Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực trạng pháp luật về chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Cà Mau
lượt xem 7
download
Đề tài nghiên cứu nhằm góp phần nâng cao hiệu quả chi NSNN trên địa bàn tỉnh Cà Mau, đặc biệt là trong giai đoạn 2017 – 2020 khi thực hiện Luật NSNN năm 2015, thúc đẩy phát triển KT-XH theo hướng toàn diện và bền vững; đánh giá tác động tích cực và tiêu cực của chi NSNN trên địa bàn tỉnh Cà Mau trong thời gian qua theo quy định tại Luật NSNN năm 2002; đề xuất các giải pháp, kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật NSNN để thực hiện chi NSNN có hiệu quả hơn nhằm giúp cho lãnh đạo tỉnh Cà Mau tham khảo trong quá trình thực hiện, góp phần tích cực vào việc phát triển KT-XH của tỉnh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực trạng pháp luật về chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------------------------- NGUYỄN HOÀNG SON THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------------------------- NGUYỄN HOÀNG SON THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 60380107 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Trần Huỳnh Thanh Nghị TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017
- LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Nguyễn Hoàng Son mã số học viên: 7701260971A là học viên lớp Cao học Luật; Khóa 26 chuyên ngành Luật kinh tế, Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, là tác giả của Luận văn thạc sĩ luật học với đề tài “Thực trạng pháp luật về chi ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Cà Mau” (Sau đây gọi tắt là “Luận văn”). Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung được trình bày trong Luận văn này là kết quả nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Trong Luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan điểm khoa học của một số tác giả. Các thông tin này đều được trích dẫn nguồn cụ thể, chính xác và có thể kiểm chứng. Các số liệu, thông tin được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn khách quan và trung thực. NGƢỜI CAM ĐOAN Nguyễn Hoàng Son
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC BIỂU DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TĂT PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 Chƣơng 1: Quy định pháp luật về chi ngân sách nhà nƣớc ..................................3 1.1. Khái niệm, đặc điểm pháp luật về chi ngân sách ....................................................... 3 1.1.1. Khái niệm pháp luật về chi ngân sách ................................................................ 3 1.1.2. Đặc điểm của chi ngân sách nhà nước ............................................................... 4 1.2. Khung pháp luật điều chỉnh chi ngân sách nhà nước ................................................. 4 1.3. Thẩm quyền của Hội đồng nhân dân và UBND các cấp về chi NSNN. .................... 7 1.3.1. Thẩm quyền của Hội đồng nhân dân ............................................................... 7 1.3 .2. Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân .................................................................. 8 1.4. Nội dung chi ngân sách nhà nước tỉnh Cà Mau theo quy định tại Luật NSNN năm 2002. .................................................................................................................................. 9 1.4.1. Chi đầu tư phát triển ......................................................................................... 10 1.4.2. Chi thường xuyên ............................................................................................. 10 1.5. Định mức Trung ương xây dựng giao nhiệm vụ chi cho địa phương ...................... 11 1.5.1. Định mức giao chi đầu tư phát triển ................................................................. 11 1.5.2. Định mức giao chi thường xuyên gồm: ........................................................... 12 1.6. Cơ sở xác định một số tiêu chí liên quan đến định mức Trung ương giao chi theo Luật NSNN năm 2002. .................................................................................................... 17 1.7. Định mức Địa phương xây dựng giao nhiệm vụ chi cho các ngành các cấp. ......... 18 1.7.1. Định mức giao nhiệm vụ chi đầu tư phát triển: ................................................ 18 1.7.2. Định mức giao nhiệm vụ chi thường xuyên. .................................................... 19 Kết luận chương 1 ........................................................................................................... 22 Chƣơng 2: Tình hình chi ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Cà Mau theo Luật ngân sách nhà nƣớc năm 2002 ......................................................................24 2.1. Tổng quan về ngân sách nhà nước trên địa bàn giai đoạn 2011 – 2015 .................. 24 2.1.1. Thực trạng chi thường xuyên NSNN tỉnh Cà Mau........................................... 28 2.1.2. Thực trạng chi đầu tư phát triển tỉnh Cà Mau .................................................. 34 2.2. Quá trình thực hiện chi NSNN ................................................................................. 37 2.2.1. Tổ chức kiểm soát chi NSNN ........................................................................... 37
- 2.2.2. Tổ chức lập dự toán chi ngân sách ................................................................... 38 2.2.3. Tổ chức việc chấp hành chi ngân sách ............................................................. 40 2.2.4. Tổ chức công tác quyết toán chi ngân sách ..................................................... 43 2.3. Đánh giá chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011 – 201544 2.3.1. Thành tựu.......................................................................................................... 44 2.3.1.1. Kiểm soát chi NSNN .................................................................................. 45 2.3.1.2. Lập dự toán chi NSNN ở địa phương ......................................................... 45 2.3.1.3. Chấp hành dự toán chi NSNN ở địa phương .............................................. 45 2.3.1.4. Quyết toán chi NSNN ở địa phương ........................................................... 47 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân ....................................................................... 48 2.3.2.1. Kiểm soát chi NSNN .................................................................................. 48 2.3.2.2. Lập dự toán chi NSNN ở địa phương ......................................................... 48 2.3.2.3. Tổ chức thực hiện chi NSNN và những vướng mắc, bất cập của quy định pháp luật. .................................................................................................................. 50 2.3.2.4. Quyết toán dự toán chi NSNN ở địa phương .............................................. 58 Kết luận Chương 2 .......................................................................................................... 58 Chƣơng 3: Một số kiến nghị và giải pháp hoàn thiện quá trình tổ chức thực hiện chi NSNN .........................................................................................................60 3.1. Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện qua trình chi ngân sách nhà nước ở địa phương giai đoạn 2015 - 2020 ........................................................................................ 60 3.1.1. Cần tiếp cận cơ bản về thực hiện chi được quản lý theo đầu ra ....................... 60 3.1.2. Thiết kế lại hệ thống ngân sách nhà nước không có tính lồng ghép với nhau . 61 3.1.3. Phân định rõ quyền hạn của HĐND và UBND ................................................ 62 3.2. Những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện quá trình chi ngân sách nhà nước tỉnh Cà Mau giai đoạn 2015 – 2020 ............................................................................................. 62 3.2.1. Xây dựng hợp lý cơ cấu chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển ................. 62 3.2.2. Hoàn chỉnh quy trình lập dự toán ngân sách .................................................... 63 3.2.3. Hoàn thiện tổ chức quá trình thực hiện chi ngân sách...................................... 63 3.2.4. Hoàn thiện công tác tổ chức quyết toán NSNN ở địa phương ......................... 64 3.2.5. Hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra trong quá trình thực hiện chi ngân sách địa phương .................................................................................................................. 64 Kết luận chương 3 ........................................................................................................... 65 KẾT LUẬN ..............................................................................................................66 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2. 1: Quyết toán thu NSNN trên địa bàn tỉnh Cà Mau ....................................24 Bảng 2. 2: Tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ động viên GDP vào NSĐP (%) ..................26 Bảng 2. 3: Tổng chi NSNN tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011 – 2015 .............................27 Bảng 2. 4: Chi thường xuyên NSNN tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011 – 2015 ..............29 Bảng 2. 5: Tỷ trọng chi thường xuyên tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011 – 2015 ............30 Bảng 2. 6: Tỷ trọng chi NSNN tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011 – 2015........................34 Bảng 2. 7: Chi đầu tư phát triển tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011 – 2015 ......................35 Bảng 2. 8: Tỷ trọng chi đầu tư phát triển tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011 – 2015 ........36
- DANH MỤC CÁC BIỂU Biểu đồ 2. 1: Tổng thu NSNN trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011 - 2015 .....25 Biểu đồ 2. 2: Tổng chi NSNN tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011 - 2015..........................27 Biểu đồ 2. 3: Chi thường xuyên NSNN tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011 - 2015 ...........29
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT NSNN: Ngân sách Nhà nước NSTW: Ngân sách trung ương NSĐP: Ngân sách địa phương UBND: Uỷ ban nhân dân HĐND: Hội đồng nhân dân KT-XH: Kinh tế - Xã hội KBNN: Kho bạc Nhà nước TP: Thành phố GDP: Tổng sản phẩm quốc dân
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, kinh tế Cà Mau có mức tăng trưởng và phát triển khá ổn định. Việc đầu tư vào các công trình kinh tế trọng điểm, công trình hạ tầng cơ sở như: điện, đường, trường học, trạm y tế, phúc lợi xã hội, đảm bảo an sinh xã hội là mục tiêu chính đối với tỉnh Cà Mau. Quá trình triển khai thực hiện chi ngân sách chính quyền địa phương thường rất bị động, vì ngân sách của tỉnh hầu như thu không đủ chi phải chờ Trung ương cấp bổ sung mới đảm bảo nhiệm vụ chi được giao. Trong khi đó, việc trợ cấp của ngân sách trung ương cho địa phương lại tuỳ thuộc vào nguồn thu và cân đối chung của cả nước. Thời gian qua, nguồn thực hiện các nhiệm vụ chi của chính quyền địa phương chủ yếu từ ngân sách nhà nước, việc thực hiện chi ngân sách hiệu quả cao hay thấp thể hiện ở góc độ là Chi ngân sách có đúng luật ngân sách nhà nước hay không; Nếu thực hiện đúng Luật Ngân sách thì quá trình thực hiện chi ngân sách trong thời gian qua có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế, có làm tăng thu nhập bình quân trên đầu người, tăng năng suất của khu vực kinh tế nhà nước; các mặt tác động từ những hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng; đảm bảo phúc lợi xã hội, hệ thống dịch vụ công cộng, giáo dục, y tế, v.v.. .Nếu thực hiện chi đúng Luật ngân sách, mang lại hiệu quả cao thì tất yếu nguồn thu sẽ được tăng dần qua các năm sau, tiến đến địa phương sẽ tự cân đối được giữa nguồn thu và nhiệm vụ chi mà Trung ương giao cho địa phương đảm nhận. Nếu hiệu quả mang lại thấp thì có phải do khiếm khuyết từ Luật ngân sách hay từ các nguyên nhân khác. Từ những nội dung nêu trên, cho ta thấy tầm quan trọng của việc chi ngân sách nhà nước, qua đó nhận diện thế mạnh cần phát huy và đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện quá trình thực hiện chi ngân sách nhà nước tại tỉnh Cà Mau liên quan đến quy định của Luật ngân sách , chính vì vậy tôi lựa chọn đề tài: “Thực trạng pháp luật về chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Cà Mau”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn phân tích tình hình thực thi pháp luật về chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Cà Mau theo quy định tại Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật NSNN nhằm hướng đến giải quyết các vấn đề sau :
- 2 - Nâng cao hiệu quả chi NSNN trên địa bàn tỉnh Cà Mau, đặc biệt là trong giai đoạn 2017 – 2020 khi thực hiện Luật NSNN năm 2015, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH theo hướng toàn diện và bền vững. - Đánh giá tác động tích cực và tiêu cực của chi NSNN trên địa bàn tỉnh Cà Mau trong thời gian qua theo quy định tại Luật NSNN năm 2002. - Đề xuất các giải pháp, kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật NSNN để thực hiện chi NSNN có hiệu quả hơn nhằm giúp cho lãnh đạo tỉnh Cà Mau tham khảo trong quá trình thực hiện, góp phần tích cực vào việc phát triển KT-XH của tỉnh. 3. Câu hỏi nghiên cứu Chi ngân sách nhà nước hiện nay có những bất cập, vướng mắc gì từ quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật NSNN? Trong thời gian tới, Cà Mau cần thiết phải thực hiện những giải pháp nào để góp phần hoàn thiện công tác chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2015 – 2020 ? 4. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là các quy định pháp luật liên quan đến chi ngân sách tại Việt Nam 5. Phƣơng pháp nghiên cứu. Để hoàn thành Luận văn này, Tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản như phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích luật học, phương pháp tổng hợp với các số liệu thống kê, báo cáo trích dẫn từ các tài liệu của Sở Tài chính tỉnh Cà Mau, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau nhằm giúp cho Luận văn làm sáng tỏ những vấn đề nghiên cứu, giải quyết được các vấn đề đặt ra trong đề tài nghiên cứu của mình. 6. Tổng quan nghiên cứu Quá trình nghiên cứu từ thực tiễn đang công tác trong ngành tài chính tỉnh Cà Mau, nguồn số liệu được sử dụng trong luận văn là các báo cáo về dự toán, quyết toán ngân sách nhà nước tại Sở Tài chính các năm từ năm 2011-2015, Báo cáo tình tình kinh tế - xã hội các năm từ năm 2011-2015, những tư liệu thu thập từ thực tiễn quản lý tại đơn vị. 7. Kết cấu của Luận văn: Đề tài gồm 3 chương : - Chương 1: Quy định pháp luật về chi ngân sách - Chương 2: Tình hình chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Cà Mau - Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp hoàn thiện
- 3 Chƣơng 1: Quy định pháp luật về chi ngân sách nhà nƣớc 1.1. Khái niệm, đặc điểm pháp luật về chi ngân sách 1.1.1. Khái niệm pháp luật về chi ngân sách Tập hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động chi ngân sách nhà nước giữa các chủ thể tạo thành pháp luật về chi ngân sách nhà nước. Như vậy, pháp luật về chi ngân sách Nhà nước là tập hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình Nhà nước phân phối và sử dụng quỹ ngân sách Nhà nước. Đặc điểm quan trọng của quan hệ pháp luật chi ngân sách Nhà nước là Nhà nước luôn luôn là một bên chủ thể. Còn các chủ thể khác có thể là pháp nhận hoặc thể nhân thụ hưởng vốn ngân sách Nhà nước. Căn cứ vào nội dung điều chỉnh, các quy phạm pháp luật về chi ngân sách Nhà nước, có thể phân ra các bộ phận sau: + Các quy phạm pháp luật quy định những vấn đề cơ bản về hoạt động chi ngân sách Nhà nước như các nguyên tắc, điều kiện, phương thức chi ngân sách Nhà nước. + Các quy phạm pháp luật quy định nội dung pháp lý các khoản chi ngân sách Nhà nước. Bộ phận quy phạm pháp luật này thường được gọi là chế độ pháp lý các khoản chi ngân sách Nhà nước. + Các quy phạm pháp luật quy định về tổ chức quản lý, phân phối các khoản chi ngân sách Nhà nước - Chi ngân sách nhà nước là việc phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện chức năng của nhà nước theo những nguyên tắc nhất định. - Chi ngân sách nhà nước là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đã được tập trung vào ngân sách nhà nước và đưa chúng đến mục đích sử dụng. Do đó, Chi ngân sách nhà nước là những việc cụ thể không chỉ dừng lại trên các định hướng mà phải phân bổ cho từng mục tiêu, từng hoạt động và từng công việc thuộc chức năng của nhà nước. - Chi ngân sách nhà nước của tỉnh là toàn bộ các khoản chi trong dự toán đã được Hội đồng nhân dân tỉnh quyết nghị và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của chính quyền tỉnh.
- 4 - Chi ngân sách nhà nước tỉnh là tập hợp các quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình sử dụng ngân sách nhà nước nhằm thực hiện các chức năng quản lý kinh tế - xã hội của tỉnh . 1.1.2. Đặc điểm của chi ngân sách nhà nƣớc Ngân sách nhà nước địa phương trong đó có ba cấp gồm có cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; là nguồn tài chính chủ yếu để đảm bảo cho các cấp chính quyền thực thi các nhiệm vụ kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Chi ngân sách địa phương là công cụ tài chính quan trọng để giúp chính quyền địa phương khai thác thế mạnh về kinh tế, xã hội trên địa bàn, tạo thế chủ động cho địa phương trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Chi ngân sách địa phương là công cụ tài chính giúp chính quyền cấp trên giám sát hoạt động của chính quyền cấp dưới. Chi ngân sách địa phương gắn với bộ máy nhà nước tại địa phương và những nhiệm vụ kinh tế, xã hội mà chính quyền địa phương đảm đương trong từng thời kỳ. Chi ngân sách địa phương gắn với quyền lực nhà nước tại địa phương, mang tích chất pháp lý. Các khoản chi của ngân sách địa phương được xem xét hiệu quả trên tầm vĩ mô. Các khoản chi ngân sách địa phương mang tính chất không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu. 1.2. Khung pháp luật điều chỉnh chi ngân sách nhà nƣớc Việc thực hiện chi NSNN tại Việt Nam được thực hiện trên cơ sở các văn bản pháp luật sau: - Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002. Từ năm 2017, Luật Ngân sách nhà nước năm 2002 được thay thế bởi Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 - Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước năm 2002 - Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước năm 2015 - Nghị định số 73/2003/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ về ban hành quy chế xem xét, quyết định dự toán, phân bổ ngân sách và phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương.
- 5 - Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 30/12/2003 của Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 06 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước; - Thông tư số 60/2003/TT-BTC ngày 30/12/2003 của Bộ Tài chính quy định về quản lý Ngân sách xã và các hoạt động khác của xã phường thị trấn Văn bản pháp luật thực hiện trong năm ngân sách 2015 của trung ƣơng và của tỉnh Cà Mau, bao gồm : - Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 14/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2015 - Quyết định số 1926/QĐ-BKHĐT ngày 29 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư về việc giao chi tiết kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN năm 2015 - Thông tư số 84/2014/TT-BTC ngày 27/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2015. - Thông báo số 449/TB-BTC ngày 09/7/2014 của Bộ Tài chính về việc số dự kiến giao thu, chi ngân sách nhà nước năm 2015. - Thông tư số 211/2014/TT-BTC ngày 30/12/2014 của Bộ Tài chính quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2015. - Quyết định số 1758/QĐ-BKHĐT ngày 03 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư về việc giao vốn thực hiện CTMTQG năm 2015 - Quyết định số 3043/QĐ-BTC ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Bộ Tài chính về việc giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2015 - Nghị quyết số 13/2014/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2015 dự toán ngân sách tỉnh Cà Mau năm 2015. - Hướng dẫn số 03/HD-STC ngày 31/12/2014 của Sở Tài chính về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách địa phương năm 2015. - Quyết định số 1850/QĐ-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2014 của UBND tỉnh, về việc giao dự toán thu, chi ngân sách tỉnh Cà Mau năm 2015. - Quyết định số 1851/QĐ-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2014 của UBND tỉnh, về việc hỗ trợ kinh phí hoạt động năm 2015 cho tổ chức các hội. - Quyết định số 1852/QĐ-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2014 của UBND tỉnh về việc giao kế hoạch vốn Đầu tư xây dựng cơ bản năm 2015, (Nguồn vốn cân đối
- 6 ngân sách huyện, thành phố và ngân sách tỉnh hỗ trợ đầu tư có mục tiêu cho các huyện, thành phố) - Quyết định số 1853/QĐ-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2014 của UBND tỉnh, về việc giao danh mục kế hoạch vốn Đầu tư xây dựng cơ bản năm 2015.(Nguồn vốn ngân sách tập trung nguồn thu tiền sử dụng đất do tỉnh quản lý). - Quyết định số 1854/QĐ-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2014 của UBND tỉnh về việc giao kế hoạch vốn Đầu tư xây dựng cơ bản năm 2015,(Nguồn vốn thu từ xổ số kiến thiết). - Quyết định số 1839/QĐ-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2014 của UBND tỉnh, về việc giao kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh năm 2015. - Quyết định số 1908/QĐ-UBND ngày 19 tháng 12 năm 2014 của Chủ tịch UBND tỉnh, về việc giao mục tiêu, nhiệm vụ và kế hoạch vốn các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2015. - Quyết định số 1910/QĐ-UBND ngày 19 tháng 12 năm 2014 của UBND tỉnh, về việc giao nguồn vốn Trung ương hỗ trợ có mục tiêu để thực hiện một số mục tiêu, nhiệm vụ năm 2015 (kinh phí sự nghiệp). - Quyết định số 24/QĐ-UBND ngày 08 tháng 01 năm 2015 của UBND tỉnh, về việc giao kế hoạch vốn đầu tư XDCB năm 2015 ( vốn Trung ương hỗ trợ có mục tiêu ) - Quyết định số 23/QĐ-UBND ngày 08 tháng 01 năm 2015 của UBND tỉnh, về việc giao danh mục các dự án đầu tư từ vốn ODA (vay, viện trợ) kế hoạch năm 2015. - Quyết định số 22/QĐ-UBND ngày 08 tháng 01 năm 2015 của UBND tỉnh, về việc giao kế hoạch vốn trái phiếu chính phủ năm 2015. - Quyết định số 1841/QĐ-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2014 của UBND tỉnh, về việc giao dự toán ngân sách năm 2015 cho Thành phố Cà Mau. - Quyết định số 1842/QĐ-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2014 của UBND tỉnh, về việc giao dự toán ngân sách năm 2015 cho Huyện Thới Bình. - Quyết định số 1843/QĐ-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2014 của UBND tỉnh, về việc giao dự toán ngân sách năm 2015 cho Huyện U Minh. - Quyết định số 1844/QĐ-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2014 của UBND tỉnh, về việc giao dự toán ngân sách năm 2015 cho Huyện Trần Văn Thời. - Quyết định số 1845/QĐ-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2014 của UBND tỉnh, về việc giao dự toán ngân sách năm 2015 cho Huyện Cái Nước.
- 7 - Quyết định số 1846/QĐ-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2014 của UBND tỉnh, về việc giao dự toán ngân sách năm 2015 cho Huyện Phú Tân. - Quyết định số 1847/QĐ-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2014 của UBND tỉnh, về việc giao dự toán ngân sách năm 2015 cho Huyện Đầm Dơi. - Quyết định số 1848/QĐ-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2014 của UBND tỉnh, về việc giao dự toán ngân sách năm 2015 cho Huyện Năm Căn. - Quyết định số 1849/QĐ-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2014 của UBND tỉnh, về việc giao dự toán ngân sách năm 2015 cho Huyện Ngọc Hiển. Luận văn sử dụng các số liệu thống kê, báo cáo của địa phương tỉnh Cà Mau từ năm 2011 đến năm 2015, tử năm 2016 đến thời điểm Luận văn hoàn thành chưa có số liệu báo cáo quyết toán chính thức của năm 2016 vì những lý do sau: - Luật ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 có hiệu lực thi hành từ đầu năm ngân sách 2017. Thực tế, tỉnh Cà Mau được giao dự toán theo Luật NSNN 2015 bắt đầu từ năm 2018. - Quy định tại Khoản 02, Khoản 4, Khoản 5 Điều 70 Luật NSNN năm 2015: UBND cấp tỉnh gửi Bộ Tài chính, Kiểm toán nhà nước báo cáo quyết toán ngân sách địa phương trước ngày 01 tháng 10 năm sau; Bộ Tài chính tổng hợp lập báo cáo quyết toán NSNN trình Chính phủ và gửi kiểm toán nhà nước chậm nhất là 14 tháng sau khi kết thúc năm ngân sách; Chính phú báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội chậm nhất là 16 tháng sau khi kết thúc năm ngân sách để cho ý kiến trước khi trình Quốc hội. 1.3. Thẩm quyền của Hội đồng nhân dân và UBND các cấp về chi NSNN. 1.3.1. Thẩm quyền của Hội đồng nhân dân Qu y định tại điề u 25 Luật NSNN 2002, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân các cấp: Căn cứ vào nhiệm vụ chi ngân sách được cấp trên giao và tình hình thực tế tại địa phương, quyết định: (i) Về dự toán (Kế hoạch chi). Chi ngân sách địa phương, bao gồm chi ngân sách cấp mình và chi ngân sách cấp dưới, chi tiết theo các lĩnh vực chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi trả nợ, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, dự phòng ngân sách. Trong chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên có mức chi cụ thể cho các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ. (ii) Quyết định phân bổ dự toán ngân sách cấp mình: - Tổng số và mức chi từng lĩnh vực;
- 8 - Dự toán chi ngân sách của từng cơ quan, đơn vị thuộc cấp mình theo từng lĩnh vực. - Mức bổ sung cho ngân sách từng địa phương cấp dưới, gồm bổ sung cân đối, bổ sung có mục tiêu. (iii) Phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương. (iv) Quyết định các chủ trương, biện pháp để triển khai thực hiện ngân sách địa phương. (v) Quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết. (vi) Giám sát việc thực hiện ngân sách đã được Hội đồng nhân dân quyết định. (vii) Bãi bỏ những văn bản quy phạm pháp luật về tài chính - ngân sách của Uỷ ban nhân dân cùng cấp và Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên; (viii) Đối với Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, ngoài nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các nội dung nêu trên, còn có nhiệm vụ, quyền hạn: - Quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách ở địa phương theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 4 của Luật NSNN 2002. - Quyết định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương đối với phần ngân sách địa phương được hưởng từ các khoản thu quy định tại khoản 2 Điều 30 của Luật NSNN 2002 và các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách ở địa phương. - Quyết định thu phí, lệ phí và các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định của pháp luật; - Quyết định cụ thể một số định mức phân bổ ngân sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi theo quy định của Chính phủ; - Quyết định mức huy động vốn theo quy định tại khoản 3 Điều 8 của Luật NSNN 2002. 1.3.2. Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân Theo qu y đ ịnh tại Điều 26 Luật NSNN 2002 thì Ủy ban nhân dân các cấp có nhiệm vụ, quyền hạn trong chi NSNN như sau : (i) Lập dự toán ngân sách địa phương, phương án phân bổ ngân sách cấp mình theo các chỉ tiêu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 25 của Luật NSNN 2002; dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết, trình Hội đồng
- 9 nhân dân cùng cấp quyết định và báo cáo cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp; (ii) Lập quyết toán ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp phê chuẩn và báo cáo cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp; (iii) Kiểm tra nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp dưới về tài chính - ngân sách; (iv) Căn cứ vào nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp, quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc; nhiệm vụ thu, chi, mức bổ sung cho ngân sách cấp dưới và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia giữa các cấp ngân sách ở địa phương đối với các khoản thu phân chia; quy định nguyên tắc bố trí và chỉ đạo thực hiện dự toán ngân sách đối với một số lĩnh vực chi được Hội đồng nhân dân quyết định theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 25 của Luật NSNN 2002; (v) Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện ngân sách địa phương; (vi) Phối hợp với các cơ quan nhà nước cấp trên trong việc quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn; (vii) Báo cáo về ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật; (viii) Đối với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, ngoài các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các nội dung trên, còn có nhiệm vụ lập và trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định các vấn đề được quy định tại khoản 8 Điều 25 của Luật NSNN 2002; (ix) Chỉ đạo cơ quan tài chính địa phương chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan giúp Uỷ ban nhân dân thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại các nội dung quy định phần trên. 1.4. Nội dung chi ngân sách nhà nƣớc tỉnh Cà Mau theo quy định tại Luật NSNN năm 2002. Chi ngân sách nhà nước có tác động rất lớn đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Chi ngân sách bao gồm chi cho đầu tư phát triển, chi thường xuyên (gọi là chi tiêu dùng xã hội). Chi cho tiêu dùng xã hội gắn liền với chức năng quản lý xã hội, khoản chi này được phân thành hai bộ phận: một bộ phận vốn được sử dụng để đáp ứng nhu cầu của dân cư về phát triển văn hóa, xã hội, nó có mối quan hệ trực tiếp đến thu nhập và nâng cao mức sống của dân cư và một bộ phận phục vụ cho nhu cầu quản lý kinh tế - xã hội của địa phương.
- 10 Nội dung phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách các cấp được quy định cụ thể tại các điều 33 Luật NSNN năm 2002. Trong đó quy định nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương như sau: 1.4.1. Chi đầu tƣ phát triển + Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội do địa phương quản lý; + Đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của Nhà nước theo quy định của pháp luật; + Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật; 1.4.2. Chi thƣờng xuyên Bao gồm các khoản chi cho tiêu dùng xã hội gắn liền với chức năng quản lý xã hội, khoản chi này được phân thành hai bộ phận: một bộ phận vốn được sử dụng để đáp ứng nhu cầu của dân cư về phát triển văn hóa, xã hội, nó có mối quan hệ trực tiếp đến thu nhập và nâng cao mức sống của dân cư và một bộ phận phục vụ cho nhu cầu quản lý kinh tế - xã hội của địa phương. Chi thường xuyên gồm các khoản chi sau: - Các hoạt động sự nghiệp kinh tế; Sự nghiệp Giáo dục; Sự nghiệp đào tạo và dạy nghệ, Sự nghiệp y tế, Sự nghiệp khoa học và công nghệ, Sự nghiệp môi trường; Sự nghiệp văn hoá; Sự nghiệp thể dục thể thao, Sự nghiệp phát thanh, truyền hình, - Chi Đảm bảo xã hội: thực hiện các chính sách xã hội đối với đối tượng do địa phương quản lý; - Chi quản lý hành chính gồm: Hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương; Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở địa phương theo quy định của pháp luật; - Quốc phòng. (phần giao cho địa phương) - An ninh và trật tự, an toàn xã hội (phần giao cho địa phương); - Chương trình quốc gia do Chính phủ giao cho địa phương quản lý; - Trợ giá theo chính sách của Nhà nước; - Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật; - Chi trả nợ gốc và lãi các khoản tiền huy động cho đầu tư; (Đã vay thực hiện đầu tư hạ tầng đến hạn phải trả lãi). - Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính;
- 11 - Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới. (Tỉnh bổ sung cho ngân sách cấp huyện, huyện bổ sung cho ngân sách cấp xã, nếu NSNN cấp trên giao nguồn thu thấp hơn giao nhiệm vụ chi). 1.5. Định mức Trung ƣơng xây dựng giao nhiệm vụ chi cho địa phƣơng Theo quy định tại Khoản 2 điều 20 Luật Ngân sách nhà nước năm 2002, Chính phủ lập và trình Quốc hội dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương hàng năm; dự toán điều chỉnh ngân sách nhà nước trong trường hợp cần thiết. Chính phủ ban hành định mức làm cơ sở giao chi thường xuyên ngân sách nhà nước như sau : 1.5.1. Định mức giao chi đầu tƣ phát triển Trung ương giao địa phương chia 02 nhóm lớn là nhóm “Trong cân đối từ ngân sách Trung ương” và nhóm “Chương trình mục tiêu Trung ương giao địa phương thực hiện”. - Nhóm trong cân đối từ ngân sách Trung ương: Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11; Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 60/2010/QĐ -TTg ngày 30 tháng 9 năm 2010 Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2011-2015. Trung ương giao chi cho địa phương nguồn vốn đầu tư phát triển trong cân đối (không bao gồm đầu tư từ thu tiền sử dụng đất) cho các địa phương căn cứ các tiêu chí sau: + Tiêu chí dân số, gồm: số dân trung bình và số người dân tộc thiểu số của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. + Tiêu chí về trình độ phát triển, gồm: tỷ lệ hộ nghèo, số thu nội địa (không bao gồm số thu sử dụng đất) và tỷ lệ điều tiết về ngân sách trung ương. + Tiêu chí diện tích, gồm: diện tích đất tự nhiên của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tỷ lệ diện tích đất trồng lúa trên tổng diện tích đất tự nhiên. + Tiêu chí về đơn vị hành chính cấp huyện: bao gồm tiêu chí số đơn vị hành chính cấp huyện; số huyện miền núi; vùng cao, hải đảo; biên giới đất liền của từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. - Nhóm chương trình mục tiêu Trung ương giao địa phương thực hiện Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11; Căn cứ quyết định số 2015/QĐ-TTg ngày 23/11/2010 của Thủ tướng chính phủ về giao dự toán NSNN năm 2011. Bộ Kế hoạch và đầu tư đã ban hành Quyết định số 288/QĐ-BKH ngày 24/11/2010 về việc giao chỉ tiêu kế hoạch đầu tư phát triển thuộc NSNN năm 2011
- 12 (có chi đầu tư phát triển). Nguồn vốn này có danh mục, có hướng dẫn sử dụng cụ thể, có tài khoản riêng, không thể chiếm dụng để sử dụng vào nội dung chi khác được, nếu chi sai nội dung xem như vi phạm pháp luật. 1.5.2. Định mức giao chi thƣờng xuyên gồm: * Định mức giao chi sự nghiệp giáo dục Định mức giao theo dân số trong độ tuổi đến trường từ 1 - 18 tuổi. Đơn vị: đồng/người dân/năm Vùng Định mức phân bổ Đô thị 1.241.680 Đồng bằng 1.460.800 Miền núi - vùng đồng bào dân tộc ở đồng bằng, vùng sâu 1.986.880 Vùng cao - hải đảo 2.775.520 Định mức giao nêu trên bao gồm: - Tính đủ cho các cấp giáo dục, các loại hình giáo dục; - Các chế độ học bổng cho học sinh dân tộc nội trú, bán trú theo chế độ quy định, chính sách ưu tiên đối với lĩnh vực giáo dục đã ban hành. Trên cơ sở định mức trên, nếu tỷ lệ chi giảng dạy và học tập (không kể lương và có tính chất lương) nhỏ hơn 20% so với tổng chi sự nghiệp giáo dục sẽ được bổ sung đủ 20%; bảo đảm tỷ lệ chi tiền lương, phụ cấp, các khoản có tính chất lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn) tối đa 80%, chi thực hiện nhiệm vụ giáo dục không kể chi tiền lương và các khoản có tính chất lương tối thiểu 20% (chưa kể nguồn thu học phí). b) Đối với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có các xã, thôn thuộc Chương trình 135 theo Quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ được phân bổ thêm 140.000 đồng/người dân xã, thôn 135 trong độ tuổi đến trường từ 1 - 18 tuổi/năm để thực hiện chế độ chính sách đối với học sinh xã, thôn thuộc Chương trình 135 và học sinh các xã thuộc 62 huyện nghèo không thuộc xã 135. c) Kinh phí học tập cho các đối tượng quy định tại Điều 6 Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về hỗ trợ chi phí học tập, ngân sách trung ương sẽ bổ sung có mục tiêu cho các địa phương thực hiện theo chế độ quy định. * Định mức giao chi sự nghiệp đào tạo và dạy nghề Định mức giao theo tiêu chí dân số (không kể dân số từ 1 - 18 tuổi):
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 316 | 69
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2020
78 p | 220 | 48
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 533 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 181 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 346 | 41
-
Luận văn thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 203 | 34
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại Việt Nam
20 p | 241 | 29
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 352 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
86 p | 114 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán nhà ở xã hội, từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh
83 p | 103 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 115 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật Việt Nam hiện nay
90 p | 85 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 250 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật hình sự Việt Nam về tội gây rối trật tự công cộng và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
17 p | 158 | 13
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực kinh doanh - qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị
31 p | 111 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 233 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 268 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng - qua thực tiễn Quảng Bình
30 p | 86 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn