BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH<br />
<br />
NGUYỄN TRẦN HỒNG DIỄM<br />
<br />
ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT<br />
THƠ BÙI CHÍ VINH<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN<br />
<br />
VINH - 2010<br />
<br />
1<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
MỞ ĐẦU...........................................................................................................3<br />
1. Lí do chọn đề tài……………………………………………………………3<br />
2. Lịch sử vấn đề……………………………………………………………....4<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………………….9<br />
4. Nhiệm vụ nghiên cứu……………………………………………………...10<br />
5. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………….10<br />
6. Đóng góp của luận văn……………………………………………………11<br />
7. Cấu trúc của luận văn……………………………………………………..11<br />
Chƣơng 1. THƠ BÙI CHÍ VINH TRONG BỐI CẢNH THƠ TRẺ VIỆT<br />
NAM SAU 1975……………………………………………………………..12<br />
1.1. Thơ trẻ Việt Nam nói chung, thơ trẻ thành phố Hồ Chí Minh nói riêng sau<br />
1975………………………………………………………………………….12<br />
1.1.1. Sự hình thành một đội ngũ các nhà thơ mới…………………………..12<br />
1.1.2. Sự trăn trở tìm tòi một thi pháp mới…………………………………..13<br />
1.1.3. Nét riêng của thơ trẻ thành phố Hồ Chí Minh………………………...17<br />
1.2. Sự xuất hiện của Bùi Chí Vinh………………………………………….23<br />
1.2.1. Đôi nét về tiểu sử và hành trình thơ…………………………………..23<br />
1.2.2. Những nguồn thơ gây nhiều ảnh hƣởng tới sự hình thành cá tính thơ<br />
Bùi Chí Vinh…………………………………………………………………26<br />
1.2.3. Tính “gây sự” của thơ Bùi Chí Vinh và các hệ quả…………………..29<br />
Chƣơng 2. ĐẶC SẮC THƠ BÙI CHÍ VINH TRÊN PHƢƠNG DIỆN ĐỀ<br />
TÀI VÀ CẢM HỨNG SÁNG TẠO………………………………………..31<br />
2.1. Quan niệm thơ của Bùi Chí Vinh……………………………………….31<br />
2.1.1. Thơ với nhà thơ………………………………………………………..31<br />
2.1.2. Thơ với đời…………………………………………………………….34<br />
2.1.3. Thơ với độc giả………………………………………………………..38<br />
<br />
2<br />
<br />
2.2. Đề tài, chủ đề thơ Bùi Chí Vinh………………………………………..40<br />
2.2.1. Cái hiện tại chƣa hoàn thành…………………………………………41<br />
2.2.2. Tình yêu……………………………………………………………….43<br />
2.2.3. Đạo lý làm ngƣời……………………………………………………...47<br />
2.3. Cảm hứng thơ Bùi Chí Vinh ……………………………………………49<br />
2.3.1. Khẳng định cá tính……………………………………………………50<br />
2.3.2. Đề cao một tình yêu không vụ lợi……………………………………..52<br />
2.3.3. Dấn thân cùng cuộc đời, thời đại……………………………………..55<br />
Chƣơng 3. ĐẶC SẮC THƠ BÙI CHÍ VINH TRONG NGHỆ THUẬT TỔ<br />
CHỨC NGÔN TỪ………………………………………………………….60<br />
3.1. Sự lựa chọn thể loại và nghệ thuật tổ chức bài thơ……………………...60<br />
3.1.1. Sự lựa chọn thể loại…………………………………………………...61<br />
3.1.2. Nghệ thuật tổ chức bài thơ……………………………………………78<br />
3.2. Giọng điệu thơ Bùi Chí Vinh…………………………………………....86<br />
3.2.1. Giọng điệu ngang tàng, khí khái kiểu “anh hai”……………………..88<br />
3.2.2. Giọng đa tình, pha lẫn cợt nhả và nghiêm nghị……………………....90<br />
3.2.3. Giọng trầm tƣ ………………………………………………………...92<br />
3.2.4. Sự thống nhất giữa các sắc thái giọng điệu ………………………….96<br />
3.3. Ngôn ngữ thơ Bùi Chí Vinh…………………………………………….98<br />
3.3.1. Tính “vỉa hè” của ngôn ngữ…………………………………………..99<br />
3.3.2. Phƣơng ngữ Nam Bộ trong thơ và hiệu quả nghệ thuật của nó……..106<br />
3.3.3. Việc sử dụng điển tích để tạo tính liên văn bản……………………...113<br />
KẾT LUẬN………………………………………………………………..123<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………...125<br />
<br />
3<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Lí do chọn đề tài<br />
1.1. Thơ Việt Nam đương đại, nhất là “thơ trẻ” đang là hiện tượng cần<br />
được chú ý nghiên cứu một cách nghiêm túc và khoa học. Sáng tác văn học<br />
trẻ thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung rất phong phú,<br />
phức tạp, gây ra nhiều ý kiến đánh giá trái ngược nhau. Để có thể có được một<br />
ý niệm đúng đắn về “thơ trẻ”, người nghiên cứu không thể bằng lòng với kiểu<br />
đọc qua loa, đại khái. Sự nghiên cứu cụ thể về từng hiện tượng thơ luôn là<br />
việc làm cần thiết, giúp ta có những cứ liệu xác thực để nhìn nhận vấn đề một<br />
cách toàn diện. Đề tài của chúng tôi được triển khai trên cơ sở nhận thức này<br />
và thơ Bùi Chí Vinh được chọn làm điểm xuất phát.<br />
1.2. Bùi Chí Vinh là một bản lĩnh sáng tạo, bản lĩnh thơ độc đáo của<br />
“văn trẻ”, “thơ trẻ” thành phố Hồ Chí Minh. Riêng về thơ, số lượng sáng tác<br />
của anh khá dồi dào. Anh đã có những đóng góp rõ rệt cho cuộc vận động đổi<br />
mới thơ ca Việt Nam trong vài ba thập niên vừa qua. Số độc giả mến mộ thơ<br />
anh không thể nói là không đông đảo. Anh lại cũng đã được nhiều cây bút phê<br />
bình chú ý. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu<br />
về thơ của anh một cách toàn diện. Qua luận văn này, chúng tôi muốn góp<br />
phần khắc phục sự bất cập đó.<br />
1.3. Chức năng của phê bình, ngoài việc làm sáng tỏ các giá trị của sáng<br />
tác, còn phải biết định hướng cảm thụ cho độc giả. Theo Trần Đình Sử trong<br />
Lí luận tiếp nhận văn học thì: “Trước những hiện tượng thơ có nhiều nét dị<br />
thường, sự định hướng này càng tỏ ra cần thiết. Lý luận tiếp nhận ngày nay<br />
chưa thể nói là đã giải quyết ổn thỏa mọi khúc mắc, nhưng rõ ràng đã mở ra<br />
một bức tranh phức tạp khiến chúng ta phải suy nghĩ. Phê bình nhầm là<br />
chuyện thường, nhưng nhiều khi phê bình lầm mà phương hại một đời văn,<br />
đời thơ thì chẳng còn là chuyện thường được nữa. Thói thường nhà phê bình<br />
<br />
4<br />
<br />
tự tin cứ phăm phăm xông lên phía trước, mối ngôn từ dào dạt tuôn ra, hoặc<br />
bắn ra như súng máy cực nhanh, mấy ai bình tâm nghĩ lại xem cách bắn của<br />
mình và liệu có bắn oan không?”. Lý luận tiếp nhận ngày nay giải phóng cho<br />
sức sáng tạo của người đọc, mở cửa cho sự phê bình nhiều phía nhiều chiều,<br />
nhưng cũng đòi hỏi hơn bao giờ hết sự cẩn trọng. Nó dập tắt cái tư tưởng chỉ<br />
sùng bái một vài cây bút được gọi là quyền uy, mặc dù tài năng không phải là<br />
thứ được chia đều cho mọi người. Trong nhiều lí thuyết bàn về việc tiếp nhận<br />
văn học, các nhà phê bình cho rằng người đọc văn học được xem là kẻ đồng<br />
sáng tạo (như bù đắp, chắp nối, liên tưởng, cụ thể hóa...) ra tác phẩm không<br />
phải chỉ với tư cách làm sống dậy tác phẩm trong cảm thụ mà còn phát hiện ý<br />
nghĩa mới và mối liên hệ chỉnh thể tương ứng với nó. Như vậy, mọi cánh cửa<br />
chìm của tác phẩm đều được mở ra khi chỉ cần có căn cứ đầy đủ.<br />
Luận văn của chúng tôi, trên cơ sở đánh giá một cách toàn diện những nét độc<br />
đáo nghệ thuật của thơ Bùi Chí Vinh, muốn có được chút đóng góp vào việc<br />
nâng cao tầm đón nhận và mở rộng khẩu vị thưởng thức nghệ thuật thơ của<br />
độc giả.<br />
2. Lịch sử vấn đề<br />
Cho đến lúc này, chưa có một công trình nghiên cứu nào hoàn chỉnh và<br />
qui mô về các sáng tác của Bùi Chí Vinh. Có thể nói, Bùi Chí Vinh là một<br />
hiện tượng thơ “lập dị”. Cách chơi từ, đùa chữ của anh phản ánh rõ phong<br />
cách sống của anh. Độc giả nghiệm ra rằng, đằng sau giọng thơ lúc trầm tư,<br />
lúc nghiêm nghị, lúc ngang tàng, lúc cợt nhả kia là một tình yêu, một tấm lòng<br />
chân chính, một khát khao vươn tới sự thanh cao trong cuộc sống ngộp thở (vì<br />
nhiều lý do) này. Nhưng không vì thế mà anh được tất thảy yêu mến. Người ta<br />
có chào đón mà cũng có sự phê phán nặng lời đối với thơ anh. Con - người sống của anh bị đánh giá là kì dị, xa lạ, con - người - thơ của anh có lúc bị<br />
nhiều đối tượng nghiên cứu, phê bình quay lưng vì anh không đi theo lối đi<br />
<br />