Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Một số đặc điểm của từ ngữ tiếng Anh trong tiếng Hán và tiếng Việt hiện đại
lượt xem 6
download
Thông qua khảo sát các từ ngữ tiếng Anh được sử dụng trong tiếng Hán hiện đại có liên hệ với từ tiếng Anh trong tiếng Việt, luận văn tìm hiểu các cách tiếp nhận từ nước ngoài và tìm hiểu chuẩn hóa về việc từ ngữ tiếng Anh trong tiếng Hán và tiếng Việt hiện đại; góp phần vào việc nghiên cứu đặc điểm của từ ngữ tiếng Anh được sử dụng trong tiếng Hán và tiếng Việt hiện đại.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Một số đặc điểm của từ ngữ tiếng Anh trong tiếng Hán và tiếng Việt hiện đại
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐẶNG HÙNG NGUYỆT (Deng Xiong Yue) MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA TỪ NGỮ TIẾNG ANH TRONG TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT HIỆN ĐẠI LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2016 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐẶNG HÙNG NGUYỆT (Deng Xiong Yue) MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA TỪ NGỮ TIẾNG ANH TRONG TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT HIỆN ĐẠI Chuyên ngành: Ngôn Ngữ Việt Nam Mã số: 60.22.01.02 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Văn Khang THÁI NGUYÊN - 2016 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan dây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả đưa ra trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào. Thái Nguyên , ngày 14 tháng 04 năm 2016 Tác giả luận văn Đặng Hùng Nguyệt i
- LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Nguyễn Văn Khang - người đã tận tình hướng dẫn em thực hiện công trình nghiên cứu này. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Trường Đại Học Sư Phạm Thái Nguyên, các thầy cô giáo khoa Ngữ Văn đã nhiệt tình giảng dạy em trong khóa học 2014- 2016 vừa qua. Cảm ơn các cán bộ phòng thư viện Trường Đại Học Sư Phạm Thái Nguyên và thư viện Quảng tây Trung Quốc đã nhiệt tình cung cấp tư liệu cho việc thực hiện đề tài này. Cảm ơn người thân trong gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như hoàn thành khóa luận. Xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 14 tháng 04 năm 2016 Tác giả luận văn Đặng Hùng Nguyệt ii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii MỤC LỤC ....................................................................................................... iii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 4 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 4 5. Các phương pháp nghiên cứu........................................................................ 5 6. Đóng góp của luận văn .................................................................................. 5 7. Cấu trúc của luận văn .................................................................................... 7 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN......................................................................... 8 1.1. Tiếp xúc ngôn ngữ và vay mượn từ vựng .................................................. 8 1.1.1. Một số vấn đề về tiếp xúc ngôn ngữ ....................................................... 8 1.1.2. Một số vấn đề về vay mượn từ vựng .................................................... 13 1.1.3. Các cách vay mượn từ vựng.................................................................. 22 1.2. Khái quát về vay mượn từ ngữ trong tiếng Hán hiện đại và tiếng Việt hiện đại ........................................................................................................... 23 1.2.1. Hiện tượng vay mượn từ ngữ trong tiếng Hán hiện đại ........................ 23 1.2.2. Hiện tượng vay mượn từ ngữ trong tiếng Việt hiện đại ........................ 27 1.3. Đặc điểm của tiếng Hán và tiếng Việt...................................................... 32 1.4. Tiểu kết chương 1 ..................................................................................... 33 Chương 2. ĐẶC ĐIỂM CỦA TỪ NGỮ TIẾNG ANH TRONG TIẾNG HÁN (ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT)...................................................... 35 2.1. Bối cảnh ngôn ngữ-xã hội của việc xuất hiện từ mượn tiếng Anh trong tiếng Hán và tiếng Việt hiện đại ...................................................................... 35 iii
- 2.1.1. Sự thông dụng của tiếng Anh trên thế giới ........................................... 35 2.1.2. Ảnh hưởng của tiếng Anh tại Trung Quốc và Việt Nam ....................... 39 2.1.3. Nhu cầu giữ gìn bản ngữ trong sự phát triển của tiếng Hán và tiếng Việt .. 43 2.1.4. Nhận xét ................................................................................................ 47 2.2. Đặc điểm Hán hóa và Việt hóa các từ mượn tiếng Anh ........................... 48 2.2.1. Nhận xét chung ..................................................................................... 48 2.2.2. Hán hóa từ ngữ tiếng Anh đối chiếu với Việt hóa từ ngữ tiếng Anh .... 49 2.3. Tiểu kết chương 2 ..................................................................................... 62 Chương 3. ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG TỪ NGỮ TIẾNG ANH TRONG TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT ................................................................... 64 3.1. Hiện trạng sử dụng từ mượn tiếng anh trong tiếng Hán và tiếng Việt hiện đại ........................................................................................................... 64 3.1.1. Các lĩnh vực xuất hiện từ tiếng Anh trong tiếng Hán và tiếng Việt ...... 64 3.1.2. Đối tượng sử dụng chính của từ mượn tiếng Anh trong tiếng Hán hiện đại và tiếng Việt hiện đại ................................................................................. 69 3.2. Vai trò của từ mượn tiếng Anh trong tiếng hán và tiếng việt với việc chuẩn hóa tiếng hán và tiếng việt .................................................................... 70 3.2.1. Vai trò của từ mượn tiếng Anh trong tiếng Hán và tiếng Việt .............. 70 3.2.2. Từ mượn tiếng Anh trong tiếng Hán và tiếng Việt với việc chuẩn hóa tiếng Hán và tiếng Việt .................................................................................... 73 3.3. Tiểu kết chương 3 ..................................................................................... 79 KẾT LUẬN .................................................................................................... 80 iv
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu ngày một phát triển, theo đó việc giao lưu văn hóa giữa các nước cũng được mở rộng không ngừng. Trong mấy năm gần đây, việc giao lưu văn hóa giữa phương Tây và phương Đông càng ngày càng mạnh. Vì vậy sự giao lưu giữa các nền kinh tế, văn hóa, công nghiệp vv... rất cần có một công cụ làm cầu nối chung, và đó chính là ngôn ngữ. Trong lịch sử phát triển của loài người nói chung và ngôn ngữ học nói riêng, vay mượn từ vựng là hiện tượng ngôn ngữ đã xuất hiện từ xa xưa và có xu hướng phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn hiện nay. Các dân tộc và quốc gia dù có hay không có giáp ranh và địa lý nhưng do giao lưu về kinh tế, xã hội, văn hóa... nên ít nhiều có sự tiếp xúc với nhau dẫn đến sự giao thoa về ngôn ngữ. Trong quá trình giao thoa đó ngôn ngữ của một dân tộc sẽ du nhập các yếu tố ngôn ngữ từ các ngôn ngữ của dân tộc khác để hoàn thiện thêm cho chính nó. 1.2. Trong xu thế tất yếu đó, tiếng Hán và tiếng Việt cũng không thể tự bằng lòng với chính nó mà phải chuyển mình để thay đổi. Thực tế, sự tiếp xúc giữa tiếng Hán và tiếng Việt đã có lịch sử từ lâu đời. Thông qua sử sách có thể thấy, từ tiếng Anh được thu nhận vào tiếng Việt từ thời Tiên Tần. Ngay từ thời kỳ đó tiếng Hán đã bộc lộ nội lực mạnh mẽ khi không ngừng tiếp thu những từ ngữ nước ngoài, biến những từ ngữ đó thành một bộ phận của tiếng Hán. Chúng có thể mang đặc điểm của tiếng Hán để làm 1
- phong phú thêm cho chính nó. Một thời gian dài, tiếng Việt ở một nửa đất nước Việt Nam là miền Nam có sự tiếp xúc trực tiếp với tiếng Anh làm nên cả một Pidgin Anh trong lớp người làm việc cho Mĩ . Nhưng lượng từ tiếng Anh vào tiếng Việt lại không đáng kể, phải đến ngững năm 90 của thế kỷ XX , sự xuất hiện các từ tiếng Anh trong tiếng Việt mới ngày càng gia tăng. 1.3. Kết quả khảo sát cho thấy, tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế được sử dụng thông dụng nhất có ảnh hưởng đến 80% - 85% lượng thông tin trên thế giới. Tiếng Anh trở thành lingua franca và hình thành các biến thể tiếng Anh. Như đã biết, nhiều từ tiếng Anh đều được sử dụng trong các ngôn ngữ nói chung, trong tiếng Việt và tiếng Hán nói riêng. Trong những từ vay mượn nước ngoài của tiếng Hán hiện đại, từ vay mượn tiếng Anh chiếm số lượng lớn nhất và có vị trí đáng kể nhất. Vì những lý do trên, chúng tôi lựa chọn: “Một số đặc điểm của từ ngữ tiếng Anh trong tiếng Hán và tiếng Việt hiện đại” làm đề tài luận văn thạc sĩ. 2. Lịch sử vấn đề 1) Về từ vay mượn, các nhà ngôn ngữ học Trung Quốc và Việt Nam đều đưa ra sự phân tích cụ thể trong những công trình nghiên cứu quy mô, nhưng chủ yếu là nghiên cứu từ vay mượn khi đặt trong quan hệ với ngôn ngữ mà mình cần nghiên cứu. 2) Ở Trung Quốc, tác giả Sử Hữu Vi trong cuốn “Từ ngoại lai trong tiếng Hán” đã trình bày cụ thể nhiều vấn đề về từ ngoại lai. Ông cho rằng: “Từ vay mượn trong tiếng Hán là từ ngoại lai có nghĩa là dưới tiền đề trong toàn bộ hoặc một phần của mẫu từ ngoại lai được sử dụng bằng lời nói của 2
- mình, và có mức độ khác nhau của các từ tiếng Hán. Nói đúng ra, từ thực tế từ ngoại lai đang được sử dụng ở Trung Quốc một thời gian dài, ngoại ngữ tương đối cố định vay mượn từ vựng". Tác giả Trung Quốc Dương Tích Bành trong cuốn “Nghiên cứu từ ngoại lai trong tiếng Hán” tiếp cận từ vay mượn ở các khía cạnh tính chất, phạm vi và các cách tiếp nhận từ vay mượn. Tác giả Trung Quốc Trưng Cẩm Văn trong cuốn “Vấn đề phân loại từ mượn tiếng Hán” lại tiếp cận từ ngoại lai chủ yếu qua việc phân loại các từ mượn này và đặc điểm của từng cách phân loại đó. Ở Việt Nam, tác giả Việt Nam Đỗ Hồng Dương khảo sát các từ mượn tiếng Anh đang sử dụng trong tiếng Việt đời sống, trình bày nhiều vấn đề cụ thể về từ ngữ tiếng Anh trong tiếng Việt hiện đại. Tác giả Nguyễn Văn Khang trong cuốn “Từ ngoại lai trong tiếng Việt” đã trình bày cụ thể nhiều vấn đề lý luận từ ngoại lai. Theo ông cho biết, tôi không sử dụng “từ mượn” như “từ mượn tiếng Hán” hay “từ mượn tiếng Pháp” mà chỉ sử dụng “từ tiếng Anh được sử dụng trong tiếng Việt”. Tóm lại, do phát triển của xã hội, kinh tế, văn hóa, công nghệ thông tin và giao lưu trong các dân tộc và quốc gia, vay mượn từ ngữ là hệ quả của sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các ngôn ngữ có nguyên nhân từ tiếp xúc ngôn ngữ. Cho nên những nhà nghiên cứu Trung Quốc và Việt Nam đã nghiên cứu nhiều vấn đề về từ ngữ tiếng Anh trong tiếng Hán và từ ngữ tiếng Anh trong tiếng Việt. Nhưng vẫn có việc nghiên cứu chưa hoàn thành, nhiều ý kiến về quy phạm hóa từ ngữ tiếng Anh trong tiếng Hán hiện đại và trong tiếng Việt hiện đại chưa đạt được thống nhất. Ngoài ra, cũng có những việc nghiên cứu về vấn đề này chưa hoàn thành. 3
- 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là các từ ngữ tiếng Anh được sử dụng trong tiếng Hán và tiếng Việt. Luận vân chủ yếu nghiên cứu các từ ngữ tiếng Anh được sử dụng trong đời sống. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận văn này là theo các từ ngữ tiếng Anh được sử dụng trong tiếng Hán hiện đại, nội dung luận văn này sẽ bao gồm khảo sát các từ ngữ tiếng Anh đang sử dụng trong tiếng Hán hiện nay và có liên hệ với các từ ngữ tiếng Anh đang sử dụng trong tiếng Việt . 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu Thông qua khảo sát các từ ngữ tiếng Anh được sử dụng trong tiếng Hán hiện đại có liên hệ với từ tiếng Anh trong tiếng Việt, luận văn tìm hiểu các cách tiếp nhận từ nước ngoài và tìm hiểu chuẩn hóa về việc từ ngữ tiếng Anh trong tiếng Hán và tiếng Việt hiện đại; góp phần vào việc nghiên cứu đặc điểm của từ ngữ tiếng Anh được sử dụng trong tiếng Hán và tiếng Việt hiện đại. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích đề ra, luận văn xác định một số nhiệm vụ cụ thể sau đây: - Hệ thống hóa một số cơ sở lý thuyết liên quan được dùng làm căn cứ lí luận cho đề tài, trong đó tập trung vào lý thuyết về tiếp xúc ngôn ngữ và vay mượn từ vựng. 4
- - Khảo sát các đặc điểm của từ ngữ tiếng Anh trong tiếng hán hiện đại và tiếng Việt hiện đại. - Liên hệ với các từ tiếng Anh trong tiếng Việt hiện đại để chỉ ra sự giống và khác nhau giữa chúng. 5. Các phương pháp nghiên cứu Nhằm nghiên cứu hoàn thiện đề tài này, luận văn sẽ sử dụng bốn phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây: - Phương pháp hệ thống; - Phương pháp thống kê, phân loại; - Phương pháp phân tích, tổng hợp; - Phương pháp so sánh, đối chiếu. 6. Đóng góp của luận văn 6.1.Về mặt lí luận Thông qua đề tài, luận văn muốn lý giải sự xuất hiện của từ mượn tiếng Anh trong tiếng Hán hiện đại và tiếng Việt hiện đại, sự đối chiếu từ mượn tiếng Anh trong hai ngôn ngữ đó, tìm ra đặc điểm, chức năng, vai trò, ảnh hưởng cũng như hoạt động của từ mượn tiếng Anh trong hai ngôn ngữ đó. Luận văn sẽ vận dụng những lí thuyết liên quan với ngôn ngữ học và những lí thuyết về từ vay mượn trong ngôn ngữ vv… để phân tích hiện tượng từ mượn tiếng Anh trong tiếng Hán và tiếng Việt, giải thích tình hình từ tiếng Anh được sử dụng trong tiếng Hán và tiếng Việt. Những lí thuyết được để tìm ra những vấn đề chưa hoàn thiện. Khảo sát các loại hình cấu thành từ mượn tiếng Anh, khảo sát từ mượn tiếng Anh về hình thức, chức năng xã hội, văn hóa, ngữ nghĩa..., khảo sát từ mượn tiếng Anh, phân tích so sánh ảnh hưởng 5
- của từ mượn tiếng Anh đến tiếng Hán và tiếng Việt. Nếu đạt được mục tiêu đề ra, luận văn sẽ góp phần củng cố lý thuyết từ tiếng Anh trong tiếng Hán và tiếng Việt. Góp phần tìm ra hướng xử lý từ tiếng Anh trong tiếng Hán và tiếng Việt nhằm tránh hiện tượng nhầm lẫn, sai lệch... 6.2. Về mặt thực tiễn Đề tài này sẽ thông qua nghiêu cứu các lĩnh vực trong đời sống để đạt được mục tiêu đề ra, từ trong lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, kinh tế, thương mại, thể thao, thông tin, văn hóa... tất cả mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, từ tiếng Anh được sử dụng để dịch thuật và được xem như một ngôn ngữ được sử dụng giao tiếp. Từ thuật ngữ tiếng Anh được sử dụng rộng rãi trong tiếng Hán và tiếng Việt, ảnh hưởng tiếng Hán và tiếng Việt rất nhiều. Với sự phân tích hiện trạng từ ngoại lai trong tiếng Hán và tiếng Việt làm gợi ý, khóa luận đưa ra một vài ý kiến về tình trạng chuẩn hóa ngôn ngữ trong tiếng Hán, tiếng Việt. Tiếng Việt cũng giống như tiếng Hán hiện đại, từ vựng của tiếng Việt đang ngày càng mở rộng trên nhiều phương diện do sự tham gia của các từ ngoại lai, từ mượn tiếng Anh cũng đóng vai trò quan trọng trong từ ngữ tiếng Việt. Tiếp nhận tự ngoại lai một cách hợp lý và sáng tạo chính là một trong những cách bảo vệ và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Hán và tiếng Việt. Sự đối chiếu từ ngữ tiếng Anh trong tiếng Hán hiện đại và tiếng Việt hiện đại, có thể hiểu biết từ thuật ngữ trong các lĩnh vực, góp phần to lớn hơn nữa cho người Trung Quốc và người Việt Nam sử dụng từ tiếng Anh trong đời sống. Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho những người nghiên cứu tiếng Anh được sử dụng trong tiếng Hán, tiếng Việt ,và giúp người học hiểu biết từ tiếng Anh trong tiếng Hán và tiếng Việt. 6
- 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Thư mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lí luận Chương 2: Đặc điểm của từ ngữ tiếng Anh trong tiếng Hán hiện đại có liên hệ với tiếng Việt Chương 3: Đặc điểm sử dụng từ ngữ tiếng Anh trong tiếng Hán hiện đại có liên hệ với tiếng Việt 7
- Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Tiếp xúc ngôn ngữ và vay mượn từ vựng 1.1.1. Một số vấn đề về tiếp xúc ngôn ngữ Khi xem xét vay mượn từ vựng không thể không nói đến “tiếp xúc ngôn ngữ”. Thuật ngữ “tiếp xúc ngôn ngữ” do Andre’Martinet là người đưa ra đầu tiền và sau đó được sử dụng rộng rãi nhờ sự ra đời của tác phẩm Languages in contact (Ngôn ngữ trong sự tiếp xúc/Tiếp xúc ngôn ngữ) của U.Weinrich. Tiếp xúc ngôn ngữ là hiện tượng ngôn ngữ phổ biến trong đời sống xã hội giao tiếp của con người và vì thế nó là hiện tượng phổ biến đối với mọi ngôn ngữ trên thế giới. Nó xảy ra khi con người bao gồm cá nhân hay cộng đồng người sử dụng hai hay nhiều ngôn ngữ. Hay nói cách khác, tiếp xúc ngôn ngữ xuất hiện khi có hiện tượng song ngữ/ đa ngữ dưới tác động của các nhân tố ngôn ngữ xã hội. Có một số vấn đề có thể thấy: 1/Truyền thống ngôn ngữ học xác định, tiếp xúc ngôn ngữ về bản chất là học ngôn ngữ (theo cách nói quen thuộc là học tiếng). Con người muốn biết từ hai ngôn ngữ trở lên thì phải học. Bởi ngôn ngữ tồn tại trong bộ não của con người, do đó khi hai hoặc hơn hai ngôn ngữ cùng tồn tại trong bộ não của một người thì sẽ tạo ra sự tiếp xúc. Vì thế, sự tiếp xúc ngôn ngữ bắt đầu từ học tập. Tuy nhiên, ở những cá nhân không học thêm ngôn ngữ khác, nhưng họ lại có thể sử dụng các yêu tố của ngôn ngữ khác. Trường hợp này sẽ được giải thích như thế nào? Có thể coi đây là kết quả của quá trình khuếch tán ngôn 8
- ngữ. Tiếp xúc ngôn ngữ trước hết xảy ra ở một bộ phận thành viên xã hội, kết quả tiếp xúc sẽ được các thành viên xã hội mở rộng ra toàn xã hội. Tiếp xúc dựa vào việc học tập ngôn ngữ của một bộ phận thành viên xã hội mà không phải đòi hỏi tất cả mọi người tham gia học một ngôn ngữ khác mới coi là tiếp xúc ngôn ngữ. 2/ Khi nói đến tiếp xúc ngôn ngữ cũng là nhắc đến hai hàm ý như sau: a. Sự tiếp xúc ở mặt cấu trúc hay còn gọi là sự tiếp xúc trong nội bộ ngôn ngữ. Đây chính là mối quan hệ tương tác, sự tác động lẫn nhau và ảnh hưởng lẫn nhau giữa hai hoặc hơn hai ngôn ngữ trong bộ óc của một người. Sự tiếp xúc này làm nảy sinh ảnh hưởng về mặt cấu trúc. Hệ quả của sự tiếp xúc nay là sự vay mượn hay sự thẩm thấu các thành phần cũng như các phương thức, thậm chí làm thay đổi các quy tắc, thay đổi hệ thống và cấu trúc, đến mức có thể gây nên sự pha trộn giữa hai ngôn ngữ làm nảy sinh ra một ngôn ngữ mới. b. Sự tiếp xúc bên ngoài của ngôn ngữ, hay còn gọi là sự tiếp xúc ở mặt ứng dụng. Đó là việc một người sử dụng hai hoặc hơn hai ngôn ngữ, làm nên hiện tượng đa ngữ trong sử dụng. 3/ Khi nói đến tiếp xúc ngôn ngữ cũng là nói đến tính định hướng của nó, hay nói cách khác là “hướng tác động”, “hướng ảnh hưởng” giữa các ngôn ngữ, có thể đó là sự ảnh hưởng của ngôn ngữ đang sử dụng tới ngôn ngữ tiếp thu hoặc ngược lại, có khi lại là sự tác động tương hỗ. Tính phương hướng này được quyết định ở hàng loạt các nhân tố như tính mục đích của việc học tập, tần số ứng dụng, mức độ thuần thục, bối cảnh ngôn ngữ, bối cảnh văn hóa,... Ví dụ, trong một vùng đa ngữ, các ngôn ngữ tuy là bình đẳng nhau 9
- nhưng có một ngôn ngữ nổi lên có quyền lực như một “ngôn ngữ vùng” thì hướng tác động trong tiếp xúc sẽ thiên về đơn hướng: ngôn ngữ vùng kia sẽ ảnh hưởng tới các ngôn ngữ khác mạnh hơn là sự ảnh hưởng ngược lại hoặc là sự ảnh hưởng giữa các ngôn ngữ còn lại. 4/ Trong quá trình tiếp xúc ngôn ngữ, do có sự tác động, mối quan hệ và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các ngôn ngữ thì có thể nảy sinh ra một trạng thái biến thể, đó là hình thức interlanguage. Thông thường, đây là hình thức biến thể do ảnh hưởng từ ngôn ngữ cơ sở đến ngôn ngữ đích và do vậy, nền tảng của interlanguage là hệ thống ngôn ngữ của ngôn ngữ đích. Nói cách khác, đó là hình thức biến thể của ngôn ngữ đích và chịu ảnh hưởng của ngôn ngữ cơ sở. Cũng có khi hình thức biến thể là ngôn ngữ cơ sở và chịu ảnh hưởng của ngôn ngữ đích. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận từ góc độ hình thành biến thể thì giữa chúng có những khác biệt. Biến thể interguage (ngôn ngữ trung gian) được hình thành từ sự ảnh hưởng của ngôn ngữ cơ sở tới ngôn ngữ đích. Đây là quá trình động của việc học tập, tiếp thu ngôn ngữ và thường không ổn định do phụ thuộc vào quá trình học tập và sử dụng ngôn ngữ đích. Hình thức ảnh hưởng và thẩm thấu có thể bị triệt tiêu khi mà người học đạt đến trình độ tiếp cận hoàn toàn với ngôn ngữ đích. Về mặt kết quả, rất có thể interlanguage được “ổn định hóa” tạo ra biến thể hoặc hình thức biến thể cho ngôn ngữ đích. Ví dụ, tiếng Hán của người Hoa ở hải ngoại; tiếng Việt của dân tộc Kinh ở Trung Quốc; tiếng Việt ở vùng Uđontani của cộng đồng người Việt ở Thái Lan. 5/ Như trên đã nêu, cội nguồn của tiếp xúc ngôn ngữ bắt đầu từ việc học thêm ngôn ngữ khác. Nhìn từ góc độ tiếp xúc, nếu có sự ảnh hưởng từ ngôn ngữ cơ sở sang ngôn ngữ đích thì cái gọi là interlanguage sẽ được 10
- khuếch tán, sự khuếch tán này được quyết định ở cấu trúc ngôn ngữ, tâm lí ngôn ngữ và thái độ ngôn ngữ. Ngôn ngữ học nhìn nhận tiếp xúc ngôn ngữ là sự tiếp xúc xã hội mang tính chỉnh thể chứ không phải là sự tiếp xúc thiểu số càng không thể là tiếp xúc mang tính cá thể hoặc cá nhân. Điều này cũng là để nhấn mạnh rằng, kết quả của sự tiếp xúc ngôn ngữ chỉ được thực hiện nhờ mở rộng hoặc khuếch tán. Chuyển từ cách nhìn “sự nghiên cứu lần lượt hai hoặc hơn hai ngôn ngữ qua cùng một số người” sang cách nhìn “sự nghiên cứu sử dụng ngôn ngữ của cả cộng đồng giao tiếp”, ngôn ngữ học xã hội coi tiếp xúc ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội, tức là mang tính xã hội. Vì thế, khi nói đến tiếp xúc ngôn ngữ không thể không nhắc đến các nhân tố xã hội - ngôn ngữ. - Nói đến nhân tố xã hội tức là nói đến tính cộng đồng xã hội. Chẳng hạn, khi hai dân tộc nói hai ngôn ngữ khác nhau mà tiếp xúc với nhau thì xu hướng chung là như sau: - Ngôn ngữ của dân tộc có sức mạnh về kinh tế, chính trị cao hơn sẽ ảnh hưởng đến ngôn ngữ của dân tộc có sức mạnh về kinh tế, chính trị thấp hơn. - Ngôn ngữ của dân tộc có trình độ văn hóa cao hơn sẽ ảnh hưởng đến ngôn ngữ của dân tộc có trình độ văn hóa thấp hơn (thường thông qua các kênh giáo dục, văn hóa nghệ thuật, văn học,...) - Ngôn ngữ của dân tộc có số lượng người nói đông hơn sẽ ảnh hưởng tới ngôn ngữ có số lượng người nói ít hơn. - Quan hệ dân tộc cũng có tác dụng khống chế, điều tiết đối với quá trình tiếp xúc giữa các ngôn ngữ. Mức độ quan hệ và tính mật thiết của các mối quan hệ này sẽ có tác dụng làm tăng hay giảm tốc độ tiếp xúc và ảnh 11
- hưởng lẫn nhau giữa các ngôn ngữ. Ví dụ, mối gắn kết ở trong một quốc gia thống nhất đa dân tộc, đa ngôn ngữ sẽ làm cho ngôn ngữ mà với tư cách là ngôn ngữ quốc gia có ảnh hưởng mạnh đến các ngôn ngữ còn lại. - Quan hệ về tôn giáo giữa các dân tộc cũng sẽ kéo theo sự tiếp xúc và ảnh hưởng giữa các ngôn ngữ. Ví dụ, trong các ngôn ngữ dân tộc theo đạo Tslam có rất nhiều từ ngữ của tiếng A-rập. Khi nói dến nhân tố xã hội cũng là muốn nói nhân tố chính trị xã hội để tạo nên hai xu hướng chính trong tiếp xúc ngôn ngữ: tiếp xúc tự giác và tiếp xúc cưỡng bức. Nói đến nhân tố ngôn ngữ tức là nói đến bản thân ngôn ngữ, bao gồm sức thẩm thấu ngôn ngữ, mức độ quan hệ thân thuộc giữa các ngôn ngữ, giữa các ngôn ngữ có chữ viết, giữa các ngôn ngữ không có chữ viết, giữa ngôn ngữ có chữ viết và ngôn ngữ không có chữ viết,... Chẳng hạn, khi các ngôn ngữ tiếp xúc với nhau thì: - Ngôn ngữ có sức thẩm thấu mạnh thường dễ dàng tiếp thu ảnh hưởng của ngôn ngữ khác. - Những ngôn ngữ có quan hệ thân thuộc hoặc cùng, gần nhau về loại hình thì dẽ chịu ảnh hưởng của nhau và vay mượn lẫn nhau. - Ngôn ngữ không có chữ viết rất dễ chịu ảnh hưởng và tiếp thu các yếu tố của ngôn ngữ có chữ viết. Tuy nhiên cũng cần nói thêm rằng, sự tác động của nhân tố xã hội - Ngôn ngữ thường không chỉ là một mà là sự tổng hợp của nhiều nhân tố dưới hình thức “nhân tố nọ kéo theo nhân tố kia”. Một số những nhân tố vừa nêu trên chỉ là mang tính xu hướng, mang tính phổ biến, chứ chưa phải là tất cả hay hoàn toàn như vậy. Chẳng hạn, đối với nhân tố xã hội về nhân khẩu - dân 12
- số, nhiều khi lại xảy ra theo quá trình ngược lại: ngôn ngữ của dân tộc có dân số ít hơn lại tác động đến ngôn ngữ của dân tộc có dân số đông hơn, về loại hình giữa các ngôn ngữ thì nhiều khi giữa các ngôn ngữ không có quan hệ thân thuộc, không cùng loại hình lại có ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhau như ảnh hưởng của tiếng Hán (thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập) đối với tiếng Nhật, tiếng Triều Tiên là một điển hình cho quan hệ này. Về con đường tiếp xúc (bao gồm cả trực tiếp và gián tiếp) dẫn tới ảnh hưởng ngôn ngữ, có thể chia làm ba loại: Thứ nhất, ảnh hưởng của khẩu ngữ, thông qua tiếp xúc thường xuyên giữa thành viên của các dân tộc nói các ngôn ngữ khác nhau. Có hai điều kiện cho phép xảy ra: (a) hai dân tộc có quan hệ mật thiết với nhau trong đời sống hằng ngày, thông qua sự tiếp xúc trực tiếp làm nảy sinh ảnh hưởng giữa các ngôn ngữ, và (b) ngôn ngữ chịu ảnh hưởng mạnh hơn, thường là ngôn ngữ không có chữ viết. Thứ hai, ảnh hưởng của sách vở. Đó là ảnh hưởng từ trong sách vở sau đó mới ảnh hưởng ra ngoài đời sống. Một trong những con đường ảnh hưởng của sách vở là thông qua dịch thuật. Tất nhiên, điều kiện tiên quyết để cho có sự ảnh hưởng này là các ngôn ngữ đó phải có chữ viết. Thứ ba, ảnh hưởng của cả khẩu ngữ và sách vở. Sự ảnh hưởng này chỉ xảy ra giữa các ngôn ngữ có đủ các điều kiện của cả ảnh hưởng khẩu ngữ và ảnh hưởng của sách vở. 1.1.2. Một số vấn đề về vay mượn từ vựng 1.1.2.1. Hiện tượng vay mượn từ vựng a. Bất kì ngôn ngữ nào, trong quá trình hình thành và phát triển của mình cũng thu hút nhiều yếu tố của các ngôn ngữ khác, do đó có nhiều từ ngữ 13
- giống hoặc tương tự với các từ ngữ của các ngôn ngữ khác. Nói cách khác, trong một ngôn ngữ sự xuất hiện của các từ nước ngoài là điều không thể tránh khỏi. Bởi “nhu cầu giao lưu đã khiến cho những người nói một ngôn ngữ nào đó tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với những người nói những ngôn ngữ lân cận hay có ưu thế về mặt văn hóa” [4,tr.237]. Vì thế, vay mượn từ vựng là hiện tượng phổ biến của mọi ngôn ngữ. b. Vay mượn từ vựng là hệ quả của sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các ngôn ngữ có nguyên nhân từ tiếp xúc ngôn ngữ. Tiếp xúc ngôn ngữ đã được đề cập đến từ rất lâu nhưng mãi đến những năm 60 mới trở thành một vấn đề được nhiều người chấp nhận. Sự tiếp xúc ngôn ngữ là có thực vì một ngôn ngữ A trong khi giao lưu với một ngôn ngữ B không thể tránh khỏi những ảnh hưởng nhất định và thực tế đã chứng minh ở một số ngôn ngữ có những sự thay đổi về cấu trúc do quá trình tiếp xúc với một ngôn ngữ khác. Đây là hiện tượng chung của ngôn ngữ loài người, mặc dù cách biểu hiện ở mỗi ngôn ngữ cụ thể là khác nhau. Sự khác nhau này là do loại hình ngôn ngữ quy định. Cho đến những năm 60, cách tiếp cận của ngôn ngữ học nói chung là cách tiếp cận đơn ngữ luận. Theo cách tiếp cận này, cấu trúc của một ngôn ngữ dù là cấu trúc ngữ âm, ngữ pháp hay ngữ nghĩa, đều khép kín ở bản thân nó, do những quan hệ nội tại quy định. Vì thế, sự tiếp xúc ngôn ngữ thu hẹp vào sự vay mượn từ, những cách diễn đạt mà không tác động gì tới sự phát triển của cái cơ chế vận hành của nó. Sau này, theo quan điểm song ngữ luận, một ngôn ngữ là một thể thống nhất biện chứng giữa cái cấu trúc nội tại đã có với những khả năng phát triển do một cấu trúc khác đưa lại. Ngôn ngữ A dù có vay mượn một số lượng lớn từ của ngôn ngữ B nhưng các từ này khi chuyển sang A đều phải biến đổi 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
147 p | 670 | 92
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ chat - Tiếng Việt và tiếng Anh
141 p | 667 | 73
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam bộ
240 p | 303 | 65
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ chỉ thực vật trong tiếng Việt (đối chiếu giữa các phương ngữ)
116 p | 230 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm của tiêu đề văn bản trong thể loại tin tức
192 p | 248 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tình thái giảm nhẹ trong diễn ngôn tiếng Việt
146 p | 152 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tiếp xúc ngôn ngữ Ê Đê - Việt ở tỉnh Đak Lăk trên bình diện từ vựng - ngữ nghĩa
155 p | 201 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính tiêng Việt trong lĩnh vực thương mại
152 p | 241 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ẩn dụ trong ca từ Trịnh Công Sơn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri luận
92 p | 170 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Quán ngữ tình thái tiếng Việt
94 p | 168 | 41
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa – Ngữ dụng của vị từ ngôn hành tiếng Việt
98 p | 163 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ cử chỉ
165 p | 166 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Cấu tạo hình thức và ngữ nghĩa của thuật ngữ thể thao tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
249 p | 205 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt
148 p | 155 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngữ nghĩa của phần phụ chú trong câu tiếng Việt
211 p | 156 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ án văn tiếng Việt
203 p | 119 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Màu sắc Nam bộ trong ngôn ngữ truyện ký Sơn Nam
113 p | 155 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Một số tín hiệu thẩm mĩ trong thơ Tố Hữu
25 p | 122 | 17
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn