Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Nguyễn Công Trứ với thể tài hát nói
lượt xem 39
download
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Nguyễn Công Trứ với thể tài hát nói gồm có 3 chương. Trong đó, chương 1 - Nguyễn Công Trứ con người và văn chương; chương 2 - Thể tài hát nói; chương 3 - Hát nói Nguyễn Công Trứ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Nguyễn Công Trứ với thể tài hát nói
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HOÀI DƯƠNG NGUYỄN CÔNG TRỨ VỚI THỂ TÀI HÁT NÓI LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2005
- MỤC LỤC MỤC LỤC .................................................................................................................3 MỞ ĐẦU ...................................................................................................................6 1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ......................................... 6 2.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................ 8 3.LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VĂN ĐỀ ......................................................................... 12 4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ........................................................................... 18 5.CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN: ................................................................................ 19 CHƯƠNG: NGUYỄN CÔNG TRỨ -CON NGƯỜI VÀ VĂN CHƯƠNG .......20 1.1.CON NGƯỜI .......................................................................................................... 20 1.1.1.Con người với hoàn cảnh lịch sử - xã hội ........................................................ 20 1.1.2.Con người và hệ tư tưởng ................................................................................ 21 1.2.VĂN CHƯƠNG ...................................................................................................... 24 1.2.1.Về nội dung ...................................................................................................... 24 1.2.2.Về nghệ thuật ................................................................................................... 27 CHƯƠNG 2: THỂ TÀI HÁT NÓI .......................................................................33 2.1.HÁT NÓI - MỘT LOẠI HÌNH VĂN NGHỆ ........................................................ 33 2.2.HÁT NÓI - MỘT THỂ TÀI VĂN HỌC ................................................................ 35 2.2.1.Lý do hình thành hát nói - thể tài văn học ....................................................... 35 2.2.2.Quá trình hình thành và phát triển của hát nói - thể tài văn học ...................... 36 2.2.3.Một số đặc điểm chính ..................................................................................... 38 2.2.3.1.Cấu trúc một bài hát nói........................................................................... 38 2.2.3.2.Cách hiệp vần ........................................................................................... 43 3
- 2.2.3.3.Số chữ và cách ngắt nhịp trong câu ......................................................... 44 2.2.4.Một sốbài hát nói của các tác giả thế kỷ XIX - nửa đầu thếkỷ XX ................. 46 CHƯƠNG 3: HÁT NÓI NGUYỄN CÔNG TRỨ................................................58 3.1.HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI.............................................. 58 3.1.1.Con người nhập thế với chí nam nhi và mộng công danh ............................... 60 3.1.2.Con người chán nản, Ưu du ............................................................................. 67 3.1.3.Con người hành lạc, hưởng nhàn ..................................................................... 70 3.1.4.Con người đa tình ............................................................................................ 80 3.2.KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT ................................................ 90 3.2.1.Không gian nghệ thuật ..................................................................................... 90 3.2.2.Thời gian nghệ thuật ........................................................................................ 95 3.3.NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT .............................................................................. 104 3.3.1.Câu thơ ........................................................................................................... 104 3.3.1.1.Số câu và số tiếng trong câu................................................................... 104 3.3.1.2.Kiểu câu .................................................................................................. 108 3.3.2.Từ ngữ ............................................................................................................ 113 3.3.2.1.Từ tự xưng .............................................................................................. 113 3.3.2.2.Từ phiếm chỉ ........................................................................................... 115 3.3.2.3.Khẩu ngữ ................................................................................................ 117 3.4.THI LIỆU ............................................................................................................. 122 3.4.1.Thi liệu dân gian ............................................................................................ 122 3.4.2.Thi liệu từ điển tích điển cố và tác phẩm văn học viết .................................. 128 KẾT LUẬN ...........................................................................................................132 4
- TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................134 5
- MỞ ĐẦU 1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX được đánh giá là đỉnh cao, là "giai đoạn rực rỡ nhất” trong cả quá trình văn học dân tộc thời trung đại. Văn học thời kỳ này phát triển chưa từng có nhờ vào những đóng góp to lớn của những tác giả xuất sắc. Với một văn tài rực rỡ và những khắc khoải, đau đáu về số phận đớn đau của con người trong bi kịch kiếm tìm hạnh phúc, họ đã tạo ra một loạt tác phẩm ưu tú, những kiết tác văn chương của muôn đời. Khẳng định dấu ấn riêng đậm nét của mình, mỗi người mỗi vẻ, họ đã góp phần làm nên diện mạo sáng sủa, rạng rỡ cho cả một giai đoạn văn học. Nguyễn Công Trứ cũng là một trong số những tác giả ấy. Nguyễn Công Trứ lưu danh trong lịch sử nước nhà là một nhà chính trị tài ba, một nho tướng văn võ song toàn, "một người có tài kinh bang tế thế" [14; tr.381]. Còn đối với văn học, ông là một thi sĩ tài hoa nổi bật với cái dáng vẻ ngạo nghễ, phóng túng và một giọng văn đầy ương ngạnh, đầy bản lĩnh, đầy ý chí. Nói như Nguyễn Khoa Điềm: "Có Nguyễn Công Trứ, cây đàn văn học Việt Nam có đủ dây vũ dây văn, mà ông chính là sợi dây vũ cường tráng luôn luôn rung lên những âm sắc nam nhi sảng khoái làm phong phú cung đàn văn chương đất nước" [53; tr.290]. Thật vậy, sáng tác văn chương Nguyễn Công Trứ đã tạo được những dấu ấn hết sức độc đáo, ấn tượng về phong cách sáng tác cũng như cách khai phá nghệ thuật của ông trong tương quan với các tác giả cùng thời khác. Điều này được thể hiện ở tất cả các sáng tác của ông, nhưng nổi bật nhất vẫn phải kể đến những bài hát nói viết bằng chữ Nôm. Trong giai đoạn văn học từ nửa cuối TK XVIII đến nửa đầu TK XIX, các tác giả ngoài việc tiếp tục phát triển những thể thơ phú Đường luật còn hướng ngòi bút đến những thể thơ của dân tộc với cách vận dụng tiếng Việt nhuần nhuyễn, tinh tế và sáng tạo. Người ta thường nhắc đến các tác giả tiêu biểu như Hồ Xuân Hương với sự Việt hóa thơ Đường ở mức tối đa tạo nên tên tuổi "Bà chúa thơ Nôm", Đoàn Thị Điểm với bản 6
- dịch Chinh phụ ngâm khúc và Nguyễn Gia Thiều với Cung oán ngâm khúc đã làm sống lại thể song thất lục bát, Nguyễn Du với Truyện Kiều đã làm nên sự thăng hoa tột đỉnh của ngôn ngữ dân tộc bằng những câu lục bát.. Và dĩ nhiên, không ai quên Nguyễn Công Trứ với công đầu trong việc đưa hát nói vào văn học và biến nó trở thành một trong những thể tài văn học độc đáo mang đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam. Cùng với hát nói, Nguyễn Công Trứ đã góp thêm một thành tựu to lớn cho nền văn học dân tộc thời kỳ này. Vậy mà, có điều lạ là sự tiếp nhận và xem xét các giá trị văn chương của ông, trong đó có hát nói, chưa dễ dàng được thống nhất như là ỏ các tác giả tầm cỡ tương đương khác cùng thời với ông. Những ý kiến khen, chê khá nhiều. Văn chương Nguyễn Công Trứ cũng từng bị quăng quật, kết tội oan uổng giống như chính cuộc đời thăng giáng của ông vậy. Có lẽ do cuộc đời cũng như văn chương ông nhiều khi có những sự "lạ mắt trải tai", "trái với cái tục kiến của người đời" khiến cho người đời sau dù xem sử ông, đọc văn ông nhưng vẫn "không sao khám phá được cái tâm sự" [46; tr.49] của ông chăng? Vậy thì, trong giai đoạn đổi mới của đất nước hiện nay, việc tìm về với những giá trị của hát nói Nguyễn Công Trứ là một việc làm cần thiết khi chủ trương của Đảng và Nhà nước ta là gìn giữ và phát huy một nền văn hóa tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc, khi người ta đang cố gắng làm tất cả những gì có thể để tạo ra cầu nối với di sản xưa, để khiến cho văn chương quá khứ của dân tộc khỏi bị mai một, để "tạo ra sự đồng cảm với người xưa, để làm những tri âm tri kỷ với những con người đã gửi tâm hồn vào giấy mực..." [Đoàn Lê Giang - dẫn theo 36; tr.3]. Mặt khác, xét về phương diện thực tiễn, Nguyễn Công Trứ là một trong những tác giả thuộc giai đoạn văn học trung đại được đưa vào giảng dạy Ương chương tành phổ thông trung học. Một thực tế cho thấy có rất ít học sinh thực sự yêu thích và am hiểu về văn học trung đại, đặc biệt là những tác phẩm viết theo thể hát nói (của Nguyễn Công Trứ, Chu Mạnh Trinh...). Kiến thức của các em về hát nói không nhiều, không đủ để có thể tiếp cận với loại tác phẩm ấy một cách tự tin, chính xác và đúng đắn, nhất là những bài hát nói chứa đầy chất ngang tàng, phóng khoáng của Nguyễn Công Trứ mà không phải ai cũng dễ dàng hiểu được. Thực hiện đề tài này chúng tôi có dịp để bổ sung, mở 7
- rộng kiến thức cho riêng mình, và lấy đó làm hành trang cho công tác giảng dạy sau này, giúp học sinh có cái nhìn rõ ràng hơn, đầy đủ hơn về một trong những thể thơ đặc trứng của thơ ca dân tộc để từ đó có khả năng đi vào tìm hiểu, khai thác một bài hát nói cụ thể. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài: Nguyễn Công Trứ với thể tài hát nói. Có thể thấy, hát nói là một bộ phận hợp thành quan trọng của di sản văn học Nguyễn Công Trứ, hơn thế, chất hát nói đã trở thành máu thịt trong phong cách sáng tác của ông. Nguyễn Viết Ngoạn đã gọi ông là "Ông hoàng hát nói" [34; tr.85]. Đi vào đề tài này, chúng tôi cũng không ngoài mục đích nào khác là mong muốn góp thêm một tiếng nói vào việc khẳng định vai trò lớn lao của Nguyễn Công Trứ trong quá trình hoàn thiện, bổ sung, sáng tạo để hát nói từ một điệu thức âm nhạc thành một thể tài văn học, và đĩnh đạc bước vào nền văn học trung đại Việt Nam; trên cơ sở đó, xác lập những giá trị làm nên sự khác biệt của hát nói Nguyễn Công Trứ với các sáng tác hát nói của các tác giả khác về các mặt đề tài, quan niệm sống, hình tượng nghệ thuật, ngôn ngữ nghệ thuật... 2.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Với tên gọi "Nguyễn Công Trứ với thể tài hát nói", chúng tôi muốn đề cập tới mảng sáng tác được coi là tiêu biểu cho sự nghiệp văn chương của nhà thơ trung đại này. Xuất phát từ những cơ sở lý thuyết nền tảng về nguồn gốc hình thành và phát triển nói chung của thể tài hát nói, chúng tôi muốn nhấn mạnh vào những thành tựu của Nguyễn Công Trứ trong việc phát triển hát nói từ một loại hình văn nghệ dãn gian trở thành một thể tài văn học. Những thành tựu ấy chủ yếu không phải được lý giải trên phương diện lịch sử mà được xem xét qua phản ánh văn học. Nói cách khác, đó chính là ở cái cách ông dùng hát nói để thể hiện mình. Như vậy, chúng tôi đặt văn đề đối tượng nghiến cứu chính ở đây là hát nói Nguyễn Công Trứ - với tư cách là một thể tài văn học dùng để nói chứ không phải để hát - với những đặc điểm nội dung và nghệ thuật của nó. Dĩ nhiên, hát nói không phải là tất cả những gì giá trị của văn nghiệp Nguyễn Công Trứ, nhưng chính mảng sáng tác này có 8
- một vai trò quan trọng trong việc tạo nên những dấu ấn đậm nét của hiện tượng văn học đặc sắc Nguyễn Công Trứ. Việc đưa ra đối tượng nghiên cứu như trên cũng đã xác định được phạm vi nghiên cứu của đề tài. Nghĩa là chúng tôi sẽ xem xét những đặc điểm nội dung và nghệ thuật của hát nói Nguyễn Công Trứ để qua đó góp thêm một cách nhìn về sự sáng tạo hát nói của người được mệnh danh là "Ông hoàng hát nói" này. Tất nhiên việc này phải được thực hiện trong các mối liên hệ - nghĩa là chúng tôi không chỉ nghiên cứu ở riêng hát nói mà còn có sự liên hệ với các mảng sáng tác còn lại của ông cũng như đặt trong sự đối sánh với các sáng tác hát nói khác của một số tác giả cùng thời hoặc sau Nguyễn Công Trứ. Về tư liệu hát nói Nguyễn Công Trứ, nhìn chung có khá nhiều nguồn. Tuy nhiên, ương quá trình thực hiện luận văn, do điều kiện có hạn nên chúng tôi chỉ tập trung xem xét 4 văn bản có tính chất tuyển tập là Sự nghiệp và thơ văn của Uy Viễn tưởng công Nguyễn Công Trứ (Lê Thước), Việt Nam ca trù biên khảo (Đỗ Bằng Đoàn - Đỗ Trọng Huề), Thơ văn Nguyễn Công Trứ (Trương Chính) và Nguyễn Công Trứ - Tác giả, tác phẩm, giai thoại (Nguyễn Viết Ngoạn) (theo thứ tự là các văn bản số 46,10, 5, 34 trong mục Tài liệu tham khảo). Trong quá trình xem xét, chúng tôi nhận thấy: 9
- 10
- Từ bảng nhận xét trên, có thể thấy VB10 có số bài trùng ít nhất so với 3 văn bản còn lại. Do đó, tạm không xét đến những bài ở dạng tồn nghi (tức là chưa thật sự chắc chắn đó có phải là sáng tác của Nguyễn Công Trứ hay không), chúng tôi xác định phạm vi nghiên cứu hát nói Nguyễn Công Trứ là những bài có mặt ở cả 3 văn bản 46, 5, 34. Tức là chúng tôi thừa nhận và tiếp thu sự chọn lọc của những người đi trước, nhất là VB34 vì đây là văn bản mới nhất thống kê về tác phẩm Nguyễn Công Trứ trong đó có hát nói. Bên cạnh đó, ở một số chi tiết, chúng tôi còn tham khảo thêm tư liệu lịch sử, giai thoại và các công trình nghiên cứu, lý luận, phê bình của nhiều tác giả khác có liên quan với đề tài luận văn. 11
- 3.LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VĂN ĐỀ Nghiên cứu về Nguyễn Công Trứ không phải là một việc làm mới đây. Trong suốt quá bình dày công tìm hiểu về lịch sử văn học trung đại Việt Nam từ trước đến nay, các nhà nghiên cứu cũng đã dành cho Nguyễn Công Trứ những quan tâm nhất định.Từ một số công trình đầu tiên như "Nam thi hợp tuyển" (Nguyễn Văn Ngọc, 1927), "Sự nghiệp và thi văn của Uy Viễn tướng công Nguyễn Công Trứ" (Lê thước, 1928), đến nay số lượng những công trình nghiên cứu liên quan đến con người và văn chương Nguyễn Công Trứ có khá nhiều; gồm các loại như: lý thuyết lịch sử văn học, giới thiệu-phê bình-khảo cứu- biên soạn, danh nhân văn hóa hoặc giai thoại, tổng hợp về cuộc đời, sự nghiệp thi ca... Khác với Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ có xuất thân khá rõ ràng, hầu như không có gì để tranh cãi. văn đề đáng quan tâm hơn hết chính là con người và thơ văn ông. Những nhận định xoay quanh mảng này khá phong phú, có tương đồng, có dị biệt, có khen, có chê, có đề cao thái quá và cũng có phê phán gay gắt, nhưng tựu trung lại, đều đã thể hiện được những hiểu biết sâu sắc của các nhà nghiên cứu về thân thế, con người và sự nghiệp của nhà thơ Nguyễn Công Trứ. 1. Viết về con người Nguyễn Công Trứ, nhìn chung, các tác giả đều đưa ra những nhận xét khá đầy đủ và chính xác về tính cách, phẩm chất và tài năng của ông. Việc chia cuộc đời Nguyễn Công Trứ thành ba giai đoạn: thời vị đạt, thời làm quan, thời về hưu và căn cứ vào đó cùng với những sự kiện xã hội để đánh giá, nhận xét cũng là một cách mà các nhà nghiên cứu thường làm. Có khá nhiều ý kiến khen ngợi, tán tụng về con người Nguyễn Công Trứ với một tài năng xuất chúng và những công trạng hiển hách. Có thể kể ra đây một số ý kiến tiêu biểu như nhận xét của cụ Lê Thước trong "Sự nghiệp và thơ văn của Uy Viễn tướng công Nguyễn Công Trứ" xuất bản năm 1928: Nguyễn Công Trứ thực sự là "một bậc vĩ nhân" "nói về công thời công rất lớn, nói về đức thời đức rất dày, nói về ngôn thời ngôn luận văn chương rất có giá trị"[46; tr.3], là một "bậc anh hùng hào kiệt, lập phẩm rất cao, giữ lòng rất chính"[46; tr.19]; đánh giá của học giả Dương Quảng Hàm trong "Việt Nam văn học sử yếu": Nguyễn Công Trứ là "một người có tài kinh bang tể thế, lúc làm quan thì tận 12
- tụy với chức vụ và lập nên công nghiệp hiển hách, đến khi về hưu lại biết gác bỏ danh lợi mà sinh hoạt trong cảnh an nhàn”[14; tr.381]... Quá trình nghiên cứu về Nguyễn Công Trứ từ trước đến nay được chia ra nhiều giai đoạn: trước năm 1945, từ 1945 đến 1975 và từ 1975 đến nay. Dưới sự soi rọi của chủ nghĩa duy vật Mác - Lênin, nhiều tác giả đã phát hiện ra những hạn chế cũng như những mâu thuẫn ương tư tưởng Nguyễn Công Trứ, đồng thời lý giải chúng được góc độ khoa học, căn cứ vào mối tương quan giữa cá nhân và thời đại bấy giờ; từ đó có cách đánh giá toàn diện hơn về con người của nhà thơ Uy Viễn. Có những hạn chế của Nguyễn Công Trứ được nêu ra và được nhà nghiên cứu thanh minh hộ, đơn cử như cách lý giải của GS. Nguyễn Lộc trong cuốn "Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX - tập II” về sự "xa lìa lập trường nhân dân trong các văn đề xã hội" [23; tr.341] của Nguyễn Công Trứ: "Đi "dẹp giặc"- mà phần lớn là đàn áp các phong trào nông dân khởi nghĩa - thực ra Nguyễn Công Trứ không có ý thức mình làm một việc phản bội lại quyền lợi của nhân dân để bảo vệ một chính quyền độc tài chuyên chế" [23; tr.308]; nhưng cũng có những hạn chế bị nhà nghiên cứu phê phán một cách gay gắt, không nhượng bộ... Tất cả những ý kiến đó, cùng với sự phát hiện về những mâu thuẫn trong Nguyễn Công Trứ: "đề cao công hầu khanh tướng, cũng lại đả kích công hầu khanh tướng; đề cao bảo vệ luân lý Khổng Mạnh một cách khá tích cực nhưng lại sống phóng túng ngoài vòng lễ giáo;(...); lạc quan tin tưởng và bi quan chán nản; nhập thế mà lại xuất thế"[ 33; tr.228] rồi đi vào lý giải đó chính là một sự diễn biến từ cực này sang cực kia một cách tất yếu khi xã hội phong kiến nhà Nguyễn ngày càng suy sụp, đã là những cơ sở nền tảng cho các nhà nghiên cứu đi vào tìm hiểu văn thơ của ông. 2. Khi viết về thơ văn Nguyễn Công Trứ, mỗi tác giả tuy có một cách khai thác theo những khía cạnh khác nhau, nhưng tựu trung lại, đều đã nói được một số nét nổi bật về nội dung tư tưởng và nghệ thuật trong các sáng tác của ông như tính chất phóng túng, tính chất thoát li hưởng nhàn, tính chất bình dân...; đồng thời có những đánh giá nhất định về địa vị của nhà thơ Hy Văn trong nền văn học quốc âm. Cũng như khi viết về con 13
- người Uy Viễn, những ý kiến xoay quanh thơ văn ông cũng khá phong phú và không phải lúc nào cũng tương đồng với nhau. Trong lời nhận xét ngắn gọn, khái quát về Nguyễn Công Trứ và thơ văn nói chung của ông, học giả Dương Quảng Hàm đã viết: "Văn ông không thiên về tình cảm buồn rầu như phần nhiều thơ ca của ta mà ý tứ mạnh mẽ, từ điệu rắn rỏi khiến người đọc cũng thấy hăng hái phấn khởi lên”[14; tr.381]. Đây cũng là điểm gặp gỡ của khá nhiều nhà nghiên cứu khác khi nói về giọng văn của cụ Thượng Trứ. Ví như nhận xét của các tác giả cuốn "Văn học sử Việt Nam tiền bán thế kỷ XIX" Văn ông rắn rỏi, xác thực, thật là khẩu khí của người thích hoạt động, (...), giọng văn ông không bi sầu thảm thiết..." [41; tr.367]; hoặc như ý kiến của một tác giả nước ngoài tên là Georges Cordier: "Giọng văn cụ Thượng Trứ cường tráng như con ngựa lên yên khó lòng kìm hãm nổi...”Đây được coi là giọng điệu đặc trưng của thơ văn Ngô Trai. Những tác giả sau này khi nghiên cứu về Nguyễn Công Trứ cũng có chung quan điểm như thế. Tuy nhiên, không phải lúc nào các nhà nghiên cứu cũng tỏ thái độ khen ngợi như vậy. Cũng có lúc họ phát biểu ý kiến theo hướng ngược lại. Trong cuốn "Việt Nam văn học sử giản ước tân biên", Phạm Thế Ngũ khi nhận xét về thơ luật Đường của Nguyễn Công Trứ đã cho rằng: "Người vừa đọc thơ Xuân Hương, Thanh Quan yêu những lời thanh tao tuyệt nhã của bà Huyện hoặc những câu bóng bẩy ý nhị của họ Hồ, đọc đến thơ luật của Nguyễn Công Trứ cảm thấy thật là vô vị" vì "nghệ thuật vừa rẻ vừa thấp, âm điệu kém êm ái, chữ dùng xô bồ, toàn một giọng thất tế trắng trợn"[31; tr.526]. Có thể thấy, tác giả Phạm Thế Ngũ hoàn toàn không tán thành lối viết ít gò ép về niêm luật và cách dùng chữ nôm na, bình dân, không câu nệ của Nguyễn Công Trứ. Ong nhìn nhận nó như là một thất bại của nhà thơ Ngô Trai trong việc sáng tác thơ luật Đường. Lý do tác giả Phạm Thế Ngũ đưa ra cũng khá đơn giản. Đó là vì thơ Đường vốn là "thứ thơ nhằm dẫn khởi hơn là nói thẳng" trong khi cụ Nguyễn lại "ưa nói huỵch toét ra ráo"[37; tr.528], cho nên trong thơ mới ít có "cái "ý tại ngôn ngoại" của thi ca thuần tuy" mà "thường chỉ là sự chắp vần khá dung tục"[37;tr.530]. 14
- Theo suy nghĩ của chúng tôi, điều mà Phạm Thế Ngũ nhận xét không sai nhưng trong cách viết của ông lại có phần hơi thái quá. Đúng là Nguyễn Công Trứ không hay sử dụng những ngôn từ quá cầu kỳ, mang tính chất kinh điển mà thiên về những từ ngữ dân dã, nôm na; nhưng như vậy không có nghĩa là toàn bộ thơ ông đều thấp kém, rẻ mạt về mặt nghệ thuật. Nếu thật sự thơ Uy Viễn chỉ là "sự chắp vần khá dung tục" thì tại sao tác giả Lê Thước lại có thể dành những lời đánh giá cao như thế này cho thơ ông: "Cụ chỉ dùng những tiếng người ta thường đọc, thường nghe, nói ra tức là thành văn, không nắn nót, chạm gọt như các văn sĩ khác. Lời văn của cụ vừa nhẹ nhàng, vừa chất phác, trồng vào không thấy gì là cao kỳ, mà đọc lên nghe rất thú vị, trông vào không có gì làm thâm thúy, mà đọc lên ý thật dồi dào, lời không chải chuốt mà hay, văn không trau dồi mà lịch"[46; tr.46]? Rõ ràng, khẳng định chắc chắn như Phạm Thế Ngũ là có phần hơi phiến diện và chủ quan. Tuy vậy, cũng phải nói rằng trong số các tư liệu mà chúng tôi đã tham khảo thì ý kiến trên của ông Phạm Thế Ngũ không hẳn là duy nhất. Trong cuốn "Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX", tác giả Nguyễn Lộc cũng đưa ra một nhận xét tương tự: "Câu thơ không chạm trổ, đẽo gọt, giữ nguyên được vẻ chân chất cửa sự việc, cửa ý nghĩ. Nhiều câu thơ cửa Nguyễn Công Trứ mộc mạc đến nôm na mà vẫn gây xúc cảm là vì thế. Nhưng mặt khác, nghĩ thế nào viết ra thế ấy nên thơ ông không tránh khỏi có lúc dàn trải, thiếu cô đọng, câu thơ không có chiều sâu, không có hiện tượng ý ở ngoài lời... "[23; tr.337]. Chúng tôi cho rằng, viết như Nguyễn Lộc là hợp lý hơn bởi lẽ cách viết ấy thể hiện được sự nhìn nhận toàn diện về thơ cụ Trứ. Nó đồng thời chỉ ra được những điểm mạnh và yếu trong cùng một cách thể hiện của Nguyễn Công Trứ. Đánh giá như vậy là có tính khách quan và khoa học. Nhiều tác giả sau này khi viết về nghệ thuật thơ luật Đường Nguyễn Công Trứ cũng đã có những nhìn nhận khác hơn. Họ thấy được giá trị và cả sự tiến bộ ở thơ luật của ông so với thơ của giai đoạn trước. Trong số đó có giáo sư Lê Trí Viễn. Giáo sư cho rằng, đến Nguyễn Công Trứ, thể loại Đường luật bát cú đã "được nâng lên một mức rõ so với trước"[49; tr.260]. Tuy sự khẳng định này còn chung chung, chưa có ý nêu rõ những biểu 15
- hiện của sự tiến bộ ấy nhưng đó cũng vẫn là một lời đánh giá đáng trân trọng dành cho thơ luật của một nho sĩ tài tử, tài hoa. Riêng về hát nói Nguyễn Công Trứ, chúng tôi không thấy có ý kiến nào khác ngoài sự khen ngợi và trân ữọng dành cho những tác phẩm thuộc thể loại này của nhà thơ. Đây là mảng sáng tác giành được sự quan tâm nhiều nhất của các nhà phê bình. Rất nhiều nhà nghiên cứu đã dành nhiều công sức cho việc sao lục lại các bài hát nói của nhà thơ Hy Văn. Trong số các công trình biên khảo về tác phẩm hát nói của Nguyễn Công Trứ, đầu tiên phải kể đến là cuốn "Sự nghiệp và thơ văn của Uy Viễn tướng công Nguyễn Công Trứ" của cụ Lê Thước. Cuốn sách này đã là nền tảng cho tất cả những sự thu thập biên khảo về tác phẩm hát nói Nguyễn Công Trứ sau này như hợp tuyển "Thơ văn Nguyễn Công Trứ" của Lê Thước - Hoàng Ngọc Phách - Trương Chính (1958), "Việt Nam ca trù biên khảo" của Đỗ Bằng Đoàn - Đỗ Trọng Huề (1962), "Thơ văn Nguyễn Công Trứ" của Trương Chính (1983)... và gần đây nhất là "Nguyễn Công Trứ - Tác giả, tác phẩm, giai thoại'' của Nguyễn Viết Ngoạn (2002). Đồng thời với việc biên khảo các sáng tác hát nói Nguyễn Công Trứ, các nhà nghiên cứu cũng có nhiều phát hiện về những đặc điểm độc đáo riêng biệt của hát nói Nguyễn Công Trứ cả về nội dung và nghệ thuật. Trong cảm nhận của nhiều người, hát nói Nguyễn Công Trứ "lôi cuốn như dòng sông chảy, ầm ầm như thác đổ, biểu thị đúng cái thân thể của ông và qua đó hiểu được cái giai cấp sĩ phiệt mà ông cố bênh vực và níu chặt lấy"[32; tr.111]. Còn theo Lưu Trọng Lư, chảy trôi trong thể tài ấy là "một nguồn cảm hứng mau lẹ, quả quyết như một đội cảm tử" "chưa từng có trong văn chương Việt Nam"[24] Chính nhờ những nét nghệ thuật tiêu biểu ấy mà hát nói Nguyễn Công Trứ có một chỗ đứng khá vững chãi ương nền văn học quốc âm, sánh vai cùng các thể tài cổ điển khác như thơ luật Đường, phú... và còn được coi là một trong những "cơ sở để hình thành thể thơ mói tám chữ"[23; tr.340] trong giai đoạn những năm ba mươi của thế kỷ XX. Càng ngày sự quan tâm của các nhà nghiên cứu phê bình văn học dành cho hát nói Nguyễn Công Trứ lại càng nhiều hơn, họ cũng cố gắng đi vào tìm hiểu hát nói ở những 16
- khía cạnh chi tiết hơn. Chẳng hạn như Nguyễn Xuân Kính với bài tham luận "Nét riêng của Nguyễn Công Trứ trong việc sử dụng thi liệu dân gian"[31; tr.108]. Trong Hội thảo chuyên đề Nguyễn Công Trứ - con người, cuộc đời và thơ" tổ chức tại Trường viết văn Nguyễn Du (1994) đã có nhắc đến cách vận dụng thi liệu dân gian trong hát nói của cụ Trứ và coi đây là một nét nghệ thuật đáng chú ý. Một số tác giả khác lại đi vào phân tích từng tác phẩm hát nói cụ thể để trên cơ sở đó có cái nhìn chung về hát nói Nguyễn Công Trứ như Trần Thị Băng Thanh với bài viết "Bài ca ngất ngưởng - lời thơ tuyên ngôn"[31;tr.84]... Đồng thời với việc ngợi ca hát nói như trên là sự khẳng định về vai trò đặc biệt của Nguyễn Công Trứ đối với thể tài này. Tất cả những ai nghiên cứu về hát nói của Uy Viễn đều ghi nhận công lao phát triển hát nói của ông. "Ông là người dẫn độ ca trừ từ một lối hát dân gian để đưa nó về với sự hoàn chỉnh của thể hát nói" (Ngô Văn Phú) [31; tr.103]. Lưu Trọng Lư thậm chí đã coi công lao đó là một "phép thần". Ngày nay, con người và thơ văn Nguyễn Công Trứ đã nhận được sự lưu tâm nhiều hơn của giới nghiên cứu văn chương, mà gần đây nhất là công trình của tiến sĩ Nguyễn Viết Ngoạn: "Văn đề con người cá nhân và cá tính sáng tạo trong sáng tác văn chương Nguyễn Cồng Trứ". Đấy là công ứình tác giả nghiên cứu để bảo vệ học vị tiến sĩ năm 2003. Trong công ưình này, TS.Nguyễn Viết Ngoạn đã đi vào tìm hiểu con người cá nhân và cá tính sáng tạo của Nguyễn Công Trứ, từ đó đã phần nào phát hiện và lý giải được những mâu thuẫn toong con người và văn thơ ông nói chung và ở hát nói nói riêng. Đặc biệt, về thể tài hát nói, Nguyễn Viết Ngoạn đã lần đầu tiên tôn vinh Nguyễn Công Trứ là "Ông hoàng Hát nói" [36; tr.159]. Đây là một sự đánh giá cao về vai trò của Nguyễn Công Trứ trong việc hình thành và phát triển hát nói với tư cách là một thể tài văn học. Với cổng trình này, TS. Nguyễn Viết Ngoạn đã giúp người đọc có cái nhìn cặn kẽ hơn về thơ văn Nguyễn Công Trứ cả về nội dung lẫn nghệ thuật. Trên đây, chúng tôi vừa điểm qua một số nét chính về quá trình nghiên cứu Nguyễn Công Trứ và thơ văn ông từ trước đến nay. Có thể thấy, đã có rất nhiều ý kiến, nhận xét của các nhà nghiên cứu được bộc lộ theo những quan điểm và khía cạnh khác nhau. về 17
- con người Nguyễn Công Trứ, những đánh giá của giới nghiên cứu có thể coi là trọn vẹn khi đã giải quyết được khá nhiều khúc mắc trong cách nhìn nhận về nhà nho văn võ song toàn này. về thơ văn ông, đặc biệt là thể tài hát nói, đã có nhiều công trình mở ra những hướng nhìn mới về một thể tài được coi là khá khó đối với việc tiếp nhận này. Tuy nhiên, đánh giá một cách chung nhất thì những nghiên cứu về hát nói Nguyễn Công Trứ vẫn chỉ dừng lại ở mức độ riêng lẻ trong một phạm vi gói gọn của một bài tạp chí hay một phần nhỏ của một chương sách, mà chưa thực sự đi theo một hệ thống chi tiết, cụ thể của một công trình nghiên cứu chuyên biệt. Điều đó cho thấy, hát nói Nguyễn Công Trứ, mặc dù đã ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu phê bình văn học, nhưng có lẽ vẫn chưa được sâu đậm như đối với các tác gia Nguyễn Trãi, Nguyễn Du... Vì thế, khi thực hiện đề tài này, chúng tôi mong muốn sẽ góp thêm một tiếng nói vào công việc nghiên cứu thơ văn Nguyễn Công Trứ nói chung và hát nói của ông nói riêng, dù không nhiều nhiùig cũng hy vọng sẽ tạm đủ để khoảng cách giữa hát nói Nguyễn Công Trứ với người đọc sẽ được rút lại ngắn hơn. 4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Dựa trên nền tảng lý luận là chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, căn cứ vào đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu, luận văn đã xác định các tiêu chí về cơ sở lý luận và vận dụng phương pháp như sau: *Từ cơ sở lý luận văn học kết hợp văn hóa học để xác định quá trình hình thành, phát triển cũng như những đặc điểm chung của thể tài hát nói và lấy đó làm cơ sở nền tảng để đi vào nghiên cứu riêng về hát nói Nguyễn Công Trứ. * Vận dụng phương pháp hệ thống, so sánh, thống kê để nghiến cứu cấu trúc nội tại hiện tượng văn học Nguyễn Công Trứ, đặc biệt là những thành tựu về hát nói thể hiện ở những dấu ấn riêng biệt, đậm nét cá nhân của ông. * Tiếp cận thi pháp học để nghiên cứu về những đặc điểm nội dung và nghệ thuật của hát nói Nguyễn Công Trứ. 18
- 5.CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN: Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày thành 3 chương chính như sau: Chương 1: Nguyễn Công Trứ- Con người và văn chương Chương 2: Thể tài hát nói Chương 3: Hát nói Nguyễn Công Trứ 19
- CHƯƠNG: NGUYỄN CÔNG TRỨ -CON NGƯỜI VÀ VĂN CHƯƠNG 1.1.CON NGƯỜI Nguyễn Công Trứ, tự Tồn Chất, hiệu Ngô Trai, biệt hiệu Hy Văn, tiểu huý là Củng, là người làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tình Hà Tĩnh. Xét về thân thế, nguồn gốc, sự nghiệp của Nguyễn Công Trứ, không có gì phải bàn cãi vì đã quá rõ ràng, đầy đủ và chi tiết. Nhưng khi nói về con người ông, với rất nhiều những mâu thuẫn trong tư tưởng, trong lập trường, ương cách hành xử ở đời..., thì còn khá nhiều những băn khoăn. Nguyễn Công Trứ sinh năm 1778, mất năm 1858. Như vậy, có thể nói, Nguyễn Công Trứ đã sinh ra và lớn lên giữa bản lề của hai thế kỷ sóng gió (thế kỷ XVIII - XIX) với nhiều biến động khôn lường. Và chính điều này đã có những tác động rất lớn đến tư tưởng, quan niệm và cách hành động của Nguyễn Công Trứ trong suốt cuộc đời ông. Vì thế, để hiểu về con người Nguyễn Công Trứ, không thể tách rời con người ra khỏi mối tương quan với thời đại được. 1.1.1.Con người với hoàn cảnh lịch sử - xã hội Thời đại mà Nguyễn Công Trứ sống vắt qua hai thế kỷ khiến ông trỏ thành chứng nhân của một giai đoạn lịch sử đặc biệt. Tuổi ấu thơ của ông trôi qua trong lúc tình hình xã hội càng lúc càng trở nên rối ren với những đối đầu liên tiếp giữa các tập đoàn phong kiến Lê-Mạc, Trịnh-Nguyễn và sự xuất hiện của triều đại Tây Sơn. Chế độ phong kiến Việt Nam lúc này đi vào con đường khủng hoảng bế tắc. Tầng lớp nho sĩ trí thức chia thành "ba bè bảy mối" với nhiều chính kiến dị biệt, hành vi trái ngược. Nhóm thì trung thành với lý tưởng phò Lê, chủ yếu là các vị khoa bảng; nhóm thì mạnh dạn ra hợp tác với triều đại Tây Sơn; còn có nhóm lại trông xa hơn, quay về phương Nam để đón một chiều gió mới. Xã hội loạn lạc, kỷ cương đổ vỡ, đời sống luân lý điên đảo. Sau này, khi Gia Long lên ngôi (1802), một mặt chiêu dụ cựu thần nhà Lê ra thu dụng, mặt khác chủ 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn lớp 11 theo đặc trưng loại thể
0 p | 433 | 70
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Lỗi chính tả của học sinh Tiểu học tại thành phố Hồ Chí Minh
122 p | 347 | 49
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Con người trong thơ thiền Lý Trần dưới góc nhìn thi pháp học hiện đại
131 p | 201 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Một số phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
128 p | 184 | 33
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Đặc điểm từ ngữ Nam Bộ trong truyện ngắn của Sơn Nam
123 p | 118 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Vấn đề tiếp nhận văn học đương đại và thị hiếu thẩm mỹ của thanh niên ngày nay (Qua khảo sát tình hình đọc sách của sinh viên trường Đại học Cần Thơ)
142 p | 135 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Không gian nghệ thuật trong Tây Du Ký
86 p | 195 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Tiếng cười trong thơ ngụ ngôn La Fontaine
88 p | 104 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Vấn đề dạy học “Nguyễn Du và Truyện Kiều” trong chương trình Văn ở trường trung học phổ thông
123 p | 134 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Mạc Can
105 p | 105 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Tìm hiểu thơ các vua thời Thịnh Trần (từ Trần Thái Tông đến Trần Minh Tông)
132 p | 119 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Các đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa trong luật tục Ê Đê
181 p | 19 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Tìm hiểu đoạn văn kết thúc truyện ngắn của Nam Cao
118 p | 32 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Tìm hiểu ẩn dụ tiếng Việt từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận
145 p | 22 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Quan hệ trái nghĩa trong tiếng Việt
93 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Ngôn ngữ nghệ thuật của thể du kí trên Nam phong tạp chí (1917 – 1934)
100 p | 44 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý trong ngôn ngữ Nguyễn Công Hoan
127 p | 20 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Đặc điểm ký Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh
26 p | 80 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn