Luận văn Thạc sĩ Luật học: Xử lý vi phạm hợp đồng bán đấu giá tài sản theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam
lượt xem 13
download
Luận văn nghiên cứu, đánh giá thực trạng các quy định pháp luật hiện hành về xử lý vi phạm hợp đồng đấu giá tài sản và thực tiễn thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hợp đồng đấu giá tài sảntrên địa bàn tỉnh Quảng Nam, làm rõ những điểm thành công, những vấn đề còn hạn chế, bất cập và nguyên nhân. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn chỉ ra các yêu cầu và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hợp đồng đấu giá tài sản tại Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Xử lý vi phạm hợp đồng bán đấu giá tài sản theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHAN THỊ BÍCH THUẬN XỬ LÝ VI PHẠM HỢP ĐỒNG BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI, năm 2019
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHAN THỊ BÍCH THUẬN XỬ LÝ VI PHẠM HỢP ĐỒNG BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành : Luật kinh tế Mã số : 8 38 01 07 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐẶNG VŨ HUÂN HÀ NỘI, năm 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân tôi, chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào. Các số liệu, nội dung được trình bày trong luận văn này là hoàn toàn hợp lệ và đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Tác giả Phan Thị Bích Thuận
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HỢP ĐỒNG ĐẤU GIÁ TÀI SẢN ................................................... 7 1.1. Khái quát về xử lý vi phạm hợp đồng đấu giá tài sản ............................... 7 1.2. Pháp luật về xử lý vi phạm hợp đồng đấu giá tài sản ............................. 13 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HỢP ĐỒNG ĐẤU GIÁ TÀI SẢN Ở TỈNH QUẢNG NAM ....................................................................... 28 2.1. Thực trạng pháp luật về xử lý vi phạm hợp đồng đấu giá tài sản ở Việt Nam hiện nay .................................................................................................. 28 2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hợp đồng đấu giá tài sản ở tỉnh Quảng Nam .............................................................................................. 43 CHƯƠNG 3. KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HỢP ĐỒNG ĐẤU GIÁ TÀI SẢN Ở VIỆT NAM ................................................ 59 3.1. Một số định hướng trong việc hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hợp đồng đấu giá tài sản ở Việt Nam .................................................................... 59 3.2. Một số kiến nghị về giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về xử lý vi phạm hợp đồng đấu giá tài sản ở Việt Nam ... 61 KẾT LUẬN .................................................................................................... 68 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Ở Việt Nam, đấu giá tài sản với tư cách là một chế định pháp lý đã ra đời rất sớm và ngày càng khẳng định vai trò của nó trong đời sống xã hội theo yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế. Sau nhiều năm thi hành Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/03/2010 về đấu giá tài sản (quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục đấu giá tài sản; đấu giá viên; tổ chức đấu giá tài sản và quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu giá tài sản) và Luật Đấu giá tài sản (có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2017), hoạt động đấu giá tài sản đã đạt được những kết quả đáng kể, các tài sản bắt buộc phải đấu giá được mở rộng hơn, chất lượng hoạt động đấu giá ngày càng được nâng cao, giá trị tài sản được cao hơn nhiều so với giá khởi điểm, thu ngân sách nhà nước thông qua hoạt động đấu giá đạt hiệu quả cao. Trong trường hợp nhất định quan hệ đấu giá phải được xác lập thành văn bản chính là hợp đồng đấu giá. Hợp đồng đấu giá là một trong những công cụ hữu hiệu hình thành cũng như định hình kết quả của quan hệ đấu giá. Nó chỉ ra quyền và nghĩa vụ của các bên cần phải thực hiện cũng như đối tượng của quan hệ. Song trong thực tiễn từ đối mới đến nay pháp luật đấu giá tài sản vẫn còn một số bất cập trước áp lực của xu thế hội nhập của các tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế cũng như còn chồng chéo, mâu thuẫn với hệ thống pháp luật trong nước luôn được sửa đổi và hoàn thiện cho phù hợp với thực tiễn. Đây chính là những kẽ hở cho vi phạm hợp đồng đấu giá hình thành và lây lan ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền lợi của tổ chức cá nhân, tổ chức tham gia đấu giá tài sản. Trong công tác thanh tra chuyên ngành về đấu giá tài sản, Thanh tra Bộ đã phát hiện ra một số vấn đề sai phạm do cố ý và vô ý đã, đang và sẽ gây ra hậu quả pháp lý khó lường như hiện tượng thông đồng giá, dìm giá khoanh vùng... là biểu hiện rõ rệt vi phạm trong hợp đồng đấu giá. Quảng Nam - một tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, có đầy đủ các yếu tố, điều kiện thuận lợi, đáp ứng yêu cầu các dự án đầu tư cũng chính là cơ hội cho hoạt động đấu giá phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, vi phạm về hợp 1
- đồng đấu giá tài sản cũng diễn ra một cách phổ biến đang là mối quan tâm đáng lo ngại cho chính quyền địa phương. Hệ thống xử lý vi phạm hợp đồng đấu giá tài sản vẫn vấp phải những hạn chế nhất định xuất phát từ thiếu sót của hệ thống pháp luật cũng như cơ chế áp dụng của người dân. Từ cơ sở thực tiễn này hoạt động xử lý vi phạm hợp đồng đấu giá được đặt ra trong nhu cầu hoàn thiện pháp luật liên quan nói chung và thực tiễn áp dụng nói riêng. Để khắc phục những hạn chế thiếu sót của pháp luật trong xử lý vi phạm hợp đồng đấu giá tài sản cần tiến hành nghiên cứu, rà soát, điều chỉnh, bổ sung, ban hành mới các văn bản có giá trị pháp lý cao nhằm hoàn thiện, tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ, thống nhất, toàn diện bảo đảm cho hoạt động xử lý vi phạm hợp đồng đấu giá tài sản hiệu quả hơn. Với những lý do trên, việc nghiên cứu đề tài “Xử lý vi phạm hợp đồng đấu giá tài sản theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam” là cần thiết, không những góp phần hoàn thiện lý luận pháp luật về vấn đề này mà còn góp phần giải quyết các vấn đề về thực tiễn áp dụng hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Nam nói riêng và trên cả nước nói chung. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong những năm gần đây, trước yêu cầu đổi mới đất nước, cải cách hành chính, cải cách tư pháp cũng đã có nhiều tác giả đề cập đến lĩnh vực pháp luật đấu giá tài sản ở Việt Nam ở những góc độ khác nhau. Các công trình nghiên cứu trong khuôn khổ luận văn, luận án có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như: - Luận văn Thạc sĩ luật học của tác giả Nguyễn Thị Thanh Nga với đề tài “Một số vấn đề về quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu giá tài sản ở Việt Nam hiện nay”, Trường Đại học luật Hà Nội, năm 2012. Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận chung và thực trạng quy định pháp luật về quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu giá tài sản, có liên hệ với pháp luật Việt Nam. - Luận văn Thạc sĩ luật học của tác giả Đỗ Thị Hoa với đề tài “ đấu giá tài sản theo pháp luật Việt Nam”, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2010. Luận văn trình bày những vấn đề lý luận về đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật. Phân tích thực trạng đấu giá tài sản theo luật dân sự Việt Nam và đưa ra các 2
- giải pháp hoàn thiện pháp luật về đấu giá tài sản. - Luận văn Thạc sĩ luật học của tác giả Lê Minh Hường với đề tài “Giao kết hợp đồng trong đấu giá”, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2008. Luận văn trình bày tổng quan những vấn đề lý luận cơ bản về giao kết hợp đồng trong đấu giá và làm rõ điểm khác biệt của giao kết hợp đồng trong đấu giá so với giao kết hợp đồng thông thường; nghiên cứu thực trạng giao kết hợp đồng trong đấu giá và thực trạng pháp luật điều chỉnh vấn đề giao kết hợp đồng trong đấu giá tại Việt Nam, từ đó, đưa ra những bất cập trong quy định của pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng trong đấu giá. Luận văn cũng giới thiệu những quy định của pháp luật một số nước khác về giao kết hợp đồng trong đấu giá và những điểm có thể vận dụng tại Việt Nam; đưa ra một số định hướng như: hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến giao kết hợp đồng; xiết chặt hơn chế tài xử lý vi phạm; nâng mức tiền đặt trước và mức lệ phí hồ sơ đấu giá; ban hành quy chế khen thưởng cho người đấu giá; làm rõ trách nhiệm pháp lý của người và người đấu giá đối với hàng hóa/tài sản đấu giá; hoàn thiện pháp luật về giao kết hợp đồng trong đấu giá qua internet…nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng trong đấu giá. Bên cạnh các công trình nghiên cứu là luận văn, luận án, còn có các bài viết nghiên cứu trên các tạp chí chuyên ngành về luật học như: - Tác giả Nguyễn Quang Thái, Đào Thị Thúy Lan với bài viết “ đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự vẫn còn là điểm nghẽn” trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật - Bộ Tư pháp, số 4/2016 đã đề cập đến một số khía cạnh của đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự như: Đặc điểm của đấu giá tài sản; những vướng mắc thường gặp liên quan đến đấu giá tài sản; nguyên nhân và giải pháp cho những vướng mắc trong hoạt động đấu giá tài sản. - Tác giả Nguyễn Nhật Khanh với bài viết “Bảo đảm sự thống nhất trong các quy định về biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để đấu giá” trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Viện Nghiên cứu lập pháp, số 8/2018 đã nêu những điểm chưa thống nhất giữa các quy định về biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản trong các nghị định của Chính phủ về biện pháp cưỡng chế này 3
- và đề xuất kiến nghị hoàn thiện. - Bài viết nêu một số khái niệm vê đấu giá tài sản, người mua được tài sản đấu giá, người có tài sản đấu giá; quyền của người mua được tài sản đấu giá để thi hành án dân sự; thực tiễn về đấu giá tài sản và thực thi pháp luật để bảo vệ quyền của người mua được tài sản đấu giá để thi hành án dân sự và giải pháp thực hiện. - Tác giả Võ Hải Phương với bài viết “Cơ chế bảo vệ quyến sở hữu đối với người thứ ba ngay tình trong mua đấu giá tài sản”, trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật - Bộ Tư pháp, số 12/2014 đã phân tích vấn đề tài sản và quyền sở hữu tài sản và cơ chế bảo vệ quyền sở hữu đối với người thứ ba ngay tình trong mua tài sản đấu giá và kiến nghị ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện. - Tác giả Phạm Thị Liên Hương với bài viết “Hoạt động đấu giá tài sản những bất cập và giải pháp” trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật - Bộ Tư pháp, số chuyên đề 10/2015 đã nêu những kết quả đạt được từ hoạt động đấu giá tài sản; những tồn tại, hạn chế và một số giải pháp cho hoạt động này trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Có thể nói, các công trình ở trên đã đề cập nghiên cứu ở nhiều giác độ khác nhau liên quan đến các vấn đề lý luận và thực tiễn của hoạt động đấu giá tài sản, song cho tới thời điểm này, chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu về đề tài “Xử lý vi phạm hợp đồng đấu giá tài sản theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam”. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên sẽ là nguồn tư liệu tham khảo có giá trị để tác giả chọn lọc, kế thừa và phát triển trong quá trình nghiên cứu để hoàn thiện Luận văn Thạc sĩ của mình theo đề tài đã lựa chọn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là nhằm khái quát những vấn đề lý luận về xử lý vi phạm hợp đồng đấu giá tài sản; thực hiện đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành vềxử lý vi phạm hợp đồng đấu giá tài sản và thực tiễn thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, từ đó, luận văn chỉ ra các yêu cầu vàđề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về xử 4
- lý vi phạm hợp đồng đấu giá tài sản tại Việt Nam. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Khái quát và làm rõ những vấn đề lý luận pháp luật có liên quan tới xử lý vi phạm hợp đồng đấu giá tài sản. - Nghiên cứu, đánh giá thực trạng các quy định pháp luật hiện hành về xử lý vi phạm hợp đồng đấu giá tài sản và thực tiễn thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hợp đồng đấu giá tài sảntrên địa bàn tỉnh Quảng Nam, làm rõ những điểm thành công, những vấn đề còn hạn chế, bất cập và nguyên nhân. - Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn chỉ ra các yêu cầu và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hợp đồng đấu giá tài sản tại Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn cũng như hệ thống các quy định pháp luật Việt Namvề xử lý vi phạm hợp đồng đấu giá tài sản. Phạm vi nghiên cứu của luận văn là pháp luật về xử lý vi phạm hợp đồng đấu giá tài sản qua nghiên cứu thực tiễn tại địa bàn tỉnh Quảng Nam trong 3 năm trở lại đây (kể từ khi Luật Đấu giá tài sản năm 2016 có hiệu lực thi hành). 5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài này, ngoài việc sử dụng một số phương pháp nghiên cứu truyền thống như: Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh tác giả còn sử dụng phương pháp thống kê được thực hiện trong quá trình khảo sát thực tiễn áp dụng pháp luật tại Quảng Nam, với các số liệu cụ thể giải quyết các vấn đề từ xử lý vi phạm hợp đồng đấu giá tài sản. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn Về mặt khoa học, kết quả đạt được của luận văn góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận pháp luật về xử lý vi phạm hợp đồng đấu giá tài sản. Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích không chỉ với đội ngũ giảng viên, sinh viên mà còn có giá trị đối với các 5
- cán bộ đang làm công tác hoạch định chính sách, xây dựng và thực thi pháp luật về xử lý vi phạm hợp đồng đấu giá tài sản ở Việt Nam. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được kết cấu 3 chương như sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận pháp luật về xử lý vi phạm hợp đồng đấu giá tài sản Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hợp đồng đấu giá tài sản ở tỉnh Quảng Nam Chương 3: Kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hợp đồng đấu giá tài sản ở Việt Nam 6
- CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HỢP ĐỒNG ĐẤU GIÁ TÀI SẢN 1.1. Khái quát về xử lý vi phạm hợp đồng đấu giá tài sản 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng đấu giá tài sản 1.1.1.1. Khái niệm đấu giá tài sản Trên thế giới, đấu giá không còn là một khái niệm mới, nó đã hình thành từ các nền văn minh thời cổ đại. Những người Babylon đã đấu giá những người vợ; những người Hy Lạp cổ đại đã đấu giá việc nhượng quyền khai thác mỏ; giới quý tốc cổ đại còn có những cuộc đấu giá nô lệ; người La Mã thì đấu giá tất cả mọi thứ từ các chiến lợi phẩm từ các cuộc chiến tranh cho tới tài sản của các con nợ… Trong thế giới hiện đại, các cuộc đấu giá thường được tiến hành đối với một số lượng lớn về giao dịch trong kinh tế và dân sự. Chính phủ các nước sử dụng việc đấu giá để trái phiếu kho bạc, các quyền khai thác khoáng sản, dầu mỏ, tài nguyên, những công ty được tư nhân hóa và những tài sản khác. Nhà cửa, xe cộ, các tác phẩm nghệ thuật, đồ cổ và nhiều loại tài sản khác của tư nhân và của các tổ chức thường được giá tăng lên một cách nhanh chóng thông qua hình thức thương mại điện tử. Có thể thấy rằng, đấu giá tài sản đã có từ rất lâu đời và liên tục phát triển cùng với sự phát triển của kinh tế thế giới. Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, đấu giá có nhiều thay đổi về hinh thức, phương thức tổ chức nhưng về bản chất vẫn không thay đổi. đấu giá của bất kỳ thời kỳ nào cũng luôn là một cuộc mua được tổ chức bằng việc trả giá công khai, cạnh tranh bình đẳng và cuối cùng, việc mua được thực hiện thông qua hình thức hợp đồng. 1.1.1.2. Khái niệm hợp đồng đấu giá tài sản Đối với việc đấu giá tài sản, theo Điều 4 Luật Đấu giá tài sản năm 2016, tài sản mà pháp luật quy định phải thông qua đấu giá, bao gồm: Tài sản nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; tài sản được xác lập 7
- quyền sở hữu toàn dân theo quy định của pháp luật; tài sản là quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai; tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm; tài sản thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự; tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước, tài sản kê biên để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; tài sản là hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia; tài sản cố định của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản; tài sản hạ tầng đường bộ và quyền thu phí sử dụng tài sản hạ tầng đường bộ theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng và khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; tài sản là quyền khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản; tài sản là quyền sử dụng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; tài sản là quyền sử dụng tần số vô tuyến điện theo quy định của pháp luật về tần số vô tuyến điện; tài sản là nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật; tài sản khác mà pháp luật quy định phải thông qua đấu giá. Tài sản thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức nếu tự nguyện lựa chọn thông qua đấu giá, thì cũng có thể được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định của Luật Đấu giá tài sản. Theo quy định của pháp luật, người có tài sản đấu giá phải ký kết hợp đồng đấu giá tài sản với tổ chức có chức năng đấu giá tài sản để thực hiện việc đấu giá tài sản. Hợp đồng đấu giá tài sản phải được lập thành văn bản, được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định của Luật Đấu giá tài sản. Theo quy định của Điều 33 Luật Đấu giá tài sản năm 2016, "hợp đồng đấu giá tài sản" còn được gọi là "hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản". Từ các phân tích ở trên, có thể đưa ra khái niệm: "Hợp đồng đấu giá tài sản là hợp đồng dịch vụ được ký kết giữa tổ chức đấu giá tài sản và người có tài sản 8
- đấu giá hoặc người đại diện của người đó để thực hiện việc đấu giá tài sản theo trình tự và thủ tục mà pháp luật đã quy định". 1.1.1.3. Đặc điểm của hợp đồng đấu giá tài sản - Chủ thể tham gia ký hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản là người có tài sản đấu giá ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản với tổ chức đấu giá tài sản để thực hiện việc đấu giá tài sản. - Hình thức hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sảnphải được lập thành văn bản, được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định của Luật Đấu giá tài sản. - Trách nhiệm của các bên tham gia hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản: Khi ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản, người có tài sản đấu giá có trách nhiệm cung cấp cho tổ chức đấu giá tài sản bằng chứng chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc quyền được tài sản theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về bằng chứng đó. Tổ chức đấu giá tài sản không chịu trách nhiệm về giá trị, chất lượng của tài sản đấu giá, trừ trường hợp tổ chức đấu giá tài sản không thông báo đầy đủ, chính xác cho người tham gia đấu giá những thông tin cần thiết có liên quan đến giá trị, chất lượng của tài sản đấu giá theo hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản. - Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản: Quyền, nghĩa vụ của tổ chức đấu giá tài sản và người có tài sản đấu giá được thực hiện theo hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản, quy định của Luật Đấu giá tài sản, quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan. - Người có tài sản đấu giá có quyền hủy bỏ hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản khi có một trong các căn cứ sau đây: + Tổ chức không có chức năng hoạt động đấu giá tài sản mà tiến hành cuộc đấu giá hoặc cá nhân không phải là đấu giá viên mà điều hành cuộc đấu giá, trừ trường hợp cuộc đấu giá do Hội đồng đấu giá tài sản thực hiện; + Tổ chức đấu giá tài sản cố tình cho phép người không đủ điều kiện tham gia đấu giá theo quy định của pháp luật tham gia đấu giá và trúng đấu giá; 9
- + Tổ chức đấu giá tài sản có một trong các hành vi: Không thực hiện việc niêm yết đấu giá tài sản; không thông báo công khai việc đấu giá tài sản; thực hiện không đúng quy định về hồ sơ đăng ký tham gia đấu giá, tổ chức đăng ký tham gia đấu giá; cản trở, hạn chế người tham gia đấu giá đăng ký tham gia đấu giá; + Tổ chức đấu giá tài sản thông đồng, móc nối với người tham gia đấu giá trong quá trình tổ chức đấu giá dẫn đến làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá hoặc hồ sơ tham gia đấu giá hoặc kết quả đấu giá tài sản; + Tổ chức đấu giá tài sản tổ chức cuộc đấu giá không đúng quy định về hình thức đấu giá, phương thức đấu giá theo Quy chế cuộc đấu giá dẫn đến làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản. 1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của vi phạm hợp đồng đấu giá tài sản Trách nhiệm dân sự trong hợp đồng là trách nhiệm hình thành từ việc không thực hiện một nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng và hành vi vi phạm cũng chính là việc không thực hiện các nghĩa vụ. Người không thực hiện,thực hiện không đúng hay không đầy đủ một phần hoặc toàn bộ những cam kết trong hợp đồng mà gây thiệt hại cho người cùng giao kết, được coi là có hành vi vi phạm hợp đồng. Nhưng không phải bất cứ việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng không đầy đủ hợp đồng bao giờ cũng là cơ sở của trách nhiệm hợp đồng. Là một dạng trách nhiệm pháp lý nói chung nên trách nhiệm hợp đồng chỉ phát sinh khi có hành vi vi phạm hợp đồng và khi hành vi vi phạm hợp đồng đó là trái luật. Ngoài những nghĩa vụ mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng thì còn những nghĩa vụ mặc dù các bên không thỏa thuận nhưng pháp luật có quy định thì các bên cũng phải thực hiện theo, nếu các bên không tuân thủ các quy định đó cũng coi là hành vi vi phạm hợp đồng. Vì vậy, khi xem xét một hành vi vi phạm hợp đồng hay không, cần phải căn cứ vào nội dung của hợp đồng và các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong trường hợp mà việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trong hợp đồng không bị coi là trái pháp luật thì không làm phát sinh trách nhiệm hợp đồng của người có nghĩa vụ đối với người có quyền, ví dụ trường hợp hợp đồng không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của người có 10
- quyền hoặc do sự kiện bất khả kháng. Việc hành động bị coi là bất hợp pháp, vi phạm các điều khoản của hợp đồng khi bên có nghĩa vụ trong hợp đồng thực hiện điều cấm của pháp luật, vi phạm điều khoản thỏa thuận của các bên, trái với tập quán hoặc trái với bản chất của nghĩa vụ. Biểu hiện thứ hai của hình thức vi phạm hợp đồng là không hành động, không hành động ở đây được hiểu là hành vi không thực hiện các điều khoản trong hợp đồng, trong khi đó theo quy định của pháp luật hoặc theo sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng bên có nghĩa vụ cần phải làm điều đó nhưng đã không làm. Nghĩa vụ phải làm hoặc không được làm có thể phát sinh từ thỏa thuận từ trong hợp đồng, từ quy định của pháp luật, từ chính bản chất của nghĩa vụ. Ví dụ như trong quan hệ hợp đồng mua tài sản, việc bên không hành động bằng cách không giao tài sản đúng thời hạn theo thỏa thuận sẽ bị coi là bất hợp pháp. Trong phương diện xét xử, tính trái pháp luật của hành vi vi phạm hợp đồng luôn được suy đoán mà không cần đến sự chứng minh của bên có quyền. Do đó, trong trường hợp thông thường, bên có quyền không cần viện dẫn tính trái pháp luật của hành vi vi phạm hợp đồng, mà chỉ cần đưa ra sự kiện bên có nghĩa vụ đã có hành vi vi phạm hợp động dưới dạng hành động hoặc không hành động là đủ để áp dụng các hình thức trách nhiệm pháp lý do vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng mua tài sản đối với bên vi phạm. Chỉ trong trường hợp mà hành vi vi phạm hợp đồng xảy ra là do sự kiện bất khả kháng hoặc là do việc bên có nghĩa vụ hoàn toàn không có lỗi thì khi đó Tòa án mới xem xét, đánh giá hành vi vi phạm hợp đồng đó có trái luật hay không và việc chứng minh sự kiện bất khả kháng hoặc sự kiện mình không có lỗi sẽ thuộc trách nhiệm của bên có nghĩa vụ. Biểu hiện cụ thể của vi phạm hợp đồng là không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ theo hợp đồng. Cần lưu ý, các bên không chỉ thực hiện các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng mà còn phải thực hiện cả những nghĩa vụ theo quy định của pháp luật (nội dung thường lệ của hợp đồng). Vậy nên, khi xem xét một hành vi có là hành vi vi phạm hợp đồng hay không cần phải căn cứ vào các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng và cả quy định pháp 11
- luật có liên quan.. Thông qua các phân tích về vi phạm hợp đồng cũng như khái niệm hợp đồng đấu giá tài sản đã được nêu ở trên, có thể rút ra được khái niệm của vi phạm hợp đồng đấu giá tài sản "là việc chủ thể giao kết hợp đồng đấu giá tài sản không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ của hợp đồng đấu giá tài sản". Ngoài những vi phạm được các bên thỏa thuận trong hợp đồng, vi phạm hợp đồng đấu giá tài sản cũng bao gồm những vi phạm về nguyên tắc cũng như những hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của Luật Đấu giá tài sản năm 2016. Hợp đồng đấu giá tài sản ký kết giữa tổ chức đấu giá tài sản với người có tài sản còn có các thỏa thuận không đúng quy định của Luật Ðấu giá tài sản về việc thu tiền đặt trước hoặc về thù lao, chi phí dịch vụ đấu giá... 1.1.3. Vai trò của việc xử lý vi phạm hợp đồng đấu giá tài sản Xử lý vi phạm hợp đồng đấu giá tài sản là công cụ quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước nhằm duy trì trật tự, kỷ cương trong lĩnh vực đấu giá tài sản. Thông qua hoạt động phát hiện và xử lý vi phạm hợp đồng đấu giá tài sản, nhà nước điều tiết, ngăn chặn và bảo vệ quan hệ đấu giá tài sản một cách hiệu quả bằng quyền lức của mình trong quyền hạn mà pháp luật cho phép. Các biện pháp xử lý vi phạm hợp đồng đấu giá tài sản là thái độ của Nhà nước đối với đối tượng vi phạm; và việc áp dụng các biện pháp này không phải do một chủ thể áp dụng, để tránh hiện tượng mỗi chủ thể lại đưa ra các biện pháp khác nhau, làm ảnh hưởng đến tính công bằng của pháp luật thì việc xác định rõ các biện pháp xử lý vi phạm hợp đồng đấu giá tài sản là vô cùng quan trọng. Ngoài ra, việc quy định ra các biện pháp xử lý vi phạm hợp đồng đấu giá tài sản còn giúp các chủ thể trong quan hệ đấu giá tài sản nhận thức được hậu quả pháp lý của hành vi vi phạm trong hợp đồng đấu giá tài sản – tính giáo dục. Xử lý vi phạm hợp đồng đấu giá tài sản là công cụ góp phần bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người bị ảnh hưởng bởi hành vi vi phạm hợp đồng đấu giá tài sản. Quyền được bình đẳng trong mọi hoạt động mua cần được tôn trọng và bảo vệ, vì không chỉ tổn thất cho phát triển kinh tế cũng như trong công tác thi hành 12
- pháp luật, đặc biệt là công tác thi hành án dân sự và xử lý vi phạm hành chính gây thất thoát lớn cho Nhà nước; dẫn tới phân hóa và bất bình đẳng trong hoạt động đấu giá. Xử lý vi phạm hợp đồng đấu giá tài sản là công cụ nhằm răn đe, tác động tới ý thức tuân thủ pháp luật, tuân thủ các thỏa thuận của hợp đồng đấu giá của các bên trong hợp đồng riêng cũng như mọi chủ thế khác trong xã hội nói chung. Như đã phân tích, xử lý vi phạm hợp đồng đấu giá tài sản sẽ hạn chế một số quyền hạn và gia tăng nghĩa vụ của chủ thể vi phạm. Các chủ thể với mục đích cuối cùng khi hoạt động trên thị trường chính là mục đích lợi nhuận. Việc bị hạn chế một số quyền lợi nhất định cũng như phải thực hiện những nghĩa vụ nhất định trong đó có nghĩa vụ tài chính sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh bình thường của các chủ thể này. 1.2. Pháp luật về xử lý vi phạm hợp đồng đấu giá tài sản 1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của pháp luật về xử lý vi phạm hợp đồng đấu giá tài sản Pháp luật là một hiện tượng xã hội mang tính khách quan, nó ra đời và tồn tại cùng với Nhà nước. Có nhiều quan niệm, nhận thức khác nhau về pháp luật. Từ các quan niệm như trên, có thể khái quát định nghĩa pháp luật như sau: “Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận thể hiện ý chí Nhà nước của giai cấp thống trị trên cơ sở ghi nhận các nhu cầu về lợi ích của toàn xã hội được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước. Là một bộ phận của hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia nên ngày nay trên thế giới pháp luật của các nước về bán đấu giá tài sản cũng theo hai dòng pháp luật: Ở các nước thuộc dòng pháp luật Châu Âu lục địa, pháp luật về bán đấu giá tài sản chỉ gồm các quy phạm pháp luật thành văn. Ở các nước thuộc dòng phápluật Anh - Mỹ, pháp luật về bán đấu giá tài sản, ngoài các văn vản pháp luật, án lệ cũng được xem là nguồn của bộ phận pháp luật này. Ở Cộng hòa Pháp, hoạt động bán đấu giá được điều chỉnh bởi các quy định 13
- của Bộ luật Dân sự và Bộ luật Thương mại. Hoạt động bán đấu giá phải do những cá nhânhoặc tổ chức đủ điều kiện nhất định tiến hành; không phải bất cứ ai cũng có thể tổchức bán đấu giá như một hoạt động thương mại. Các công ty bán đấu giá được phép thành lập và hoạt động khi đảm bảo vềcơ cấu tổ chức, cơ sở vật chất và tài chính đầy đủ theo quy định của pháp luật. Công ty phải đảm bảo được những yêu cầu của hoạt động đấu giá là tính trung thực, khách quan, người điều hành có kinh nghiệm trong bán đấu giá am hiểu về các loại tài sản đấu giá. Ngoài ra, các công chứng viên, các thừa phát lại cũng được tiến hành việc bán đấu giá tài sản tại văn phòng của mình khi được chủ sở hữu tài sản ủy quyền làm đại diện. Các công ty bán đấu giá có thể áp dụng nhiều biện pháp để thu hút khách hàng, bảo đảm hiệu quả trong hoạt động bán đấu giá của mình, chẳng hạn như: Công ty có thể bảo đảm về giá tối thiểu cho người có tài sản bán đấu giá bằng phương thức ký kết hợp đồng bảo hiểm với công ty bảo hiểm. Theo đó, công ty bảo hiểm sẽ thanh toán khoản chênh lệch giữa giá bán tài sản thực tế và giá đã được bảo đảm. Công ty bán đấu giá có thể tạm ứng trước tiền bán tài sản cho ngườicó tài sản bán đấu giá. Các phiên bán đấu giá được tổ chức công khai theo những thủ tục, phương thức đấu giá phù hợp. Giá khởi điểm của tài sản để bán là giá thấp nhất được bên bán đồng ý hoặc giá đã được định, được thông báo công khai trước khi bán đấugiá. Theo pháp luật Nhật Bản, trình tự thủ tục bán đấu giá trước hết được xem xét ở việc bán đấu giá bất động sản hay động sản. Đối với việc bán đấu giá bất động sản, Tòa án sẽ ra quyết định bán đấu giá tài sản, cho kê biên tài sản nhằm mục đích cấm việc tẩu tán bất động sản. Sau đó, niêm yết công khai thông tin bán đấu giá. Khi người mua nộp tiền xong, thì quyền sở hữu bất động sản đó được chuyển cho người mua. Để người mua được giao bất động sản một cách suôn sẻ, Tòa án có một chế độ mệnh lệnh bắt buộc người sử dụng bất động sản phải giao trả bất động sản cho người mua. Như đã trình bày ở trên, từ đầu đến cuối thủ tục bán đấu giá bất động sản đều do Tòa án tổ chức thực hiện, không có một cơ quan nhà nước hay tổ chức tư nhân nào là người thực hiện cả. 14
- Đối với thủ tục bán đấu giá bất động sản thì chấp hành viên của Tòa án là người tổ chức thủ tục bán đấu giá động sản. Trong các chủ thể thực hiện bán đấu giá ở Nhật Bản thì có thư ký Tòa án, những quyết định quan trọng trong thủ tục thi hành án dân sự thì do thư ký Tòa án thực hiện. Ở Trung Quốc hoạt động bán đấu giá tài sản được điều chỉnh bởi Luật Bán đấu giá tài sản năm 1996. Về tài sản bán đấu giá, Trung Quốc xem bán đấu giá tài sản như một trong những hình thức mua bán tài sản thông thường. Tài sản được đem bán đấu giá theoquy định của luật này phải là các tài sản và quyền tài sản được phép giao dịch. Về người bán đấu giá tài sản, là các doanh nghiệp bán đấu giá tài sản do chủ sở hữu hoặc người có quyền xử lý tài sản hoặc quyền tài sản (gọi là người ủy quyền) ủy quyền. Đấu giá viên là người trực tiếp chủ trì các cuộc đấu giá. Để đượccông nhận chính thức là đấu giá viên, người đáp ứng những điều kiện trên phải tham gia kỳ thi tuyển chọn đấu giá viên do Hiệp hội bán đấu giá tổ chức. Khi được cấp chứng chỉ đấu giá viên, họ sẽ được chủ trì các cuộc bán đấu giá tài sản. Về hợp đồng ủy quyền bán đấu giá tài sản là hợp đồng được ký kết giữa người ủy quyền và doanh nghiệp bán đấu giá. Hợp đồng ủy quyền có quy định các nội dung sau: Chi phí thực tế, hợp lý cho việc bán đấu giá tài sản; quyền và nghĩa vụ của các bên. Vi phạm pháp luật và xử lý vi phạm trong hoạt động bán đấu giá tài sản theo pháp luật bán đấu giá tài sản Trung Quốc là rất rõ ràng và cụ thể: - Đối với doanh nghiệp bán đấu giá, người thành lập doanh nghiệp bán đấu giá mà không đăng ký hoạt động hoặc không được sự phê chuẩn thì sẽ bị đình chỉ hoạt động; các khoản thu nhập bất hợp pháp của doanh nghiệp sẽ bị tịch thu. Ngoài ra, người vi phạm còn bị phạt một khoản tiền từ 100% đến 500% khoản thu nhập bất hợp pháp đó. Doanh nghiệp bán đấu giá hoặc nhân viên khác tham gia vào cuộc bán đấu giá hoặc ủy quyền cho người khác tham gia vào phiên đấu giá do mình tổ chức, sẽ bị cảnh cáo và có thể bị phạt từ 100% đến 500% khoản phí bán đấu giá, trường hợp nặng sẽ bị thu hồi giấy phép. Doanh nghiệp bán đấu giá tài sản hoặc quyền tài sản của chính mình tại phiên bán đấu giá do mình tổ chức sẽ bị tịch thu 15
- toàn bộ khoản thu từ cuộc bán đấu giá đó. Doanh nghiệp bán đấu giá câu kết với người tham gia đấu giá khác mà gây thiệt hại cho người khác, thì cuộc bán đấu giá sẽ không có hiệu lực và doanh nghiệp vi phạm phải chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật, có thể xử phạt một khoản tiền từ 100% đến 500% giá trả cao nhất đối với người bán đấu giá có hành vi cấu kết. Doanh nghiệp bán đấu giá nếu biết rõ rằng, người ủy quyền không có ủy quyền sở hữu đối với tài sản hoặc không có quyền xử lý tài sản, quyền tài sản theo quy định của pháp luật, mà vẫn tiến hành bán đấu giá tài sản thị sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. - Đối với người ủy quyền, người ủy quyền bán đấu giá tài sản mà mình không có quyền sở hữu hoặc xử lý sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Người ủy quyền tham gia trả giá hoặc ủy quyền cho người khác tham gia trả giá sẽ bị phạt tiền đến 30% giá bán tài sản bán đấu giá. - Đối với người tham gia đấu giá, mà cố ý cấu kết với những người tham gia đấu giá khác và doanh nghiệp bán đấu giá sẽ bị xử phạt một khoản tiền từ 10% đến 30% của giá trả cao nhất đối với người tham gia đấu giá. - Vi phạm từ cơ quan, cán bộ nhà nước, nhân viên cơ quan nhà nước có thẩm quyền bán đấu giá tài sản theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, khu tự trị hoặc chính quyền địa phương, nơi có tài sản mà không thực hiện đúng như quy định về bán đấu giá các loại tài sản trên sẽ bị xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính, nếu gây thiệt hại cho Nhà nước thì phải bồi thường. Ở Việt Nam từ khi thực hiện công cuộc đổi mới, các cơ quan có thẩm quyền đã ban hành một số văn bản liên quan đến bán đấu giá như: Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 1989, Bộ luật Dân sự năm 1995. Cụthể hóa Bộ luật Dân sự năm 1995, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 86/1996/NĐ-CP kèm theo Quy chế bán đấu giá tài sản. Đây là văn bản đầu tiênquy định việc thành lập các tổ chức bán đấu giá tài sản ở các tỉnh, thành phố và quy định một số nội dung liên quan đến bán đấu giá tài sản. Từ năm 2002 đến năm 2004, Chính phủ đã ban hành một số nghị định liên quan đến bán đấu giá tài sản trên từng lĩnh vực cụ thể; bên cạnh đó các Bộ cũng ban hành nhiều thông tư hướng dẫn thực hiện Luật, Nghị định có liên quan đến bán đấu 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 313 | 69
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2020
78 p | 216 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 173 | 45
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại Việt Nam
20 p | 238 | 29
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự
102 p | 63 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
86 p | 114 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán nhà ở xã hội, từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh
83 p | 100 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, qua thực tiễn ở tỉnh Quảng Bình
26 p | 115 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 113 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật Việt Nam hiện nay
90 p | 82 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 247 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật hình sự Việt Nam về tội gây rối trật tự công cộng và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
17 p | 157 | 13
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực kinh doanh - qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị
31 p | 107 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Cấm kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
119 p | 66 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng - qua thực tiễn Quảng Bình
30 p | 85 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn