intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Thế giới nghệ thuật trong thơ trẻ Thái Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:93

10
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của nghiên cứu này là tìm hiểu khái quát và chỉ ra những đặc điểm nổi bật về thế giới nghệ thuật trong sáng tác của các cây bút trẻ Thái Nguyên. Chỉ ra những đóng góp của các cây bút trẻ Thái Nguyên trong quá trình nỗ lực cách tân, sáng tạo trong thơ ca của tỉnh Thái Nguyên đầu thế kỉ XXI và những đóng góp của họ cho thơ trẻ hiện nay. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Thế giới nghệ thuật trong thơ trẻ Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ TUYẾN THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG THƠ TRẺ THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2017
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ TUYẾN THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG THƠ TRẺ THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Điệp THÁI NGUYÊN - 2017
  3. MỤC LỤC MỤC LỤC .......................................................................................................................... i MỞ ĐẦU........................................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề................................................................................................................ 2 3. Mục đích nghiên cứu..................................................................................................... 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................................ 4 6. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 5 7. Đóng góp mới của luận văn.......................................................................................... 6 8. Cấu trúc của luận văn .................................................................................................... 6 Chương 1 .......................................................................................................................... 7 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG THƠ NÓI CHUNG VÀ THƠ TRẺ THÁI NGUYÊN NÓI RIÊNG..... 7 1.1. Thế giới nghệ thuật..................................................................................................... 7 1.1.1. Khái niệm ................................................................................................................ 7 1.1.2. Nghệ thuật thể hiện cái tôi trữ tình trong thơ trẻ Thái Nguyên thế kỉ XXI....... 9 1.1.2.1. Khái niệm cái tôi trữ tình ..................................................................................... 9 1.1.2.2. Cái tôi trữ tình trong thơ nói chung...................................................................11 1.2. Vài nét khái quát về thơ Thái Nguyên và thơ trẻ Thái Nguyên đầu thế kỉ XXI ..............................................................................................................................12 1.2.1. Khái quát thơ Thái Nguyên ..................................................................................12 1.2.2. Khái quát thơ trẻ Thái Nguyên.............................................................................14 1.2.2.1. Khái niệm thơ trẻ................................................................................................14 1.2.2.2. Những mạch nguồn phát triển của thơ trẻ Thái Nguyên .................................14 1.2.2.3. Quá trình vận động và phát triển của thơ trẻ Thái Nguyên .............................22 * Tiểu kết chương 1:........................................................................................................27 i
  4. Chương 2: ĐẶC ĐIỂM VỀ CẢM HỨNG VÀ CÁI TÔI TRỮ TÌNH ................29 TRONG THƠ TRẺ THÁI NGUYÊN.......................................................................29 2.1. Cảm hứng thế sự trong thơ trẻ Thái Nguyên..........................................................29 2.2. Cái tôi trữ tình trong thơ trẻ Thái Nguyên ..............................................................37 2.2.1. Cái tôi trong trẻo, hồn nhiên .................................................................................37 2.2.2. Cái tôi cô đơn, nhỏ bé ...........................................................................................44 * Tiể u kế t chương 2:........................................................................................................56 Chương 3: ĐẶC ĐIỂM VỀ NGÔN NGỮ, KHÔNG GIAN, THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ TRẺ THÁI NGUYÊN ........................................57 3.1. Về ngôn ngữ .............................................................................................................57 3.1.1. Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc .................................................................................57 3.1.2. Ngôn ngữ lạ hóa ....................................................................................................64 3.2. Về không gian ..........................................................................................................70 3.2.1. Không gian phố thị................................................................................................70 3.2.2. Không gian làng quê .............................................................................................72 3.3. Về thời gian ..............................................................................................................76 * Tiểu kết chương 3:........................................................................................................83 KẾT LUẬN ....................................................................................................................84 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 87 ii
  5. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Công cuô ̣c đổ i mới năm 1986 là mô ̣t sự kiê ̣n quan tro ̣ng làm nước ta thay đổ i trên tấ t cả các mă ̣t: kinh tế, chính tri,̣ văn hóa và văn ho ̣c. Tính từ năm 1986 đế n nay, thơ Viê ̣t Nam có nhiề u bước tiế n vươ ̣t bâ ̣c với nhiề u thử nghiê ̣m đa da ̣ng xuấ t phát từ sự thay đổ i sâu sắc về tư duy nghê ̣ thuâ ̣t của các tác giả. Đó là cái nhìn cuô ̣c đời bằ ng ánh mắ t tỉnh táo, sắ c la ̣nh và thơ ca như một sự an ủi cho những con người đang không ngừng tự tra vấ n mình. Họ đã truyền tải và kết nối thơ ca đến bạn đọc bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú và hơn thế nữa là góp phần tạo ra những hiệu ứng tích cực cho đời sống thơ ca trước sự bùng nổ của các phương tiện truyền thông nghe, nhìn… 1.2. Thái Nguyên là một trong những trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội lớn của vùng Trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam; là nơi hội tụ, giao thoa của nhiều nền văn hóa các tộc người miền núi và miền xuôi; nơi tập trung đông đảo đội ngũ trí thức, nghệ sĩ, nhà văn, nhà báo...; Có lẽ bởi vâ ̣y nên văn học nghệ thuật nói chung và thơ ca nói riêng ở mảnh đấ t này đã có một chặng đường dài phát triể n với sự xuất hiện của nhiều thế hệ các nhà thơ nối tiếp nhau sáng tạo, góp phần không nhỏ tạo nên một diện mạo thơ Thái Nguyên – vừa có những nét chung vừa có những đặc điểm riêng trong đời sống thơ ca thời kì hiện đại và đổi mới. Đặc biệt, trong những năm gần đây thơ ca Thái Nguyên đã có sự chuyển mình mô ̣t cách ma ̣nh mẽ với các hiêṇ tươ ̣ng thơ và những cách ̣ mới mẻ, đa da ̣ng bên cạnh một dòng thơ truyền thống. tân, những thử nghiêm 1.3. Cuối thế kỉ XX sang đầu thế kỉ XXI cùng với quá trình đổi mới của xã hội nói chung và văn học nói riêng, thơ ca Thái Nguyên đã có nhiều nỗ lực trong quá trình tìm tòi, cách tân để tự làm mới bản thân và đã gặt hái được những thành công đáng kể, ghi dấu ấn trên thi đàn đương đại với những tên tuổi như: Võ Sa Hà, Hồ Triệu Sơn, Trần Thị Vân Trung, Nguyễn 1
  6. Thúy Quỳnh, Mai Thắng... Họ có vai trò quan trọng, tạo tiền đề cho sự đổi mới và phát triển của các cây bút ở giai đoạn sau. Trong gần hai thập kỉ đầu thế kỉ XXI, thơ Thái Nguyên đã xuất hiện một thế hệ các cây bút trẻ sung sức, tài năng, mang khát vọng đổi mới, sáng tạo. Có thể kể tên một số tác giả tiêu biểu như: Dương Thu Hằng, Vũ Thị Tú Anh, Pha ̣m Văn Vũ, Nguyễn Nhâ ̣t Huy, Trần Thi ̣ Nhung, Doãn Long, Hoàng Thị Hiền, Gia Hân... Ho ̣ sinh ra và lớn lên giữa thời đa ̣i mà đấ t nước có nhiề u biế n đô ̣ng về mo ̣i mặt; sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thi ̣ trường, sự mở cửa giao thương rô ̣ng raĩ không chỉ khiế n ảnh hưởng đến tình hình xã hô ̣i, mà hơn thế nữa cũng để lại những dấu ấn đậm nét trong cả đời số ng tâm lí con người. Các tác giả trẻ cũng dầ n thích ứng với cuô ̣c số ng, họ chiụ ảnh hưởng từ văn hóa của các nước phương Tây và không ngừng ho ̣c hỏi, tiế p thu xu hướng phát triể n chung của nề n văn ho ̣c hiện đa ̣i thế giới. Điề u này thể hiện rõ qua sự nỗ lực cách tân và tinh thầ n thể nghiê ̣m, tìm tòi những điều mới la ̣ trong quá trình sáng ta ̣o nghê ̣ thuật. Có thể nói đây là sự phát triển có tính kế thừa liên tục, góp phần đem lại một sinh khí mới, một diện mạo mới cho thơ Thái Nguyên, là cơ sở giúp thơ ca Thái Nguyên có được một nền tảng vững vàng và ẩn chứa những tiềm năng lớn. Xuất phát từ những lí do nói trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài: Thế giới nghê ̣ thuật trong thơ trẻ Thái Nguyên làm vấn đề nghiên cứu cho luận văn của mình với mong muố n đóng góp mô ̣t cái nhìn đầ y đủ hơn về thơ ca Thái Nguyên trong dòng chảy chung của nề n thơ ca Việt Nam đương đa ̣i. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Lịch sử nghiên cứu về thơ Thái Nguyên Thái Nguyên là mảnh đất có truyền thống văn hóa, văn học, có những điều kiện thuận lợi để nuôi dưỡng và phát triển văn học nói chung và thơ ca nói riêng. Thơ Thái Nguyên thời kì hiện đại đã có một chặng đường lịch sử lâu dài với những tên tuổi như: Khánh Kiểm, Trần Văn Loa, Ma Trường Nguyên, 2
  7. Nguyễn Thúy Quỳnh,Võ Sa Hà, Trần Thị Vân Trung, Ba Luận, Hồ Thủy Giang, Nguyễn Đức Hạnh… Sáng tác của các tác giả này cũng được quan tâm trong nhiều bài báo khoa học, là đối tượng nghiên cứu của nhiều luận văn, khóa luận tốt nghiệp Đại học, … Có thể nói, với những nghiên cứu đó, sáng tác của các nhà thơ Thái Nguyên tiêu biểu đã được tìm hiểu trên nhiều phương diện, từ nội dung đến hình thức nghệ thuật, từ ngôn ngữ, hình ảnh đến cấu trúc, nhịp điệu hay những sáng tạo mới mẻ và những nỗ lực cách tân nghệ thuật trong thơ. Việc nghiên cứu về thơ Thái Nguyên đã và đang diễn ra không ngừng, đó vẫn là mảnh đất đầy tiềm năng cho những ai quan tâm và yêu mến thơ của các nhà thơ Thái Nguyên có thể tìm hiểu, khai thác để tìm ra những cái hay, cái mới, cái thú vị trong những sáng tác đầy tâm huyết của các nhà thơ trên mảnh đất này. 2.2. Lịch sử nghiên cứu về thơ trẻ Thái Nguyên Thơ trẻ là những nhà thơ thuộc thế hệ 8X 9X, họ trẻ về tuổi đời và cả tuổi làm thơ. Họ mang sinh khí mới, diện mạo mới và đang là mối quan tâm của nhiều nhà phê bình. Thơ trẻ Thái Nguyên là một bộ phận của thơ Thái Nguyên từ đầu thế kỉ XXI đến nay. Tuy nhiên, những nghiên cứu về thơ trẻ Thái Nguyên còn rất khiêm tốn và chưa thực sự nhận được sự quan tâm sâu sắc của cả người đọc và giới nghiên cứu, trừ một số ít sáng tác đã đạt các giải thưởng trong các cuộc thi thơ trong những năm gần đây. Có thể nói, cho đế n thờ i điể m hiê ̣n ta ̣i chưa có công trình nào nghiên cứ u một cách công phu, có cái nhìn tổng quát, có hệ thống và chi tiết về thế giới nghệ thuật trong thơ trẻ Thá i Nguyên. Các tài liệu về thơ trẻ Thá i Nguyên đế n nay chủ yếu là những bài cảm nhận ngắn, những đoạn giới thiệu trên các trang mạng, các diễn đàn văn học của một số nhà phê bình và bạn bè của các tác giả. Tiếng nói của thơ trẻ Thá i Nguyên chủ yếu thông qua diễn đàn báo chí, mạng internet, những trao đổi tự bạch, hoặc đánh giá về thế hệ mình thông qua tham luận tại các buổ i gă ̣p mă ̣t, hội nghị, hội thảo về văn học. 3
  8. Nhiǹ chung, lịch sử vấn đề nghiên cứu về các cây bút trẻ Thái Nguyên còn là khoảng trố ng ít người đă ̣t chân đến. Chúng tôi hiể u rằng, điều đó vừa là thuận lợi nhưng đồ ng thời cũng là thách thức không nhỏ trong quá trình thực hiện luận văn. Với tinh thầ n làm việc nghiêm túc và sự cố gắ ng trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi hi vọng luận văn sẽ góp thêm cái nhìn đầ y đủ, toàn diêṇ hơn trong công tác nghiên cứu, đánh giá và phê biǹ h các cây bút trẻ hiê ̣n nay. Đồ ng thời chúng tôi cũng mong muố n, khi hoàn thành luâ ̣n văn sẽ là mô ̣t trong những công trình giới thiệu thơ trẻ Thái Nguyên đến với bạn đọc gầ n, xa. 3. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu khái quát và chỉ ra những đặc điểm nổi bật về thế giới nghê ̣ thuâ ̣t trong sáng tác của các cây bút trẻ Thái Nguyên. Chỉ ra những đóng góp của các cây bút trẻ Thái Nguyên trong quá trình nỗ lực cách tân, sáng tạo trong thơ ca của tỉnh Thái Nguyên đầu thế kỉ XXI và những đóng góp của họ cho thơ trẻ hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Toàn bộ thơ trẻ của Thái Nguyên từ đầu thế kỉ XXI đến nay. Tập trung vào nghiên cứu một số sáng tác của các tác trẻ tiêu biểu như: Dương Thu Hằng, Phạm Văn Vũ, Vũ Thị Tú Anh, Nguyễn Nhật Huy, Trần Thị Nhung, Doãn Long, Hoàng Thị Hiền, Gia Hân… Phân tích một số tác phẩm thơ của các tác giả thuộc các thế hệ nhà thơ Thái Nguyên để đối chiếu, so sánh… và chỉ ra sư ̣ tương đồ ng và khác biê ̣t, từ đó có những nhận xét, đánh giá về thế giới nghệ thuật trong sáng tác của một số tác giả trẻ Thái Nguyên tiêu biểu. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn này nghiên cứu các sáng tác của một số tác giả thơ trẻ Thái Nguyên từ năm 2000 đến nay. Đi sâu nghiên cứu thơ của một số tác giả trẻ tiêu biểu như: 4
  9. Dương Thu Hằng thể hiện qua tập thơ: Men đầu (2000), Đón lá (2005). Pha ̣m Văn Vũ thể hiện qua hai tâ ̣p thơ: Trong nỗ i nhớ mà u chàm (2007), Mo c̣ (2015). Nguyễn Nhâ ̣t Huy thể hiê ̣n qua: Tuyển tập thơ Thái Nguyên (2006 - 2015) (In chung), Bản hòa âm tháng chín (In chung) và thơ đăng trên các báo, ta ̣p chí. Ngoài ra luận văn còn tìm hiểu thơ của các tác giả trẻ Thái Nguyên như Vũ Thị Tú Anh, Trần Thị Nhung, Doãn Long, Hoàng Thị Hiền, Gia Hân… đã công bố trên các sách, báo, tạp chí của trung ương và địa phương. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu những vấn đề chung có liên quan tới thế giới nghệ thuật như khái niệm Thế giới nghệ thuật, nghệ thuật thể hiện cái Tôi trữ tình; về ngôn ngữ, không gian và thời gian nghệ thuật trong thơ,… - Tìm hiểu và phân tích một số đặc điểm cơ bản của thế giới nghệ thuật trong thơ trẻ Thái Nguyên như: đặc điểm về cảm hứng và cái tôi trữ tình, đặc điểm về ngôn ngữ, không gian, thời gian nghệ thuật. 6. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: - Phương pháp thống kê khảo sát: Trong quá trình triển khai luận văn, chúng tôi tiến hành thố ng kê, khảo sát trên các phương diện của thế giới nghệ thuật để từ đó làm cơ sở cho việc so sánh, đối chiếu và đưa ra nhận xét. - Phương pháp so sánh đối chiếu: Trên cơ sở kết quả của phương pháp thống kê khảo sát, chúng tôi tiến hành so sánh đố i chiế u trên nhiề u phương diện của thế giới nghệ thuật từ hình tượng nghệ thuật, cái tôi trữ tình, ngôn ngữ, hình ảnh, cấu trúc, nhịp điệu thơ... giữa các sáng tác của cùng một tác giả, giữa sáng tác của tác giả này với tác giả khác, giữa những tác phẩm cùng hay khác chủ đề... để thấ y sư ̣ tương đồ ng và khác biê ̣t, từ đó có những 5
  10. nhận xét, đánh giá về thế giới nghệ thuật trong sáng tác của một số nhà thơ trẻ Thái Nguyên tiêu biểu. - Phương pháp hệ thống: Chúng tôi quan niệm sáng tác của mỗi nhà thơ là một chỉnh thể nghệ thuật toàn vẹn. Vì vậy, song song với việc thống kê, khảo sát và so sánh, đối chiếu; chúng tôi cũng nhìn nhận thế giới nghê ̣ thuâ ̣t trong mối quan hệ hệ thống với các phương diện khác của tác phẩm để có được cái nhìn đầy đủ và toàn diện. Ngoài ra, luâ ̣n văn của chúng tôi còn sử du ̣ng các phương pháp nghiên cứu khác như: phương pháp nghiên cứu liên ngành, phương pháp phân tích tổng hợp tác phẩm… 7. Đóng góp mới của luận văn Trong pha ̣m vi luâ ̣n văn, chúng tôi cố gắ ng chỉ ra những nét nổi bật trong thế giới nghê ̣ thuâ ̣t trong thơ của các tác giả trẻ Thái Nguyên. Tính tới thời điể m hiện ta ̣i, luận văn này là một trong những công trình đầu tiên tìm hiểu về thế giới nghệ thuật trong thơ của các tác giả trẻ Thái Nguyên. Từ đó góp phần khẳ ng định cá tiń h sáng tạo độc đáo và đóng góp của các tác giả trẻ với nề n văn ho ̣c Thái Nguyên nói riêng và với thơ hiêṇ đa ̣i Việt Nam nói chung. Qua luận văn, chúng tôi mong muốn góp thêm cái nhìn đầ y đủ, toàn diêṇ hơn trong công tác nghiên cứu, đánh giá và phê bình đối với các cây bút trẻ hiêṇ nay. 8. Cấu trúc của luận văn Luận văn của chúng tôi ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dung được triển khai trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về thế giới nghệ thuật trong thơ nói chung và thơ trẻ Thái Nguyên nói riêng Chương 2: Đặc điểm về cảm hứng và cái tôi trữ tình trong thơ trẻ Thái Nguyên Chương 3: Đặc điểm về ngôn ngữ, không gian, thời gian nghệ thuật trong thơ trẻ Thái Nguyên 6
  11. NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG THƠ NÓI CHUNG VÀ THƠ TRẺ THÁI NGUYÊN NÓI RIÊNG 1.1. Thế giới nghệ thuật 1.1.1. Khái niệm Nghệ thuật là một sản phẩm thẩm mĩ độc đáo phản ánh ý thức xã hội, đồng thời là sự bày tỏ thái độ của người sáng tạo trước đời sống hiện thực, thế giới thực tại. Tuy nhiên, đó lại là một sản phẩm được sáng tạo theo quy luật của cái đẹp và hướng đến khát vọng chân, thiện, mĩ nên thế giới trong tác phẩm nghệ thuật không đơn thuần là sự phản ánh thế giới hiện thực mà là một thế giới được sáng tạo theo những nguyên tắc riêng. Thế giới nghệ thuật là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong sáng tạo nghệ thuật. Nói đến tác phẩm nghệ thuật không thể không nói đến thế giới nghệ thuật được thể hiện trong tác phẩm đó. Đã có nhiều định nghĩa khác nhau về thế giới nghệ thuật ở những phạm vi rộng, hẹp khác nhau của nội hàm khái niệm. Chúng tôi có thể điểm lại một số định nghĩa tiêu biểu. Các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa thế giới nghệ thuật là “khái niệm chỉ tính chỉnh thể của sáng tác nghệ thuật (một tác phẩm, một loại hình tác phẩm, sáng tác của tác giả, một trào lưu). Thế giới nghệ thuật nhấn mạnh rằng sáng tác nghệ thuật là một thế giới riêng được sáng tạo ra theo các nguyên tắc tư tưởng, khác với thế giới thực tại vật chất hay thế giới tâm lí của con người, mặc dù nó phản ánh các thế giới ấy. Thế giới nghệ thuật có không gian riêng, thời gian riêng, có quy luật tâm lí riêng, có quan hệ xã hội riêng, quan niệm đạo đức, thang bậc giá trị riêng,... chỉ xuất hiện một cách ước lệ trong sáng tác nghệ thuật” [27, tr.302-303]. 7
  12. Trong cuốn Lí luận văn học tập 2 (Trần Đình Sử chủ biên), khẳng định: “Gọi bằng thế giới nghệ thuật bởi vì đó là cấu tạo đặc biệt, có sự thống nhất không tách rời, vừa có sự phản ánh thực tại, vừa có sự tưởng tượng sáng tạo của tác giả, có sự khúc xạ thế giới bên trong của nhà văn. Thế giới này chỉ có trong tác phẩm và trong tưởng tượng nghệ thuật… Thế giới nghệ thuật là thế giới tư tưởng, thế giới thẩm mỹ, thế giới tinh thần của con người” [53, tr.81- 82]. Rõ ràng, thế giới nghệ thuật là một thế giới đặc biệt, nó có thể phản ánh hiện thực nhưng không phải là thế giới hiện thực, nó là thế giới tồn tại trong mỗi tác phẩm văn học. Khi đọc một tác phẩm văn học cũng là bước vào một thế giới nghệ thuật mà nhà văn, nhà thơ đã xây dựng, trong đó chưa đựng bao buồn vui, bao tâm tư, bao suy ngẫm, bao cảm xúc sống động. Chính vì thế giới nghệ thuật là linh hồn, là bầu khí quyển bao trùm, là không gian cho mọi sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ nên khám phá thế giới nghệ thuật trong tác phẩm cũng là tìm hiểu những quan niệm của tác giả về thế giới, về cuộc đời, khám phá chiều sâu trong tâm hồn người nghệ sĩ. Khám phá thế giới nghệ thuật trong tác phẩm còn mở ra vô vàn điều thú vị về nhà thơ và phong cách nghệ thuật của nhà thơ đó. Có thể nói, “Một thế giới nghệ thuật nhất định với tư cách là hệ thống không chỉ đặc trưng cho tác phẩm đó, mà còn đặc trưng cho cả nhà văn nói chung… Nghiên cứu cấu trúc của thế giới nghệ thuật vừa cho ta hiểu hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm, quan niệm của tác giả về thế giới, vừa có thể khám phá thế giới bên trong ẩn kín của nhà văn, cái thế giới chi phối sự hình thành phong cách nghệ thuật” [53, tr.83]. Từ những định nghĩa trên có thể thấy rằng, thế giới nghệ thuật là một phạm trù rất quan trọng của sáng tạo nghệ thuật. Trên cơ sở tiếp thu, kế thừa những nghiên cứu đã có, để tiện cho quá trình nghiên cứu, trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi đưa ra cách hiểu của mình thế giới nghệ thuật như sau: Thế giới nghệ thuật trong tác phẩm văn học là thế giới được xây dựng trên những nguyên tắc tư tưởng, thẩm mĩ nhất định. Nó là một chỉnh thể của 8
  13. sáng tạo nghệ thuật, phản ánh những quan niệm của người nghệ sĩ về thế giới, đồng thời thể hiện chiều sâu cảm xúc trong tâm hồn người viết. Thế giới nghệ thuật là một chỉnh thể của sáng tạo nghệ thuật, bao gồm những thành tố được cấu trúc theo những quy tắc thống nhất, là thế giới xuất hiện một cách ước lệ trong tác phẩm nghệ thuật. Thơ trữ tình là thể loại văn học bộc lộ trực tiếp thế giới cảm xúc với những trạng thái tình cảm, những suy tư, nỗi niềm trăn trở của nhà thơ hoặc của nhân vật trữ tình trước những vấn đề, các hiện tượng trong cuộc sống. Thơ là tiếng hát của tâm hồn, nơi phản ánh những biểu hiện phức tạp và sâu sắc trong thế giới nội tâm của người nghệ sĩ. Chính vì vậy, thế giới nghệ thuật trong thơ trữ tình vừa mang những đặc điểm chung của thế giới nghệ thuật trong tác phẩm văn học nói chung, vừa có những đặc điểm riêng biệt. Đó là kết quả của quá trình “nội cảm hóa thế giới khách quan”, khi người nghệ sĩ biến những cảm xúc, tình cảm thẩm mĩ, cách khám phá và cắt nghĩa thế giới khách quan phản ánh vào các hình tượng nghệ thuật, các phương diện của thế giới nghệ thuật. Có thể nói, thế giới nghệ thuật trong thơ trữ tình là sự thống nhất giữa các yếu tố là kết quả của quá trình tư duy đặc biệt đó. Mặc dù thế giới nghệ thuật bao gồm rất nhiều phương diện nhưng trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi nghiên cứu thế giới nghệ thuật trong sáng tác của các nhà thơ trẻ Thái Nguyên tiêu biểu trên các phương diện tiêu biểu là sự biểu hiện của thế giới nghệ thuật trong việc phản ánh cuộc sống xã hội đa chiều, sự biểu hiện của thế giới nghệ thuật trong việc đi sâu vào cái tôi cá nhân con người và sự biểu hiện của thế giới nghệ thuật qua ngôn ngữ, không gian, thời gian nghệ thuật. 1.1.2. Nghệ thuật thể hiện cái tôi trữ tình trong thơ trẻ Thái Nguyên thế kỉ XXI 1.1.2.1. Khái niệm cái tôi trữ tình Cái tôi là sự khẳng định bản thân, khẳng định cá tính, bản chất vốn có của mỗi con người. Đó là khái niệm đánh dấu ý thức của con người về bản thể tồn tại của chính mình. Trong cuốn Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện 9
  14. đại, Hà Minh Đức khẳng định: “Sáng tác thơ ca là một nhu cầu tự biểu hiện, một sự thôi thúc tự bên trong nhiều khi mãnh liệt, dồn dập do sự tác động của đời sống gây nên. Trong thơ, vấn đề chủ thể, cái tôi trữ tình có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng” [21, tr. 61]. Cái tôi trữ tình trong thơ là sự thể hiện một cách nhận thức, sự cảm nhận về thế giới thông qua các hình tượng của cái tôi trữ tình trong tác phẩm. Qua hình tượng cái tôi trữ tình, một thế giới độc đáo qua cảm nhận của nhà thơ được gửi đến người đọc. Từ cái tôi của nhà thơ đến cái tôi trữ tình trong tác phẩm thơ ca là một quá trình. Những cung bậc cảm xúc được thể hiện trong thơ vừa gắn liền với hiện thực đời sống, nhưng sâu xa hơn là tiếng nói của chính trái tim và tâm hồn người nghệ sĩ. “Sự thống nhất giữa cuộc đời nhà thơ với cái tôi trữ tình trong sáng tác là một hiện tượng khá phổ biến với thơ… Tuy nhiên một vấn đề quan trọng cần quan tâm là không thể đồng nhất cái tôi của nhà thơ trong đời sống với cái tôi trữ tình trong tác phẩm” [21, tr.64–65]. Mặc dù không đồng nhất nhưng cái tôi nhà thơ thống nhất với cái tôi trữ tình trong tác phẩm. Bởi lẽ, từ cái tôi nhà thơ đến cái tôi trữ tình trong tác phẩm về căn bản vẫn là con người ấy, tâm hồn ấy; có thể ở từng giai đoạn, từng thời điểm khác nhau trong hành trình sáng tác, cái tôi trữ tình được biểu hiện dưới những hình thức khác nhau nhưng vẫn là sự thống nhất trong một chủ thể sáng tạo. Và chính nhà thơ – con người ấy, tâm hồn ấy – là cơ sở sáng tạo của thơ ca. Khi đi vào tác phẩm, từ cái tôi của nhà thơ đến cái tôi trữ tình là một quá trình nâng cao hơn, qua trái tim đầy suy tư và trăn trở của nhà thơ để biểu hiện dưới những hình thức phong phú, mang chiều sâu trong tác phẩm. Cái tôi trữ tình có liên hệ chặt chẽ với cái tôi nhà thơ, nhưng từ cái tôi nhà thơ đến cái tôi trữ tình trong tác phẩm là cả một quá trình với sự chi phối của nhiều yếu tố. Cái tôi trữ tình trong thơ nhiều khi vượt ra khỏi cái tôi của nhà thơ, thậm chí có một đời sống riêng độc lập tương đối với chủ thể sáng tạo nghệ thuật sản sinh ra nó. 10
  15. Trong sáng tác của các nhà thơ trẻ Thái Nguyên tiêu biểu như Phạm Văn Vũ, Dương Thu Hằng, Vũ Thị Tú Anh, Nguyễn Nhật Huy, Trần Thị Nhung, Doãn Long, Hoàng Thị Hiền… mỗi nhà thơ lựa chọn cho mình một hướng đi riêng, một cách thể hiện cá tính và cái tôi trữ tình độc đáo trong thơ. 1.1.2.2. Cái tôi trữ tình trong thơ nói chung Sáng tác thơ ca trước hết là một nhu cầu tự biểu hiện, một sự thôi thúc mãnh liệt từ bên trong khiến mọi cảm xúc bộc lộ thành ý thơ. Cái tôi trữ tình là một vấn đề quan trọng trong thơ ca. Cái tôi trữ tình của mỗi nhà thơ có sự gắn bó mật thiết với cuộc đời tác giả: “Những cung bậc tình cảm của nhà thơ dù là một niềm vui hồ hởi hay một nỗi buồn sâu lắng thiết tha, dù kéo dài triền miên trĩu nặng tâm hồn hay thoáng qua trong giây lát đều gắn liền với một cái gì của đời sống bên ngoài, nhưng sâu xa hơn là tiếng nói thầm kín của trái tim và tâm hồn người nghệ sĩ” [21, tr.62]. Có thể nói, giữa cuộc đời riêng của mỗi nhà thơ và sáng tác thơ ca có mối quan hệ gắn bó sâu sắc. Thơ là nơi in đậm dấu ấn cảm xúc, dấu ấn từ cuộc đời riêng của mỗi nhà thơ trong sáng tác. Cái tôi trữ tình trong thơ có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, có khi trực tiếp, có khi gián tiếp. Cái tôi nhà thơ khi thể hiện những tình cảm riêng tư hay những câu chuyện, những sự việc gắn với cuộc đời riêng của nhà thơ là cái tôi trữ tình được bộc lộ dưới hình thức trực tiếp. Cuộc đời thực tế của nhà thơ trở thành chất liệu cho cuộc sống được miêu tả trong thơ, cái tôi trữ tình của nhà thơ cũng gần gũi hoặc nhiều khi chính là cái tôi trữ tình của tác giả. Trong những trường hợp ấy, cái tôi trữ tình thường được bộc lộ qua chữ “tôi” hoặc chữ “ta”. Cái tôi trữ tình trực tiếp rất phổ biến trong thơ, vì thơ trước hết là một hình thức tự biểu hiện. Nhà thơ sáng tác không phải nói những vấn đề xa xôi, mà muốn hướng ngòi bút của mình về những điều đang diễn ra trong cuộc sống của chính mình, từ đó thể hiện thái độ, quan niệm, cách nhìn nhận của mình riêng về cuộc sống. Khi nhà thơ cảm nhận về chính mình, về cuộc sống của 11
  16. chính mình, về những điều riêng tư của bản thân là khi cái tôi trữ tình trực tiếp được sử dụng đắc lực để bộc lộ những điều về chính bản thân tác giả. Bên cạnh hình thức biểu hiện trực tiếp, cái tôi trữ tình trong thơ nhiều khi cũng được thể hiện dưới hình thức gián tiếp. Trong trường hợp những hoàn cảnh, những sự việc trong thơ không phải cảnh ngộ của cuộc đời tác giả, cái tôi trữ tình thường được bộc lộ dưới hình thức gián tiếp. Khi đó, nhà thơ không miêu tả, thể hiện cuộc sống của chính mình mà nói lên cảm nhận, suy nghĩ về những điều từng chứng kiến hoặc từng trải qua. Trong những hoàn cảnh đó, cái tôi trữ tình thường là nhân vật trữ tình chủ yếu trong bài thơ. Ngoài ra, cái tôi trữ tình của nhà thơ còn được thể hiện khi nhà thơ miêu tả về một loại, một kiểu nhân vật cụ thể (chẳng hạn như bà mẹ kháng chiến, anh bộ đội cụ Hồ…). Những nhân vật này xuất phát từ những điển hình, từ những nguyên mẫu trong thực tế, họ tiêu biểu cho một kiểu nhân vật điển hình là sản phẩm của một giai đoạn lịch sử - xã hội nhất định. Ở kiểu sáng tác đó, “nhân vật trữ tình của sáng tác tồn tại bên cạnh cái tôi trữ tình của nhà thơ” [21, tr.74]. Có thể nói, dù biểu hiện dưới hình thức nào thì cái tôi trữ tình cũng là nhân vật trữ tình quan trọng trong thơ. Cái tôi trữ tình là một phương diện quan trọng, là một đặc trưng không thể thiếu của thơ ca. Trong thơ của các nhà thơ trẻ Thái Nguyên, mỗi nhà thơ lựa chọn cho mình những dạng thức phù hợp để thể hiện cái tôi trữ tình trong sáng tác, đó có thể là cái tôi trong trẻo, hồn nhiên; có khi lại là cái tôi cô đơn, nhỏ bé; đôi khi lại lắng đọng với những suy tư, trăn trở và đặc biệt luôn nỗ lực trên hành trình tự ý thức, tự hoàn thiện mình. Nghiên cứu sáng tác của các nhà thơ trẻ Thái Nguyên tiêu biểu sẽ làm rõ hơn những dạng thức biểu hiện của cái tôi trữ tình trong thơ. 1.2. Vài nét khái quát về thơ Thái Nguyên và thơ trẻ Thái Nguyên đầu thế kỉ XXI 1.2.1. Khái quát thơ Thái Nguyên Đầu thế kỉ XXI là giai đoạn đánh dấu sự thay da đổi thịt của mảnh đất Thái Nguyên. Cùng với sự chuyển mình của đời sống xã hội, đời sống văn học, 12
  17. thơ ca cũng có những đổi thay đáng kể. Trước hết, sự lớn mạnh của thơ ca Thái Nguyên được thể hiện ở một đội ngũ sáng tác đông đảo. Nhiều nhà thơ Thái Nguyên là hội viên Hội nhà văn Việt Nam, có những tác phẩm tạo được tiếng vang như Trần Thị Vân Trung, Võ Sa Hà, Nguyễn Thúy Quỳnh… Đặc biệt, hai nhà thơ nữ Thái Nguyên là Trần Thị Vân Trung và Nguyễn Thúy Quỳnh là hai gương mặt nữ nhà thơ tiêu biểu trong cuốn “33 gương mặt thơ nữ tiêu biểu” của tác giả Vũ Nho. Bên cạnh đó, thơ Thái Nguyên còn đạt được nhiều thành tựu, nhiều giải thưởng như Giải nhì về thơ của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam cho tác giả Nguyễn Thúy Quỳnh (2004), Giải Ba về thơ của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam cho tác giả Võ Sa Hà (2004), Giải khuyến khích cuộc thi thơ trên báo Tài hoa trẻ của tác giả Phạm Văn Vũ (2005), Giải C Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam của tác giả Ma Trường Nguyên (2007), Nguyễn Thúy Quỳnh, Lưu Thị Bạch Liễu và Võ Sa Hà đã được nhận giải thưởng về thơ của báo Văn nghệ, tạp chí Văn nghệ quân đội... Như vậy có thể nói, những nhà thơ đầu thế kỉ XXI đã góp phần khẳng định vị thế của thơ Thái Nguyên trong dòng chảy chung của thơ ca Việt Nam hiện đại. Bên cạnh những tác giả tiêu biểu với những giải thưởng khẳng định vị thế của thơ Thái Nguyên, sự phát triển và lớn mạnh của thơ ca trong đời sống xã hội còn được khẳng định ở sự tham gia của đông đảo những người yêu thơ trong những chi hội thơ như: Hội Văn học Nghệ thuật thành phố Thái Nguyên, Hội Văn học Nghệ thuật Định Hóa, Chi hội Văn học Nghệ thuật Phổ Yên, Chi hội Văn học Nghệ thuật Đại Từ..., các Câu lạc bộ thơ như: Câu lạc bộ thơ Mùa thu, Câu lạc bộ thơ Tháng năm, Câu lạc bộ thơ Đường… và các nhóm bút trong các nhà trường phổ thông, đại học, cao đẳng… Điều đó góp phần tạo ra sức lan tỏa của thơ ca trong đời sống xã hội hiện đại. Chính đội ngũ sáng tác đông đảo ấy và sự lan tỏa của thơ ca vào từng ngóc ngách của đời sống là tiền đề cho sự phát triển của thơ Thái Nguyên hôm nay. 13
  18. Thái Nguyên là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa, văn học, là cửa ngõ giao lưu giữa miền núi và đồng bằng nên có nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển thơ ca. Hơn thế nữa, các nhà thơ Thái Nguyên đa phần là những trí thức, nhà giáo, nhà báo… nên có điều kiện nghiên cứu, sáng tác văn chương nghệ thuật. Cùng với niềm đam mê nghệ thuật, vốn tri thức, vốn văn hóa, mỗi nhà thơ Thái Nguyên là những con người luôn nỗ lực hết mình trên hành trình sáng tạo không ngừng để khẳng định vị thế của thơ ca Thái Nguyên hôm nay. 1.2.2. Khái quát thơ trẻ Thái Nguyên 1.2.2.1. Khái niệm thơ trẻ Nói về thơ trẻ Thái Nguyên, trước hết cần xác định phạm vi của khái niệm. Trong luận văn này, chúng tôi quan niệm thơ trẻ là thơ của những tác giả thuộc thế hệ 8X, 9X, họ trẻ về tuổi đời và cả tuổi làm thơ. Đó là những con người mang sinh khí mới, là mối quan tâm của nhiều nhà phê bình. Bên cạnh đó, còn có những người viết trẻ về tuổi nghề nhưng không còn trẻ về tuổi đời như Phan Thái, Dương Văn Mưu, Dương Văn Oanh… Ở giai đoạn hiện nay, thơ trẻ Thái Nguyên phát triển sôi nổi và có nhiều thành tựu hơn cả so với văn xuôi với một lực lượng sáng tác rất đông đảo. Trong luận văn này, chúng tôi điểm qua một số cây bút trẻ Thái Nguyên tiêu biểu, có nhiều sáng tác khẳng định được vị trí của mình trong nền thơ ca Thái Nguyên đương đại như: Dương Thu Hằng, Vũ Thị Tú Anh, Phạm Văn Vũ, Nguyễn Nhật Huy, Doãn Long, Hoàng Thị Hiền, Trần Thị Nhung, Gia Hân… 1.2.2.2. Những mạch nguồn phát triển của thơ trẻ Thái Nguyên Thái Nguyên được biết đến là nơi phát hiện những dấu tích từ rất sớm của người Việt cổ, đồng thời cũng là mảnh đất có vị trí địa lý là cửa ngõ giao lưu của nhiều nền văn hóa. Văn học đương đại nói chung và thơ ca đương đại nói riêng đều được nuôi dưỡng từ nguồn mạch chung của văn học dân gian. Lịch sử lâu đời cùng bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa là điều kiện nuôi dưỡng và thúc đẩy sự ra đời, phát triển của văn học. Quá trình giao thoa văn 14
  19. hóa giữa các dân tộc cùng sinh sống trong một phạm vi địa lý đã tổng hòa thành đời sống văn hóa, văn học dân gian của một địa phương. Đồng thời, vốn văn hóa, văn học dân gian ấy cũng chịu sự chi phối của những điều kiện địa lý tự nhiên, lịch sử, xã hội trong quá trình giao thoa, hòa nhập để trở nên phong phú về nội dung, bền vững về phong cách, đa dạng về sắc thái. Văn học Thái Nguyên vừa mang sự pha trộn trong quá trình giao lưu văn hóa, vừa mang nét bản sắc đặc trưng của địa lý tự nhiên và đời sống cộng đồng của dân cư Thái Nguyên, là sự thống nhất trong đa dạng. Có thể nói, sự phát triển nói chung của văn học Thái Nguyên đương đại được nuôi dưỡng từ mạch nguồn văn học dân gian của các dân tộc nơi đây. Những bài hát Sli, Lượn; những câu ca dao mượt mà, đằm thắm; những câu tục ngữ, các bài hát mo... là những hình thức sinh hoạt dân gian còn lưu giữ đến ngày nay có ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành và phát triển của thơ ca Thái Nguyên. Văn học dân gian là nơi hội tụ những giá trị văn hóa tinh thần, tình cảm, trí tuệ trong cộng đồng các dân tộc anh em cùng nhau sinh sống trên địa bàn Thái Nguyên; là cội nguồn, là nền tảng cho sự phát triển của thơ ca Thái Nguyên đương đại nói chung và thơ trẻ Thái Nguyên nói riêng. Cùng với quá trình phát triển lịch sử của văn học Việt Nam đương đại nói chung, văn học Thái Nguyên, thơ ca Thái Nguyên cũng có quá trình phát triển gắn liền với từng bước đi của lịch sử dân tộc. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, hòa chung nhịp đập với thơ ca của các nhà thơ dân tộc thiểu số vùng chiến khu cách mạng Việt Bắc, các nhà thơ Thái Nguyên đã có những sáng tác bằng tiếng dân tộc (Tày, Nùng…) góp thêm màu sắc đa dạng cho văn nghệ kháng chiến, đồng thời cổ vũ tức thời tinh thần đấu tranh của đồng bào Việt Bắc trong kháng chiến. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, để kịp thời động viên phong trào cách mạng của quân và dân các dân tộc Việt Bắc trong kháng chiến, ngày 19/8/1946, Báo Chiến khu thuộc Chiến khu I – tiền thân của Báo Quân 15
  20. khu I ngày nay phát hành số đầu tiên. Báo Chiến khu thời kì đó luôn bám sát các chỉ thị, chủ trương, nghị quyết của cấp trên, phản ánh kịp thời các hoạt động và phong trào thi đua quyết thắng địa phương, hướng đến mục tiêu chung là cổ vũ cách mạng, cổ vũ kháng chiến giành thắng lợi: “Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, mỗi phóng viên, biên tập viên, công nhân viên Tòa soạn đều hành động quên mình dưới bom rơi, đạn nổ để có những bài phóng sự, ghi nhanh, tin tức nóng hổi từ mặt trận gửi về, từ hậu phương gửi ra tiền tuyến” [65]. Tờ báo Quân khu I là nơi góp phần tạo nên những tên tuổi như: Đặng Vương Hưng, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Anh Nông… Sau Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ngày 19/12/1946, để phù hợp với điều kiện cách mạng trong tình hình mới, Trung ương Đảng và Bác Hồ rời thủ đô Hà Nội lên chiến khu Việt Bắc. Thái Nguyên được chọn làm trung tâm kháng chiến, thủ đô cách mạng của cả vùng Việt Bắc. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954), Thái Nguyên cũng như nhiều tỉnh thuộc an toàn khu Việt Bắc đã trở thành cái nôi của văn chương cách mạng, văn học kháng chiến. Đến những năm 1949 – 1950, Hội Văn nghệ Việt Nam và Báo Văn nghệ đặt trụ sở tại xóm Chòi, xã Mỹ Trạng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Mặc dù chỉ trong một thời gian ngắn nhưng có thể nói, đây là cái nôi văn nghệ trong kháng chiến, một mảnh đất gắn liền với lịch sử cách mạng của dân tộc, đồng thời in dấu lịch sử báo chí, văn chương nghệ thuật Việt Nam trong kháng chiến. Trong bối cảnh đặc biệt của cuộc kháng chiến chống Pháp, văn nghệ sĩ không chỉ là người cầm bút mà đồng thời cũng là những chiến sĩ tham gia chiến đấu trên chiến trường ác liệt. Đó là những năm tháng không thể nào quên trong lịch sử dân tộc, cũng là điều kiện cho sự bồi dưỡng, phát triển, nuôi dưỡng mầm sống, cũng là nơi khởi sinh những truyền thống và di sản văn chương đồ sộ, hào hùng thời chiến của văn học nghệ thuật Thái Nguyên nói riêng và văn học Việt Nam trong kháng chiến nói chung. 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2