Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Phương thức ứng xử của Nguyễn Trãi trong “Quốc âm thi tập”
lượt xem 7
download
Mục đích thứ nhất mà đề tài của chúng tôi hướng đến là tìm hiểu những yếu tố khách quan và chủ quan góp phần hình thành nên phương thức ứng xử của Nguyễn Trãi. Thấy được phương thức ứng xử linh biến của Nguyễn Trãi với bản thân và với những người xung quanh, với chốn trường quan hiểm hóc cũng như cuộc sống thanh vi lạc đạo và cả những khát vọng cuộc đời được thể hiện trong “Quốc âm thi tập”, từ đó có cái nhìn sâu sắc hơn về cốt cách, tâm hồn, trí tuệ của bậc vĩ nhân Nguyễn Trãi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Phương thức ứng xử của Nguyễn Trãi trong “Quốc âm thi tập”
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN THỊ HIỀN PHƯƠNG THỨC ỨNG XỬ CỦA NGUYỄN TRÃI TRONG “QUỐC ÂM THI TẬP” Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Phạm Thị Phương Thái Thái Nguyên – 2016
- Xác nhận khoa chuyên môn Xác nhận của người hướng dẫn khoa học PGS.TS. Phạm Thị Phương Thái
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì công trình nào khác. Các thông tin, số liệu trích dẫn trong quá trình nghiên cứu đều được ghi rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, tháng 11 năm 2016 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hiền
- ii LỜI CẢM ƠN Luận văn được hoàn thành là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu lí luận và tích lũy kinh nghiệm thực tế của tác giả. Những kiến thức quý báu mà các thầy cô giáo truyền thụ, định hướng đã làm sáng tỏ những ý tưởng, tư duy của tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Nhân dịp hoàn thành luận văn, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn, kính trọng sâu sắc tới PGS.TS. Phạm Thị Phương Thái – Trưởng khoa Văn – Xã hội, Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Văn – xã hội, Ban chủ nhiệm khoa Sau đại học trường Đại học khoa học – Đại học Thái Nguyên đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập cũng như trong quá trình thực hiện luận văn. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn. Thái Nguyên, tháng 11 năm 2016 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hiền
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN........................................................................................................................ ii MỤC LỤC ............................................................................................................................ iii PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................................ 1 1.1. Lí do khoa học ................................................................................................................ 1 1.2. Lí do thực tiễn................................................................................................................. 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.................................................................................................. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................................... 7 3.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................................... 7 3.2. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................................... 7 4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................... 7 5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................................... 8 5.1. Mục đích nghiên cứu....................................................................................................... 8 5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu……………………………………………………………………...8 6. Đóng góp của đề tài ........................................................................................................... 9 7. Bố cục của đề tài................................................................................................................ 9 NỘI DUNG ......................................................................................................................... 10 Chương 1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH PHƯƠNG THỨC ỨNG XỬ CỦA NGUYỄN TRÃI..... 10 1.1. Phương thức ứng xử ...................................................................................................... 10 1.1.1. Giới thuyết về phương thức ứng xử ............................................................................ 10 1.1.2. Phân biệt văn hóa ứng xử và phương thức ứng xử…………………………………….14 1.2. Cơ sở hình thành phương thức ứng xử của Nguyễn Trãi ................................................ 14 1.2.1. Nền tảng khách quan khởi sinh phương thức ứng xử của Nguyễn Trãi........................ 14 1.2.2. Yếu tố chủ quan - bản thể hình thành phương thức ứng xử của Ức Trai ...................... 20 Chương 2. PHƯƠNG THỨC ỨNG XỬ CỦA NGUYỄN TRÃI VỚI BẢN THÂN, GIA ĐÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG TRONG “QUỐC ÂM THI TẬP”........................................................... 26 2.1. Phương thức ứng xử của Nguyễn Trãi với bản thân ....................................................... 26 2.1.1. “Xuất – xử”, niềm trăn trở khôn nguôi........................................................................ 26 2.1.2. Phương châm “danh chăng chác, lộc chăng cầu” ........................................................ 29 2.1.3. Ứng xử của Nguyễn Trãi với thị phi, đắc – thất .......................................................... 39 2.1.4. Vuông mình theo đạo “trung dung” ............................................................................ 46 2.1.5. Ứng xử với khát vọng cá nhân.................................................................................... 49 2.2. Phương thức ứng xử của Nguyễn Trãi với gia đình........................................................ 57
- iv 2.2.1. Suy nghĩ “yên nhà nỡ phụ vợ tao khang” .................................................................... 58 2.2.2. Con – mối quan ái sâu sắc .......................................................................................... 60 2.3. Phương thức ứng xử của Nguyễn Trãi với cộng đồng .................................................... 63 2.3.1. Với láng giềng, bầu bạn.............................................................................................. 63 2.3.2. Với “đồng bào cốt nhục” ............................................................................................ 65 2.3.3. Với bậc quân thân ...................................................................................................... 69 Chương 3. PHƯƠNG THỨC ỨNG XỬ CỦA NGUYỄN TRÃI VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN TRONG “QUỐC ÂM THI TẬP” ............................................................................ 77 3.1. Thiên nhiên qua con mắt ẩn sĩ ....................................................................................... 78 3.1.1. Coi thiên nhiên như tri âm, tri kỉ................................................................................. 78 3.1.2. Tìm đến những thanh thú với thiên nhiên.................................................................... 81 3.1.3. Thiên nhiên đánh thức phần thanh cao trong tâm hồn ẩn sĩ ......................................... 86 3.2. Thiên nhiên qua con mắt bậc quân tử ............................................................................ 88 3.3. Thiên nhiên qua con mắt “lão nông tri điền”.................................................................. 94 KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................. 102 PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 105
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Lí do khoa học Mác đã từng nói “trong tính hiện thực, bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”. Mỗi cá nhân là trung tâm quy tụ các quan hệ - đa chiều, phức tạp. Phương thức ứng xử có thể coi là yếu tố chi phối, thậm chí quyết định sự thành công, thất bại. Hơn thế, phương thức ứng xử xét về khía cạnh nào đó (như một nghệ thuật) là bộ mặt thứ hai, thể hiện tầm văn hóa, trí tuệ, tính cách đồng thời cũng là thước đo giá trị của con người. Văn hóa ứng xử của con người luôn có xu hướng xê dịch theo thế cân bằng với xã hội, mỗi thời đại lại có chuẩn mực ứng xử khác nhau. Thời kì phong kiến con người chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của cả ba luồng tôn giáo: Nho, Phật, Đạo. Hiện tượng “tam giáo đồng nguyên” đã dẫn đến những giao thoa trong việc chọn lẽ ứng xử: với xã hội, họ vận dụng triệt để lẽ “xuất – xử; hành – tàng”; với con người, họ hành lễ theo “tam cương, ngũ thường”, theo đạo “trung hòa”; với thiên nhiên, họ thi ứng theo nguyên lí “thiên địa vạn vật nhất thể”. Nguyễn Trãi là một nhà tư tưởng lớn của Việt Nam thời trung đại, cả ba tôn giáo trên đều ít nhiều có tác động đến việc lựa chọn cách ứng xử của ông. Được viết vào những năm tháng cuối đời, sau bao thăng trầm, biến cố của bản thân và thời đại lịch sử, với chiêm nghiệm xương máu, “Quốc âm thi tập” như tập “đại thành” phản ánh trọn vẹn, đa chiều nhất con người cá nhân Nguyễn Trãi. Tập thơ thể hiện sâu sắc phương châm ứng xử của Nguyễn Trãi trong các mối quan hệ với xã hội, với giới tự nhiên và từ đó người đọc có thêm một phương quan tri nhận con người ưu tú ấy. Đây chính là điều thu hút chúng tôi lựa chọn đề tài “Phương thức ứng xử của Nguyễn Trãi trong “Quốc âm thi tập”. 1.2. Lí do thực tiễn Ứng xử là vấn đề muôn thủa của nhân loại. Trong xã hội hiện đại, với nền kinh tế thị trường, ứng xử càng ngày càng bị xem nhẹ. Nét đẹp văn hóa ứng xử của người Việt đang bị ăn mòn. Đâu đó có những nơi, các mối quan hệ rường cột trong gia đình bị phá vỡ, ngoài xã hội người với người càng ngày càng thờ ơ, vô cảm.
- 2 Nhiều vụ án lớn nhỏ xảy ra liên tiếp hàng năm và vấn đề gốc rễ phải chăng bắt nguồn từ sự đứt gãy trong cách ứng xử của con người? Làm thế nào để nối lại rồi khơi ấm lên mạch nguồn văn hóa tốt đẹp trong truyền thống ứng xử của người Việt? Để xã hội tốt đẹp hơn, “Người yêu người sống để yêu nhau”? “Ôn cố tri tân” là một lí do để chúng tôi có thêm động lực tiến hành nghiên cứu đề tài về phương thức ứng xử của Nguyễn Trãi. Với vị trí quan trọng trong nền văn học nước nhà, Nguyễn Trãi là một tác gia văn học lớn được đưa vào giảng dạy ở chương trình phổ thông. Tiến hành nghiên cứu vấn đề phương thức ứng xử của Nguyễn Trãi sẽ ít nhiều góp phần phục vụ cho việc nghiên cứu, học tập và giảng dạy về tác gia văn học này. Với những lí do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài khoa học: “Phương thức ứng xử của Nguyễn Trãi trong “Quốc âm thi tập” để tiến hành nghiên cứu. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Thơ là người và thơ là đời. Được coi như tập thơ khởi nguyên cho nền thi ca dân tộc viết bằng chữ Nôm, “Quốc âm thi tập”, một lát cắt về đoạn đời ẩn cư đất Côn Sơn đầy tâm sự của Nguyễn Trãi, thật sự đã thu hút sự quan tâm, chú ý của giới nghiên cứu trong và ngoài nước. Không chỉ quan tâm đến nội dung và nghệ thuật ngôn từ, về văn học và văn hóa, về ý nghĩa của tập thơ trong sự phát triển chung của ngôn ngữ dân tộc,… phương thức ứng xử của Nguyễn Trãi trong tập thơ cũng là một vấn đề được nhiều tác giả quan tâm. Dương Bá Cung trong bài “Tựa Ức Trai di tập” cũng viết những lời bình luận về ứng xử của bậc chân Nho Nguyễn Trãi trước cám dỗ của lợi danh “khi quân Minh sang xâm lược nước ta, lòng ông chỉ băn khoăn với nước nhà, dù người Minh lấy quan cao chức trọng để câu dử, ông cũng không chịu đến” [30,348]. Rồi lại thương tiếc cách xử trí vì tận trung mà quên mất lẽ khôn khéo phòng thân đẩy ông đến họa chu di “Xem ông giúp việc hai đời, đem hết lòng trung mà khuyên vua điều phải, tuy thường bị đè nén mà không từng chịu khuất. Ở trong cảnh ngộ như Giáng Quán cần phải có nhiều cách xử trí khôn khéo công phu, mà ông lại không rõ cái lẽ “chỉ túc”, thành ra cuối cùng không được trọn tiếng tốt, thương thay!” [30,350)].
- 3 Vẫn tiếp tục nhìn nhận luồng tư tưởng có ảnh hưởng đến ứng xử của Nguyễn Trãi, trong bài viết “Tư tưởng của Nguyễn Trãi”, Nguyễn Thiên Thụ đã khẳng định do ảnh hưởng của thuyết “thiên mệnh” nên: “Mọi sự thành bại, giàu sang phú quý hay đói rách nghèo hèn đều do mệnh trời sắp đặt…Với niềm tin đó, Nguyễn Trãi bao giờ cũng an nhiên tự tại, dù gặp thất bại cũng không khổ đau, dầu gặp thành công cũng không tự đắc” [16,152]. Nguyễn Trãi luôn đề cao cách ứng xử của đạo lễ nhà Nho với “tam cương, ngũ thường”: “Nguyễn Trãi luôn hướng đến bổn phận thiêng liêng đối với gia đình và tổ quốc. Khi ra làm quan, khi về ở ẩn lúc nào Nguyễn Trãi cũng tâm niệm đến hai chữ trung hiếu” [16,155]. Với nhân dân bần vi, ông luôn có cách ứng xử thấu tình, đạt lí “Nguyễn Trãi chịu ảnh hưởng của chủ trương “quân vi khinh, dân vi quý”. Kẻ sĩ phải lắng nghe tiếng nói của quần chúng, phải hành động theo ý nguyện của đại đa số dân chúng và nhất là phải thu phục được tình cảm của dân chúng” [16,160]. “Xuất – xử” là hai lẽ sống luôn giằng co, lúc u lúc minh trong con người Nguyễn Trãi, nên khi thời thế rối ren cách ứng xử của Nguyễn Trãi là chọn cách “thanh tĩnh vô vi”, coi “đời là giấc mộng và công danh phú quý như sương đầu ngọn cỏ” [16,163]. Vẫn tiếp tục mối giằng co giữa “xuất –xử”, nhà phê bình hiện đại - Hoài Thanh trong bài viết “Một vài nét về con người Nguyễn Trãi qua thơ Nôm” đã thấm thấu điểm cơ bản trong cách ứng xử của Ức Trai: vì một “tấm lòng son” mà “ Ông không chịu bỏ cuộc, ông kiên trì bám trụ. Ông giữ vững khí tiết, giữ vững lòng ưu ái, giữ vững niềm tin và mặc dù chịu đủ điều tủi cực vẫn nhân hậu với người, chan hòa với cảnh, vẫn luôn luôn bình tĩnh ung dung”[ 18,717]. Nhất quán trong cách ứng xử với quân thân và nhân dân bần vi, Hoài Thanh nhận thấy mối ưu ái của Nguyễn Trãi với “những người cùng khổ, một tấm lòng như nước triều ngày đêm cuồn cuộn, một tấm lòng luôn luôn nóng bỏng như lửa trong lò…vượt xa Trương Lương và tất cả những người tu tiên học đạo” [18, 706]. Bùi Văn Nguyên trong lời tựa “Quốc âm thi tập”, nhận định cách ứng xử của Nguyễn Trãi là “triết lí tình thương bao la của ông, bao gồm người và cảnh, người và tự nhiên, người và vật” [13,16]. Và ông đặc biệt “có ý thức về đạo làm người chân chính, giữ đúng vị trí “linh vật trưởng” của muôn vật mà yêu thương chủng loại riêng mình đã đành, mà còn thương yêu cả cảnh vật thiên nhiên, cả muôn vật, coi trọng hạnh phúc chung, coi trọng phong cảnh chung” [13,17]. Quan niệm ứng xử của Nguyễn Trãi
- 4 không cứng nhắc mà “nóng nảy với những ai bảo thủ, ngoan cố, còn bình thường thì lại hiền hòa, bao dung như vị tiên trên trần” [13,17]. Giáo sư Lê Trí Viễn lại đứng trên bình diện của lịch sử để đánh giá khách quan con người cũng như tư tưởng của Nguyễn Trãi. Trong bài viết “Nguyễn Trãi, nhìn từ phía Lý – Trần”, giáo sư nhận định về cách ứng xử của Nguyễn Trãi tạo nên “phong cách sống: vừa làm việc hết mình cho dân cho nước, nhưng lòng bao giờ cũng sạch, nhẹ như kẻ xuất gia, không hề nặng danh lợi của kiếp trần, mà cũng vừa biết sống lành mạnh vui tươi giữa cuộc sống nông thôn lao động, với mọi cảnh vật thiên nhiên” [40,65] Nhà nghiên cứu Trần Đình Hượu dưới góc nhìn văn hóa trong bài viết “Nguyễn Trãi và Nho giáo” cũng đề cập đến những vấn đề xoay quanh ứng xử của con người phận vị ở Nguyễn Trãi. Với bổn phận của một bề tôi “Suốt đời Nguyễn Trãi làm việc với tinh thần nhập thế có trách nhiệm, luôn để ý đến nhân dân, lo trước điều lo của thiên hạ” [18,99]. Với bổn phận làm cha, Nguyễn Trãi chọn cách răn dạy con cái bằng những tâm huyết đúc rút theo suốt đường đời thăng trầm của mình. “Ông khuyên không nên sợ nghèo, không nên tham lợi, tham giàu…quý hơn của cải là đạo đức…cũng cần phải có học, có nghề và có tài” [18,103]. Nguyễn Trãi “khuyên anh em nên thương yêu nhau”; “trong hương đảng đừng đua huyết khí mà gây gổ cạnh tranh mà làm mất lòng người”; “hiếu với cha, trung với vua nhưng không phải tinh thần “quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử” như của Nho giáo cứng nhắc” [18,105]. Với phận vị của bậc làm quan giữa triều, Trần Đình Hượu cũng nhìn thấy cách ứng xử linh hoạt của Nguyễn Trãi “đối với đám triều quan, ông chỉ thấy chông gai, sóng gió, lòng người hiểm sâu phải lo gìn giữ và tìm cách xa lánh, thì đối với thiên nhiên ông lại hết sức cởi mở, trân trọng, thân thương” [18,108]. Như lời tổng kết trong bài viết của mình, Trần Đình Hượu khẳng định cách ứng xử của Nguyễn Trãi cơ bản “lấy con người tự nhiên, tự do tự tại làm cơ sở cho một thái độ sống vì đời, làm việc thiện cho nhau, có quan hệ đầm ấm với nhau đồng thời đảm bảo thú vui riêng” [18,114]. Giáo sư Nguyễn Huệ Chi trong cuốn “Văn học cổ cận đại Việt Nam từ góc nhìn văn hóa đến giải mã nghệ thuật” bàn về “Niềm thao thức lớn trong thơ Nguyễn Trãi” đã đề cập đến hầu hết mọi lẽ ứng xử cơ bản nhất của Nguyễn Trãi. Với bậc quân thân dù: “Tìm về núi cũ, hay lên tiên, hay yên tâm với việc cày nhàn câu vắng…bằng cách
- 5 nào đi nữa thì rút cục Nguyễn Trãi cũng không quên được mọi chuyện của cõi trần” [3,126]. Cả việc ứng xử trong mối quan hệ thường nhật với người thân với hàng xóm láng giềng và bản thân cũng được giáo sự đề cập “Thời kỳ ở ẩn Côn Sơn, ông già Ức Trai ít nhiều có cái phận sự thông thường của người làm cha làm mẹ. Ông gợi ý cho con cháu, cho hàng xóm láng giềng, và có lẽ cũng là gợi ý cho mình, về một phương châm sống… “hòa hảo, nhân ái”.[3,128]. Còn với thiên nhiên trong những ngày cáo quan ở ẩn cũng được giáo sư nhận định “Nhà thơ dựng lên một cảnh sống bầu bạn, trong đó không phải chỉ có một con người lặng thinh trước cảnh vật mà là những tâm hồn bên cạnh những tâm hồn yêu thương, quấn quýt, cảm thông lẫn nhau” [3,132]. Nguyễn Huệ Chi đã nhận xét “Đọc Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi ta bắt gặp một cuộc đời khác hẳn, một cuộc đời đạm bạc, cảnh vật dàn trải ra mênh mông và trong cảnh đất trời phóng khoáng ấy, nổi bật lên hình ảnh tiên cốt của nhà thơ quấn quýt lấy trăng, gió và thông” [3,113]. Viết về “Con người cá nhân trong thơ Nôm Nguyễn Trãi”, Trần Đình Sử lại đi tìm hiểu xem ý thức cá nhân của Nguyễn Trãi chi phối đến phương thức xử của ông ra sao, và cả sự dung hoà giữa lợi ích cá nhân và lợi ích dân tộc: “Ý thức cá nhân ở đây biểu hiện thành ý thức tự khẳng định, chống hòa đồng với thói phàm, đứng ngoài cõi tục. Ý thức này quyện chặt với ý thức nghĩa vụ, sứ mệnh…lý tưởng làm việc lớn, ích quốc lợi dân, chứ không phải lợi cho cái tôi nhỏ bé của mình, không phải đua chen, cạnh tranh, cơ hội” [18,727]. Kiều Văn trong cuốn Thơ văn Nguyễn Trãi đã viết về cách ứng xử của ông trên các chặng đường khác nhau. Khi giữ cương vị triều chính. “Không một giây phút nào Nguyễn Trãi không tha thiết mang tất cả nghị lực và tài năng, tất cả tâm hồn và tình cảm để cống hiến, phụng sự cho đất nước và dân tộc” [36,14]. Còn khi lui mình về ở ẩn tại Côn Sơn “Ông đã xử thế bằng cách hòa nhập vào thiên nhiên. Chúng ta thấy ông hiện lên như một tiên ông, một vị thánh hiền giữa núi non, mây nước, cỏ cây, chim muông. Tâm hồn ông, thoát khỏi những chốn “cửa mận tường đào” đầy bon chen và bụi bậm, càng trở nên cao khiết và đáng kính”. [36,16] Thậm chí, tác giả còn nhìn thấy mối lo cao quý của Nguyễn Trãi cả khi lâm triều lẫn khi đã lui về ở ẩn “Cái mối lo cao quý của bậc nho thần trung trực khi ngồi cao ở miếu đường thì lo lắng vì dân, khi xa
- 6 lánh ở giang hồ thì lo lắng vì vua” [36,15]. Một con người luôn cánh cánh trong lòng nỗi quân, dân. Nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn trong cuốn “Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX” đã quan tâm đến sự ảnh hưởng của tư tưởng – chính trị trong sáng tác của Nguyễn Trãi, nhân cách vĩ đại cũng như tinh thần nhà Nho của Nguyễn Trãi từ đó khẳng định cống hiến của Nguyễn Trãi đối với nền văn học nước nhà. Trong phần bàn về “Nhân cách Nguyễn Trãi”, tác giả đã chỉ ra mối quan ái trong phương thức ứng xử của Nguyễn Trãi “Chú ý nhiều đến đạo làm cha và đạo làm con chứ hầu như không đề cập đến các quan hệ xã hội khác” [30,328]. Và khẳng định “Trước sau như một, Nguyễn Trãi vẫn kiên trì đạo trung hiếu, vì trung hiếu là điều kiện để lo cho dân cho nước” [30,331]. Có một công trình nghiên cứu khá sâu sắc về ứng xử của Nguyễn Trãi, đó là luận văn thạc sĩ về văn hóa của Trần Thị Thanh Bình trường ĐH KHXH và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh. Phạm vi vấn đề nghiên cứu khá rộng: toàn bộ những gì liên quan đến ứng xử của Nguyễn Trãi trên phương diện văn hóa như: với văn hóa Trung Hoa (trên cả mặt ứng phó và tiếp biến); với văn hóa Việt Nam (trong việc ứng xử với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội). Mục tiêu của đề tài này là: thông qua tìm hiểu về văn hóa ứng xử của Nguyễn Trãi trên hai trục quan hệ chính là quan hệ với các nền văn hóa bên ngoài (tiêu biểu là với văn hóa Trung Hoa) và quan hệ trong nội bộ của nền văn hóa dân tộc, để làm rõ hai luận điểm chính sau: Trong một thời đại đầy biến động, có tính chất bản lề của lịch sử dân tộc cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV, Nguyễn Trãi đã kế thừa và phát huy một cách xuất sắc truyền thống văn hóa dân tộc trong quan hệ với Trung Hoa. Trong nội bộ của nền văn hóa Việt Nam, Nguyễn Trãi đã có những đóng góp xuất sắc, góp phần quan trọng vào việc phát triển và nâng nền văn hóa dân tộc lên một tầm cao mới. Và rõ ràng vấn đề được làm sáng tỏ trong đề tài khoa học này là sự củng cố vững chắc cho ý kiến đánh giá về Nguyễn Trãi “nhà văn hóa lớn của dân tộc và là danh nhân văn hóa thế giới”. Trong luận văn này, tác giả đã nghiên cứu văn hóa ứng xử của Nguyễn Trãi với cứ liệu là toàn bộ các sáng tác của ông chứ không riêng gì “Quốc âm thi tập”. Có thể thấy các công trình đi trước đã ít nhiều đề cập đến vấn đề về tư tưởng chi phối đến cách ứng xử của Nguyễn Trãi với bản thân, với môi trường xã hội và môi
- 7 trường tự nhiên để thấy được tư tưởng, trí tuệ, tâm hồn, bản lĩnh của Nguyễn Trãi, đồng thời bước đầu cho thấy sự linh hoạt trong lựa chọn cách thức ứng xử của tiên sinh. Đây chính là những gợi ý để chúng tôi tiếp tục đi sâu nghiên cứu “Phương thức ứng xử của Nguyễn Trãi trong Quốc âm thi tập”. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài lấy vấn đề phương thức ứng xử của con người làm cơ sở nền tảng để từ đó tìm hiểu cặn kẽ phương thức ứng xử của Nguyễn Trãi với bản thân, với môi trường xã hội và môi trường tự nhiên trong “Quốc âm thi tập”. Qua đó, ta nhận thấy phương thức ứng xử linh hoạt, mềm dẻo, lúc buông lúc giữ vô cùng đắc dụng của Ức Trai tiên sinh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài khoa học lấy văn bản “Nguyễn Trãi Quốc âm thi tập” của tác giả Phạm Luận phiên âm và chú giải, Nxb Giáo dục, Hà Nội xuất bản năm 2012 làm tư liệu nghiên cứu và đi sâu tìm hiểu các vấn đề liên quan đến phương thức ứng xử của Nguyễn Trãi với môi trường xã hội và môi trường tự nhiên. Để phục vụ cho việc tìm hiểu đề tài, chúng tôi cũng sử dụng một số tài liệu, bài viết cũng như các bài nghiên cứu có liên quan đến vấn đề ứng xử của Nguyễn Trãi. 4. Phương pháp nghiên cứu Chúng tôi sử dụng những phương pháp sau để tiến hành nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: tổng quan những vấn đề lý thuyết có liên quan đến truyền thống ứng xử của dân tộc và con người trung đại Việt Nam nói chung cũng như những vấn đề lý thuyết có ảnh hưởng đến phương thức ứng xử của Nguyễn Trãi nói riêng. - Phương pháp tiếp cận văn hóa đối với tác phẩm văn học để thấy được văn hóa ứng xử của con người trung đại có ảnh hưởng như thế nào đến Nguyễn Trãi khi viết “Quốc âm thi tập”. - Phương pháp tiếp cận xã hội học để thấy sự ảnh hưởng của hoàn cảnh lịch sử, xã hội đến cách thể hiện phương thức ứng xử của Nguyễn Trãi trong “Quốc âm thi tập”. - Phương pháp tiếp cận thi pháp học đối với tác phẩm văn học để tìm hiểu nội
- 8 dung cũng như nghệ thuật của “Quốc âm thi tập”. Bên cạnh đó, chúng tôi còn sử dụng các thao tác thống kê, phân tích, tổng hợp và so sánh. 5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích thứ nhất mà đề tài của chúng tôi hướng đến là tìm hiểu những yếu tố khách quan và chủ quan góp phần hình thành nên phương thức ứng xử của Nguyễn Trãi. Thấy được phương thức ứng xử linh biến của Nguyễn Trãi với bản thân và với những người xung quanh, với chốn trường quan hiểm hóc cũng như cuộc sống thanh vi lạc đạo và cả những khát vọng cuộc đời được thể hiện trong “Quốc âm thi tập”, từ đó có cái nhìn sâu sắc hơn về cốt cách, tâm hồn, trí tuệ của bậc vĩ nhân Nguyễn Trãi. Mục đích thứ hai mà đề tài cũng muốn hướng tới đó là “ôn cố tri tân”. Phương thức ứng xử không chỉ là vấn đề xưa của Nguyễn Trãi mà đó còn là vấn đề trường nguyên của nhân loại. Nên mong muốn của những người làm đề tài chúng tôi là thế hệ hôm nay sẽ sàng lọc được những kinh nghiệm hữu ích từ phương thức ứng xử của Nguyễn Trãi để vận dụng vào cách ứng xử của mình trong cuộc sống hiện đại. Như nhà nghiên cứu Bùi Văn Nguyên đã nhận định: “Chỉ sợ chúng ta quá hãnh diện về máy móc mà chưa theo kịp tổ tiên của mình về vị trí làm người mà thôi. Đó là tất cả tâm tư Nguyễn Trãi gửi lại chúng ta, những con em đất Việt, trong tập thơ Quốc âm của mình” [14,21]. Bởi một chân lí hiển nhiên, còn tồn tại, còn sống ngày nào chúng ta còn ấp lòng bài học ứng xử ngày đó. 5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Với mục đích trên, đề tài khoa học cần thực hiện được nhiệm vụ sau: Tìm hiểu rõ cơ sở nền tảng văn hóa, xã hội, chính trị khách quan cũng như yếu tố bản thân chủ quan bên trong hình thành nên phương thức ứng xử của Nguyễn Trãi. Chỉ rõ cách thức thể hiện trong ứng xử mà Nguyễn Trãi đặt ra cho bản thân mình cũng như với môi trường xã hội và môi trường tự nhiên trong “Quốc âm thi tập”. Qua đó, để ta thấy được chân dung con người Nguyễn Trãi.
- 9 Đúc rút được những bài học ứng xử cho con người hiện đại thông qua phương châm xử thế mà Nguyễn Trãi đã thể hiện trong tập thơ Nôm của ông. 6. Đóng góp của đề tài Trong hệ thống dày dặn các công trình nghiên cứu khoa học về Nguyễn Trãi, đặc biệt những bài nghiên cứu có đề cập đến phương thức ứng xử của Nguyễn Trãi, khi tiến hành nghiên cứu đề tài này chúng tôi mong muốn đóng góp thêm một góc nhìn về Nguyễn Trãi, đứng từ phương thức ứng xử để định giá lại một lần nữa những lựa chọn cam go nhưng rất thông tuệ và đầy tâm huyết của tiên sinh trước thời đại và lịch sử. Phương thức ứng xử của Nguyễn Trãi như một gợi dẫn cho chúng ta làm sao để vừa cống hiến lại vừa thỏa mãn những khát vọng cá nhân và luôn tìm được niềm vui trong mọi thế cảnh cuộc đời. 7. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, cấu trúc đề tài được triển khai làm ba chương: Chương 1: Cơ sở hình thành phương thức ứng xử của Nguyễn Trãi Chương 2: Phương thức ứng xử của Nguyễn Trãi với bản thân, gia đình và cộng đồng trong “Quốc âm thi tập” Chương 3: Phương thức ứng xử của Nguyễn Trãi với môi trường tự nhiên trong “Quốc âm thi tập”
- 10 NỘI DUNG Chương 1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH PHƯƠNG THỨC ỨNG XỬ CỦA NGUYỄN TRÃI 1.1. Phương thức ứng xử 1.1.1. Giới thuyết về phương thức ứng xử Không ai có thể tồn tại ngoài cộng đồng và môi trường sống, điều đó tạo nên mối liên hệ, ràng buộc qua lại mà ta quen gọi là “xã hội”. Để nhận định đánh giá khách quan một cá nhân cần phải đặt họ trong mối tương tác với thế giới xung quanh. Thước đo chuẩn mực có lẽ là cách con người quan hệ với ngoại giới hay chính là ứng xử. “Ứng xử là thể hiện thái độ, hành động thích hợp trước những việc có quan hệ giữa mình với người khác” [15,1395]. Ứng xử là nét riêng biệt chỉ có ở xã hội loài người. Ứng xử thể hiện trình độ văn minh của cộng đồng và văn hóa của mỗi con người. Từ thái độ, suy nghĩ con người thể hiện ra bên ngoài bằng hành động. Từ kênh thông tin: thái độ và hành động - người ta sẽ định giá cách ứng xử của mỗi cá nhân. Ứng xử đơn thuần không chỉ thể hiện mối quan hệ thân sơ, yêu ghét mà còn thể hiện tầm trí tuệ, năng lực cá nhân thậm chí là bản lĩnh sống. Vì thế, trước một hoàn cảnh, một vấn đề, cùng một đối tượng…mỗi người lại có cách ứng xử khác nhau. Con người có sự tương tác thường xuyên với xã hội và giới tự nhiên. Tất nhiên, trong hai mối quan hệ ấy, người ta đặc biệt chú trọng quan hệ giữa con người với con người, vì nó thể hiện sắc nét nhất nghệ thuật sống của mỗi cá nhân. Quan hệ xã hội được chia thành năm cấp độ khác nhau: gia đình, làng xóm, quê hương, quốc gia và nhân loại. Còn quan hệ với giới tự nhiên thường ta chỉ đề cập đến tác động tích cực hay tiêu cực của con người. Mỗi người có thể chọn cho mình một cách ứng xử mà họ tâm đắc và từ đó nhân cách được hình thành và soi sáng. Từ đó con người rút ra bài học ứng xử với bản thân để đạt được thành công trong cuộc sống. Ứng xử, giao tiếp của con người là hoạt động có ý thức, vì thế ngay khi tiến hành hoạt động đó, con người đồng thời cũng đặt hàng loạt các đích giao tiếp. Đích đầu tiên không thể thiếu của ứng xử, giao tiếp là trao đổi thông tin, đó chính là nhu cầu
- 11 hối thúc con người tiến hành hoạt động này. Bên cạnh đó, thông qua hoạt động giao tiếp ứng xử con người bộc lộ cảm xúc, thái độ của mình, cũng là để nhận thức và đánh giá lẫn nhau. Mặt khác, ứng xử, giao tiếp còn có thể coi như một tấm gương để mỗi cá nhân soi vào đó mà tự điều chỉnh hành vi của mình. Tiến hành giao tiếp ứng xử như thế nào để hiệu quả giao tiếp cao nhất, được cho ta mà không hại cho người. Câu trả lời nằm trong phương thức ứng xử bởi người xưa có câu “Ác đúng chỗ là thiện, thiện sai chỗ thành ác”. Chọn cho mình lẽ xử thế hợp cảnh để đạt đến đức nhân là mong muốn của mỗi người. Chính vì thế, phương thức ứng xử luôn được con người trong mọi thời đại xem trọng và đưa ra những giới thuyết hợp lý nhất. “Phương thức là cách thức và phương pháp tiến hành nói chung” [15, 1021]. Nói đến phương thức người ta thường nhấn mạnh đến cách thực hiện để đạt được cái đích đã đề ra. Với ứng xử, thông thường người ta thường đề cập đến biểu hiện của hành vi ứng xử để định giá chủ thể của hành vi ứng xử. Nhưng với phương thức ứng xử thì người ta chú trọng đến việc thực hiện như thế nào. Hay nói cách khác, phương pháp nào được vận dụng trong hành vi ứng xử. Từ phương pháp và cách thức ấy, dần dà người ta đi tìm ra quy luật ứng xử và đó là những thông tin cần thiết để giải mã những tâm hồn, tính cách, trí tuệ, bản lĩnh của chủ thể giao tiếp. Từ hai khái niệm “ứng xử” và “phương thức”, ta có thể hiểu phương thức ứng xử như sau. Phương thức ứng xử là cách thức, phương pháp thể hiện thái độ, hành động trước những việc có quan hệ giữa mình với người khác, với môi trường, hoàn cảnh sống…Từ đó khẳng định tầm trí tuệ, bản lĩnh sống cũng như vốn hiểu biết và văn hóa ứng xử của mỗi cá nhân. 1.2. Phân biệt văn hóa ứng xử với phương thức ứng xử Phương thức ứng xử và văn hóa ứng xử là hai khái niệm cận quan. Để phân biệt được thì trước tiên ta cần hiểu “văn hóa ứng xử” là gì. Có rất nhiều định nghĩa về văn hóa nhưng xin được viện dẫn khái niệm trong Đại từ điển tiếng Việt: “Văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng
- 12 tạo ra trong lịch sử”. Những gì con người sáng tạo ra trên cái nền của tự nhiên và ứng dụng quay lại phục vụ chính con người đó chính là văn hóa. Đôi khi văn hóa trở thành một thước đo để đánh giá con người trong xã hội. Văn hóa ứng xử là cách đối nhân xử thế thích hợp, đẹp đẽ giữa người với người trong cuộc sống. Việc ứng xử có văn hóa không chỉ tạo nên nét đẹp cho từng cá nhân, mà còn phản ánh bản sắc văn hóa của một cộng đồng, một quốc gia, một dân tộc. Văn hóa ứng xử của mỗi quốc gia dân tộc khác nhau, thậm chí ngay cùng một đất nước mỗi vùng miền, mỗi thời kì cũng có những chuẩn mực văn hóa ứng xử khác nhau. Bảng 1.1: Phân biệt văn hóa ứng xử và phương thức ứng xử Tiêu chí Văn hóa ứng xử Phương thức ứng xử Phạm vi Rộng: vùng miền văn Hẹp: Cá nhân. hóa, quốc gia, vùng lãnh thổ cư dân. Đặc điểm nổi - Tính truyền thống, lâu - Tính hiện đại, luôn luôn được làm mới, bật đời, ổn định, “tính tĩnh”. thay đổi, thậm chí có những trường hợp đi ngược lại với quy tắc văn hóa ứng xử chung cho phù hợp với hoàn cảnh lịch sử, xã hội và cá nhân – “tính động”. - Tính chung của quốc - Tính riêng biệt của cá nhân . gia, cộng đồng, vùng miền. Tính chất - Thiên về những tính - Thiên về sự vận dụng, ứng dụng cụ thể chất mang nặng yếu tố những lý thuyết ứng xử trong giao tiếp lý thuyết về ứng xử. hàng ngày. Mối quan hệ - Văn hóa ứng xử có vai - Phương thức ứng xử được sinh tạo trên trò làm nền tảng để sản cái nền văn hóa ứng xử chung của dân sinh và định giá hành vi tộc. ứng xử của con người.
- 13 - Văn hóa ứng xử có tác - Phương thức ứng xử có tính tương tác động một chiều đến qua lại: Chịu tác động của văn hóa ứng phương thức ứng xử - xử, nhưng cũng tác động lại văn hóa ứng tác động chi phối. xử (trong những trường hợp sự thay đổi của cá nhân phù hợp, đáp ứng được yêu cầu của lịch sử, xã hội thì từ phương thức ứng xử riêng đó có thể ảnh hưởng và hình thành nên văn hóa ứng xử chung của cộng đồng, tất nhiên cần phải có thời gian). Điều này lí giải tại sao có các nhà văn hóa, danh nhân văn hóa. Bản chất - Trả lời cho câu hỏi - Trả lời cho câu hỏi “hành vi ứng xử “hành vi ứng xử được được thực hiện bằng cách nào?”. biểu hiện như thế nào?”. Khi phân biệt được văn hóa ứng xử và phương thức ứng xử ta sẽ hiểu rõ hơn vấn đề được bàn đến trong luận văn - phương thức ứng xử của Nguyễn Trãi. Ở đây, ta nhấn mạnh đến tính động, tính linh hoạt, cái riêng, cái cá nhân trong ứng xử của Nguyễn Trãi trên nền văn hóa ứng xử chung của dân tộc, điều đó vừa thể hiện được bản sắc dân tộc lại vừa thể hiện bản lĩnh cá nhân của một con người tài trí lỗi lạc, một nhà văn hóa lớn của dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới. Phương thức ứng xử nói chung đề cao phương pháp, cách thức con người tiến hành giao tiếp. Nhưng trong phạm vi của đề tài này, chúng tôi một mặt xem xét khía cạnh Nguyễn Trãi đã lựa chọn cách ứng xử như thế nào đối với chính bản thân mình, với những người thân yêu trong gia đình, với cộng đồng xã hội để có thể vừa thỏa mãn khát vọng cống hiến của một con người phận vị nhưng cũng cố gắng để thỏa nguyện khao khát của cá nhân mình. Bên cạnh đó, cách thức ứng xử của Nguyễn Trãi đối với thiên nhiên như thế nào cũng được đề cập để thấy được tình yêu thiên nhiên, sự nâng niu, trân trọng thiên nhiên hết mực của ông. Từ phương thức ứng xử với con người và thiên nhiên ta nhìn thấu tâm can của con người “Sinh bất phùng thời, “Hoài tài bất ngộ” nhưng vẫn cống hiến hết thân, tâm cho dân cho nước.
- 14 1.2. Cơ sở hình thành phương thức ứng xử của Nguyễn Trãi 1.2.1. Nền tảng khách quan khởi sinh phương thức ứng xử của Nguyễn Trãi 1.2.1.1. Truyền thống ứng xử của dân tộc Mỗi dân tộc có nền văn hóa mang bản sắc riêng. Trong dòng chảy ấy thì truyền thống ứng xử là yếu tố căn cốt cấu thành nên văn hóa quốc gia. Dễ nhận thấy, không một quốc gia, dân tộc nào có văn hóa, truyền thống ứng xử giống nhau. Việt Nam ta cũng có những truyền thống ứng xử tạo nên sự khác biệt, hấp dẫn riêng của so với các dân tộc khác trên thế giới. Truyền thống là những thói quen, tư tưởng những giá trị văn hóa lâu đời đã hình thành trong lối sống và nếp nghĩ, được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác. Truyền thống không chỉ là bản sắc của dân tộc mà nó còn là một yếu tố quan trọng khẳng định chủ quyền độc lập: “Sơn xuyên chi phong vực ký thù, Nam Bắc chi phong tục diệc dị.” (Núi sông bờ cỡi đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khác) (Cáo bình Ngô - Nguyễn Trãi) Từ khi mới sinh, mỗi người con đất Việt được tắm đẫm trong bầu sữa văn hóa. Các bậc cha mẹ luôn tâm niệm dạy con cách ứng xử: “Tiên học lễ, hậu học văn” (Tục ngữ). Ứng xử là bài học “vỡ lòng” thiết yếu, cần có trước việc học “chữ”. Truyền thống ứng xử của con người Việt Nam rất đa dạng nhưng ta có thể quy về các mối quan hệ cơ bản. Trước tiên là ứng xử trong gia đình. Người Việt đặt việc thi lễ trong gia đình theo khuôn chuẩn đạo hiếu, chú trọng đến kính lễ của con cái với cha mẹ. Làm con phải đặt ơn cha nghĩa mẹ làm đầu: "Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra" (Ca dao) Kinh nhà Phật từng dạy: "Có hai hạng người, này các Tỳ kheo, ta nói không thể trả ơn được đó là mẹ và cha". Tình cảm nào rồi cũng nhạt phai với thời gian, chỉ có cha mẹ thương con là ngàn năm bất tận. Ngẫm trên đời, quy luật chung trong mối quan hệ giữa người với người là “cho” và “nhận”. Nhưng chỉ duy nhất một thứ tình cảm đi
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
147 p | 681 | 93
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với thành ngữ tiếng Anh)
199 p | 379 | 78
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ chat - Tiếng Việt và tiếng Anh
141 p | 675 | 73
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam bộ
240 p | 308 | 65
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tình thái giảm nhẹ trong diễn ngôn tiếng Việt
146 p | 153 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tiếp xúc ngôn ngữ Ê Đê - Việt ở tỉnh Đak Lăk trên bình diện từ vựng - ngữ nghĩa
155 p | 203 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính tiêng Việt trong lĩnh vực thương mại
152 p | 248 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn từ trong thơ Tố Hữu (nhìn từ bình diện từ vựng)
175 p | 180 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ẩn dụ trong ca từ Trịnh Công Sơn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri luận
92 p | 171 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Quán ngữ tình thái tiếng Việt
94 p | 170 | 41
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa – Ngữ dụng của vị từ ngôn hành tiếng Việt
98 p | 165 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ cử chỉ
165 p | 169 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Cấu tạo hình thức và ngữ nghĩa của thuật ngữ thể thao tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
249 p | 208 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt
148 p | 158 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngữ dụng của ca dao đối đáp giao duyên tiếng Việt
154 p | 172 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ án văn tiếng Việt
203 p | 121 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Yếu tố giới trong lời chê và hồi đáp chê (trên cứ liệu giao tiếp của sinh viên tại tp.HCM)
123 p | 130 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Màu sắc Nam bộ trong ngôn ngữ truyện ký Sơn Nam
113 p | 159 | 19
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn