BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH<br />
<br />
NGUYỄN THỊ HUYỀN<br />
<br />
MÙA THU TRONG THƠ<br />
XUÂN DIỆU, LƢU TRỌNG LƢ VÀ QUÁCH TẤN<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN<br />
Chuyên nghành: Văn học Việt Nam<br />
Mã số: 234605<br />
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Viết Ngoạn<br />
<br />
NGHỆ AN – 2014<br />
0<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
MỞ ĐẦU<br />
1.<br />
<br />
Lý do chọn đề tài .................................................................................. 3<br />
<br />
2.<br />
<br />
Lịch sự nghiên cứu vấn đề .................................................................... 6<br />
<br />
3.<br />
<br />
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 8<br />
<br />
4.<br />
<br />
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................ 9<br />
<br />
5.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu...................................................................... .9<br />
<br />
6. Đóng góp và cấu trúc luận văn ................................................................ 10<br />
Chƣơng 1: MÙA THU NGUỒN CẢM HỨNG LỚN CỦA THƠ VIỆT NAM<br />
1.1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật ........................ 11<br />
1.2. Mùa thu trong thi ca ............................................................................. 17<br />
1.3.Mùa thu của các nhà Thơ trong phong trào Thơ mới .......................... 26<br />
Chƣơng 2: CẢM NHẬN VỀ MÙA THU TRONG THƠ XUÂN DIỆU,<br />
LƢU TRỌNG LƢ VÀ QUÁCH TẤN<br />
2.1. Mùa thu trong thơ Xuân Diệu .............................................................. 38<br />
2.2. Mùa thu trong thơ Lưu Trọng Lư ........................................................ 57<br />
2.3. Mùa thu trong thơ Quách Tấn .............................................................. 66<br />
Chƣơng 3 : NHỮNG CÁCH TÂN NGHỆ THUẬT<br />
3.1. Cái tôi trữ tình ...................................................................................... 80<br />
3.2. Không gian và thời gian nghệ thuật .................................................... 85<br />
3.2.1. Ánh trăng thu và gió thu ................................................................... 85<br />
3.2.2. Thời gian chảy trôi đem đến sự tàn phai , rơi rụng .......................... 91<br />
3.3. Cách tân về thơ, nhạc điệu, ngôn ngữ .................................................. 93<br />
1<br />
<br />
3.3.1. Thể thơ ............................................................................................. 93<br />
3.3.2. Nhạc điệu thơ .................................................................................... 95<br />
3.3.3. Ngôn ngữ thơ .................................................................................... 99<br />
KẾT LUẬN ............................................................................................. 103<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................<br />
PHỤ LỤC .......................................................................................................<br />
<br />
2<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1.<br />
<br />
Lí do chọn đề tài<br />
<br />
1.1. Là một trong bốn mùa của năm, giữa mùa hạ nóng bức và mùa đông lạnh<br />
lẽo, mùa thu như một nhịp cầu, một sự giao thoa tuyệt vời mà tạo hóa đã ban<br />
tặng con người. Mùa thu là một mùa đẹp nhất trong năm, cảm nhận cái đẹp ấy<br />
nhà thơ Hồ ZDếnh đã từng có câu thơ “ Trời không nắng cũng không mưa; Chỉ<br />
hiu hiu rét cho vừa nhớ nhung”. Cái mơ hồ mênh mông, cái se lạnh của gió thu,<br />
cái xào xạc của lá thu, cái huyền ảo của trăng thu như gieo vào lòng người biết<br />
bao nỗi buồn. Đó là nơi cảm xúc bắt đầu, là khoảng thời gian mà tất cả chúng ta<br />
muốn hòa mình vào với thiên nhiên, với đất trời. Mùa thu đã thực sự vực dậy<br />
trong tiềm thức chúng ta những kỉ niệm êm đềm của một thời tuổi trẻ.<br />
Trong thi ca, mùa thu đã đến với biết bao thi hào lỗi lạc và cũng không ít tác giả<br />
đã nổi danh, ghi đậm dấu ấn trong lòng công chúng nhờ những thi ngôn về cái<br />
mùa đầy yêu thương này. Có lẽ bởi sự quyến rũ đầy mê hoặc của mùa thu mà<br />
hình ảnh về mùa này, cảm hứng của mùa này đã xuất hiện phổ biến trong thi ca<br />
thế giới. Những thi văn tài lỗi lạc của thế giới văn chương Tây Phương thường<br />
được nhắc nhở đến nhiều nhất là Charles Beaudelaire, Paul Verlaine, Anatole<br />
France... đã sáng tác nhiều thi phẩm ca ngợi mùa thu diễm tuyệt. Chính những<br />
trường phái thi ca lãng mạn, tượng trưng vào cuối thế kỷ 19 ở Pháp đã tạo nên<br />
những ảnh hưởng sâu đậm, đối với các thi sĩ Việt Nam như trường hợp của<br />
Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư, Thế Lữ, Huy Cận, Vũ Đình Liên... Điển hình như<br />
những mùa thu trong thi ca Pháp thế kỉ 19 với các tác phẩm Mùa thu của<br />
Lamactin, Thu ca của Baudelaire, Thu Khúc của Veclen. Hay trong Đường thi<br />
của Bạch Cư Dị, ta đã bắt gặp Tảo thu độc dạ, Thu sơ. Đồng thời trong thơ trung<br />
đại Việt Nam, mùa thu luôn là nơi gửi gắm tâm tư, tình cảm của thi nhân: Đó là<br />
Thôn xá thu châm, Thu dạ lữ cảm, Thu dạ khách cảm, Thu nhật ngẫu thành của<br />
<br />
3<br />
<br />
Nguyễn Trãi. Với đại thi hào Nguyễn Du có tác phẩm Thu chi, Thu dạ, Thu nhật<br />
kí hứng, Sơ thu cảm hứng. Ngô Thì Nhậm có Thu thu tứ tuyệt, Tống thu…<br />
Nói như thế để thấy được mùa thu đẹp biết bao nhiêu, quyến luyến và khêu<br />
gợi biết bao nhiêu. Người xưa đã có một quan niệm về mùa thu thật là tinh tế và<br />
sâu sắc: “Thu là thơ của đất trời, thơ là thu của lòng người”. Quả thật, khoảnh<br />
khắc mùa thu đã mang lại những cảm nhận, những rung động thật sâu lắng và<br />
đẹp đẽ trong lòng người. Có thể còn ai đó đang hoài nghi cách nhìn kì diệu ấy về<br />
mùa thu của người xưa. Nhưng nếu một lần đọc những bài thơ về mùa thu của<br />
các nhà thơ trong phong trào Thơ mới ( 1932- 1945) thì chắc hẳn nỗi hoài nghi<br />
ấy sẽ tan biến .<br />
1.2. Như chúng ta đã biết, sự ra đời của Thơ mới đã làm thay đổi cả bộ mặt của<br />
thi đàn Việt Nam thời ấy, đến nỗi chưa đầy mười năm sau, tổng kết lại phong<br />
trào Thơ mới thì Hoài Thanh và Hoài Chân đã nhất quyết khẳng định: “ Tôi quả<br />
quyết rằng trong lịch sự thi ca Việt Nam chưa bao giờ có một thời đại phong<br />
phú như thời đại này. Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện một hồn thơ rộng<br />
mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng nhu Huy Thông, trong<br />
sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn<br />
Bính, kì dị như Chế Lan Viên… và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân<br />
Diệu” [38.32]<br />
1.3. Đến với Thơ mới, trước hết người đọc đã cảm nhận được những âm hưởng<br />
đặc trưng rất mới mẻ vang lên từ chính tâm hồn xôn xao, rạo rực đầy thiết tha và<br />
khao khát của các thi nhân. Các nhà Thơ mới đã nhìn thiên nhiên, cảm nhận<br />
không khí của đất trời không phải bằng những công thức ước lệ như thơ ca thời<br />
trung đại. Họ đã nhìn thiên nhiên bằng chính đôi mắt của mình, rung động với<br />
cảnh sắc của đất trời bằng chính trái tim nghệ sĩ chân thành của họ. Bởi vậy mà<br />
thiên nhiên và cảnh vật đi vào trang thơ của các thi sĩ không còn những “ tùng,<br />
<br />
4<br />
<br />