intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ văn học và Văn hóa Việt Nam: Con vật thần kì trong truyện cổ tích thần kì người Việt

Chia sẻ: Cỏ Xanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:138

58
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài giúp phát hiện ra được những bài học có giá trị nhân văn sâu sắc mà chính những con vật thần kì mang lại. Từ đó, mỗi chúng ta có thể tự rút ra những bài học trong chính cuộc sống cho bản thân mình về cách ứng xử giao tiếp, về tình cảm gia đình, các bài học về phẩm chất đạo đức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ văn học và Văn hóa Việt Nam: Con vật thần kì trong truyện cổ tích thần kì người Việt

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Kim Thắm CON VẬT THẦN KÌ TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KÌ NGƯỜI VIỆT LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Thành phố Hồ Chí Minh – 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Kim Thắm CON VẬT THẦN KÌ TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KÌ NGƯỜI VIỆT Chuyên ngành : Văn học Việt Nam Mã số : 8220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỊ NGỌC ĐIỆP Thành phố Hồ Chí Minh – 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin và số liệu sử dụng trong bài nghiên cứu luận văn là trung thực. Các luận điểm, dữ liệu khi mượn đều được trích dẫn của tác giả đầy đủ, còn lại là kết quả của riêng tôi nghiên cứu. Tác giả Nguyễn Thị Kim Thắm
  4. LỜI CÁM ƠN Em xin cảm ơn các thầy cô trong tổ bộ môn Ngữ văn, các thầy cô giảng dạy tại Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc đến cô Nguyễn Thị Ngọc Điệp vì đã giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình nghiên cứu. Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, em luôn nhận được sự giúp đỡ của Phòng Sau Đại học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, các cơ sở cung cấp dữ liệu (thư viện - trang web - các bài báo - các cá nhân có tài liệu hỗ trợ) và sự động viên của bạn bè, đồng nghiệp và người thân trong gia đình. Em xin chân thành cảm ơn! Tác giả Nguyễn Thị Kim Thắm
  5. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cám ơn Mục lục MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 Chương 1. SƠ LƯỢC TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KÌ NGƯỜI VIỆT VÀ ĐÔI NÉT VỀ CON VẬT THẦN KÌ ................................... 9 1.1. Sơ lược về truyện cổ tích thần kì ............................................................ 9 1.1.1. Khái niệm ........................................................................................ 9 1.1.2. Đặc điểm và vai trò của yếu tố thần kì.......................................... 11 1.2. Đôi nét về con vật thần kì trong truyện cổ tích thần kì người Việt ...... 14 1.2.1. Định nghĩa về con vật thần kì ....................................................... 14 1.2.2. Con vật thần kì là một kiểu “nhân vật” trong truyện cổ tích thần kì ............................................................................................ 16 1.2.3. Tiêu chí xác định hành động, chức năng của con vật thần kì ....... 19 1.3. Tình hình nguồn tư liệu truyện cổ tích thần kì người Việt được khảo sát.................................................................................................. 23 Tiểu kết chương 1.......................................................................................... 26 Chương 2. PHÂN LOẠI VÀ MÔ TẢ CON VẬT THẦN KÌ TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KÌ NGƯỜI VIỆT ................... 27 2.1. Phân loại con vật thần kì trong truyện cổ tích thần kì người Việt ......... 27 2.2. Mô tả con vật thần kì trong truyện cổ tích thần kì người Việt............... 28 2.2.1. Nhóm 1: những con vật tự bản thân có chứa yếu tố kì ảo, lạ thường ....................................................................................... 28 2.2.2. Nhóm 2: những con vật chịu sự tác động, sai khiến của lực lượng thần kì nên có khả năng hành động thần kì ........................ 66
  6. 2.2.3. Nhóm 3: lực lượng siêu nhiên mượn lốt hoặc phải đội lốt con vật để xuất hiện ............................................................................. 72 Tiểu kết chương 2.......................................................................................... 79 Chương 3. CHỨC NĂNG VÀ Ý NGHĨA CỦA CON VẬT THẦN KÌ TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KÌ NGƯỜI VIỆT ... 80 3.1. Chức năng của con vật thần kì trong truyện cổ tích thần kì người Việt.............................................................................................. 80 3.1.1. Góp phần xây dựng kết cấu, cốt truyện ........................................ 80 3.1.2. Góp phần xây dựng nhân vật ........................................................ 82 3.1.3. Góp phần tạo nên sức hấp dẫn và góp phần hoàn chỉnh nội dung truyện............................................................................................. 84 3.2. Ý nghĩa của con vật thần kì trong truyện cổ tích thần kì người Việt ..... 87 3.2.1. Thể hiện văn hóa người Việt......................................................... 87 3.2.2. Thể hiện khát vọng đổi đời của nhân dân lao động ..................... 89 3.2.3. Thể hiện mối quan hệ sâu sắc giữa con người với thế giới con vật ........................................................................................... 91 3.2.4. Thể hiện những quan niệm về đạo đức ......................................... 94 Tiểu kết chương 3.......................................................................................... 99 KẾT LUẬN ................................................................................................ 100 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 103 PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Mô tả đặc điểm nhóm con vật tự bản thân có chứa yếu tố kì ảo, lạ thường ....................................................................................... 29 Bảng 2.2. Các truyện có con vật tặng quà là viên ngọc ................................ 41 Bảng 2.3. Những truyện mà con vật thực hiện hành động trả ơn ................. 48 Bảng 2.4. Khảo sát về nhóm truyện có con vật trung gian ........................... 55 Bảng 2.5. Những truyện có con vật tìm cách báo thù hoặc gây hại .............. 62 Bảng 2.6. Nhóm những con vật chịu sự tác động, sai khiến của lực lượng thần kì ............................................................................................ 67 Bảng 2.7. Nhóm con vật được lực lượng siêu nhiên đội lốt – hóa thân ........ 74
  8. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Từ xa xưa cho đến tận bây giờ, truyện cổ tích luôn là một thế giới vô cùng phong phú và đầy màu sắc đối với tuổi thơ của mỗi người. Đó là những câu chuyện cổ tích “bà kể cháu nghe”, là sự xuất hiện của những nhân vật có phép thần thông kì ảo, đó còn là thế giới của những con vật có phép biến hóa khôn lường. Truyện cổ tích lại được chia thành ba mảng: loài vật, thế sự và thần kì. Mỗi mảng đều có những đặc điểm riêng, có những câu chuyện riêng. Nhưng hầu hết những truyện hay nhất của người Việt đều thuộc về truyện cổ tích thần kì, đây còn là tiểu loại phong phú nhất. Trong truyện cổ tích thần kì, ngoài sự xuất hiện của người nông dân hiền lành bị ức hiếp, của đứa bé bị mồ côi,… hay những tên địa chủ độc ác gian xảo, người anh tham lam keo kiệt,… thì chúng ta còn thấy có sự xuất hiện của những con vật gần gũi, quen thuộc trong sinh hoạt hằng ngày nhưng cách xuất hiện của chúng đã được nhân dân “tô màu” làm cho những con vật đó mang yếu tố thần kì. Chúng xuất hiện với vai trò “không thể thiếu” trong từng câu chuyện và góp phần vào việc đẩy tình tiết diễn biến của câu chuyện thêm hấp dẫn, thu hút. Thấy được giá trị của con vật thần kì, tôi quyết định chọn đề tài “Con vật thần kì trong truyện cổ tích thần kì người Việt” làm đề tài nghiên cứu (“Người Việt” hay là người Kinh – dân tộc Kinh, là dân tộc đông nhất trong nước). Một phần là do đặc điểm về con vật thần kì chưa được mọi người chú ý nhiều, một phần là do chính bản thân chúng tôi đã phát hiện ra trong quá trình tìm tòi nghiên cứu, đề tài giúp phát hiện ra được những bài học có giá trị nhân văn sâu sắc mà chính những con vật thần kì mang lại. Từ đó, mỗi chúng ta có thể tự rút ra những bài học trong chính cuộc sống cho bản thân mình về cách ứng xử giao tiếp, về tình cảm gia đình, các bài học về phẩm chất đạo đức,... Ngoài ra, đề tài này có thể giúp giảng dạy tốt hơn ở trường trung học, đưa ra những hướng nhìn
  9. 2 đa dạng hơn để người dạy thuận lợi cho việc truyền đạt tri thức về truyện cổ tích thần kì cho học sinh, bản thân mỗi học sinh khi có cái nhìn cụ thể về truyện cổ tích thần kì sẽ dễ dàng hơn trong việc học tập, tu dưỡng và rèn luyện phẩm chất cá nhân, góp phần làm nên một xã hội tốt đẹp hơn. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung vào nghiên cứu về con vật thần kì trong truyện cổ tích thần kì người Việt 2.2. Phạm vi nghiên cứu Trong quá trình tìm hiểu về tư liệu truyện cổ tích thần kì người Việt, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều công trình về truyện cổ tích đã được các nhà nghiên cứu tìm hiểu từ rất lâu. Mà đề tài này là Con vật thần kì trong truyện cổ tích thần kì người Việt nên chúng tôi sẽ chỉ khảo sát lại truyện cổ tích thần kì trong những công trình có liên quan đến đề tài nhiều nhất. Các nguồn sách được chọn để khảo sát là: - Tổng tập văn học dân gian người Việt, tập 6, Truyện cổ tích thần kỳ, của tác giả Nguyễn Thị Huế (chủ biên), Nxb Khoa học xã hội Hà Nội, 2004. - Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam (tập 1, 2) của tác giả Nguyễn Đổng Chi, Nxb Giáo dục Hà Nội, 2000. Về công trình nghiên cứu của Nguyễn Đổng Chi với Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam do Nhà xuất bản Văn Sử Địa, Nhà xuất bản Sử học, Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản từ năm 1958 đến năm 1985. Đến năm 1993, sách được in trọn bộ thành 5 tập do Viện văn học xuất bản. Trong đó, ông đã phân chia thành ba loại chính, đó là: Truyện cổ tích thần kỳ, Truyện cổ tích thế sự và Truyện cổ tích lịch sử. Công trình của ông đã nghiên cứu, biên soạn, khảo dị về 200 cốt truyện của người Kinh, được xuất bản từ năm 1958 và cho tới nay đã được tái bản rất nhiều lần. Trong luận văn này chúng tôi khảo sát hai tập
  10. 3 Kho tàng truyện cổ tích xuất bản lần mới nhất vào năm 2000 của Nguyễn Đổng Chi, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Về Tổng tập văn học dân gian người Việt - Truyện cổ tích thần kỳ (tập 6), các tác giả đã biên soạn từ nhiều tập truyện khác nhau: từ Cổ tích và truyền thuyết An Nam của A.Landes, Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam của Nguyễn Đổng Chi, Truyện cổ Việt Nam của Nguyễn Duy,…cùng với việc lựa chọn bản chính của dân tộc Việt và so sánh đối chiếu với bản khác của các dân tộc anh em. Điều này có vai trò rất lớn với chúng tôi trong việc khảo sát, đồng thời, cũng là tư liệu để chúng tôi so sánh sự xuất hiện của con vật thần kì trong các dị bản. 3. Lịch sử vấn đề Từ khi truyện cổ tích ra đời cho đến nay, đã có không ít những công trình biên soạn, những bài nghiên cứu, các bài báo, hoặc đề tài luận án, luận văn bàn luận về truyện cổ tích nói chung và tiểu loại truyện cổ tích thần kì nói riêng. Khi nghiên cứu về đề tài Con vật thần kì trong truyện cổ tích thần kì người Việt, chúng tôi nhận thấy có những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn như: - Đầu tiên, phải kể đến giáo trình Văn học dân gian Việt Nam do Đinh Gia Khánh (chủ biên), Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn, Nxb Giáo dục, Hà Nội đã được chỉnh sửa, tái bản lần thứ 3, năm 1998. Trong giáo trình, các tác giả đã đưa ra những đặc trưng của văn học dân gian nói chung, đã sơ lược về lịch sử văn học dân gian Việt Nam theo các chặng đường lịch sử và đã lí giải về nguồn gốc, đặc điểm cũng như phân loại truyện cổ tích nói riêng. Công trình là nguồn tài tài liệu quý giá cho các nhà nghiên cứu, giáo viên cũng như sinh viên. - Từ những năm 2000 trở đi, truyện cổ tích đã trở thành “mục tiêu” được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm hơn. Hàng loạt những công trình lớn xuất hiện liên quan đến truyện cổ tích thần kì. Không thể không kể đến công trình của Viện Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tổng tập Văn học dân gian người Việt,
  11. 4 tập 6 - Truyện Cổ tích thần kỳ, Nxb Khoa học xã hội, 2004 do Nguyễn Thị Huế (chủ biên), Trần Thị An (biên soạn) đã nói về quá trình sưu tầm, phân loại truyện cổ tích Việt Nam. Đồng thời, các tác giả đã biên soạn trong 74 cuốn sách để phân loại mảng truyện cổ tích thần kì với kết quả là 124 truyện được xét là “bản chính” - dân tộc Kinh và các truyện được xét là “bản khác” - bao gồm truyện của tất cả các dân tộc. Việc sưu tầm biên soạn này đã làm cơ sở cho rất nhiều công trình nghiên cứu về truyện cổ tích thần kì về sau và bao gồm cả luận văn này. - Đến năm 2006 có công trình nghiên cứu thực nghiệm của Đỗ Bình Trị về Truyện cổ tích thần kỳ Việt đọc theo hình thái học của truyện cổ tích V. Ja. Propp, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả đưa ra những quan điểm về cách ứng dụng hình thái học vào đọc – hiểu truyện cổ tích thần kì Việt. Dựa vào hình thái học của Propp mà chúng ta có thể linh động để đọc hiểu truyện cổ tích thần kì Việt bằng cách “phân giải nó ra thành các bộ phận của kết cấu”, xem xét câu chuyện đó có bao nhiêu tiến trình, tiến hành xét theo 31 chức năng và xác định sơ đồ 7 nhân vật. Từ đó, tác giả đưa ra những đánh giá có tính thiết thực khi chúng ta áp dụng hình thái học vào đọc - hiểu truyện cổ tích thần kì Việt. - Những năm sau đó là cả quá trình nở rộ và phát triển trong nghiên cứu văn học dân gian, đặc biệt là về truyện cổ tích thần kì, với những công trình liên tiếp nhau như: Tác giả Nguyễn Xuân Đức, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, Thi pháp truyện cổ tích thần kỳ người Việt, Nxb Văn hóa dân tộc, 2011: đã nghiên cứu về truyện cổ tích thần kì về đặc điểm nhân vật, cốt truyện, phong cách ngôn ngữ, các biện pháp nghệ thuật và liệt kê ra những truyện cổ tích thần kì từ kho tàng truyện cổ tích Việt Nam của Nguyễn Đổng Chi. - Đỗ Bình Trị với công trình Mấy nghiên cứu - ứng dụng học thuyết của V.Ja.Propp về Folklore (tập 1), Nxb Giáo dục Việt Nam, 2017 đã tổng thuật lại những tư tưởng khoa học chính của Propp, sau đó tác giả đi vào tìm hiểu
  12. 5 truyện cổ tích thần kì Việt đọc theo hình thái của Propp với 15 truyện như: Gốc tích dưa hấu, Gốc tích bánh chưng bánh dầy, Sự tích con khỉ,... Cuối công trình là phần phụ lục về một số tài liệu gốc để tra cứu, tìm hiểu mặt lí luận. - Cùng năm 2017, công trình nghiên cứu của Nguyễn Thị Dung về Thế giới nhân vật kỳ ảo trong truyện cổ tích thần kỳ các dân tộc Việt Nam (quyển 1, 2) thuộc Nxb Hội nhà văn: đã đưa ra tổng quan chung về tình hình nghiên cứu thế giới nhân vật kì ảo trong truyện cổ tích thần kì các dân tộc Việt Nam, những vấn đề lý thuyết về thế giới nhân vật kì ảo trong truyện cổ tích thần kì, khảo sát - mô tả thế giới nhân vật kì ảo trong truyện cổ tích thần kì các dân tộc Việt Nam, các phương thức phản ánh về thế giới và con người, quan niệm nghệ thuật. Đồng thời, tác giả đã nghiên cứu đưa ra các bảng khảo sát để giải thích rõ hơn về nhân vật kì ảo về: những kết quả khảo sát, đặc điểm, giới tính, nguồn gốc, tính chất, hành động chức năng, tác động kết thúc, kết quả khảo sát tính chất - tác động và tóm tắt 250 truyện cổ tích thần kì các dân tộc Việt Nam. - Gần đây nhất đó là công trình của Hà Đan, Nhân vật phù trợ trong truyện cổ tích thần kỳ người Việt, Nxb Thanh niên, 2018. Công trình đã có những khảo sát chung về truyện cổ tích thần kì, các dạng tồn tại của nhân vật phù trợ và đưa ra những nhận xét về nhân vật phù trợ đó với 3 chương: chương 1 là Nhân vật phù trợ trong hệ thống các nhân vật của truyện cổ tích thần kỳ, chương 2 là Khảo sát các dạng tồn tại của nhân vật phù trợ, chương 3 là Tính dân tộc và tính quốc tế của nhân vật phù trợ. Hà Đan đã khảo sát 124 truyện trong cổ tích thần kỳ người Việt được hai soạn giả là Nguyễn Thị Huế và Trần Thị An tuyển chọn trong Tổng hợp Văn học dân gian người Việt (tập 6), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2004 và tác giả đã thống kê ra con số nhân vật phù trợ xuất hiện là 64/124 truyện. Chưa hết, tác giả còn đưa ra số liệu cụ thể cho các dạng tồn tại của nhân vật phụ trợ như: Nhân vật phù trợ là các lực lượng siêu nhiên xuất hiện 4 lần (trong các truyện Anh đánh cá và công chúa Thủy Tề, Sọ Dừa, Nàng
  13. 6 tiên Ốc, Lấy chồng dê), nhân vật phù trợ là thần linh xuất hiện 11 lần, nhân vật phù trợ ở dạng người xuất hiện 36 lần,… Về các bài báo, luận văn, luận án thì đã có những công trình liên quan đến đề tài như: - Năm 2013, Luận văn tốt nghiệp của Nguyễn Thị Cao với đề tài Kiểu truyện người lấy vật trong truyện cổ tích Việt Nam đã đưa ra những mô típ, kết cấu và ý nghĩa của các mô típ đó. Luận văn đã chọn ra được 56 truyện cổ tích khác nhau từ 19 dân tộc. Trong đó có những mô típ liên quan đến đề tài như: mô típ người đội lốt vật, mô típ cởi lốt và kết hôn, mô típ vật phù trợ,… - Năm 2015, luận văn tốt nghiệp của Trịnh Thị Thu Hà ở trường đại học Thái Nguyên với đề tài Hệ thống những công trình nghiên cứu về loại hình nhân vật truyện cổ tích thần kỳ của người Việt. Trong bài luận, tác giả đã đưa ra những định nghĩa về truyện cổ tích, truyện cổ tích thần kỳ, loại hình nhân vật trong truyện cổ tích thần kỳ. Từ đó, tác giả đưa ra những loại hình về người con riêng, người em út, người mồ côi, nhân vật dũng sĩ, nhân vật người đội lốt và đề xuất ra những hướng nghiên cứu mới. Nếu như nghiên cứu về toàn bộ nhân vật phù trợ trong truyện cổ tích thần kì người Việt thì đã có công trình của tác giả Hà Đan, hoặc tìm hiểu về thế giới nhân vật kì ảo trong truyện cổ tích thần kỳ của các dân tộc Việt Nam cũng đã có tác giả Nguyễn Thị Dung nghiên cứu và những công trình có liên quan khác. Mặc dù ở những công trình đó, các tác giả có nhắc đến con vật thần kì nhưng đó chỉ là sự tổng lược khái quát chung với nhóm nhân vật phò trợ hoặc gọi chung là lực lượng thần kì, chưa có nghiên cứu cụ thể về đặc điểm và vai trò của con vật thần kì. Một phần đó là do mỗi chúng ta khi nhắc đến con vật thì chỉ xem nó là những loại động vật bình thường, gắn bó trong đời sống sinh hoạt hằng ngày. Chính vì vậy, khi nhìn tổng thể về lịch sử nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy đề tài về con vật thần kì là một khía cạnh còn mới mẻ và khá thú vị. Chúng tôi sẽ cố gắng tiếp thu những kết quả nghiên cứu trong lịch sử những
  14. 7 công trình của các nhà khoa học đi trước và cố gắng hoàn thiện những quan điểm mới về mảng đề tài con vật thần kì. Mong rằng với đề tài này, chúng tôi sẽ đóng góp được phần nào khía cạnh mới về truyện cổ tích thần kì người Việt nói riêng và văn học dân gian Việt Nam nói chung. 4. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng những phương pháp sau : - Phương pháp khảo sát, thống kê: đây là phương pháp sử dụng nhiều trong đề tài, dùng để thu thập, khảo sát, lựa chọn những truyện cổ tích thần kì theo tiêu chí và lập bảng biểu với các truyện cổ tích thần kì người Việt có con vật thần kì. - Phương pháp so sánh: so sánh những truyện cổ tích thần kì về đặc điểm, ý nghĩa, chức năng giữa các nhóm con vật thần kì. - Phương pháp phân tích - tổng hợp: thuận lợi cho việc làm rõ nội dung câu chuyện và tổng hợp các vấn đề lại theo nội dung trình bày. - Phương pháp hệ thống: giải quyết vấn đề đồng đại và lịch đại, đưa ra cái nhìn đa chiều về đối tượng. - Phương pháp liên ngành: nghiên cứu con vật thần kì trong các mối liên hệ với đời sống thực tại và các giá trị văn hóa, lịch sử… 5. Đóng góp của đề tài - Luận văn tập trung vào khảo sát, miêu tả phân tích những con vật thần kì trong truyện cổ tích thần kì người Việt về đặc điểm và vai trò chức năng của chúng. - Xác định được vị trí, vai trò của thế giới loài vật trong thế giới tự nhiên có chức năng và ý nghĩa như thế nào đối với đời sống tinh thần lẫn vật chất, đối với truyền thống văn hóa và các quan niệm của người Việt nói chung về thế giới loài vật quanh mình. - Luận văn sẽ góp phần làm cho mảng truyện cổ tích thần kì trở nên gần gũi và hấp dẫn hơn với mỗi người. Luận văn giúp hiểu thêm về truyện cổ tích
  15. 8 thần kì người Việt nói riêng; hiểu thêm một phần về con người Việt Nam, văn hóa Việt Nam. 6. Cấu trúc của luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, phụ lục thì nội dung chính của luận văn được triển khai trong 3 chương: Chương 1: SƠ LƯỢC TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KÌ NGƯỜI VIỆT VÀ ĐÔI NÉT VỀ CON VẬT THẦN KÌ Ở chương này, chúng tôi sẽ đưa ra những khái niệm, những lý thuyết có liên quan đến đề tài nghiên cứu, bao gồm khái niệm về truyện cổ tích thần kì. Từ cơ sở đó để có những định nghĩa về con vật thần kì cũng như tiêu chí phân biệt giữa con vật thần kì và con vật không có yếu tố thần kì. Đồng thời, chúng tôi làm rõ về tình hình nguồn tư liệu truyện cổ tích thần kì được khảo sát để tạo tiền đề nghiên cứu ở những nội dung tiếp theo. Chương 2: PHÂN LOẠI VÀ MÔ TẢ CON VẬT THẦN KÌ TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KÌ NGƯỜI VIỆT Ở chương 2, chúng tôi đưa ra những tiêu chí phân loại truyện cổ tích thần kì người Việt có con vật thần kì, sau đó chia thành các nhóm con vật thần kì theo từng nhóm đặc điểm riêng của chúng để thấy rõ hành động của chúng trong truyện, từ đó có cách đánh giá, khen – chê. Chương 3: CHỨC NĂNG VÀ Ý NGHĨA CỦA CON VẬT THẦN KÌ TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KÌ NGƯỜI VIỆT Trong chương ba, chúng tôi sẽ khẳng định những chức năng và ý nghĩa của con vật thần kì trong truyện cổ tích thần kì người Việt, từ đó thấy được những giá trị sâu sắc, những quan niệm đạo đức về cách ứng xử giữa những mối quan hệ khác nhau trong xã hội.
  16. 9 Chương 1. SƠ LƯỢC TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KÌ NGƯỜI VIỆT VÀ ĐÔI NÉT VỀ CON VẬT THẦN KÌ 1.1. Sơ lược về truyện cổ tích thần kì 1.1.1. Khái niệm Chúng ta không thể phủ nhận rằng truyện cổ tích thần kì chính là một trong những tiểu loại hay và phong phú nhất, đồng thời nó cũng được hình thành và phát triển trong thời kì đầu của truyện cổ tích. Đầu tiên, theo Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam của Nguyễn Đổng Chi thì tác giả đã cho rằng lực lượng siêu nhiên luôn “có mặt” trong truyện cổ tích thần kì với vai trò quan trọng không thể thiếu : “Cổ tích thần kì còn có một phần là tàn dư của những tưởng tượng gắn liền với mê tín, ma thuật, đồng bóng và các hình thức tôn giáo của con người thời nguyên thủy. Tác giả loại truyện này nhiều khi đã dùng những lực lượng siêu nhiên để thắt nút, mở nút câu chuyện mà không cần biết có hợp lí hay không” (Nguyễn Đổng Chi, 2000). Hay nói một cách khác, những quan niệm về tư tưởng tôn giáo chính là những tưởng tượng có cơ sở hóa trước đó và được tác giả dân gian đưa vào truyện cổ tích thần kì với mục đích “chính cái nhân tố ảo tưởng đó tạo nên biết bao tình tiết kỳ thú; nó kích thích cực mạnh trí tưởng tượng của người nghe người, đọc bằng cách đem một thế giới không thực thay thế cho thế giới có thực.”. Như vậy, tác giả Nguyễn Đổng Chi đã giải thích một phần nào về nguồn gốc của yếu tố thần kì trong truyện cổ tích thần kì và những vai trò của yếu tố đó. Dẫn theo các ý kiến của các nhà nghiên cứu như Chu Xuân Diên, Hoàng Tiến Tựu, Lê Chí Quế,… trích từ Tổng tập Văn học dân gian người Việt đã khẳng định trong truyện cổ tích thần kì, yếu tố thần kì luôn xuất hiện, giữ một vị trí quan trọng và đảm bảo về tính hấp dẫn cho các tình tiết của chuyện: “Truyện cổ tích thần kì là một tiểu loại của truyện cổ tích có những đặc điểm riêng về nhiều mặt, phân biệt nó với những tiểu loại cổ tích khác như truyện cổ tích loài vật hoặc truyện cổ tích sinh hoạt; thể hiện ở cách xây dựng
  17. 10 nhân vật, xây dựng cốt truyện, phương pháp phản ánh thực tại…Trong đó tiêu chí cơ bản phân biệt các tiểu loại với nhau là vai trò quan trọng của yếu tố thần kỳ trong việc chi phối quá trình phát triển hệ thống tình tiết của cốt truyện.” (Nguyễn Thị Huế, 2004). Quan điểm này thống nhất với Sáng tác ngôn từ nghệ thuật dân gian Nga được trích dẫn trong Thi pháp truyện cổ tích thần kỳ người Việt của Nguyễn Xuân Đức. Tức là các tác giả đều đồng tình với quan niệm lựa chọn vai trò của yếu tố thần kì trong truyện để khu biệt nó với hai yếu tố còn lại. Cụ thể, tác giả Nguyễn Xuân Đức đã dẫn như sau: “Không có một truyện cổ tích thần kỳ nào không có hành động thần kỳ, không có sự can thiệp của lực lượng siêu nhiên, hoặc thiện hoặc ác vào cuộc sống con người. Cái hư cấu kì diệu nằm ngay trong cái cơ sở của cốt truyện truyện cổ tích thần kỳ và điều đó phải được hiểu trước tiên” (Nguyễn Xuân Đức, 2011). Từ đó, chúng ta thấy rõ yếu tố thần kì là sự xuất hiện không thể thiếu trong truyện cổ tích thần kì mà các nhà nghiên cứu đã khẳng định, đó là những yếu tố tham gia có vai trò quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến cốt truyện. Vậy trước hết phải hiểu được cốt truyện, sau đó sẽ hiểu được “cái hư cấu kì diệu” trong truyện cổ tích thần kì. Trong Giáo trình Văn học dân gian, tác giả Nguyễn Thị Bích Hà đã khẳng định khuynh hướng nổi bật nhất của truyện cổ tích thần kì không phải là nhấn mạnh hiện thực, nhấn mạnh những điều đã và đang xảy ra, mà trong truyện, tác giả dân gian sẽ bày tỏ những nguyện vọng cùng với mơ ước mà lẽ ra nhân dân nên có. Tất cả mong muốn này được kết thúc bằng chiến thắng tất yếu của cái đẹp và của cái thiện mà ở cuộc sống thực tại nhân dân lao động không bao giờ tìm kiếm được (Nguyễn Thị Bích Hà, 2018). Như vậy, các nhà nghiên cứu đều thống nhất truyện cổ tích thần kì là những truyện hướng vào đời sống xã hội, lấy con người làm nhân vật trung tâm. Và yếu tố thần kì xuất hiện có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo diễn biến, tác động tới kết thúc của truyện. Đồng thời, truyện cổ tích thần kì giúp con
  18. 11 người hiện thực hóa những ước muốn trong tâm trí, giúp cho cuộc sống trở nên công bằng và hướng tới một cuộc sống tươi đẹp hơn. Do tính bất biến của văn học dân gian nói chung và truyện cổ tích thần kì nói riêng mà các khái niệm liên quan đến truyện cổ tích thần kì cũng chỉ mang tính khái quát và phải đặt vào từng bối cảnh lịch sử riêng để có thể lí giải được hết ý nghĩa. Và trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy khái niệm của các tác giả nêu trên đã khái quát được rõ nhất những định nghĩa truyện cổ tích thần kì cũng như đặc điểm, vai trò của yếu tố thần kì. Chúng tôi nhận thấy định nghĩa về truyện cổ tích thần kì của Phó giáo sư Hoàng Tiến Tựu trong Văn học dân gian Việt Nam là khái quát rõ ràng nhất, định nghĩa như sau: Truyện cổ tích thần kỳ bao gồm những truyện cổ tích hướng về đời sống xã hội, lấy con người (chủ yếu là những con người lao động nghèo khổ, lương thiện) làm nhân vật trung tâm; nhưng ngoài con người còn có những nhân vật và yếu tố thần kỳ (như Tiên, Bụt, Chim Thần, Trăn Tinh, Chiếc gậy thần, Cây đàn thần…). Ở đây, lực lượng thần kỳ có vai trò quan trọng không thể thiếu trong sự phát triển tình tiết, giải quyết xung đột, mâu thuẫn của truyện (Hoàng Tiến Tựu, 1996). Như vậy, định nghĩa trên về truyện cổ tích thần kì đã xây dựng và phản ánh lên tính cách, số phận, cuộc đời của mỗi nhân vật trong truyện, cùng với yếu tố thần kì xuất hiện ở một hoàn cảnh, một chi tiết nào đó hoặc thậm chí là xuyên suốt cốt truyện. Chính vì những yếu tố trên mà truyện cổ tích thần kì là một trong ba tiểu loại truyện cổ tích được đông đảo người biết đến và thích thú. 1.1.2. Đặc điểm và vai trò của yếu tố thần kì Như đã nêu ở phần trên, truyện cổ tích thần kì có những nét đặc sắc riêng độc đáo, tuy phong phú về số lượng truyện nhưng lại không hề nhàm chán. Vậy những yếu tố nào tạo nên sự đặc sắc đó? Khảo sát qua những công trình nghiên cứu về truyện cổ tích nói chung và tiểu loại cổ tích thần kì nói riêng thì hầu hết
  19. 12 các nhà nghiên cứu đều cho rằng chính yếu tố thần kì tạo ra sự thú vị riêng cho tiểu loại này. Nghiên cứu về Nhân vật phù trợ trong truyện cổ tích thần kỳ người Việt (Nxb Thanh niên, 2018), tác giả Hà Đan đã gọi yếu tố thần kì là “linh hồn” của mỗi câu chuyện. Tác giả đã có cách đưa ra những đặc điểm của yếu tố thần kì như sau: - Thứ nhất, yếu tố thần kì phải “đậm đặc”. Đặc điểm này chúng ta thấy rõ ở các truyện như: Bầy lợn đá, Con chó con mèo và anh chàng nghèo khổ, Cái chìa khóa,... vậy “đậm đặc” được hiểu là yếu tố thần kì xuất hiện với tần số nhiều, liên tục trong truyện. Nếu thiếu đi yếu tố “đậm đặc” thì có những truyện cổ tích thần kì sẽ không thể là một câu chuyện cổ tích hoàn chỉnh. Đặc điểm này xét với hai tiểu loại còn lại là cổ tích sinh hoạt và cổ tích loài vật rất thuận lợi cho việc phân loại. Nhưng cũng cần phân biệt với các thể loại khác như truyền thuyết, thần thoại, vì ở hai thể loại này yếu tố thần kì xuất hiện thậm chí còn nhiều hơn truyện cổ tích thần kì, chỉ khác ở cách tác giả dân gian sử dụng yếu tố thần kì ở mỗi thể loại với mục đích không giống nhau. - Thứ hai, yếu tố thần kì phải góp phần vào dẫn dắt chi tiết, những sự việc xảy ra trong câu chuyện đó. Những sự việc đó thường là những mâu thuẫn xảy ra trong các mối quan hệ gia đình, xã hội. Như trong truyện Ai mua hành tôi, yếu tố thần kì xuất hiện khi mâu thuẫn giữa anh nông dân với con quạ, anh nông dân vì cứu con chim sẻ thoát chết khỏi con quạ mà bị nó kiếm cách hại. Nhưng nhờ vào lọ nước thần chim sẻ tặng, anh nông dân đã có thể cứu được vợ từ tên nhà vua háo sắc, lộng quyền. Yếu tố thần kì xuất hiện trong truyện đã thúc đẩy những sự việc nối tiếp xảy ra, đó là lọ nước thần, là người vợ đẹp như tiên, là những củ hành lớn phồng,... - Thứ ba, yếu tố thần kì tác động tới các nhân vật trong truyện. Chúng ta không thể phủ nhận đặc điểm này ở các truyện Tấm Cám, Thạch Sanh, Hà rầm
  20. 13 hà rạc,...Sự xuất hiện của yếu tố thần kì không chỉ với nhân vật chính mà còn tác động đến cả những nhân vật trong truyện. Chúng tôi nhận thấy những đặc điểm mà tác giả Hà Đan đưa ra là phù hợp với cốt truyện cổ tích thần kì. Đây cũng chính là những đặc điểm về yếu tố thần kì mà chúng tôi muốn nói tới. Vậy yếu tố thần kì trong truyện cổ tích thần kì có những vai trò nào? Trước hết chúng ta cần xét vào nội dung mà truyện cổ tích thần kì muốn thể hiện. Vì truyện cổ tích thần kì phản ánh cuộc sống của con người, đặc biệt là tầng lớp nông dân, là những người lao động nghèo khổ, chất phác và hiền lành nhưng bị bóc lột, đàn áp về cả sức lực lẫn tinh thần. Họ có những ước mơ riêng cho mình và quá trình để có được những ước mơ đó thì lại tràn đầy những khó khăn, thử thách. Bản thân họ chỉ có thể nhờ vào lực lượng thần kì để mơ ước về một cuộc sống tốt đẹp hơn. Lúc này, yếu tố thần kì xuất hiện có những vai trò vô cùng to lớn: - Nhờ có yếu tố thần kì mà tác giả dân gian có thể giải quyết được những chi tiết, sự việc xảy ra trong truyện và liên kết các sự việc đó theo trình tự để đi đến một kết thúc cuối cùng. - Yếu tố thần kì giúp đỡ cho nhân vật trong truyện vượt qua khó khăn, thử thách. Hiện thực xã hội càng bất công thì nhân dân lại nuôi dưỡng nhiều hơn ước mơ về một thế lực có thể giải quyết được những mâu thuẫn, bất công mà bản thân họ không thể nào tự mình giải quyết được. Thậm chí, nhờ vào yếu tố thần kì mà cuộc đời của nhân vật bước sang trang mới và sống tốt đẹp. - Cốt truyện nhờ có những yếu tố thần kì mà kích thích sự tò mò và làm cho cốt truyện trở nên hấp dẫn. - Chính những yếu tố thần kì mà nhân dân gửi gắm được những bài học về đạo đức trong đời sống: ác giả ác báo, tham thì thâm,…là cách để răn dạy con người về cách đối nhân xử thế trong xã hội.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2