Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản lý nhà nước về công tác dân tộc qua thực tiễn tỉnh Quảng Ninh
lượt xem 15
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài là chỉ ra cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc tiếp tục hoàn thiện hoạt động QLNN về công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Từ đó, tìm ra những giải pháp cụ thể để nâng cao hơn nữa hiệu quả thực hiện cơ chế này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản lý nhà nước về công tác dân tộc qua thực tiễn tỉnh Quảng Ninh
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT VŨ THỊ THANH NHÀN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CÔNG TÁC DÂN TỘC - QUA THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NINH Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nƣớc và pháp luật Mã số: 60 38 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LƢƠNG THANH CƢỜNG HÀ NỘI - 2014
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Các khuyến nghị khoa học được rút ra từ quá trình nghiên cứu đề tài, không có sự sao chép từ các công trình nghiên cứu khác. NGƢỜI CAM ĐOAN Vũ Thị Thanh Nhàn
- MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các biểu đồ MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CÔNG TÁC DÂN TỘC .................................................................................. 7 1.1. Dân tộc ................................................................................................. 7 1.1.1. Quan niệm về dân tộc ........................................................................... 7 1.1.2. Quan điểm cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lê nin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc ........................................................................ 8 1.1.3. Chính sách dân tộc và sự vận dụng quan điểm Chủ nghĩa Mác – Lê nin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc vào thực tiễn công tác dân tộc ở nƣớc ta hiện nay ................................................... 11 1.2. Quản lý nhà nƣớc về công tác dân tộc............................................ 14 1.2.1. Quan niệm chung về quản lý nhà nƣớc .............................................. 14 1.2.2. Cấu thành quản lý nhà nƣớc về công tác dân tô ̣c............................... 15 1.2.3. Cơ sở pháp lý của quản lý nhà nƣớc về công tác dân tộc ................. 18 1.2.4. Bộ máy QLNN về công tác dân tộc ................................................... 20 1.2.5. Nội dung QLNN về công tác dân tộc ................................................. 25 1.3. Những yếu tố tác động đến QLNN về công tác dân tộc ................ 27 1.3.1. Yếu tố khách quan .............................................................................. 27 1.3.2. Yếu tố chủ quan.................................................................................. 31 Kết luận Chƣơng 1 ........................................................................................ 33
- Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CÔNG TÁC DÂN TỘC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH ..................... 34 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh tỉnh Quảng Ninh ................................................................. 34 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh tỉnh quảng ninh .......................................................................................... 34 2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội vùng dân tộc, miền núi; công tác định canh, định cƣ và vấn đề nhân dân qua lại biên giới tỉnh Quảng Ninh trong những năm qua................................................................. 36 2.2. Thực tế hoạt động quản lý nhà nƣớc về công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong thời gian qua ............................... 40 2.2.1. Cơ quan công tác dân tộc thuộc UBND các cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ........................................................................................ 40 2.2.2. Hoạt động ban hành văn bản quản lý nhà nƣớc về công tác dân tộc ...... 44 2.2.3. Thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ............. 48 2.2.4. Hƣớng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chính sách, chƣơng trình, dự án ở vùng dân tộc thiểu số ................................................... 54 2.2.5. Tuyên truyền, vận động quần chúng tham gia việc thực hiện chính sách dân tộc .............................................................................. 54 2.2.6. Quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ ............................................... 57 2.3. Đánh giá chung đối với quản lý nhà nƣớc về công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và các kinh nghiệm ....................... 60 2.3.1. Những ƣu điểm và nguyên nhân ........................................................ 60 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân ......................................................... 62 2.3.3. Kinh nghiệm từ thực tế quản lý nhà nƣớc về công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh .................................................................... 68 Kết luận Chƣơng 2 ........................................................................................ 71
- Chƣơng 3: TIẾP TỤC HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CÔNG TÁC DÂN TỘC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH ...................................................................... 73 3.1. Nhu cầu tiếp tục hoạt động QLNN về công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ................................................................. 73 3.1.1. Đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội ....................................... 73 3.1.2. Đáp ứng nhu cầu xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền ............................ 75 3.2. Giải pháp hoàn thiện hoạt động QLNN về công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ......................................................... 75 3.2.1. Hoàn thiện pháp luật về công tác dân tộc ......................................... 75 3.2.2. Kiện toàn bộ máy QLNN về công tác dân tộc ................................... 80 3.2.3. Nâng cao chất lƣợng đội ngũ công chức làm công tác dân tộc.......... 81 3.2.4. Bảo đảm cơ sở vật chất phục vụ quản lý nhà nƣớc về công tác dân tộc ................................................................................................ 83 3.2.5. Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức trong quản lý nhà nƣớc về công tác dân tộc .................................................................... 84 3.2.6. Thực hiện tốt việc giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với quản lý nhà nƣớc về công tác dân tộc ............................................................. 85 Kết luận Chƣơng 3 ........................................................................................ 86 KẾT LUẬN .................................................................................................... 88 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 91 PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ANQP: An ninh quốc phòng CBCCVC: Cán bộ, công chức, viên chức CQĐP: Chính quyền địa phƣơng CSDT: Chính sách dân tộc CT 134: Chƣơng trình 134 CT 135: Chƣơng trình 135 DTTS: Dân tộc thiểu số ĐBKK: Đặc biệt khó khăn HĐND: Hội đồng nhân dân MTTQ: Mặt trận tổ quốc QLNN: Quản lý nhà nƣớc QPPL: Quy phạm pháp luật UBND: Ủy ban nhân dân XHCN: Xã hội chủ nghĩa
- DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Kết quả thực hiện di dân các năm 2006-2011 ......................... 38 Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ bố trí dân cƣ các vùng giai đoạn 2006 -2011 ................. 39 Biểu 2.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy và biên chế cơ quan ............................. 40 Biểu 2.4. Số liệu đội ngũ CBCCVC là ngƣời DTTS............................... 57 Biểu số 2.5. Tỷ lệ CBCCVC là ngƣời DTTS cơ quan ................................. 58
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một quốc gia thống nhất gồm 54 dân tộc anh em, trong đó có 53 dân tộc thiểu số. Các DTTS ở nƣớc ta chiếm 13,8% dân số cả nƣớc, phân bố trên địa bàn rộng lớn với 3/4 lãnh thổ, tập trung chủ yếu ở vùng miền núi, biên giới có vị trí chiến lƣợc quan trọng về chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng và môi trƣờng sinh thái. Đồng bào dân tộc luôn phát huy truyền thống đoàn kết, yêu thƣơng, giúp đỡ lẫn nhau, kề vai sát cánh trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, khắc phục thiên tai và xây dựng đất nƣớc. Công tác dân tộc và đoàn kết dân tộc có vị trí chiến lƣợc lâu dài trong sự nghiệp cách mạng của nƣớc ta. Thực hiện CSDT, chăm lo đời sống của đồng bào các DTTS không chỉ là trách nhiệm, nghĩa vụ mà còn là tình cảm đền ơn, đáp nghĩa của Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân ta. Tỉnh Quảng Ninh là một tỉnh miền núi, có 14 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm 04 thành phố, 01 thị xã, 09 huyện) với 186 xã, phƣờng, thị trấn. Theo số liệu tổng điều tra dân số tại thời điểm 01/4/2009, dân số tỉnh Quảng Ninh có 1.144.381 ngƣời với 22 thành phần dân tộc. Trong đó có 21 DTTS với 143.278 ngƣời, chiếm 12,52% dân số toàn tỉnh, cƣ trú trên địa bàn rộng lớn (hơn 85% diện tích của tỉnh), có vị trí trọng yếu về an ninh, quốc phòng. Trong những năm qua, công tác dân tộc của tỉnh đƣợc chăm lo. Các cấp đã quan tâm đầu tƣ phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi, hải đảo, hỗ trợ các xã nghèo khó khăn; bồi dƣỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ và hệ thống chính trị vùng dân tộc, miền núi; có nhiều biện pháp để đồng bào dân tộc định canh, định cƣ, phát triển sản xuất, ổn định đời sống. Đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào vùng dân tộc, miền núi đƣợc cải thiện. Đồng bào yên tâm, phấn khởi, tin tƣởng vào chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp 1
- luật của Nhà nƣớc. Đoàn kết dân tộc đƣợc củng cố, tiến bộ; an ninh, quốc phòng đƣợc giữ vững. Tuy vậy, so với mặt bằng chung của tỉnh, tình hình kinh tế - xã hội vùng dân tộc, miền núi, biên giới, biển đảo, nhất là ở các xã, thôn, bản ở vùng sâu, vùng xa, biên giới của tỉnh Quảng Ninh còn nhiều khó khăn. Việc thực hiện QLNN lĩnh vực công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh tuy có nhiều cố gắng, song còn có những tồn tại, hạn chế. Tình hình quốc tế và trong nƣớc có những diễn biến phức tạp, tiềm ẩn những nguy cơ khó lƣờng ở lĩnh vực dân tộc, tôn giáo. Một số hoạt động tôn giáo có những diễn biến phức tạp, có thể tạo nên những yếu tố gây mất ổn định. Các thế lực thù địch đang ra sức chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng, công cuộc đổi mới của đất nƣớc với các chiêu bài “diễn biến hòa bình”, “tự chuyển hóa”, trên cơ sở lợi dụng các vấn đề nhân quyền, dân tộc, tôn giáo. Địa bàn vùng dân tộc, miền núi, biên giới, biển đảo của tỉnh luôn tiềm ẩn nguy cơ bị các thế lực thù địch lợi dụng. Từ những lý do trên, việc nghiên cứu QLNN về công tác dân tộc ở Quảng Ninh để đƣa ra các đề xuất góp phần hoàn thiện QLNN đối với công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh là rất cần thiết để phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc, miền núi, biên giới, biển đảo bền vững. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài “Vấn đề dân tộc và đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, đồng thời cũng là vấn đề cấp bách hiện nay của cách mạng Việt Nam”[23]. Công tác dân tộc là lĩnh vực công tác rộng lớn từ nghiên cứu, tham mƣu cho Đảng và Nhà nƣớc trong hoạch định các chủ trƣơng, chính sách, phát luật về vấn đề dân tộc đến tuyên truyền vận động và tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật, các chƣơng trình tác động trực tiếp đến các quan hệ tộc ngƣời nhằm phát triển toàn diện về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã 2
- hội và ANQP các vùng dân tộc, miền núi. Do vị trí quan trọng của vấn đề dân tộc, công tác dân tộc cùng những đặc thù của lĩnh vực quan hệ tộc ngƣời đòi hỏi sự tham gia của tất cả các cấp, các ngành, của toàn bộ hệ thống chính trị “công tác dân tộc và thực hiện CSDT là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của các cấp, các ngành, của toàn bộ hệ thống chính trị”[18]. Tính đa dạng của đối tƣợng quản lý, tính phức tạp trong quản lý liên ngành đang đặt ra nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn cần nghiên cứu tổng kết. Trong những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn liên quan đến vấn đề dân tộc, quan hệ dân tộc, CSDT và công tác dân tộc ở nƣớc ta góp phần tích cực vào việc tham mƣu cho Đảng và Nhà nƣớc trong hoạch định chính sách, pháp luật về vấn đề dân tộc, tổng kết thực hiện CSDT, giải quyết các quan hệ tộc ngƣời nhằm thực hiện đại đoàn kết các dân tộc. Trong đó, có thể kể đến nhƣ: - Các dân tộc thiểu số Việt Nam thế kỷ XX – NXB Chính trị Quốc gia ấn hành năm 2001; - 55 năm công tác dân tộc và miền núi (1946-2001) - Ủy ban Dân tộc; - Vấn đề dân tộc và định hướng xây dựng chính sách dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa – NXB Chính trị Quốc gia – 2002) của Viện nghiên cứu chính sách dân tộc và miền núi (nay là Viện Dân tộc); - Quan hệ giữa các tộc người trong một quốc gia dân tộc – GS. Đặng Nghiêm Vạn – NXB Chính trị Quốc gia năm 1993; - Dân số và dân tộc tộc người ở Việt Nam – GS. Khổng Diễn - NXB Khoa học xã hội năm 1995; - Mấy vấn đề về lý luận và thực tiễn cấp bách liên quan đến quan hệ dân tộc hiện nay – GS. Phan Hữu Dật – NXB Chính trị Quốc gia, năm 2001; - Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc - Ủy ban Dân tộc – NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, năm 2013; 3
- - Đề tài khoa học cấp tỉnh của Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Quảng Ninh (2006): Nghiên cứu đạo Phật Việt Nam đời nhà Trần tại Quảng Ninh và các giải pháp quản lý đối với vấn đề tôn giáo hiện nay; ... Cũng đã có nhiều các chuyên luận đƣợc đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành liên quan đến pháp luật và chính sách đối với các dân tộc thiểu số, ví dụ nhƣ: - Đầu tƣ phát triển bền vững vùng dân tộc, miền núi: nhân tố cơ bản, quyết định làm thất bại âm mƣu “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch (Nguyễn Phƣơng Thảo - Tạp chí Dân tộc số 46 tháng 10/2004); - Đổi mới việc thực hiện chính sách xã hội ở nƣớc ta hiện nay (PGS.TS Trần Quang Nhiếp – Tạp chí Dân tộc số 39 tháng 3/2004); - Luật tục với phát triển nông thôn vùng dân tộc, miền núi (TS. Lƣu Văn An – Tạp chí Dân tộc số 71 tháng 11/2005); - Chính sách dân tộc của Đảng đối với các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên thực trạng và giải pháp (TS. Nguyễn Văn Nam – tạp chí Dân tộc số 69 tháng 9/2006) - Giải quyết tốt vấn đề dân tộc, tôn giáo góp phần giữ vững ổn định chính trị trên địa bàn chiến lƣợc Tây Nguyên (PGS-TS. Lê Văn Đính Đông Đức- Tạp chí Dân tộc số 134- tháng 3/2012); - Thực trạng và giải pháp nâng cao nguồn nhân lực vùng dân tộc, miền núi (Nguyễn Quảng Hải, Trần Phƣơng Liên – Tạp chí Dân tộc số 136, tháng 4/2012) .... Đó là những thành quả nghiên cứu lý luận chung đóng góp ở mức độ khác nhau (trực tiếp, gián tiếp) vào QLNN về công tác dân tộc. Những công trình nghiên cứu, tài liệu nêu trên là nguồn tƣ liệu tham khảo có giá trị, mang tính lý luận và thực tiễn cao. 4
- Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề lý luận liên quan trực tiếp đến QLNN về công tác dân tộc nhƣ: QLNN về dân tộc với xây dựng nhà nƣớc pháp quyền; quan hệ trong QLNN về công tác dân tộc (những lĩnh vực trực tiếp, những lĩnh vực tham gia, phối hợp); các giải pháp để nâng cao chất lƣợng đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ là ngƣời DTTS nói chung, đội ngũ làm công tác dân tộc nói riêng; hệ thống pháp luật liên quan đến QLNN về công tác dân tộc; cơ cấu, chức năng và tổ chức bộ máy QLNN về công tác dân tộc... Ở Quảng Ninh đến nay, chƣa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống về lý luận và thực tiễn đối với lĩnh vực QLNN về công tác dân tộc. Đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện vấn đề này trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và cũng là lý do để đề tài “Quản lý nhà nước về công tác dân tộc qua thực tiễn tỉnh Quảng Ninh” đƣợc lựa chọn bởi sự không trùng lặp chủ đề với các công trình đã công bố. 3. Mục đích và nhiệm vụ của Luận văn Mục đích nghiên cứu của đề tài là chỉ ra cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc tiếp tục hoàn thiện hoạt động QLNN về công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Từ đó, tìm ra những giải pháp cụ thể để nâng cao hơn nữa hiệu quả thực hiện cơ chế này. Để đạt đƣợc mục đích trên, đề tài đặt ra những nhiệm vụ sau: - Làm rõ thêm cơ sở khoa học, pháp lý của QLNN về công tác dân tộc; - Phân tích thực trạng và đánh giá thực trạng, xác định ƣu, nhƣợc điểm và những vấn đề đặt ra trong QLNN về công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; - Đƣa ra những giải pháp để tiếp tục hoàn thiện QLNN về công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu là hoạt động QLNN về công tác dân tộc. Phạm vi nghiên cứu của luận văn về không gian đƣợc giới hạn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, giới hạn thời gian là từ năm 2009 đến năm 2013. 5
- 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn đƣợc nghiên cứu dựa trên cơ sở phƣơng pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, quan điểm, chủ trƣơng của Đảng và nhà nƣớc ta về công tác dân tộc. Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể đƣợc sử dụng một cách linh hoạt và hợp lý: phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu; phƣơng pháp khảo sát thực tế; phƣơng pháp thống kê và phân tích tổng hợp; phƣơng pháp phân tích, đối chiếu; phƣơng pháp so sánh. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận văn Về lý luận, Luận văn hệ thống hóa và làm rõ thêm cơ sở lý luận về công tác dân tộc. Về thực tiễn, các khuyến nghị của Luận văn hƣớng đến việc góp phần hoàn thiện hoạt động lập quy của UBND tỉnh Quảng Ninh về công tác dân tộc, kết hợp rà soát và hệ thống hóa các văn bản QPPL trong lĩnh vực dân tộc nhằm loại bỏ các văn bản hết hiệu lực; ban hành các văn bản điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực dân tộc của tỉnh Quảng Ninh cũng nhƣ dự báo tình hình và đề xuất các giải pháp mới nhằm nâng cao chất lƣợng QLNN về dân tộc ở Quảng Ninh trong thời gian tới. Luận văn cũng còn là tài liệu tham khảo trong các cơ sở đào tạo Luật học, Hành chính học. 7. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm ba chƣơng: Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CÔNG TÁC DÂN TỘC Chƣơng 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CÔNG TÁC DÂN TỘC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH Chƣơng 3: TIẾP TỤC HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CÔNG TÁC DÂN TỘC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH 6
- Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CÔNG TÁC DÂN TỘC 1.1. Dân tộc 1.1.1. Quan niệm về dân tộc Dân tộc đƣợc hiểu theo hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, dân tộc là một cộng đồng người thống nhất, có chung một nhà nước, một lãnh thổ, một nền kinh tế, một chế độ chính trị - xã hội, có ngôn ngữ và văn hoá chung, thống nhất[55]. Theo nghĩa này, nói tới dân tộc là nói tới quốc gia. Sự hình thành dân tộc gắn liền với sự ra đời của nhà nƣớc, đó là nhà nƣớc dân tộc. Nhà nƣớc dân tộc có thể là một tộc ngƣời, là dân tộc đơn nhất nhƣ Nhật Bản, Triều Tiên; cũng có thể là nhiều tộc ngƣời, là dân tộc đa tộc ngƣời nhƣ Việt Nam, Trung Quốc và hầu hết các nƣớc khác. Nhà nƣớc dân tộc phải là nhà nƣớc độc lập, có lãnh thổ toàn vẹn, có chủ quyền. Dân tộc không chỉ là một cộng đồng ngƣời hay cộng đồng đa tộc ngƣời mà còn là một cộng đồng kinh tế, chính trị - xã hội và văn hoá gắn với nhà nƣớc và những điều kiện lịch sử nhất định. Theo nghĩa hẹp, dân tộc là chỉ một tộc người cụ thể [55]. (Ví dụ: Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, là quốc gia đa tộc ngƣời, gồm 54 tộc ngƣời, ngoài tộc ngƣời Kinh chiếm đa số về số dân, còn có 53 tộc ngƣời thiểu số khác: Tày, Nùng, Hmông, Bana, Êđê...). Khi nói dân tộc - tộc ngƣời là nói theo nghĩa hẹp. Tộc ngƣời trong quốc gia - dân tộc có nhiều tộc ngƣời hợp thành là một thành phần trong cơ cấu của dân tộc - quốc gia đó. Các tộc ngƣời bình đẳng (thiểu số cũng nhƣ đa số), cùng sinh sống, có chung chế độ chính trị, nhà nƣớc, luật pháp, kinh tế, văn hoá nhƣng lại có văn hoá tộc ngƣời riêng của mình (ngôn ngữ, phong tục, tập quán, lối sống…). 7
- Nhƣ vậy, dân tộc - quốc gia nổi bật ở tính toàn vẹn lãnh thổ, độc lập chủ quyền. Trong khi đó, dân tộc - tộc ngƣời lại đặc biệt nổi bật ở văn hoá tộc ngƣời. 1.1.2. Quan điểm cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc 1.1.2.1. Quan điểm cơ bản của Chủ nghĩa Mác- Lênin về vấn đề dân tộc Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin xem xét vấn đề dân tộc trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Sự hình thành và phát triển dân tộc là một hiện tƣợng lịch sử xã hội phức tạp, có căn nguyên sâu xa từ sự vận động của sản xuất, của kinh tế đồng thời chịu sự tác động chi phối trực tiếp của nhân tố chính trị, tức là của giai cấp và Nhà nƣớc trong việc tổ chức nên đời sống xã hội của các cộng đồng ngƣời. Mặt khác, dân tộc ra đời và phát triển còn gắn liền với truyền thống lịch sử và văn hoá (kể cả đời sống tín ngƣỡng, tôn giáo) của từng dân tộc. Bởi lẽ, mỗi cộng đồng dân tộc cũng nhƣ cộng đồng tộc ngƣời có lịch sử hình thành và phát triển không giống nhau, không đồng thời và nhất loạt nhƣ nhau. Dân tộc là sản phẩm của quá trình phát triển lâu dài của xã hội loài ngƣời. Dân tộc có các hình thức cộng đồng khác nhau trong lịch sử từ thấp đến cao, từ thị tộc và bộ lạc đến các bộ tộc và đến khi xuất hiện giai cấp, nhà nƣớc thì xuất hiện dân tộc. “Vấn đề dân tộc là một bộ phận của vấn đề chung về cách mạng vô sản, một bộ phận của vấn đề chuyên chính vô sản” [40, tr.294]. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin, đặc biệt là Lênin đã xác định những nguyên tắc và nội dung chủ yếu của Cƣơng lĩnh dân tộc nhằm giải quyết vấn đề dân tộc trong điều kiện chủ nghĩa tƣ bản đã phát triển và cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị tƣ bản chủ nghĩa đã trở nên cấp bách ở nửa sau thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Ba nguyên tắc cơ bản của CSDT là: “Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng, các dân tộc được quyền tự quyết, liên hiệp các công nhân tất cả các dân tộc lại” [16, tr.90]. 8
- Cƣơng lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác-Lênin vẫn còn mãi giá trị và ý nghĩa của nó trong điều kiện hiện nay. 1.1.2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân tộc ở Việt Nam Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, công tác dân tộc là một trong những nội dung tƣ tƣởng cơ bản trong toàn bộ hệ thống tƣ tƣởng của Ngƣời về cách mạng Việt Nam. Vận dụng các nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lê nin về vấn đề dân tộc vào thực tiễn tình hình và yêu cầu cụ thể của cách mạng Việt Nam, thấu hiểu sâu sắc tình hình, truyền thống lịch sử văn hóa của các dân tộc Việt Nam, Bác Hồ đã đề ra nguyên tắc cơ bản và có thể nói cũng là thể hiện quan điểm tƣ tƣởng mang tính nền tảng của Ngƣời về công tác dân tộc ở nƣớc ta đó là “Đoàn kết, bình đẳng, tƣơng trợ”. Sau khi Nhà nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, Hiến pháp năm 1946 đã công bố quyền bình đẳng trƣớc pháp luật của mọi công dân, không kể là dân tộc đa số hay thiểu số: “Đất nước Việt Nam là khối thống nhất Trung Nam Bắc không thể phân chia” (Điều 2). Và “Ngoài sự bình đẳng về quyền lợi, những quốc dân thiểu số được giúp đỡ về mọi phương diện để chóng tiến kịp trình độ chung” (Điều 8). Bình đẳng là cơ sở của đoàn kết giữa các dân tộc, nếu không có bình đẳng thì không thể có đoàn kết thực sự. Các dân tộc Việt Nam đều là thành viên của một nƣớc Việt Nam độc lập dƣới sự lãnh đạo của một Đảng, một Chính phủ. Trong Thƣ gửi Đại hội các DTTS tại Plâycu năm 1946, Ngƣời viết: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các DTTS khác, đều là con cháu VN, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau. Trước kia chúng ta xa cách nhau, một là vì thiếu dây liên lạc, hai là vì có kẻ xúi giục để chia rẽ chúng ta. Ngày nay nước Việt Nam là nước chung của chúng ta. Trong Quốc hội có đủ đại biểu các dân tộc. Chính phủ thì có “Nha dân tộc 9
- thiểu số” để săn sóc cho tất cả các đồng bào. Giang sơn và Chính phủ là giang sơn và Chính phủ chung của chúng ta. Vậy nên tất cả dân tộc chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ để giữ gìn nước non ta, để ủng hộ Chính phủ ta. Chúng ta phải thương yêu nhau, phải kính trọng nhau, phải giúp đỡ nhau để mưu hạnh phúc chung của chúng ta và con cháu chúng ta”. Trách nhiệm thực hiện công tác dân tộc là của mọi ngành, mọi cấp, chứ không phải chỉ là nhiệm vụ của một cơ quan chuyên trách làm công tác dân tộc. Cán bộ công tác dân tộc, nhất là những ngƣời trực tiếp làm việc ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc phải am hiểu phong tục, tập quán, nắm đƣợc tâm tƣ nguyện vọng của đồng bào “nghe dân nói và nói dân hiểu”. Bác đã khuyên nhủ rằng: “Nước ta có nhiều dân tộc, đấy là điều tốt. Thường mỗi dân tộc có tiếng nói riêng, cán bộ đi làm việc chỗ nào phải học tiếng chỗ ấy”[32, tr.13]. Theo Ngƣời, muốn thực hiện tốt CSDT, công tác dân tộc thì phải am hiểu về miền núi, về con ngƣời miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số, vì mỗi DTTS có nếp sống, tâm lý, bản sắc riêng đa dạng và phong phú. Muốn tiến hành sự nghiệp cách mạng nói chung và công tác dân tộc nói riêng, thì phải “nghiên cứu cho hiểu rõ phong tục mọi nơi”[30, tr.430]. Ngƣời đề ra 03 nguyên tắc cơ bản đối với công tác dân tộc ở Việt Nam: Thứ nhất là, đoàn kết, bình đẳng, tƣơng trợ, giúp nhau cùng phát triển bền vững là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong lịch sử quan hệ dân tộc và công tác dân tộc ở Việt Nam. Ngƣời chỉ rõ: “Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng. Không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên”[37, tr.185]. Nhƣ vậy, dù giàu hay nghèo thì công bằng cũng vẫn là mắt xích quan trọng nhất của đoàn kết dân tộc. Thứ hai là, phát triển kinh tế - văn hoá ở vùng dân tộc thiểu số. Tƣ tƣởng xuyên suốt của Ngƣời về xây dựng và phát triển miền núi là làm cho miền núi tiến kịp miền xuôi, làm cho đồng bào các DTTS đƣợc hƣởng ngày càng đầy đủ hơn những quyền lợi về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội... 10
- Thứ ba là, chính sách đối với cán bộ dân tộc thiểu số . Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi việc đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ vùng DTTS là một nhiệm vụ trọng tâm của Đảng và Nhà nƣớc ta . Viê ̣c xây dƣ̣ng mô ̣t đô ̣i ngũ cán bô ̣ vùng dân tô ̣c thiể u số đủ tiêu chuẩ n là trách nhiê ̣m của toàn xã hô ̣i ; Ngƣời luôn căn dă ̣n và yêu cầ u làm công tác dân tô ̣c phải đƣ́ng trên quan điể m của giai cấ p công nhân mà biể u hiê ̣n cu ̣ thể là nắ m vƣ̃ng đƣờng lố i , chính sách của Đảng , phải có đạo đức cách mạng, chố ng chủ nghiã cá nhân. Là công dân trong cộng đồng 54 dân tộc anh em, dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, cán bộ dân tộc phải nắm vững lý luận cách mạng, nắm đƣờng lối cách mạng chung và CSDT của Đảng. 1.1.3. Chính sách dân tộc và sự vận dụng quan điểm Chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề đân tộc vào thực tiễn công tác dân tộc ở nước ta hiện nay 1.1.3.1. Chính sách dân tộc Chính sách dân tộc là hệ thống các quan điểm, nguyên tắ c, giải pháp của Đảng và Nhà nƣớc tác đô ̣ng đế n các dân tô ̣c , vùng dân tộc nhằm đƣa các dân tô ̣c, vùng dân tộc phát triển toàn diện về kinh tế, văn hóa, xã hội [56, tr.36]. Mục tiêu của CSDT của Đảng và Nhà nƣớc ta là thực hiện sự bình đẳng, đoàn kế t, tƣơng trơ ̣, phát triển giữa các dân tộc đa số và thiểu số về kinh tế, văn hóa, xã hô ̣i. Mục tiêu này đƣợc thể hiện tập trung ở các văn bản pháp quy quan trọng. Hiế n pháp năm 1946 - bản Hiến pháp đầu tiên của nƣớc Việt Nam dân chủ cô ̣ng hòa đã khẳ ng đinh ̣ : “Tấ t cả quyề n bính trong nƣớc là của toàn thể hnân dân Viê ̣t Nam, không phân biê ̣t nòi giố ng, trai gái, giàu nghèo, giai cấ p, tôn giáo” (Điề u 1); “Tấ t cả công dân Viê ̣t Nam đề u ngang quyề n về mo ̣i phƣơng diê ̣n : chính trị, kinh tế , văn hóa” (Điề u 6); “Ngoài sƣ̣ bình đẳ ng về quyề n lơ ̣i, nhƣ̃ng quố c dân thiể u số đƣơ ̣c giúp đỡ về mo ̣i phƣơng diê ̣n để chóng tiế n kip̣ triǹ h đô ̣ chung” (Điề u 8); “Ở các trƣờng ho ̣c điạ phƣơng, quố c dân thiể u số có quyề n ho ̣c 11
- bằ ng tiế ng của min ̀ h” (Điề u 15); “Số nghi ̣viê ̣n của những đô thị lớn và những điạ phƣơng có quố c dân thiểu số sẽ do luâ ̣t đinh” ̣ (Điề u 24). Bản Hiến pháp năm 2013 lại tiếp tục khẳng định mục đích của Đảng và Nhà nƣớc đối với CSDT: “1. Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. 2. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. 3. Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hoá tốt đẹp của mình. 4. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước.” (Điề u 5). 1.1.3.2. Sự vận dụng quan điểm Chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc vào thực tiễn công tác dân tộc ở nước ta hiện nay Trong sự nghiệp đổi mới, tại các đại hội Đảng lần thứ VI, VII, VIII, IX, gần đây là tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ƣơng lần thứ 7 khoá IX và tại Đại Hội X, XI, việc vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, về đại đoàn kết dân tộc càng đƣợc chú ý và đƣợc nêu ra đầy đủ trên mọi phƣơng diện. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI của Đảng xác định “Đoàn kết dân tộc có vị trí chiến lƣợc trong sự nghiệp cách mạng của đất nƣớc ta”. Đảng ta chỉ ra các điểm chính của công tác dân tộc hiện nay nhƣ sau: Một là, mọi cán bộ, đảng viên, đồng bào dân tộc cần nhận thức sâu sắc về nhiệm vụ chiến lƣợc của công tác dân tộc nƣớc ta hiện nay; Hai là, tập trung thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của chiến lƣợc công tác dân tộc ở nƣớc ta hiện nay; Ba là, nâng cao đời sống văn hóa, đào tạo đội ngũ cán bộ là ngƣời dân tộc thiểu số; 12
- Bốn là, đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi các hiện tƣợng tiêu cực, các tệ nạn vùng đồng bào dân tộc. Nhà nƣớc ta đã thể chế hoá và biến các quan điểm cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng ta thành các chính sách, chƣơng trình, dự án để thực hiện ở các vùng đồng bào dân tộc và miền núi. Từ năm 1998 trở về trƣớc, có 21 chƣơng trình mục tiêu quốc gia đầu tƣ cho vùng miền núi, dân tộc thiểu số. Từ năm 1999 đến nay, một số chƣơng trình dự án lớn đƣợc xây dựng và thực hiện lồng ghép thành công trong việc phát triển kinh tế - xã hội vùng miền núi và dân tộc thiểu số. Nhƣ chƣơng trình xoá đói giảm nghèo - CT 133; Chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội các xã ĐBKK, vùng đồng bào dân tộc miền núi, biên giới, vùng sâu vùng xa- CT 135; Chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên - CT 168; Chƣơng trình phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long - CT 173; Chƣơng trình phát triển kinh tế-xã hội 6 tỉnh ĐBKK vùng miền núi phía Bắc CT - 186; Chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nƣớc sinh hoạt cho hộ đồng bào DTTS nghèo, đời sống khó khăn - CT 134; Chính sách trợ giá, trợ cƣớc vận tải một số mặt hàng thiết yếu cho vùng dân tộc, miền núi, QĐ 20; Chính sách cấp không thu tiền một số loại báo, tạp chí cho vùng dân tộc, miền núi QĐ 1637. Ngoài ra, còn có các Chƣơng trình trồng 5 triệu ha rừng; nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng; y tế cơ sở; Chƣơng trình kiên cố hoá trƣờng lớp CT 159. Còn rất nhiều chƣơng trình, chính sách khác đã và đang thực hiện trên địa bàn vùng ĐBKK, vùng miền núi, biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ngày 7-12-2005, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định số 1277/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Nội dung, nhiệm vụ chủ yếu của QLNN và phương thức công tác dân tộc”. Ngày 10-6-2006, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế- xã hội các xã ĐBKK vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006-2010. Đó là sự quan 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 311 | 69
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2020
78 p | 212 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 172 | 45
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại Việt Nam
20 p | 235 | 29
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự
102 p | 63 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
86 p | 113 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán nhà ở xã hội, từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh
83 p | 99 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, qua thực tiễn ở tỉnh Quảng Bình
26 p | 113 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 112 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật Việt Nam hiện nay
90 p | 81 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 246 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật hình sự Việt Nam về tội gây rối trật tự công cộng và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
17 p | 153 | 13
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực kinh doanh - qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị
31 p | 107 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Cấm kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
119 p | 65 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng - qua thực tiễn Quảng Bình
30 p | 85 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn