VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM<br />
<br />
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI<br />
<br />
TRẦN THỊ NGỌC ANH<br />
<br />
THI HÀNH CÁC HÌNH PHẠT KHÔNG TƯỚC TỰ DO THEO<br />
PHÁP LUẬT VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH BẮC GIANG<br />
<br />
Ngành: Luật hình sự và Tố tụng hình sự<br />
Mã số: 8.38.01.04<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ<br />
<br />
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:<br />
TS. PHẠM MINH TUYÊN<br />
<br />
Hà Nội, 2018<br />
<br />
LỜI CAM ĐOAN<br />
<br />
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các nội<br />
dung nghiên cứu, kết quả trong Luận văn này chưa được công bố trong bất kỳ công<br />
trình nào khác. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được<br />
trích dẫn đúng theo quy định và được ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo<br />
<br />
Tác giả luận văn<br />
<br />
Trần Thị Ngọc Anh<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1<br />
Chương 1: NHŨNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT THI HÀNH CÁC<br />
HÌNH PHẠT KHÔNG TƯỚC TỰ DO ................................................................. 7<br />
1.1. Khái niệm và đặc điểm của thi hành hình phạt không tước tự do .................. 7<br />
1.2. Pháp luật về thi hành hình phạt không tước tự do ..........................................18<br />
Chương 2: THỰC TRẠNG THI HÀNH HÌNH PHẠT KHÔNG TƯỚC TỰ<br />
DO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG ........................................................29<br />
2.1. Khái quát chung về tình hình tội phạm và việc áp dụng hình phạt không tước<br />
tự do trên địa bàn tỉnh Bắc Giang .............................................................................29<br />
2.2. Thực trạng thi hành hình phạt không tước tự do trên địa bàn tỉnh Bắc<br />
Giang............................................................................................................................39<br />
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ BẢO<br />
ĐẢM THI HÀNH CÁC HÌNH PHẠT KHÔNG TƯỚC TỰ DO ..................51<br />
3.1. Giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về thi hành hình phạt không<br />
tước tự do .....................................................................................................................51<br />
3.2. Các giải pháp khác ..............................................................................................61<br />
KẾT LUẬN ................................................................................................................66<br />
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................68<br />
<br />
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT<br />
<br />
BLHS:<br />
<br />
Bộ luật hình sự<br />
<br />
BLTTHS:<br />
<br />
Bộ luật tố tụng hình sự<br />
<br />
HĐND:<br />
<br />
Hội đồng nhân dân<br />
<br />
HTHP:<br />
<br />
Hệ thống hình phạt<br />
<br />
THAHS:<br />
<br />
Thi hành án hình sự<br />
<br />
UBND:<br />
<br />
Ủy ban nhân dân<br />
<br />
KTTD:<br />
<br />
Không tước tự do<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Trong luật hình sự, hình phạt được coi là phương tiện có vai trò quan trọng<br />
trong công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, nhằm bảo đảm và phát huy tính<br />
dân chủ trong xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Với tính chất<br />
là nguyên tắc cơ bản của luật hình sự thì nguyên tắc nhân đạo luôn được Nhà nước ta<br />
đặc biệt quan tâm và thể hiện xuyên suốt trong các quy định của Bộ luật hình sự<br />
(BLHS) đặc biệt được thể hiện rõ trong các quy định về hình phạt chính không tước<br />
tự do. Việc áp dụng các hình phạt chính không tước tự do đã thể hiện rõ tinh thần<br />
phân hóa tội phạm nhằm thực hiện nguyên tắc nhân đạo của luật hình sự, đồng thời<br />
góp phần hoàn thiện chính sách hình sự và thủ tục tố tụng tư pháp, đề cao hiệu quả<br />
phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội theo tinh thần Nghị<br />
quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị.<br />
Đối với Thi hành án hình sự (THAHS) là một trong những hoạt động quan<br />
trọng của Nhà nước. Hoạt động THAHS được xem là khâu cuối cùng và có ý nghĩa<br />
quan trọng đảm bảo hiệu quả thực hiện quyền tư pháp, hiện thực hóa công lý mà Tòa<br />
án đã nhân dân Nhà nước ban hành bản án hay Quyết định; mặt khác, thi hành án kịp<br />
thời, nghiêm chỉnh các phán quyết của Tòa án đối với các hành vi phạm tội chính là<br />
biện pháp khôi phục lại các quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của tổ chức và cá<br />
nhân bị xâm hại, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.<br />
Từ trước đến nay, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật<br />
làm cơ sở cho tổ chức và hoạt động THAHS. Tuy nhiên, hầu hết đều tập trung chủ<br />
yếu vào các công tác thi hành hình phạt tù, tử hình mà chưa thực sự quan tâm đúng<br />
mức đến các công tác thi hành các hình phạt không tước quyền tự do. Hệ thống các<br />
văn bản quy phạm pháp luật về thi hành hình phạt không tước quyền tự do đã được<br />
ban hành ở những thời điểm khác nhau nên còn nhiều bất cập, nhiều nội dung chưa<br />
được quy định cụ thể, dẫn đến việc gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn<br />
thi hành.Bên cạnh đó, qua thực tiễn thi hành cho thấy, hệ thống các cơ quan có thẩm<br />
quyền trong thi hành án các hình phạt không tước quyền tự do chưa được phân công,<br />
phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, phát huy đầy đủ vai trò, trách nhiệm trong quản lý, chỉ<br />
đạo, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, nhất là vai trò, trách nhiệm của Tòa án,<br />
<br />
1<br />
<br />