thuế quan... cũng phải dần dần đƣợc dỡ bỏ. Đây cũng là biện pháp nhằm làm cho hàng hóa đƣợc lƣu chuyển một cách tự do, thông thoáng, và quy trình tự do hóa thƣơng mại đƣợc mở rộng.  Yêu cầu hội nhập APEC: Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dƣơng (APEC) đƣợc thành lập vào tháng 11 năm 1989. Hiện nay APEC gồm 21 thành viên, Việt Nam là thành viên chính thức vào năm 1998. Nội dung và mục tiêu cơ bản chủ yếu của hoạt động APEC là: 12
  20. - Thực hiện tự do hóa thƣơng mại và đầu tƣ. Đối với các nƣớc phát triển mục tiêu này đƣợc hoàn thành vào năm 2010; còn các nƣớc đang phát triển hoàn thành vào năm 2020. - Thuận lợi hóa thƣơng mại và đầu tƣ. - Tăng cƣờng hợp tác kinh tế, kỹ thuật khu vực Châu Á-Thái Bình Dƣơng. Để thực hiện mục tiêu trên APEC đƣợc tổ chức và hoạt động dựa trên 9 nguyên tắc cơ bản sau: - Toàn diện (thực hiện tự do hóa thƣơng mại và đầu tƣ trên mọi lĩnh vực). - Phù hợp với những tiêu chuẩn của tổ chức thƣơng mại thế giới WTO. - Không phân biệt đối xử (bình đẳng). - So sánh, xét đến mức độ tự do hóa đã đạt đƣợc của mỗi nƣớc thành viên. - Minh bạch (bảo đảm tính minh bạch mọi chính sách, pháp luật về đầu tƣ, thƣơng mại của các thành viên). - Tự do hóa, thuận lợi hóa thƣơng mại, đầu tƣ thƣờng xuyên, liên tục, từng bƣớc (dừng ở mức hiện tại, chỉ giảm mà không tăng các biện pháp hàng rào bảo hộ). - Các thành viên đồng loạt cùng tiến hành tự do hóa, thuận lợi hóa thƣơng mại theo lộ trình riêng phù hợp với trình độ phát triển của mình. - Linh hoạt, mềm dẻo trong thực hiện tự do hóa, thuận lợi hóa thƣơng mại và đầu tƣ. - Hợp tác khoa học, kỹ thuật để phục vụ cho hợp tác kinh tế. 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2