Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Thơ viết cho thiếu nhi của một số tác giả dân tộc thiểu số tiêu biểu
lượt xem 2
download
Luận văn đi sâu tìm hiểu, làm rõ khái niệm thơ thiếu nhi và những đặc trưng cơ bản của thơ thiếu nhi trên phương diện nội dung và nghệ thuật. Qua việc tìm hiểu những thành tựu về đội ngũ tác giả và tác phẩm cũng như việc so sánh, đối chiếu những nét chung và nét riêng của thơ thiếu nhi dân tộc thiểu số trong dòng chảy chung của thơ thiếu nhi Việt Nam, luận văn sẽ có cái nhìn toàn diện và khái quát về diện mạo thơ thiếu nhi dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Thơ viết cho thiếu nhi của một số tác giả dân tộc thiểu số tiêu biểu
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ THANH MAI THƠ VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA MỘT SỐ TÁC GIẢ DÂN TỘC THIỂU SỐ TIÊU BIỂU LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ THANH MAI THƠ VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA MỘT SỐ TÁC GIẢ DÂN TỘC THIỂU SỐ TIÊU BIỂU Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số: 60 22 01 21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS CAO THỊ HẢO THÁI NGUYÊN - 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 9 năm 2015 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thanh Mai Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN i http://www.lrc.tnu.edu.vn
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, em nhận được sự giúp đỡ lớn nhất từ giáo viên hướng dẫn là PGS.TS. Cao Thị Hảo. Em xin gửi tới cô lời cảm ơn chân thành và sâu sắc. Cảm ơn cô đã cho em những chỉ dẫn khoa học quý báu trong việc triển khai luận văn. Cảm ơn cô đã đồng hành, động viên và giúp đỡ em! Đồng thời, trong quá trình thực hiện luận văn em đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô trong khoa Ngữ văn, Phòng Đào tạo trường ĐHSP Thái Nguyên. Cảm ơn các thầy cô đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn chúng em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Em xin gửi lời cảm ơn tới các nhà thơ Dương Thuấn, Bùi Thị Tuyết Mai, Inrasara... đã nhiệt tình giúp đỡ em trong việc tiếp cận với tư liệu nghiên cứu. Em xin cảm ơn gia đình và bạn bè - những người đã động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và làm luận văn. Thái Nguyên, tháng 9 năm 2015 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thanh Mai Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN ii http://www.lrc.tnu.edu.vn
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................... iii MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 7 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................ 7 5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 8 6. Đóng góp của luận văn ............................................................................................. 8 7. Cấu trúc của luận văn................................................................................................ 9 Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ THƠ THIẾU NHI VÀ THƠ THIẾU NHI DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM THỜI KỲ HIỆN ĐẠI .................................. 10 1.1. Khái quát về thơ thiếu nhi Việt Nam ................................................................... 10 1.1.1. Khái niệm ..................................................................................................... 10 1.1.2. Một số đặc điểm cơ bản của thơ thiếu nhi.................................................... 13 1.2. Thơ thiếu nhi dân tộc thiểu số Việt Nam thời kỳ hiện đại................................... 20 1.2.1. Diện mạo chung của thơ thiếu nhi dân tộc thiểu số Việt Nam thời kỳ hiện đại ........................................................................................................................ 20 1.2.2. Thơ thiếu nhi dân tộc thiểu số trong dòng chảy chung của thơ thiếu nhi Việt Nam ..................................................................................................................... 25 Tiểu kết chương 1 ....................................................................................................... 27 Chương 2: THƠ VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA MỘT SỐ TÁC GIẢ DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG ........... 28 2.1. Khung cảnh thiên nhiên mang đậm dấu ấn miền núi dưới góc nhìn trẻ thơ ........ 28 2.1.1. Thiên nhiên miền núi đặc trưng qua bốn mùa .............................................. 28 2.1.2. Thế giới cây cỏ ............................................................................................. 37 2.1.3. Thế giới loài vật............................................................................................ 41 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN iii http://www.lrc.tnu.edu.vn
- 2.2. Những nếp sống và sinh hoạt gắn bó với trẻ em dân tộc thiểu số ....................... 46 2.2.1. Cuộc sống còn nhiều khó khăn vất vả và niềm vui trẻ thơ trước những đổi thay trên quê hương .............................................................................................. 46 2.2.2. Những sinh hoạt phong phú, đặc sắc, giàu ý nghĩa văn hóa của trẻ em dân tộc thiểu số ........................................................................................................... 51 2.3. Trẻ thơ dân tộc thiểu số với những ước mơ, trăn trở và khát vọng ..................... 59 2.3.1. Ước mơ được học tập, hiểu biết về thế giới muôn màu ............................... 59 2.3.2. Những trăn trở và khát vọng của trẻ thơ dân tộc thiểu số ............................ 63 Tiểu kết chương 2 ....................................................................................................... 67 Chương 3: THƠ VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA MỘT SỐ TÁC GIẢ DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT ......................................................................................................... 68 3.1. Ngôn ngữ mang sắc thái riêng ............................................................................. 68 3.1.1. Ngôn ngữ thơ ngắn gọn, giản dị ................................................................... 68 3.1.2. Ngôn ngữ thơ giàu âm thanh, hình ảnh ........................................................ 72 3.1.3. Ngôn ngữ thơ mang đậm bản sắc dân tộc .................................................... 75 3.2. Giọng điệu nghệ thuật .......................................................................................... 80 3.2.1. Giọng điệu trong sáng, hồn nhiên ................................................................ 80 3.2.2. Giọng điệu tinh nghịch, hóm hỉnh ................................................................ 83 3.2.3. Giọng điệu trữ tình, tha thiết ........................................................................ 86 3.2.4. Giọng điệu suy tư, triết lý ............................................................................. 89 3.3. Kết cấu độc đáo.................................................................................................... 92 3.3.1. Kết cấu tự sự ................................................................................................. 93 3.3.2. Kết cấu hỏi - đáp .......................................................................................... 96 3.3.3. Kết cấu chuỗi sự vật (sự việc) ...................................................................... 97 Tiểu kết chương 3 ..................................................................................................... 100 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 104 PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN iv http://www.lrc.tnu.edu.vn
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Nằm trong dòng chảy của văn học Việt Nam, văn học dân tộc thiểu số là một “tấm thổ cẩm” rực rỡ phản ánh tâm hồn, cuộc sống của 53 dân tộc thiểu số anh em trên đất nước ta. Với vẻ độc đáo riêng biệt, văn học dân tộc thiểu số đã góp phần tạo nên sự đa sắc, đa thanh cho nền văn học Việt Nam hiện đại và trở thành một bộ phận có vai trò, vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống văn học. Diện mạo văn học Việt Nam hiện đại chỉ được nhìn nhận một cách trọn vẹn, đầy đủ khi bao hàm trong đó bộ phận văn học dân tộc thiểu số. Hay nói như nhà thơ Mai Liễu “Đời sống văn học - nghệ thuật nước nhà không thể thiếu mảng văn học - nghệ thuật các dân tộc thiểu số” [26, tr. 19]. Và điều này một lần nữa lại được khẳng định tại Nghị quyết Trung ương V (khóa VIII): “Văn học các dân tộc thiểu số đã có bước tiến đáng kể. Đội ngũ những nhà văn hóa người dân tộc thiểu số phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng đã có những đóng góp quan trọng vào hầu hết các lĩnh vực văn học nghệ thuật”. Mặc dù có vai trò và vị trí quan trọng như vậy nhưng trên thực tế, những nghiên cứu về bộ phận văn học này còn chưa nhiều, chưa rộng rãi. Văn học dân tộc thiểu số chưa được quan tâm xứng đáng với vị trí của mình, “ảnh hưởng của văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số còn khá mờ nhạt trong nhận thức và đánh giá của xã hội nói chung và của cả giới văn học nghệ thuật nói riêng” [22, tr. 10]. Có lẽ chúng ta cần phải có sự nhìn nhận lại để có thể giới thiệu được cho đông đảo độc giả những đóng góp và thành tựu của bộ phận văn học này. 1.2. Trong những thập kỷ gần đây văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại đã có nhiều khởi sắc. Điều đó thể hiện rõ ở việc các tác giả dân tộc thiểu số đã mở rộng đề tài và nội dung phản ánh để mang lại cho bộ phận văn học này “một sức hấp dẫn riêng, vừa độc đáo trong nội dung phản ánh, vừa đặc sắc trong nghệ thuật thể hiện” [46, tr .14]. Một trong những phạm vi được nhiều tác giả dân tộc thiểu số quan tâm chú ý chính là mảng văn học viết cho thiếu nhi và đặc biệt là thơ viết cho thiếu nhi. Những thành tựu rực rỡ của nền văn học thiếu nhi Việt Nam phải kể đến mảng thơ viết cho thiếu nhi của các tác giả dân tộc thiếu số. Chúng ta có thể kể đến một số tên tuổi như: Dương Thuấn, Dương Khâu Luông, Lò Ngân Sủn, Inrasara, Bùi Thị Tuyết Mai, Nông Thị Ngọc Hòa…Các tác giả này đã dành một phần không nhỏ sự nghiệp sáng tác, thời Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 1 http://www.lrc.tnu.edu.vn
- gian của mình để viết cho thiếu nhi. Đồng thời qua những trang thơ đó, họ đã phần nào khẳng định được vị trí, tên tuổi của mình trong nền văn học các dân tộc thiểu số nói riêng và trong nền văn học Việt Nam hiện đại nói chung. Lựa chọn đề tài “Thơ viết cho thiếu nhi của một số tác giả dân tộc thiểu số tiêu biểu”, chúng tôi hy vọng sẽ chỉ ra được những nét đặc sắc trong cách nhìn, cách cảm nhận, cách thể hiện rất riêng của các nhà thơ dân tộc thiểu số khi viết cho thiếu nhi, đồng thời thấy được sự đóng góp to lớn của họ đối với nền thơ ca thiếu nhi Việt Nam hiện đại. 1.3. Trong các giáo trình giảng dạy về văn học thiếu nhi, văn học trẻ em ở các trường đại học, cao đẳng có đào tạo giáo viên tiểu học hay giáo viên mầm non thì vấn đề văn học thiếu nhi dân tộc thiểu số chưa được quan tâm, chưa có chỗ đứng. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi hy vọng sau khi luận văn “Thơ viết cho thiếu nhi của một số tác giả dân tộc thiểu số tiêu biểu” hoàn thiện bước đầu sẽ giới thiệu diện mạo của văn học thiếu nhi dân tộc thiểu số để từ đó có những nhìn nhận khách quan về mảng văn học đầy sinh động, hấp dẫn này. Đồng thời chúng tôi cũng mong rằng, luận văn có thể trở thành một tư liệu tham khảo hữu ích của sinh viên chuyên ngành Ngữ văn khi tìm hiểu về mảng văn học dân tộc thiểu số cũng như văn học thiếu nhi Việt Nam. 2. Lịch sử vấn đề Văn học dân tộc thiểu số Việt Nam là một bộ phận quan trọng của nền văn học Việt Nam hiện đại. Bộ phận văn học này đang có những bước tiến đáng kể để khẳng định vị trí, vai trò của mình trong suối nguồn văn học dân tộc. Các tác giả dân tộc thiểu số bằng tài năng và tâm huyết của mình đã đưa nền văn học dân tộc trở về với quỹ đạo vốn có của nó trong đời sống văn học, góp phần quan trọng vào mục tiêu cao cả của Đảng ta là xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong các công trình nghiên cứu chung về thơ dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại trên đáng chú ý là hai công trình: Bản sắc văn hóa dân tộc trong thơ ca các DTTS Việt Nam hiện đại (PGS.TS Trần Thị Việt Trung chủ biên) và Văn học dân tộc thiểu số Việt Nam thời kì hiện đại - Một số đặc điểm (PGS.TS Trần Thị Việt Trung - TS Cao Thị Hảo). Hai công trình nghiên cứu trên đã dựng lên tương đối hoàn chỉnh diện mạo của thơ dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại qua các giai đoạn phát triển cùng với những thành tựu và hạn chế nhất định. Đồng thời, các tác giả cũng đã đưa ra cái nhìn tổng thể, khái quát về những đặc điểm cơ bản của nền văn học dân tộc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 2 http://www.lrc.tnu.edu.vn
- thiểu số Việt Nam hiện đại nói chung trong đó có mảng thơ dân tộc. Riêng ở mảng thơ, người viết đã có cái nhìn khái quát và sự phân tích kỹ lưỡng về những nội dung chính được các tác giả dân tộc thiểu số đề cập đến trong thơ. Trong đó, nổi bật lên là hai đề tài chính: đề tài thiên nhiên và đề tài con người miền núi. “Thơ của các tác giả dân tộc miền núi luôn luôn gắn liền với thiên nhiên, con người miền núi” [46, tr. 173]. Còn ở đề tài thiếu nhi, do diện khảo sát tương đối rộng nên hai công trình trên mới chỉ nhắc đến một số tác giả có thơ viết cho thiếu nhi như Lò Ngân Sủn, Dương Thuấn, Dương Khâu Luông mà chưa đi sâu, nghiên cứu cụ thể về vấn đề này….Như vậy, có thể thấy rằng đề tài thiếu nhi miền núi trong thơ dân tộc thiểu số vẫn chưa nhận được sự quan tâm, chú ý thích đáng của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học. Đã có những công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề này nhưng vẫn ở góc độ hạn chế, chủ yếu chỉ tập chung nhiều ở sáng tác của hai nhà thơ dân tộc Tày Dương Thuấn và Dương Khâu Luông mà chưa có cái nhìn hệ thống, khái quát về đề tài này. Lã Thị Bắc Lý trong Giáo trình văn học trẻ em đã có nhận xét khái quát về văn học thiếu nhi miền núi “ngày càng phát triển và ghi nhiều thành tựu với các tác phẩm tiêu biểu” [18, tr 18]. Trong đó, tác giả đã nhấn mạnh đóng góp quan trọng, nổi bật của nhà thơ Tày Dương Thuấn đối với mảng thơ thiếu nhi: “Dương Thuấn với hàng loạt bài thơ viết về con người và mảnh đất vùng cao đã làm cho người đọc càng hiểu và yêu mến hơn sự hồn nhiên mộc mạc và đời sống tâm hồn chất phác mà biết bao nghĩa tình gắn bó với cách mạng của đồng bào, nhất là của các em dân tộc thiểu số phía Bắc. Năm 2010, Tuyển tập thơ Dương Thuấn viết cho thiếu nhi được xuất bản song ngữ (tiếng Kinh và tiếng Tày) đã làm phong phú cho mảng văn học viết về đề tài miền núi của văn học thiếu nhi Việt Nam” [18, tr 18]. Khẳng định, đề cao vai trò của thơ thiếu nhi Dương Thuấn đối với nền văn học thiếu nhi Việt Nam, trong bài viết Cảm nhận về văn học thiếu nhi thế kỷ XXI, tác giả cũng đưa ra nhận xét tinh tế về nội dung cũng như cảm hứng thơ thiếu nhi của Dương Thuấn: “đó là một thế giới trẻ thơ cùng thiên nhiên vùng cao hết sức sống động. Đó là cỏ cây hoa trái muôn sắc màu, là tiếng suối reo, là hòn sỏi thần kì, là tiếng hò săn bắn, là một làn khói sớm với mùi thịt nướng, là những phong tục tập quán huyền thoại làm mê đắm lòng người…Cảm hứng bao trùm trong những vần thơ anh viết cho trẻ con là tình yêu tha thiết với bản Hon, với núi rừng Bắc Kạn. Dương Thuấn đã làm sống dậy cả một nền văn hóa Tày” [43]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 3 http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Trong “Lời giới thiệu Tuyển tập thơ thiếu nhi” (2010) của Dương Thuấn, nhà nghiên cứu phê bình văn học Chu Văn Sơn đã đưa ra nhận xét, khái quát chung về thế giới nghệ thuật trong thơ thiếu nhi của Dương Thuấn. Tác giả gọi đó là một “khu vườn thiếu nhi” mà ở đó nhà thơ “đã mở mang, đã khai phá bao nhiêu năm, nâng niu từng tấc đất, tỉ mẩn với từng lối đi, từng con suối, từng mỏm đá, từng góc núi, gieo trồng ở đây đủ những loại cây cỏ của quê hương, chăm nuôi đủ những loại chim thú của đồng rừng mình, dựng lên đủ những khu vui chơi, lễ hội của dân tộc mình…Vào đây các cháu có thể ngắm bao nhiêu là hoa, nếm bao nhiêu là quả, nghe thổi khèn, nghe hát ru, nghe cổ tích, rồi chơi ném còn, ném thia lia, đánh quay, đánh yến, chơi bập bênh, chơi đu, cưỡi ngựa, bắn nỏ, đi săn trong núi, bơi thuyền trên sông Năng, đi câu cá và ngắm cảnh hồ Ba Bể…”[33]. Tác giả Vân Thanh - một nhà nghiên cứu luôn tâm huyết, trăn trở với vấn đề văn học thiếu nhi cũng đưa ra nhận định về thơ thiếu nhi Việt Nam. Mặc dù không đề cập cụ thể đến thơ thiếu nhi của các nhà thơ dân tộc song tác giả cũng chỉ ra thành công đạt được của thơ thiếu nhi nói chung có sự góp sức của các nhà thơ thiếu nhi dân tộc như Dương Thuấn: “Từ những năm 90 trở lại đây thơ viết cho các em thật sôi nổi. Trong đó nổi lên những tác giả sớm có phong cách riêng như Nguyễn Hoàng Sơn với Dắt mùa thu vào phố, Bờ ve ran của Mai Văn Hai, Cưỡi ngựa đi săn của Dương Thuấn…Các nhà thơ trên đã làm sống hẳn vùng thơ cho các em”[43, tr 214]. Vấn đề thơ thiếu nhi của nhà thơ Dương Thuấn cũng được đề cập khá kĩ trong khóa luận tốt nghiệp Thơ viết cho thiếu nhi của Dương Thuấn của Mai Việt Hồng. Trong khóa luận này, thơ viết cho thiếu nhi của Dương Thuấn được khảo sát qua các khía cạnh: thế giới thiên nhiên miền núi, thế giới tuổi thơ miền núi, những bài học đầu tiên về cuộc sống trong thơ. Trong đó, tác giả khóa luận đã đặc biệt đi sâu tìm hiểu thiên nhiên trong thơ Dương Thuấn dưới con mắt trẻ thơ, “thiên nhiên miền núi trong thơ Dương Thuấn thật đẹp và thơ mộng, luôn gắn bó hài hoà với cuộc sống con người”[3, tr.68]. Từ sự khẳng định đó, Mai Việt Hồng đã khám phá thiên nhiên trong thơ thiếu nhi của Dương Thuấn trên ba phương diện chính: Bức tranh bốn mùa, Thế giới cây quả, hoa lá và Thế giới loài vật. Bên cạnh đó, thế giới tuổi thơ miền núi trong thơ Dương Thuấn với “cuộc sống lao động, học tập khó khăn, vất vả” cùng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 4 http://www.lrc.tnu.edu.vn
- “không khí sinh hoạt, phong tục, tập quán vui tươi, lành mạnh của người dân tộc thiểu số” [3, tr 39] cũng được người viết đề cập đến. Về phương diện nghệ thuật, người viết đã đi sâu vào nghệ thuật thơ thiếu nhi Dương Thuấn trên các vấn đề ngôn ngữ thơ, hình ảnh thơ và giọng điệu nghệ thuật. Có thể nói công trình nghiên cứu này đã mang lại một cái nhìn toàn diện, khái quát về toàn bộ thơ thiếu nhi của Dương Thuấn trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Trong luận văn thạc sĩ “Thế giới nghệ thuật thơ Dương Thuấn”, tác giả Phùng Trọng Vĩnh đã đi sâu tìm hiểu không gian nghệ thuật - “khu vườn thiếu nhi” trong thơ Dương Thuấn. Khu vườn thiếu nhi ấy “được Dương Thuấn dày công xây đắp, tỉ mẩn tạo dựng từ những chất liệu gần gũi, quen thuộc trong đời sống hàng ngày của người Tày ở vùng núi Bắc Kạn” [49, tr13]. Và cùng với không gian đó, người viết cũng khám phá thế giới nhân vật trong thơ Dương Thuấn. Đó “chủ yếu là những con vật quen thuộc, gần gũi với tâm hồn trẻ thơ miền núi…là sự xuất hiện của những sự vật, hiện tượng và những vật dụng quen thuộc trong gia đình. Tất cả tạo thành một thế giới sống động dành riêng cho trẻ thơ” [49, tr 14]. Bên cạnh đó, nhân vật trữ tình trong thơ Dương Thuấn gắn với hình ảnh “chú bé bản Hon hóm hỉnh, có tâm hồn trong sáng, tinh khôi” [49, tr 56] cũng được tác giả đi sâu tìm hiểu. Có thể nói luận văn đã đưa ra cái nhìn tổng quan, khái quát nhất về toàn bộ thế giới nghệ thuật thơ trong đó có thơ thiếu nhi của Dương Thuấn. Cùng với thơ thiếu nhi của Dương Thuấn thì thơ thiếu nhi của Dương Khâu Luông cũng nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học. Tác giả Nguyễn Đức Thiện trong bài viết “Hồn nhiên như cây lá” đã đưa ra cảm nhận của mình khi đọc tập thơ thiếu nhi song ngữ Co Nghịu Hưa Cần (Cây gạo giúp người) của Dương Khâu Luông. Trong đó tác giả nhấn mạnh đặc điểm “hồn nhiên, chân chất” của tập thơ. Đồng thời tác giả cũng chỉ ra con đường đi vào tâm hồn trẻ thơ của Dương Khâu Luông: “Dương Khâu Luông mượn khá nhiều những con vật, những rừng cây và cảnh sắc thiên nhiên để nói những điều muốn nói với trẻ em” [44]. Tác giả Đỗ Thị Thu Huyền trong bài viết “Dương Khâu Luông: Người hát trên đất mẹ” cũng đưa ra nhận xét về thơ thiếu nhi của Dương Khâu Luông: “Dương Khâu Luông đã thể hiện được chất hóm hỉnh, dễ thương trong từng lời thơ, câu chữ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 5 http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Để tâm tình, chia sẻ với các em thiếu nhi, Dương Khâu Luông viết bằng những hình ảnh giản dị mà độc đáo. Đọc bất cứ bài thơ viết cho thiếu nhi nào của anh, ta cũng thấy thú vị, bất ngờ vì một điều gì đó rất trong sáng, đáng yêu, tươi vui, ngộ nghĩnh. Cách diễn tả của anh dễ hiểu, sinh động, hồn nhiên đến không ngờ”[8]. Qua nhận xét đó, người viết đã khái quát những đặc điểm chung nhất trong sáng tác thơ cho thiếu nhi của nhà thơ Dương Khâu Luông. Đó là giọng điệu hóm hỉnh, hồn nhiên, trong sáng, tươi vui đi cùng với những hình ảnh giản dị mà độc đáo, gần gũi - những yếu tố cơ bản làm nên những nét đặc trưng riêng của thơ thiếu nhi. Khi nghiên cứu về Thơ Dương Khâu Luông, Lý Thị Vương cũng phát hiện ra nhân vật trữ tình trong thơ Dương Khâu Luông thường là “em nhỏ miền núi chăm học, chăm làm và rất giàu tình cảm; yêu quê hương, bản làng; yêu cây rừng và các con vật gần gũi như: mèo, vịt, ong, bò...” [50, tr.19]. Bên cạnh đó, còn một số nhà thơ dân tộc thiểu số khác cũng có thơ viết về thiếu nhi song các sáng tác của họ chưa được chú ý nhiều mà chỉ được đưa vào các tuyển thơ thiếu nhi như trường hợp thơ của nhà thơ Nông Thị Ngọc Hòa, Bùi Thị Tuyết Mai. Một số nhà thơ khác như Inrasara, Lò Ngân Sủn, Triệu Kim Văn… đã có những tập thơ thể hiện sự tâm huyết với trẻ thơ dân tộc song những tác phẩm này cũng chưa nhận được sự quan tâm thích đáng của bạn đọc cũng như các nhà nghiên cứu, phê bình văn học. Từ những khảo sát trên, chúng tôi nhận thấy nghiên cứu về thơ viết cho thiếu nhi của các nhà thơ dân tộc thiểu số không phải là một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ song đây vẫn lĩnh vực còn khá nhiều khoảng trống cần phải quan tâm. Các công trình nghiên cứu khi tìm hiểu vấn đề này mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu sáng tác của một số nhà thơ dân tộc thiểu số quen thuộc viết cho thiếu nhi. Vẫn còn thiếu cái nhìn hệ thống, khái quát về mảng đề tài thiếu nhi trong thơ dân tộc thiểu số Việt Nam thời kỳ hiện đại. Tiếp thu những thành quả đã đạt được của những công trình nghiên cứu về thơ thiếu nhi dân tộc thiểu số, thực hiện đề tài “Thơ viết cho thiếu nhi của một số tác giả dân tộc thiểu số tiêu biểu”, chúng tôi hi vọng sẽ góp phần nhỏ bé công sức của mình vào việc xóa đi khoảng trống trong nghiên cứu về thơ thiếu nhi dân tộc thiểu số, góp phần đưa ra một cái nhìn mới toàn vẹn, toàn diện hơn về thơ thiếu nhi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 6 http://www.lrc.tnu.edu.vn
- dân tộc thiểu số nói riêng cũng như thơ dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại nói chung. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, chúng tôi không tham vọng khảo sát được tất cả các sáng tác thơ thiếu nhi của các tác giả dân tộc thiểu số mà sẽ tập trung chủ yếu nghiên cứu các sáng tác của ba nhà thơ tiêu biểu thuộc ba dân tộc, ba khu vực khác nhau đã có nhiều đóng góp và thành công ở mảng đề tài thiếu nhi cũng như nhận được sự yêu mến của đông đảo bạn đọc là Dương Thuấn, Lò Ngân Sủn và Inrasara. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là thơ viết cho thiếu nhi của một số tác giả dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại tiêu biểu. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài khảo sát thơ viết cho thiếu nhi của một số nhà thơ dân tộc thiểu số nhưng trong đó đi sâu vào thơ viết cho thiếu nhi của ba cây bút thiểu số tiêu biểu: Dương Thuấn, Inrasara và Lò Ngân Sủn. Cụ thể là: Tác giả Dương Thuấn với Tuyển tập Dương Thuấn (tập 3, 2010), Nxb Hội nhà văn. Tác giả Inrasara với tập thơ Thơ cho tuổi thơ (2003), Nxb Kim Đồng. Tác giả Lò Ngân Sủn với hai tập thơ: Cái bật lửa trời (1995), Suối Pí Lè (1996), Nxb Kim Đồng. Ngoài ra chúng tôi cũng chú ý đến những sáng tác thơ viết cho thiếu nhi của các tác giả khác để so sánh đối chiếu khi cần thiết nhằm làm nổi bật vấn đề nghiên cứu. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn đi sâu tìm hiểu, làm rõ khái niệm thơ thiếu nhi và những đặc trưng cơ bản của thơ thiếu nhi trên phương diện nội dung và nghệ thuật. Qua việc tìm hiểu những thành tựu về đội ngũ tác giả và tác phẩm cũng như việc so sánh, đối chiếu những nét chung và nét riêng của thơ thiếu nhi dân tộc thiểu số trong dòng chảy chung của thơ thiếu nhi Việt Nam, luận văn sẽ có cái nhìn toàn diện và khái quát về diện mạo thơ thiếu nhi dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại. Luận văn đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu những nét độc đáo, đặc sắc của thơ thiếu nhi dân tộc thiểu số trên các phương diện nội dung như: Khung cảnh thiên nhiên miền Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 7 http://www.lrc.tnu.edu.vn
- núi, cuộc sống của thiếu nhi miền núi cùng những ước mơ, trăn trở, hoài bão, khát vọng qua sự khúc xạ của chính tâm hồn trẻ thơ. Qua đó thấy được những nét phẩm chất đáng yêu, đáng quý của trẻ thơ miền núi đồng thời khẳng định sự đóng góp mới mẻ của các nhà thơ thiếu nhi dân tộc thiểu số trên phương diện nội dung. Bên cạnh đó chúng tôi cũng đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu và khẳng định những nét độc đáo, đặc sắc của thơ thiếu nhi dân tộc thiểu số trên phương diện nghệ thuật qua một số yếu tố như: ngôn ngữ thơ, giọng điệu thơ và kết cấu thơ. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp so sánh đối chiếu - Phương pháp khảo sát, thống kê - Phương pháp phân tích, khái quát, tổng hợp - Phương pháp nghiên cứu theo đặc trưng thể loại 6. Đóng góp của luận văn Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu về thơ thiếu nhi dân tộc thiểu số trong một cái nhìn hệ thống, khái quát để ghi nhận những đóng góp cũng như khẳng định vị trí của các nhà thơ dân tộc thiểu số trong dòng chảy văn học thiếu nhi Việt Nam nói chung. Ở nước ta hiện nay, những công trình nghiên cứu về văn học thiếu nhi chưa nhiều, các công trình nghiên cứu về văn học thiếu nhi dân tộc thiểu số trong đó có thơ thiếu nhi dân tộc thiểu số lại càng hạn chế. Có thể coi đây là một “vùng đất”, một “lãnh địa” còn nhiều khoảng trống cần được khám phá. Vì vậy, luận văn hoàn thành sẽ là tài liệu tham khảo quan trọng bổ khuyết thêm cho những nghiên cứu về thơ thiếu nhi dân tộc thiểu số nói riêng cũng như văn học thiếu nhi dân tộc thiểu số nói chung, góp phần đem lại cái nhìn toàn diện hơn về văn học dân tộc thiểu số Việt Nam cũng như nền văn học thiếu nhi Việt Nam. Luận văn khi hoàn thiện cũng góp một tiếng nói ghi nhận những thành tựu đáng khẳng định của các cây bút dân tộc thiểu số đối với mảng đề tài thiếu nhi, là nguồn động lực, cổ vũ để các nhà thơ dân tộc thiểu số tích cực, hăng hái hơn nữa với nguồn cảm hứng về thiếu nhi của mình. Bởi không ai khác mà chính họ với cái nhìn từ “bên trong” cùng với sự trải nghiệm từ tuổi thơ của chính bản thân mình mới có thể phản ánh được chân thực nhất, sinh động nhất cuộc sống, tâm hồn, tình cảm cũng như ước mơ, hoài bão của trẻ thơ dân tộc thiểu số. Hơn nữa, luận văn cũng đưa ra Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 8 http://www.lrc.tnu.edu.vn
- một tiếng nói cấp thiết về việc cần có sự quan tâm hơn nữa của Đảng, Nhà nước, của những người làm văn hóa cũng như toàn xã hội thông qua những chính sách, chủ trương phù hợp về vấn đề văn học dân tộc thiểu số để khẳng định đúng giá trị của bộ phận văn học này. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm các chương sau: Chương 1: Khái quát về thơ thiếu nhi và thơ thiếu nhi dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại Chương 2: Thơ viết cho thiếu nhi của một số tác giả dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại nhìn từ phương diện nội dung Chương 3: Thơ viết cho thiếu nhi của một số tác giả dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại nhìn từ phương diện nghệ thuật Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 9 http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ THƠ THIẾU NHI VÀ THƠ THIẾU NHI DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM THỜI KỲ HIỆN ĐẠI 1.1. Khái quát về thơ thiếu nhi Việt Nam 1.1.1. Khái niệm Từ xưa tới nay dân tộc ta được coi là một dân tộc coi trọng văn hóa, yêu mến thơ ca. Thơ ca đã trở thành một món ăn tinh thần, một dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng tâm hồn bao thế hệ người Việt. Trong bộn bề cuộc sống hiện đại với những vất vả, lo toan, bận rộn thì một lúc nào đó bất chợt trong tâm khảm mỗi người vẫn vọng về những vần thơ tự thủa ấu thơ như những mạch nước ngầm không bao giờ vơi cạn: Em nghe thầy đọc bao ngày Tiếng thơ đỏ nắng, xanh cây quanh nhà Mái chèo nghe vọng sông xa Êm êm nghe tiếng của bà năm xưa Nghe trăng thở động tàu dừa Ào ào nghe chuyển cơn mưa giữa trời Thêm yêu tiếng hát nụ cười Nghe thơ em thấy đất trời đẹp hơn. (Nghe thầy đọc thơ - Trần Đăng Khoa) Thơ ca có vai trò to lớn đối với cuộc sống con người hay nói như R.Gamzatop: “Nếu như các nhà thơ không tham gia vào việc tạo dựng thế giới này thì thế giới không trở nên tươi đẹp như thế này…Thiếu thơ ca không gì có thể trở thành chính nó”. Thơ ca là người dẫn đường, là sứ giả đưa chúng ta đến xứ sở cái đẹp để từ đó chúng ta có thể tự ý thức, nhận ra chính mình, chính xã hội mà mình đang sống. Và đặc biệt phải kể đến tầm quan trọng của mảng thơ thiếu nhi đối với cuộc sống con người. Đây được coi như vườn ươm tâm hồn cho lứa tuổi thơ, giúp các em phát triển và hoàn thiện nhân cách của mình. Vậy thơ thiếu nhi là gì? Để làm rõ được khái niệm này trước hết chúng ta hãy cùng tìm hiểu về văn học thiếu nhi. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 10 http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Theo “Từ điển thuật ngữ văn học”, văn học thiếu nhi được hiểu như sau: “Theo nghĩa hẹp, văn học thiếu nhi gồm những tác phẩm văn học hoặc phổ cập khoa học dành riêng cho thiếu nhi. Tuy vậy khái niệm văn học thiếu nhi cũng thường bao gồm một phạm vi rộng rãi những tác phẩm văn học thông thường (cho người lớn) đã đi vào phạm vi đọc của thiếu nhi, như Đôn Ki - hô - tê của M. Xéc - van - tex, Rô - bin - xơn Cơ - ru - xô của Đ. Đi - phô, Gu - li - vơ du kí của Gi. Xuýt - tơ, Túp lều bác Tôm của H. Bi - sơ - Xtâu” [4, tr. 412]. Như vậy ở đây, khái niệm văn học thiếu nhi được các tác giả gắn liền với đối tượng tiếp nhận là độc giả thiếu nhi. Đó có thể là những tác phẩm được viết ra với mục đích “dành riêng cho thiếu nhi” hoặc chỉ là những “tác phẩm văn học thông thường” song lại phù hợp và đi vào phạm vi đọc của trẻ thơ. Đồng thuận với quan niệm trên, Lã Thị Bắc Lý trong Giáo trình văn học trẻ em đã dùng định nghĩa văn học thiếu nhi của Từ điển thuật ngữ văn học (NXB giáo dục 1992) để chỉ khái niệm văn học trẻ em. Điều khác biệt là ở đây tác giả đã thay thế cụm từ văn học thiếu nhi thành cụm từ đồng nghĩa thuần Việt văn học trẻ em để nhấn mạnh về đối tượng, phạm vi tiếp nhận là lứa tuổi trẻ thơ. Tác giả Hà Xuân Trường trong bài phát biểu Bàn về vai trò văn học thiếu nhi cũng đưa ra cách hiểu của mình về văn học thiếu nhi: “Nếu hiểu một cách đầy đủ, theo tôi nghĩ, văn học thiếu nhi gồm ba bộ phận: văn học về thiếu nhi, văn học cho thiếu nhi và văn học của thiếu nhi; hai bộ phận sau có những đặc điểm riêng biệt, mà văn học cho thiếu nhi là bao trùm” [43]. Có thể nhận thấy trong cách hiểu của mình tác giả đã có sự phân chia rõ ràng các bộ phận hợp thành của văn học thiếu nhi. Văn học thiếu nhi là một khái niệm rộng trong đó bao gồm các sáng tác về thiếu nhi, cho thiếu nhi và của thiếu nhi. Tác giả cũng nhấn mạnh bộ phận “văn học cho thiếu nhi” là bao trùm, đóng vai trò chủ đạo cho nền văn học thiếu nhi. Như vậy, qua các định nghĩa trên, hiểu một cách chung nhất văn học thiếu nhi là những sáng tác viết cho thiếu nhi, viết về thiếu nhi hoặc là những sáng tác của chính các em thiếu nhi viết về lứa tuổi mình. Và để đi vào đời sống đọc của trẻ thơ, những tác phẩm viết cho thiếu nhi nhất thiết phải có nội dung phong phú, hấp dẫn xoay quanh các vấn đề đời sống, học tập, sinh hoạt, tình cảm của các em, phù hợp với nhận thức tình cảm và thị hiếu thẩm mĩ của trẻ thơ. Có như vậy, văn học thiếu nhi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 11 http://www.lrc.tnu.edu.vn
- mới thực sự thực hiện được chức năng “xây dựng con người mới” [43 ,tr. 481] toàn đức, toàn tài ngay từ lứa tuổi măng non theo như sự ủy thác của Đại hội Đảng lần thứ IV “phải xây dựng con người mới từ lúc lọt lòng…” và chỉ thị số 18CP của Hội đồng Chính Phủ: “Văn hóa nghệ thuật giữ một vai trò trọng yếu, là một trong những vũ khí sắc bén nhất để giáo dục chính trị, tư tưởng, tình cảm, nâng cao đạo đức, mở rộng kiến thức cho thiếu niên nhi đồng” [43]. Thơ thiếu nhi là một bộ phận quan trọng của nền văn học thiếu nhi Việt Nam. Với cách hiểu như trên về văn học thiếu nhi thì thơ thiếu nhi cũng có thể được hiểu là thơ viết cho thiếu nhi, thơ viết về thiếu nhi hay thơ do thiếu nhi viết trong đó thơ viết cho thiếu nhi đóng vai trò chủ đạo và mang các đặc điểm chung nhất của thơ thiếu nhi Việt Nam. Với vai trò và sự tác động to lớn của thơ thiếu nhi đối với đời sống tâm hồn, tình cảm của trẻ thơ, đã có rất nhiều những bài viết cũng như các cuộc hội thảo thu hút các nhà nghiên cứu quan tâm đến vấn đề thơ thiếu nhi. Chúng ta có thể điểm qua một số quan niệm, cách hiểu về thơ thiếu nhi của một số tác giả như sau: Trong bài tham luận tại Hội thảo văn học thiếu nhi nhìn từ miền Đông Nam Bộ ngày 10.5.2012 ở Đồng Nai, tác giả Phạm Quốc Ca đã đưa ra quan niệm của mình về thơ thiếu nhi, đó là những tác phẩm “khơi gợi khả năng cảm nhận cuộc sống bằng mỹ cảm, đem đến cho các em cái hay, cái đẹp giàu nhân tính”[1]. Trong quan niệm này, tác giả đã nhấn mạnh vai trò, khả năng tác động đặc biệt của thơ thiếu nhi với lứa tuổi thơ. Đồng thời tác giả cũng khẳng định đây không đơn thuần là vai trò mà còn là yêu cầu bắt buộc cần đạt được đối với thơ thiếu nhi. Quan tâm đến cách viết thơ cho thiếu nhi, tác giả Trần Quang Sáng trong bài viết Đà Nẵng và thơ viết cho thiếu nhi cũng đưa ra ý kiến, cách hiểu của mình về thơ thiếu nhi “Thơ thiếu nhi tựa như những câu chuyện cực ngắn, gần gũi, song phải mang nhiều nhạc tính, mang phong vị cổ tích và đồng thoại, lung linh hình ảnh sắc màu không gian thiên nhiên”[32]. Trong nhận xét đó tác giả đã đưa ra những đặc điểm nổi bật của thơ thiếu nhi đồng thời đây cũng là một gợi ý quý báu cho những cây bút trẻ đang say mê, thử sức với mảng đề tài này. Đồng hướng tiếp cận thơ thiếu nhi của Trần Quang Sáng, tác giả Quang Huy cũng đưa ra cảm nhận của mình về thế giới nghệ thuật thơ thiếu nhi gắn liền với tính Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 12 http://www.lrc.tnu.edu.vn
- chất vui tươi, hồn nhiên, trong sáng: “Thơ cho thiếu nhi bao giờ cũng vui tươi, ngộ nghĩnh. Các em không phải những ông cụ non, không chấp nhận những bài thơ khô khan, nghiêm nghị quá mức. Mỗi bài thơ không thể là một bài giáo huấn sống sượng và lột bỏ mọi sự hồn nhiên, say đắm, dí dỏm của đời sống tuổi nhỏ” [23]. Trong bài viết Vài suy nghĩ về việc sáng tác văn học cho thiếu nhi, tác giả Huyền Minh cũng đưa ra cách hiểu của mình về thơ thiếu nhi. Trong cách hiểu đó, thơ thiếu nhi là thơ của sự “dung dị, chân chất, hồn nhiên, thật thà một cách tự nhiên” [19]. Tóm lại, mặc dù có nhiều khái niệm, nhiều cách hiểu về thơ thiếu nhi song điểm chung nhất là các tác giả đã gắn liền thơ thiếu nhi với đối tượng tiếp nhận - đối tượng trẻ em để từ đó có thể nêu ra một cách khái quát nhất, chính xác nhất về bản chất của thơ thiếu nhi. Đó là sự trong sáng, giản dị, gần gũi, vui tươi, ngộ nghĩnh về nội dung và hấp dẫn, lôi cuốn về nghệ thuật thể hiện. Bên cạnh đó, thơ thiếu nhi cũng gắn liền với chức năng giáo dục - chức năng quan trọng nhất, làm nên chiều sâu cho mảng thơ ca này. 1.1.2. Một số đặc điểm cơ bản của thơ thiếu nhi 1.1.2.1. Thơ thiếu nhi phản ánh hiện thực qua đôi mắt và tâm hồn trẻ thơ Do khác nhau về vốn sống, sự trải nghiệm và khả năng tư duy nên trẻ em và người lớn có cả một khoảng cách về sự nhận thức đời sống. Bởi vậy khác với bộ phận thơ ca dành cho người lớn, thơ thiếu nhi muốn đi vào đời sống tâm hồn của các em, các nhà thơ phải hóa thân, nhập vai thành những “nghệ sĩ tí hon”, nhìn cuộc sống bằng cặp mắt trẻ thơ để có thể đồng điệu với tâm hồn, chạm tới trái tim của các em. Đó có thể là một nội dung, một đề tài, chủ đề không mới, không xa lạ nhưng cách phản ánh phải mang đậm dấu ấn trẻ thơ như Võ Quảng - một cây bút tâm huyết với lứa tuổi măng non đã từng chia sẻ kinh nghiệm viết cho thiếu nhi của mình: “Nội dung của văn học thiếu nhi cũng là các vấn đề về chủ đề, đề tài, về phương pháp thể hiện, cũng là các vấn đề thể loại, về phong cách, về ngôn ngữ… Nhưng ở đây, tất cả những cái đó phải được thể hiện thế nào cho phù hợp với “đôi mắt” và “con tim” của mỗi lứa tuổi” [43]. Thơ thiếu nhi phản ánh hiện thực qua con mắt và tâm hồn trẻ thơ. Các nhà thơ thiếu nhi khi sáng tác phải quên bản thân mình đi để “sống lại” tuổi thơ của các em và hòa đồng với tâm hồn trẻ thơ. Qua những trang thơ đó, người đọc nhận ra ánh mắt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 13 http://www.lrc.tnu.edu.vn
- đầy trong trẻo của trẻ thơ khi nhìn nhận, khám phá cuộc sống muôn màu thú vị xung quanh mình, cái gì cũng đẹp, cái gì cũng hay đầy hấp dẫn dù chỉ là một cái bắp cải nhỏ trong thơ Phạm Hổ: Bắp cải xanh Xanh mát mắt Lá cải sắp Sắp vòng tròn Búp cải non Nằm ngủ giữa (Bắp cải xanh - Phạm Hổ) Chỉ có thể là ánh mắt trẻ thơ mới có thể nhìn thấy mọi vật trong sự tinh khôi, trong sáng, đáng yêu như vậy. Từ hình ảnh cái bắp cải - một loại rau giản dị hàng ngày ai cũng từng nhìn thấy song với cách nói, cách miêu tả từ hình dáng, màu sắc đến việc thể hiện cảm xúc hồn nhiên như vậy thì chỉ có lăng kính của trẻ thơ mới phát hiện ra. Và có thể nói, nhà thơ Phạm Hổ đã rất thành công khi nói lên tiếng nói của lứa tuổi thơ. Và cũng chính nhờ sự hóa thân đầy tài tình này mà thơ thiếu nhi Phạm Hổ đã, đang và sẽ mãi là những hành trang tuổi thơ của thiếu nhi Việt Nam. Cũng với việc nhìn cuộc sống bằng cặp mắt hồn nhiên, trong sáng, qua lăng kính trẻ thơ, thơ thiếu nhi Việt Nam còn in đậm dấu ấn tư duy của lứa tuổi thơ. Đó là sự lý giải, nhìn nhận các sự vật, hiện tượng của đời sống diễn ra xung quanh các em. Đó không phải là sự lý giải của khoa học, của trải nghiệm thực tế, thậm chí là phi lý đối với thế giới người lớn song lại rất logic trong trường liên tưởng, tư duy của các em. Nữ sĩ Xuân Quỳnh bên cạnh là một nhà thơ tình tài ba còn là một trong những nhà thơ thiếu nhi xuất sắc của nền thơ ca thiếu nhi Việt Nam. Với phương châm viết cho thiếu nhi của mình: “Muốn viết cho các em, điều đầu tiên là sự cảm thông với các em chứ không phải là sự áp đặt. Đừng bắt các em sống và nghĩ theo cách của mình. Nếu muốn giáo dục các em thì phải nhìn bằng con mắt của các em mà nhận xét đánh giá mọi việc. Cách giải quyết bắt đầu từ đấy” [23], Xuân Quỳnh đã đem đến cho thiếu nhi Việt Nam những trang thơ hay hấp dẫn, đầy mới lạ về cách tư duy, cách suy nghĩ của trẻ thơ. Chúng ta hãy lấy bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người” của nhà thơ làm ví dụ. Bằng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 14 http://www.lrc.tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
147 p | 667 | 92
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ chat - Tiếng Việt và tiếng Anh
141 p | 667 | 73
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam bộ
240 p | 303 | 65
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ chỉ thực vật trong tiếng Việt (đối chiếu giữa các phương ngữ)
116 p | 229 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm của tiêu đề văn bản trong thể loại tin tức
192 p | 248 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tình thái giảm nhẹ trong diễn ngôn tiếng Việt
146 p | 152 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tiếp xúc ngôn ngữ Ê Đê - Việt ở tỉnh Đak Lăk trên bình diện từ vựng - ngữ nghĩa
155 p | 201 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính tiêng Việt trong lĩnh vực thương mại
152 p | 238 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ẩn dụ trong ca từ Trịnh Công Sơn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri luận
92 p | 170 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Quán ngữ tình thái tiếng Việt
94 p | 168 | 41
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa – Ngữ dụng của vị từ ngôn hành tiếng Việt
98 p | 163 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ cử chỉ
165 p | 166 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Cấu tạo hình thức và ngữ nghĩa của thuật ngữ thể thao tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
249 p | 205 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt
148 p | 155 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngữ nghĩa của phần phụ chú trong câu tiếng Việt
211 p | 155 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ án văn tiếng Việt
203 p | 119 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Màu sắc Nam bộ trong ngôn ngữ truyện ký Sơn Nam
113 p | 155 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Một số tín hiệu thẩm mĩ trong thơ Tố Hữu
25 p | 122 | 17
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn