Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Phong cách tiểu thuyết Trần Chiến
lượt xem 4
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn tập trung vào việc làm sáng tỏ phong cách tiểu thuyết Trần Chiến qua một số phương diện nổi bật như cảm hứng sáng tác, cốt truyện, nhân vật và các phương thức nghệ thuật biểu hiện, từ đó thấy được cái hay, cái độc đáo và sáng tạo của việc kết hợp hài hòa giữa những yếu tố truyền thống và hiện đại, sự đan xen giữa ngôn ngữ trang nhã và ngôn ngữ bình dân trong cách thể hiện nội dung. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Phong cách tiểu thuyết Trần Chiến
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC VŨ VĂN CƢƠNG PHONG CÁCH TIỂU THUYẾT TRẦN CHIẾN LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Thái Nguyên - 2017
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC VŨ VĂN CƢƠNG PHONG CÁCH TIỂU THUYẾT TRẦN CHIẾN LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã ngành:60 22 01 21 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TÔN THẢO MIÊN Thái Nguyên - 2017
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc nhất tới Phó Giáo sư, Tiến sĩ, cô giáo Tôn Thảo Miên, người đã luôn trực tiếp hướng dẫn, tận tình quan tâm, chỉ bảo tôi trong quá trình nghiên cứu, thực hiện và hoàn thành luận văn này. Tôi xin được gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo nhà trường, khoa sau đại học, trường Đại học Khoa học Thái Nguyên, cùng gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ cũng như đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2017 Học viên thực hiện Vũ Văn Cƣơng
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là do kết quả nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Phó Giáo sư, Tiến sĩ, cô giáo Tôn Thảo Miên. Luận văn này không trùng với bất kì công trình nghiên cứu của tác giả nào đã được công bố trước đó. Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2017 Học viên thực hiện Vũ Văn Cƣơng
- MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1 2. Lịch sử vấn đề. ................................................................................................. 2 2.1. Những ý kiến về tác giả, tác phẩm ............................................................... 2 2.2. Những ý kiến về tiểu thuyết của Trần Chiến ............................................... 4 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 6 3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 6 3.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 6 4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................. 7 4.1. Mục tiêu nghiên cứu: .................................................................................... 7 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 7 5.Phƣơng pháp nghiên cứu: ............................................................................... 7 6. Đóng góp của luận văn .................................................................................... 8 7. Cấu trúc của luận văn ..................................................................................... 8 Chƣơng 1 .............................................................................................................. 9 KHÁI LƢỢC VỀ PHONG CÁCH VÀ NHÀ VĂN TRẦN CHIẾN ............... 9 1.1. Khái niệm phong cách ................................................................................. 9 1.2. Đặc trƣng của phong cách ......................................................................... 13 1.2.1. Thống nhất trong sự đa dạng .................................................................. 13 1.2.2. Thể hiện những phẩm chất thẩm mĩ cao, giàu tính nghệ thuật. ........... 14 1.3. Những biểu hiện của phong cách .............................................................. 15 1.3.1. Qua cái nhìn và giọng điệu riêng của tác giả. ........................................ 16 1.3.2. Những sáng tạo độc đáo trong một chỉnh thể nghệ thuật. .................... 17 1.3.3. Các phương thức biểu hiện mang dấu ấn riêng. .................................... 18 1.4. Nhà văn Trần Chiến với thể loại tiểu thuyết ........................................... 19 1.4.1. Vài nét về cuộc đời và tác phẩm .............................................................. 19 1.4.2. Những yếu tố hình thành phong cách Trần Chiến ................................ 20
- 1.4.3. Nhà văn Trần Chiến và ba bộ tiểu thuyết ............................................... 27 Chƣơng 2 ............................................................................................................ 30 PHONG CÁCH TRẦN CHIẾN QUA CẢM HỨNG, CỐT TRUYỆN VÀ NHÂN VẬT ........................................................................................................ 30 2.1. Những cảm hứng chính trong tiểu thuyết Trần Chiến ........................... 30 2.1.1. Cảm hứng thế sự, đời thường qua ba tiểu thuyết Bốn chín chưa qua, Đèn vàng và Cậu ấm .......................................................................................... 30 2.1.2. Cảm hứng về Hà Nội................................................................................ 52 2.1.2.1. Lịch sử và kiến trúc văn hóa Hà Nội qua một nhà báo ......................... 52 2.1.2.2. Văn hóa ứng xử, văn hóa ẩm thực thủ đô qua các thế hệ trong một gia đình trí thức trung lưu ......................................................................................... 55 2.2. Cốt truyện trong tiểu thuyết...................................................................... 58 2.2.1. Cốt truyện theo mô hình truyền thống .................................................... 59 2.2.2. Cốt truyện đan xen, phức hợp ................................................................. 60 2.3. Hình tƣợng nhân vật .................................................................................. 64 2.3.1. Nhân vật trong mối quan hệ biến đổi phức tạp ...................................... 64 2.3.2. Nhân vật thuần khiết về tính cách .......................................................... 71 Chƣơng 3 ............................................................................................................ 76 MỘT SỐ PHƢƠNG THỨC NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN ........................... 76 3.1. Ngôn ngữ, hình ảnh trong tiểu thuyết của Trần Chiến .......................... 76 3.1.1. Ngôn ngữ đối thoại đời thường, đậm chất dân gian. ............................. 76 3.1.2. Hình ảnh gần gũi, chân thực và sống động ........................................... 83 3.2. Giọng điệu trần thuật................................................................................. 89 3.2.1. Giọng nhẩn nha, chậm rãi....................................................................... 89 3.2.2. Giọng triết lí, suy tư .................................................................................. 91 3.3. Thời gian và không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Trần Chiến ...... 95 3.3.1. Thời gian mang dấu ấn đương đại .......................................................... 95 3.3.2. Không gian được chuyển đổi linh hoạt, rộng mở................................... 97 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 103
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Như chúng ta đã biết, đóng góp nổi bật nhất cho bất cứ một nền văn học nào cũng là thể loại tiểu thuyết. Từ sau năm 1975, đặc biệt là sau công cuộc đổi mới văn học, tiểu thuyết đã trở thành trụ cột với nhiều phong cách nghệ thuật mới mẻ, độc đáo góp phần củng cố đặc trưng thể loại, tôn vinh chức năng là “hình thái chủ yếu của nghệ thuật ngôn từ”[18, tr.229]. Tiểu thuyết thời kỳ hiện đại phát triển đa dạng, mang nhiều dấu ấn của tác giả và thời đại. Khi xã hội phát triển, tinh thần dân chủ được coi trọng một cách sâu sắc, cộng với sự hỗ trợ hiệu quả của công nghệ thông tin, in ấn, xuất bản, …thì tiểu thuyết lại càng phát huy được những ưu thế của nó. Với cấu trúc tự sự ở quy mô lớn, tiểu thuyết có thể phản ánh hiện thực xã hội, thiên nhiên, con người,… ở cả chiều sâu lẫn bề rộng một cách mới mẻ với nhiều vấn đề thiết thực, sâu sắc và ý nghĩa. Trần Chiến đến với thể loại tiểu thuyết một cách tự nhiên. Tiểu thuyết của ông mang một phong cách riêng: bình dị, sâu lắng, gói ghém kín đáo những tâm tư thế sự thông qua việc kết hợp hài hòa giữa những chất liệu của văn hóa truyền thống với những biến đổi tinh vi của bối cảnh xã hội đương thời. Ngoài thể loại tiểu thuyết, Trần Chiến còn có những trải nghiệm cũng rất sâu sắc trong truyện ngắn và một số thể loại khác như tản văn, chân dung. Tuy nhiên, thể loại chủ công của ông vẫn là tiểu thuyết. Ở thể loại này, Trần Chiến đã ghi dấu tên mình trong danh sách giải thưởng của Hội Văn học Nghệ thuật Hà Nội, Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam, Hội Nhà văn Hà Nội, Bùi Xuân Phái - vì tình yêu Hà Nội,… Tuy đã ghi được những dấu ấn như vậy, nhưng trong thực tiễn sáng tác của Trần Chiến vẫn chưa được giới thiệu đúng mức. Chưa có một luận án, luận văn hoặc công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, hệ thống về những tác phẩm 1
- của ông. Từ thực tế và nhận thức trên, chúng tôi mạnh dạn lấy “Phong cách tiểu thuyết Trần Chiến” làm đề tài luận văn thạc sĩ. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi cố gắng nhận diện một số nét đặc trưng trong tiểu thuyết của Trần Chiến, từ đó làm nổi bật phong cách sáng tác của nhà văn, cũng như khẳng định những đóng góp của Trần Chiến vào nền văn chương đương đại Việt nam. 2. Lịch sử vấn đề. Do chưa có một luận án, luận văn hoặc công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, hệ thống về những tác phẩm của nhà văn Trần Chiến nên khi tìm hiểu các hướng nghiên cứu liên quan đến đề tài, chúng tôi chủ yếu dựa vào các lời tựa, các bài báo giới thiệu về tác phẩm của Trần Chiến. 2.1. Những ý kiến về tác giả, tác phẩm Khi tiến hành tìm hiểu lịch sử vấn đề, chúng tôi nhận thấy đa số các bài báo giới thiệu về tác giả Trần Chiến đều cho rằng ông là một nhà văn khá kiệm lời trước đám đông. Trên báo Thể thao và Văn hóa, tác giả Việt Quỳnh cho rằng: “Ông tham gia văn đàn với sự dịu dàng trầm mặc pha lẫn ngại ngần của người ưa quan sát, hơn là phát ngôn”.[31]. Trần Chiến đến với sáng tác văn học không sớm, có lẽ một phần lớn là do công việc làm báo với những bộn bề của tin tức, của các chức năng công việc mà ông đảm nhiệm. Trong suốt 30 năm làm báo, rất nhiều năm Trần Chiến mới ra một cuốn sách, nhưng mỗi khi tác phẩm mới của ông chào đời là một lần ông tạo được dấu ấn độc đáo với độc giả. Điều này cho thấy, Trần Chiến đã ý thức rất sâu sắc về vai trò và trách nhiệm của mình đối với cuộc sống, công việc và văn chương. Lương tâm của người cầm bút chân chính khiến ông luôn tự nhủ không thể viết vội vàng, viết cho nhanh, cho nhiều, đó là điều rất đáng trân trọng ở người nghệ sĩ sáng tác. Bên cạnh đó có thể thấy chính vì những năm tháng làm báo nên Trần Chiến đã tích lũy cho mình nhiều kinh nghiệm, nhiều kỹ thuật nghề để ông góp phần cho cảm hứng sáng tác được thăng hoa. Bạn đọc có thể thấy những dấu ấn báo 2
- chí hiện lên cực kỳ đậm đặc trong tiểu thuyết Đèn vàng và hiện lên tinh tế trong tiểu thuyết Cậu ấm cũng như các sáng tác khác của nhà văn. Ở mảng truyện ngắn, Trần Chiến cũng gặt hái được những thành công qua các tập truyện Con bụi (giải nhì 5 năm 1986 - 1990 của Hội liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội năm 1992), tập Đường đua (giải C, Liên hiệp các hội văn học Nghệ thuật Việt Nam năm 1997), tập truyện ngắn Hoa nước (2010), tập truyện giả cổ Gót Thị Mầu đầu Châu Long (2014),… Truyện ngắn của Trần Chiến cũng khá phong phú về đề tài, đa dạng về nội dung, khi hoài cổ với những tích xưa chuyện cũ, khi chuyện Tàu Tây, khi lại rất nóng hổi với những trào lưu hiện đại nhưng tất cả đều hướng về những góc khuất, những mặt còn tồn tại đây đó của cuộc sống đương đại bằng một giọng văn vừa xót xa vừa tiếc nhớ qua hệ thống ngôn ngữ khi hài hước dí dỏm, khi trần tục đến đớn đau. Các truyện gây ấn tượng mạnh như Thượng đẳng thần, Dâm thần, Thị Mầu, Châu Long, Tổ sư gàn, Gô Ganh và Sô Panh, Bến, Con bụi, Một tình huống sư phạm, Đò rách, Bốc mộ, Tội nhân, Đường đua, Hoa nước, Táo mèo, Ốc gió, Hạ cánh, Làm đẹp cho đời,… Khi giới thiệu tập truyện Gót Thị Mầu đầu Châu Long, Nguyễn Thị Hậu lúc là Phó Tổng Thư ký Hội Khoa học lịch sử Việt Nam cho rằng “Trong những tác phẩm của nhà văn Trần Chiến có tính cách nho sĩ Bắc Hà hòa quyện với chất liệu dân gian, là một góc nhìn sắc sảo về văn hóa người Việt truyền thống - những yếu tố mà sử học hiện đại luôn cần được tiếp cận để phục dựng một “lịch sử xã hội” đa dạng như đời sống vốn có”.[13, tr.7]. Về tản văn, Trần Chiến có tập Hà Nội phố và chợ, A đây rồi Hà Nội 7 món, đó thực sự là những nỗi niềm trăn trở của tác giả về mảnh đất và con người kinh kỳ nghìn năm. Những trang văn vừa tự hào lại vừa thấm đẫm những lo âu về sự đổi thay của thủ đô văn hiến. Nhận xét về mối quan hệ giữa tác giả và tác phẩm, nhà báo Phương Thúy, VOV - Trung tâm tin cho rằng: “Có lẽ, chính vì phong cách sống từ tốn, chậm rãi giữa một Hà Nội nhộn nhịp, vội vã đã giúp cho nhà văn có cái nhìn sâu hơn về Hà Nội. Trần Chiến viết về ẩm thực Hà Thành, viết về những con phố cũ, về kiến trúc… Ông kể về những con ngõ gợi cảm ở Hà 3
- Nội, như là ngõ Đoàn Nhữ Hài toàn nhà thấp, ngõ Tràng An có dáng dấp tiểu tư sản điển hình, ngõ Phất Lộc ngoằn ngoèo nhất khu “Ba sáu phố phường”. Ông cũng viết về tính cách của người Hà Nội, vẫn thường được biết đến với sự thanh lịch, ăn nói nhỏ nhẹ. Nhưng không chỉ nêu bật những nét đẹp trong tính cách Hà Nội, Trần Chiến còn chỉ ra những “hạn chế” như: xét nét, thiếu tính kỷ luật, dè dặt trong thái độ sống. Qua mỗi trang viết, người đọc được hình dung về Hà Nội dưới nhiều góc nhìn, nhiều màu sắc: sự ồn ào, náo nhiệt, đông đúc bởi gia tăng dân số và đằng sau đó là sự mất ổn định các giá trị, nền nếp”.[39]. Như vậy, ở hai mảng truyện ngắn và tản văn, Trần Chiến đều có những dấu ấn chung về mặt cảm hứng sáng tác khi hướng những lo âu cho giá trị của cuộc sống đời thường đang bị xáo trộn, phôi pha và cũng có những cách thức thể hiện rất riêng trong mỗi một thể loại. 2.2. Những ý kiến về tiểu thuyết của Trần Chiến Cho tới thời điểm này, Trần Chiến đã xuất bản ba tiểu thuyết và cả ba cuốn tiểu thuyết của ông đều có những giải thưởng khác nhau. Đầu tiên phải nhắc đến cuốn Bốn chín chưa qua, cuốn tiểu thuyết này được Nxb Hội Nhà văn in năm 2000, được giải B của Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam 2001. Cuốn thứ 2 là Đèn vàng, được Nxb Phụ nữ in năm 2002, được giải Văn xuôi Hội Nhà văn Hà Nội 2003. Cuốn thứ ba là Cậu ấm, do Nxb Trẻ in năm 2015, được trao giải “Bùi Xuân Phái – vì tình yêu Hà Nội” của báo Thể thao Văn hóa 2015 (chung với tác phẩm A đây rồi Hà Nội 7 món). Tiểu thuyết của Trần Chiến mang một sức vóc riêng, vượt lên trên nhiều tiểu thuyết cùng thời để chọn cho mình một vị trí trong nền văn xuôi đương đại Việt Nam. Vị thế ấy không chỉ khẳng định ở các giải thưởng đã có mà nó thực sự cũng là một hướng đi cần phải xem xét, nghiên cứu cho thỏa đáng, chí ít cũng là đề tài về tình yêu Hà Nội. Trong bài “Đôi dòng của người được đọc trước”, nhà sử học Dương Trung Quốc khi luận bàn về tiểu thuyết Cậu ấm cho rằng: “…cuốn tiểu thuyết này để cổ vũ cho tác giả Trần Chiến sẽ viết tiếp và mong có 4
- nhiều cây bút khác cùng khai quật kho báu tiềm tàng về Hà Nội yêu dấu của chúng ta, mà rất tiếc cho đến nay những gì từ thế hệ Nguyễn Huy Tưởng đến những người sau - trong đó có Trần Chiến - mới chỉ là những đóng góp bước đầu”[9, tr.7]. Bàn về sức hấp dẫn của tiểu thuyết Trần Chiến, tác giả Việt Quỳnh nhận định: “Cậu ấm, tiểu thuyết dày dặn với gần 500 trang in, đưa người đọc tới không khí chân thật của Hà Nội của trước và sau năm 1954 cùng sự miêu tả cụ thể tỉ mỉ kỹ lưỡng như của một sử gia. Với nhân vật chính là một cậu ấm, xuất thân từ tầng lớp khá giả của Hà Nội. Người đọc, khi đọc tiểu thuyết Cậu ấm của nhà văn Trần Chiến, rất dễ bị hút xoáy vào những trang viết, để tâm tưởng trôi theo không gian ba chiều, cùng chiều thứ tư – chiều của tâm tưởng” [31]. Tiểu thuyết của Trần Chiến xuất phát mạnh mẽ từ chất liệu hiện thực. Có lẽ đây cũng là một trong những yếu tố làm thành sức hút trong các trang văn của ông. Ở khía cạnh này, người đọc có thể liên tưởng đến yếu tố mang tính gia đình khi cha của nhà văn chính là nhà sử học Trần Huy Liệu khả kính. Trong mục Cuộc sống đi vào tiểu thuyết, tác giả Nguyệt Cầm, báo Người lao động nhận định: “- Những năm làm báo của Trần Chiến gắn với một vùng đất phía Nam: vùng kinh tế mới Lâm Hà của người Hà Nội vào khai hoang, dựng làng xóm những năm sau giải phóng. Rồi Lâm Hà trở thành huyện mới của Lâm Đồng. Trần Chiến từng nhiều lần đến đó, có khi ở lại nhiều ngày. Chuyện ở Lâm Hà đi vào sáng tác của Trần Chiến, rải rác trong các truyện ngắn và rõ nhất trong truyện vừa Bốn chín chưa qua (NXB Hội Nhà văn - 2000), ra đời khi tác giả đang ở cái tuổi bốn chín nặng nợ… Đèn vàng có thể coi là “tập đại thành” 20 năm làm báo của Trần Chiến; ở đó có hầu hết những chuyện của làng báo, người làm báo và nghề báo hôm nay, thời kinh tế thị trường có định hướng. Đó là chuyện giữa cái nhìn thấy, nghe thấy, cái biết được của anh nhà báo với những gì được viết ra và được in trên báo.” [5]. Từ cuộc sống đến cuộc đời rồi bước vào tiểu thuyết với các hình tượng nghệ thuật, những tín hiệu thẩm mĩ, những thông điệp nhẹ nhàng mà thấm thía cho nên nếu chỉ kiếm tìm sự li kỳ, kịch tính hoặc những hình ảnh lung linh, ngôn 5
- từ mùi mẫn hay đơn giản hơn là đọc chỉ để đọc thì tiểu thuyết của Trần Chiến không đáp ứng được những mục đích ấy. Hình như trong con người ông, ở độ tuổi của ông khi viết tiểu thuyết lại hướng tới những giá trị khác. Nói như thế không có nghĩa là tiểu thuyết của Trần Chiến quá kén độc giả, nhưng khi có một vốn văn hóa, một kinh nghiệm sống nhất định thì người đọc mới thấm thía được những điều mà nhà văn trăn trở và đau đáu suốt cả một chặng đường dài của lịch sử xã hội. Điểm lại lịch sử nghiên cứu tiểu thuyết của Trần Chiến, chúng tôi nhận thấy các tác giả, các học giả, các nhà phê bình đã có những nhìn nhận, những bàn luận chân xác, mang tính khái quát về các tác phẩm của Trần Chiến nói chung và ba cuốn tiểu thuyết của Trần Chiến nói riêng. Tuy nhiên, như trên đã nói, cho đến thời điểm này vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống về tiểu thuyết của Trần Chiến, cụ thể là chưa có công trình nào nghiên cứu về phong cách tiểu thuyết Trần Chiến, đó chính là căn cứ để chúng tôi lựa chọn đề tài này. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Sáng tác của Trần Chiến chủ yếu ở lĩnh vực văn xuôi với nhiều thể loại quen thuộc như truyện ngắn, tiểu thuyết, tản văn và chân dung. Nhưng cho đến nay, đóng góp của ông tập trung thăng hoa nhất vẫn là ở thể loại tiểu thuyết. Do đó, luận văn đi vào tìm hiểu về phong cách tiểu thuyết Trần Chiến qua một số phương diện nổi bật như cảm hứng, cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu và không gian – thời gian nghệ thuật. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung khảo sát ba tiểu thuyết của Trần Chiến: Bốn chín chưa qua (Nxb Hội Nhà văn, 2000), Đèn vàng (Nxb Phụ nữ, 2002), Cậu ấm (Nxb Trẻ, 2015), ngoài ra có so sánh với các thể loại khác của nhà văn để làm rõ hơn phong cách tiểu thuyết Trần Chiến. 6
- 4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục tiêu nghiên cứu: Luận văn tập trung vào việc làm sáng tỏ phong cách tiểu thuyết Trần Chiến qua một số phương diện nổi bật như cảm hứng sáng tác, cốt truyện, nhân vật và các phương thức nghệ thuật biểu hiện, từ đó thấy được cái hay, cái độc đáo và sáng tạo của việc kết hợp hài hòa giữa những yếu tố truyền thống và hiện đại, sự đan xen giữa ngôn ngữ trang nhã và ngôn ngữ bình dân trong cách thể hiện nội dung. Qua việc nghiên cứu phong cách tiểu thuyết Trần Chiến, người viết đi đến khẳng định tài năng trong cách khám phá thế giới nghệ thuật và đóng góp của nhà văn đối với văn chương Việt Nam đương đại. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Chúng tôi đặt ra cho luận văn phải giải quyết các nội dung sau đây: - Tìm hiểu và giới thiệu khái lược lí thuyết phong cách - Tìm hiểu những nét cơ bản về cuộc đời, về những tác phẩm nổi bật của Trần Chiến và cơ sở hình thành phong cách tiểu thuyết của nhà văn. - Tìm hiểu cảm hứng về hiện thực cuộc sống, về cốt truyện, nhân vật trong tiểu thuyết của nhà văn. - Tìm hiểu một số phương thức biểu hiện nghệ thuật trong tiểu thuyết của nhà văn Trần Chiến. 5.Phƣơng pháp nghiên cứu: Trong quá trình triển khai luận văn, người viết kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: - Phương pháp phân tích, tổng hợp - Phương pháp lịch sử - xã hội - Phương pháp thống kê - Phương pháp hệ thống 7
- - Phương pháp so sánh - Phương pháp tiếp cận thi pháp học. 6. Đóng góp của luận văn Bước đầu xác lập một cách đầy đủ và hệ thống những vấn đề cơ bản về nội dung và nghệ thuật trong tiểu thuyết của Trần Chiến. Cùng với các tư liệu, dẫn chứng và những nhận xét, đánh giá của luận văn sẽ giúp người đọc hình dung, nhận biết và hiểu được những nét đặc sắc, những sáng tạo trong các cách thể hiện tiểu thuyết của nhà văn. Luận văn khẳng định phong cách tiểu thuyết Trần Chiến dựa trên sự kết hợp sáng tạo, hài hòa giữa những yếu tố truyền thống và hiện đại, ghi nhận những đóng góp của Trần Chiến đối với tiểu thuyết nói riêng và đối với văn học Việt Nam sau thời kì đổi mới nói chung. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, nội dung luận văn được triển khai thành ba chương: - Chương 1: Khái lược về phong cách và nhà văn Trần Chiến - Chương 2: Phong cách Trần Chiến qua cảm hứng, cốt truyện và nhân vật - Chương 3: Một số phương thức nghệ thuật biểu hiện 8
- Chƣơng 1 KHÁI LƢỢC VỀ PHONG CÁCH VÀ NHÀ VĂN TRẦN CHIẾN 1.1. Khái niệm phong cách Đã từ lâu, khái niệm về phong cách đã trở thành đối tượng bàn luận của nghiên cứu, lí luận và phê bình văn học. Trong thực tiễn, phong cách chính là cơ sở nền tảng để định hình cho vị trí của tác giả và giá trị của tác phẩm trong dòng chảy văn học. Từ khi trở thành một khoa học nghiên cứu văn chương, phong cách học đã đóng góp nhiều thành tựu trong việc chỉ ra những nét độc đáo, riêng biệt, những dấu ấn sáng tạo của nhà văn đối với lịch sử phát triển văn học. Tuy xuất hiện sớm nhưng những vấn đề lý luận về phong cách đến nay vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm và ý kiến không giống nhau. Vì vậy, việc xác lập hệ thống khái niệm công cụ là điều vô cùng quan trọng và hết sức cần thiết khi nghiên cứu, phê bình đánh giá về một tác giả văn học. Trước hết, về thuật ngữ phong cách, chúng ta đều biết rằng nó được bắt nguồn từ thuật ngữ Stylos của Hy Lạp, Stylus của La Mã với ý nghĩa ban đầu dùng để chỉ nét chữ, bút pháp, nghĩa rộng hơn là chỉ tình yêu ngôn ngữ, nghệ thuật dùng từ. Cùng với sự phát triển của xã hội, các trường phái, các trào lưu sáng tác và đặc biệt là trong đời sống lý luận phê bình, phong cách được sử dụngnhiều hơn với ý nghĩa rộng hơn, dùng để chỉ những đặc tính nghệ thuật của tác phẩm văn chương, nó đã trở thành một phương tiện hữu hiệu, một đơn vị kiến thức lớn trong lí luận và phê bình văn học. Ở phương Đông, trong lịch sử văn học Trung Quốc, các công trình phê bình thơ ca như Văn tâm điêu long của Lưu Hiệp, Tùy viên thi thoại của Viên Mai đã xuất hiện ít nhiều những khái niệm, những thuật ngữ như văn khí, văn như kỳ nhân,… Những khái niệm và thuật ngữ ấy đã được dùng để định danh sự độc đáo, khác lạ của những người sáng tạo văn chương. Tuy không trực tiếp luận bàn đến vấn đề phong cách nhưng qua sự thể hiện và cách trình bày lập 9
- luận của người viết mà người đọc hiểu được đó chính là những biểu hiện đầu tiên của lối phê bình theo phong cách. Đi tìm hiểu về phong cách nhà văn, cho đến thời điểm này, có lẽ công trình Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học của Khrapchenco vẫn là một dấu mốc quan trọng trong hệ thống lí luận về phong cách văn học. Theo Khrapchenco, hiện vẫn còn tồn tại không ít những khái niệm khác nhau về phong cách văn học. Trong chương ba, trước khi đi sâu vào những vẫn đề cốt lõi trong những quan niệm về phong cách của D. Likhachev, A. Grogorian, V. Turbin, V. Jirmunxky, V. Kôvalev, L. Novichenco, V. Dneprov, Ya. Elsberg, R. Yakobson, … tác giả Khrapchenco cho rằng: “Hiện đang tồn tại một số lượng rất lớn những định nghĩa khác nhau về phong cách văn học. Những định nghĩa này xòe ra như cái quạt giữa sự thừa nhận phong cách là một phạm trù lịch sử - thẩm mĩ rộng nhất, bao quát nhất và sự nhìn nhận nó như những đặc điểm của những tác phẩm riêng lẻ”. [49, tr.130]. Có thể thấy rằng nhận định của Khrapchenco một mặt thể hiện sự phong phú đa dạng trong nhận thức của đời sống lí luận phê bình, một mặt nó cũng thể hiện một quan điểm chung đó là thừa nhận phong cách là một phạm trù lịch sử - thẩm mĩ rộng nhất, bao quát và chi phối mạnh mẽ đến sự hình thành cũng như phát triển thế giới nghệ thuật trong các sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ. Vì gắn chặt với vai trò của chủ thể sáng tạo nên bàn về phong cách là chúng ta bàn tới phong cách cá nhân hay còn gọi là phong cách tác giả. Có thể nói đây là một trong những vấn đề quan trọng của lý thuyết phong cách bởi lẽ không ai khác, người nghệ sĩ chính là chủ thể sáng tạo, chính là nhân tố quyết định trong việc tạo định những nét nét riêng biệt và độc đáo trong quá trình lao động nghệ thuật. Nói như vậy thì suy cho cùng, phong cách tác giả là những biểu hiện khá hoàn chỉnh của cá tính sáng tạo mà người nghệ sĩ nhìn nhận về cuộc sống, đánh giá về thế giới thông qua quan điểm sáng tác và hệ thống tác phẩm của mình. 10
- Trên thế giới, khi bàn về đặc điểm của phong cách cá nhân nhà văn trong sáng tạo nghệ thuật, các nhà lí luận, phê bình, các nhà văn như Buffon, Flaubert, Vinogradov, Turin, V. Hugo, Khrapchenco, M. Bakhtin,… cũng đã có những trang viết rất sâu sắc về những vấn đề đã trình bày ở trên. Ở Việt Nam, vào đầu thế kỷ XX, các nhà nghiên cứu, lý luận phê bình văn học như Hải Triều, Hoài Thanh, Vũ Ngọc Phan, Lê Tràng Kiều, Thiếu Sơn, Trương Tửu,… đây đó trong các bài viết của mình, các tác giả đã vận dụng khá nhiều lý thuyết phê bình tiếp thu được trong quá trình tiếp xúc với văn hóa, văn học phương Tây, đặc biệt là văn học Pháp để thẩm định những tác phẩm văn chương. Một điều không thể phủ nhận đó là trong các bài viết của các nhà nghiên cứu, lý luận phê bình ấy đã có sự vận dụng những lý thuyết phê bình theo phong cách. Đi cùng thời gian và năm tháng, các công trình về phong cách cũng ngày một đa dạng và phong phú hơn về cả nội dung và cách thức thể hiện. Trong bộ sách Lí luận văn học (tập 3), Phương Lựu cho rằng: “phong cách là chỗ độc đáo về tư tưởng cũng như nghệ thuật có phẩm chất thẩm mĩ thể hiện trong sáng tác của những nhà văn ưu tú”. [28, tr.88]. Trong công trình Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều, (Nxb Thanh niên, 2003, t.31), Phan Ngọc chỉ ra: “Phong cách là một cấu trúc hữu cơ của tất cả các kiểu lựa chọn tiêu biểu, hình thành một cách lịch sử, và chứa đựng một giá trị lịch sử có thể cho phép ta nhận diện một thời đại, một thể loại, một tác phẩm hay một tác giả”. Nguyễn Đăng Mạnh trong cuốn Nhà văn Việt Nam hiện đại chân dung và phong cách (Nxb Trẻ, 2005, tr.18) cũng nêu quan niệm: “Phong cách là một chỉnh thể nghệ thuật. Mỗi nhà văn có phong cách tạo ra cho mình một thế giới nghệ thuật riêng. Thế giới nghệ thuật ấy dù phong phú đa dạng thế nào, vẫn có tính thống nhất … Phong cách bao gồm những đặc điểm độc đáo của các tác phẩm của một nhà văn từ nội dung đến hình thức…Trong quá trình sáng tác của một nhà văn, phong cách nghệ thuật của ông ta luôn luôn chuyển từ tác phẩm 11
- này đến tác phẩm khác. Nhưng dù đổi mới thế nào, phong cách vẫn vận động trên cơ sở thống nhất… phong cách một khi đã định hình thì thường có tính bền vững”. Lại Nguyên Ân trong Từ điển văn học, bộ mới, (Nxb Thế giới, 2005, tr. 1472) cho rằng: “Khái niệm chỉ những nét chung, tương đối bền vững của hệ thống hình tượng, của các phương thức biểu hiện nghệ thuật, tiêu biểu cho bản sắc sáng tạo của một nhà văn, một tác phẩm, một khuynh hướng văn học, một nền văn học dân tộc nào đó.” Theo Từ điển tiếng Việt: “Những đặc điểm có tính chất hệ thống về tư tưởng và nghệ thuật, biểu hiện trong các sáng tác của một nghệ sĩ hay trong các sáng tác nói chung thuộc cùng một thể loại (nói tổng quát).”[32, tr.782]. Còn theo Từ điển thuật ngữ văn học thì: “Phong cách nghệ thuật là một phạm trù thẩm mĩ, chỉ sự thống nhất tương đối ổn định của hệ thống hình tượng, của các phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của một nhà văn, trong tác phẩm riêng lẻ, trong trào lưu văn học hay văn học dân tộc” [20, tr.253-254]. Khi bàn về các phương diện của phong cách, Antoine Compagnon cho rằng: - Phong cách là một biến hóa hình thức trên một nội dung ổn định (ít hoặc nhiều); - Phong cách là một tập hợp những nét đặc trưng của một tác phẩm cho phép qua đó nhận dạng và nhận ra tác giả (trực giác hơn là phân tích); - Phong cách là một sự lựa chọn giữa nhiều “lối viết”.[46, tr.285]. Khrapchenco cho rằng: “Nếu như dùng một công thức vắn tắt thì phong cách cần phải được định nghĩa như thủ pháp biểu hiện cách khai thác hình tượng đối với cuộc sống, như thủ pháp thuyết phục và thu hút độc giả”[49, tr.152], … 12
- Có thể nói, tuy còn nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau về phong cách nhưng đa số các ý kiến đều nhấn mạnh đến một đặc điểm chung của lối phê bình này, đó là một phạm trù thẩm mĩ, chỉ sự thống nhất tương đối ổn định của hệ thống hình tượng, của các phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của một nhà văn, trong tác phẩm riêng lẻ, trong trào lưu văn học hay văn học dân tộc. Như vậy, bàn về phong cách là bàn tới tính hệ thống, tính ổn định tương đối của các phương tiện biểu hiện mà người nghệ sĩ đã thể hiện trong các sáng tác của mình. Phong cách cũng là căn cứ để chúng ta nhận ra đặc trưng và sự khác nhau trong các sáng tác của mỗi một nhà văn. Bên cạnh đó, chúng ta cũng thấy được phong cách còn mang dấu ấn của dân tộc và thời đại. 1.2. Đặc trƣng của phong cách Như chúng ta đã biết, trong lí luận phê bình văn học, mỗi một khái niệm có tính nội hàm lớn đều mang những đặc trưng chủ đạo để tạo thành công cụ kiến thức khi tiến hành thẩm định giá trị tác phẩm và đánh giá vị trí của nhà văn. Phong cách là một khái niệm có tính nội hàm lớn nên nó cũng mang trong mình nhiều đặc trưng cơ bản. Trong phạm vi này, chúng tôi muốn đề cập và nhấn mạnh tới hai đặc trưng tiêu biểu của phong cách văn học như sau: 1.2.1. Thống nhất trong sự đa dạng Đây là đặc trưng có tính bền vững, chuyên biệt của phong cách văn học. Đặc trưng này luôn có sự hoà quyện giữa các yếu tố định hình, thống nhất và sự biến đổi đa dạng, phong phú. Trong hệ thống các tác phẩm của nhà văn thì cái riêng biệt, vẻ độc đáo phải xuất hiện thường xuyên, được lặp đi lặp lại, mang tính bền vững và nhất quán. Thống nhất từ cốt lõi bên trong, nhưng khi triển khai lại phải mới mẻ, muôn màu. Sự thống nhất đó không hề cản trở và cũng không mâu thuẫn gì với sự đa dạng, phong phú. Mác-xen Prút (1871-1922), nhà văn Pháp cho rằng: “Thế giới được tạo lập không phải một lần, mà mỗi lần người nghệ sĩ độc đáo xuất hiện thì một lần thế giới được tạo lập”. Điều đó nói 13
- lên sự phong phú, đa dạng và sự trưởng thành trong bản lĩnh nghệ thuật của một cá nhân nghệ sĩ sáng tạo. Chúng ta biết rằng, hạt nhân cốt lõi, cảm hứng chủ đạo trong sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Trãi chính là tư tưởng yêu nước thương dân nhưng trong mỗi thể loại, Nguyễn Trãi lại có những dấu ấn rất riêng. Những tác phẩm chính luận của Nguyễn Trãi như Đại cáo bình Ngô, Quân trung từ mệnh tập mang tinh thần hào hùng, mạnh mẽ, đanh thép và sắc bén ; nhưng Quốc âm thi tập, ta lại thấy một Nguyễn Trãi u hoài, suy tư, trầm lắng. Cũng theo hệ hình như vậy, những tác phẩm của Hồ Chí Minh ở thể loại truyện và kí thì rất hiện đại, có tính chiến đấu cao ; nhưng thơ chữ Hán của Bác lại mang khí vị Đường thi, màu sắc phương Đông cổ kính ; thơ tiếng Việt lại đậm đà cốt cách dân gian, tinh thần dân tộc. Hay hình ảnh về cái đói và cái rét trong các truyện ngắn của nhà văn Nam Cao. Hình ảnh ánh trăng trong các bài thơ của thi sĩ Hàn Mặc Tử,… Như vậy, phong cách văn học được nảy sinh từ những nhu cầu của hiện thực cuộc sống, mà hiện thực cuộc sống luôn đòi hỏi những khám phá có tính phát hiện, có sự mới mẻ trên nền tảng của vùng thẩm mĩ cá nhân nghệ sĩ sáng tạo ; đồng thời phong cách văn học cũng xuất phát từ chính những yêu cầu cơ bản của quá trình sáng tạo văn học, của những cái không lặp lại để tạo thành sự vận động hấp dẫn đặc thù từ nội dung đến hình thức đối với các thế hệ độc giả, tiếp nhận và phê bình văn học. 1.2.2. Thể hiện những phẩm chất thẩm mĩ cao, giàu tính nghệ thuật. Trong bài thơ “Vân chữ”, tác giả Lê Đạt từng viết: Mỗi công dân đều có một dạng vân tay Mỗi nhà thơ thứ thiệt có một dạng vân chữ Không trộn lẫn Các hình ảnh thơ trên ít nhiều cho người ta hình dung ra đặc trưng của phong cách văn chương qua những dấu ấn nghệ thuật. Trong cái độc đáo, đa dạng, bền vững và luôn đổi mới của các tác phẩm thì người nghệ sĩ phải có những phẩm chất thẩm mĩ. Người nghệ sĩ phải không ngừng sáng tạo ra những 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
147 p | 670 | 92
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ chat - Tiếng Việt và tiếng Anh
141 p | 667 | 73
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam bộ
240 p | 303 | 65
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ chỉ thực vật trong tiếng Việt (đối chiếu giữa các phương ngữ)
116 p | 229 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm của tiêu đề văn bản trong thể loại tin tức
192 p | 248 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tình thái giảm nhẹ trong diễn ngôn tiếng Việt
146 p | 152 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tiếp xúc ngôn ngữ Ê Đê - Việt ở tỉnh Đak Lăk trên bình diện từ vựng - ngữ nghĩa
155 p | 201 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính tiêng Việt trong lĩnh vực thương mại
152 p | 240 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ẩn dụ trong ca từ Trịnh Công Sơn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri luận
92 p | 170 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Quán ngữ tình thái tiếng Việt
94 p | 168 | 41
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa – Ngữ dụng của vị từ ngôn hành tiếng Việt
98 p | 163 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ cử chỉ
165 p | 166 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Cấu tạo hình thức và ngữ nghĩa của thuật ngữ thể thao tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
249 p | 205 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt
148 p | 155 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngữ nghĩa của phần phụ chú trong câu tiếng Việt
211 p | 155 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ án văn tiếng Việt
203 p | 119 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Màu sắc Nam bộ trong ngôn ngữ truyện ký Sơn Nam
113 p | 155 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Một số tín hiệu thẩm mĩ trong thơ Tố Hữu
25 p | 122 | 17
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn