Nghiên cứu mối liên hệ giữa đặc điểm nhân cách<br />
và hiện tượng bắt nạt ở học sinh phổ thông trên<br />
địa bàn tỉnh Bắc Ninh<br />
Nguyễn Thị Duyên<br />
Trường Đại học Giáo dục<br />
Luận văn ThS ngành: Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên; Mã số: 60 31 80<br />
Người hướng dẫn: GS.TS..Nguyễn Thị Mỹ Lộc<br />
Năm bảo vệ: 2012<br />
<br />
Abstract: Tìm hiểu và hệ thống hóa các lý thuyết cơ bản về nhân cách và hiện tượng<br />
bắt nạt, bị bắt nạt ở học sinh phổ thông. Nghiên cứu khảo sát, phân tích đánh giá thực<br />
trạng hiện tượng bắt nạt của 303 học sinh phổ thông ở Bắc Ninh. Chỉ ra mối liên hệ<br />
giữa hiện tượng bắt nạt, bị bắt nạt và đặc điểm nhân cách của học sinh phổ thông,<br />
qua đó chỉ ra được những đặc điểm nhân cách chủ chốt của thủ phạm và nạn nhân<br />
của bắt nạt.<br />
Keywords: Tâm lý học; Nhân cách; Bắt nạt học đường; Tâm lý học trẻ em; Trẻ vị<br />
thành niên<br />
Content<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Hiện tượng bắt nạt nói chung và bắt nạt học đường nói riêng đã xuất hiện từ lâu, từ khi<br />
các hình thức dạy học đầu tiên hình thành, bởi vì gây hấn, thống trị và cạnh tranh là một phần<br />
trong các đặc tính của con người. Mức độ, hình thức và hậu quả của bắt nạt ngày càng tinh vi,<br />
nguy hiểm và để lại hậu quả nặng nề cho cá nhân, gia đình mà toàn xã hội.<br />
Nhân cách là tập hợp những đặc điểm riêng của mỗi cá nhân, được thể hiện một cách<br />
ổn định thông qua hành vi ứng xử của họ. Ngoài giai đoạn hình thành nhân cách mạnh mẽ<br />
lần thứ nhất khi đứa trẻ khoảng ba tuổi, nhân cách được đình hình rõ ràng xung quanh lứa<br />
tuổi dậy thì, cũng là lứa tuổi mà hiện tượng bắt nạt xảy ra khá phổ biến.<br />
Trong nghiên cứu này chúng tôi muốn tìm hiểu mối liên hệ giữa đặc điểm nhân cách<br />
của học sinh và hiện tượng bắt nạt có mối liên hệ với nhau như thế nào?<br />
2. Mục đích nghiên cứu<br />
<br />
Tìm hiểu mối liên hệ giữa đặc điểm nhân cách và hiện tượng bắt nạt, bị bắt nạt ở học<br />
sinh phổ thông từ đó có đề ra những biện pháp tác động phù hợp.<br />
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu<br />
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mối liên hệ giữa đặc điểm nhân cách và hiện tượng bắt<br />
nạt, bị bắt nạt ở học sinh phổ thông.<br />
- Khách thể nghiên cứu bao gồm 303 học sinh từ lớp 6 đến 12 từ trường Trung học cơ sở<br />
Tân Hồng và trường Trung học phổ thông Lý Thái Tổ, Thị Xã Từ Sơn, Tỉnh Bắc Ninh.<br />
4. Phạn phạm vi nghiên cứu Giới<br />
-<br />
<br />
Thời gian khảo sát của đề tài nghiên cứu từ: 09/2011-02/2012<br />
<br />
-<br />
<br />
Do thời gian hạn chế nên chúng tôi chỉ nghiên cứu hiện tượng bắt nạt, bị bắt nạt của học<br />
<br />
sinh phổ thông diễn ra ở nhà trường.<br />
5. Giả thiết nghiên cứu<br />
-<br />
<br />
Hiện tượng bắt nạt có tồn tại ở học sinh phổ thông và dưới các hình thức khác nhau.<br />
<br />
-<br />
<br />
Việc bắt nạt và bị bắt nạt có liên quan tới các đặc điểm nhân cách của học sinh.<br />
<br />
-<br />
<br />
Những cá nhân bắt nạt và cá nhân bị bắt nạt có những đặc điểm nhân cách đặc trưng<br />
<br />
và khác nhau.<br />
6. Nhiệm vụ nghiên cứu<br />
Tìm hiểu và hệ thống hóa các lý thuyết cơ bản về nhân cách và hiện tượng bắt tượng<br />
<br />
-<br />
<br />
bắt nạt ở học sinh phổ thông.<br />
- Nghiên cứu khảo sát, phân tích đánh giá thực trạng hiện tượng bắt nạt của 303 học sinh<br />
phổ thông ở Bắc Ninh.<br />
- Chỉ ra mối liên hệ giữa hiện tượng bắt nạt, bị bắt nạt và đặc điểm nhân cách của học sinh<br />
phổ thông, qua đó chỉ ra được những đặc điểm nhân cách chủ chốt của thủ phạm và nạn<br />
nhân của bắt nạt.<br />
7. Phƣơng pháp nghiên cứu<br />
7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu:<br />
Qua việc tham khảo các công trình nghiên cứu, sách, báo, tạp chí chuyên ngành, các<br />
trang web,… về các vsấn đề liên quan như đặc điểm nhân cách, hiện tượng bắt nạt, bắt nạt<br />
học đường, … từ đó hệ thống và khái quát hóa các khái niệm công cụ làm cơ sở lý luận cho<br />
đề tài<br />
7.2. Thang đo và bảng hỏi:<br />
<br />
- Thang đo bắt nạt và bị bắt nạt: Chúng tôi dùng thang đo của Mynard và Joseph (2000<br />
được dịch và điều chỉnh cho phù hợp với học sinh Việt Nam.<br />
- Trắc nghiệm nhân cách Eysenck và NEO- PI- R, chúng tôi sẽ trình bày rõ hai trắc<br />
nghiệm này ở mục sau.<br />
- Bảng hỏi: Ngoài thang đo bắt nạt, bị bắt nạt, trắc nghiệm Eysenck, NEO-PIR, chúng tôi<br />
cũng thiết kế một bảng hỏi để tìm hiểu các vấn đề liên quan đến đặc điểm nhân cách của cá<br />
nhân và hiện tượng bắt nạt, sẽ được trình bày cụ thể ở phần sau.<br />
<br />
7.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng xác suất thống kê:<br />
Chúng tôi sử dụng phần mềm 17.0 SPSS để phân tích. Ngoài các phân tích thống kê<br />
thông dụng như phần trăm, tỉ lệ, tính tổng, điểm trung bình chúng tôi dùng ANOVA để<br />
phân tích và so sánh các nhóm. Chúng tôi sử dụng tương quan (correlations) để tìm hiểu<br />
mối quan hệ giữa các thang đo và tiểu thang đo, và một số mối quan hệ khác.<br />
8. Cấu trúc luận văn<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày<br />
trong 3 chương.<br />
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài.<br />
Chương 2: Giới thiệu về vấn đề nghiên cứu.<br />
Chương 3: Kết quả nghiên cứu.<br />
CHƢƠNG 1<br />
CƠ SỞ LÝ LUẬN<br />
1.1. Các lý thuyết về nhân cách<br />
Lý thuyết chất dịch cho rằng: là cơ thể chứa đựng những chất dịch hay chất lỏng có<br />
nhiều nhất trong cơ thể như máu, đờm, dãi, mật đen, và mật vàng, và những chất này có ảnh<br />
hưởng nhiều tới nhân cách của con người. Nhân cách vui vẻ, hoạt bát, sinh động được cho<br />
rằng phần lớn ở người có tỉ lệ máu cao, còn những người có tỉ lệ mật vàng hay nước mắt<br />
cao hơn sẽ tạo ra tính cách nóng nảy, hấp tấp.<br />
Lý thuyết phân tâm của Freud cho rằng: Có ba thành phần của cấu trúc nhân cách:<br />
Cái nó, cái tôi và cái siêu tôi. Theo Freud, nhân cách của cá nhân có liên quan chặt chẽ với<br />
quá trình của ý thức và libido.<br />
Lý thuyết của Karl Gustav Jung cho rằng: Nhân cách là người mẹ của ý thức và vô thức,<br />
là mẹ của tâm lý tập thể và tâm lý cá nhân. Cái bản thân nằm giữa ý thức và vô thức. Cái<br />
bản thân là sự tổng hợp cái bên trong và cái bên ngoài.<br />
<br />
Thuyết hành vi và hành vi xã hội bao gồm một nhóm các lý thuyết xem nhân cách phần<br />
lớn là kết quả của sự tập quen. Những lý thuyết này thay đổi từ thuyết kích thích - phản ứng<br />
theo thuyết hành vi, xem nhân cách đơn thuần là kết quả của vô số các lần biến đổi do điều<br />
kiện ngoại cảnh mà trẻ tiếp nhận qua đời sống, cho đến lý thuyết ý thức xã hội và hành vi xã<br />
hội phức tạp hơn, xem kinh nghiệm xã hội là yếu tố quan trọng quyết định nhân cách.<br />
Nhân cách theo thuyết hành vi xã hội<br />
Albert Bandura cho rằng yếu tố xã hội trong việc hình thành nhân cách quan trọng hơn<br />
sự thừa nhận của Watson hay Skinner. Bandura nhận dạng học tập xã hội là một quá trình<br />
quyết định liên quan đến nhân cách.<br />
Lý thuyết thân chủ trọng tâm của Carl Rogers nhấn mạnh tầm quan trọng của khái niệm<br />
cái tôi và sự phát triển cá nhân cho rằng cả hai yếu tố này đều cần thiết trong việc phát triển<br />
nhân cách lành mạnh.<br />
Lý thuyết nhân cách của Cattell, áp dụng phân tích nhân tố, nhà tâm lý học nhân cách<br />
Raymond Cattell đã tìm ra 16 đặc điểm nguồn tượng trưng cho các khuôn khổ nhân cách cơ<br />
bản, sử dụng những đặc điểm nguồn này, ông phát triển bảng câu hỏi 16 nhân tố nhân cách,<br />
là cách đánh giá cho biết mỗi đặc điểm nguồn dành cho ba nhóm đối tượng khác nhau: phi<br />
công, nghệ sĩ sáng tạo và nhà văn.<br />
Có rất nhiều những lý thuyết nhân cách khác nhau mỗi lý thuyết có ưu, nhược điểm<br />
khác nhau. Nhưng trong đề tài nghiên cứu này chúng tôi sử dụng đến hai lý thuyết nhân<br />
cách đó là lý thuyết nhân cách của Hans Eysenck (1962) và lý thuyết 5 nhân tố lớn của<br />
Costa, P.T., Jr và Mccrae, R.R đưa ra năm 1992.<br />
Hans Eysenck cũng sử dụng phân tích nhân tố để nhận dạng các mẫu trong đặc điểm<br />
nhân cách, và nhận thấy nhân cách tốt nhất nên mô tả bằng thuật ngữ gồm hai khuôn khổ<br />
hướng nội - hướng ngoại và thần kinh ổn định – không ổn định. Nếu phân tích theo hướng<br />
nội - hướng ngoại, một số người thường điềm tĩnh, cẩn thận trầm ngâm và ức chế (người<br />
hướng nội) còn một số khác là những người luôn vượt lên trước, hòa đồng và hoạt động<br />
(người hướng ngoại). Con người cũng có thể chia thành kiểu người buồn rầu, hay tự ái,<br />
nhạy cảm (không ổn định), hay điềm tĩnh, đáng tin (ổn định). Bằng cách đánh giá con người<br />
theo hai chiều hướng này, Eysenck có thể dự đoán hành vi con người trong nhiều tình<br />
huống khác nhau. Với số câu vừa phải và dễ diễn giải, dễ hiểu, thang đo nhân cách Eysenck<br />
(Eysenck Personality Inventory, viết tắt là EPI) đã được dịch và đưa vào sử dụng trong<br />
nghiên cứu, giảng dạy và thực hành lâm sàng ở Việt Nam khá lâu. Trong nghiên cứu này,<br />
<br />
chúng tôi sử dụng thang đo nhân cách của Eysenck để tìm hiểu nhân cách của học sinh phổ<br />
thông.<br />
Lý thuyết về đặc điểm nhân cách đó là sự ra đời của mẫu 5 yếu tố lớn của nhân cách.<br />
Người ta cũng tìm thấy độ tin cậy và độ giá trị của 5 yếu tố và các yếu tố này khá ổn<br />
định ở lứa tuổi trưởng thành (McCrae và Costa). Năm 1981, Golberg sau khi tổng hợp các<br />
nghiên cứu của những người khác nhau ông đã đề nghi lấy tên gọi 5 nhân tố đó là “Big<br />
Five”.<br />
5 nhân tố mà được nhiều người tán thành nhất đó là Nhiễu tâm, Hướng ngoại, Cởi mở, Dễ<br />
đồng ý và Tận tâm. Ý nghĩa của của 5 yếu tố được diễn giải như sau:<br />
Nhiễu tâm dùng để đánh giá sự bất ổn định về mặt cảm xúc, nhận ra những cá nhân<br />
dễ rơi vào stress tâm lý, những ý tưởng phi thực tế, những khao khát thái quá.<br />
Hướng ngoại đánh giá số lượng và cường độ các tương tác liên cá nhân, mức độ tích<br />
cực, nhu cầu khuyến khích và khả năng hưởng ứng.<br />
Cởi mở là yếu tố để mô tả việc lao vào thử nghiệm, đánh giá cao sự nắm giữ kinh<br />
nghiệm, khả năng chịu đựng để khảo sát những cái mới lạ.<br />
Dễ đồng ý đánh giá chất lượng sự định hướng liên cá nhân của con người với một<br />
chuỗi từ sự đồng tình đến đối nghịch trong suy nghĩ, cảm giác và hành động.<br />
Tận tâm đánh giá mức độ tổ chức, uy tín, động cơ trong hành vi hướng tới mục đích<br />
của cá nhân. Nó tương phản giữa những cá nhân phụ thuộc, khó tính với những người độc<br />
lập và mềm mỏng.<br />
Bộ trắc nghiệm đánh giá nhân cách NEO PI-R (Personality lnventory - Revised) được xây<br />
dựng dựa trên mô hình nhân cách 5 nhân tố, gồm 240 câu, là trắc nghiệm nhân cách được sử<br />
dụng trong nghiên cứu nhiều nhất trên thế giới. Tại Việt Nam, NEO PI-R đã được dùng trong<br />
nghiên cứu cấp nhà nước Nghiên cứu giá trị nhân cách theo phương pháp NEO PI-R cải biên của<br />
Phạm Minh Hạc và cộng sự. Phiên bản NEO đầy đủ này cũng đang được thích nghi bởi Trường<br />
Đại học Giáo dục. Tuy nhiên, 240 câu là quá dài và không hợp phù hợp cho nghiên cứu này, nên<br />
chúng tôi sử dụng phiên bản ngắn gồm 65 câu, tên gọi là NEO FFI (NEO Five-Factor Inventory)<br />
cũng được thiết kế bởi Costa và McCrae và năm 2004. NEO FFI đã được sử dụng trong một<br />
nghiên cứu trên sinh viên Việt Nam.<br />
Vấn đề nhân cách là một trong những vấn đề lớn không chỉ các nhà nghiên cứu lớn<br />
trên thế giới quan tâm mà cũng được các nhà nghiên cứu trong nước tìm hiểu và khám phá.<br />
Cũng có rất nhiều những quan điểm khác nhau, nhưng nổi bật hơn cả là những quan điểm<br />
<br />