intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Khảo sát đặc điểm thể loại Nam Ông mộng lục

Chia sẻ: Minh Lộ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:142

22
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài sẽ đi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề sau: Giới thuyết về tác giả, văn bản và tác phẩm Nam Ông mộng lục làm cơ sở nghiên cứu đặc điểm thể loại của tác phẩm này; tìm hiểu về mối quan hệ văn sử trong Nam Ông mộng lục với Đại Việt sử kí toàn thư, với một số tác phẩm khác dưới góc nhìn thể loại và đánh giá giá trị của mối quan hệ đó; tìm hiểu và đánh giá vai trò của đặc điểm hỗn dung thể loại trong Nam Ông mộng lục.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Khảo sát đặc điểm thể loại Nam Ông mộng lục

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN THỊ HÒA KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM THỂ LOẠI NAM ÔNG MỘNG LỤC LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN Thái Nguyên - Năm 2011 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN THỊ HÒA KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM THỂ LOẠI NAM ÔNG MỘNG LỤC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.34 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: T.S NGÔ GIA VÕ Thái Nguyên - Năm 2011 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  3. LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của thầy cô giáo trong Khoa Ngữ Văn, Khoa Sau đại học, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên. Đặc biệt là sự hướng dẫn, chỉ bảo của thầy Ngô Gia Võ, người trực tiếp hướng dẫn tôi làm luận văn. Qua đây, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy Ngô Gia Võ và toàn thể thầy cô khác trong Khoa, trong Trường - những người đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi học tập và nghiên cứu. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè, người thân, những người đã luôn quan tâm, động viên và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi thời gian vừa qua. Thái Nguyên, 10/ 08/ 2011 Học viên Nguyễn Thị Hòa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là luận văn do tôi thực hiện bằng sự nỗ lực của mình dưới sự hướng dẫn của thầy Ngô Gia Võ. Những số liệu thống kê trong luận văn đều là kết quả nghiên cứu nghiêm túc, đích thực của cá nhân tôi. Luận văn chưa được công bố trong công trình nghiên cứu nào. Tôi xin chân thành cảm ơn. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hoà Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  5. i MỤC LỤC Trang Trang bìa phụ Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục .................................................................................................................................... i PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1. VẤN ĐỀ TÁC GIẢ, VĂN BẢN VÀ THỂ LOẠI CỦA NAM ÔNG MỘNG LỤC............................................................................................................... 11 1.1 Tác giả Hồ Nguyên Trừng ............................................................................... 11 1.1.1 Cuộc đời .................................................................................................... 11 1.1.2 Con người .................................................................................................. 12 1.1.3 Quan niệm về văn chương của tác giả ...................................................... 13 1.2 Văn bản Nam Ông mộng lục............................................................................ 18 1.2.1. Quá trình truyền bản nguyên tác chữ Hán ................................................ 18 1.2.2. Quá trình hoàn chỉnh các bản dịch Quốc ngữ........................................... 19 1.3 Thể loại ............................................................................................................ 20 1.3.1 Lí thuyết về thể loại và vấn đề thể loại trong văn học trung đại Việt Nam ....... 20 1.3.2 Việc nghiên cứu thể loại của Nam Ông mộng lục ..................................... 29 TIỂU KẾT .............................................................................................................. 35 CHƢƠNG 2. MỐI QUAN HỆ VĂN SỬ TRONG NAM ÔNG MỘNG LỤC DƢỚI GÓC ĐỘ THỂ LOẠI ................................................................................... 36 2.1 Những truyện kí có dấu ấn riêng ...................................................................... 36 2.1.1 Những truyện ký viết về người thân của tác giả ........................................ 36 2.1.2 Những truyện kí mang màu sắc tôn giáo ................................................... 43 2.1.3 Những ghi chép về thơ của riêng tác giả ................................................... 45 2.2 Những truyện kí có mối liên hệ với Đại Việt sử kí toàn thư ............................ 51 2.2.1 Tương quan về các sự kiện lịch sử ............................................................ 52 2.2.2 Tương quan về hệ thống nhân vật lịch sử .................................................. 58 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  6. ii 2.2.3 Tương quan về thời gian lịch sử ................................................................ 61 2.3 Những truyện kí có mối liên hệ với một số tác phẩm khác.............................. 64 2.3.1 Truyện “Dũng lực thần dị” ........................................................................ 65 2.3.2 Truyện “Tăng đạo thần thông” và “Minh Không thần dị” ........................ 66 TIỂU KẾT .............................................................................................................. 71 CHƢƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM HỖN DUNG THỂ LOẠI TRONG TRUYỆN KÝ NAM ÔNG MỘNG LỤC ........................................................................................... 73 3.1 Những thiên truyện in đậm tính chất truyện ký................................................ 73 3.1.1 Người thực, việc thực ................................................................................ 74 3.1.2 Tính chất ghi chép ..................................................................................... 85 3.2 Những thiên truyện có ghi chép thi thoại ......................................................... 88 3.2.1 Thi thoại trong Nam Ông mộng lục ........................................................... 88 3.2.2. Lời bình thơ trong Nam Ông mộng lục..................................................... 98 3.3 Những thiên truyện có tính chất truyện .......................................................... 102 3.3.1 Kết cấu cốt truyện .................................................................................... 102 3.3.2 Nhân vật ................................................................................................... 110 3.3.3 Ngôn ngữ ................................................................................................. 112 TIỂU KẾT ............................................................................................................ 116 PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................. 117 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 119 PHỤ LỤC ................................................................................................................ 125 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  7. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1 Lí do khoa học Nghiên cứu văn học theo Thi pháp học là xu hướng chung của thế giới và ở Việt Nam hiện nay. Thi pháp học đã giúp mở ra cánh cửa để nghiên cứu văn học nghệ thuật nói chung và văn học trung đại nói riêng. Thi pháp học chú ý đến những yếu tố hình thức tác phẩm như: hình tượng nhân vật – không gian – thời gian, kết cấu – cốt truyện – điểm nhìn, ngôn ngữ, thể loại…Tuy nhiên, hình thức không tồn tại tự nó mà luôn nằm trong sự thống nhất chặt chẽ, biện chứng với nội dung cho nên hình thức chỉ có ý nghĩa khi nó là “hình thức mang tính nội dung”. Một trong những phạm trù quan trọng hàng đầu của Thi pháp học là thể loại. Thể loại là “nhân vật trung tâm của văn học” như M. Bakhtin đã khẳng định, nó còn được hiểu là “những quy tắc tổ chức hình thức văn bản thích hợp với nội dung văn bản: hoặc có tính chất thơ, chất tiểu thuyết, chất kịch…” [48; 127- 129]. Thể loại văn học thuộc về phương thức, về cách thể hiện cuộc sống trong văn học cũng như cách cấu tạo và biểu hiện nội dung trong tác phẩm văn học cụ thể. Thể loại được hình thành từ một giai đoạn lịch sử nhất định, vừa liên quan đến người sáng tác vừa liên quan đến người cảm thụ, lại biến đổi theo các giai đoạn phát triển của xã hội và văn học. Thể loại là “mã chung để giao tiếp” giữa người kể và người nghe, tuy có những biến thể nhưng có những yếu tố hằng thể không thay đổi một khi đã định hình ổn định. Không có một tác phẩm văn học nào tồn tại ngoài hình thức quen thuộc của thể loại: một cuốn tiểu thuyết, một truyện ngắn, một thiên kí, một bài thơ…Vì thế, khi nghiên cứu văn học người ta không thể bỏ qua việc nghiên cứu thể loại của tác phẩm văn học. Đây là hướng nghiên cứu quen thuộc, truyền thống, trên cơ sở những kết quả đạt được của những nhà nghiên cứu đi trước, chúng tôi thấy cần thiết phải tìm hiểu chuyên sâu và hệ thống về thể loại của Nam Ông mộng lục. Bởi đây là tác phẩm có giá trị đặc biệt quan trọng trong nền văn xuôi tự sự chữ Hán thời kì văn học trung đại, được coi như bản lề khép lại văn xuôi thế kỉ X – XIV, mở ra cánh cửa cho văn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  8. 2 xuôi tự sự thế kỉ XV – XIX. Vì thế, chúng tôi quyết định chọn: Khảo sát đặc điểm thể loại Nam Ông mộng lục làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình. Hướng nghiên cứu này sẽ cung cấp một cái nhìn sâu hơn về quan điểm thể loại, thể loại văn học trung đại và thể loại trong tác phẩm Nam Ông mộng lục của Hồ Nguyên Trừng để xác định rõ hơn vị trí và những đóng góp của nhà văn này trong nền văn học trung đại. 1.2 Lí do thực tiễn Nam Ông mộng lục được coi là một trong những tác phẩm văn học hải ngoại đầu tiên có giá trị văn học và giá trị dân tộc sâu sắc. Tuy sáng tác ở Trung Quốc và viết bằng chữ Hán nhưng tác phẩm lại được sinh thành từ trái tim của con người mà tâm hồn luôn hướng về quê hương đất nước. Từ ấn tượng về hoàn cảnh ra đời đặc biệt và nét độc đáo trong nghệ thuật của Nam Ông mộng lục, chúng tôi mong muốn trân trọng đề cao những giá trị văn hóa của dân tộc và tri ân danh nhân Hồ Nguyên Trừng – người đã có những đóng góp to lớn trên lĩnh vực khoa học kĩ thuật và văn học. Một số thiên truyện trong Nam Ông mộng lục đã được đưa vào giảng dạy trong nhà trường và có tính giáo dục cao. Trước hết phải kể tới truyện “Y thiện dụng tâm” trong Sách giáo khoa Ngữ Văn 6, Tập 1. Là một trong những thiên truyện tiêu biểu của tác phẩm này, “Y thiện dụng tâm” nhằm giáo dục cho các em học sinh những giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc như lòng nhân ái, tinh thần xả thân vì người khác, sự cương trực thẳng thắn không sợ cường quyền…Bên cạnh đó, thông qua thiên truyện này, các em học sinh cũng sẽ được tiếp cận với những đặc trưng quen thuộc của truyện ký như tính chất “người thật việc thật”, viết về tấm gương người tốt, lối ghi chép ngắn gọn, chân thực, tình huống truyện bất ngờ… Một tác phẩm được ra đời từ rất lâu, viết theo quan niệm của con người thời trung đại như Nam Ông mộng lục chắc chắn sẽ không dễ hiểu với các em học sinh. Thiết nghĩ, cần có một công trình nghiên cứu về đặc điểm thể loại để giúp giáo viên và các em học sinh tiếp cận tác phẩm dễ dàng hơn. Hiện nay, hệ thống nhà trường cũng đang chú trọng dạy văn theo hướng đặc trưng thể loại. Thể loại chi phối tất cả các yếu tố còn lại của hình thức tác phẩm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  9. 3 Mỗi thể loại có một đặc điểm riêng và yêu cầu phân tích theo một phương pháp riêng. Không phải ngẫu nhiên mà sách giáo khoa thường sắp xếp tác phẩm theo thể loại. Chẳng hạn, trong Sách giáo khoa Ngữ Văn 9, Tập 2, học sinh được học và đọc thêm liền mạch các truyện và các đoạn trích như: “Chuyện người con gái Nam Xương” (Truyền kì mạn lục), “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” (Vũ trung tùy bút), Hồi 14 (Hoàng Lê nhất thống chí), Truyện Kiều và Nguyễn Du, “Chị em Thúy Kiều”, “Cảnh ngày xuân”, “Mã Giám Sinh mua Kiều”, “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (Truyện Kiều), đi kèm với bài “Kiểm tra về truyện trung đại ” [60; 43-134]. Mỗi khi dạy tới một thể loại, sách giáo khoa thường nêu chú thích về đặc trưng của thể loại đó. Có một số thể loại được nói lướt qua nhưng cũng có thể loại cần phải học kỹ lưỡng tại lớp. Ví dụ: Khi học bài “Chuyện người con gái Nam Xương” và bài “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh”, Sách giáo khoa Ngữ Văn 9, Tập 2, đặt ra câu hỏi: Theo em, thể văn tùy bút có gì khác so với thể truyện mà các em đã học ở bài trước? [60; 63]… Dạy học theo đặc trưng thể loại là hết sức cần thiết đối với tác phẩm văn chương trong nhà trường, nhất là đối với các tác phẩm văn học trung đại. Những thể loại của văn học trung đại như: chiếu, biểu, hịch, cáo, phú…còn xa lạ với học sinh phổ thông. Nhiều em chưa nắm được đặc điểm của những thể loại đó nên khó có thể tiếp cận được với tác phẩm. Chọn đề tài: Khảo sát đặc điểm thể loại Nam Ông mộng lục một mặt do nhu cầu bản thân muốn được tìm về với những giá trị văn hóa của dân tộc, mặt khác luận văn sẽ góp phần phục vụ giảng dạy tốt hơn môn Văn trong nhà trường, đặc biệt là phần văn học trung đại theo đặc trưng thể loại, phù hợp với sách giáo khoa Ngữ Văn hiện nay. 2. Lịch sử vấn đề Nam Ông mộng lục không phải là tác phẩm lớn nhưng lại rất có giá trị trong nền văn học Việt Nam. Tuy tác phẩm được viết ở Trung Quốc nhưng tấm lòng hướng về quê hương của tác giả lại được thể hiện khá sâu sắc. Trong tác phẩm, cảnh vật, con người, cuộc sống, văn hóa tâm linh của người Việt được hiện lên bằng sự cảm nhận của một người xa xứ đã gợi ra sự hứng thú, hấp dẫn và cách đánh giá mới Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  10. 4 mẻ nơi độc giả. Vì thế, tác phẩm đã trở thành đối tượng tìm hiểu của không ít các nhà nghiên cứu và công chúng văn học. Người được coi là khởi xướng cho việc nghiên cứu về Nam Ông mộng lục là Lê Quý Đôn ở thế kỉ XVIII, trong sách Kiến văn tiểu lục: “…Xem trong Nam Ông mộng lục (Lê Trừng nhà Minh biên soạn) có thể biết được thời đại nhà Trần có những việc đặc sắc và việc truyền ngôi cho con” [18; 166- 169]. Tuy nhiên, nhận định này còn rất sơ lược và chưa đề cập tới thể loại của Nam Ông mộng lục. Vì thế, trong số những công trình khoa học được công bố liên quan tới tác phẩm Nam Ông mộng lục, chúng tôi sẽ nêu một số công trình có đề cập tới thể loại của tác phẩm để làm căn cứ đánh giá và đối chiếu. Tác giả Trần Văn Giáp được coi là người mở đầu cho các công trình nghiên cứu về Nam Ông mộng lục của thời hiện đại. Những ý kiến của ông đã trở thành khuôn mẫu cho nhiều nhà nghiên cứu, nhiều cuốn từ điển viết về Nam Ông mộng lục. Nhà nghiên cứu đã thống kê được 28 mục và tóm tắt nội dung sơ lược các mục đó. Ông cũng nhận xét về nội dung của tác phẩm này: “Trong sách Nam Ông mộng lục, ông đã tỏ rõ lòng yêu nước và nhớ thương quê hương tha thiết” [22; 45- 49]. Quan trọng hơn, ông đã đề cập tới một số khía cạnh về nghệ thuật của tác phẩm như: “Nam Ông mộng lục thuật lại một số sự việc có tính chất lịch sử thời Lí Trần là thời gần gũi ông”, “một số thần thoại có vẻ hoang đường mê tín”, “một số mục nói về thơ và thi nhân”… [22; 45- 49]. Qua những lời đánh giá ở trên, ta thấy nhà nghiên cứu Trần Văn Giáp đã chú ý tới giá trị của tác phẩm nhưng cũng chưa dành nhiều quan tâm cho thể loại của nó. Trong bài viết “Hồ Nguyên Trừng mà cũng “quyến luyến quê hương”, “không quên Tổ quốc ư?”, tác giả Trần Nghĩa có những đánh giá về Hồ Nguyên Trừng theo sự chi phối của các “yếu tố ngoài văn học” (coi Hồ Nguyên Trừng là kẻ phản bội Tổ quốc, về mặt văn học thì văn của ông không có giá trị ) song trong bài viết lại bàn đến nhiều vấn đề của tác phẩm như: văn bản, mối quan hệ của Nam Ông mộng lục với tác phẩm khác, động cơ sáng tác của Hồ Nguyên Trừng… Đáng chú ý nhất là nhà nghiên cứu miêu tả khá cụ thể mối quan hệ của tác phẩm này với các tác phẩm cùng thời như Việt điện u linh tập, Lĩnh Nam chích quái Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  11. 5 lục, Thiền uyển tập anh, Việt âm thi tập, Đại Việt sử kí toàn thư với những mức độ khác nhau: Ví dụ chép với nội dung tương tự, chép “tường giản” hoặc Nam Ông mộng lục chép nhưng sách vở đương thời chưa nói tới… Từ đó, tác giả cũng nhận thấy một số chương trong Nam Ông mộng lục có thể “bổ sung cho văn học và sử học thời Lí Trần” [52; 21- 31]. Tuy nhiên, tác giả cũng chưa quan tâm tới thể loại, chưa định danh được thể loại của tác phẩm này. Dù sao, những nhận định của Trần Nghĩa cũng là những ý kiến vô cùng quý báu đối với việc nghiên cứu về thể loại của Nam Ông mộng lục. Là một người chuyên nghiên cứu về văn học trung đại, Đinh Gia Khánh tìm hiểu khá sâu về tác giả, hoàn cảnh ra đời và vị trí của Nam Ông mộng lục đối với văn học giai đoạn này: “tác giả viết sách này với tâm trạng của một người đời Trần, Hồ” [39; 135-138]. Nhà nghiên cứu Đinh Gia Khánh đã thống kê 28 thiên truyện và phân tích sự phong phú về nội dung và hình thức của Nam Ông mộng lục: có những thiên “chép sự kiện lịch sử”, „nét sinh hoạt về mọi mặt của xã hội”, về “việc liên quan đến tăng lữ, đạo sĩ và tín ngưỡng”, về “sự việc kì lạ, lí thú”, lại có thiên “đề cập tới vấn đề thơ văn”... và ông so sánh để thấy nội dung của tác phẩm này đa dạng hơn Việt điện u linh. Ông cũng phân tích kĩ hai thiên truyện “Văn Trinh ngạnh trực” và “Y thiện dụng tâm” nhằm làm sáng tỏ thêm về nghệ thuật của tác phẩm: “…nhân vật được miêu tả một cách sinh động…lời văn súc tích ngắn gọn như chép sử, nhưng lại có tính chất linh hoạt” [39; 135-138]. Về nghệ thuật, Đinh Gia Khánh đánh giá đây là một truyện kí “…được viết trong cuộc sống lưu vong ở nước ngoài, Nam Ông mộng lục vẫn có một vị trí nhất định trong thể loại tự sự của thời kì lịch sử này” [39; 135-138]. Quan điểm của Đinh Gia Khánh đã thể hiện cách nhìn khá chính xác về thể loại của Nam Ông mộng lục. Điều đó đã góp thêm tiếng nói cho lịch sử nghiên cứu vấn đề này. Song về cơ bản, tác giả mới chỉ định danh chứ chưa nghiên cứu kĩ đặc điểm thể loại của tác phẩm. Các tác giả Lại Nguyên Ân, Bùi Văn Trọng Cường trong cuốn sách Từ điển văn học Việt Nam đã giới thiệu cụ thể về cuộc đời của Hồ Nguyên Trừng và nêu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  12. 6 hoàn cảnh ra đời, xuất xứ của Nam Ông mộng lục; thống kê 28 thiên truyện trong tác phẩm. Các tác giả dành khá nhiều công sức để mô tả nội dung chính của từng thiên truyện. Nhận xét chính xác về nội dung của tác phẩm, các nhà nghiên cứu cho rằng: “…Nam Ông mộng lục có một số dấu hiệu của người đứng ngoài (…) nhưng chủ yếu vẫn là những hồi ức của một người xa xứ, muốn qua những ghi chép về việc cũ nước mình mà kí thác nỗi sầu xứ của mình, đồng thời cũng kín đáo bộc lộ với các bậc thức giả ở Trung Hoa về một văn hóa không thua kém của nước mình” [4; 227-230]. Các tác giả cho rằng đây là “một hồi kí về thời Lí Trần với một số nét về xã hội, lịch sử, văn hóa” [4; 227-230]. Tuy nhiên, đặc điểm thể loại này như thế nào thì tác giả chưa nêu cụ thể, còn rất sơ lược. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Na dành nhiều tâm huyết cho Nam Ông mộng lục. Ông là người giới thiệu tác phẩm tới người đọc với đầy đủ 31 thiên truyện. Nguyễn Đăng Na còn đi sâu phân tích về văn bản, tác giả, thể loại, nội dung của tác phẩm này: “…Hồ Nguyên Trừng vẫn có một nỗi khắc khoải hướng về nơi chôn rau cắt rốn, nơi đã nuôi dưỡng ông suốt 33 năm trời từ thuở lọt lòng (1374) đến khi bị bắt và đã gửi hồn mình vào giấc “mộng” Nam Ông” [15; 28-36]. Tác giả Nguyễn Đăng Na quan tâm tới những đặc sắc trong Nam Ông mộng lục. Theo ông, đó là những truyện dị văn, truyện “người thật, việc thật”. Bằng lối so sánh liên tưởng độc đáo, ông viết như sau: “Như vậy, cánh bên này Hồ Nguyên Trừng khép lại khuynh hướng nghệ thuật viết về truyện kỳ, dị, quái của giai đoạn thế kỉ X –XIV, còn bên kia 80% (25/31 truyện), ông lại mở ra cánh cửa mới, viết về người thật việc thật với mục đích biểu dương việc thiện của tiền nhân”. Tác giả cũng phát hiện ra và đi sâu vào một vấn đề đặc sắc đó là những thi thoại mà “Trước Hồ Nguyên Trừng kiểu loại truyện này chưa hề xuất hiện và sau ông cũng rất ít người quan tâm”. Là người nghiên cứu sâu về thể loại của Nam Ông mộng lục, khảo sát thống kê số lượng chữ trong từng thiên truyện cụ thể, ông nhận thấy những thiên truyện trong Nam Ông mộng lục có dung lượng rất ngắn. Từ đó, ông rút ra kết luận: “Hồ Nguyên Trừng là người đầu tiên viết truyện rất ngắn, kiểu mi-ni” [15; 28-36]. Có thể nói, cuốn sách Nam Ông mộng lục mà Nguyễn Đăng Na giới thiệu là công trình nghiên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  13. 7 cứu toàn diện và sâu sắc nhất về tác phẩm này. Tuy nhiên xác định thể loại Nam Ông mộng lục là “truyện rất ngắn, kiểu mi- ni” cũng cần phải xem xét, bàn bạc thêm. Tác giả Nguyễn Huệ Chi đã giới thiệu về tác giả Hồ Nguyên Trừng và phân tích kĩ giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Nam Ông mộng lục. Ông quan tâm tới nhân vật của tác phẩm: “Đó là những con người thuộc đủ mọi tầng lớp khác nhau” gồm những vị vua “hiếu thảo, cung kính cần kiệm và quả đoán”, những nhà nho “cương trực”, những dũng sĩ “trung nghĩa hết lòng”, những thầy thuốc “coi trọng lương tâm hơn tính mạng”, những nhân vật tôn giáo “đầy uy tín và tài năng”... Ông cũng nhận thấy giá trị của thi thoại “…một phần khoảng hơn mười bài cuối sách, có tính chất thi thoại và những đoạn bình luận thi ca ít ỏi của ông lại còn đặc sắc hơn”. Nguyễn Huệ Chi cũng cho chúng ta thấy giá trị đặc sắc của tác phẩm này về mặt thể loại: “…Cuốn sách là một tập ghi chép về các mẩu chuyện “người thiện”,“người tài” của nước Đại Việt, những mẩu chuyện được hồi ức lại như những giấc mơ về dĩ vãng của Hồ Nguyên Trừng…” [31; 638 -639]. Như vậy, nhà nghiên cứu Nguyễn Huệ Chi đã đề cập tới một số vấn đề có liên quan tới thể loại song chưa nêu lên được đầy đủ đặc điểm thể loại của Nam Ông mộng lục. Nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Sơn là người có những đóng góp không nhỏ với việc nghiên cứu Nam Ông mộng lục. Đồng quan điểm với Đinh Gia Khánh khi cho rằng Nam Ông mộng lục thuộc thể loại truyện ký, nhà nghiên cứu nhận xét: “Trên thực tế, rõ ràng Nam Ông mộng lục là một tập truyện ký và ghi chép hồi ký. Tính chất truyện ký thể hiện ở việc tái hiện những nhân vật, sự kiện, chi tiết hiện thực trung thành với những điều mắt thấy tai nghe.” [66; 171]. Tác giả cho rằng loại truyện ký có thể không là ghi chép trực diện mà chỉ nghe kể lại, hồi ức về quá khứ. Ở các thi thoại, tác giả còn phân tích tính chất dung hợp truyện ký – thơ khi nói rằng các bài thơ này có thể tồn tại trong các truyện nhưng vẫn có thể đứng độc lập, tự thân. Với bài viết “Mối quan hệ văn sử trong tác phẩm Nam Ông mộng lục”, ông đã thống kê, so sánh phân tích tỉ mỉ 31 thiên truyện trong tương quan với Đại Việt sử kí toàn thư, miêu tả đầy đủ cụ thể mối quan hệ giữa hai tác phẩm này. Tác giả đã Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  14. 8 nhận định: “có 6 truyện hầu như tương đồng, được chép nguyên dạng (số 2, 6, 12, 23, 24, 25); có 4 truyện được viết lại với mức độ nhiều ít khác nhau, có gia giảm, sắp xếp lại câu chữ (số 3, 9, 14, 17)…” Qua bài viết, tác giả cho thấy những mối liên hệ mật thiết giữa văn học và lịch sử trong hai tác phẩm này bằng việc đưa ra nhận xét: “sự giao thoa, xuất nhập, chuyển hóa văn bản giữa tác phẩm văn học và sử học” [65; 3-10] để từ đó làm nổi rõ thêm tính chất “văn - sử - triết bất phân” của văn học trung đại. Như vậy, những ý kiến của PGS.TS Nguyễn Hữu Sơn là cơ sở quan trọng định hướng cho chúng tôi nghiên cứu thể loại của Nam Ông mộng lục. Ngoài những nhà nghiên cứu kể trên, chúng tôi cũng không thể không nhắc tới nhiều nhà nghiên cứu khác như Nguyễn Phạm Hùng, Chu Quang Trứ, Tạ Ngọc Liễn… đã có để tâm nghiên cứu về Nam Ông mộng lục. Tuy nhiên, vẫn chưa có một công trình chuyên biệt nào nghiên cứu về thể loại của tác phẩm Nam Ông mộng lục. Nhận xét chung của chúng tôi là các công trình nghiên cứu của Nguyễn Huệ Chi, Trần Văn Giáp, Nguyễn Đăng Na, Nguyễn Hữu Sơn…cũng mới chỉ định danh thể loại hoặc tìm hiểu một số khía cạnh trong thể loại (kết cấu, ngôn ngữ, nhân vật …) của Nam Ông mộng lục mà chưa phân tích, đánh giá trọn vẹn về đặc điểm thể loại của tác phẩm. Cho nên ở đề tài này, trên cơ sở định hướng nghiên cứu của những người đi trước, chúng tôi sẽ tiếp tục đi sâu nghiên cứu và tiến hành hệ thống hóa những đặc điểm về thể loại của Nam Ông mộng lục, đưa ra những minh chứng cụ thể để xác định thể loại tác phẩm một cách phù hợp. Từ đó, chúng tôi hi vọng sẽ góp thêm cách nhìn về thể loại của một tác phẩm văn xuôi trung đại, đánh giá rõ nét hơn vị trí của Nam Ông mộng lục và tác giả Hồ Nguyên Trừng trong lịch sử văn học dân tộc. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Vấn đề văn bản Nam Ông mộng lục của Hồ Nguyên Trừng hiện nay vẫn còn tiếp tục được khảo sát, nghiên cứu. Do yêu cầu của đề tài, chúng tôi chỉ đi sâu nghiên cứu đặc điểm thể loại của Nam Ông mộng lục. Để thực hiện nhiệm vụ này, chúng tôi nghiên cứu trên văn bản Nam Ông mộng lục do Ưu Đàm – La Sơn (1999) soạn dịch, chú giải, Nguyễn Đăng Na giới thiệu, Nxb Văn học, Hà Nội. Có thể nói, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  15. 9 đây là cuốn sách tập hợp có cơ sở khoa học và đầy đủ nhất các truyện trong Nam Ông mộng lục của Hồ Nguyên Trừng tính tới thời điểm này. Bên cạnh đó, để có cái nhìn đầy đủ, khách quan hơn, chúng tôi chọn nghiên cứu thêm trong một vài tác phẩm văn học Việt Nam trung đại và tư liệu lịch sử để so sánh như Đại Việt sử kí toàn thư, Việt điện u linh tập, Thiền uyển tập anh, Lĩnh Nam chích quái lục… 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài sẽ đi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề sau: - Giới thuyết về tác giả, văn bản và tác phẩm Nam Ông mộng lục làm cơ sở nghiên cứu đặc điểm thể loại của tác phẩm này. - Tìm hiểu về mối quan hệ văn sử trong Nam Ông mộng lục với Đại Việt sử kí toàn thư, với một số tác phẩm khác dưới góc nhìn thể loại và đánh giá giá trị của mối quan hệ đó. - Tìm hiểu và đánh giá vai trò của đặc điểm hỗn dung thể loại trong Nam Ông mộng lục. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong công trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng một số các phương pháp chủ yếu sau: 5.1 Phương pháp thống kê Ở đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê để khảo sát, thống kê toàn bộ 31 thiên truyện trong Nam Ông mộng lục, làm cơ sở cho việc phân tích đánh giá về thể loại của tác phẩm này. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phương pháp thống kê để xử lý thông tin trong các tư liệu lịch sử, tư liệu văn học được sử dụng để chứng minh các luận điểm đã đưa ra. 5.2 Phương pháp hệ thống Thể loại của Nam Ông mộng lục được xem xét trong mối tương quan với toàn bộ hệ thống nhân vật, với cốt truyện, kết cấu, ngôn ngữ… Chúng tôi sử dụng phương pháp hệ thống nhằm mục đích giúp cho việc tìm hiểu thể loại của Nam Ông mộng lục có cái nhìn sâu sắc, đầy đủ hơn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  16. 10 5.3 Phương pháp so sánh Để thấy được các mối liên hệ đa dạng, đa chiều cũng như nét chung, nét riêng độc đáo của thể loại tác phẩm Nam Ông mộng lục, luận văn sử dụng phương pháp so sánh: So sánh, đối chiếu các truyện trong Nam Ông mộng lục với Đại Việt sử kí toàn thư để thấy mối quan hệ văn sử trong các tác phẩm này. Đồng thời, nếu có điều kiện, chúng tôi cũng so sánh Nam Ông mộng lục với các một số tác phẩm khác để tìm hiểu về nét tương đồng và dị biệt giữa chúng… 5.4 Phương pháp phân tích, tổng hợp Trước hết là phân tích, tổng hợp các cứ liệu đã khảo sát thống kê, từ đó rút ra nhận xét ở các luận điểm. Trên cơ sở đó, kết quả chung sẽ được tổng hợp ở phần tiểu kết của các chương và phần kết luận của luận văn. 6. Những đóng góp của luận văn Luận văn hi vọng sẽ cung cấp một cái nhìn đầy đủ, hệ thống về thể loại trong Nam Ông mộng lục của Hồ Nguyên Trừng. Trên cơ sở đó, góp phần đưa đến cái nhìn toàn diện hơn về tác phẩm Nam Ông mộng lục và vị trí của Hồ Nguyên Trừng trong văn học trung đại Việt Nam. Tiếp tục phương hướng nghiên cứu những đóng góp về nội dung và hình thức nghệ thuật của Hồ Nguyên Trừng với nền văn học Việt Nam. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài Phần Mở đầu, Phần Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phần Phụ lục, luận văn chia làm ba chương: CHƢƠNG 1: VẤN ĐỀ TÁC GIẢ, VĂN BẢN VÀ THỂ LOẠI CỦA NAM ÔNG MỘNG LỤC CHƢƠNG 2: MỐI QUAN HỆ VĂN SỬ TRONG NAM ÔNG MỘNG LỤC DƢỚI GÓC ĐỘ THỂ LOẠI CHƢƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM HỖN DUNG THỂ LOẠI TRONG TRUYỆN KÝ NAM ÔNG MỘNG LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  17. 11 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1 VẤN ĐỀ TÁC GIẢ, VĂN BẢN VÀ THỂ LOẠI CỦA NAM ÔNG MỘNG LỤC 1.1 Tác giả Hồ Nguyên Trừng 1.1.1 Cuộc đời Hồ Nguyên Trừng sinh năm 1374, còn gọi là Lê Trừng, tự Mạnh Nguyên, hiệu là Nam Ông. Tổ tiên họ Hồ gốc ở Chiết Giang (Trung Quốc) làm quan ở Diễn Châu thời Ngũ Đại. Qua 12 đời đến đời Hồ Liêm chuyển đến Đại Lại (Thanh Hóa). Hồ Liêm làm con nuôi Tuyên úy Lê Huấn nên đổi sang họ Lê. Đến Hồ Quý Ly là đời thứ tư. Hồ Nguyên Trừng là con trưởng của Hồ Quý Ly, lớn lên ở Thăng Long. Thanh Hóa, Thăng Long là những vùng đất địa linh nhân kiệt, Hồ Nguyên Trừng được tiếp nhận truyền thống văn hóa từ những vùng đất ấy. Hồ Nguyên Trừng sống trong gia đình quan lại phong kiến. Gia đình cũng là nhân tố ảnh hưởng lớn tới cuộc đời ông. Cha làm quan dưới thời Trần Nghệ Tông, hơn nữa cha ông là người rất có tài (khởi xướng cuộc cách tân xã hội). Bản thân ông cũng làm quan dưới thời Trần, Hồ. Năm 1393, ông làm Phán quan ở Thượng Lân tự. Năm 1399, giữ chức Tư đồ dưới triều vua Trần Thuận Tông. Năm 1400, Hồ Quý Ly lật đổ nhà Trần lên làm vua, sau đó nhường ngôi cho Hồ Hán Thương, Hồ Nguyên Trừng giữ chức Tả tướng quốc. Điều đó khiến ông am hiểu về cuộc sống của tầng lớp vua chúa, quý tộc, quan lại, trí thức phong kiến thời Trần, Hồ. Sự xuất hiện đậm nét của những nhân vật ấy trong Nam Ông mộng lục có thể là ám ảnh từ những gì ông đã chứng kiến và hiểu biết. Năm 1406, giặc Minh sang xâm lược nước ta. Trước nguy cơ ngoại xâm, triều đình nhà Hồ bàn bạc nên hòa hay nên đánh, Hồ Nguyên Trừng cùng cha và em tích cực chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống xâm lược. Ông cũng là người tỉnh táo, sáng suốt khi nhận định vấn đề lòng dân: “Thần không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo thôi”. Sau đó, Hồ Nguyên Trừng thống lĩnh binh mã chống giặc ở cửa biển Kỳ Anh (Hà Tĩnh) nhưng thất bại. Năm 1407, toàn bộ gia tộc họ Hồ bị bắt về Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  18. 12 Trung Quốc. Sự thất bại này đã được Hồ Nguyên Trừng nhận thấy từ trước. Đó là một tất yếu lịch sử gắn liền với sự thất bại của công cuộc cải cách chính trị, kinh tế do Hồ Quý Ly khởi xướng mà không được sự ủng hộ của nhân dân. Hồ Quý Ly, Hồ Hán Thương bị đưa về Kim Lăng (Trung Quốc) và bị xử cực hình. Chỉ có Hồ Nguyên Trừng và Hồ Nhuế (con trai Hồ Hán Thương) được tha. Từ tháng 5 năm 1407 đến tháng 7 năm 1446 là thời gian Hồ Nguyên Trừng sống ở Trung Quốc. Nhờ có tài chế tạo súng thần công, ông được nhà Minh trọng dụng. Ban đầu giữ chức Chủ sự, sau thăng dần lên Tả thị lang rồi đến Thượng thư bộ Công. Cũng trong thời gian này, ông viết cuốn Nam Ông mộng lục (hoàn thành năm 1438) ghi lại hồi ức của ông về xã hội, con người Việt Nam dưới thời Lý – Trần – Hồ. Năm 1446, ông qua đời, được an táng tại thôn Nam An Hà, vùng Sơn Tây (nay thuộc Bắc Kinh – Trung Quốc) - một vùng đất nổi tiếng mà không nhiều danh nhân Trung Quốc có vinh dự được an táng ở nơi này. 1.1.2 Con người Về con người Hồ Nguyên Trừng, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Na đã nhận định: “Với tình hình tư liệu hiện nay, chưa nên vội kết luận, có lẽ phải tìm hiểu thêm những người Việt Nam bị bắt khi đó, chẳng hạn như Tổng công trình sư Nguyễn An…xem thái độ của họ đối với triều Minh ra sao, trên cơ sở đó ta sẽ nhìn nhận Hồ Nguyên Trừng một cách đầy đủ và khách quan hơn” [15; 26]. Tuy nhiên, với tài năng của Hồ Nguyên Trừng, chúng tôi thiết nghĩ nên trân trọng và đánh giá đúng về những đóng góp lớn lao của Hồ Nguyên Trừng với đất nước, nhất là trên lĩnh vực khoa học kĩ thuật và văn học. Hồ Nguyên Trừng là người đa tài. Ông được coi là ông tổ của ngành chế tạo vũ khí khi sáng tạo ra súng thần công (thần cơ hỏa sang), làm rạng rỡ cho lịch sử khoa học kĩ thuật của nước nhà. Nhiều sách viết lại rằng khi người Minh làm lễ tế vũ khí thì cũng làm lễ tế ông, như thế cũng có nghĩa người Minh tôn ông làm Tổ sư của ngành chế tạo vũ khí. Ông cũng là một kiến trúc sư, tương truyền bản vẽ thành Tây Đô (Thanh Hóa) là của ông. Đây là một công trình có quy mô đồ sộ vào thời bấy giờ; dấu tích còn lại hiện nay là thành nhà Hồ - một trong những di sản văn hóa thế giới. Với vai trò một nhà quân sự, ông là một vị tướng chỉ huy đội quân chống giặc Minh xâm lược. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  19. 13 Với tác phẩm Nam Ông mộng lục, Hồ Nguyên Trừng là một nhà văn hải ngoại có vị trí đặc biệt. Qua những trang văn của ông, ta thấy Hồ Nguyên Trừng là người có tấm lòng yêu nước. Những năm tháng cuối đời ở Trung Quốc, ông viết Nam Ông mộng lục thể hiện tấm lòng luôn hướng về Tổ quốc với những trăn trở khôn nguôi như tác giả Đinh Gia Khánh đã nhận xét: “thể hiện tâm sự nhớ nước của tác giả và mối hoài niệm về văn vật của nước Đại Việt” [39; 135- 138]. Hơn nữa, với quan niệm “dương tiền nhân chi phiến thiện”, Hồ Nguyên Trừng biết trân trọng những việc thiện, người tốt, dù là nhỏ nhất; điều đó chứng tỏ ông không chỉ có tâm thiện mà còn coi trọng đạo đức và ý thức rất cao giữ gìn vốn văn hóa tốt đẹp của dân tộc. 1.1.3 Quan niệm về văn chương của tác giả Khái niệm “quan niệm” đã được hiểu là: “ý niệm đối với một việc gì theo quan sát của ta” [77; 877]. Một cuốn từ điển khác do Hoàng Phê chủ biên định nghĩa “quan niệm” như sau: 1. Hiểu, nhận thức như thế nào về một vấn đề: Chúng ta quan niệm như thế là đúng. 2. Sự nhận thức như thế nào đó về một vấn đề, một sự kiện: Một quan niệm sai lầm. Những quan niệm đúng đắn về cuộc sống. [57; 348]. Quan niệm về văn chương của một nhà văn thể hiện ở cách nhìn về cuộc đời, con người, về hiện thực, về nghệ thuật. Quan niệm này được xem như cội nguồn tư tưởng của nhà văn, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như địa vị xã hội, giai cấp, vốn sống, trình độ văn hóa, năng lực…Ngay trong lời tựa cuốn sách, Hồ Nguyên Trừng quan niệm viết tác phẩm Nam Ông mộng lục vì mục đích “nhất dĩ dương tiền nhân chi phiến thiện, nhất dĩ tư quân tử chi dị văn” (một mặt để nêu ra những việc thiện nhỏ của tiền nhân, một mặt để cung cấp những chuyện dị văn cho người quân tử). Sinh trưởng trong xã hội phong kiến, làm quan dưới triều Trần – Hồ, Hồ Nguyên Trừng có cách nhìn của một người trí thức phong kiến tiến bộ khi ông nêu ra những vấn đề cốt lõi của văn chương đương thời: Văn chương có tính chất giáo huấn. Trước hết, ông viết văn nhằm mục đích: “dương tiền nhân chi phiến thiện”. Quan niệm này ảnh hưởng từ quan niệm về tính “thiện” của đạo đức Nho giáo. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  20. 14 Khổng Tử đã từng nói: “Phàm nhân chi tri, năng kiến dĩ nhiên, bất kiến tương nhiên. Lễ giả cấm ư tương nhiên chi tiền, nhi pháp giả cấm ư dĩ nhiên chi hậu…Lễ vân, lễ vân, quý tuyệt ác ư vị manh, nhi khởi kính ư vi diểu, sử dân nhật tỉ thiện viễn tội nhi bất tự tri dã”(Dịch là: Phàm cái biết của người ta chỉ biết cái đã có rồi, không biết được cái sắp có. Lễ là để cấm trước cái sắp có, pháp luật là để cấm sai cái đã có rồi…Lễ vậy, lễ vậy, lễ quý là dứt được điều ác từ lúc chưa nảy mầm ra, dấy lòng kính ở chỗ dân không trông thấy, để cho dân ngày ngày đêm gần điều thiện, xa điều tội, mà tự mình không biết) (Đại đái lễ ký: Lễ tế) [40; 119]. Quan niệm này thể hiện rõ nhất trong quan điểm của Mạnh Tử về “tính thiện”. Mạnh Tử coi tính thiện là bản chất bẩm sinh của con người. Ông nói: “Nhân tính chi thiện dã, do thủy chi tự hạ dã: Nhân vô hữu bất thiện, thủy vô hữu bất há” (Dịch: Tính người ta vốn lành như nước chảy xuống chỗ thấp vậy: Người ta không ai là không thiện, nước không lúc nào là không chảy xuống thấp) và khẳng định “Nãi nhược kì tình, tắc khả vi thiện hỹ, nãi sở vị thiện dã. Nhược phù vi bất thiện, phi tài chi tội dã” (Dịch: Bản tính của con người ta là thiện. Còn như người ta có làm những điều bất thiện chẳng qua là họ theo tư dục của mình chứ không phải bản tính của con người ta là như vậy) (Cáo tử thượng) [40; 182- 183]. Tính thiện tự nhiên ấy thể hiện ở bốn mặt: nhân, nghĩa, lễ, trí: “Người ta ai cũng có lòng trắc ẩn, ai cũng có lòng tu ố, ai cũng có lòng cung kính, ai cũng có lòng thị phi. Lòng trắc ẩn là nhân, lòng tu ố là nghĩa, cung kính là lễ, lòng thị phi là trí. Nhân nghĩa lễ trí, không phải ở ngoài mà đúc lên đâu, ta vốn có sẵn cả, chỉ vì không nghĩ đến mà thôi” [40; 183]. Trên nền đạo đức ấy, nếu được giáo dục tốt, con người sẽ trở nên cực thiện; nếu không được giáo dục tốt, bản tính tốt sẽ bị mai một và tiêm nhiễm nhiều thói xấu. Vì thế mà Mạnh Tử và nhiều nhà Nho khác luôn chủ trương giáo dục đạo đức là hàng đầu, trong đó đề cao tính thiện và các biểu hiện của nó như nhân, nghĩa, lễ, trí. Như vậy, những tư tưởng này đã ảnh hưởng không nhỏ tới quan niệm của các nhà Nho giai đoạn sau trong đó có Hồ Nguyên Trừng. Nhớ lại những trang mở đầu của Bình Ngô đại cáo – áng “thiên cổ hùng văn” của dân tộc - chúng ta không khỏi xúc động tự hào khi những đạo lí thánh hiền của Nho giáo đã được chuyển hóa thành “tư tưởng nhân nghĩa” mang truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam với những việc thiện Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1