Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Khảo sát những biến thể âm Hán - Việt trong danh sách tái lập âm Hán cổ của Baxter W.H. & Sagart L. năm 2014
lượt xem 5
download
Trong luận văn này chủ yếu là sử dụng phương pháp miêu tả để tỏ rõ đặc điểm của các chữ Hán trong tư liệu và phương pháp so sánh lịch sử để tỏ rõ tình hình tiếp xúc giữa hai ngôn ngữ tiếng Hán và tiếng Việt. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Khảo sát những biến thể âm Hán - Việt trong danh sách tái lập âm Hán cổ của Baxter W.H. & Sagart L. năm 2014
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------ LÝ DỊCH LÂM (LI YI LIN) KHẢO SÁT NHỮNG BIẾN THỂ ÂM HÁN - VIỆT TRONG DANH SÁCH TÁI LẬP ÂM HÁN CỔ CỦA BAXTER W.H. & SAGART L. NĂM 2014 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC HàNội - 2019
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- LÝ DỊCH LÂM (LI YI LIN) KHẢO SÁT NHỮNG BIẾN THỂ ÂM HÁN - VIỆT TRONG DANH SÁCH TÁI LẬP ÂM HÁN CỔ CỦA BAXTER W.H. & SAGART L. NĂM 2014 Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành ngôn ngữ học Mãsố: 60220240 Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Trần TríDõi HàNội – 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng các công trì nh nghiên cứu khác có liên quan, được trích dẫn trong công trình đều được chú thích rõràng ở phần tài liệu tham khảo. Mọi kiến giải, kết luận đều làkết quả nghiên cứu của bản thân tôi, không sao chép bất kỳ tài liệu nào. Nếu cógìsai sốt, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. HàNội, ngày 02 tháng 09 năm 2019 Người viết LýDịch Lâm(LI YI LIN)
- LỜI CẢM ƠN Ngày tháng trôi qua, nhanh thật, thời gian học cao học ở Việt Nam của tôi sắp kết thúc rồi. Để hoàn thành được cuốn luận văn với đề tài “Khảo sát những biến thể âm Hán - Việt trong danh sách tái lập âm Hán cổ của Baxter W.H. & Sagart L. năm 2014”, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân đã vận dụng những kiến thức tiếp thu được, tìm tòi học hỏi cũng như thu thập thông tin số liệu liên quan đến đề tài, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ tận tình của thầy GS.TS. Trần TríDõi - người đã tận tình hướng dẫn tôi nghiên cứu đề tài này và đưa ra nhiều ý kiến quý báu trong suốt quátrì nh làm vàhoàn thành luận văn này. Với phong cách làm việc nghiêm túc, cótinh thần trách nhiệm cao và kiến thức sâu rộng của thầy Dõi lưu lại một cách ấn tượng sâu sắc cho tôi. Ở đây tôi xin được tỏ lòng biết ơn và gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Dõi, người trực tiếp hướng dẫn luận văn, đã tận tì nh chỉ bảo và hướng dẫn tôi tìm ra hướng nghiên cứu, tiếp cận thực tế, tìm kiếm tài liệu, xử lývàphân tích số liệu, giải quyết vấn đề… nhờ đó tôi mới có thể hoàn thành luận văn cao học của mình và có được những thu hoạch mới về học tập vànhững kinh nghiệm cógiátrị quýbáu về làm nghiên cứu. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bố mẹ tôi vàmột số bạn bè khác, những người luôn ở bên cạnh tôi ủng hộ, giúp đỡ tôi cóthời gian nghiên cứu đề tài vàhết lòng hỗ trợ tôi về mặt tinh thần trong suốt thời gian thực hiện đề tài. nh thực hiện luận văn, mặc dù đã cố gắng hoàn thiện đề tài Trong quátrì qua tham khảo tài liệu, trao đổi vàtiếp thu ýkiến đóng góp nhưng chắc chắn không tránh khỏi những sai sót. Còn do kiến thức và thời gian có hạn nên chuyên đề sẽ có những thiếu sót, vìvậy tôi rất hoan nghênh và chân thành cảm ơn các ý kiến đóng góp của Quý Thầy, Cô vàbạn đọc, tôi rất mong các
- thầy côvàcác bạn đọc góp ý thêm để bản thân tôi có được những nhận thức đúng đắn hơn về công tác thực tế cũng như lý luận. Xin chân thành cảm ơn! HàNội, tháng 9 năm 2019 LýDịch Lâm (LI YI LIN)
- MỤC LỤC TÓM TẮT ........................................................................................................ 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................. 4 PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 5 1. Lýdo chọn đề tài........................................................................................... 5 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 9 3. Đối tượng nghiên cứu vàphạm vi nghiên cứu ............................................ 10 4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 11 5. Kết cấu của luận văn ................................................................................... 12 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LUẬN VĂN ....................................... 13 1.1. Dẫn nhập .................................................................................................. 13 1.1.1.Tì nh hình tiếp xúc song ngữ Hán - Việt.................................................. 13 1.2. Nội dung cách hiểu “âm Hán - Việt” ....................................................... 18 1.2.1. Về các khái niệm: gốc Hán, Hán - Việt, cổ Hán - Việt / Hán - Việt cổ / tiền Hán - Việt, Hán - Việt Việt Hóa, Hán phương ngữ................................... 19 1.2.2. Nội dung của cách hiểu CÁCH ĐỌC HÁN - VIỆT hay ÂM HÁN - VIỆT .... 23 1.3. Giới thiệu về cuốn sách “Old Chinese: A New Reconstruction” của William H. Baxter and Laurent Sagart (2014) ................................................ 25 1.4. Tiểu kết ..................................................................................................... 30 Chương 2: MIÊU TẢ TÌNH HÌNH THỐNG KÊ TƯ LIỆU ..................... 33 2.1. Những chữ Hán có 01 âm đọc của người Việt ......................................... 36 2.2. Những chữ Hán có 02 âm đọc của người Việt ......................................... 39 2.3. Những chữ Hán có trên 02 âm đọc của người Việt.................................. 42 Chương 3. BƯỚC ĐẦU PHÂN TÍCH TƯ LIỆU THỐNG KÊ ................ 44 3.1. Về những chữ Hán có 02 âm đọc của người Việt .................................... 44 3.1.1. Cùng giống nhau về âm đầu ................................................................. 46 3.1.2. Khác nhau về âm đâu ............................................................................ 49 1
- 3.2. Về những chữ Hán có trên 02 âm đọc chữ Hán của người Việt .............. 55 3.2.1. Cùng giống nhau về âm đầu ................................................................. 55 3.2.3. Khác nhau về âm đầu ............................................................................ 58 KẾT LUẬN .................................................................................................... 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 70 - Tiếng Việt ...................................................................................................... 70 - Tiếng Trung.................................................................................................... 71 - Tiếng Anh ...................................................................................................... 73 - Từ Điển ......................................................................................................... 73 PHỤ LỤC 附录 .............................................................................................. 74 Phụ lục 1 (附录一) ....................................................................................... 74 Phụ lục 2 (附录二) ....................................................................................... 78 Phụ lục 3 (附录三) ..................................................................................... 100 Phụ lục 4 (附录四) ..................................................................................... 118 Phụ lục 5 (附录五) ..................................................................................... 127 Phụ lục 6 (附录六) ..................................................................................... 130 Phụ lục 7 (附录七) ..................................................................................... 132 Phụ lục 8 (附录八) ..................................................................................... 133 Phụ lục 9 (附录九) ..................................................................................... 133 2
- TÓM TẮT Ngành ngôn ngữ học làmột ngành học vừa cổ xưa vừa tương đối mới. Trung Quốc làmột quốc gia có “quặng giàu” về mặt ngôn ngữ, ngôn ngữ Hán cólịch sử lâu đời, ngôn ngữ đa dạng, còn cótruyền thống nghiên cứu tốt đẹp, thành quả nghiên cứu mới về ngôn ngữ không ngừng xuất hiện, cũng có nhiều nhàngôn ngữ học nước khác quan tâm đến việc nghiên cứu tiếng Hán và đạt được thành quả có giá trị, ví dụ như cuốn sách “Old Chinese: A New Reconstruction” của William H. Baxter and Laurent Sagart (2014) thì đúng là một tác phẩm tiêu biểu. Như chúng ta đã biết, do tiếng Việt có chịu ảnh hưởng của tiếng Hán trong quátrình lịch sử tiếp xúc lâu dài, trong tiếng Việt cóhàng loạt từ vựng tiếng Hán được vay mượn vào tiếng Việt vào các thời kỳ khác nhau, nghiên cứu vàphân tích những cách đọc vàtừ vựng trong tiếng Việt màcóliên quan với tiếng Hán có ích cho việc nghiên cứu lịch sử tiếng Hán vàlịch sử tiếng Việt với có thể cung cấp giátrị tham khảo cho việc nghiên cứu âm đọc chữ Hán ở Nhật Bản, Triều Tiên v.v., đồng thời cũng có giá trị học thuật quan trọng về nghiên cứu tiếp xúc ngôn ngữ vànghiên cứu nghiên cứu so sánh – lịch sử. Trong luận văn này chúng tôi sẽ dựa trên danh sách tái lập âm Hán cổ của Baxter W.H. & Sagart L. năm 2014 mà khảo sát những biến thể âm Hán - Việt ở trong đó. Từ khóa: tiếp xúc ngôn ngữ, âm Hán - Việt, danh sách tái lập, âm Hán cổ, Baxter W.H. & Sagart L. 3
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT: số thứ tự TC: Traditional Chinese character (chữ Hán Phồn thể ). SC: Simplified Chinese character (chữ Hán Giản thể ). PY: Mandarin Pinyin romanization (Phiên âm latinh hiện nay). MC: Middle Chinese reconstruction (Dạng tái lập Hán Trung cổ). MCI: Middle Chinese initial (Âm đầu trung cổ). MCF: Middle Chinese final (Vận trung cổ). MCT: Middle Chinese tone (Thanh điệu trung cổ). A = even tone (平聲 Thanh Bình). B = rising tone (上聲 Thanh Thượng). C = departing tone (去聲 Thanh Khứ). D = entering tone (入聲 Thanh Nhập ). OC: Old Chinese reconstruction (Dạng Hán cổ tái lập) Gloss: Word's meaning (Nghĩa của từ). CH: chữ Hán. VNg (HVN): Văn Ngôn (Hán - Việt ngữ). TVPT: tiếng Việt Phổ thông. 4
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngôn ngữ Hán là một trong những ngôn ngữ được số lượng người sử dụng nhiều nhất, cũng là thứ ngôn ngữ có lịch sử cực kỳ lâu dài. Trong quá trình lịch sử phát triển lâu dài, tiếng Hán đã làm tròn trách nhiệm là công cụ, là phương tiện liên kết cộng đồng Trung Hoa, phát triển và kế thừa văn hóa lịch đại, nó gốp phần lớn cho sự tiến bộ thống nhất cho dân tộc Hán và cả cộng đồng dân tộc Trung Hoa, cũng đã đặt được công lao lớn và bất diệt cho sự phát triển mạnh của văn hóa Hán và các thứ văn hóa thuộc dân tộc Trung Hoa. Đồng thời ngôn ngữ Hán cũng gốp phần lớn cho kho tàng văn hóa thế giới với văn hóa và ngôn ngữ của các khu vực và các nước đã chịu sự ảnh hưởng của văn hóa Hán trực tiếp. Cộng đồng dân tộc Việt Nam đúng là một cộng đồng đã chịu sự ảnh hưởng của ngôn ngữ và văn hóa Hán về mặt ngôn ngữ và văn hóa rất nổi bật và từ thời kỳ cách đây rất lâu. Nhìn từ mặt lịch sử của văn hóa và ngôn ngữ Việt Nam, sự tiếp xúc song văn hóa và song ngôn ngữ Hán – Việt diễn ra trong quá trình tiếp xúc và phát triển lâu dài, đặc biệt là gắn với nghìn năm “Bắc thuộc”. Văn hóa Trung hoa du nhập vào Việt Nam, mà đồng thời cũng làm xuất hiện ồ ạt các từ mượn Hán (hay gốc Hán), chính vì vậy, cho đến hiện tại, trong văn hóa và văn minh Việt Nam vẫn có thể dễ dàng nhận thấy được những nét dấu ấn của văn hóa văn minh và ngôn ngữ Trung Hoa. Hơn nữa, còn sự xuất hiện của chữ Hán cũng dược dùng như một văn tự đã đưa tiếng Việt trở thành ngôn ngữ thành văn và trong quá trình tiếp xúc lâu dài cũng đã dần dần ảnh hưởng đến toàn diện từ ngữ âm, ngữ pháp đến từ vựng tiếng Việt. Ngoài ra, đáng chú ý hơn nữa là với cách đọc Hán - Việt, phối hợp với sức sống mãnh liệt của tiếng Việt, các từ mượn Hán được du nhập vào tiếng Việt đã có vai trò quan trọng trong việc tạo lập các từ ngữ mới. 5
- Thông qua nghiên cứu cổ Hán ngữ, tìm hiểu rõ lịch sử phát triển và tì nh hình lịch đại, có thể có ích cho việc tìm rõ nền phát triển của các ngôn ngữ khác mà có quan hệ mật thiết với ngôn ngữ Hán, hơn nữa có thể thúc đẩy sự giao lưu giữa các ngôn ngữ và văn hóa trong và ngoài nước Trung Quốc, cũng như thúc đẩy sự giao lưu về văn hóa và ngôn ngữ giữa hai nước Trung Quốc và Việt Nam. Như trong sách “Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán - Việt” của Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn đã viết: “Xuất phát từ thực tiễn trong nước mà nhìn, ai cũng thấy rằng trong quá trình phát triển, nền văn hóa dân tộc của chúng ta đã có mối quan hệ mật thiết với nền văn ngôn và với chữ Hán. Người Việt Nam trước đây, từ thế hệ này sang thế hệ khác, đã liên tục trong nhiều thế kỷ, sử dụng chữ Hán và lối văn ngôn như một công cụ văn hóa của dân tộc, dùng nó để ghi chép, viết lách, lưu lại đến ngày nay một kho tàng không nhỏ những công trình về sử học, về luật học, về y học, văn học... Đó là một gia tài quý báu mà chúng ta phải đọc, phải tìm hiểu, phải dịch để giới thiệu lại cho thế hệ mai sau. Mà rõ ràng là những việc làm này – đối với người Việt – không thể nào tiến hành tốt được nếu không thông qua cách đọc Hán - Việt.” [3, tr.21,22] Cũng như nhà ngôn ngữ học Trung Quốc ông Vương Lực trong sách “Hán - Việt Ngữ nghiên cứu” đã nói rằng: “Mục đích chính của chúng tôi nghiên cứu Hán - Việt ngữ không phải là để tìm hiểu tình hình hiện nay hoặc là phát triển tương lai của tiếng Việt, mà là mong đươc kết quả nghiên cứu có thể giúp cho việc nghiên cứu thảo luận về âm cổ tiếng Trung (âm cổ tiếng Hán), như vậy thìHán - Việt Ngữ cũng rất đáng nghiên cứu.” [30, tr.12] Như những nội dung đã nói trên, bất cứ là xuất phát từ mục đích nghiên cứu ngôn ngữ Hán cổ hay là muốn tìm hiểu lịch sử và tình hình tiếp xúc với nhau giữa hai ngôn ngữ tiếng Trung và tiếng Việt hoặc là muốn tìm hiểu rõ cách đọc Hán - Việt vào từng thời đại khác nhau đều rất có giá trị quý 6
- báu. Trong đó,chúng ta đều biết rõmột điều làdo các thứ nguyên nhân lịch sử và nhân tố địa lý, chí nh trị, kinh tế, văn hóa, xã hội...mà khiến cho hai nước Trung Việt đã có sự “tiếp xúc ngôn ngữ” từ lúc xa xưa, tiếp xúc song ngữ Hán – Việt dẫn đến việc du nhập của các từ Hán vào tiếng Việt. Xét về mặt lịch sử, một từ Hán Việt làmột từ được viết ra bằng chữ khối vuông của Trung Quốc, nhưng lại phát âm theo cách phát âm Hán - Việt, người Việt vẫn dùng để đọc mọi văn bản viết bằng chữ Hán, dù đó là của người Hán hay của người Việt. Xét về chữ thìchỉ cóchữ Hán màkhông cóchữ Hán - Việt, Hán - Việt chỉ làmột cách phát âm riêng của người Việt. [15, tr.11] Qua sự tiếp xúc về nhiều mặt trong lịch sử phát triển của xãhội giữa hai bên, với sự giúp sức của ngôn ngữ Hán, chữ Hán đã ảnh hưởng đến vùng Việt Nam ngày nay. Ngôn ngữ của con người bao giờ cũng là ngôn ngữ thành tiếng, có âm thanh, cho nên nghiên cứu ngôn ngữ chắc chắn khổng thể tách khỏi với ngữ âm. Những chữ Hán lại không phải làchữ ghép âm, chỉ dựa trên chữ viết văn bản rất khó để tìm được âm đọc thực tế của tiếng Hán vào thời cổ. Có một nhiệm vụ quan trọng của âm vận học tiếng Hán đúng là tái lập ra âm đọc của chữ Hán vào thời cổ, đây cũng là lý do chính mà âm vận học được nhiều người coi trọng về ngôn ngữ học tiếng Hán. Về tái lập âm Hán cổ có cuốn sách “Old Chinese: A New Reconstruction” của William H. Baxter and Laurent Sagart (2014) đã được nhiều người học giả vànhàngôn ngữ học biết đến vàcông nhận cógiátrị lớn. Trong bài luận văn này chúng tôi sẽ dựa trên “Danh sách tái lập âm Hán cổ của Baxter W.H. & Sagart L. năm 2014” mà khảo sát những biến thể âm Hán - Việt trong đó. Do sự tiếp xúc mật thiết trong lịch sử từ xưa đến nay, nên trong tiếng Việt có sự tồn tại của hàng loạt từ vựng mượn từ tiếng Hán. Những từ mượn này được nhập vào tiếng Việt vào các giai đoạn lịch sử khác nhau, mà qua sự 7
- phát triển lâu dài vẫn được cùng tồn tại ở trong ngôn ngữ tiếng Việt hiện đại. Do hệ thống âm Hán - Việt và những từ mượn tiếng Hán trong ngôn ngữ tiếng Việt đối với nghiên cứu lịch sử ngôn ngữ Hán và lịch sử ngôn ngữ Việt có giá trị lớn và ý nghĩa quan trọng, những nghiên cứu có liên quan luôn nhận được sự chú ý và quan tâm của những học giả và nhà ngôn ngữ học các nước. Trước đây đã có nhiều học giả và nhà ngôn ngữ học đã nghiên cứu và giành được những thành quả có giá trị lớn, Qua những thành quả đó, sự nghiên cứu về Hán - Việt ngữ hoặc âm Hán - Việt, từ mượn Hán - Việt ở giới học không ngừng được đi sâu và hệ thống hóa. Mục đích chính của luận văn này là dựa trên những tài liệu liên quan đã có mà khảo sát những biến thể âm Hán - Việt trong danh sách tái lập âm Hán cổ của Baxter W.H. & Sagart L. năm 2014. Qua những công việc đó, chúng tôi có thể tiến một bước có được sự hiểu biết sâu hơn về quá trình tiếp xúc âm Hán - Việt nói riêng vàngôn ngữ Hán - Việt nói chung, nếu có thể thì chúng tôi còn rất hy vọng sẽ có thể có được gì phát hiện mới về các vấn đề liên quan đến tiếp xúc ngôn ngữ Hán - Việt nói riêng và tiếp xúc ngôn ngữ nói chung. Trong luận văn này, nhiệm vụ chính là tìm hiểu rõ âm Hán - Việt của những chữ Hán trong danh sách tái lập âm Hán cổ của Baxter W.H. & Sagart L. năm 2014, sau đó thống kê lại và phân loại để lập danh sách chữ Hán có 1 âm Hán - Việt, chữ Hán có 2 âm Hán - Việt, chữ Hán có trên hai âm Hán - Việt, làm tư liệu về danh sách các từ tái lập của Baxter-Sagart xong thì dựa trên tư liệu đã có và kết hợp những kiến thức và tri thức về tiếp xúc ngôn ngữ Hán - Việt và các phương pháp nghiên cứu của ngành ngôn ngữ học mà khảo sát những biến thể âm Hán - Việt trong danh sách tái lập âm Hán cổ của Baxter W.H. & Sagart L. năm 2014. Sau khi phân tích và nghiên cứu đặt được kết quả có giá trị để giúp chúng tôi hiểu rõ và hiểu sâu hơn về quan hệ giữa 8
- âm Hán - Việt và âm Hán cổ nói riêng và quan hệ tiếp xúc giữa hai ngôn ngữ Trung Việt nói chung. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Về lĩnh vực tiếp xúc ngôn ngữ Hán - Việt và tác phẩm cuốn sách “Old Chinese: A New Reconstruction” của William H. Baxter and Laurent Sagart (2014) thì đã có không ít người quan tâm đến và làm nghiên cứu cụ thể, hơn nữa cũng đã có nhiều người đi trước hoặc là học giả, nhà ngôn ngữ học đã đạt được thành tựu lớn và có giá trị đáng kể. Nhưng hình như chưa ai làm công việc cụ thể về khảo sát những biến thể âm Hán - Việt trong danh sách tái lập âm Hán cổ của Baxter W.H. & Sagart L. năm 2014. Tôi thấy tự mình rất may mắn mà được dịp tiếp xúc đến những kiến thức, tài liện có liên quan và làm những công việc cụ thể để hoành thành đề tài này trong luận văn tốt nghiệp của tôi. Những vấn đề liên quan đến Hán - Việt ngữ thì đã có khá nhiều học giả và nhà ngôn ngữ học đến từ các nước, đặc biệt là những học giả và nhà ngôn ngữ học đến từ Trung Quốc và Việt Nam đã quan tâm nhiều đã làm nghiên cứu sâu, cũng đạt được những thành tựu rất có giá trị. Như đã được giớ học công nhận, hệ thống âm Hán - Việt là kết quả của sự tiếp xúc giữa hai ngôn ngữ Hán - Việt trong những thời kỳ lịch sử lâu dài. Tôi thấy hệ thống âm Hán - Việt không phải là được hình thành vào một thời nào đó, mặc dù trong giới học đa số người đã xác định và công nhận điểm xuất phát của âm Hán - Việt là vào lúc thời nhà Đường, nhưng thực ra sự tiếp xúc có một cách quy mô lớn giữa hai ngôn ngữ Hán - Việt kể từ lúc những năm cuối thời Đông Hán thì đã bắt đầu, cho nên trong hệ thống âm Hán - Việt mà hiện nay chúng tôi có thể thấy được mặc dù cách đọc Hán - Việt về cơ bản có sự đối ứng chặt chẽ với hệ thống ngữ âm thiết vận của âm hệ tiếng Hán thời Trung cổ, nhưng cũng có không ít trường hợp ngoại lệ hiển thị ra đặc trưng tiếng Hán của những thời 9
- kỳ trước đó. Trong âm hệ này có thể bao gồm những nét đặc trưng sót lại của ngữ âm tiếng Hán vào thời Nam Bắc triều hoặc hơn nữa đến thời nhà Hán. Tôi thì hy vọng qua những công việc cụ thể về khảo sát những biến thể âm Hán - Việt trong danh sách tái lập âm Hán cổ của Baxter W.H. & Sagart L. năm 2014 mà có thể giúp chúng tôi hoặc những ai quan tâm hiểu sâu và hiểu rõ hơn về lịch sử phát triển của âm Hán - Việt hoặc những đặc điểm về sự tiếp xúc giữa hai ngôn ngữ Hán - Việt. Nếu qua đó mà có được gì phát hiện mới thì càng tốt. Về lịch sử nghiên cứu vấn đề có liên quan thì đã có khác nhiều học giả Trung Quốc và Việt Nam, hơn nữa còn một số nhà ngôn ngữ học đến từ các nước khác trên thế giới đã đi trước làm nghiên cứu cụ thể về cách đọc Hán - Việt, về hệ thống âm đọc “ Thiết Vận《切韵》” của Trung Quốc hoặc nhờ vào hệ thống cách đọc âm Hán - Việt mà đối chiếu hệ thống “ Thiết Vận《切 韵》” làm nghiên cứu so sánh đối chiếu, ngoài ra cũng có khá nhiều học giả, đặc biệt là một số học giả và nhà ngôn ngữ học Trung Quốc đã quan tâm đến tác phẩm cuốn sách “Old Chinese: A New Reconstruction” của William H. Baxter and Laurent Sagart (2014). Nhưng hình như tạm thời chưa ai dựa trên danh sách tái lập âm Hán cổ của hai ông làm nghiên cứu cụ thể về khảo sát những biến thể âm Hán - Việt trong danh sách đó. Chính vì thế, trong luận văn này chúng tôi sẽ dựa trên danh sách tái lập âm Hán Cổ của hai ông Baxter W.H. & Sagart L. năm 2014 làm tư liệu cụ thể và khảo sát những biến thể âm Hán - Việt trong danh sách. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu đúng của luận văn này đúng là những biến thể âm Hán - Việt trong danh sách tái lập âm Hán cổ của Baxter W.H. & Sagart L. 10
- năm 2014, nói cụ thể hơn thì đúng là tư liệu tôi đã làm thống kê và phân loại dựa trên danh sách tái lập âm Hán cổ của Baxter W.H. & Sagart L. năm 2014. 3.2. Phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu Phạm vị nghiên cứu của luận văn này là dựa trên những tài liệu và kiến thức tôi đã học và nắm bắt được về sự tiếp xúc giữa hai ngôn ngữ tiếng Trung và tiếng Việt để khảo sát những biến thể âm Hán - Việt trong danh sách tái lập âm Hán cổ của Baxter W.H. & Sagart L. năm 2014 và để nắm bắt được những đặc điểm hoặc quy luật gì trong đó. Dựa trên tư liệu cụ thể mà tham khảo những tài liệu và thành tựu do những người đi trước hoặc là các nhà ngôn ngữ học, học giả đã đạt được và đối chiếu sự biến âm lịch sử của tiếng Hán và tiếng Việt để triển khai công việc khảo sát cụ thể. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn mà chúng tôi đặt ra là, qua khảo sát những biến thể âm Hán - Việt trong danh sách tái lập âm Hán cổ của Baxter W.H. & Sagart L. năm 2014, xác lập danh sách những chữ Hán có cách đọc khác nhau của người Việt. Đây được coi là nhiệm vụ chính của luận văn. Sau đó, trên cơ sở danh sách những chữ Hán có cách đọc khác nhau của người Việt, luận văn bước đầu đưa ra một vài nhận xét. Do tính chất và trình độ của một luận văn Thạc sỹ, chúng tôi cho rằng những nhận xét ban đầu của chúng tôi chỉ là những thử nghiệm để qua đó, nhận sự góp ý cho công việc của tương lai. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong luận văn này chủ yếu là sử dụng phương pháp miêu tả để tỏ rõ đặc điểm của các chữ Hán trong tư liệu và phương pháp so sánh lịch sử để tỏ rõ tình hình tiếp xúc giữa hai ngôn ngữ tiếng Hán và tiếng Việt. Ngoài ra trong quá trình làm luận văn còn thông qua tra từ điển để tìm được những âm đọc chữ Hán của người Việt của các chữ Hán và âm Hán - Việt của một số chữ Hán trong danh sách tái lập âm Hán cổ của Baxter W.H. & Sagart L. năm 11
- 2014, sau khi tìm ra âm đọc chữ Hán của người Việt Nam và âm Hán - Việt của các chữ Hán sau lại tiến hành công việc thống kê và phân loại. Sau đó lại dựa trên kết quả thống kê và phân loại của tư liệu mà tiến hành miêu tả và làm phân tích tư liệu. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được triển khai theo 3 chương như sau: Chương 1. Cơ sở lý luận của luận văn Chương 2. Miêu tả tình hình thống kê tư liệu Chương 3. Bước đầu phân tích tư liệu thống kê 12
- Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LUẬN VĂN 1.1. Dẫn nhập 1.1.1.Tì nh hình tiếp xúc song ngữ Hán - Việt 1.1.1.1. Đặt vấn đề Từ xưa đến này, tiếp xúc song ngữ Hán - Việt là một cuộc tiếp xúc cóquá trình lâu dài và có tình hình tiếp xúc khác nhau vào các thời kỳ khác nhau, dưới các bối cảnh ngôn ngữ xã hội vô cùng phức tạp, đan xen nhau. Đây chính là lý do tạo nên tính biến thể phong phú nhưng đa tạp về từ mượn Hán trong tiengs Việt. Với tình hình các từ mượn Hán trong tiếng Việt hiện tại rất phong phú, đa tạp và sau khi trải qua nhiều thế kỷ lịch sử phát triển vẫn còn được hoạt động ở tất cả cấp độ của hệ thống tự vựng tiếng Việt. Qua đó mà chúng tôi có thể nghĩ đến việc trong quátrì nh tiếp xúc lịch sử lâu dài, hàng loạt từ vựng ngôn ngữ Hán nhập vào ngôn ngữ tiếng Việt vào những thời kỳ lịch đại khác nhau, cho đến nay vẫn còn nhiều từ vàdấu đích có liên quan được cùng tồn tại trong ngôn ngữ tiếng Việt hiện tại. Đi tìm nguồn gốc ban đầu vànhì n vào dòng lịch sử phát triển về sự tiếp xúc, du nhập, đồng hóa, biến thể vàthực tế sử dùng của các từ mươn Hán trong tiếng Việt, chúng ta không thể không nhắc đến sự tác động của hàng loạt các nhân tố ngôn ngữ xã hội. Chúng ta còn có thể dễ dàng nhận thấy được các từ mượn Hán đã hòa nhập vào tiếng Việt và trở thành yếu tố nhập vào các tầng các lớp của hệ thống từ vựng tiếng Việt. Trong đó, đặc biệt âm hệ Hán - Việt làthành quả nh của sự tiếp xúc giữa hai ngôn ngữ Hán – Việt, còn dự trên nền đó mà chí hì nh thành hàng loạt từ Hán Việt. 1.1.1.2. Bối cảnh lịch sử các thời kỳ của sự tiếp xúc song ngữ Hán – Việt Trung Quốc và Việt Nam là hai nước láng giềng, có quan hệ mật thiết với nhau về nhiều mặt, núi liền núi sông liền sông, chung biên giới trên bộ và 13
- trên biển, lại có quá trình gắn bó tương tác về văn hóa lịch sử, nên văn hóa hai nước tương thông, trong quá trình lịch sử phát triển, hai nước có quan hệ “vừa hợp tác, vừa đấu tranh”, nên làm cho hai nước luôn có quan hệ vận mệnh tương quan. Trong lịch sử nhân dân hai nước vốn có nguồn gốc tiếp xúc với nhau lịch sử lâu đời, sâu sắc, sự tiếp xúc với nhau luôn liên quan đến nhiều mặt như chính trị, văn hóa, lễ tục, giáo dục, ngôn ngữ, kinh tế, quân sự...v.v., có thể kể từ lúc thời nhà Hán Trung Quốc, cho đến thế kỷ thứ X Việt Nam xây dựng và trở thành một quốc gia phong kiến độc lập tự chủ, trong nghìn năm đó khu vực miền bắc đến khu vực miền trung Việt Nam hiện nay luôn do các triều đại phong kiến lịch sử của Trung Quốc cai quản. Thời Hán, các phương thức sản xuất và lễ tục văn hóa Trung Nguyên Trung Quốc tùy theo lực lượng quân sự và chính trị của nhà Hán từ bắc xuống vào vùng Nam Việt, đồng thời cũng là qua đó mà tiếng Hán và chữ Hán cũng dần được nhập vào và phát huy tác dụng về nhiều mặt xã hội, hơn nữa chữ Hán trong hơn hai nghìn năm dòng lịch sử phát triển của Việt Nam sau đó đều là chữ viết chính thức được phía triều đình phong kiến của Việt Nam lựa chọn và sử dụng. Vào thời Hán, Hán Vũ Đế đã thiết chế chín quận (quận Nam Hải, Thương Ngô, Úc Lâm, Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Đam Nhĩ, Châu Nha) ở vùng Nam Việt mà cùng chung thuộc bộ Thứ sử Giao Châu. Trong đó, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam ba quận cai quản những vùng đất mà đúng là thuộc miền Bắc, miền Trung và miều Nam của Việt Nam ngày nay. Qua đó mà chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy, thời đó đã có một mối quan hệ về mặt xã hội, văn hóa, ngôn ngữ, chín trị giữa hai bên, cũng do đó mà tạo nên một giai đoạn tiếp xúc sơ kì song ngôn ngữ văn hóa giữa Hán cổ và Việt Cổ. Sau đó chính phủ cai trị vùng Giao Chỉ thuộc chính quyền Đông Hán thành lập các trường học dạy chữ Hán và các thứ lễ tục văn hóa Trung Nguyên để truyền bá ngôn ngữ văn hóa mà thực hiện hiệu quả tốt cho việc cai 14
- quản, tùy theo sự tiếp xúc giữa các phương diện xãhội, chính trị, quân sự, văn hóa, ngôn ngữ... làm cho cuộc tiếp xúc song ngôn ngữ văn hóa giữa Hán và Việt thêm một bước mở rộng. Đến lúc những năm cuối thời Đông Hán, trật tự xãhội đại loạn, nhiều cuộc chiến tranh nổ ra, hàng loạt người kẻ sĩ và người kiếm sống xuống vào khu Giao Chỉ tị nạn, trong đó có nhiều người lập trường dạy học vàviết sách phát biểu quan điểm, cũng vì thế màchữ Hán và văn hóa Hán được truyền bámột cách nhanh chóng. Cho đến thời Tùy Đường, một thời kỳ phồn thịnh cực kỳ của xã hội phong kiến Trung Quốc. Vào thời đó, chính phủ trung ương nhà Đường thực hiện sự cai quản một cách rất cóhiệu quả đối với khu Giao Chỉ, chế độ khoa cử được thực thi ở vùng đất Giao Chỉ để đào tạo quan lại địa phương. Những nguyên nhân đó làm cho mức độ tiếp xúc vàảnh hưởng của ngôn ngữ văn hóa Hán đối với ngôn ngữ văn hóa Việt được nâng cao, cũng làm cho địa vị của chữ Hán ở vùng đất Giao Chỉ cũng được nâng cao nhiều, màphạm vi sử dụng của chữ Hán cũng được mở rộng từ tầng lớp các sĩ đại phu, quan trường đi vào đời sống xãhội dân gian người bản xứ. Dưới cảnh huống ngôn ngữ đó, ngôn ngữ Hán nhờ chữ Hán làm phương tiện truyền đạt truyền vào Việt Nam nh hệ thống, đồng thời có được sự tiếp xúc với tiếng theo một cách mang tí Việt theo một cách mang tính hệ thống, cũng do đó mà có được một sản phẩm đặc biệt gọi là cách đọc Hán - Việt ra đời. Nói đến đây thì phải nhắc đến một khái nhiệm quan trọng làâm Hán - Việt. Âm Hán - Việt đúng là một bộ âm đọc chữ Hán được truyền vào Việt Nam theo một cách mang tí nh hệ thống vào thời trung cổ, sau đó mặc dù đã trải qua sự phát triển vàcác biến thể hơn nghìn năm mà vẫn giữ được sự đối ứng chặt chẽ về hệ thống thiết vận một cách cơ bản. Thời đó, tùy theo lực lượng chí nh trì, quân sự cónhiều nét văn hóa phương Bắc (Trung Quốc) được truyền vào Việt Nam. Còn thời đó, theo n phía Việt Nam, trong suốt thời kì “Bắc thuộc”, chữ Hán làngôn ngữ gốc nhì 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
147 p | 670 | 92
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ chat - Tiếng Việt và tiếng Anh
141 p | 667 | 73
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam bộ
240 p | 303 | 65
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ chỉ thực vật trong tiếng Việt (đối chiếu giữa các phương ngữ)
116 p | 230 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm của tiêu đề văn bản trong thể loại tin tức
192 p | 248 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tình thái giảm nhẹ trong diễn ngôn tiếng Việt
146 p | 152 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tiếp xúc ngôn ngữ Ê Đê - Việt ở tỉnh Đak Lăk trên bình diện từ vựng - ngữ nghĩa
155 p | 201 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính tiêng Việt trong lĩnh vực thương mại
152 p | 241 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ẩn dụ trong ca từ Trịnh Công Sơn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri luận
92 p | 170 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Quán ngữ tình thái tiếng Việt
94 p | 168 | 41
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa – Ngữ dụng của vị từ ngôn hành tiếng Việt
98 p | 163 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ cử chỉ
165 p | 166 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Cấu tạo hình thức và ngữ nghĩa của thuật ngữ thể thao tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
249 p | 205 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt
148 p | 155 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngữ nghĩa của phần phụ chú trong câu tiếng Việt
211 p | 156 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ án văn tiếng Việt
203 p | 119 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Màu sắc Nam bộ trong ngôn ngữ truyện ký Sơn Nam
113 p | 155 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Một số tín hiệu thẩm mĩ trong thơ Tố Hữu
25 p | 122 | 17
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn