Luận văn Thạc sĩ Luật học: Về hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài theo pháp luật Việt Nam
lượt xem 12
download
Mục tiêu của đề tài "Về hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài theo pháp luật Việt Nam" là tìm hiểu những quy định của Luật Thương mại hiện hành về HĐMBHHQT. Việc tìm hiểu này được đặt trong tương quan so sánh với những quy định của pháp luật một số nước có quan hệ mua bán hàng hóa lớn với Việt Nam và các quy định quốc tế nhằm rút ra những vấn đề bất cập. Từ những vấn đề bất cập này mà đề xuất một vài giải pháp sửa đổi, bổ sung chế định này cho phù hợp hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Về hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài theo pháp luật Việt Nam
- Đ Ạ I H Ọ C Q U Ố C G IA , H À N Ộ I K H O A LUẬT TRƯƠNG ANH TUÂN VỂ HỢP ĐỔNG MUA BÁN HÀNG HOÁ VỚI THƯƠNG NHÂN N ư ớc NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM CH UYÊN NG ÀNH : LUẬT KINH TẾ M Ã S Ố : 60105 LUẬN VÃN THẠC s ĩ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẦN KHOA HỌC: PGS. TS N G UY ỄN BÁ DIÊN HÀ NỘI -N Ả M 2003
- B Ả N G C Á C T Ừ V IẾ T T Ắ T BLDS Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 199& • * • • i Luật Thương mại Luật Thương mại Việt Nam năm 1997 PICC Nguyên tắc Hợp đồng thương mại quốc tế (Principles o f International Commercial Contracts) HĐMBHH Hợp đổng mua bán hàng hoá HĐMBHHQT Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
- M ỤC LỤC P h ầ n m ở đ ầ u ...................................................................................................................................... 1 P hần n ội d u n g ....................................................................................................................... 4 Chương 1: Lý luận chung về Hợp đổng muabán hàng hoá quốc t ế .........................4 1.1 K hái niệm về hợp đồng mua bán hàng hoá...................... .................................. 4 1.1.1 Định nghĩa..................................................................................................................... 4 1.1.2 Đặc điểm .........................................................................................................................5 1.1.3 M ột số nguyên tắc cơ bản của HĐMBHH..............................................................8 1.2 K hái niệm về H Đ M BH H Q T.................................................................................... 11 1.2.1 Tên gọi..........................................................................................................................11 1.2.2 Định nghĩa................................................................................................................... 11 1.2.3 Đặc điểm ......................................................................................................................13 1.3 M ột số nguyên tắc cơ bản của H Đ M B H H Q T ................................................ 15 1.3.1 Nguyên tắc phù hợp với pháp luật của các nước có liên quan......................15 1.3.2 Nguyên tắc phù hợp pháp luật và tập quán quốc tế có liên quan...... ..........16 1.4 Vai trò và ý nghĩa của H Đ M B H H Q T ........ ..... ...................... ........................... 16 1.4.1 HĐMBHHQT thể hiện ý chí của các bên tham gia giao kết hợp đồng......17 1.4.2 HĐMBHHQT là công cụ pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các bên.............................................................................................................................17 1.4.3 HĐMBHHQT giúp quốc gia kiểm soát hoạt động kinh doanh mua bán hàng hoá................................................................. ................................................................18 1.5 N guồn luật điểu chỉnh H Đ M B H H Q T .................................................................. 18 Chương 2: Các điều kiện hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc t ế .....22 2 .1 K hái niệm ...................................................................................................................... 22 2. 2 Các điều kiện hiệu lực của H Đ M B H H Q T ......................................................... 22 2.2.1 Chủ thể...................................................... ................................................................... 22 2.2.2 Đ ối tượng, nội dung chủ yếu.................................................................................. 27 2.2.3. Sự tự nguyện giao dịch............................................................................................. 31 2.2.4 Hình thức.......7.............................................................................................................34
- Chương 3: Giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế ..................36 3. 1 Giao kết hợp đồn g..................................................................................................... 36 3.1.1 Chào hàng...................................... .............................................................................36 3.1.2 Chấp nhận chào hàng................................................................................................42 3.1.3. Thời điểm giao kết hợp đồng.................................................................................. 49 3. 2 Thực hiện hợp đồng...................................................................................................52 3.2.1 Nguyên tắc thực hiện hợp đổng...........................................................................52 3.2.2 Thời gian và địa điểm giao hàng..........................................................................54 3.2.3 Chuyển giaọ quyền sở hữu và rủi ro....................................................................... 58 3.2.4 Về vấn đề thanh toán......................................................................................... . 60 3.2.5 Các điều khoản khác liên quan đêh thực hiện hợp đồng...................................63 3. 3 Những quy định về không thực hiện hợp đồng................................................ 64 3.3.1 Những quy định chung..............................................................................................64 3.3.2 Thực hiện đúng hợp đồng.........................................................................................69 3.3.3 Huỷ hợp đồng.............................................................................................................. 73 3.3.4 Buộc bồi thường thiệt hại và phạt hợp đổng..................................................... 76 Chương 4: Thực trạng pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế và một số giải giải pháp đề xuất......................................................................................................82 4.1 Thực trạng pháp luật...............................................................................82 4. 2 Các giải pháp đề xuất................................................................................................ 89 Phần kết luận ......... .......................................................................................................... 93 Tài liệu tham khảo................................................................................................................ 94
- PHẦ N M Ở ĐẦU 1. Tính cấp thiết của để tài. Xu hướng toàn cầu hoá là xu hướng tất yếu trong giai đoạn hiện nay. Yêu cầu này được đặt ra với mọi nước trên thế giới mà khồng có sự phân biệt. Nghị sĩ Roland BLƯM của Pháp đã nỏu vấn đề này trong Báo cáo về toàn cầu hoá của u ỷ ban đối ngoại vào tháng 11 nám 1999. Trong Báo cáo tại phần kết luận có nêu : “ Quả thực là toàn cầu hoá có làm hạn chế ở một mức độ nhất định chủ quyền kinh tế. Rõ ràng đó là cái giá phải trả để trở nên thịnh vượng hơn”. Đối diện với hoàn cảnh tất yếu này thì mọi quốc gia không thể nằm ngoài sự vận động của nó. Sự tham gia vào đó dần tới sự tăng trưởng nhanh chống những hoạt động trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa các nước. Tỉ trọng của hoạt động dịch vụ đã tăng một cách nhanh chóng so với thời gian trước khi toàn cầu hoá. Tuy nhiên, mọi hoạt động dịch vụ đểu trực tiếp hoặc gián tiếp tạo điều kiện cho việc ĩrao đổi hàng hóa. Vì vậy, việc trao đổi hàng hoá luôn chiếm vị trí quan trọng trong thương mại quốc tế. Nền tảng pháp lý của trao đổi hàng hoá có yếu tố nước ngoai chính là HĐMBHHQT. Chính sách thương mại phù hợp đã tạo điều kiện cho kinh tế Việt Nam phát triển nhanh chóng. Xuất khẩu tăng bình quân khoảng 23% trong thời gian từ năm 1990 đến năm 2000 [13, tr 50]. Từ hoạt động kinh tế phát triển khá nhanh chóng này mà dẫn tới thu nhập giữa hộ gia đình giàu nhất và hộ gia đình nghèo nhất là 12,5 lần [21]. Nhưng những quy định của pháp luật so với thực tế còn rất nhiều điều không phù hợp, tạo nên sự cản trở những hoạt động thực tế. Những quy định không phù hợp đó tổn tại bằng câu chữ trên aiấy mà không trở thành hành vi ứng xử của những người cần áp đụng. Theo Bộ trưởng Bộ Thương mại cho rằng cần sửa đổi Luật Thương mại hiện hành để có thể theo kịp quá trình tăng trưởng cũng như hội nhập vào nển kinh tế thế giới hiện nay [22,tr 10]. Luật Thương mại cần sửa đổi cho phù hợp với vị trí thành viên của Việt Nam trong khuôn khổ Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á (AFTA), Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, cùng nỗ lực để Việt Nam gia nhập vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào năm 2005. Nhu cầu sửa đổi Luật Thương mại, trong đó có chế định HĐMBHHQT đã và đang được đặt lên bàn soạn thảo. Việc sửa dổi một số chế định của Luật Thương mại đã khó thực hiện được bởi sự bất cập và mối liên hệ với nhau trong luật nên khó có thể sửa một phần mà không ảnh hưởng tới phần khác. Vì vậy, yêu cầu sửa đổi toàn diện Luật Thương mại, gồm cả chế định HĐMBHHQT đã được Chính phủ chấp nhận [38]. Pháp luật về HĐMBHHQT là cơ chế pháp lý điều chinh trực tiếp hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế. Hoạt động của mua bán hàng hoá quốc tế này thuận lợi hay không thuận lợi hoằn toàn phụ thuộc vào sự phù hợp của cơ chế pháp lý này. Ngoài việc tạo điểu kiện thuận lợi cho hoạt động mua bán hàng hoá 1
- thì HĐMBHHQT còn là cơ chế pháp lý quan trọng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bốn tham gia hợp đồng. Vì vậy, việc đi sâu tìm hiểu chế định trên là cần thiết để xác định được những điều bất cập và mâu thuẫn nội tại của chế định, cũng như những điều khoản còn chưa phù hợp với các quy định của một số văn bản khác cần tham khảo. Từ những bất cập, mâu thuẫn và chưa phù hợp này nhằm đưa ra những đẻ xuất nhằm sửa đổi, bổ sung những quy định của chế định HĐMBHHQT phù hợp với thực tế và một sô' văn bản cần tham khảo. 2. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Mục đích của việc nghiên cứu này nhằm tìm hiểu những quy định của Luật Thương mại hiện hành về HĐMBHHQT. Việc tìm hiểu này được đặt trong tương quan so sánh với những quy định của pháp luật một số nước có quan hệ mua bán hàng hoá lớn với Việt Nam và các quy định quốc tế nhằm rút ra những vấn đề bất cập. Từ những vấn đề bất cập này mà đề xuất một vài giải pháp sửa đổi, bổ sung chế đinh này cho phù hợp hơn. Đ ối tượng nghiên cứu của đề tài sẽ thu hẹp trong những quy định của chế định HĐMBHHQT. Viộc nghiên cứu sẽ dựa trên cơ sở định nghĩa hàng hoá theo nghĩa hẹp là theo luật học mà không theo định nghĩa của triết học. Phạm vi nghiên cứu của để tài sẽ thể hiện bằng việc đi sâuvà phân tích ch ế định hợp đổng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài, hay còn gọi là hợp đổng mua bán hàng hoá quốc tế của Luật Thương mại. Bên cạnh việc phân tích đó thì bản luận văn đồng thời nghiên cứu chế định này của pháp luật một số nước như Mỹ và Pháp. Đây là hai nước có tiềm năng lớn cũng như quan hệ thương mại quan trọng đối với Việt Nam. Đối tượng nghiên cứu tiếp đó là Công ước Viên năm 1980. Đây là điều ước quốc tế quan trọng mà khi nhắc tới hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế khờng thể không đề cập. Ngoài ra, còn có một văn kiộn quan trọng của tổ chức UNIDROIT (Viện thống nhất Tư pháp quốc tế) là Nguyên tắc hợp đổng thương mại quốc tế. Đây là vãn kiện có phạm vi điều chỉnh rộng hơn so với Cồng ước Viên năm 1980, vì điều chỉnh hoạt động thương mại quốc tế nói chung, trong đó có bao gồm hoạt đông mua bán hàng hoá. Văn kiện này có những quy định chi tiết dễ áp dụng đối với các bên khi hoạt động thương mại quốc tế. Phạm vi nghiên cứu của luận văn không đi sâu tìm hiểu cơ chế giải quyết tranh chấp hay những chế định liên quan khác, mà chỉ tập trung nghiên cứu khái niệm, các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, giao kết và thực hiện hợp đổng. 3. Phương pháp nghiên cứu- Trong quá trình nghiên cứu, tác giả có sử dụng tổng hợp các phương pháp: phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp phân tích, tổng hợp. phương pháp so sánh. 2
- 4. Những đóng góp mới của luận văn. Một số đóng góp mới và nhỏ của luận văn được thể hiện qua khái niệm về HĐMBHHQT, vể các điểu kiện hiệu lực của HĐMBHHQT được tìm hiểu, phân tích kỹ. Những vấn đề này được tìm hiểu thông qua việc so sánh cùng chế định này với luật pháp của một số nước có giao dịch thương mại lớn với Việt Nam, với Công ước Viên năm 1980 và đặc biệt là với Nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế của Viện thống nhất Tư pháp quốc tế. Qua sự phân tích và so sánh đó mà luận văn đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp ban đầu đối với chế định này vể các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, về giao kết và thực hiện hợp đồng. 5. Bố cục của luận văn. Ngoài phần mở đầu, phần kết luận thì phần nội dung của luận văn bao gồm bốn chương: Chương 1: Lý luận chung về Hợp đổng mua bán hàng hoá quốc tế. Chương 2: Các điều kiện hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế Chương 3 : Giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Chương 4: Thực trạng pháp luật về hợp đổng mua bán hàng hoá quốc tế và một số giải giải pháp đề xuất. 3
- P H Ầ N N Ộ I D Ư N G CHƯƠNG 1 LÝ LU Ậ N C H U N G VỂ H Ợ P Đ Ồ N G M Ư A BÁ N H À N G H O Á Q U Ố C T Ế HĐMBHHQT là chế định quan trọng trong pháp luật thương mại quốc tế. Đ ể hiểu rõ chế địrih này trước tiên luận văn sẽ tìm hiểu khái niệm HĐMBHH. Từ đó, luận văn sẽ đề cập tới khái niệm HĐMBHHQT, định nghĩa và các đặc điểm. Các mục tiếp theo của luận văn sẽ trình bày vể các nguyên tắc cơ bản, vai trò, ý nghĩa và một vài nguồn luật khác điều chỉnh HĐM BHHQT này. 1.1 Khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hoá. ỊJL d M n h .ữ g tiĩa Mua bán là hoạt động được diễn ra trên mọi nơi, với thời gian từ nhiều ngàn năm nay. Hoạt động giao dịch với hình thức đầu tiên là đồ vật đổi đồ vật, khi xuất hiện đồng tiền thì vật đổi tiền trở thành hình thức trung gian cơ bản. Đồng tiên xuất hiện cũng không thống nhất mà mỗi một dân tộc, một vùng lại có hình thức đổng tiền khác nhau. Khi sản phẩm ngày càng nhiều và trở thành hàng hoá thì việc mưa bán hàng hoá trở nên phát triển. Mua bán là động lực cho phát triển kinh tế của địa phương đó. Đến nay, mua bán trở thành hình thức không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt hàng ngày cũng như trong giao dịch thương mại- kinh tế. Theo pháp luật Việt Nam hiện hành thì có ba văn bản luật liên quan tới HĐMBHH đang được điểu chỉnh. Theo trình tự thời gian thì trong các văn bản luật định nghĩa HĐMBHH được nêu như sau: Theo Pháp lệnh Hợp đổng kinh tế năm 1989 thì khái niệm hợp đồng kinh tế được định nghĩa như sau: “Hợp đồng kinh tế là sự thoả thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện công viộc sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, nghiên cứu ứng dụng khoa học - kỹ thuật và các thoả thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng về quyển và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện k ế hoạch của mình” [6, Điều 1]. BLDS năm 1996 định nghĩa : “Hợp đổng dân sự là sự thoả thuận giữa các bèn về việc xác lập, thay đổi hoặc chất dứt quyển, nghĩa vụ dân sự” [4, Điểu 394]. Từ định nghĩa này hợp đồng mua bán tài sản được hiểu là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản và chuyển quyền sở hữu 4
- tài sản đó cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán [4, Điều 421], Theo định nghĩa của Luật Thương mại thì mua bán hàng hoá là hành vi thương mại, theo đó người bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho người mua và nhận tiền; người mua có nghĩa vụ trả tiền cho người bấn và nhận hàng hoá theo thoả thuận của hai bên [5, Điều 46]. Theo định nghĩa «á» trên thì người bán có các nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hoá và cuối cùng là nghĩa vụ nhận tiền. Người mua có các nghĩa vụ trả tiền cho người bán và nhận hàng. Tất cả các nghĩa vụ trên được thực hiện theo thoả thuận của các bên. Ngoại trừ những điều luật cấm thì thoả thuận đã được thống nhất của các bên được tôn trọng vói ưu tiên cao nhất. Thoa thuận đã được thống nhất là “luật” của các bèn trong quan hệ mua bán hàng hoá đó. Quan niệm về HĐMBHH của Việt Nam và Pháp có nhiều nét tương đổng giống nhau. Điều này cũng xuất phát từ truyền thống pháp luật của hai nước theo dân luật Với lý do đó nên phần khái niệm cơ bản về HĐMBHH của Pháp sẽ không cần trình bày. Quan niệm pháp luật của Mỹ về hợp đồng cũng như về HĐMBHH có nhiều điểm khác với pháp luật của Việt Nam. Điều này cơ bản xuất phát từ truyền thống pháp luật của hai nước khác nhau2. L L Ẳ M cM iẩ ũ h ỉ. 1.2.1 Về chủ thể. HĐMBHH là một thoả thuận quan trọng mang tính nền tảng pháp lý cho giao dịch mua bán hàng hoá. Chủ thể tham gia quan hộ mua bán hàng hoá là thương nhân với thương nhân hoặc một bên tham gia là thương nhàn. Thương nhân có thể bao gồm là cá nhân hoặc tổ chức. Đối với cá nhân, mặc dù có những quy định cụ thể khác nhau, nhưng nhìn chung khi đề cập đến việc xác định tư cách thương nhân của cá nhân trong quan hệ HĐMBHHQT, luật pháp của hầu hết các nước đều dựa trên hai tiêu chuẩn pháp lý liên quan trực tiếp. Đó là tiẽu chuẩn đối với các điểu kiện vể nhân thân và tiêu chuẩn dối với các điều kiện về nghề nghiệp của cá nhân. Thứ nhất về điều kiện nhân thân, việc xem xét điều kiện nhân thân của một người để trở thành thương nhân sẽ căn cứ vào năng lực pháp luật và năng lực hành vi của người đó. Trên thực tế để xem xét năng lực pháp luật và năng lực hành vi của một cá nhân, người ta thường dựa vào các tiêu chí: tuổi tác, tình trạng sức khoẻ, tình trạng tư pháp. 1 Với iợi th ế xây dựng pháp luật sau ihì pháp luật V iệt N am đã tham khảo pháp luật của nhiểu nước (chác để xây dưníĩ cho m inh, tiong đó có nước Pháp. Vì vây, pháp luật vé hợp đổng của hai nước cơ bàn là giống nhau. 2 Xem cụ thể hơn vé khái niệm và các điéu kiổn của hợp đổisg theo hồ thống thông luật qua tài liêu [16], [20], [28]. 5
- v ề tuổi tác, pháp luật của hầu hết các nước đều quy định một người muốn trở thành thương nhân phải ở một độ tuổi nhất định. Với một độ tuổi như vậy con người mới có thể phát triển được đầy đủ và về thể lực lẫn trí lực để thực hiện những hành vi mà minh mong muốn. Theo quy định của Luật Thương mại thì cá nhân đủ 18 tuổi trở lên có thể trở thành thương nhân nếu thoả mãn một số điều kiện nhất định [5, Điều 17]. Cá nhân đó phải được cấp giấy chứng nhận đãng ký kinh doanh để trở thành thương nhân. Để cấp giấy chứng nhận thì cá nhân đó phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có đủ điều kiện để kinh đoanh thương mại theo quy định của pháp luật, và có yêu cầu hoạt động thương mại. Bên cạnh việc đưa ra tiêu chuẩn về tuổi tác, pháp luật của hầu hết các nước còn đưa ra các tiêu chuẩn về tình trạng sức khoẻ để làm cơ sở pháp lý xác định tư cách thương nhân của cá nhân. Những người mạc dù đủ tiêu chuẩn về độ tuổi nhưng tình trạng sức khoẻ không bình thường cũng không được phép tham gia vào các hoạt động mua bán hàng hoá với tư cách là thương nhân. Những người này có thể vì bị thương tật hoặc bệnh tật vé tinh thần ... mà không thể hiện được đầy đủ ý chí một cách độc lập. Việc pháp luật quy định về điều kiện sức khoẻ là để loại trừ những người thiếu năng lực hành vi hoặc hạn chế răng lực hành vi tham gia vào HĐMBHHQT. Tinh trạng tư pháp của một ngưctì là một điều kiện pháp lý bắt buộc cẩn phải được xem xét để xác định người đó có đủ tư cách là thương nhân hay không. Về vấh đề này pháp luật cùa các nước đều quy định: những người đang bị phạt tù, bị Toà án hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấm tham gia các hoạt động thương mại sẽ không thể trở thành thương nhân. Liên quan tới thương nhân là cá nhân, Điều 18 Luật Thương mại quy định ba trường hợp không được cổng nhận trở thành thương nhân. Đầu tiên là những người không có nãng lực hành vi đân sự đầy đủ, người bị mất nầng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Trường hợp thứ hai là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người đang phải chấp hành hình phạt tù. Trường hợp cuối cùng liên quan đến những ngưòi bị toà án hạn chế những ngành nghề về kinh doanh. Những người đó bị toà án tước quyền về hành nghề vì phạm các tội buôn lậu, đầu cơ, buồn bán hàng cấm, làm hàng giả, buôn bán hàng giả, kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa dối khách hàng và các tội khác theo quy định của pháp luật. Thứ hai về điều kiện về nghề nghiệp, theo quy định của pháp luật các nước, đặc biệt là các nước châu Âu thì những người đang làm một số nghề nhất định sẽ không thể trở thành thương nhân. V í dụ, theo Luật Thương mại Pháp thì những người đang là công chức, luật sư, bác sỹ, công chứng viên ... sẽ không được tham gia vào các hoạt động thương mại với tư cách là thương nhân. Pháp luật Việt Nam khỏng quy định trường hợp cụ thể những nghề không được đồng thời làm thương nhân. Chỉ liên quan đến trường họp là công chức, cán bộ thì Pháp lệnh cán bộ, công chức không cho phép đồng thời thực hiện những hành vi kinh doanh của thương nhân. 6
- Đối với tổ chức là thương nhân thì tổ chức đó có thể là pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình. Các tổ chức này phải hội đủ các điều kiộn pháp lý theo quy định của pháp luật. Pháp nhân là thương nhân được tồn tại dưới nhiều hình thức như công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn... . Việc phân loại này tuỳ thuộc vào quy định của mỗi nước mà có các tiêu chuẩn khác nhau vể mặt pháp lý đối với từng loại hình. Nhìn chung, các quy định về tiêu chuẩn pháp lý để xác định tư cách thương nhân của cá nhân trong HĐMBHHQT chỉ được áp dụng cho các công dân mang quốc tịch của quốc gia nước sở tại. Trên thực tế việc các tiêu chuẩn pháp lý này có được áp dụng cho những người có quốc tịch nước ngoài hoặc những người không có quốc tịch tại quốc gia nước sở tại hay không, còn phụ thuộc vào pháp luật của từng quốc gia tuỳ theo từng trường hợp. ỉ. 1.2.2 V ề đối tượng. Đối tượng của hợp đổng mua bán là hàng hoá. Theo từ điển tiếng Việt thì hàng hoá là “sản phẩm do lao động làm ra dùng để buôn bán trên thị trường”. Với định nghĩa trên thì những gì được coi là hàng hoá nếu thoả mãn hai điều kiện cùng lúc: - Thứ nhất, sản phẩm do lao động làm ra. - Thứ hai, được dùng buôn bán trên thị trường. Như vậy, với cách định nghĩa như trên thì hàng hoá có thể bao gồm hữu hình hoặc vô hình. Đó có thể là các quyền tài sản, có thể là nhiều loại động sản khác nhau, có thể là bất động sản. Luật Thương mại Việt Nam lại không đưa một khái niệm hàng hoá cụ thể - đối tượng của HĐMBHH mà chỉ liệt kê hàng hoá tại Điều 5 gồm: - máy móc, - thiết bị, - nhiên liệu, - hàng tiêu dùng, - vật liệu, - các động sản khác được lưu thông trên thị trường, - nhà ở dùng để kinh doanh dưới hình thức cho thuê, mua, bán. Đối chiếu định nghĩa trong từ điển tiếng Việt và định nghĩa của Luật Thương mại thì hàng hoá theo Luật Thương mại được hiểu hẹp hơn so với từ điển. Đối tượng điểu chỉnh của Luật Thương mại sẽ loại trừ nhiểu loại hàng hoá được coi như bất động sản và nhiều loại hàng hoá vô hình, quyền tài sản khác. Đó có thể là tàu thuyền, máy bay, cổ phiếu, trái phiếu, chứng từ có giá trị khác, bí quyết v .v ... . 7
- 1.1.3 M ột s ố nguyên [ắc cơ bản của HĐMBHH. Nguyên tắc cơ bản của HĐMBHH là những tư tưởng chủ đạo có tính chất bắt buộc chung đối với các chủ thể trong quan hệ HĐMBHH. Các nguyên tắc này được ghi nhận trong các quy phạm của pháp luật thương mại và được thừa nhận trong tập quán quốc tế. Theo pháp luật và thực tiễn, có rất nhiều các nguyên tắc trong HĐMBHH. Sau đây là một vài nguyên tắc cơ bản trong việc ký kết và thực hiện HĐMBHH. L ỉ .3. ỉ N guyên tắc tự do giao k ế t hợp đồng. Đây là nguyên tắc chung nhất cho tất cả các hợp đồng thương mại, trong đó có HĐMBHH. Nội dung của nguyên tắc này được đề cập các bên chủ thể trong hợp đồng được tự do giao kết hợp đồng và quy định nội dung hợp đồng. Quyền tự đo giao kết hợp đổng là quyền của tất cả các thương nhân trong hợp đồng thương mại nói chung và HĐMBHH nói riêng. Các thương nhân có quyền tự do quyết định ai là người họ sẽ bán hàng và ai là người họ sẽ mua hàng. Cũng từ lý do này mà sau khi ỉựa chọn các thương nhân có thể tự do thoả thuận nội dung trong từng hoạt động mua bán cụ thể. Tuy nhiên, sự tự do này không phải là vô hạn mà nó bị giới hạn hay phụ thuộc vào tính hơp pháp của sự thoả thuận trên. Tính hợp pháp này được xem xét dựa trên các quy định của pháp luật mà các bên lựa chọn hoặc hợp pháp đối với từng chủ thể thoả thuận. Trong Luật Thương mại không nêu cụ thể nội dung nguyên tắc này nhưng tinh thần chung có thể được tìm thấy theo nguyên tắc cùa BLDS về hợp đồng. Với tư cách luật chuyên ngành nên Luật Thương mại không cần đề cập lại vấn đề này đã được nêu trong BLDS. Theo PICC thì vấn đề này được quy định rất rõ ràng. Trong PICC tại Điều 1.1 của chương đầu tiên quy định ngay vể vấn đề tự do hợp đồng. Quyền tự do hợp đồng là một trong những nguyên tắc cơ bản trong lĩnh vực hợp đồng nói chung và trong phạm vi thương mại quốc tế nói riêng. Sự tự do trong hợp đồng là yếu tố cơ bản, then chốt cho một nền kinh tế thị trường, ở đó, sự tự do của mọi người trong kinh doanh được đặt lên hàng đầu. Đồng thời với một nền kinh tế thị trường thì đây cũng là yếu tố cơ bản cho một thị trường cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy phát triển nền kinh tế. Không chỉ quy định về sự tự do hợp đổng mà PICC còn quy định về sự tự đo quy định nội dung của hợp đồng. Các bên tham gia hợp đổng được toàn quyền quy định cho mình về những quyền mình được làm và những nghĩa vụ minh thực hiện. Nhưng không phải là không có những ngoại lệ của cả hai vấn đề. Sự tự do hợp đồng thường bị ràng buộc do liên quan đến các khu vực kinh tế có sự quản lý của Nhà nước. Cũng tương tự như vậy, việc quy định nội dung hợp đồng là do sự thoả thuận của các bên, nhưng các thoả thuận này sẽ không được trái những truyền thống đạo đức của đất nước đó và không được trái pháp luật của Nhà nước quy định. 8
- /. 1.3.2 N guyên tắc bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi. Nội dung của nguyên tắc này là thoả thuận MBHH các bên phải đảm bảo sự tương xứng về quyền và nghĩa vụ nhằm đáp ứng được lợi ích của các bên trong nội dung của hợp đồng. Tính bình đẳng trong HĐMBHHQT không phụ thuộc vào quan hệ chính trị - ngoại giao của các quốc gia mà các chủ thể mang quốc tịch. Bất kỳ chủ thể này hay chủ thể khác thuộc quốc gia giàu hay nghèo, phát triển hay không phát triển, châu Âu hay châu Phi khi giao kết HĐMBHHQT đều bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ. Các bên cùng có lợi trên cơ sở thoả thuận và phải chịu trách nhiệm nếu vi phạm hợp đồng đã ký kết. Sẽ là không hợp lý nếu một HĐMBHH chỉ mang lại lợi ích cho một bên hoặc chi có một bên có quyền còn bên kia chỉ có nghĩa vụ. Trong nền kinh tế thế giới hiện nay, chủ thể của HĐMBHHQT rất đa dạng, việc tuân thủ nguyên tắc này là yêu cầu cần thiết và quan trọng trong hợp đổng mua bán hàng hoá quốc tế. Việc tuân thủ nguyên tắc này sẽ đảm bảo sự kinh doanh lành mạnh, binh đẳng trong quan hệ kinh doanh. Nguyên tắc này đã được nêu tại khoản 2 Điều 395 BLDS. Theo PICC tại điều 3.10 đã thể hiện các bên giao kết hợp đồng cần phải được thực hiện trên nguyên tắc bình đẳng. Sự bất bình đẳng có thể dẫn tới hợp đồng hoặc một số điều khoản bị vô hiệu hoặc bị sửa. ĩ. 1 .3 .3 N guyên tắc thiện c h í và trung thực. Nội dung của nguyên tắc này thể hiện việc các bên tham gia giao kết hợp đồng với tinh thần hợp tác mà cố gắng không gây thiệt hại đến lợi ích của nhau. Tinh thần thiện chí thể hiện các bên phải tạo điều kiện cho nhau, giúp đỡ lẫn nhau thực hiên tốt những nghĩa vụ mà các bên đã thoả thuận. Tinh thần thiện chí giúp các bên giao kết hợp đổng nhằm hướng tới sự cùng tồn tại, cùng phát triển. Thông qua giao kết hợp đồng mà không nhằm tới sự phát triển của bên này là sự triệt tiêu của bên kia. Không thể có được sự thiện chí và trung thực khi các bên tham gia hợp đồng không tuân thủ triệt để nguyên tắc này. Trong hoạt động thương mại nói chung và trong HĐMBHH nói riêng, để đảm bảo được quyền và lợi ích cả các bên đồng thời tạo được niềm tin và sự yên tâm giữa các chủ thể thì các bên không được loại bỏ hay hạn chế nguyên tắc thiện chí và trung thực. Hơn thế, các bên có thể thoả thuận những nghĩa vụ đối với nhau trẻn mức yêu cầu cùa nguyên tắc này nhằm quan hệ giữa các bên thân thiện và kết quả tốt hơn. Nguyên tắc này đã được nêu tại khoản 2 Điều 395 BLDS. Trong PICC khống nêu trực tiếp về nội dung của nguyên tắc này nhưng toàn bộ chương 3 của PICC đều thể hiện tinh thần hướng tới nội đung nguyên tắc này. Toàn bộ các quy định của chương này đểu hướng tới tiêu chuẩn công bằng và hợp lý trong thương mại. 9
- ỉ. 1.3.4 N guyên tắc đảm bảo theo cam kết. Các nội dung được thoả thuận trong HĐMBHH là kết quả của sự tự do giao kết, của sự bình đẳng giữa các bên. Quyết định những điều khoản trong hợp đồng là do sự lựa chọn độc lập của các bên. Các bên tự đảm bảo rằng lựa chọn đó được quyết định trong hoàn cảnh làm chủ được minh. Các bên tự chịu trách nhiệm về sự lựa chọn đó. Khi các bên đã thống nhất các điều khoản trong hợp đồng thì nó có giá trị ràng buộc các bên. Hiệu lực của thoả thuận này không dễ bị thay đổi hoặc bị huỷ bỏ bởi ý chí đơn phương của một bên. Cam kết giữa các bên cần được tôn trọng nhằm tránh thiệt hại cho bên còn lại khi thực hiện theo thoả thuận đó. Nguyên tắc đảm bảo theo cam kết còn hướng tới sự ổn định trong quan hệ kinh doanh cũng như trong quan hệ xã hội. Nguyên tắc hướng tới sự vận động bình thường, có kiểm soát, có thể lường trước được những hoạt động kinh doanh thương mại. Luật Thương mại và BLDS không nêu cụ thể nguyên tắc này nhưng tinh thần của các nguyên tắc và các điều luật đều hướng tới nội dung của nguyên tắc này. Sau khi ký kết hợp đồng thì các điều khoản trong hợp đổng trở thành sự ràng buộc đối với các bên. Điều này cũng được khẳng định trong PICC tại Điểu 1.3. Điều này quy định sau khi giao kết thì hợp đổng sẽ có hiệu lực ràng buộc các bên trong hợp đồng. Các bên có nghĩa vụ tôn trọng các điều khoản của hợp đổng. Mọi sự thay đổi của các bên đều phải căn cứ vào các điều khoản của hợp đồng, căn cứ vào sự thoả thuận hoặc bằng các cách thức khác mà được PICC quy định. Nếu các bên không tôn trọng các điều khoản, khồng tôn trọng các nghĩa vụ trong hợp đồng thì bên đối tác có quyền phạt hợp đồng, có quyền yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại. ỉ. 1 .3 .5 N guyên tắc không xàm phạm đến ỉợ i ích hợp phấp khác. Đây là nguyên tắc quan trọng nhằm bảo vệ các lợi ích hợp khác khi các bên giao kết hợp đổng. Việc giao kết hợp đồng là sự tự do lựa chọn của các bên. Tuy nhiên, trong mối liên hệ xã hội thì không có hoạt đông nào lại không ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp với các mối quan hệ xã hội khác. Vì vậy, việc ảnh hưởng khó có thể tránh khỏi tới những quan hệ xã hội khác. Những ảnh hưcmg này có thể là tiêu cực hoặc tích cực. Vấn đề đặt ra phải bảo vệ ở mức độ nào và làm rõ giới hạn nào. Những lợi ích của các bên trong hợp đổng sẽ có ảnh hưởng tới lợi ích của người khác, của công cộng, của Nhà nước. Nhằm bảo vệ những lợi khác ngoài các bên trong hợp đồng thì những lợi ích này được quy định trong pháp luật và được pháp luật đưa một cơ chế xác định để bảo vệ. Đặc biệt là lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước được chú ưọng hơn quyền và lợi ích họp pháp của người khác. Điểu này là dễ hiểu bởi các lợi ích trên có tác động lớn tới cộng đồng. N ội dung của nguyên tắc này được thể hiện tại khoản 1 Điều 395 10
- BLDS. Việc giao kết hợp đồng không trái pháp luật và đạo đức xã hội nhằm bảo vệ các loại quan hệ xã hội này. 1.2 Khái niệm vê HĐMBHHQT. ỉ .2.1 Tên gọi. Nguồn gốc xuất xứ hàng hoá không được xét đến để xác định loại hợp đổng đó có phải là HĐMBHHQT không. Chủ thể của hợp đồng được xác định theo yếu tố nước ngoài dựa trên sự lệ thuộc các nước khác nhau của các bên tham gia hợp đồng, với căn cứ là theo quốc tịch của chủ thể đó. Quốc tịch của thương nhàn theo pháp luật Việt Nam thì được xác định theo nước mà thương nhân đó đăng ký kinh doanh. Còn theo những nguồn luật của các nước hoặc các tổ chức khác thì việc xác định thương nhân thuộc các nước lại dựa trên những tiêu chí khác nhau. V í đụ, Công ước Viên năm 1980 xác định các thương nhân thuộc các nước khác nhau theo trụ sở của thương nhân đó mà không phải theo nước mà thương nhân mang quốc tịch, hoặc đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, đó là những cách gọi khác nhau về cùng một ỉoại hợp đồng, việc nêu tên khác nhau đó mang tính chất nhấn mạnh về một đặc điểm của hợp đổng mà không mang tính phân biệt là các loại hợp đồng có bản chất khác nhau. V ì vậy, để thống nhất trong bản luận văn này thì loại hợp đổng trên được gọi là HĐMBHHQT. L2,2M ũhM ghĩSL Khi Luật Thương mại chưa được ban hành, HĐMBHH với thương nhân nước ngoài được gọi là hợp đồng mua bán ngoại thương. Bộ Thương nghiệp (nay là Bộ Thương mại) đã định nghĩa loại hợp đổng này trong Quy chế tạm thời hướng dẫn ky kết hợp đồng mua bán ngoạỉ thương số 4794'TN-XNK . Hợp đổng mua bán ngoại thương là HĐMBHH có tính quốc tế. Quy chế này cũng đã đưa ra ba tiêu chuẩn cơ bản để xác định một hợp đồng mua bán được gọi là hợp đổng mua bán ngoại thương là: chủ thể của hợp đồng là các bên có quốc tịch khác nhau; hàng hoá là đối tượng của hợp đồng thường được đi chuyển từ nước này sang nước khác; đổng tiền thanh toán là ngoại tệ đối với một hoặc cả hai bên ký kết hợp đồng. Phù hợp với xu thế hội nhập, Luật Thương mại Việt Nam đã được ra đời năm 1997 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01.01.1998. Luật này đã đánh dấu một phát triển lớn của ngành luật thương mại để tạo khuôn khổ hoạt động cho các giao dịch thương mại ở nước ta. Xu hưcmg của luật này nhằm điều chỉnh các quan hệ thương mại trong điều kiện kinh doanh của cơ chế thị trường theo định hướng XHCN có sự điều tiết của Nhà nước. Luật Thương mại năm 1997 còn tạo ra khung pháp lý dể phát triển các quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các 11
- nước khác trên thế giới. Luật này góp phần vào việc thúc đẩy sự phát triển của kinh tế đối ngoại với các nước. Tại Điều 80 Luạt Thương mại quy định HĐMBHH với thương nhân nước ngoài là HĐMBHH được ký kết giữa một bên là thương nhân Việt Nam với một bôn là thương nhân nước ngoài. Từ định nghĩa trên cho thấy pháp luật chỉ xem xét đến yếu tố “thương nhân nước ngoài” để xác định một hợp đồng có phải là một hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế hay không. Yếu tố thương nhân nước ngoài được xác định dựa trên cơ sở pháp !ý của nước mà thương nhân mang quốc tịch. Như vậy, những đặc điểm mà khái niệm HĐMBHH với thương nhân nước ngoài, theo quy định của Luật Thương mại đã mở rộng hơn, so với khái niệm này mà Quy ch ế tạm thời hướng dẫn việc ký kết HĐMBHH ngoại thương số 4794- TN-XNK đã quy định. Về định nghĩa HĐMBHHQT, theo Luật Thương mại, thì trước hết là một Hợp đồng mua bán hàng hoá có nhân tố nước ngoài. Một số công ước cũng đã định nghĩa về HĐMBHHQT. V í dụ như tại Điều 1 Công ước Lahay năm 1964 định nghĩa : “Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là Hợp đổng mua bán hàng hoá trong đó các bên có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau, hàng hoá được chuyển từ nước này sang nước khác, hoặc việc trao đổi ý chí ký kết Hợp đổng giữa các bên được thiết lập ở các nước khác nhau”. Công ước Viên năm 1980 quy định : “áp dụng với những hợp đồng mua bán hàng hoá được ký kết giữa các bên có trụ sở thương mại đặt ở các nước khác nhau”. Thực tế thì yếu tố nước ngoài được xem xét ở nhiều khía cạnh hơn đối với loại hợp đồng này. Những khía cạnh trên của các văn bản luật trong nước hoặc quốc tế là nhằm xác định phạm vi điều chỉnh của văn bản đó, mà không phải là những tiêu chí áp đặt đối với mọi loại hợp đổng để xác định có yếu tố nước ngoài. Yếu tố nước ngoài có thể được xem xét ở một trong các khía cạnh sau: - Hợp đồng được giao kết và thực hiện bởi các bên không cùng quốc tịch hoặc không cùng nơi cư trú (với thể nhân) hoặc không cùng nơi đóng trụ sở (đối với pháp nhân), - Hợp đồng được giao kết ở một nước thứ ba và được thực hiện tại nước của một trong hai bên hoặc tại nước giao kết hoặc tại một nước thứ ba khác, - Đối tượng của hợp đồng là tài sản ở nước ngoài (đối với trường hợp các bên chủ thể ký kết có cùng quốc tịch, mặc dù hợp đồng được giao kết trong nước) [15, tri 86]. Như vậy, có thể hiểu hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là sự thống nhất vể ý chí giữa các bên có nhân tố nước ngoài trong quan hệ mua bán hàng hoá mà thông qua đó thiết lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các chủ thể đó với nhau. Trước hết, vì đây là một quan hệ hợp đồng nên phải trở lại nguồn gốc ban đầu của hợp đồng. Đó là thoả thuận được thống nhất của các bên mà qua thoả thuận này nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyển và nghĩa vụ. Cụ thể hơn trong trong quan hệ này là mua bán hàng hoá. Các quyền và nghĩa vụ được 12
- xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt đó liên quan đến việc mua bán hàng hoá. Một bên tham gia hợp đổng sẽ là bên nước ngoài đối với bên còn lại. Bên có nhân tố nước ngoài ở đây được hiểu là thương nhân không thuộc cùng một nước vcd bên còn lại. Việc quy định các điều kiện để xác định thương nhan thuộc các nước khác nhau sẽ do pháp luật của từng nước hoặc theo các công ước khác nhau. 1.2.3 Đ ặc điểm . 1.2.3. ỉ V ề chủ thể. Chủ thể tham gia trong Họp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là các thương nhân. Dấu hiệu đầu tiên trong Hợp đổng mua bán hàng hoá quốc tế chủ thể tham gia là các thương nhân. Luật Thương mại quy định : “thương nhân gồm cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đãng ký kinh doanh hoạt đông thương mại một cách độc lập, thường xuyên” [5, Điều 5], Quốc tịch của thương nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam là căn cứ theo nước mà thương nhân đó có đăng ký kinh doanh. Vì vậy, thương nhân nước ngoài là thương nhân đó có đăng ký kinh doanh không trên lãnh thổ Viột Nam. Tư cách của thương nhân được xác định theo pháp luật của quốc gia hay lãnh thổ mà thương nhân đó đăng ký kinh doanh. Như vậy, nếu một trong các bên tham gia hợp đồng khổng cùng đăng ký kinh doanh tại Việt Nam thì dược coi là HĐMBHHQT. Trên nguyên tắc tự do kinh doanh, pháp luật của hầu hết các nước cho phép m ọi thương nhân khi có đầy đủ điểu kiện tham gia hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế. Tuy nhiên, đo tính phức tạp của HĐMBHHQT mà pháp luật của một số nước còn có những điều kiện bổ sung đối với pháp nhân của mình để có thể trở thành chủ thể của HĐMBHHQT. V í dụ, theo quy định của pháp luật Viột Nam tại Nghị định 57/1998/NĐ-CP ban hành ngày 31.7.1998 trong mục kinh doanh xuất nhập khẩu đã nêu rõ: “thương nhản là các Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được thành lập theo quy định của pháp luật được phép xuất nhập khẩu hàng hoá theo ngành nghể đã đãng ký kinh doanh trong giấy chứng nhận kinh doanh”. Như vậy, để trở thành chủ thể của HĐMBHHQT các bên tham gia phải là các thương nhân. Bên cạnh đó một dấu hiệu cũng hết sức quan trọng để các thương nhân trở thành chủ thể của HĐMBHHQT đo là: các thương nhân phải có quốc tịch khác nhau hoăc có trụ sở thương mại đặt tại các nước khác nhau. Đây là dấu hiệu hết sức quan trọng bởi chính dấu hiộu này tạo nên tính quốc tế của một HĐMBHHQT. Tóm lại, để trở thành chủ thể trong HĐMBHHQT phải đáp ứng được hai điều kiện. Thứ nhất, chủ thể phải là các thương nhân. Thứ hai, các thương nhân đó phải thuộc các nước khác nhau, có thể là có quốc tịch khác nhau, theo pháp luật Việt Nam hoặc có trụ sở thương mại đóng tại các nước khác nhau, theo Cổng ước Viên nãm 1980. 13
- 1.2.3.2 Về dối tượng. Như trên đã trình bày hàng hoá là đối tượng của HĐMBHHQT theo Luật Thương mại gồm những vật có thực và chỉ bao gồm các động sản được phép lưu thông. Tại Điều 2 Công ước Viên năm 1980 cũng không đưa ra một định nghĩa cụ thể về hàng hoá mà sử dụng phương pháp loại trừ. Như vậy, hàng hoá theo Công ước Viên năm 1980 là vật tham gia vào hoạt động mua bán không nhằm: - Mục đích tiêu dùng, - Bán đấu giá, - Đ ể thi hành luật hoặc uỷ thác văn kiện, - Các cổ phiếu, cổ phần, chứng khoán đầu tư, chứng từ lưu thông hoặc tiền tệ, - Tàu thuỷ, máy bay và các tàu chạy trên đệm không khít - Điộn năng. Dưới các góc độ khác nhau có nhiều cách hiểu về hàng hoá, nhưng khái quát lại có thể hiểu hàng hoá là vật tồn tại dưới hình thức hữu hình hoặc vô hình và có thể tham gia vào giao dịch buôn bán. Tuy nhiên, để đảm bảo tính quốc tế trong HĐMBHHQT thì không phải bất kỳ hàng hoá nào cũng có thể là đối tượng của HĐMBHHQT. Môt đặc điểm về đối tượng của HĐMBHHQT là đối tượng trong hợp đồng thông thường được dịch chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác. Vì vậy, các chả thể khi tham gia vào quan hệ mua bán hàng hoá quốc tế cần phải tìm hiểu xem hàng hoá định mua hoặc bán có phải là hàng hoá được phép kinh doanh không tại các nước của đối tác không. Cụ thể, hàng hoá đó có phải là hàng hoá bị cấm hoặc hàng kinh doanh có điều kiện hay không. Căn cứ để xác định loại hàng hoá cấm mua hoặc mua bán có điều kiện là theo luật của quốc gia xuất hoặc nhập hàng hoá đó. Việc cấm hay hạn chế một số loại hàng hoá nhất định xuất phát từ chính sách quốc phòng của các quốc gia hoặc vấn đề độc quyền kinh tế, vấn đề không chuyển giao công nghệ tiên tiến cho các nước khác. Tóm lại, hàng hoá cẩn phải đảm bảo được các yếu tố thông thương thì mới có thể được coi là đối tượng của HĐMBHHQT. 1.2.3.3 Đ ồng tiền thãnh toán. Đổng tiền được dùng thanh toán trong HĐMBHHQT rất đa dạng. Đồng tiền phụ thuộc vào sự thoả thuận của các bên trong hợp đổng. HĐMBHHQT thông thường sẽ có thoả thuận quy định cụ thể về vấn đề đổng tiền chanh toán được dùng cho hợp đồng đó. Trong một quan hộ mua bán hàng hoá quốc tế, chủ thể có thể thoả thuận đồng tiền thanh toán trong hợp đổng là đồng tiền của một 14
- trong các bên tham gia hoặc có thể dùng đồng tiền của một quốc gia thứ ba. Đồng tiến này có thể được sử dụng trong khu vực hay loại đồng tiền được sử dụng Ihông đụng trên thế giới. Đ ồng tiền được sử dụng có thể đồng tiền là vàng. Hiện nay đồng tiền thanh toán là vàng không được sử dụng nhiều. Đồng tiền thanh toán có thể là các đồng tiền thuộc cộng đồng thống nhất như đồng Euro. Đồng tiền cũng có thể là tiền quốc gia. Các chủ thể thống nhất sử dạng tiền của một quốc gia nhất định để thanh toán hợp đồng, ví dụ như VND, USD, FRS .,. Hình thức thanh toán có thể là dùng tiền mặt hoặc dùng hình thức chuyển khoản, hoặc có thể dùng hối phiếu, séc. Việc dùng tiền mặt để thanh toán thông thường được sử dụng đối với buôn bán hàng hoá theo con đường tiểu ngạch. V iệc sử dụng đồng tiền thanh toán trong hợp đổng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Điều này có thể phụ thuộc vào quan hộ của các bên trong hợp đồng hoặc có thể phụ thuộc vào tập quán của các bên khi đã có quan hệ nhiếu lần. Có một thực tế trong HĐMBHHQT là các bên đa phần muốn sử dụng đồng tiền trong hợp đồng là của nước mình. Bởi khi dùng đồng tiền của nước minh thì việc thanh toán có thể tránh được rủi ro tỷ giá gây ra bất lợi. Hơn thế nữa, khi phải chuyển đổi một số lượng tiền lớn sang ngoại tệ thì phải mất chi phí chuyển đổi. Tất cả những phụ trội đó sẽ tạo nên chi phí tăng cao trong giá mua hàng. Với những lý do vừa được trình bày trên đây, đồng tiền dùng để thanh toán chứng minh là một đặc điểm quan trọng của HĐMBHHQT. 1.3 Một số nguyên tác cơ bản của HĐMBHHQT. Trước hết, các nguyên tắc cơ bản của HĐMBHHQT cũng là các nguyên tắc cơ bản của HĐMBHH. Với đặc thù là có yếu tố nước ngoài nên mộĩ vài nguyên tắc cần được cụ thể hoá đối với trường hợp cá biệt là HĐMBHHQT. U .- l.N g ụ ỵ ệ n iẩ £ p h ù .h ợ p ..v ớip h ấ p ju ậ t ợ m .c ạ c .n ư ứ c c ó J iệ ji q ụ m .. V iệc tham chiếu pháp luật của các nước là điểu cẩn thiết, trong đó có pháp luật của nước có bên đối tác. Đặc biệt là trong điều kiện hội nhập kinh tế toàn cầu. Pháp luật của các nước, trong đó liên quan đến thương mại đã mang những đặc điểm chung giống nhau hơn. Nhưng không phải vì thế mà pháp luật của nước đối tác lại không cần xem xét tới. Viộc tham khảo và đối chiếu pháp luật của nước có bẻn đối tác sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hợp đổng kinh doanh của mình. Ví dụ như liên quan đến hoạt động kinh doanh bán phá giá hoặc kinh doanh độc quyền. Vấn đề này Việt Nam đã gặp phải qua vụ bị kiộn bán phá giá cá basa với Mỹ. Việc tham khảo pháp luật của nước có đối tác sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh. Hàng hoá 15
- là đối lượng của hợp đổng sẽ cần được xem xét có thể được pháp luật các nước cho mua bán được không. Việc bán có vi phạm chống phá giá hoặc vi phạm pháp luật bảo vệ người tiêu dùng. Việc mua bán có vi phạm pháp luật liên quan đến bảo vệ môi trường theo pháp luật của nước sở tại không. Không chỉ liên quan đến pháp luật của nước bên đối tác mà các bên có thể phải tham khảo pháp luật của một nước thứ ba. Điều này cần thiết trong nhiều trường hợp khác nhau khi các bên ỉựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng của mình. Đặc biệt khi các bên mua bán hàng hoá mà vận chuyển qua hàng hải. Việc áp dụng pháp luật của nước Anh được đa phần các bên liên quan đến hàng hải đưa vào trong hợp đồng. Các bên trong hợp đồng cần phải tìm hiểu pháp luật của nước có bên đối tác cũng như pháp luật của nước thứ ba, mà các bên sẽ vận dụng trong hợp đổng của mình. V ì vậy, các bên nên chuẩn bị tốt để mua bán thuận lợi, chống bị kiện hoặc cũng như có thể kiện. Các bên cần tham chiếu pháp luật của nước đối tác, của nước thứ ba có ỉiên quan là điều kiện rất cần thiết của các bên trong HĐMBHHQT. lJ J M ^ m ê ũ J Ắ c ^ ô M M M Ẩ u M ĩ± ầ M ỉ2 £ M ũ M ũ đ Q j£ c  J jm .g i^ Không chỉ pháp luật quốc gia mà các điều ước quốc tế cũng có vai trò lớn tham gia điều chỉnh HĐMBHHQT. Đã có rất nhiều công ước đa quốc gia hoặc song phương điều chỉnh loại hợp đồng này. Điển hình loại công ước này là Công ước Viên năm 1980 được giới thiệu trong luận văn này. Không chỉ liên quan đến công ước mà các tập quán quốc tế cũng có vai trò quan trọng trong điều chỉnh loại quan hệ hợp đồng mua bán hàng hoá này. Điển hình cho loại tập quán này là Incoterms 1 do phòng thương mại và công nghiệp Pari ấn hành. N goài các công ước và tập quán quốc tế thì các văn bản quốc tế do một nhóm hoặc một tổ chức quốc tế soạn thảo cũng mang ý nghĩa lán. Các bên hoàn toàn có thể dùng các văn bản này làm cơ sở pháp lý cho các bên để hình thành hợp đồng. V í dụ cho loại văn bản này là Nguyên tắc Hợp đồng thương mại quốc tế được giới thiệu ở trên và tiếp theo đây. Khi các bên tham gia ký kết, khi tham gia thực hiện hợp đổng hoặc khi tranh chấp hợp đồng thì việc am hiểu pháp luật và tập quán quốc tế là điều rất quan trọng cho các bên hoàn thành tốt hợp đồng của mình. 1.4 Vai trò và ý nghĩa của HĐMBHHQT. Hiện nay, với xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thì nhu cầu giao lưu hàng hoá ngày càng cao. So với các lĩnh vực sản xuất và địch vụ, hoạt động mua bán hàng hoá luôn chiếm một tv trọng lớn trong nền kinh tế quốc tế. Song hành với 1 Incoterm s các nâm 1936; 1953; 1967; 1980; 1990; 2000- 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 316 | 69
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2020
78 p | 220 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 184 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 533 | 47
-
Luận văn thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 204 | 34
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại Việt Nam
20 p | 243 | 29
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 352 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
86 p | 114 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán nhà ở xã hội, từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh
83 p | 105 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, qua thực tiễn ở tỉnh Quảng Bình
26 p | 121 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 115 | 15
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các dấu hiệu của lỗi cố ý và vô ý theo Luật hình sự Việt Nam
14 p | 235 | 15
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 250 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật Việt Nam hiện nay
90 p | 85 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật hình sự Việt Nam về tội gây rối trật tự công cộng và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
17 p | 159 | 13
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực kinh doanh - qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị
31 p | 111 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 269 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng - qua thực tiễn Quảng Bình
30 p | 86 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn