intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thế chấp và xử lý tài sản thế chấp theo pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành

Chia sẻ: Trí Mẫn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:112

63
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu tổng quát của luận văn là chỉ ra những điểm vướng mắc, bất cập trong hệ thống pháp luật Việt Nam trong việc thế chấp tài sản và xử lý tài sản thế chấp trên cơ sở phân tích, đánh giá các quy định pháp luật và thực tiễn hoạt động tại các tổ chức tín dụng. Từ đó, luận văn đưa ra hướng hoàn thiện các quy định pháp luật.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thế chấp và xử lý tài sản thế chấp theo pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN TRUNG HIẾU THẾ CHẤP VÀ XỬ LÝ TÀI SẢN THẾ CHẤP THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH Chuyên ngành : Luật Dân sự và Tố tụng dân sự Mã số : 60 38 01 03 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Minh Tuấn Hà Nội – 2015 i
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 9 năm 2015 Tác giả Nguyễn Trung Hiếu ii
  3. LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã truyền đạt kiến thức cho em trong suốt thời gian học cao học cũng như những năm học cử nhân, cùng gia đình và bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ em để em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Đặc biệt, em xin được bảy tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới thầy giáo, TS. Nguyễn Minh Tuấn, người đã giúp đỡ và chỉ bảo tận tình cho em trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp. iii
  4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐÊ LÝ LUẬN VỀ THẾ CHẤP VÀ XỬ LÝ TÀI SẢN THẾ CHẤP ........................................................................................................... 7 1.1 Khái niệm, bản chất của thế chấp .....................................................................7 1.1.1 Khái niệm của thế chấp .............................................................................7 1.1.2 Bản chất của thế chấp ................................................................................8 1.1.3 Khái niệm thế chấp theo Bộ luật dân sự năm 2005 .................................10 1.2 Khái niệm, đặc điểm và phân loại tài sản thế chấp .........................................12 1.2.1 Khái niệm tài sản thế chấp.......................................................................12 1.2.2 Đặc điểm của tài sản thế chấp .................................................................14 1.2.3 Phân loại tài sản thế chấp ........................................................................17 1.3 Xử lý tài sản thế chấp......................................................................................24 1.3.1 Khái niệm về xử lý tài sản thế chấp ........................................................24 1.3.2 Căn cứ xử lý tài sản thế chấp ...............................................................25 1.3.3 Phương thức xử lý tài sản thế chấp......................................................27 1.3.4 Thứ tự ưu tiên thanh toán từ số tiền xử lý tài sản thế chấp .................28 CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ THẾ CHẤP VÀ XỬ LÝ TÀI SẢN THẾ CHẤP ..................................................... 31 2.1. Quy định của pháp luật hiện hành về thế chấp và xử lý tài sản thế chấp ......31 2.1.1 Quy định của pháp luật về thế chấp tài sản .............................................31 2.1.1.1 Điều kiện để trở thành tài sản thế chấp ............................................31 2.1.1.2 Hình thức thế chấp ...........................................................................32 2.1.1.3 Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể ..................................................33 2.1.2 Quy định của pháp luật về xử lý tài sản thế chấp ....................................37 2.2. Những bất cập của hệ thống pháp luật hiện hành về thế chấp và xử lý tài sản thế chấp .................................................................................................................39 iv
  5. 2.2.1 Trong hoạt động thế chấp tài sản tại các tổ chức tín dụng ......................39 2.2.1.1 Về rủi ro pháp lý khi xác định quyền sở hữu của tài sản thế chấp...39 2.2.1.2 Mối quan hệ giữa bên thế chấp và bên có nghĩa vụ khi là hai chủ thể độc lập ..........................................................................................................41 2.2.1.3 Trong thủ tục công chứng hợp đồng và đăng ký thế chấp ...............42 2.2.1.4 Về một số loại tài sản thế chấp điển hình ........................................44 2.2.2. Trong hoạt động xử lý tài sản thế chấp tại các tổ chức tín dụng ............49 2.2.2.1. Trong hoạt động giải quyết tại các cơ quan tố tụng ........................49 2.2.2.2. Trong hoạt động thu giữ tài sản thế chấp ........................................56 2.2.2.3. Trong hoạt động định giá tài sản thế chấp ......................................61 2.2.2.4. Trong hoạt động bán tài sản thế chấp .............................................64 2.2.2.5. Trong trường hợp bên nhận thế chấp nhận chính tài sản thế chấp để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên được bảo đảm.......................67 2.2.2.6. Quyền ưu tiên giữa bên nhận bảo đảm và bên cầm giữ ..................71 2.2.2.7 Thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản thế chấp ........................72 2.2.2.8. Thuế và các chi phí phát sinh khi xử lý tài sản thế chấp.................73 CHƢƠNG III - HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ THẾ CHẤP VÀ XỬ LÝ TÀI SẢN THẾ CHẤP ................................................................................... 79 3.1 Yêu cầu hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thế chấp và xử lý tài sản thế chấp ...............................................................................................................................79 3.2 Định hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thế chấp và xử lý tài sản thế chấp .......................................................................................................................82 3.3 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thế chấp và xử lý tài sản thế chấp .......................................................................................................................83 3.3.1 Hoàn thiện pháp luật về thế chấp tài sản .................................................83 3.3.1.1 Hoàn thiện pháp luật về quan hệ giữa bên thế chấp tài sản và bên có nghĩa vụ ........................................................................................................83 3.3.1.2 Thống nhất quy định pháp luật về thời điểm xác lập quyền sở hữu 86 3.3.1.3 Hoàn thiện pháp luật về hộ gia đình – chủ thể thế chấp tài sản đặc biệt của pháp luật Việt Nam .........................................................................87 3.3.1.4 Hoàn thiện pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm .......................88 v
  6. 3.3.1.5 Quy định cụ thể các điều kiện để tài sản hình thành trong tương lai trở thành tài sản thế chấp.....................................................................................89 3.3.1.6 Quy định cụ thể về hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh ....................................................................................................90 3.3.1.7 Quy định cụ thể về tài sản thế chấp là quyền đòi nợ........................91 3.3.2.Hoàn thiện pháp luật về xử lý tài sản thế chấp ...........................................91 3.3.2.1 Hoàn thiện quy định pháp luật về phương thức xử lý tài sản thế chấp 92 3.3.2.2 Hoàn thiện quy định pháp luật về thu giữ tài sản thế chấp ..............95 3.3.2.3 Hoàn thiện quy định pháp luật về thừa phát lại ...............................96 3.3.2.4 Về thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản thế chấp: ..................98 3.3.2.5 Về quyền ưu tiên thanh toán của bên cầm giữ khi xử lý TSBĐ: .....98 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 100 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 102 vi
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TCTD : Tổ chức tín dụng BLDS : Bộ luật Dân sự BĐS : Bất động sản TSBĐ : Tài sản bảo đảm TMCP : Thương mại cổ phần TAND : Tòa án nhân dân vii
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nền kinh tế càng phát triển, các hoạt động tín dụng càng sôi động. Trong một nền kinh tế thị trường, vay và cho vay là một nhu cầu tất yếu. Đối với một nền kinh tế mới nổi như Việt Nam, sự phát triển của các hoạt động tín dụng nói chung và của hoạt động vay, cho vay nói riêng lại càng nóng hơn. Trong những năm gần đây tại Việt Nam, cùng với nhu cầu vay vốn của hàng trăm nghìn doanh nghiệp được thành lập mỗi năm, rất nhiều tổ chức tín dụng đã được thành lập. Quả bóng bất động sản vỡ đã khiến các tổ chức tín dụng lao đao, nợ xấu trở thành vấn đề lớn không dễ giải quyết của nền kinh tế. Bên cạnh các biện pháp vĩ mô của nhà nước, các biện pháp tái cấu trúc, sáp nhập, hợp nhất,… để tồn tại trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế, các tổ chức tín dụng cũng dồn toàn lực vào công tác xử lý nợ xấu, trong đó xử lý tài sản bảo đảm là biện pháp chủ yếu. Tuy nhiên, thực tế công tác xử lý nợ tại các tổ chức tín dụng Việt Nam hiện nay cho thấy dường như các tổ chức tín dụng đang yếu thế. Có rất nhiều vướng mắc, bất cập trong việc xử lý tài sản bảo đảm gây khó khăn, thậm chí cản trở các tổ chức tín dụng thu hồi nợ. Những vướng mắc, bất cập này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, từ sự bất hợp tác của người vay vốn, bên bảo đảm trong thời kỳ kinh tế ảm đạm hay tính thanh khoản yếu của các tài sản bảo đảm là bất động sản trong giai đoạn thị trường đang đóng băng,… tuy nhiên một nguyên nhân quan trọng của tình trạng này là từ sự bất cập của hệ thống pháp luật. Chính sự không phù hợp và thiếu đồng bộ của các quy định pháp luật đã gây khó khăn cho các tổ chức tín dụng trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ. Thực tế cho thấy xử lý tài sản bảo đảm thường là biện pháp cuối cùng mà các tổ chức tín dụng áp dụng để thu hồi nợ. Với tư cách là bên cho vay, bên nhận bảo đảm, các tổ chức tín dụng là người bị vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp, là chủ thể cần được pháp luật bảo vệ. Thế nhưng với các quy định pháp luật và việc áp dụng pháp luật của các cơ quan quản lý nhà nước như hiện nay lại tạo ra một cơ chế rất thuận lợi để người vay tiền và các bên bảo đảm vi phạm nghĩa vụ dễ dàng trốn tránh hoặc kéo dài việc thực hiện nghĩa vụ. Từ vị thế cần được bảo vệ, các tổ chức tín 1
  9. dụng dường như đang bị đối xử như người đi “ức hiếp” người vay và các bên bảo đảm. Một nguyên nhân quan trọng đã tồn tại từ lâu và còn tiếp tục ảnh hưởng lâu dài đến hoạt động xử lý nợ nói chung và xử lý tài sản bảo đảm nói riêng của các tổ chức tín dụng nhưng lại chưa được khắc phục. Từ những vấn đề trên, tác giả đã chọn đề tài “Thế chấp và xử lý tài sản thế chấp theo pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành” là đề tài luận văn của mình. Các vấn đề đưa ra trong luận văn xuất phát từ việc nghiên cứu các quy định pháp luật Việt Nam hiện nay, có tìm hiểu, tham khảo các quy định của pháp luật một số quốc gia trên thế giới và tổng kết từ thực tiễn tham gia công tác tư vấn pháp lý, xử lý tài sản thế chấp tại các tổ chức tín dụng, qua đó định hướng và đề xuất một số giải pháp cụ thể hoàn thiện các quy định pháp luật về thế chấp và xử lý tài sản thế chấp nhằm tạo ra một cơ chế phù hợp hơn trong vấn đề này. 2. Tình hình nghiên cứu Hiê ̣n nay có nhiề u sách tâ ̣p trung tim ̀ hiể u và nghiên c ứu các vấn đề xung quanh tài sản bảo đảm tiền vay và xử lý tài sản bảo đảm tiền vay. Như: giáo trình, sách tham khảo của các trường Đa ̣i h ọc Quốc gia , Đa ̣i học Luâ ̣t Hà N ội, Học viê ̣n Ngân hàng, Học viê ̣n Tài chính ... Trong giới luật học, nhiều tác giả lựa chọn pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiề n vay là đ ề tài nghiên cứu dưới góc độ lý luâ ̣n, như Luận án tiế n sĩ “Tài s ản thế chấp và xử lý tài sản thế chấp theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành”, Vũ Thị Hồng Yến (2013), Đại học Quốc gia Hà Nội; nhiề u luâ ̣n văn tha ̣c sĩ đã đề câ ̣p đế n vấ n đề chế đ ộ pháp lý về xử lý tài sản đảm bảo tiền vay của các t ổ chức tin ́ d ụng hay các ngân hàng như “X ử lý tài sản bảo đảm tiền vay của tổ chức tín dụng theo pháp luật Việt Nam”, Trần Thanh Thanh (2012), Đại học Quốc gia Hà Nội, “Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản của ngân hàng thương mại Việt Nam”, Đỗ Thanh Huyền (2011), Đại học Quốc gia Hà Nội; cũng như các bài viết mang tính nghiên cứu trao đổi của các chuyên gia pháp lý đăng trên các tạp chí chuyên ngành: Tạp chí Ngân hàng, Tạp chí Luật học, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp điện tử, Thời báo Kinh tế Việt Nam, cụ thể: “Giải chấp mới được bán nhà”, Phạm Hà Nguyên Thoibaonganhang ngày 15/09/2014; “Thanh lý thế chấp trong luật dân sự Pháp theo 2
  10. quy định của Đạo luật ngày 23/3/2006”, Nguyễn Ngọc Điện, nclp.org.vn ngày 19/02/2013; “Kiến nghị tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại đến ngày 31/12/2015”, Thu Hằng, dangcongsan.vn ngày 26/10/2012; “Ngân hàng chết chìm với giao dịch đảm bảo”, Hà Tâm, baodautu.vn ngày 04/08/2014; “Xiết nợ, ngân hàng niêm phong nhà dân”, Hoài Nam, laodong.com.vn, ngày 18/3/2015; “Ngân hàng có được tự bán tài sản thế chấp”, Thanh Tùng, plo.vn ngày 19/2/2014; “Xử án tín dụng: Rối chuyện thế chấp, bảo lãnh”, Hoàng Yến, Pháp luật TP. Hồ Chí Minh... website của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, website của Hiê ̣p h ội Ngân hàng Viê ̣t Nam, website của Tổng cục Thuế. Hơn nữa , nhiều hội thảo của Bộ Tài chính, Hiê ̣p hội Ngân hàng đã đư ợc tổ chức nhằm tháo gỡ và giải quyết các vướng mắc về tài sản bảo đảm tiề n vay và xử lý tài sản bảo đảm tiền vay. Tuy nhiên, giáo trình, sách tham khảo, các đề tài, những bài viế t và nhiề u buổi hội thảo ... phần lớn các vấn đề được đưa ra chủ yếu là các vấn đề nhỏ lẻ, chưa có sự đánh giá tổng quát hoặc các phân tích chủ yếu dựa trên cơ sở các quy định pháp luật, thiếu sự liên hệ với thực tế công tác xử lý tài sản bảo đảm tại các tổ chức tín dụng hoặc được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau. Các vấn đề tác giả đưa ra trong luận văn này không chỉ là sự khái quát các vấn đề pháp lý trên cơ sở các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành mà còn rút ra từ thực tiễn hoạt động tại các tổ chức tín dụng; xâu chuỗi các hành vi và hậu quả pháp lý từ giai đoạn nhận thế chấp đến giai đoạn xử lý tài sản thế chấp. Chính vì vậy luận văn “Thế chấp và xử lý tài sản thế chấp theo pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành” là một đề tài nghiên cứu mang tính cấ p thiế t nhằ m góp phầ n vào viê ̣c nghiên c ứu, hoàn thiê ̣n pháp luâ ̣t về vấ n đề này phù hợp với thực tiễn phát triển của đất nước. 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục tiêu tổng quát Mục tiêu tổng quát của luận văn là chỉ ra những điểm vướng mắc, bất cập trong hệ thống pháp luật Việt Nam trong việc thế chấp tài sản và xử lý tài sản thế chấp trên cơ sở phân tích, đánh giá các quy định pháp luật và thực tiễn hoạt động tại các tổ chức tín dụng. Từ đó, luận văn đưa ra hướng hoàn thiện các quy định pháp luật. 3
  11. 3.2. Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu tổng quát như trên, luận văn cần đạt một số mục tiêu cụ thể như sau: - Phân tích các quy định pháp luật Việt Nam về thế chấp tài sản, xử lý tài sản thế chấp. - Chỉ ra những vướng mắc, bất cập của pháp luật từ thực tiễn hoạt động thế chấp và xử lý tài sản thế chấp của các tổ chức tín dụng. - Định hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thế chấp và xử lý tài sản thế chấp trên cơ sở phân tích, so sánh với pháp luật một số quốc gia và vận dụng vào pháp luật Việt Nam. 4. Tính mới và những đóng góp của đề tài Thế chấp và xử lý tài sản thế chấp là vấn đề đã được nhiều luật gia nghiên cứu, đánh giá dưới góc độ pháp lý. Vấn đề này cũng đã được nhắc đến nhiều trên các tạp chí chuyên ngành pháp lý hay trong các hội thảo khoa học về pháp lý, kinh tế, ngân hàng đặc biệt trong thời điểm giải quyết nợ xấu đã trở thành một mục tiêu quan trọng trong việc tái cấu trúc nền kinh tế, hướng tới một mô hình phát triển ổn định hơn của các tổ chức tín dụng nói riêng và của nền kinh tế Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, phần lớn các vấn đề được đưa ra chủ yếu là các vấn đề nhỏ lẻ, chưa có sự đánh giá tổng quát hoặc các phân tích chủ yếu dựa trên cơ sở các quy định pháp luật, thiếu sự liên hệ với thực tế công tác xử lý tài sản bảo đảm tại các tổ chức tín dụng hoặc được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau. Các vấn đề tác giả đưa ra trong luận văn này không chỉ là sự khái quát các vấn đề pháp lý trên cơ sở các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành mà còn rút ra từ thực tiễn hoạt động tại các tổ chức tín dụng; xâu chuỗi các hành vi và hậu quả pháp lý từ giai đoạn nhận thế chấp đến giai đoạn xử lý tài sản thế chấp sau này của các tổ chức tín dụng. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quy định pháp luật hiện hành và các vấn đề phát sinh từ thực tiễn hoạt động nhận thế chấp tài sản và xử lý tài sản thế chấp tại các tổ chức tín dụng. 4
  12. Về phạm vi nghiên cứu, luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề về tài sản thế chấp, việc nhận thế chấp và xử lý tài sản thế chấp của các tổ chức tín dụng; sự thiếu đồng bộ của hệ thống pháp luật Việt Nam về vấn đề này và những vướng mắc, bất cập gây khó khăn cho các tổ chức tín dụng trong thực tế xử lý, từ đó so sánh với pháp luật về thế chấp và xử lý tài sản thế chấp của một số quốc gia trên thế giới và đề xuất định hướng cũng như các giải pháp cụ thể để hoàn thiện. 6. Nội dung, địa điểm và phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Nội dung nghiên cứu Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm ba chương như sau: Chương I: Khái quát chung về thế chấp và xử lý tài sản thế chấp: Chương này tác giả trình bày các khái niệm, đặc điểm về tài sản thế chấp và các vấn đề pháp lý liên quan đến việc thế chấp và xử lý tài sản thế chấp theo quy định pháp luật Việt Nam. Chương II: Thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về thế chấp và xử lý tài sản thế chấp: Chương này tác giả trình bày các vướng mắc, bất cập thường gặp trong hoạt động thế chấp và và hoạt động xử lý tài sản thế chấp từ quy định pháp luật đến thực tiễn hoạt động của các tổ chức tín dụng, phân tích nguyên nhân dẫn đến những vướng mắc, bất cập trên thực tế. Chương III: Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về thế chấp và xử lý tài sản thế chấp tại Việt Nam: Chương này tác giả trình bày về định hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về việc thế chấp và xử lý tài sản thế chấp, có liên hệ với pháp luật của một số quốc gia trên thế giới và đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thế chấp và xử lý tài sản thế chấp. 6.2. Địa điểm nghiên cứu Đề tài nghiên cứu được thực hiện dựa trên thực tiễn công tác nhận thế chấp và xử lý tài sản thế chấp tại các tổ chức tín dụng tại Việt Nam mà chủ yếu là các vụ việc tác giả trực tiếp tham gia hoặc thống kê, tìm hiểu được trong quá trình hoạt động của một số Ngân hàng thương mại cổ phần như: Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt 5
  13. Nam (Techcombank); Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPbank), Ngân hàng TMCP Quân đội (MBbank),… 6.3 Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng nhiều phương pháp để làm rõ vấn đề nghiên cứu: Phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, … Trong đó phương pháp thống kê, phương pháp phân tích và phương pháp so sánh là ba phương pháp chủ đạo, được sử dụng chủ yếu trong luận văn nhằm rút ra những vướng mắc, bất cập trong hoạt động thế chấp và xử lý tài sản thế chấp tại các tổ chức tín dụng. 6
  14. CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐÊ LÝ LUẬN VỀ THẾ CHẤP VÀ XỬ LÝ TÀI SẢN THẾ CHẤP 1.1 Khái niệm, bản chất của thế chấp 1.1.1 Khái niệm của thế chấp “Thế chấp” là một từ có nguồn gốc Hán Việt: “Thế là bỏ đi, thay cho” [48, tr.154], còn “chấp là cầm, giữ, nắm” [48, tr.394]. Từ điển Tiếng việt giải thích: “Thế chấp là dùng tài sản làm vật bảo đảm, thay thế cho số tiền vay nếu không có khả năng trả đúng kỳ hạn” [97]. Xuất phát từ ngữ nghĩa cơ bản của từ thế chấp như trên, chúng ta có thể hiểu thế chấp là một cách thức mà bên có quyền và bên có nghĩa vụ đã lựa chọn để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ dân sự thong qua một tài sản; giá trị của tài sản này có khả năng thay thế cho nghĩa vụ bị vi phạm. Thế chấp là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đã xuất hiện từ thời La Mã cổ đại. Thế chấp theo pháp luật của các nước theo hệ thống pháp luật Civil Law được hiểu là biện pháp bảo đảm với những đặc điểm: (i) Đối tượng của thế chấp là bất động sản; (ii) Không có sự chuyển giao quyền chiếm hữu bất động sản thế chấp từ người có nghĩa vụ sang người có quyền. Chính vì vậy, pháp luật của các nước này đều quy định về cơ chế đăng ký công khai quyền của bên nhận thế chấp đối với bất động sản thế chấp. Đối với các nước theo hệ thống pháp luật Common Law thì thế chấp là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được phát triển theo hai học thuyết cơ bản: Thuyết quyền sở hữu và thuyết giữ tài sản thế chấp. Ở những nước theo thuyết quyền sở hữu thì chủ nợ được nhận quyền sở hữu đối với tài sản trong hợp đồng thế chấp, họ chỉ được phép thực hiện quyền này khi người vay không hoàn thành nghĩa vụ. Người nhận thế chấp có quyền sở hữu tài sản trong suốt thời gian thế chấp nhưng chỉ có tính chất tạm thời. Nếu người vay không thực hiện nghĩa vụ của mình thì người nhận thế chấp có quyền tuyệt đối. Ở những nước theo thuyết giữ tài sản thế chấp, chủ nợ không được quyền sở hữu đối với vật bảo đảm, mà thay vào đó là quyền lợi được tiến hành tịch biên chính thức để thực hiện bán tài sản trong trường 7
  15. hợp người vay không hoàn thành nghĩa vụ. Và đây là xu hướng phát triển chiếm ưu thế hiện nay của các nước theo hệ thống pháp luật Common Law. Như vậy, cả hai hệ thống pháp luật chủ yếu là Civil Law và Common Law đều có những quan niệm chung về thế chấp ở những điểm sau đây: (i) Đối tượng của thế chấp là bất động sản (đối với các nước Common Law còn ghi nhận cả động sản cũng là đối tượng của thế chấp), (ii) Sự phát triển của biện pháp thế chấp theo hướng chuyển từ hình thức thế chấp có chuyển quyền sở hữu tài sản thế chấp sang hình thức thế chấp không có sự chuyển giao quyền sở hữu cũng như quyền chiếm hữu đối với tài sản thế chấp. Văn tự thế chấp hay hợp đồng thế chấp có đăng ký là phương thức bảo vệ quyền của chủ nợ hiệu quả hơn cả. Trên cơ sở chứng cứ chứng minh quyền đối với tài sản thế chấp, bên nhận thế chấp sẽ tiến hành quá trình tịch biên đối với bất động sản thế chấp để xử lý nợ. [38, tr.16] Qua phân tích trên có thể hoàn thiện khái niệm thế chấp như sau: Thế chấp là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ về tài sản do các bên thỏa thuận (bên thế chấp và nhận thế chấp), theo đó bên thế chấp dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để bảo đảm cho nghĩa vụ dân sự. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện được nghĩa vụ thì bên nhận thế chấp có quyền xử lý tài sản thế chấp theo thỏa thuận hoặc do pháp luật qui định để bù trừ nghĩa vụ. 1.1.2 Bản chất của thế chấp Về bản chất, thế chấp là một biện pháp bảo đảm vừa có tính chất trái quyền vừa có tính chất vật quyền (vật quyền được xác lập trên cơ sở trái quyền). Tính trái quyền thể hiện thong qua hợp đồng thế chấp được xác lập và đó phải là một hợp đồng hợp pháp. Nguyên tắc tự do thỏa thuận trong quan hệ thế chấp cần được tuyệt đối tuân thủ khi lựa chọn tài sản thế chấp, xác định quyền và nghĩa vụ, thống nhất biện pháp xử lý tài sản. Hợp đồng thế chấp còn có mối quan hệ phụ thuộc về hiệu lực đối với hợp đồng làm phát sinh nghĩa vụ cần được bảo đảm thực hiện. Tính vật quyền được thể hiện thông qua các quyền trực tiếp của bên nhận thế chấp đối với tài sản thế chấp. Ví dụ như bên nhận thế chấp có quyền truy đòi tài sản thế chấp từ sự chiếm giữ của bất kỳ ai để xử lý và có quyền ưu tiên thanh toán trước từ số tiền thu được khi xử lý tài sản thế chấp. Vật quyền bảo đảm được chia thành hai loại: vật 8
  16. quyền bảo đảm pháp định và vật quyền bảo đảm ước định. Vật quyền bảo đảm pháp định được hiểu là những vật quyền bảo đảm đương nhiên phát sinh dựa trên quy định của pháp luật. Vật quyền bảo đảm ước định được hiểu là những vật quyền bảo đảm phát sinh dựa trên cơ sở hợp đồng (như hợp đồng cầm cố hoặc thế chấp tài sản). Mối quan hệ về hiệu lực của hai loại vật quyền này như sau: vật quyền bảo đảm pháp định có hiệu lực không phụ thuộc vào việc đăng ký trong khi vật quyền bảo đảm ước định thì phải đăng ký mới có hiệu lực. Quyền ưu tiên của bên có quyền trong vật quyền bảo đảm pháp định luôn có thứ tự ưu tiên cao hơn trong vật quyền bảo đảm ước định. Tuy nhiên, trong xu thế phát triển kinh tế theo hướng minh bạch hóa tình trạng pháp lý của tài sản, đăng ký công phải được coi là căn cứ để xác định quyền ưu tiên giữa các chủ thể cùng có lợi ích liên quan đến tài sản thế chấp. Theo cách phân loại truyền thống của pháp luật các nước theo hệ thông pháp luật Civil Law thì các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự được phân thành hai loại: Các biện pháp bảo đảm đối vật và các biện pháp bảo đảm đối nhân. Các biện pháp bảo đảm đối vật cơ bản gồm cầm cố và thế chấp. Bảo lãnh thuộc bảo đảm đối nhân. Biện pháp bảo đảm đối vật có những đặc điểm sau: - Thế chấp là vật quyền bảo đảm được pháp luật quy định. Đây là tư tưởng bao trùm của luật tài sản ở các nước thuộc hệ pháp luật La Mã – Đức. Ví dụ như trong BLDS Nhật Bản, Điều 175 “Không có vật quyền nào có thể được tạo lập khác hơn vật quyền được quy định tại Bộ luật này hoặc các luật khác”. Tức là các loại vật quyền và nội dung của vật quyền phải được quy định trong luật. Nếu các bên ký kết hợp đồng nhằm hình thành vật quyền bảo đảm nhưng chưa được ghi nhận trong luật thì vật quyền này không hình thành, không có giá trị áp dụng. - Thế chấp là vật quyền bảo đảm cho nên phải được công khai để người thứ ba nhận biết về sự tồn tại và sự dịch chuyển của vật quyền. Trên cùng một vật có thể tồn tại quyền lợi của nhiều chủ thể, vậy chủ thể nào có thực quyền chi phối đối với vật và quyền ưu tiên cao nhất thì phải được công khai để mọi người nhận biết. Như vậy, bản chất của thế chấp là một biện pháp có tính chất vật quyền nhằm bảo đảm cho quan hệ trái quyền. Hợp đồng thế chấp (mang tính chất trái 9
  17. quyền) là căn cứ để tạo lập quyền của bên nhận thế chấp đối với tài sản thế chấp (mang tính chất vật quyền). [38, tr.21] 1.1.3 Khái niệm thế chấp theo Bộ luật dân sự năm 2005 Thế chấp tài sản quy định tại Điều 342 BLDS năm 2005: “Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp”. BLDS năm 2005 tiếp cận thế chấp dưới giác độ một giao dịch hợp đồng dựa trên cơ sở nền tảng của lý thuyết trái quyền, bởi chúng được sắp xếp trong phần “nghĩa vụ và hợp đồng”. Tuy nhiên, đặc điểm vật quyền trong quan hệ thế chấp cũng được thể hiện thông qua quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm tại Điều 323 BLDS năm 2005. Về cơ bản những quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ thế chấp được quy định trong BLDS năm 2005 và pháp luật của Nhật Bản, Pháp là giống nhau như: bên thế chấp vẫn có quyền sở hữu đối với tài sản, tài sản thế chấp không phải chuyển giao, bên nhận thế chấp có quyền xử lý tài sản thế chấp nếu đến hạn mà nghĩa vụ được bảo đảm có sự vi phạm, được quyền thu giữ tài sản thế chấp. Nhưng chúng cũng có những điểm khác biệt cơ bản sau đây: - Thứ nhất, theo BLDS năm 2005 của Việt Nam thì bên thế chấp không có quyền bán tài sản thế chấp nếu không có sự đồng ý của bên nhận thế chấp (trừ trường hợp tài sản thế chấp là hàng hóa luân chuyển trong hoạt động sản xuất, kinh doanh). Trong khi đó, theo pháp luật Nhật Bản, Điều 380 BLDS thì bên thế chấp có quyền bán tài sản thế chấp ngay cả khi không có sự đồng ý của bên nhận thế chấp. - Thứ hai, BLDS năm 2005 của Việt Nam cho phép bên nhận thế chấp có quyền xử lý tài sản thế chấp nhưng lại phụ thuộc vào việc bên thế chấp có tự nguyện chuyển giao tài sản thế chấp để xử lý hay không; nếu không thì bên nhận thế chấp chỉ có thể xử lý thông qua thủ tục tư pháp tại tòa án và thi hành án. Trong khi đó, theo pháp luật của Pháp và Nhật Bản thì bên nhận thế chấp có quyền kê biên đối với tài sản thế chấp mà không cần có sự đồng ý của bên thế chấp nếu đã chứng minh có hành vi vi phạm nghĩa vụ bảo đảm. Bên thế chấp phải tôn trọng quyền của 10
  18. bên nhận thế chấp là chủ nợ có bảo đảm và không được thực hiện bất kỳ hành vi gì cản trở việc xử lý tài sản của bên nhận thế chấp. - Thứ ba, BLDS năm 2005 của Việt Nam quy định thủ tục đăng ký thế chấp vừa là thủ tục bắt buộc, vừa là thủ tục tự nguyện. Việc đăng ký thế chấp là căn cứ làm phát sinh hiệu lực của hợp đồng thế chấp nếu pháp luật quy định và là căn cứ xác định thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận thế chấp. Trong khi đó, theo pháp luật của Pháp thì đăng ký thế chấp được coi là thủ tục bắt buộc và đăng ký là một trong các căn cứ để xác định thứ tự ưu tiên giữa bên nhận thế chấp tài sản với các chủ thể khác (thời điểm đăng ký thế chấp hoặc thời điểm chủ thể công khai nắm giữ tài sản cũng được ghi nhận là một trong các căn cứ để xác định thứ tự ưu tiên thanh toán). Biện pháp thế chấp trong BLDS năm 2005 của Việt Nam chứa đựng cả yếu tố của trái quyền và vật quyền, tuy nhiên chủ thuyết được áp dụng là vật quyền hay trái quyền thì chúng lại không được thể hiện nhất quán trong các quy định cụ thể về thế chấp. Đây là điểm khác về pháp luật giao dịch bảo đảm của các nước trên thế giới như Pháp, Nhật Bản, Nga, Đức đều điều chỉnh chúng theo chủ thuyết về vật quyền bảo đảm. Với quy định hiện hành chúng ta khó có thể phân biệt cụ thể khi nào quyền của bên nhận thế chấp mang tính trái quyền, khi nào mang tính vật quyền. Có thể kết luận rằng: Lợi ích của bên nhận thế chấp bị phụ thuộc và ràng buộc vào hành vi thực hiện nghĩa vụ của bên thế chấp. Trên thực tế, một khi nghĩa vụ được bảo đảm bị vi phạm thì bên thế chấp luôn có xu hướng từ chối thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng thế chấp, do vậy mà quyền lợi của bên nhận thế chấp không thực sự an toàn. Còn đối với pháp luật của những nước theo lý thuyết vật quyền thì đã thể hiện được vị thế ưu tiên tuyệt đối của bên nhận thế chấp trước bên thế chấp để thực thi quyền lợi của mình trên tài sản thế chấp. [38, 23] Trong BLDS, thế chấp được nằm trong phần vật quyền hay trái quyền là tùy thuộc vào chính sách lập pháp của từng quốc gia nhưng phải bảo đảm được các yếu tố thuộc về bản chất của biện pháp thế chấp như đã phân tích ở trên. Các quy định của pháp luật phải làm rõ được mối quan hệ giữa bên nhận thế chấp và bên thế chấp 11
  19. (mang yếu tố của quan hệ trái quyền) và quyền của bên nhận thế chấp đối với tài sản thế chấp (cần khẳng định đầy đủ các yếu tố của quan hệ vật quyền). 1.2 Khái niệm, đặc điểm và phân loại tài sản thế chấp 1.2.1 Khái niệm tài sản thế chấp Khái niệm tài sản thế chấp chưa được quy định trong bất kỳ văn bản pháp luật nào của nước ta. Cách hiểu về tài sản thế chấp căn cứ vào khái niệm tài sản và được rút ra từ những quy định về biện pháp thế chấp nói chung. Khái niệm tài sản theo Luật La mã, tài sản bao gồm các vật và quyền tài sản. Vật là đối tượng hữu hình, đơn lẻ, phân biệt được, có tính độc lập mà con người có thể cầm, nắm, khai thác lợi ích kinh tế và giá trị vật chất. Vật không chỉ là vật hữu hình mà còn bao gồm cả những đối tượng vô hình, đó chính là quyền tài sản. Tư tưởng này đã đặt nền móng cho các học thuyết về tài sản và pháp điển hóa khái niệm tài sản trong pháp luật của các nước. Trên cơ sở tìm hiểu các quy định của pháp luật dân sự truyền thống và hiện đại, TS.Vũ Thị Hồng Yến đã khái quát những đặc điểm pháp lý cơ bản của tài sản như sau: - Thứ nhất, tài sản là những đối tượng mà con người có thể kiểm soát được. Nếu tài sản là vật hữu hình thì con người có thể nắm giữ, chiếm hữu được thông qua các giác quan tiếp xúc; nếu tài sản là vật vô hình thì con người phải có cách thức quản lý. - Thứ hai, tài sản phải trị giá được bằng tiền. Trên thực tế phải có các căn cứ để định giá tài sản giá trị bao nhiêu tiền. Ở đây, cần phân biệt được giá trị của tài sản và trị giá được thành tiền của tài sản. Giá trị của tài sản có thể là giá trị tinh thần hoặc giá trị sử dụng cụ thể nào đó với mỗi chủ thể khác nhau nhưng không phải mọi tài sản có giá trị thì đều trị giá được thành tiền. Ví dụ: Một bức ảnh cũ vô cùng có giá trị với một người nhưng không ai mua bức ảnh đó thì cũng không thể định giá nó bao nhiêu tiền. Tài sản là một khái niệm động mang nội dung kinh tế, xã hội, pháp lý nhằm mục đích đáp ứng các nhu cầu của con người trong cuộc sống. Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay với sự phát triển như vũ bão của các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, sự đa dạng của các loại hợp đồng… đã là phát sinh những loại tài sản mới, đa dạng, phức tạp và tất yếu kéo theo tư duy mới về các loai tài sản có thể thế chấp. 12
  20. Khái niệm tài sản theo quy định tại Điền 163 BLDS năm 2005 “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản” được định nghĩa theo kiểu liệt kê các loại tài sản như vậy dễ dẫn đến bỏ sót những dạng tài sản khác và không làm rõ được đặc tính pháp lý cơ bản để nhận diện tài sản. Vì vậy, từ những đặc tính pháp lý cơ bản như phân tích ở trên, có thể khái quát lại khái niệm tài sản như sau: Tài sản là vật hoặc quyền mà con người có thể kiểm soát được và trị giá được thành tiền. [38, tr.27] Khái nhiệm về thế chấp theo quy định của pháp luật Việt Nam tại Điều 342 BLDS năm 2005 “Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp”. Do vậy, tài sản thế chấp thông thường được mô tả theo các tiêu chí: bất kỳ tài sản nào cũng có thể là tài sản thế chấp trừ trường hợp pháp luật cấm hoặc các bên không thỏa thuận lựa chọn; là đối tượng trong hợp đồng thế chấp có mục đích bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ; thuộc sở hữu của bên thế chấp; không chuyển giao tài sản cho bên nhận thế chấp. Nghiên cứu pháp luật của một số nước theo hệ thống pháp luật Civil Law cũng chỉ có quy định về biện pháp thế chấp mà không quy định cụ thể về tài sản thế chấp. Điều 369 BLDS Nhật Bản quy định “Người nhận thế chấp có quyền ưu tiên so với các chủ nợ khác trong việc đáp ứng các yêu cầu của mình từ bất động sản mà bên nợ hoặc bên người thứ ba đưa ra như một biện pháp bảo đảm trái vụ và không giao quyền chiếm hữu nó”. Điều 2114 BLDS Pháp quy định “Thế chấp là một quyền tài sản đối với bất động sản được sử dụng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ”. Hay các học giả của các nước theo hệ thống Common Law cũng nhìn nhận tài sản thế chấp thông qua định nghĩa thế chấp như ở bang Florida (Mỹ) “Bất kỳ một công cụ hay cách thức nào mà sử dụng tài sản làm vật bảo đảm đều được coi là thế chấp. Thế chấp là một sự bảo đảm bằng vật cho việc hoàn trả khoản tiền vay”. Như vậy, khái niệm tài sản thế chấp luôn đi song hành cùng khái niệm thế chấp, như là một vấn đề cốt yếu của việc thế chấp. [38, tr.28] Khái niệm tài sản thế chấp có thể được tiếp cận dưới các góc độ khác nhau: 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1