intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Cảm hứng trữ tình sử thi trong thơ Lê Anh Xuân

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:135

97
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Cảm hứng trữ tình sử thi trong thơ Lê Anh Xuân bao gồm những nội dung về cảm hứng trữ tình - sử thi trong thơ chống Mỹ; nội dung cảm hứng trữ tình - sử thi trong thơ Lê Anh Xuân; một số phương thức thể hiện cảm hứng trữ tình - sử thi trong thơ Lê Anh Xuân.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Cảm hứng trữ tình sử thi trong thơ Lê Anh Xuân

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN BÁ LONG CẢM HỨNG TRỮ TÌNH - SỬ THI TRONG THƠ LÊ ANH XUÂN LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2006
  2. LỜI CẢM ƠN Hoàn thành được chương trình đào tạo và luận văn thạc sĩ này, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đối với Ban giám hiệu, phòng KHCN-SĐH, Khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh cùng tất cả Quý Thầy Cô đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập tại trường. Đặc biệt tôi xin ghi lòng tạc dạ công ơn của PGS TS. Huỳnh Như Phương, thầy đã tận tụy chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2006 Nguyễn Bá Long 3
  3. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. 3 MỤC LỤC .................................................................................................................... 4 DẪN NHẬP .................................................................................................................. 6 1. Lý do chọn đề tài. ............................................................................................................6 2. Giới hạn đề tài. ................................................................................................................7 3. Lịch sử vấn đề. ................................................................................................................7 4. Phương pháp nghiên cứu. ............................................................................................19 5. Những đóng góp của luận văn. ....................................................................................20 6. Cấu trúc luận văn. ........................................................................................................20 CHƯƠNG 1: CẢM HỨNG TRỮ TÌNH - SỬ THI TRONG THƠ CHỐNG MỸ ..................................................................................................................................... 21 1.1. Khái niệm cảm hứng trữ tình - sử thi. .....................................................................21 1.1.1. Cảm hứng nghệ thuật.............................................................................................21 1.1.2. Cảm hứng trữ tình - sử thi. ....................................................................................24 1.2. Đặc điểm cảm hứng trữ tình - sử thi trong thơ chống Mỹ. ....................................27 1.2.1. Biên độ thời gian thơ chống Mỹ. ...........................................................................27 1.2.2. Đặc điểm về tư tưởng tình cảm. ............................................................................28 1.2.3. Đặc điểm về cái “tôi” trữ tình................................................................................32 1.2.4. Đặc điểm về giọng điệu nghệ thuật. ......................................................................39 CHƯƠNG 2: NỘI DUNG CẢM HỨNG TRỮ TÌNH - SỬ THI TRONG THƠ LÊ ANH XUÂN ................................................................................................................ 48 2.1. Lê Anh Xuân, cuộc đời và hành trình thơ. ..............................................................48 2.1.1. Tiểu sử Lê Anh Xuân. ...........................................................................................48 2.1.2. Hành trình thơ Lê Anh Xuân .................................................................................49 2.2. Cơ sở hình thành cảm hứng trữ tình - sử thi trong thơ Lê Anh Xuân. ................52 2.2.1. Những yếu tố chủ quan..........................................................................................52 2.2.2. Những yếu tố khách quan. .....................................................................................55 2.3. Nội dung cảm hứng trữ tình - sử thi trong thơ Lê Anh Xuân. ..............................57 2.3.1. Cảm hứng về quê hương đất nước. .......................................................................57 2.3.2. Cảm hứng về con người và thời đại. .....................................................................68 2.3.3. Cảm hứng về Đảng và lãnh tụ. ..............................................................................78 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN CẢM HỨNG TRỮ TÌNH - SỬ THI TRONG THƠ LÊ ANH XUÂN ................................................................. 87 4
  4. 3.1. Cách sử dụng ngôn từ và thể thơ..............................................................................87 3.1.1. Cách sử dụng ngôn từ thơ......................................................................................87 3.1.2. Cách sử dụng thể thơ. ............................................................................................97 3.2. Cách sử dụng hình ảnh, màu sắc có ý nghĩa biểu tượng. .....................................105 3.2.1. Hình ảnh cây dừa, dòng sông và đất....................................................................105 3.2.2. Màu sắc đa dạng, tươi sáng, giàu ý nghĩa. ..........................................................109 3.3. Sử dụng bút pháp cách điệu - lý tưởng hóa và liên tưởng - khái quát hóa. .......114 3.3.1. Bút pháp cách điệu - lý tưởng hóa. ......................................................................114 3.3.2. Liên tưởng - khái quát hóa. .................................................................................116 3.4. Giọng điệu thơ Lê Anh Xuân. .................................................................................119 3.4.1. Giọng trong trẻo, nhỏ nhẹ, chân tình. ..................................................................119 3.4.2. Giọng ngợi ca nồng nhiệt mà sâu lắng. ...............................................................121 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 124 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 127 5
  5. DẪN NHẬP 1. Lý do chọn đề tài. Thơ ca thời kỳ kháng chiến chống Mỹ đã góp phần vào thắng lợi vẻ vang của dân tộc. Để có một nền thơ ca rất đáng trân trọng và tự hào như vậy, chúng ta không thể không nói đến đội ngũ những cây bút trẻ đầy tài năng và tâm huyết như Nguyễn Khoa Điềm, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy, Lê Anh Xuân, Hữu Thỉnh, Dương Hương Ly, Thanh Thảo, Nguyễn Đức Mậu... Họ là những nhà thơ - chiến sĩ trực tiếp lăn xả trên khắp các chiến trường ác liệt để tìm cảm hứng sáng tác. Thơ của họ không dừng lại ở sự chiêm ngưỡng, ngợi ca mà còn bộc lộ những suy ngẫm, những khái quát từ điểm nhìn cận cảnh của hiện thực chiến tranh. Có thể nói, thế hệ nhà thơ này đã góp phần làm rạng rỡ cho nền thơ ca cách mạng với những gương mặt, những giọng điệu vừa mang dấu ấn thời đại vừa rất riêng, rất độc đáo. Càng đáng trân trọng hơn, trong đội ngũ những nhà thơ ra trận cũng có những người đã anh dũng hy sinh để: “Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân” (Lê Anh Xuân). Lê Anh Xuân là một trong những nhà thơ như vậy. Sự nghiệp sáng tác của ông tuy ngắn ngủi, số lượng tác phẩm không nhiều nhưng thơ ông đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc và có vị trí tỏa sáng trong nền thơ chống Mỹ: "Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Lê Anh Xuân mãi mãi là mẫu mực về nhân cách của một nghệ sĩ chân chính, đã có những đóng góp đáng kể không chỉ đối với nền văn học giải phóng Miền Nam mà với cả nền văn học cách mạng dân tộc "[91, tr.346]. Những đóng góp của nhà thơ - chiến sĩ này đã được ghi nhận. Đó là giải thưởng của Tạp chí Văn nghệ năm 1961 giành cho bài thơ Nhớ mưa quê hương (giải nhì). Một số thi phẩm của ông được chọn giảng trong trường phổ thông; tên tuổi và sự nghiệp sáng tác của Lê Anh Xuân tiếp tục được nghiên cứu ở bậc học Cao đẳng và Đại học. Năm 2001 Lê Anh Xuân được truy tặng Giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu thơ Lê Anh Xuân trên cấp độ tổng thể. Thiết nghĩ, đối với một nhà thơ trẻ tài năng, tâm huyết như Lê Anh Xuân cần nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài Cảm hứng trữ tình - sử thi trong thơ Lê Anh Xuân với ý nguyện được làm một việc hữu ích, thiết thực trong giảng dạy thơ Lê Anh Xuân nói riêng và thơ chống Mỹ nói chung cho thế hệ trẻ khi cuộc chiến ác liệt một thời đã khép lại. 6
  6. 2. Giới hạn đề tài. 2.1. Mục đích nghiên cứu. Luận văn giải quyết đề tài ở góc độ cảm hứng trữ tình - sử thi. Từ việc xác định các khái niệm: cảm hứng, cảm hứng trữ tình - sử thi đến đặc điểm cảm hứng trữ tình - sử thi trong thơ chống Mỹ; người viết nhằm hướng tới tìm hiểu, khám phá Cảm hứng trữ tình - sử thi trong thơ Lê Anh Xuân: nội dung và phương thức thể hiện (cảm hứng về quê hương đất nước, về con người và thời đại, về Đảng và lãnh tụ; cũng như cách sử dụng ngôn từ, thể thơ; cách sử dụng hình ảnh, màu sắc có ý nghĩa biểu tượng; cách liên tưởng - khái quát hóa, cách điệu - lý tưởng hoá ). 2.2. Đối tượng nghiên cứu. Luận văn nghiên cứu toàn bộ sự nghiệp sáng tác của Lê Anh Xuân (gồm hai tập thơ, một trường ca và một số bài thơ sáng tác trên đường hành quân vào Miền Nam được Lê Anh Xuân ghi trong Nhật ký cá nhân). Ngoài ra, để nghiên cứu những nguyên nhân hình thành cảm hứng trữ tình - sử thi cũng như hành trình sáng tác của Lê Anh Xuân, chúng tôi còn tìm đến những vấn đề có liên quan đến cuộc đời, gia đình, quê hương và thời đại. 2.3. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu. Trữ tình là bản chất của thơ. Thơ là tiếng nói của tình cảm, của cảm xúc thông qua cái "tôi" trữ tình. Cảm hứng trữ tình - sử thi tất sẽ có một cái "tôi" tương ứng. Đó là cái "tôi" sử thi - sản phẩm tất yếu của một thời đại hào hùng, oanh liệt đọng lại trong thơ. Có thể xem cảm hứng trữ tình - sử thi như một đặc điểm chung của thi pháp thơ chống Mỹ. Thơ Lê Anh Xuân là một thanh âm cộng hưởng trong giai điệu chung của nền thơ ấy. Những bài viết về Lê Anh Xuân trước đây cũng như việc giảng dạy phần thơ ca chống Mỹ và thơ Lê Anh Xuân hiện nay trong nhà trường đều là những cơ sở thực tiễn và cứ liệu để chúng tôi nghiên cứu đề tài này. 3. Lịch sử vấn đề. Lê Anh Xuân sáng tác thơ trước khi tập kết ra Miền Bắc (1954). Nhưng thơ ông thực sự được giới nghiên cứu phê bình văn học chú ý kể từ khi có bài Nhớ mưa quê hương đạt giải nhì, giải thưởng của Tạp chí Văn Nghệ năm 1961. Đã có hàng chục bài viết về nhà thơ trẻ tài năng này; trong đó có những cây bút quen thuộc, uy tín như Hoài Thanh, Huỳnh Lý, Hoàng Như 7
  7. Mai, Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Hữu Tá, Hà Minh Đức, Trang Nghị, Nguyễn Đức Quyền, Bích Thu, Diệp Minh Tuyền... Nhìn chung, khi viết về Lê Anh Xuân các nhà nghiên cứu phê bình đã tiếp cận theo các hướng sau đây: 3.1. Hướng tiếp cận nghiêng về cảm tưởng, cảm nhận chung thơ Lê Anh Xuân. Theo hướng này, xuất hiện các bài viết của các nhà phê bình, nhà văn, nhà thơ: Hoài Thanh, Hồng Tân, Diệp Minh Tuyền, Bảo Định Giang, Trang Nghị, Châu Khoa, Thạch Trung, Nguyễn Chí Bền... Tuy chủ yếu dựa vào trực cảm, ấn tượng, không đi vào từng tác phẩm cụ thể, nhưng tác giả các bài viết lại rất tinh tế, nhạy cảm khi nắm bắt "mạch chủ" trong nguồn thơ Lê Anh Xuân; xem thơ Lê Anh Xuân như một tiếng nói mới "hết sức đáng quý, đáng yêu" trong nền thơ chống Mỹ. Viết về Lê Anh Xuân sớm nhất, có lẽ phải nói đến Hồng Tân. Trên tuần báo Văn nghệ (số ra ngày 4 tháng 6 năm 1965), Hồng Tân đã sớm nhận ra: "Hơi thơ của Ca Lê Hiến trẻ trung, nhịp thơ thanh thản, vần thơ tự nhiên, tình tiết và hình ảnh trong thơ lắng đọng, dễ rung cảm người đọc" [78, tr.7]. Tiếp theo là bài viết của Diệp Minh Tuyền đăng trên Tạp chí Văn học (số ra tháng 8 năm 1966). Theo Diệp Minh Tuyền, tình yêu quê hương trong thơ Lê Anh Xuân: "không có cái điệu rầu rầu của khúc ca bi quan mà chỉ có âm điệu vui tươi của những bài ca lạc quan cách mạng" [98, tr.99]. Cả hai bài viết đã đi vào "hồn cốt" trong thế giới nghệ thuật thơ Lê Anh Xuân khi ông mới có tập Tiếng gà gáy chào đời. Nhưng điều đáng chú ý là vào năm 1968, Hoài Thanh - nhà nghiên cứu phê bình văn học hàng đầu ở nước ta có hai bài viết liền nhau về Lê Anh Xuân đăng trên Tạp chí Văn học số 9 và số 10. Cũng từ đó, thơ Lê Anh Xuân trở nên quen thuộc với độc giả, được độc giả chú ý nhiều hơn. Bài viết thứ nhất: Tiếng gà gáy của Ca Lê Hiến hay tâm sự của người thanh niên Miền Nam tập kết; đoạn mở đầu, Hoài Thanh tâm sự: "Đã từ lâu tôi có ý định viết về tập thơ này nhưng cứ vướng lẽ này lẽ khác không viết được. Đến nay mới viết thật là quá muộn. Nhưng muộn cũng cứ viết vì không thể nào không viết" [80, tr.38]. Như thế, ngay từ khi mới ra đời, Tiếng gà gáy đã đem đến cho Hoài Thanh một cảm tình đặc biệt, khiến ông "không thể nào không viết" về nó. Theo Hoài Thanh, Tiếng gà gáy báo hiệu một tâm hồn thơ tươi sáng, một dòng cảm xúc ngọt ngào, một tiếng nói trữ tình đằm thắm, thiết tha. Đây là đứa con tinh thần đầu lòng của Lê Anh Xuân. Ngoài việc thẩm định những câu thơ trữ tình hay nhất, Hoài 8
  8. Thanh còn tìm thấy ở tập thơ này tiếng nói của một con người "hay cảm xúc, nhiều suy nghĩ" và có cả cái nhìn ở những chiều kích khác nhau: "Ta còn gặp lại nhiều lần trong thơ anh một cái nhìn có thể nói không dừng lại ở chiều dọc, chiều ngang của sự vật mà còn thêm chiều sâu lịch sử" [80. Tr.45]. Bài viết thứ hai: Thơ Lê Anh Xuân hay tấm lòng của người thanh niên trên tiền tuyến lớn. Ở bài viết này, Hoài Thanh tập trung giới thiệu những sáng tác của Lê Anh Xuân kể từ khi nhà thơ trở về Miền Nam chiến đấu. Theo Hoài Thanh, tập Hoa dừa và Trường ca Nguyễn Văn Trỗi vẫn tiếp nối mạch cảm xúc trữ tình và cái nhìn có chiều sâu lịch sử từ Tiếng gà gáy. Nhưng khi đã trực tiếp xáp mặt với khói lửa chiến trường, khi vốn sống thực tế đã dày thêm và nhất là khi tinh thần đã được thử thách, tôi luyện thì thơ Lê Anh Xuân cũng như tấm lòng của ông: kiên định, trong trẻo đầy nhiệt huyết. Hoài Thanh cho rằng thơ Lê Anh Xuân viết ở chiến trường có độ say tình yêu và độ say lý tưởng: "Lý tưởng đó là điều say mê lớn nhất của đời anh "[81, 265]. Thực ra thì Lê Anh Xuân đã say tình yêu, say lí tưởng từ tập Tiếng gà gáy nhưng từ khi trở về quê hương, được gặp gỡ tiếp xúc với đông đảo những con người bình dị mà bất khuất hiên ngang thì lý tưởng cách mạng trong thơ ông lại càng thiết tha cháy bỏng; nó như một ngọn lửa đốt sáng tâm hồn thơ, khiến nhà thơ phải nói ra bằng lời. Có điều, say tình yêu, say lí tưởng nhưng thơ Lê Anh Xuân không cuồng nhiệt, ồn ào đến mức trống rỗng. Ngược lại chất trữ tình đằm thắm đã làm dịu ngọt thơ ông, cảm hứng sử thi trong thơ ông cũng trở nên tươi xanh hơn, dễ đi vào lòng người hơn. Trong bài viết này, một lần nữa, Hoài Thanh rất tinh tế khơi đúng mạch chủ lưu trong thế giới nghệ thuật Lê Anh Xuân: "Câu thơ của Lê Anh Xuân vẫn dịu hiền và có khi nhỏ nhẹ nữa... có thể nói Lê Anh Xuân đã đạt tới cái nhìn anh hùng ca và tìm đúng cái giọng anh hùng ca " [81,tr.277]. Năm 1976, trong bài Tấm lòng Miền Nam hưởng về Thủ đô chung của cả nước, sau lời giới thiệu thơ Hưởng Triều, Bảo Định Giang, Thanh Hải, Hoài Thanh đã dừng lại lâu hơn với Lê Anh Xuân: "Nhưng hôm nay chủ yếu tôi muốn nói về tình cảm thống nhất đất nước trong thơ Lê Anh Xuân, một nhà thơ trẻ đã hy sinh trong chiến đấu" [84, tr.200]. Ông tỏ ra rất tâm đắc với bài thơ Chào Hà Nội, chào Thăng Long của Lê Anh Xuân. Bởi theo Hoài Thanh, đến bài thơ này, Lê Anh Xuân đã có cái nhìn rộng rãi, bao quát và có cả chiều sâu suy tưởng: "Rõ ràng ở đây, xưa và nay, văn thơ và cuộc sống, tình riêng và nghĩa chung, lòng yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội quyện với nhau rất chặt" [84, tr.203]. 9
  9. Tương đồng với ý kiến của Hoài Thanh, trong bài Lê Anh Xuân với tập Hoa Dừa và Trường ca Nguyễn Văn Trỗi, nhà văn Trang Nghị cho rằng: “Ấm điệu phấn khởi, trong sáng vang lên trong từng câu, từng chữ của Lê Anh Xuân. Tình yêu quê hương tha thiết đến đau nhói, tính dân tộc đậm đà, chất trữ tình đằm thắm nổi lên trong suốt tập Hoa dừa" [54, tr.49]. Đặc biệt, ở bài viết này, Trang Nghị tỏ ra rất tinh tế trong việc phát hiện ra chất giọng sở trường của Lê Anh Xuân: "Anh thích nói bằng một giọng điệu trầm trầm, nhẹ nhàng... Và cái ngôn ngữ, cái giọng điệu ấy có lẽ thích hợp, sở trường đối với anh hơn " [54, tr.50]. Năm 1971, Nhà xuất bản Văn nghệ giải phóng cho ra mắt bạn đọc tập Hoa dừa của Lê Anh Xuân. Nhà thơ, nhà Nam Bộ học Bảo Định Giang viết lời tựa cho tập thơ này. Trong bài viết của mình, Bảo Định Giang khẳng định: "Thơ của anh cũng như con người anh: giản dị nhưng đằm thắm, mộc mạc nhưng say mê, phúc hậu nhưng duyên dáng, mặn mà và bao trùm lên tất cả là chất tươi sáng, chất lạc quan cách mạng" [19, tr.257]. Theo Bảo Định Giang, quê hương Nam Bộ đã góp phần hình thành nên hồn thơ Lê Anh Xuân, một hồn thơ "đằm thắm", "phúc hậu", "duyên dáng, mặn mà". Hồn thơ ấy cất lên bằng chất giọng "tươi sáng, lạc quan" như cốt cách và khí phách của con người Nam Bộ vậy. Còn nhà nghiên cứu Châu Khoa (Huỳnh Như Phương) trong bài Thơ Lê Anh Xuân - những ánh lửa của lòng yêu nước thì nhận định: "Mỗi nhà thơ đều đi lên từ cái nôi đã sinh ra chính giọng thơ mình. Cái nôi của Lê Anh Xuân là một khoảng không gian quen thuộc: một làng quê, một hàng dừa, một vườn sầu riêng, những rặng trâm bầu, những cầu tre nhỏ" [62, tr.3]. Thạch Trung trong bài Thơ Lê Anh Xuân với đất nước và con người Bến Tre cũng nhận xét: "Cái độc đáo, cái làm cho thơ Lê Anh Xuân sống mãi phải chăng một phần lớn là do cái chất mộc mạc nhưng duyên dáng không rơi vào quê mùa, thô kệch được truyền từ con người, thổ ngơi, sông nước Bến Tre" [91, tr.90]. Đến Tuyển tập văn học chữ viết Bến Tre, ở phần tiểu luận, nhà nghiên cứu Nguyễn Chí Bền cũng đặt thơ Lê Anh Xuân trong mối quan hệ với quê hương để xác định: "Thế giới thơ Lê Anh Xuân là những người con anh hùng của quê hương. Lê Anh Xuân viết khá say mê, miệt mài về những người anh hùng. Cảm hứng chính của tập Hoa dừa có lẽ là cảm hứng về con người của quê hương anh hùng" [68, tr.51]. Trong bài Thương tiếc một tài năng (báo Văn nghệ số 28, 2005), Nguyễn Tý vẫn tâm niệm: "Quê hương Bến Tre là nỗi ám ảnh suốt 14 năm anh sống trên đất Bắc. Tập thơ Tiếng gà gáy xuất bản năm 1965 là tiếng vọng của kí ức trong đó khắc khoải nỗi nhớ quê, một vùng quê Nam Bộ mù mịt bom đạn của kẻ thù " [100, tr.6]. 10
  10. Trở lại với Lê Anh Xuân sau gần 30 năm, trên báo Văn nghệ (số 9 - 10, 1995), Diệp Minh Tuyền đã không ngần ngại khi đặt tiêu đề cho bài viết của mình: Lê Anh Xuân, dáng đứng của một thế hệ nhà thơ. Độ lắng của thời gian cho phép Diệp Minh Tuyền khẳng định: "Cũng chính bằng xương máu của mình, Lê Anh Xuân đã tạo ra một dáng đứng - nhà thơ cho Tổ quốc không chỉ là dáng đứng riêng của Lê Anh Xuân mà chính là dáng đứng của một thế hệ nhà thơ chống Mỹ" [99, tr.25]. Cứ theo cách tiếp cận của các nhà nghiên cứu trên, chúng ta có thể suy luận: thơ Lê Anh Xuân nằm trong dòng chảy của mạch thơ trữ tình Nam Bộ, một kiểu trữ tình mộc mạc, chân chất nhưng không kém phần duyên dáng, mặn mà. Đồng thời, mạch trữ tình ấy lại được kết hợp với chất hùng ca vang dội của thời đại; tạo cho thơ ông một sự hòa quyện gần như thống nhất giữa trữ tình và sử thi, giữa truyền thống và hiện đại, giữa hiện thực và lãng mạn. 3.2. Hướng tiếp cận ở cấp độ nhận định tổng quát, nghiêng về đánh giá những mặt bản chất trong sáng tạo nghệ thuật của Lê Anh Xuân. Hướng tiếp cận này được thể hiện trong các Tuyển tập, Từ điển Văn học, các Tổng tập nhà văn hiện đại, các bài viêt tổng quát về một giai đoạn thơ ca, các lời nói đầu trong các sách tuyển chọn thơ Lê Anh Xuân hoặc các chuyên luận về thể loại thơ. Nhìn chung, đây là những công trình khoa học ở tầm vĩ mô; dĩ nhiên thơ Lê Anh Xuân không phải là đối tượng nghiên cứu duy nhất. Bởi thế các phần (hoặc đoạn) viết về Lê Anh Xuân đều ngắn gọn, súc tích, lượng thông tin cao. Đó là ý kiến của các nhà nghiên cứu chuyên nghiệp: Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Hữu Tá, Nguyễn Mạnh Thường, Lê Lưu Oanh...Trước hết, các nhà nghiên cứu cho rằng thơ Lê Anh Xuân có sự hòa quyện giữa chất hùng ca và tình ca. Thực ra sự hòa quyện này đã trở nên phổ biến trong thơ chống Mỹ. Điểm nổi trội, góp phần làm nên vóc dáng thơ Lê Anh Xuân là ở sự hòa quyện một cách hết sức tự nhiên, chân thành bằng giọng thơ vừa nhỏ nhẹ vừa có chiều sâu. Chẳng hạn, viết về Trường ca Nguyễn Văn Trỗi, Trần Hữu Tá kết luận: "Chất hùng ca và tình ca trong tập trường ca này nhiều lúc đã hòa quyện và được thể hiện một cách xúc động" [29, tr.817]. Còn khi nhận định chung về thơ Lê Anh Xuân, Trần Hữu Tá viết: "Thơ Lê Anh Xuân mang sắc thái riêng vừa bằng giọng nhỏ nhẹ tâm tình, vừa bằng những cảm hứng lịch sử mang ý nghĩa triết luận khá sâu sắc"[29, tr.817]. Tương đồng với ý kiến trên, Nguyễn Đăng Mạnh nhận xét: "Thơ Lê Anh Xuân giàu xúc cảm, có giọng đằm thắm nhỏ nhẹ, tâm tình, tuy còn dàn trải, ít cô đọng, nhung nhiều khi sôi nổi cảm hứng lịch sử; thể hiện những tình cảm nồng nhiệt, tha thiết với quê hương đất nước 11
  11. và cuộc kháng chiến chống Mỹ" [50, tr.295]. Nguyễn Mạnh Thường trong Từ điển tác giả văn học Việt Nam thế kỷ XX cũng nhận thấy thơ Lê Anh Xuân "mang nặng chất hùng ca và tình ca với sắc thái riêng" [92, tr.395]. Cái "sắc thái riêng" đó cũng không nằm ngoài giọng thơ "nhỏ nhẹ, tâm tình " kết hợp với cảm hứng lịch sử. Có lẽ, điểm mạnh trong thơ Lê Anh Xuân chính là ở sự kết hợp này. Năm 1981, trong lời mở đầu Thơ Lê Anh Xuân, Nhà xuất bản Văn học khẳng định: "Lê Anh Xuân là một tác giả được bạn đọc yêu thơ chăm chủ theo dõi với một tình cảm đặc biệt. Ngay từ bài thơ đầu tiên, người ta đã nhận ra một phong cách riêng: chân thành, hồn nhiên mà trữ tình đằm thắm, giản dị trong sáng nhưng không kém phần tình tế và sâu lắng" [52, tr.7]. Chúng tôi nghĩ khái niệm "phong cách riêng" ở đây nên được hiểu như "sắc thái riêng" mà Trần Hữu Tá và một số nhà nghiên cứu khác thường sử dựng. Bởi còn hơi sớm khi nói đến phong cách nghệ thuật Lê Anh Xuân, nếu hiểu đúng nghĩa của khái niệm này. Nhưng dẫu sao thì Lê Anh Xuân cũng đã có được một đứa con tinh thần cho riêng mình, mang tâm hồn, cốt cách của chính mình. Cái quý ở một nhà thơ trẻ như Lê Anh Xuân không chỉ biểu hiện ở cảm xúc trữ tình đằm thắm mà còn ở sự tinh tế, sâu lắng. Các tác giả trong Tự điển tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam dùng trong nhà trường cũng thừa nhận ở Lê Anh Xuân: "Một giọng thơ có dấu ấn riêng: tươi trẻ hồn hậu, nhỏ nhẹ, tâm tình mà sâu sắc bởi những cảm hứng lịch sử mang tầm khái quát cao" [48, tr.195]. Lê Anh Xuân chưa phải là nhà thơ triết luận, ông sáng tác bằng những cảm xúc, những rung động hết sức chân thực, hồn nhiên của mình. Nhưng càng về sau, thơ ông càng có chiều sâu và tầm khái quát. Có được điều này là nhờ ông đã đưa được cảm hứng lịch sử vào văn chương: "Cảm hứng lịch sử đã đến độ nhuần nhuyễn quyện chặt với cảm hứng thơ" [1, tr. 1431]. Năm 2004, trong Tinh tuyển văn học Việt Nam (tập 8), nhận định về thơ Lê Anh Xuân, Lê Lưu Oanh viết: "Điều khiến cho mọi người ghi nhớ thơ Lê Anh Xuân là sức lôi cuốn mãnh liệt của một hồn thơ dạt dào, sôi nổi, chan chứa tình yêu đằm thắm, nồng nàn với quê hương đất nước cùng chất lãng mạn bay bổng, cảm hứng lịch sử mãnh mẽ và một giọng điệu đậm chất anh hùng ca" [70, tr.656]. Như vậy, dưới con mắt của các nhà nghiên cứu, bản chất thơ Lê Anh Xuân được nhìn nhận từ vẻ đẹp trữ tình và anh hùng ca. Ông đã hình thành được một chất giọng riêng, một dáng vẻ riêng khó lẫn. 12
  12. 3.3. Hướng tiếp cận nghiêng về phân tích, thẩm bình một bài (hoặc đoạn) thơ cụ thể của Lê Anh Xuân. Hướng tiếp cận này rất cần thiết cho những ai đến với văn học; bởi văn học tồn tại dưới dạng tác phẩm. Tài năng sáng tạo, phong cách nghệ thuật, khuynh hướng sáng tác của nhà văn đều được bộc lộ qua tác phẩm của họ. Đối với Lê Anh Xuân, nhiều nhà nghiên cứu đánh giá thơ ông có mặt mạnh trong cảm xúc, trong xây dựng hình tượng, trong tạo hình và biểu hiện. Đó là bài viết của Hoàng Như Mai, Nguyễn Đức Quyền, Hải Hà, Lê Quang Trang và một số tác giả của các chuyên luận có đề cập đến thơ Lê Anh Xuân (Hữu Đạt, Hà Minh Đức,Vũ Văn Sỹ, Vũ Duy Thông, Mã Giang Lân). Nhà nghiên cứu Hoàng Như Mai tỏ ra rất tâm đắc với bài thơ Trở về quê nội, "một bài thơ có cấu trúc giản dị" nhưng đã gói gọn trong đó tất cả lòng yêu thương trân trọng của nhà thơ đối với quê hương sau bao năm trời xa cách. Đặc biệt là những rung động sâu sắc tràn ngập của nhà thơ khi gặp lại những con người trên quê hương: "Những gương mặt rất đẹp và biểu lộ sự kiên cường bất khuất cuốn hút nhà thơ chẳng khác gì một kiệt tác nghệ thuật cuốn hút tác giả" [44, tr.20]. Theo Hoàng Như Mai, sức hấp dẫn của bài thơ Trở về quê nội trước hết là ở cảm hứng ngợi ca nồng nhiệt và ở mạch cảm xúc tuôn trào của một người con được đắm mình với quê hương trong những năm tháng ác liệt nhất. Đồng thời Hoàng Như Mai cũng nhận thấy Lê Anh Xuân có điểm mạnh ở sự chân thực trong cảm xúc: "Những môtíp, những hình ảnh đã cũ vào thơ Lê Anh Xuân vẫn rung động lòng người đọc. Ấy là vì anh đã đưa vào đó tất cả sự chân thành của tuổi trẻ, tất cả sự xúc cảm thật sự của nhà thơ" [44, tr.23]. Tuy nhiên, trong sáng tác nghệ thuật, sự chân thực của cảm xúc là cần thiết nhưng chưa đủ, người đời sẽ lãng quên ngay nếu đó là tác phẩm dở. Đối với Lê Anh Xuân, Hoàng Như Mai khẳng định: "Bài thơ trở về quê nội cũng như các sáng tác của Lê Anh Xuân nói chung có những đoạn thật sáng tạo" [44, tr.22]. Thơ Lê Anh Xuân sống sâu được trong tâm thức người đọc chính nhờ những sáng tạo như thế. Trong bài viết của mình, Hoàng Như Mai đánh giá cao bài thơ Trở về quê nội, coi đây như một trong những bài thơ "đỉnh" của Lê Anh Xuân. Là người quê Nam, sống trên đất Bắc trong những năm tháng đất nước chia cắt, Nguyễn Đức Quyền lại tỏ ra mặn mà với bài Nhớ mưa quê hương, xem bài thơ như: "sóng tỏa vào tâm hồn tôi, như cơn mưa mùa hạ làm mát da thịt tuổi thơ, làm sống dậy những kỷ niệm tuổi thơ của tôi ở quê Nam" [65, tr.151]. Cũng như Hoàng Như Mai, trong bài viết của mình, Nguyễn Đức Quyền đánh giá cao cảm xúc nhiệt thành, chân thực của Lê Anh Xuân, xem đó như một 13
  13. lực hấp dẫn có khả năng "thôi miên" người đọc: "Tôi yêu nguồn xúc cảm bài thơ, nguồn xúc cảm dào dạt quá, anh cứ trải hồn chân thật của mình ra như là nguồn của một con sóng lớn" [65, tr.152]. Hơn nữa, đây lại là bài thơ đầu của Lê Anh Xuân, cảm xúc ban đầu bao giờ cũng trinh nguyên, say mê, rạo rực: "Nguồn xúc cảm lại tươi mát trong trẻo, nồng nàn, cái nồng nàn làm cho ta ngây ngất như cái thuở ban đầu" [65, tr.15.2]. Với Lê Anh Xuân, người đọc quí nhất ở ông và cũng là sức mạnh vốn có trong thơ ông chính ở nguồn cảm xúc đầy nhiệt thành và chân thực ấy. Thiếu điều này, Lê Anh Xuân sẽ không còn là mình nữa. Hải Hà lại thích điệu lục bát trong bài thơ Rừng Xuân (1966), bài thơ được Lê Anh Xuân sáng tác trên đường hành quân vào chiến trường Nam Bộ. Cảm hứng ở đây vẫn đằm thắm, dịu dàng và có thêm nhiều hương sắc, âm vang của núi rừng. Hải Hà bình những vẻ đẹp đầy sắc xuân trong bài thơ nhằm tôn thêm vẻ đẹp trong tâm hồn nhà thơ - chiến sĩ Lê Anh Xuân: "Bài thơ với 12 câu trong sáng, giản dị đã giúp cho chúng ta - những người ở hậu phương lớn hiểu thêm phẩm chất tâm hồn trong sáng, cao đẹp của người chiến sĩ giải phóng quân, đồng thời góp phần khẳng định niềm tin tất thắng vào cuộc chiến đấu giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước của toàn dân ta" [21, tr.9]. Ở bài thơ này, dòng cảm xúc tuy không dào dạt tuôn chảy như trong Nhớ mưa quê hương nhưng vẫn chân thành trong trẻo như thuở nào. Theo Hải Hà, bài thơ không chỉ là bức tranh thiên nhiên tươi sáng mà phía sau bức tranh ấy đã xuất hiện chất giọng của ý chí, của quyết tâm: "Đó là cái quyết tâm bắt nguồn từ sâu xa của trái tim nhớ thương đằm thắm, của thái độ sống đầy trách nhiệm đối với quê hương, với Tổ quốc của nhà thơ trẻ Lê Anh Xuân" [21, tr.9]. Theo đó, cảm hứng trữ tình trong thơ Lê Anh Xuân ngày càng thêm cứng cỏi và càng chuyển dịch về hướng sử thi. Lê Quang Trang có lời bình về đoạn thơ 12 câu trích trong Trường ca Nguyễn Văn Trỗi với tựa đề Việt Nam (do người soạn đặt). Lời bình ngắn gọn mà sắc nét, Lê Quang Trang đã làm nổi bật khả năng khái quát tổng hợp của Lê Anh Xuân khi viết về đất nước mình. Đó là cái nhìn đất nước từ không gian đến thời gian, từ thiên nhiên đến con người mà tư tưởng cốt lõi vẫn là đất nước thống nhất từ đỉnh Hà Giang đến mũi Cà Mau. Đáng chú ý là, theo tác giả lời bình, để có khả năng trên, Lê Anh Xuân đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa cảm hứng nghệ thuật với tư duy lịch sử: "Trong thơ Lê Anh Xuân ngoài nhạy cảm của con người thi sĩ, anh còn là nhà sử học... Tri thức sử học ấy đã cho anh thêm khả năng tổng hợp và khái quát những vấn đề rộng lớn mà bài thơ cần vươn tới" [21, tr.l 1]. Hà Minh Đức, Hữu Đạt, Mã Giang Lân, Vũ Duy Thông, Vũ Văn Sỹ trong các chuyên luận của mình đều có phân tích đến thơ Lê Anh Xuân, nhất là bài Dáng đứng Việt 14
  14. Nam. Cả Hữu Đạt và Hà Minh Đức đều đánh giá cao nghệ thuật tạo hình và biểu hiện của bài thơ này: "Trong bài thơ Dáng đứng Việt Nam của Lê Anh Xuân có những câu mà về mặt tạo hình thì rất đẹp, nhưng về mặt biểu hiện của nó cũng có giá trị rất cao" [10, tr.46]. Vũ Văn Sỹ phân tích chất trữ tình từ một tiêu điểm nghệ thuật trong Trường ca Nguyễn Văn Trỗi mà theo ông, Lê Anh Xuân phải có "Con mắt tinh đời" mới cảm nhận được. Đó là nơi gặp gỡ lần cuối của đôi vợ chồng trẻ ở khám tử hình. So sánh với ký Sống như anh của Trần Đình Vân, Vũ Văn Sỹ khẳng định: "Ở đây cái diện mạo văn xuôi của nhân vật Nguyễn Văn Trỗi đã bị chi phối trực tiếp bởi tình cảm chủ quan của nhà thơ một cách công khai khi biểu đạt" [76, tr.185]. Mã Giang Lân có cảm tình với bài thơ Cấy đêm của Lê Anh Xuân, một bài thơ được sáng tác trên quê hương vào thời điểm ác liệt nhất của cuộc chiến chống Mỹ: "Bài thơ Cấy đêm của Lê Anh Xuân thật cảm động chi tiết ít, gọn nhưng sâu đậm, giàu liên tưởng" [37, tr.299]. Theo Mã Giang Lân, cảm hứng chủ đạo trong bài thơ không chỉ ngợi ca con người quê hương anh dũng mà rộng hơn còn là: "hình ảnh tượng trưng cho niềm tin của nhân dân Miền Nam" [37, tr.299]. Còn Vũ Duy Thông thì lại tâm đắc với đoạn thơ mà Lê Anh Xuân viết về hình ảnh Mẹ trong bài thơ Trở về quê nội. Đó là người mẹ nuôi chiến sĩ vốn đã quen thuộc trong thơ ca kháng chiến; mẹ chở che và hết mực yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Theo Vũ Duy Thông, tình cảm này: "chỉ có được trong chiến tranh, chính nghĩa [88, tr.110]. 3.4. Hướng tiếp cận nghiêng về nghiên cứu tổng thể thơ Lê Anh Xuân trên phương diện nội dung và nghệ thuật. Hướng tiếp cận này bao gồm những bài viết sau khi Lê Anh Xuân đã có những tác phẩm được đánh giá cao trên thi đàn. Do vậy, tính hệ thống ở đây cũng được thể hiện rõ nét và cách nhìn cũng có nhiều điểm mới. Từ năm 1976, Phạm Văn Sỹ đã nghiên cứu Lê Anh Xuân theo hướng tiếp cận trên. Trong chương Thơ Lê Anh Xuân (sách Văn học giải phóng Miền Nam, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp), nhận xét về Trường ca Nguyễn Văn Trỗi, Phạm Văn Sỹ viết: "Tình cảm nồng nhiệt, hơi thơ khỏe, yếu tố trữ tình và yếu tố hùng ca quyện vào nhau làm cho tập truyện thơ có sức cuốn hút người đọc" [77, tr.215]. Đồng thời, Phạm Văn Sỹ cũng nhận thấy trong thơ Lê Anh Xuân: "hiện thực và lãng mạn gắn liền với nhau, thực và thơ quyện làm một" [77, tr.216]. Còn về nghệ thuật, Phạm Văn Sỹ đề cao khả năng tạo hình của Lê Anh Xuân và cũng chỉ ra mặt hạn chế: "Ở nhiều bài thơ, ý thơ chưa thật tập trung, hình ảnh thơ 15
  15. chưa thật cô đọng, lời thơ còn dễ dãi" [77, tr.215]. Tuy vậy, Phạm Văn Sỹ vẫn nhận định: "Thơ Lê Anh Xuân nói chung đều hay có sức gợi cảm" [77, tr.216]. Năm 1977, Huỳnh Lý có bài nghiên cứu công phu về Lê Anh Xuân qua tập Tiếng gà gáy và Hoa dừa. Với phong cách viết giáo trình Lịch sử văn học ở bậc Đại học, Huỳnh Lý đã chia thành các đề mục cụ thể để phân tích nội dung và nghệ thuật, cách chia như sau: 1. Thơ Lê Anh Xuân ca ngợi cuộc sống lao động và chiến đấu trên hai miền Nam Bắc. 2. Thơ Lê Anh Xuân mang tình yêu quê hương thắm thiết. 3. Ngôn ngữ thơ Lê Anh Xuân là một ngôn ngữ tình cảm, hồn nhiên thật thà, tươi trẻ, trong sáng. Theo cách chia trên, chúng tôi tạm hiểu: Nội dung thơ Lê Anh Xuân có hai mảng cảm hứng: cảm hứng ngợi ca (mục 1) và cảm hứng tâm sự (mục 2). Gộp chung lại có thể gọi bằng Cảm hứng trữ tình - ngợi ca tức đồng dạng với Cảm hứng trữ tình - sử thi. Huỳnh Lý nhận định: "Thơ Lê Anh Xuân trước hết là thơ ca ngợi không dè dặt cuộc sống chiến đấu và lao động ở hai miền Nam - Bắc, thơ anh cũng là thơ mang tình yêu quê hương thắm thiết, thơ của những tình cảm tươi mát, trong sáng" [43, tr.54]. Đồng thời, tác giả bài viết cũng thừa nhận thơ Lê Anh Xuân không chỉ "ghi hình ảnh " mà "đôi khi cũng khái quát hóa" [43, tr.58]. Về nghệ thuật, Huỳnh Lý nhận định ngôn ngữ trong thơ Lê Anh Xuân là: "Một ngôn ngữ tình cảm, hồn nhiên, thật thà, tươi trẻ, trong sáng" [43, tr.67]. Theo Huỳnh Lý, sở dĩ ngôn ngữ thơ Lê Anh Xuân có những đặc điểm trên, ngoài ảnh hưởng của quê hương, còn do: "Tình cảm của anh đậm đà, chân chất như gạo tẻ, lúa mùa, không điểm hoa hòe, hoa sói" [43, tr.68]. Tuy nhiên, mộc mạc mà không thô kệch, thơ bao giờ cũng đòi hỏi cao về sự cô lắng, hàm súc và khả năng tạo dựng hình tượng. Về mặt này, Huỳnh Lý nhận xét: "Phải nói rằng, các chức năng thơ - của văn nghệ nói chung - Lê Anh Xuân đều đạt ở mức cao, riêng chức năng thẩm mỹ thì chưa được nâng lên ngang hàng với giáo dục và nhận thức" [43, tr.67]. Cũng theo phong cách viết giáo trình Lịch sử văn học, trong chương Lê Anh Xuân, Lê Quang Hưng đã chia thành bốn đề mục để nghiên cứu. So với bài viết của Huỳnh Lý, bài viết của Lê Quang Hưng phân tích thêm Trường ca Nguyễn Văn Trỗi và dành riêng một đề mục bàn về giọng điệu thơ Lê Anh Xuân. Còn về nội dung, nhìn đại thể, Lê Quang Hưng cũng có những nhận xét tương đồng với Huỳnh Lý. Chẳng hạn, Huỳnh Lý cho rằng: "Vài năm sau cùng của cuộc đời làm thơ, Lê Anh Xuân có dụng ý nâng hình ảnh lên hình tượng và đưa vào các câu chuyện một ý nghĩa khái quát" [43, tr.67] thì Lê Quang Hưng cũng đánh giá: "Khi 16
  16. ngợi ca những con người quê hương Miền Nam chiến đấu, thơ Lê Anh Xuân ngày càng có xu hướng khái quát hóa, mang đậm cảm hứng sử thi" [46, tr.404]. Và ông bổ sung thêm: "Khi đã hòa vào cuộc chiến đấu lớn lao của quê hương của dân tộc ở những nơi nóng bỏng nhất, hồn thơ Lê Anh Xuân tuy vẫn trẻ trung trong trẻo, nhưng ngày càng thêm chiều sâu đậm của cảm hứng lịch sử" [46, tr.399]. Về giọng điệu, Lê Quang Hưng khẳng định: "Lê Anh Xuân là nhà thơ sớm có giọng - một giọng điệu trữ tình khó lẫn" [46, tr.407]. Một nhà thơ có giọng chắc hẳn là nhà thơ có tài năng và có vị trí nhất định trong nền thơ ca dân tộc hoặc ít nhất là trong một thời đại. Trong giới nghiên cứu phê bình văn học ở nước ta, có thể nói, cùng với Hoài Thanh, Bích Thu là người "mặn duyên" với thơ Lê Anh Xuân. Điều đó được thể hiện qua hai bài nghiên cứu khá công phu về nhà thơ trẻ này. Bài thứ nhất được viết vào năm 1984 với tựa đề Lê Anh Xuân. Trong bài viết này, Bích Thu nghiên cứu các sáng tác của Lê Anh Xuân theo trình tự từ tập Tiếng gà gáy đến tập Hoa dừa và Trường ca Nguyễn Văn Trỗi. Điều đáng chú ý ở bài viết của Bích Thu là đã sớm đề cập đến cái "tôi" trữ tình trong thơ Lê Anh Xuân. Chẳng hạn, trong đoạn mở đầu, Bích Thu viết: "Tình yêu quê hương được Lê Anh Xuân thể hiện qua cái "tôi" trữ tình giàu cảm xúc, tinh tế đã trở nên gần gũi thân quen với bạn đọc " [90, tr.451]. Về sau Bích Thu vẫn khẳng định: "Lê Anh Xuân biểu hiện trong thơ mình một cái "tôi" trữ tình, đằm thắm, trẻ trung" [90, tr.458]. Vào những năm 80 của thế kỷ trước, chúng tôi nghĩ, Bích Thu là một trong số không nhiều nhà nghiên cứu đã đưa khái niệm trên vào nghiên cứu thơ Lê Anh Xuân. Năm 2000, Bích Thu có bài thứ hai: Lê Anh Xuân - nhập cuộc và sáng tạo. Đến bài viết này, Bích Thu bàn sâu vào cảm hứng sáng tạo của Lê Anh Xuân. Theo tác giả bài viết thì: "Cảm hứng nhập cuộc luôn là cảm hứng chủ đạo trong thơ Lê Anh Xuân, thể hiện ngay từ bài thơ đầu tiên Nhớ mưa quê hương" [91, tr.345]. Cảm hứng nhập cuộc đồng nghĩa với khát vọng trở về. Với Lê Anh Xuân, trở về quê hương trong thời điểm dầu sôi lửa bỏng thực sự là một niềm say mê, một lời thôi thúc. Bởi vậy, đây cũng là nguồn cảm hứng sáng tạo của ông: "Khát vọng trở về đồng hành với khát vọng sáng tạo trong thế giới nghệ thuật của thơ Lê Anh Xuân" [91, tr.348]. Cũng như các nhà nghiên cứu khác, Bích Thu khẳng định tầm khái quát, chiều sâu lịch sử, cảm xúc chân thực trong thơ Lê Anh Xuân: "Nét độc đáo làm nên bản sắc trong thơ Lê Anh Xuân cũng là cảm quan nồng nàn của nhà thơ về truyền thống lịch 17
  17. sử" [91, tr.350]. Theo Bích Thu, ngôn từ thơ Lê Anh Xuân: "mang sắc thái Nam Bộ với những câu chữ tự nhiên bình dị mà đầy thương mến " [91, tr.353]. Khác với Bích Thu, Nguyễn Kim Hoa trong bài Ca Lê Hiến - Lê Anh Xuân nhà thơ - chiến sĩ lại có ý làm nổi bật sự phát triển trong tâm hồn thơ Lê Anh Xuân từ Tiếng gà gáy đến Hoa dừa và các sáng tác sau đó. Theo Nguyễn Kim Hoa, quan điểm sáng tác của Lê Anh Xuân trước sau vẫn không thay đổi: "Anh làm thơ để bày tỏ tâm tình của mình đối với vận mệnh của dân, của nước, bày tỏ lòng căm thù của mình đối với giặc ngoại xâm" [12, tr.481]. Nhận xét này là phù hợp, bởi chính Lê Anh Xuân cũng quan niệm: "Thơ là súng là gươm". Nhưng sáng tác nghệ thuật đồng nghĩa với tìm tòi, sáng tạo; hơn nữa, hiện thực cuộc kháng chiến chống Mỹ đã thực sự khơi nguồn cảm hứng cho nhà thơ; Nguyễn Kim Hoa đã rất có lý khi khẳng định: "Từ khi trở về Nam, thơ Lê Anh Xuân mang hơi thở trực tiếp của cuộc chiến đấu. Thơ anh khỏe khoắn, sinh động hẳn lên và cũng gây cho người đọc những cảm xúc mạnh mẽ hơn" [12, tr.485]. Nguyễn Kim Hoa đưa ra so sánh: "Nếu tập Tiếng gà gáy là tâm sự thì Hoa dừa, Trường ca Nguyễn Văn Trỗi và các tác phẩm khác của anh ở giai đoạn sau là hành động" [12, tr.487] và kết luận: "Từ Tiếng gà gáy đến Hoa dừa cùng các tác phẩm sau, thơ Lê Anh Xuân đã tiến một bước dài" [12, tr.48]. Đọc thơ Lê Anh Xuân là một bài viết sắc sảo của Bùi Công Hùng. Nếu Nguyễn Kim Hoa chú ý đến sự phát triển trong hồn thơ Lê Anh Xuân thì Bùi Công Hùng lại tập trung phân tích những nét thuộc về bản chất của hồn thơ đó. Tuy nhiên, nói là bản chất của một hồn thơ không có nghĩa là Lê Anh Xuân đã có một phong cách ổn định. Mọi thứ đối với Lê Anh Xuân đều đang dang dở nhưng những gì mà nhà thơ viết ra thì đã được định hình. Bùi Công Hùng đi vào nét định hình ấy, ông viết: "Thơ Lê Anh Xuân chảy một dòng với lịch sử, mang trong mình nó chất thơ tươi trẻ, hăng say bừng bừng khí thế mới như tuổi trẻ của anh, như cả Miền Nam đang dào dạt sức sống đang dào dạt chống Mỹ "[31, tr.238]. Cũng như một số nhà nghiên cứu trước đây, Bùi Công Hùng cho rằng chất thơ trữ tình của Lê Anh Xuân cũng như hương rượu nồng được cất lên từ quê hương Nam Bộ: "Thơ anh dâng lên những hương vị màu sắc của riêng Nam Bộ, mảnh đất quê hương của hồn thơ anh" [31, tr.238]. và "Tình quê hương trong thơ anh tỏa vị say dìu dịu, tình yêu quê hương nồng đượm của anh làm ngọt ngào dòng thơ anh" [31, tr.239]. Bùi Công Hùng phân tích sâu sắc hình tượng quê hương trong thơ Lê Anh Xuân cốt để làm nổi bật luận điểm trên. Đồng thời trong bài viết của mình, Bùi Công Hùng luôn gắn kết giữa chất trữ tình với chất hùng ca trong thơ Lê Anh Xuân: "Bên cạnh chất trữ tình, trong thơ anh đã vọng lên giọng thơ có tính chất hùng tráng" [31, tr.243]. Và cũng theo 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2