Luận văn Thạc sĩ ngành Quốc tế học: Tìm hiểu quan hệ giữa các dân tộc thiểu số ở vùng biên giới Trung-Việt qua quá trình giao lưu văn hóa (khu vực Vân Nam, Lào Cai, Hà Giang)
lượt xem 7
download
Luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1 - Khái quát về các tộc người ở vùng biên giới Trung-Việt thuộc địa bàn các tỉnh Lào Cai, Hà Giang và Vân Nam; chương 2 - Quan hệ dân tộc và văn hóa truyền thống trong quan hệ dân tộc và chương 3 - Vài nét về các xu hướng trong quan hệ dân tộc. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ ngành Quốc tế học: Tìm hiểu quan hệ giữa các dân tộc thiểu số ở vùng biên giới Trung-Việt qua quá trình giao lưu văn hóa (khu vực Vân Nam, Lào Cai, Hà Giang)
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------ MẪN TUYẾT (MIN XUE) TÌM HIỂU QUAN HỆ GIỮA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VÙNG BIÊN GIỚI TRUNG-VIỆT QUA QUÁ TRÌNH GIAO LƢU VĂN HÓA (KHU VỰC VÂN NAM, LÀO CAI VÀ HÀ GIANG) LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH QUỐC TẾ HỌC Hà Nội, 9/2015
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------ MẪN TUYẾT (MIN XUE) TÌM HIỂU QUAN HỆ GIỮA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VÙNG BIÊN GIỚI TRUNG-VIỆT QUA QUÁ TRÌNH GIAO LƢU VĂN HÓA (KHU VỰC VÂN NAM, LÀO CAI VÀ HÀ GIANG) Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế Mã số: 60310206 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH QUỐC TẾ HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Căn Hà Nội, 9/2015
- LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả các thầy, cô giáo đã dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài. Đồng thời, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn trân trọng nhất đến các thầy cô giáo trong Hội đồng chấm luận văn Thạc sỹ này của tôi—những người sẽ nhìn nhận, đánh giá công trình nghiên cứu của tôi từ những góc độ khoa học và chắc chắn sẽ cho tôi những nhận xét, đóng góp xác đáng nhất. Đặc biệt, cho phép tôi gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến TS. Nguyễn Văn Căn—người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành bản luận văn này. Xin chân thành cảm ơn! Học viên Mẫn Tuyết
- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của cá nhân tôi. Kết quả nêu trong luận văn là trung thực và không sao chép từ bất kỳ công trình nào khác. Nếu có gì gian dối tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Học viên cao học Mẫn Tuyết
- MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................4 1. Mục tiêu, ý nghĩa của đề tài .................................................................................4 2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................................................6 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................8 4. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................9 5. Cấu trúc của luận văn...........................................................................................9 CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CÁC TỘC NGƢỜI Ở VÙNG BIÊN GIỚI TRUNG-VIỆT THUỘC ĐỊA BÀN CÁC TỈNH VÂN NAM, LÀO CAI VÀ HÀ GIANG ...................................................................................................................................10 1.1Các dân tộc thiểu số ở tỉnh Vân Nam ............................................................ 11 1.1.1 Tình hình chung Vân Nam......................................................................... 11 1.1.2 Các dân tộc thiểu số ở tỉnh Vân Nam ........................................................12 1.1.3 Kinh tế Vân Nam hiện nay ........................................................................16 1.2 Các dân tộc thiểu số ở tỉnh Lào Cai và tỉnh Hà Giang ...............................20 1.2.1 Các dân tộc ở Lào Cai ...............................................................................20 1.2.2 Các dân tộc ở Hà Giang .............................................................................22 1.3 Một số yếu tố có tác động đến quan hệ dân tộc ...........................................25 1.3.1Chiều dài biên giới ......................................................................................25 1.3.2 Yếu tố lịch sử .............................................................................................27 1.3.3 Xu thế hiện nay ..........................................................................................29 CHƢƠNG 2: QUAN HỆ DÂN TỘC VÀ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TRONG QUAN HỆ DÂN TỘC .............................................................................34 2.1 Mối quan hệ giữa các dân tộc vùng biên giới ..............................................34 2.1.1 Quan hệ đồng tộc .......................................................................................35 2.1.2 Quan hệ với các dân tộc khác ....................................................................41 2.1.3 Quan hệ với những người cùng dòng họ ...................................................47 1
- 2.2 Các yếu tố ảnh hƣởng đến quan hệ dân tộc biên giới .................................54 2.2.1 Phong tục tập quán.....................................................................................55 2.2.2 Tôn giáo tin ngưỡng...................................................................................60 2.2.3 Chính sách dân tộc thiểu số của hai nước ..................................................62 2.2.4 Yếu tố kinh tế .............................................................................................65 CHƢƠNG 3: VÀI NÉT VỀ CÁC XU HƢỚNG TRONG QUAN HỆ DÂN TỘC ..70 3.1 Hợp tác khai thác tài nguyên văn hóa dân tộc ở khu vực biên giới ..........70 3.1.1 Du lịch và Làng du lịch dân tộc .................................................................70 3.1.2 Ý nghĩa khai thác .......................................................................................74 3.1.3 Tính khả thi ................................................................................................78 3.1.4 Quan hệ dân tộc với phát triển ―Hai hành lang một vành đai kinh tế‖ ......81 3.2 Các xu hƣớng về mối quan hệ giữa các dân tộc ở vùng biên giới Trung-Việt ...........................................................................................................88 3.2.1 Xã hội truyền thống dần chuyển sang xã hội hiện đại ...............................89 3.2.2 Sự tăng cường ý thức quốc gia và sự suy yếu của ý thức dân tộc .............93 3.2.3 Mối quan hệ và sự liên hệ của văn hóa trong nội bộ dân tộc suy yếu dần và chuyển sang quan hệ kinh tế và quan hệ văn hóa chính trị ................................95 KẾT LUẬN ..............................................................................................................97 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................100 PHỤ LỤC ...............................................................................................................105 2
- BẢNG MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1-1: Dân số của các dân tộc tỉnh Vân Nam(điều tra năm 2013).................15 Bảng 1-2: Chỉ tiêu phát triển kinh tế của khu vực dân tộc ở vùng biên giới Vân Nam năm 2013...................................................................................................................19 Bảng 1-3: chỉ thống kê những lối mòn chủ yếu, được người dân 2 nước sử dụng nhiều..........................................................................................................................26 Bảng 2-1: Cửa khẩu và chợ biên giới mậu dịch của châu Văn Sơn và châu Hồng Hà ...................................................................................................................................38 Bảng 2-2: Kim ngạch mậu dịch quộc tế Trung-Việt.................................................66 3
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Mục tiêu, ý nghĩa của đề tài 1.1 Lý do chọn đề tài Việt Nam và Trung Quốc đều là quốc gia đa dân tộc với nhiều dân tộc anh em cùng chung sống. Một trong những đặc điểm của đồng bào dân tộc thiểu số ở cả hai nước là đồng bào thường sống thành từng khu vực và có sự đan xen giữa các dân tộc trên các vùng núi cao. Đây là lý do mà vùng biên giới Việt –Trung có rất nhiều các dân tộc thiểu số ở cả hai nước cùng chung sống và trong các dân tộc này có nhiều dân tộc có cùng nguồn gốc. Đồng bào các dân tộc không chỉ có quan hệ giao lưu với dân tộc mình và cả các dân tộc khác trong phạm vi một quốc gia mà còn có quan hệ giao lưu với bà con cùng dân tộc ở quốc gia láng giềng. Mặt khác, dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trải qua quá trình phát triển, mỗi một dân tộc đều có một bản sắc văn hóa riêng và quá trình giao thoa đã làm cho bản sắc văn hóa của các dân tộc hòa nhập nhưng không hòa tan, góp phần làm cho nền văn hóa vật chất, tinh thần của các dân tộc phong phú, đa dạng và độc đáo. Các dân tộc xuyên biên giới thường cư trú tại vùng núi cao, có vai trò chiến lựoc rất quan trọng của quốc gia, cho nên quan hệ dân tộc xuyên biên giới có nhiều giai đoạn ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ hai nước, hoặc nhiều nước. Tuy nhiên, trải qua quá trình lịch sử, quan hệ của các dân tộc ít người ở vùng biên giới Trung-Việt đều hòa bình hữu nghị cho dù hai chính phủ có những giai đoạn quan hệ không bình thường và có khi là bất đồng. Đồng bào dân tộc xuyên biên giới Trung-Việt có tình cảm bà con anh em đậm đà, nhưng do ở hai nước nên quan hệ và phương thức giao lưu tất nhiên chịu ảnh hưởng của trình độ phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa của hai nước. Trên thực tế không ai yêu biên giới bằng người biên giới. Chính vì thế, ngày nay cả hai nước đều có chính sách chú trọng phát triển kinh tế vùng biên, tạo dựng cuộc sống ấm no, hài hòa cho bà con dân tộc thiểu số tại khu vực này. Thông qua việc tìm hiểu quan hệ của các dân tộc thiểu số ở vùng bên giới Trung-Việt khu vực Vân 4
- Nam, Lào cai, Hà Giang từ nghiên cứu quá trình giao lưu văn hóa luận văn mong muốn tìm ra những yếu tố văn hóa tương đồng và dị biệt của các dân tộc ở hai nước trên cơ sở các hoạt động giao lưu văn hóa ở vùng biên. Luận văn chú ý đến những yếu tố tinh thần đóng góp vào chủ trương xây dựng xã hội khá giả, hưng biên phú dân ở Trung Quốc cũng như chương trình 135 ở Việt Nam, với mục tiêu chung là cùng nhau phát triển, xóa đói giảm nghèo, cải thiện cuộc sống của các dân tộc vùng biên giới, đồng thời giữ ổn định và phát triển quan hệ hữu nghị trong tương lai giữa Trung Quốc và Việt Nam. Với tinh thần đó chúng tôi chọn Tìm hiểu quan hệ giữa các dân tộc thiểu số ở vùng biên giới Trung-Việt qua quá trình giao lưu văn hóa (khu vực Vân Nam, Lào Cai, Hà Giang) làm đề tài của luận văn. 1.2 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Rất nhiều các dân tộc hoặc đông hoặc ít người phân bố ở khắp nơi trên thế giới, vì thế mỗi quốc gia thường do nhiều dân tộc khác nhau tổ hợp thành.Trên thực tế, mỗi dân tộc đều mang đặc điểm tính chất riêng của mình, do đó nhiều quốc gia đều tồn tại vấn đề dân tộc. Mặt khác, tuy là một dân tộc có cùng nguồn gốc, nhưng sống ở biên giới hai hoặc nhiều quốc gia, làm cho vấn đề dân tộc xuyên biên giới trở thành một hiện tượng phổ biến. Những năm gần đây, vấn đề dân tộc xuyên biên giới đang được nhiều quốc gia quan tâm. Trung Quốc và Việt Nam đều là quốc gia đa dân tộc, từ xưa đến nay hai nước có quan hệ chặt chẽ. Trung Quốc có tỉnh Quang Tây và tỉnh Vân Nam giáp với đường biên giới của Việt Nam, đường biên giới lục địa kài khoảng 1,400 km. Trung Quốc có 13 dân tộc, Việt Nam có 26 dân tộc sống chung ở vùng này, họ cùng nguồn gốc, tức là dân tộc xuyên biên giới. Đồng bào các dân tộc không chỉ có quan hệ giao lưu với dân tộc mình và cả các dân tộc khác trong phạm vi quốc gia mà còn có quan hệ giao lưu với bà con cùng dân tộc ở quốc gia láng giềng. Các làng bản ở vùng biên hai nước thông thường chỉ cách mấy cây số, có những làng cùng một tên, phần ở Trung Quốc là 5
- bản trên, phần ở Việt Nam là bản dưới. Mỗi khi ngày lễ, đám cưới đám ma, đồng bào hai bên đều đi thăm hoặc giúp đỡ lẫn nhau. Chính phủ Trung Quốc và Việt Nam đều tôn trọng phong tục tập quán và phương thức đi lại của các dân tộc thiểu số xuyên Trung-Việt nhưng đồng thời cũng quan tâm đến an ninh quốc gia, vấn đề phát triển của vùng biên và ý thức nhà nước của đồng bào xuyên quốc gia. Thông qua việc tìm hiểu quan hệ của các dân tộc thiểu số ở vùng biên giới Trung-Việt khu vực Vân Nam, Lào Cai, Hà Giang từ nghiên cứu quá trình giao lưu văn hóa luận văn mong muốn tìm ra những yếu tố văn hóa tương đồng và dị biệt của các dân tộc ở hai nước trên cơ sở các hoạt động giao lưu văn hóa ở vùng biên. Nhằm vào những vấn đề trên, từ cách nhìn văn hóa, luận văn cố gắng tổng hợp và phân tích được nhiều tư liệu phong phú về quan hệ của dân tộc xuyên biên giới ở tỉnh Vân Nam Trung Quốc và tỉnh Hà Giang, tỉnh Lào Cai của Việt Nam, đưa ra được những nhận định về ý nghĩa hợp tác và tính khả thi của khai thác tài nguyên du lịch ở vùng biên, trong khuôn khổ hợp tác ―Hai hành lang một vành đai kinh tế‖. Luận văn cũng hy vọng nêu ra dự đoán các xu hướng của mối quan hệ giữa các dân tộc ở vùng biên giới Trung-Việt như một tài liệu tham khảo. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1 Nghiên cứu ở Trung Quốc Năm 1979, Trung Quốc triệu tập ―hội nghị quy hoạch công việc nghiên cứu dân tộc toàn quốc‖ ở thành phố Côn Minh tỉnh Vân Nam, lần đầu tiên chính thức đưa nghiên cứu dân tộc thế giới vào quy hoạch nhà nước. Từ sau hội nghị này nghiên cứu dân tộc xuyên quốc gia của Trung Quốc tiến vào một giai đoạn phát triển mới. Giáo sư Phạm Hồng Quý lần đầu tiên nêu khái niệm ―Dân tộc xuyên biên giới‖ vào năm 1982. Trong ―Quan hệ xưa nay giữa dân tộc Nùng, Tày Việt Nam và dân tộc Choang Trung Quốc‖ lần đầu tiên Giáo sư Phạm Hồng Quý trình bày rõ khái 6
- niệm ―dân tộc xuyên biên giới‖. Sau đó còn có bài nghiên cứu: ―dân tộc xuyên biên cảnh hai nước Trung-Việt‖ (tạp chí nghiên cứu lịch sử dân tộc Tây Nam)… Trong luận văn ―Nghiên cứu dân tộc xuyên biên giới‖ (học báo học viện dân tộc Trung Nam, năm 1994) tác giả Hồ Khởi Vọng đã trình bày và giải thích rõ ràng khái niệm dân tộc xuyên biên giới. Ngoài ra chúng tôi còn tiếp xúc được những tác phẩm nghiên cứu dân tộc xuyên biên giới của Vĩnh Hưng: ―Nghiên cứu dân tộc xuyên biên giới của miền Nam Trung Quốc‖ (học báo học viện dân tộc Quảng Đông, năm 1988); Thi Vĩnh Hoa: ―Dân tộc Hà Nhì xuyên biên giới‖ (học báo đại học sự phạm Vân Nam, năm 1993); Hồ Khởi Vọng ―Nghiên cứu dân tộc xuyên biên giới‖ (học báo học viện dân tộc Trung Nam, năm 1994); Hoàng Huệ Côn ―Nghiên cứu dân tộc xuyên biên giới‖ (Học báo đại học dân tộc Vân Nam, năm 1997); Lữu Nha Vu và Thân Húc ―dân tộc xuyên biên giới Đông Nam Á và Tây Nam Trung Quốc‖(NXB dân tộc Vân Nam, năm 1988); Triệu Kế Quang chủ biên ―Nghiên cứu vấn đề dân tộc xuyên biên giới Trung Quốc‖, La Bỉnh Sâm ―Nghiên cứu vấn đề an ninh quốc gia và dân tộc xuyên biên giới Vân Nam‖ (học báo trường cao đẳng công an Vân Nam, năm 2002); Chu Kiến Tân, ―Nghiên cứu quan hệ dân tộc xuyên biên giới Trung-Việt, Trung-Lào‖ (NXB Nhân Dân năm 2002); Quách Gia Kí, ―Nghiên cứu điều tra quan hệ dân tộc thiểu số Vân Nam‖ (NXB Khoa Học Xã Hội Trung Quốc năm 2010); Phạm Quý Hồng, ―Nguồn gốc dân tộc biên giới Trung-Viêt‖ (báo dân tộc Trung-Quốc) v.v. 2.2 Nghiên cứu ở Việt Nam Tìm hiểu ở Việt Nam các nghiên cứu về vấn đề này có: ―Con đường buôn bán biên giới với sự hình thành, phát triển các đô thị vùng biên Lào Cai-Vân Nam và sự tác động đến không gian văn hóa, không gian dân số học tộc người‖ của TS. Trần Hữu Sơn, ―Nghiên cứu Trung Quốc số 10‖ năm 2009; ―Tôn giáo tín ngưỡng trong các dân tộc thiểu số dọc biên giới Viêt-Trung‖, của GS.TS. Đỗ Quang Hưng - Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQGHN; ―Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các 7
- tỉnh phía Bắc) ‖ của viện Dân Tộc Học, NXB Khoa Học Xã Hội tái bản năm 2014; ―Các dân tộc ở Hà Giang‖, của Lê Duy Đại- Triệu Đức Thanh(chủ biên), NXB Thế Giới; ―Quan hệ văn hóa Việt – Trung giai đoạn 1993-2010‖, của TS. Nguyễn Văn Căn, tạp chí Mặt trận số 84 tháng 10 năm 2010; ―Giao lưu văn hóa giữa các dân tộc vùng biên góp phần tăng cường đoàn kết giúp đỡ nhau cùng phát triển‖, của TS. Đinh Văn Ngữ v.v. 2.3 Nghiên cứu nước khác Tại Khoa Nhân Loại học đại học Southern California trong dịp nghỉ hè vào thập niên 90 thế kỳ 20 đã mở các lớp nghiên cứu thảo luận về dân tộc xuyên biên giới, chuyên nghiên cứu vấn đề các dân tộc cùng nguồn cư trú xuyên biên giới Trung Quốc và Liên Xô. Hiện nay, có những luận văn nước ngoài nghiên cứu hướng này như: ―Phân tích kết cấu kinh tế xã hội người Hoa ở Austraylia‖ (―Báo cáo chuyên đề viện nghiên cứu xã hội kinh tế thực dụng đại học Mellourne‖ tháng 9 năm 1988); ―Người Mai-sai của Kenya và Tan-zan-nia‖ ( tập chí ―Dân tộc thế giới‖ của nước Ý); ―Các dân tộc Liên Xô và nước ngoài‖ (―Phân tích vấn đề Liên Xô‖ năm 1990); v.v. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề liên quan đến quan hệ dân tộc thiểu số ở vùng biên giới của các dân tộc xuyên biên giới. 3.2 Phạm vi và nội dung nghiên cứu: Đề tài chủ yếu nghiên cứu về quan hệ dân tộc thiểu số ở vùng biên giới Trung-Việt. Về không gian nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Vân Nam Trung Quốc và tỉnh Lào Cai, tỉnh Hà Giang Việt Nam. Về thời gian từ năm 1991 khi hai nước chính thức bình thường hóa quan hệ đến nay 8
- 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm để nghiên cứu và xem xét lại những thành quả thực tiễn trong quá khứ từ đó rút ra kết luận bổ ích cho thực tiễn và khoa học. Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhau bằng cách phân tích thành từng bộ phận để tìm hiểu sâu sắc về quan hệ dân tộc ở vùng biên Trung-Việt. Tổng hợp và liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã được phân tích tạo ra một hệ thông đầy đủ và sâu sắc về quan hệ dân tộc thiểu số vùng biên. Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết: sắp xếp các tài liệu khoa học theo từng lĩnh vực, từng đơn vị, từng vấn đề có cùng dấu hiệu bản chất, cùng một hướng; Hệ thống hóa, sắp xếp thành một hệ thống trên cơ sở một mô hình lý thuyết làm sự hiểu biết về quan hệ dân tộc thiểu số ở vùng biên giới Trung-Việt đầy đủ hơn. Phương pháp giả thuyết đưa ra các dự đoán xu thế quan hệ dân tộc thiểu số ở vùng biên giới Trung-Việt. 5. Cấu trúc của luận văn Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của Luận văn được chia làm 3 chương. Chương 1: Khái quát về các tộc người ở vùng biên giới Trung-Việt thuộc địa bàn các tỉnh Lào Cai, Hà Giang và Vân Nam Chương 2: Quan hệ dân tộc và văn hóa truyền thống trong quan hệ dân tộc Chương 3: Vài nét về các xu hướng trong quan hệ dân tộc 9
- Chƣơng 1: Khái quát về các tộc ngƣời ở vùng biên giới Trung-Việt thuộc địa bàn các tỉnh Vân Nam, Lào Cai và Hà Giang Theo quan niệm của các nhà khoa học, vùng biên giới là một vùng hay một khu vực gần với biên giới và có chịu ảnh hưởng của đường biên giới. Vùng biên có những đặc tính tạo nên bởi những tương tác của cư dân trong ranh giới đường biên bao gồm những giao dịch, dòng dịch chuyển và mối quan hệ với dân cư của khu vực bên kia đường biên. Có thể thấy rằng khái niệm vùng biên được nhìn nhận như một không gian văn hóa, xã hội và kinh tế bởi các cộng đồng cư dân sinh sống. Các cộng đồng này có thể có cùng bản sắc văn hóa tộc người, mặc dù họ có thể bị chia cắt bởi một đường biên giới lãnh thổ quốc gia. Như vậy, vùng biên cần được xem xét như một không gian văn hóa xã hội, các mối liên hệ qua lại của cư dân ở trong và ngoài biên giới cùng sự tác động trong quản lý của nhà nước đối với khu vực giáp biên giới đã tạo nên các thuộc tính biên cương của cư dân cũng như toàn khu vực và hình thành nên khu vực biên giới. Học giả nổi tiếng nước ngoài --Almond từng cho rằng ― Dân tộc là một thế hệ chính trị do nhân dân cùng nguồn gốc lịch sử và có cộng đồng vận mệnh tổ chức thành‖. Hiện nay xã hội, trong giai đoạn cộng đồng kinh tế hóa cùng với sự phát triển mạnh mẽ của internet đã thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa. Đi đôi với nó là vấn đề dân tộc, tôn giáo ngày càng phức tạp và nhạy cảm, mà mối quan hệ của các dân tộc xuyên biên giới đã và đang trực tiếp ảnh hưởng đến mối quan hệ của hai quốc gia. Qua công tác điều tra điền dã dân tộc học, biên giới Trung Quốc - Việt Nam dài hơn 1449 cây số, có rất nhiều tộc người nằm ở hai bên biên giới, theo thành phần dân tộc đã xác định của Trung Quốc, có mười ba dân tộc: Choang, Thái, Bố Y, Mèo, Dao, Hán, Di, Hà Nhì, La Hủ, Cơ Lao, Kinh, Hồi, Pu Lăng. Thành phần người Mảng còn chưa xác định. Theo sự xác định của Việt Nam thì có hai mươi sáu dân tộc: Kinh (Việt), Tày, Nùng, Thái, Sán Chay, Giáy, Lự, Bố Y, Mông (Mèo), Dao, Pà Thẻn, La Hủ, Pu Péo, Hà Nhì, Phù Lá, La Chí, Lô Lô, Mảng, Cống, Si La, Khơ Mú, Cơ Lao, Hoa (Hán), Ngái, Sán Dìu, Chăm. 10
- Trung Quốc và Việt Nam chênh lệch mười ba dân tộc. Xác định thành phần dân tộc hai nước Trung Quốc và Việt Nam có một số dân tộc giống nhau, chẳng hạn Kinh (Việt), Mèo (Mông), Cơ Lao, Hà Nhì. Có một số ở Trung Quốc là một nhưng ở phía Việt Nam là hai dân tộc chẳng hạn dân tộc Thái của Trung Quốc phía Việt Nam là dân tộc Thái và Lự; ở Trung Quốc là một dân tộc Bố Y, ở phía Việt Nam là hai dân tộc Bố Y và Giáy; ở Trung Quốc là một dân tộc Di, ở Việt Nam là hai dân tộc Lô Lô và Phù Lá; ở Trung Quốcc là một dân tộc Hán, phía Việt Nam là hai dân tộc Hoa (Hán) và Ngái. Có một số ở Trung Quốc là một dân tộc, phía Việt Nam là ba dân tộc, chẳng hạn ở Trung Quốc là một dân tộc Dao, phía Việt Nam là ba dân tộc Dao, Pà Thẻn, Sán Dìu; ở Trung Quốc là một dân tộc Hà Nhì, phía Việt Nam là ba dân tộc Hà Nhì, Si La, Cống; ở Trung Quốc là một dân tộc, phía Việt Nam là năm dân tộc, chẳng hạn dân tộc Choang, phía Việt Nam là dân tộc Tày, Nùng, Pu Péo, La Chí, Sán Chay. ở Việt Nam dân tộc Sán Chay gồm người Cao Lan và người Sán Chí, ở phía Trung Quốc, người Cao Lan là một nhóm của dân tộc Choang, người Sán Chí là một nhóm của Dao; ở Việt Nam, người Khơ Mú là một dân tộc, nhưng ở Trung Quốc là một nhóm của dân tộc Pu Lăng, có rất ít người dân tộc Chàm đời xưa từ Việt Nam di cư sang đảo Hải Nam, hiện nay là một nhóm rất nhỏ của dân tộc Hồi Trung Quốc. 1.1Các dân tộc thiểu số ở tỉnh Vân Nam 1.1.1 Tình hình chung Vân Nam Vân Nam là một tỉnh miền núi biên cương nhiều dân tộc sống chung của Trung Quốc. Tổng diện tích cả tỉnh khoảng 390 nghìn km2, chiếm 4.11% diện tích toàn quốc. Khí hậu của tỉnh Vân Nam có 7 đới khí hậu tức là nhiệt đới Bắc, nhiệt đới Nam Á, nhiệt đới Trung Á, ôn đới nóng, ôn đới ấm và khí hậu cao nguyên. Cả tỉnh có 26 dân tộc ít người với dân số 5 nghìn người trở lên, là một tỉnh có dân tộc ít người nhiều nhất của Trung Quốc. Vân Nam là tỉnh ở cực Tây Nam của Trung Quốc, phía Đông là khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây và tỉnh Quý Châu, phía Bắc là tỉnh Tứ Xuyên, phía Tây Bắc là khu tự trị Tây Tạng. Vân Nam còn giáp với ba nước Đông Nam Á là 11
- Mian-mar, Lào và Việt Nam với đường biên giới quốc gia dài 4061 km. Vùng núi chiếm 94% tổng diện tích cả tỉnh, thung lũng sông và đồng bằng chỉ chiếm 6%.1 Trong lịch sử phát triển lâu dài, các dân tộc tỉnh Vân Nam sáng tạo một nền văn hóa dân tộc phong phú đa dạng, hình thành bố cục quan hệ dân tộc không những hòa hợp với quan hệ dân tộc Trung Quốc, mà còn mang đặc sắc Vân Nam. Vân Nam nằm ở vùng biên phía Tây Nam Trung Quốc, sông liền sông, núi liền núi với bán đảo Trung Nam. Tỉnh có nhiều dòng sông lớn bắt nguồn như sông Ayeyarwaddy, sông Nộ, sông Hồng, sông Đà…rồi chảy qua các nước nằm ở bán đảo Trung Nam theo hình thức từ trên xuống dưới, sau đó chia ra chảy riêng vào Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Sông Lan Thương (Mê Kông) tuy không bắt nguồn ở Vân Nam nhưng cũng chảy qua Vân Nam trước khi chảy sang các nước khác. Chính đặc điểm địa lý này khiến Vân Nam trở thành khâu quan trọng của sự giao lưu và liên hệ với người dân của các nước Đông Nam Á. Cho nên, thời kỳ cổ xưa, tổ tiên của các dân tộc Vân Nam mở nhiều thông đạo đối ngoại lấy Vân Nam làm then chốt để tiện lợi giao lưu đối ngoại. 1.1.2 Các dân tộc thiểu số ở tỉnh Vân Nam Trải qua mấy nghìn năm hòa hợp và di cư giữa các dân tộc bàn sứ Vân Nam với dân tộc nơi khác, dần dần hình thành bố cục như hiện nay là 26 dân tộc anh em cùng sống chung tại tỉnh Vân Nam. Sự phân bố dân số của các dân tộc tỉnh Vân Nam đều xuất hiện trạng thái tập cư lớn hay tụ cư nhỏ.Trong đó, tộc Hán thường cư trú ở các thành phố thị trấn của tỉnh, đồng bằng và vùng núi dốc thoai thoải. Dân tộc Di là dân số đông nhất trong các dân tộc thiểu số của Vân Nam, cũng là một trong những dân tộc phân bố rông rãi nhất tại Vân Nam. Đa số các huyện của tỉnh Vân Nam đều có dân tộc Di cư trú. Tại các châu Sở Hùng, châu Hồng Hà và núi Ai Lao, vùng núi Ô Mông, Tiểu Lạng Sơn là những nơi cư trú đông nhất. 郭嘉骥, 云南民族关系骥骥研究, 中国社会科学出版社, 104 骥 1 12
- Hầu hết tộc Bạch tụ cư tại các huyện xung quanh Nhĩ Hải châu Đại Lý, các nơi như châu Nộ Giang cũng có một số.Trong khi đó dân tộc Hà Nhì lại tụ cư tại vùng núi ở giữa sông Hồng Hà với sông Lan Thương như núi Ai Lao, tại một vùng rộng rãi quanh núi Vô Lượng. Tộc Thái chủ yếu tụ cư tại các nơi giáp với Mian-mar như Tây Song Bản Nạp, châu Đức Hồng, huyện Canh Mã, huyện Mạnh Liên v.v. Những huyện thuộc thành phố Ngọc Khê và miền nam châu Hồng Hà cũng có một số tộc Thái cư trú. Hầu hết dân tộc Choang đều tập trung tại châu Văn Sơn. Dân tộc Miêu chủ yếu phân bố tại hai châu tự trị chân Văn Sơn và châu Hồng Hà, thành phố Chiếu Thông, vùng núi của những huyện như Võ Định, Lộc Khuyến cũng có tộc Miêu. Dân tộc Lật Túc chủ yếu sống ở châu Nộ Giang, châu Đich Khánh và vùng núi Lệ Giang. Sự phân bố của tộc Hồi rộng rãi hơn trải khắp 129 huyện của tỉnh Vân Nam đều có tộc Hồi sinh sống.Thường định cư tập trung tại thị trấn, theo trục đường giao thông hoặc các thôn ven đường, ven thị. Dân tộc La Hù phân bố tại hai thành phố Phổ Nhĩ và Lâm Thương nằm ở đôi bờ của sông Lan Thương, tập trung ở các thị trấn biên giới như Lan Thương, Mạnh Liên, Song Giang v.v. Dân tộc Ngõa chủ yếu sống ở các huyện nằm ở trung đoạn của đường biên giới phía Tây Nam Vân Nam, hai huyện Tây Mông và Thương Nguyên là khu tụ cư chủ yếu của dân tộc Ngõa. Dân tộc Nạp Tây chủ yếu sinh sống tại huyện Ngọc Long và khu cổ thành, cũng có một số sống ở mấy huyện xung quanh như Ninh Lang, Shangri-la, Duy Tây v.v. Dân tộc Dao chủ yếu phân bố tại những huyện nằm phía Đông Nam. Phía Nam Vân Nam giáp với Việt Nam cũng một số hương có dân tộc Dao. Dân tộc Cảnh Pha chủ yếu tụ cự tại vùng núi của các huyện thuộc châu Đức Hồng nằm ở vùng biên giữa phía Tây Vân Nam với Mian-mar, có một bộ phận nhỏ cư trú tại vùng núi của các huyện biên giới nằm phía Tây Bắc và Đông Bắc Vân Nam. Dân tộc Tạng chủ yếu tụ cự tại châu Đich Khánh nằm ở vùng ranh giới phía Tây Bắc Vân Nam với Khu tự trị Tây Tạng. Cũng có một số dân tộc Tạng sống ở các huyện xung quanh như Ngọc Long, Vĩnh Thắng và Cống Sơn v.v. Dân tộc Bố Lãng chủ yếu sống ở các huyện như Mạnh Hải, Lan Thương, Song Giang và Vĩnh Đức v.v. Dân tộc Bố Y chủ yếu cư trú tại các huyện như La Bình. Dân tộc Phổ 13
- Mễ chủ yếu sống ở vùng núi cao quanh năm giá rét của các huyện nằm phía Tây Bắc Vân Nam như Lan Bình, Ninh Lang. Dân tộc Nộ chủ yếu tụ cư tại các huyện như Lư Thủy, Phúc Cống, Cống Sơn v.v. và làng Thố Nga của huyện Lan Bình, huyện Duy Tây cũng có phần nhỏ tộc Nộ sinh sống. Dân tộc A Xương, Đức Ngang chủ yếu cư trú tại các huyện, thị trấn của châu Đức Hồng như Long Xuyên, Lương Hà, Lộ Tây v.v. cũng có phần nhỏ cư trú tại thành phố Bảo Sơn và Lâm Thương. Dân tộc Cơ Nặc chủ yếu tập trung sống ở miền núi Cơ Nặc của thành phố Cảnh Hồng châu Tây Song Bản Nạp. Dân tộc Mông Cổ chủ yếu cư trú tại huyện Mã Quan và huyện Thông Hải. Dân tộc Thủy chủ yếu sống ở huyện Phú Nguyên và trấn Hoàng Nê Hà. Dân tộc Mãn chủ yếu ở rải rác thành phố Côn Minh, Đại Lý, Khúc Tịnh v.v. Dân tộc Độc Long tụ cư tại đôi bờ sông Độc Long của huyện Cống Sơn nằm ở phía Tây Bắc xa nhất Vân Nam. Ngoài các dân tộc chủ yếu tại các vùng trên, còn có nhiều nhóm dân tộc ít người tụ cự nhỏ và ở rải rác tại các huyện, thị trấn, châu khác của Vân Nam. Ngoài ra, Vân Nam còn có nhiều dân tộc thiểu số khác như Cơ Lao, Thổ, Thổ Gia và Đồng v.v. nhưng chủ thể của các dân tộc này không cư trú tại Vân Nam, và dân số của các dân tộc này đều không tới 5000 người. Còn có những tộc người vẫn chưa được xác định ở Trung Quốc như người Khơ-mú, người Mảng v.v. Theo tình hình thực tế cho thấy, sự phấn bố chính của các dân tộc thiểu số Vân Nam có hai đặc trưng rõ rệt: +Một là lấy vùng biên cương có địa hình tương đối bằng phẳng làm khu vực phân bố chính. Vân Nam có 8 châu tự trị thuộc vùng biên giới quốc gia, diện tích đất đai của 8 châu chiếm 50,98% diện tích cả tỉnh. Năm 2006 dân số chiếm 39.8%, nhưng lại tập trung 59,51% dân số của các dân tộc thiểu số trong toàn tỉnh. Trong đó dân số của các dân tộc thiểu số sống ở 25 huyện, thị trấn trực tiếp giáp ranh với nước ngoài chiếm là 14,32% tổng dân số cả tỉnh nhưng lại là 60,44% dân số của cả vùng biên giới và 25,56% tổng dân số của các dân tộc thiểu số toàn tỉnh. Hữa nưa, phần lớn dân tộc thiểu số Vân Nam đều tập trung cư trú tại 25 huyện, thị trấn thuộc vùng biên giữa Trung Quốc-Mianmar, Trung-Lào, Trung-Việt vì thế có tới 16 dân tộc là có cùng 14
- nguồn gốc. Các dân tộc này có bà con anh em hai bên nên vẫn giữ mối quan hệ văn hóa kinh tế và quan hệ thân tộc một cách mật thiết lâu dài. +Hai là lấy vùng núi làm địa hình phân bố căn bản. Vùng miền núi của Vân Nam có thể phân chia thành các khu vực cụ thể là: vùng gò đồi, vùng núi thấp, vùng núi cao. Các dân tộc chủ yếu cư trú tại vùng gò đồi có đồng bằng hoặc lũng sông biên cương cả thảy có 10 dân tộc như Hồi, Mản, Bạch, Nạp Tây, Mông Cổ, Choang, Thái, A Xương, Bố Y, Thủy, dân số khoảng 4 triệu 500 nghìn người. Các dân tộc chủ yếu sống ở vùng núi thấp là Hà Nhi, Dao, La Hù, Ngõa, Bố Lãng, Đức Ngang, Cờ Nặc và một số tộc Di, dân số khoảng 6 triệu người; Vùng núi cao chủ yếu là nơi cư trú của 6 dân tộc là Miêu, Lật Túc, Tạng, Phổ Mễ, Nộ, Độc Long và một số tộc Di, dân số khoảng 4 triệu 500 nghìn người.2 1-1 Dân số của các dân tộc tỉnh Vân Nam(điều tra năm 2013) Đơn vị:10 nghìn;% Dân tộc Dân số Tỷ lệ Dân tộc Dân số Tỷ lệ Cả tỉnh 4686.80 100.00 Tạng 14.53 0.3 Hán 3121.74 66.6 Cảnh Phả 14.53 0.3 Di 512.71 10.9 Bố Lãng 11.72 0.3 Bạch 159.34 3.4 Phổ Mễ 4.22 0.1 Hà Nhì 166.37 3.6 Nộ 3.28 0.1 Choang 123.73 2.6 A Xương 3.75 0.1 Thái 124.66 2.7 Cơ Nặc 2.34 0.1 Miêu 122.79 2.6 Đức Ngang 1.87 0.0 Lật Túc 67.96 1.5 Mông Cổ 2.34 0.1 Hồi 71.24 1.5 Độc Long 0.47 0.0 La Hù 48.24 1.0 Mãn 1.41 0.0 Ngõa 40.77 0.9 Thủy 0.94 0.0 Nạp Tây 31.40 0.7 Bố Y 6.09 0.1 Dao 22.50 0.5 Khác 5.62 0.1 (số liệu nguồn gốc: niên giám thống kê tỉnh Vân Nam năm 2014) 2 郭嘉骥, 云南民族关系骥骥研究, 中国社会科学出版社〃126 骥 15
- 1.1.3 Kinh tế Vân Nam hiện nay * Vài nét về kinh tế vùng biên Vân Nam là một tỉnh nằm trong chương trình ―Đại khai phát miền Tây‖ dành cho những tỉnh tương đối chậm phát triển của Trung Quốc và có tỷ lệ dân số thuộc diện nghèo khổ cao hơn các tỉnh khác. Năm 1994, khoảng 7 triệu người sống dưới mức nghèo khổ với thu nhập bình quân hàng năm thấp hơn 300 nhân dân tệ trên đầu người. Họ được phân bổ trong 73 huyện của tỉnh, chủ yếu sống nhờ nguồn hỗ trợ tài chính của chính quyền trung ương. Với số tiền trợ cấp 3,15 tỷ nhân dân tệ (NDT) năm 2002, dân số nông thôn nghèo trong tỉnh đã giảm từ 4,05 triệu năm 2000 xuống 2,86 triệu. Theo báo cáo phát triển kinh tế năm 2014 do cục thống kê tỉnh Vân Nam công bố cho thấy, năm 2014, tỉnh Vân Nam kiên trì giữ ổn định để phát triển, dốc sức quy hoạch tốt các công việc như tăng cường ổn định, điều chỉnh kết cấu, thúc đẩy cải cách, tạo lợi cho dân sinh v.v. Kinh tế Trung Quốc trong một vài năm gần đây tuy vẫn phát triển nhưng cũng gặp nhiều thách thức nhưng kinh tế của tỉnh Vân Nam vẫn giữ tổng thể bình ổn. Theo sơ bộ thống kê, GDP của tỉnh Vân Nam năm 2014 hoàn thành 1281.459 tỷ NDT, tăng lên 8,1% so với năm ngoái, xếp hàng thứ 23 trong toàn quốc. Trong đó, sản nghiệp thứ nhất, đã thực hiện tăng 199.117 tỷ NDT, tăng lên 6,2%; Sản nghiệp thứ hai đã thực hiện tăng với con số 528,182 tỷ NDT, tăng lên 9,1%, trong đó, giá trị ngành công nghiệp tăng 389,897 tỷ NDT, tăng 7,2%, ngành kiến trúc giá trị thực hiện tăng 138,966 tỷ NDT; Sản nghiệp thứ ba giá trị thực hiện tăng 554,16 tỷ NDT, tăng lên 7,4%. GDP bình quân mỗi người đạt tới 27 nghìn 264 NDT, tăng 2181 NDT so với năm trước, bình quân tăng lên 7,5%. Ngành nông nghiệp cũng phát triển trong ổn định. Tổng giá trị sản xuất của ngành nông, lâm, thủy sản và chăn nuôi là 326,1 tỷ, tăng trưởng 6,1% so với năm 2013. Tuy nhiên ngành công nghiệp gặp nhiều khó khăn, nhưng thực hiện vận hành tổng thể bình ổn. Theo sơ bộ thống kế, công nghiệp quy mô cấp tỉnh trở lên của tỉnh 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị marketing tại công ty cổ phần dệt Mùa đông trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
129 p | 462 | 200
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Chiến lược xây dựng thương hiệu VNPT trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
111 p | 483 | 80
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Tam Đảo
10 p | 276 | 76
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ ngành Khoa học máy tính: Nghiên cứu giải pháp công nghệ phân tán dữ liệu và ứng dụng quản lý nhân sự phân tán trong cơ quan nhà nước Lào
27 p | 348 | 68
-
Hướng dẫn chi tiết thực hiện luận văn thạc sĩ chuyên ngành kinh tế tài chính - ngân hàng - ĐH Kinh tế Luật
15 p | 311 | 58
-
Luận văn Thạc sĩ: Cách dùng chữ đặt tên của người Trung Quốc và hàm ý văn hoá của nó
76 p | 245 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học kinh tế: Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Cục Thuế tỉnh Quảng Bình
120 p | 175 | 50
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học kinh tế: Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàngThương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quảng Bình
118 p | 100 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ ngành Quốc tế học: Hợp tác văn hoá Việt Nam-ASEAN từ 1995 đến nay
105 p | 67 | 11
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ ngành Quốc tế học: Kiến tạo sức mạnh mềm Trung Quốc qua ngoại giao thể thao trong những năm đầu thế kỷ 21
14 p | 78 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Nghệ thuật âm nhạc: Đưa hai tác phẩm viết cho đàn Bầu với dàn nhạc của nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân vào chương trình giảng dạy bậc Đại học tại Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam
76 p | 107 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ ngành Quốc tế học: Quan hệ văn hóa Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn 1992–2013
19 p | 42 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ ngành Triết học: Xây dựng chuẩn mực đạo đức của con người Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay
108 p | 47 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ ngành Âm nhạc: Dạy học Sli, Lượn trong giờ ngoại khóa cho sinh viên Sư phạm Tiểu học trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn
157 p | 91 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ ngành Quốc tế học: Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc thập niên đầu thế kỷ XXI
112 p | 135 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Đặc điểm ký Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh
26 p | 81 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Trung tâm Kiểm dịch Y tế quốc tế tỉnh Lạng Sơn
122 p | 3 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn