Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ Văn hoá và Văn học Việt Nam: Giao thoa thể loại trong truyện ngắn Lưu Quang Vũ
lượt xem 11
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là nhận diện dấu ấn giao thoa thể loại trong truyện ngắn Lưu Quang Vũ trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật thể hiện, trên cơ sở đó ghi nhận nét độc đáo trong cảm hứng và lối viết mang tính đặc thù của văn xuôi Lưu Quang Vũ. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ Văn hoá và Văn học Việt Nam: Giao thoa thể loại trong truyện ngắn Lưu Quang Vũ
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC PHẠM THỊ HỒNG HOAN GIAO THOA THỂ LOẠI TRONG TRUYỆN NGẮN LƯU QUANG VŨ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã ngành: 8220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Thu Thái Nguyên, tháng 06/2018
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn đều trung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 06 năm 2018 Tác giả luận văn Phạm Thị Hồng Hoan
- LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đối với PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Thu đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong quá trình thực hiện luận văn. Luận văn cũng là kết quả của những năm tháng học tập, tích lũy kiến thức mới dưới mái trường Đại học Thái Nguyên – Trường Đại học Khoa học, vì vậy, em xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô giáo, các nhà khoa học đã đào tạo và giúp đỡ em trong suốt thời gian qua. Do trình độ và kiến văn còn hạn chế của người viết nên luận văn chắc chắn sẽ không tránh khỏi khiếm khuyết. Tác giả luận văn hy vọng sẽ nhận được những ý kiến nhận xét, góp ý của các nhà khoa học, các thầy cô giáo và các bạn để công trình được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 06 năm 2018 Học viên Phạm Thị Hồng Hoan
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................. 2 2.1. Những công trình, bài viết nghiên cứu về sự tương tác giữa các thể loại ............................................................................................................. 2 2.2. Tình hình nghiên cứu, phê bình tác phẩm truyện ngắn của tác giả Lưu Quang Vũ ................................................................................................. 4 3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu .............................................................. 6 3.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 6 3.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 7 4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu ....................................................... 7 4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 7 4.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 7 5. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 8 6. Cấu trúc luận văn ........................................................................................ 8 7. Đóng góp của luận văn ................................................................................ 9 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: VẤN ĐỀ GIAO THOA THỂ LOẠI VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA TÁC GIẢ LƯU QUANG VŨ ....................................... 10 1.1.Giới thuyết khái niệm. .............................................................................. 10 1.1.1. Hiện tượng giao thoa thể loại trong văn học ........................................ 10 1.1.2. Sự giao thoa giữa thơ và văn xuôi ........................................................ 14 1.2. Hành trình sáng tác Lưu Quang Vũ ......................................................... 19 1.2.1. Con người và cuộc đời Lưu Quang Vũ ................................................. 19 1.2.2. Quá trình lao động nghệ thuật của Lưu Quang Vũ ............................ 22
- CHƯƠNG 2. SỰ GIAO THOA GIỮA THƠ VÀ VĂN XUÔI TRONG TRUYỆN NGẮN LƯU QUANG VŨ NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG ............................................................................................................ 30 2.1. Từ những cảm xúc thấm đậm chất thơ ................................................... 30 2.1.1. Con người sống trong hồi ức và kỷ niệm ............................................. 31 2.1.2. Con người giàu trải nghiệm và tâm trạng ............................................ 36 2.2. Đến cái nhìn mang khuynh cảm nhân sinh ............................................. 39 2.2.1. Con người tự ý thức về nghề nghiệp .................................................... 42 2.2.2. Con người tự nhận thức, tự vấn ........................................................... 45 2.3. Thiên nhiên đầy chất thơ ......................................................................... 49 CHƯƠNG 3. SỰ GIAO THOA GIỮA THƠ VÀ VĂN XUÔI TRONG TRUYỆN NGẮN LƯU QUANG VŨ NHÌN TỪ NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN. ............................................................................................................ 56 3.1. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện ............................................................... 56 3.1.1. Tính chất phi cốt truyện hóa ................................................................. 56 3.1.2. Tạo dựng tình huống truyện .................................................................. 63 3.2. Nghệ thuật khắc họa tâm lý nhân vật ....................................................... 66 3.2.1. Những khắc khoải nội tâm .................................................................... 66 3.2.2. Những dằn vặt, tự vấn ........................................................................... 68 3.3. Giọng điệu ................................................................................................ 71 3.3.1. Giọng trữ tình da diết ........................................................................... 72 3.3.2. Giọng trăn trở, suy tư ........................................................................... 74 3.4. Ngôn ngữ .................................................................................................. 76 3.4.1. Ngôn ngữ đậm chất thơ ......................................................................... 77 3.4.2. Ngôn ngữ đời thường dung dị ............................................................... 80 KẾT LUẬN ................................................................................................... 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 89
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lưu Quang Vũ là một tác giả tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại với những đóng góp ở nhiều thể loại như: kịch, thơ, truyện ngắn và tiểu luận phê bình. Ông là một hiện tượng văn học độc đáo được giới nghiên cứu, phê bình đi sâu khám phá, khai thác. Nhưng có lẽ từ trước đến nay các công trình nghiên cứu thường tập trung nhiều hơn cả vào các tác phẩm kịch và thơ của Lưu Quang Vũ còn mảng truyện ngắn của ông lại ít được tập trung nghiên cứu. Chính vì vậy, khi nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của Lưu Quang Vũ, chúng tôi muốn khảo sát và tìm hiểu các sáng tác truyện ngắn của ông sao cho tài năng nghệ thuật, chân dung sáng tạo của ông sẽ được nhìn nhận đầy đủ và hoàn thiện hơn. Đồng thời, chúng tôi cũng mong muốn đưa các sáng tác truyện ngắn của ông đến gần hơn với bạn đọc, góp phần khẳng định vị trí và đóng góp của Lưu Quang Vũ với thể loại truyện ngắn nói riêng và với nền văn học nước nhà nói chung. Thực tế hiện nay, các nghiên cứu về truyện ngắn của Lưu Quang Vũ còn khiêm tốn nhưng nó cũng đã ít nhiều tạo sự chú ý với bạn đọc yêu mến sáng tác của ông lâu nay. Dõi theo hành trình sáng tác của Lưu Quang Vũ, không phải ngẫu nhiên nhà văn Lê Minh Khuê ghi nhận: “Có thể nói rằng bước đầu là thơ, sau đó là truyện ngắn, Vũ đã đứng như một tác giả có bút pháp riêng, khó trộn lẫn” [16; tr.295]. Đặc biệt hơn với truyện ngắn Lưu Quang Vũ, chúng tôi nhận thấy trong đó có sự giao thoa thể loại, nhòe mờ lằn ranh thể loại ở sự hòa quyện giữa tự sự và trữ tình, văn xuôi và thơ. Vấn đề giao thoa thể loại cũng đã và đang được giới nghiên cứu và giảng dạy văn học quan tâm trong những năm gần đây. Nhìn nhận truyện ngắn Lưu Quang Vũ từ sự giao thoa thể loại là một hướng nghiên cứu có triển vọng, giúp chúng tôi tìm hiểu và khám phá nét đặc thù trong văn xuôi Lưu Quang Vũ.
- 2 Chính vì những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài: Giao thoa thể loại trong truyện ngắn Lưu Quang Vũ với mong muốn được tìm hiểu sâu hơn những giá trị về nội dung và nghệ thuật thể hiện sự giao thoa trong truyện ngắn của ông đồng thời góp một phần nhỏ bé vào việc khẳng định tài năng và nét độc đáo của truyện ngắn Lưu Quang Vũ. Ngoài ra, kết quả của luận văn sẽ góp thêm lời khẳng định tài năng nghệ thuật của một nghệ sĩ đa tài, kết tinh trong mình những phẩm chất nghệ thuật cao quý. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Những công trình, bài viết nghiên cứu về sự tương tác giữa các thể loại văn học. Thể loại truyện ngắn đã được rất nhiều nhà nghiên cứu đề cập như: Nguyễn Hoành Khung, Bùi Hiển, Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Đức Nam với công trình Truyện ngắn Việt Nam 1930-1945, Nxb Giaó dục, 2008. Bùi Việt Thắng với công trình Bình luận truyện ngắn, Nxb Văn học, 1999 và Truyện ngắn những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000. Đề tài cấp bộ Sự tương tác của các thể loại trong văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 do TS. Tôn Thất Dụng chủ nhiệm đề tài . Đây được coi là công trình đầu tiên phác họa diện mạo và đặc điểm văn học trong một giai đoạn từ hướng nhìn tương tác thể loại. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều các nghiên cứu về vấn đề lý luận thể loại như : Năm bài giảng về thể loại, Hoàng Ngọc Hiến, Nxb giáo dục, 1999 ; Lý luận văn học, Hà Minh Đức, Nxb giáo dục, 2003 ;... Trong công trình Lý luận văn học do Phương Lựu chủ biên, Nxb giáo dục, Hà Nội, 1997 đã có một chương do Trần Đình Sử phụ trách với nhan đề Thể loại của tác phẩm văn học đã đề cập đến khái niệm thể loại cũng như sự
- 3 phân loại văn học, cho thấy thể loại vừa có những yếu tố ổn định, truyền thống ; lại vừa có các yếu tố vận động, đổi mới do sự phát triển văn học và tài năng sáng tạo của nhà văn. Từ đặc trưng đó, ngay trong việc nghiên cứu thể loại, Trần Đình Sử cũng đưa ra những đóng góp quan trọng trong quá trình nghiên cứu: Muốn nhận thức đặc điểm của một thể loại có giá trị, người ta vừa phải có tri thức về các quy luật lặp lại của các thể lọại, lại vừa biết nhận ra tính độc đáo trong sự vận dụng sáng tạo thể loại của tác giả. Đây chính là tiền đề quan trọng trong quá trình nghiên cứu vấn đề sự giao thoa thể loại văn học. Đã từng dịch rất nhiều truyện ngắn trên thế giới sang Tiếng Việt và nghiên cứu truyện ngắn, GS.TS Lê Huy Bắc đã tìm hiểu rất công phu và cung cấp cho người đọc rất nhiều tri thức truyện ngắn: về khái niệm, về lịch sử phát triển thể loại, về truyện ngắn các khu vực và tác giả tiêu biểu của các khu vực ấy thông qua Truyện ngắn lí luận tác giả và tác phẩm tập, Tập 1, Tập 2 của Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2004. Trong bài viết: Đặc điểm của truyện ngắn hiện đại, tác giả Lê Huy Bắc đã nêu ra trong những đặc điểm của truyện ngắn hiện đại có đến hai đặc điểm thể hiện sự thâm nhập của các thể loại vào truyện ngắn: Truyện ngắn hiện đại gần với thơ và truyện ngắn hiện đại gần với kịch. Luôn luôn tồn tại bên cạnh tiểu thuyết và rất khó khu biệt rạch ròi về ranh giới thể loại với tiểu thuyết, đó chính là truyện ngắn. Hay ta có thể kể đến một công trình rất quan trọng nghiên cứu về sự tương tác thể loại với 90 bài viết đó là kỷ yếu hội thảo quốc tế “ Những lằn ranh văn học” do Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức. Qua công trình này, vấn đề tương tác thể loại trong văn học đã được đề cập đến và đặt ra nhiều vấn đề cần giải đáp trong giới nghiên cứu văn học. Ta có thể thấy, hầu hết các công trình đều tập trung đi sâu phân tích khái niệm, chức năng thể loại, cũng như những đặc trưng của truyện ngắn
- 4 hiện đại. Tuy nhiên vấn đề giao thoa các thể loại trong một tác phẩm hay một chuỗi các tác phẩm truyện ngắn của một tác giả cụ thể thì còn thưa vắng. 2.2. Tình hình nghiên cứu, phê bình truyện ngắn của tác giả Lưu Quang Vũ Trong công cuộc hiện đại hóa văn học nửa đầu thế kỷ XX, không thể không kể đến đóng góp của loại hình văn xuôi trữ tình, được khơi nguồn từ Thạch Lam, Xuân Diệu, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh, Đỗ Tốn... Khác với loại hình văn xuôi trào phúng, tả thực, văn xuôi trữ tình là một loại hình phức hợp. Nó thu hút, dung nạp những tố chất, những thể loại khác nhau tạo thành tính lưỡng phân, khó khu biệt rạch ròi. Có thể nói nó được manh nha từ những tiền đề gợi ý của phương thức trữ tình. Đây là hình thức thơ trong văn xuôi bởi có sự xâm thực khá mạnh của các yếu tố thơ vào văn xuôi, khiến văn xuôi tự sự trở thành những áng thơ văn xuôi đầy ám gợi và quyến rũ. Tính lưỡng phân ở cấp độ đồng đẳng giữa thơ và văn xuôi cũng như sự đan xen giữa yếu tố thực và lãng mạn, giữa tính tự sự và trữ tình đã dệt nên đặc trưng thẩm mĩ riêng biệt, khó lẫn cho loại hình này. Lưu Quang Vũ là một trong những cây bút tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại mang phong cách trữ tình khá tiêu biểu ở thập niên 70, 80 của thế kỷ trước. Với tài năng và tâm huyết của một nghệ sĩ, ông đã say mê lao động nghệ thuật và gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp sáng tác của mình. Các tác phẩm của ông khi xuất hiện đã trở thành một hiện tượng và là mối quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Đa phần các bài viết, nghiên cứu, đánh giá đều tập trung xoay quanh các tác phẩm kịch, thơ của tác giả Lưu Quang Vũ mà đôi khi mảng truyện ngắn của ông lại ít được nhắc tới. Đa số các tác phẩm truyện ngắn được biết đến thông qua hoạt động sưu tầm: 15 truyện ngắn của Lưu Quang Vũ, Lưu Quang Hiệp sưu tầm, thực hiện, Nxb Hội nhà văn, 1994 ; Lưu Quang Vũ thơ và truyện ngắn, Lưu Khánh Thơ biên
- 5 soạn, Nxb Hội Nhà văn; tập truyện ngắn Mùa hè đang đến, Nxb Tác phẩm mới, 1983. Nhà văn Lê Minh Khuê đã tỏ ra đồng cảm với tác giả Lưu Quang Vũ khi nhận ra: “ buồn, khát vọng, đau đớn ...đó cũng là Vũ của những năm 70. anh cố gắng biểu hiện những trạng thái tình cảm này trong các truyện ngắn mà anh đã viết, vì thế dù không gây được những cơn sóng dữ dội như kịch, truyện ngắn của Vũ thấm đậm những hồi ức, những xao động của một đời người. Truyện ngắn Vũ có những nhân vật nhân hậu như chính tác giả của nó, con người của những năm tháng sôi động.” [19; tr.297]. Khi đọc truyện ngắn Anh Thình của Lưu Quang Vũ, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã tiên đoán: “Tôi nghĩ rằng anh Lưu Quang Vũ hiện giờ chỉ “cặp bồ” sơ sơ với văn xuôi mà thôi (thế mà anh đã có mấy tập truyện ngắn đã in). Nếu một lúc nào đó, ví như cái Anh Thình, anh bỏ kịch và thơ, đi hẳn vào văn xuôi, chắc anh vẫn giữ cái ngòi bút chừng mực dung dị, và những truyện ngắn của anh chắc chắn sẽ có sức nặng nhiều hơn và giới văn xuôi lại như giới kịch bây giờ, cứ ngớ ra mà nhìn anh tung hoành...” ( Phụ trương Văn nghệ, số 2, năm 1987). Nhà nghiên cứu Phong Lê trong bài viết Văn xuôi Lưu Quang Vũ- cầu nối giữa thơ và kịch đã ghi nhận: “ Đứng vào thời điểm cuối bảy mươi, đầu tám mươi mà nhìn lại, khi hào quang chiến thắng và niềm hào hứng về tương lai dân tộc có phần nhạt đi trước các khó khăn và thử thách của đời sống, truyện của Vũ vừa mang nét giao thoa của hai âm điệu, vừa đang nhích dần về phía tiền trạm của một giai đoạn mới. Một “Mùa hè đang đến”. Ở Vũ, và ở nền văn xuôi mà Vũ có góp phần.” [28]. Trong bài viết Lưu Quang Vũ qua hai tập truyện ngắn, nhà nghiên cứu Lê Dục Tú nhận ra : “ Là người làm thơ, Lưu Quang Vũ đã phát huy thế mạnh của chất thơ trong văn xuôi (Trước thềm lục địa, Hoa xuyến chi, Thị trấn ven sông...) Kỷ niệm của quá khứ, của tuổi trẻ dường như trở nên “thơ” hơn và “sâu” hơn bởi những đoạn trữ tình ngoại đề nên thơ và giàu chất triết lý.” [19; tr 245]
- 6 Ở “Chất trữ tình trong truyện ngắn Lưu Quang Vũ” , (Tạp chí Văn học số 9 năm 2008), nhà nghiên cứu Bích Thu đã nêu ra những đặc điểm trong truyện ngắn Lưu Quang Vũ mang chất trữ tình có những nét gần với thơ: “Truyện ngắn của Lưu Quang Vũ về cơ bản vẫn mang những đặc điểm của một tác phẩm tự sự nhưng lại bao gồm những đoạn mang tính chất trữ tình, những suy nghĩ nội tâm giàu giá trị biểu cảm. Trên nền móng cấu trúc của tác phẩm tự sự, người kể chuyện không phải ẩn náu hoặc khách quan hóa vai trò của mình mà cùng hiện diện để dành tối ưu cho khả năng tự biểu hiện và bộc lộ cảm xúc trữ tình. Truyện ngắn Lưu Quang Vũ do vậy có ưu thế biểu cảm hơn là miêu tả, nặng về biểu hiện chủ quan hơn là tái tạo khách quan” [3]. Tiến trình văn học hiện đại đã chứng kiến sự thâm nhập của văn xuôi và thơ ca, thậm chí lấn chiếm lãnh địa độc quyền của thơ ca. Song sự xâm nhập theo chiều ngược lại của thơ vào văn xuôi cũng không phải là hiếm và điều này được coi như là một dấu hiệu biến đổi tất yếu của truyện ngắn hiện đại. Có thể khẳng định, ngoài những công trình nghiên cứu, sưu tầm, những bài viết về cuộc đời, sự nghiệp của tác giả Lưu Quang Vũ thì đến nay chưa có một công trình, bài viết nào nghiên cứu về sự giao thoa thể loại trong truyện ngắn Lưu Quang Vũ. Chính vì vậy, trên cở sở kế thừa những thành tựu đã có về mặt lý luận giao thoa thể loại, đề tài luận văn Giao thoa thể loại trong truyện ngắn Lưu Quang Vũ hi vọng sẽ mang đến cái nhìn mới mẻ, toàn diện hơn về một đặc trưng nổi bật trong truyện ngắn của tác giả Lưu Quang Vũ. 3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn dành sự quan tâm đến sự giao thoa giữa thơ và văn xuôi trong truyện ngắn của Lưu Quang Vũ.
- 7 3.2. Mục tiêu nghiên cứu Nhận diện dấu ấn giao thoa thể loại trong truyện ngắn Lưu Quang Vũ trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật thể hiện, trên cơ sở đó ghi nhận nét độc đáo trong cảm hứng và lối viết mang tính đặc thù của văn xuôi Lưu Quang Vũ. 4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đi vào giải quyết những nhiệm vụ sau đây: - Khái lược về vấn đề giao thoa thể loại - Tìm hiểu sự giao thoa thể loại trong truyện ngắn Lưu Quang Vũ nhìn từ phương diện nội dung: sự xâm nhập của chất trữ tình với truyện ngắn Lưu Quang Vũ. - Tìm hiểu sự giao thoa thể loại trong truyện ngắn Lưu Quang Vũ nhìn từ nghệ thuật biểu hiện : cốt truyện, xây dựng nhân vật, giọng điệu, ngôn ngữ,... 4.2. Phương pháp nghiên cứu Để triển khai đề tài này, chúng tôi vận dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp loại hình: phương pháp này là để có các dẫn liệu có tính thuyết phục cao. Qua khảo sát, thống kê sắp xếp các dẫn liệu, tổng hợp thành những luận điểm tạo những nét khái quát, từ đó có cơ sở đáng tin cậy cho việc nghiên cứu.
- 8 - Phương pháp hệ thống: nhằm nghiên cứu các tác phẩm truyện ngắn của Lưu Quang Vũ trong mối quan hệ trên một chỉnh thể với các thể loại văn học khác. - Phương pháp so sánh: việc so sánh truyện ngắn của Lưu Quang Vũ với các tác phẩm truyện ngắn của các tác giả khác cũng góp phần làm sáng rõ hơn cho đề tài. - Phương pháp phân tích tổng hợp: qua phân tích các truyện ngắn của Lưu Quang Vũ rút ra những đặc điểm của thể loại truyện ngắn và sự giao thoa với các thể loại văn học khác. - Phương pháp tiểu sử: tìm ra mối liên hệ giữa cuộc đời của Lưu Quang Vũ với những sáng tác của ông nhằm giải thích chính xác hơn những chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm cũng như trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của tác giả. 5. Phạm vi nghiên cứu - Toàn bộ truyện ngắn Lưu Quang Vũ gồm các tập: Người kép đóng hổ ( 1983) Mùa hè đang đến (1983). - Các công trình nghiên cứu, sưu tầm về cuộc đời và sự nghiệp Lưu Quang Vũ : 15 truyện ngắn của Lưu Quang Vũ do Lưu Quang Hiệp sưu tầm, thực hiện; Lưu Quang Vũ thơ và truyện ngắn do Lưu Khánh Thơ biên soạn; Xuân Quỳnh – Lưu Quang Vũ tình yêu và sự nghiệp do Lưu Khánh Thơ biên soạn. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, cấu trúc của luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1 : Vấn đề giao thoa thể loại và hành trình sáng tác của tác giả Lưu Quang Vũ.
- 9 Chương 2. Sự giao thoa giữa thơ và văn xuôi trong truyện ngắn Lưu Quang Vũ nhìn từ phương diện nội dung. Chương 3. Sự giao thoa giữa thơ và văn xuôi trong truyện ngắn Lưu Quang Vũ nhìn từ nghệ thuật biểu hiện. 7. Đóng góp của luận văn Luận văn hoàn thành, dự kiến sẽ có những đóng góp sau: - Góp phần tạo nên cái nhìn xuyên suốt và toàn diện về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của tác giả Lưu Quang Vũ. - Đóng góp một phần nhỏ vào việc tìm hiểu sự giao thoa thể loại trong truyện ngắn Lưu Quang Vũ, cho thấy đặc trưng cũng như nét độc đáo trong văn xuôi của tác giả tài hoa này trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật. - Luận văn sẽ là một cứ liệu cần thiết để dạy và học về thể loại truyện ngắn của nền văn học hiện đại trong nhà trường.
- 10 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: VẤN ĐỀ GIAO THOA THỂ LOẠI VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA TÁC GIẢ LƯU QUANG VŨ. 1.1. Giới thuyết khái niệm 1.1.1. Hiện tượng giao thoa thể loại trong văn học Cơ sở của hiện tượng giao thoa thể loại : Thể loại văn học được hiểu là một hiện tượng loại hình của sáng tác và giao tiếp văn học, hình thành trên cơ sở sự lặp lại có quy luật của các yếu tố tác phẩm. Trong giáo trình Lý luận văn học ( Phương Lựu chủ biên), Trần Đình Sử khẳng định: “ Thể loại thể hiện một giới hạn tiếp xúc với đời sống, một cách tiếp cận, một góc nhìn, một trường quan sát, một quan niệm đời sống, đồng thời cũng là nguyên tắc xây dựng thế giới nghệ thuật” [30]. Nhiều nhà nghiên cứu cũng thống nhất về khái niệm thể loại như một hình thức chỉnh thể có tính quy luật của loại hình. Sự phân loại văn học là bước đầu tiên để nhận thức các quy luật thể loại. Khi phân chia thể loại ( hay thể tài) tác phẩm văn học người ta thường căn cứ vào ba tiêu chí chủ yếu: 1, tố chất thẩm mĩ chủ đạo; 2, giọng điệu; 3, dung lượng và cấu trúc chung của tác phẩm [30]. Một tổng hòa các tiêu chí như vậy làm nên “nòng cốt” (hay mô hình) thể loại. Các nhà lý luận bậc thầy từ Aristotle cho đến Boileau đều xuất phát từ ba phương thức phản ánh hiện thực mà phân chia toàn bộ tác phẩm văn học thành ba loại : Tự sự, trữ tình, kịch. Trong quá trình phát triển của đời sống văn học nói chung và đời sống cụ thể của văn học Việt Nam nói riêng đã sản sinh ra các “thể” các “ tiểu loại” phong phú mà những cách phân loại trước đó đã tỏ ra bất cập, thiếu khả năng bao quát. Trong công trình Lý luận văn học, Trần Đình Sử đã khắc phục những nhược điểm trên bằng cách chia một cách quy ước thành năm loại.
- 11 Ngoài ba loại theo cách “chia ba”, bổ sung vào hai loại mới là : Ký và chính luận. Đó là nấc thang đầu tiên để tiến đến việc phân chia thể hoặc thể loại tác phẩm. Các nhà nghiên cứu thống nhất chia loại ra các “thể” và xem “thể” như là một thể loại. Yếu tố ổn định, truyền thống cho ta những tiêu chí để phân biệt cái cốt lõi bất biến của từng loại thể: Tác phẩm trữ tình khác tác phẩm tự sự, tiểu thuyết khác truyện ngắn,... Đó là cơ sở đầu tiên của vấn đề giao thoa. Trên cơ sở tiếp cận vấn đề thể loại như trên, để thống nhất trong cách dùng thuật ngữ, việc gọi tên chính xác và logic các hiện tượng/kiểu/loại/cấp độ giao thoa, chúng tôi nêu lên ở đây một số giới thuyết cụ thể. Luận văn chọn cách phân chia thể loại thành hai cấp độ. Trên bình diện phương thức phản ánh, luận văn sử dụng khái niệm loại/loại hình. Trên bình diện hình thái tác phẩm, luận văn sử dụng khái niệm loại/thể ; trong đó khái niệm “thể loại” được dùng phổ biến trong nhiều trường hợp, khái niệm thể được dùng trong những trường hợp đề cập đến những thể loại cụ thể. Có thể thấy, thể loại có tính “nòng cốt”, vận động theo quy luật nhưng điều chúng ta lưu tâm hơn là “Bản chất của sáng tạo nghệ thuật là tính độc đáo không lặp lại. Sự vận động cuộc sống cũng luôn luôn sản sinh và làm biến động các giới hạn phản ánh, đổi mới các kênh giao tiếp và làm cho chúng tác động vào nhau, đan bện vào nhau trong tác phẩm nghệ thuật độc đáo” [30]. Chính vì vậy, thể loại vừa có các yếu tố ổn định, truyền thống; lại vừa có các yếu tố vận động, đổi mới do sự phát triển văn học và tài năng sáng tạo của nhà văn. Tính hai mặt của một vấn đề nằm sâu trong bản chất thể loại chính là xuất phát điểm của vấn đề tương tác. Thực tế đời sống văn học cho thấy mỗi một “nòng cốt thể loại” tồn tại những mô chuẩn nghệ thuật ít nhiều mang tính quy ước , chỉ có ý nghĩa tương đối và luôn có khả năng biến đổi. Vì vậy, khi nhà văn sáng tác một thể loại nào đó, một mặt luôn tôn trọng, tuân thủ những mô chuẩn nghệ thuật quy ước,
- 12 mặt khác vẫn có nhu cầu thoát bỏ khỏi những mô chuẩn quy ước ấy, bằng cách “nhìn sang” các thể loại xung quanh , chắt lọc lấy những tinh hoa, tổng hợp kinh nghiệm của hai hay nhiều thể loại, tạo ra những tác phẩm “lệch chuẩn”. Nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu văn học cũng cho rằng một thể loại, trong quá trình hình thành và phát triển có thể tổng hợp vào nó đặc điểm hay ưu thế của một vài thể, loại khác, chẳng hạn : “ Kí là sự hợp nhất của truyện và nghiên cứu” và trong kí , “vừa có những yếu tố của truyện, vừa có sự tham gia trực tiếp của tư duy nghiên cứu”, hoặc : “ Người viết tiểu thuyết có thể vận dụng nhiều phương thức: tự sự, trữ tình, kịch…” hoặc : “ở một khía cạnh nào đó, truyện ngắn gần với thơ. Ở một khía cạnh khác, truyện ngắn gần với kịch…”. Cho nên, việc thoát bỏ mô hình thể loại, mang thêm vào tác phẩm những yếu tố của thể loại khác sẽ góp phần điều chỉnh mô hình, nắn lại nòng cốt thể loại của tác phẩm, tránh được sự xơ cứng, thúc đẩy sự vận động, phát triển của các thể loại văn học. Một cơ sở nữa của vấn đề giao thoa thể loại, đó là bối cảnh thời đại. Một nền văn học, qua những thời đại khác nhau hình thành hệ thống thể loại khác nhau và hệ thống đó cũng biến đổi. Thể loại vừa là cái “ trí nhớ của siêu cá nhân của nhân loại” nhưng đồng thời lại luôn được tái sinh, đổi mới trong từng giai đoạn phát triển văn học, trong từng thể loại, trong từng tác phẩm cụ thể, cá biệt. “ Mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ văn học là một chỉnh thể thẩm mỹ thống nhất trong đó có sự liên kết và tác động lẫn nhau giữa các thể loại” [30]. Đặc điểm văn hóa-xã hội, thị hiếu thẩm mỹ , trình độ nhận thức của mỗi thời đại thay đổi sẽ làm thay đổi hệ thống thể loại và hệ quả là thay đổi quan hệ giao thoa giữa các thể loại trong chỉnh thể ấy. Ở đây, khái niệm giao thoa thể loại là sự thâm nhập, tác động, ảnh hưởng lẫn nhau giữa hai hay nhiều thể loại của một hoặc nhiều hệ thống thể
- 13 loại khác nhau nhằm tạo nên sự vận động và phát triển của cấu trúc thể loại văn học. Những biểu hiện của hiện tượng giao thoa thể loại : Giao thoa thể loại là sự thể hiện tập trung những nỗ lực sáng tạo và đổi mới của văn học. Do vậy, đây là hiện tượng hết sức sinh động, đa chiều. Sự giao thoa không chỉ diễn ra trên chiều đồng đại – khép kín trong phạm vi mỗi giai đoạn, mỗi thời kì văn học; mà còn diễn ra trên chiều lịch đại với những dích dắc, quanh co phức tạp. Xét về cấp độ, sự giao thoa thể loại cũng diễn ra trên nhiều cấp độ : loại/loại, thể/loại, thể/thể, yếu tố/yếu tố,… Giao thoa giữa loại với loại, loại với thể tạo ra những thể loại trung gian, lưỡng hợp, mang đặc điểm kép của cả hai phương thức phản ánh đời sống, hai hình thức kĩ thuật, chất liệu phản ánh đời sống vốn rất khác biệt nhau. Ví dụ : Giao thoa giữa thể loại trữ tình và loại kịch tạo nên kịch thơ; tương tác giữa loại tự sự với loại trữ tình tạo nên truyện thơ; giao thoa giữa thể truyện ngắn và loại trữ tình tạo nên loại hình truyện ngắn đậm chất trữ tình ( như truyện ngắn – trữ tình hóa của Thạch Lam, Hồ Dzếnh, Thanh Tịnh,…); giao thoa giữa thể truyện ngắn với loại kịch tạo nên loại hình truyện ngắn giàu kịch tính ( truyện ngắn- kịch hóa của Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng,…) Giao thoa giữa thể với thể cũng tạo ra những thể loại trung gian, tổng hợp mang đặc điểm “kép” của hai nòng cốt hay mô hình thể loại. Ví dụ: Tương tác giữa thể loại truyện ngắn với thể tiểu thuyết tạo nên truyện ngắn- tiểu thuyết hóa, truyện ngắn viết dài hoặc tiểu thuyết viết ngắn; giao thoa giữa truyện ngắn với các thể văn học “ngắn”, cực “ngắn” tạo nên những thể loại “mi-ni”.
- 14 Giao thoa giữa các yếu tố thuộc nhóm thể loại sáng tác có hư cấu (fiction) như tiểu thuyết, truyện ngắn,… và các yếu tố thuộc nhóm thể loại sáng tác không hư cấu (non fiction) như hồi kí, kí sự, nhật kí, ghi chép,… tạo nên các thể loại đan xen giữa các yếu tố hư cấu với yếu tố không hư cấu ( truyện kí, tự truyện,…). Xét về hình thức giao thoa, sự giao thoa thể loại có thể diễn ra theo các hình thức chính: 1) hình thức tổng hợp thể loại ( thể loại hòa nhập làm một hoặc song song tồn tại) ; 2) hình thức “ đổi ngôi” – “tiếp sức” giữa các thể loại; 3) hình thức loại bỏ, thay thế thể loại… Hình thức thứ nhất - rất phổ biến – mang tính đồng đại; hình thức thứ hai – với một lộ trình ít nhiều quanh co, ít phổ biến hơn – mang tính chất lịch đại. Hình thức thứ ba thường diễn ra vào những thời điểm bước ngoặt mang tính cách mạng, thay đổi phạm trù văn học của vận động thể loại. 1.1.2. Sự giao thoa giữa thơ và văn xuôi 1.1.2.1. Thơ và văn xuôi, cặp đối xứng đầy xung khắc Thơ và văn xuôi là những thể loại thuộc hai loại hình biểu đạt khác nhau của văn học. Thơ ( ở đây hiểu là thơ trữ tình ) thuộc phương thức biểu đạt trữ tình còn văn xuôi thuộc phương thức biểu đạt tự sự. Chính vì vậy, những đặc trưng thể loại của chúng có nhiều điểm khác biệt, thậm chí theo tác gỉa Đỗ Đức Hiếu trong công trình Thi pháp thể loại mối quan hệ giữa thơ và văn xuôi còn là “ mối quan hệ đối lập”. Định nghĩa về thơ, cuốn Từ điển thuật ngữ văn học ( do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên) viết: Thơ được cho là “ hình thái văn học đầu tiên của loài người” và là “ hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện những tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu” [25]. Ngoài ra, còn có
- 15 nhiều nhận định cho rằng : Thơ trữ tình là thuật ngữ chỉ chung các thể thơ thuộc loại trữ tình. Trong đó, cảm xúc và suy tư của nhà thơ hoặc của nhân vật trữ tình trước các hiện tượng đời sống được thực hiện một cách gián tiếp. Tính chất cá thể hóa của cảm nghĩ và tính chất chủ quan hóa của sự thể hiện là dấu hiệu tiêu biểu của thơ trữ tình. Còn thuật ngữ văn xuôi được Từ điển thuật ngữ văn học giải thích : “ Văn xuôi trong nghĩa rộng chỉ loại văn đối lập với văn vần, và trong nghĩa hẹp chỉ các tác phẩm văn phân biệt với kịch, thơ bao gồm một phạm vi rộng từ tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn, kí, tiểu phẩm chính luận” [25] Sự khác biệt giữa thơ và văn xuôi: Về phương diện tiếp cận và chiếm lĩnh hiện thực: Nhóm tác giả Từ điển văn học bộ mới cho rằng : Tác phẩm văn học nào cũng biểu hiện tư tưởng tình cảm của con người trong cuộc sống, nhưng thơ trữ tình biểu hiện tư tưởng tình cảm theo cách riêng. Ở tác phẩm văn xuôi tự sự, tác giả dựng lên những bức tranh xã hội, trong đó các nhân vật có những đường đi và số phận riêng. Ở thơ trữ tình có điều khác, thế giới bên trong của con người: cảm xúc, tâm trạng, nỗi niềm, suy tư được trình bày trực tiếp và làm thành nội dung chủ yếu của tác phẩm. Như vậy, biểu hiện trực tiếp thế giới chủ quan của con người là cách phản ánh hiện thực một cách riêng biệt của thơ trữ tình, còn ở văn xuôi tự sự, nhà văn tái hiện đời sống trong toàn bộ tính khách quan của nó. Về nguyên tắc tổ chức tác phẩm: Tư tưởng, tình cảm, tâm trạng, cảm xúc trong thơ không thể hiện một cách bộc trực, trần trụi mà thường hòa tan, biến hóa trong những hình tượng, biểu tượng nghệ thuật mới lạ, gợi cho người đọc nhiều liên tưởng thú vị. Có được điều đó là nhờ tứ thơ. Tứ thơ là điểm tựa cho kết cấu của bài thơ, mang cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ của nhà thơ. Trái lại, nét đặc thù của các tác phẩm văn xuôi là vai trò tổ chức của trần thuật : Nó thông báo về các biến cố, các tình tiết như thông báo về một cái gì đó đã
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
147 p | 667 | 92
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ chat - Tiếng Việt và tiếng Anh
141 p | 666 | 73
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam bộ
240 p | 303 | 65
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ chỉ thực vật trong tiếng Việt (đối chiếu giữa các phương ngữ)
116 p | 229 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm của tiêu đề văn bản trong thể loại tin tức
192 p | 247 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tình thái giảm nhẹ trong diễn ngôn tiếng Việt
146 p | 152 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tiếp xúc ngôn ngữ Ê Đê - Việt ở tỉnh Đak Lăk trên bình diện từ vựng - ngữ nghĩa
155 p | 201 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính tiêng Việt trong lĩnh vực thương mại
152 p | 238 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ẩn dụ trong ca từ Trịnh Công Sơn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri luận
92 p | 170 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Quán ngữ tình thái tiếng Việt
94 p | 168 | 41
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa – Ngữ dụng của vị từ ngôn hành tiếng Việt
98 p | 163 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ cử chỉ
165 p | 166 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Cấu tạo hình thức và ngữ nghĩa của thuật ngữ thể thao tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
249 p | 205 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt
148 p | 155 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngữ nghĩa của phần phụ chú trong câu tiếng Việt
211 p | 155 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ án văn tiếng Việt
203 p | 119 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Màu sắc Nam bộ trong ngôn ngữ truyện ký Sơn Nam
113 p | 155 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Một số tín hiệu thẩm mĩ trong thơ Tố Hữu
25 p | 121 | 17
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn