Luận văn thạc sĩ Ngữ văn: Tính nữ và nữ quyền trong dân ca Mông
lượt xem 4
download
Đề tài sẽ đưa ra các vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến vấn đề nghiên cứu như: khái niệm giới, quan niệm giới về người phụ nữ, khái niệm tính nữ và nữ quyền, người phụ nữ trong văn học dân gian, những nét khái quát về dân ca Mông.... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn thạc sĩ Ngữ văn: Tính nữ và nữ quyền trong dân ca Mông
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN PHƯƠNG HOA TÍNH NỮ VÀ NỮ QUYỀN TRONG DÂN CA MÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN THÁI NGUYÊN - 2013
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN PHƯƠNG HOA TÍNH NỮ VÀ NỮ QUYỀN TRONG DÂN CA MÔNG Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số: 60220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS NGUYỄN THỊ HUẾ THÁI NGUYÊN - 2013
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Ngƣời cam đoan Nguyễn Phƣơng Hoa i 1Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS. TS Nguyễn Thị Huế người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Ngữ văn, Khoa Sau đại học - Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên cũng các thầy giáo, cô giáo đã trực tiếp giảng dạy và góp ý cho tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin cảm ơn Trường Đại học Khoa học, Khoa Văn - Xã hội cùng bạn bè đồng nghiệp, người thân trong gia đình đã thường xuyên động viên, khích lệ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng luận văn không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và bạn bè đồng nghiệp quan tâm đến luận văn này. Thái Nguyên, tháng 05 năm 2013 Tác giả Nguyễn Phƣơng Hoa ii 2Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................ii MỤC LỤC .................................................................................................................. iii DANH MỤC BẢNG BIỂU ......................................................................................... iv PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................. 1 2. Lịch sử nghiên cứu .............................................................................................. 3 3. Đối tƣợng nghiên cứu .......................................................................................... 7 4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 7 5. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................... 8 6. Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................................... 8 7. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................... 9 8. Bố cục luận văn .................................................................................................... 9 PHẦN NỘI DUNG ..................................................................................................... 10 ........................................................................................................................ 10 1.1. Một vài khái niệm ........................................................................................... 10 1.1.1. Vấn đề giới ................................................................................................ 10 1.1.2. Tính nữ và nữ quyền ................................................................................. 13 1.2. Vấn đề giới, tính nữ và nữ quyền trong văn học dân gian Việt Nam ........ 17 1.3. Đôi nét về dân ca Mông .................................................................................. 21 CHƢƠNG 2: TÍNH NỮ TRONG DÂN CA MÔNG .............................................. 26 2.1. Tính nữ qua hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong dân ca Mông ....................... 26 2.1.1. Ngoạ Mông ......................................................... 27 2.1.2. Phẩm chấ Mông .......................................................... 37 2.1.3. Số phậ Mông..................................................................... 47 2.2. Tính nữ qua một số biểu tƣợng trong dân ca Mông ................................... 52 2.2.1. Biểu tượng cho vẻ đẹp của phụ nữ Mông - Các loài hoa .......................... 54 2.2.2. Biểu tượng cho phẩm chất của phụ nữ Mông - Cây lanh ......................... 57 iii 3Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 2.2.3. Biểu tượng cho số phận của phụ nữ Mông - Con ngựa ............................ 60 CHƢƠNG 3: NỮ QUYỀN TRONG DÂN CA MÔNG .......................................... 64 3.1. Quan niệm của xã hội đối với ngƣời phụ nữ trong dân ca Mông .............. 64 3.1.1. Quan niệm của xã hội với người phụ nữ Mông trước hôn nhân ............... 65 3.1.2. Quan niệm của xã hội với người phụ nữ Mông trong hôn nhân ............... 68 3.2. Ý thức tự ngã của ngƣời phụ nữ trong dân ca Mông ................................. 74 Mông ............................ 75 3.2.2. Ý thức tự ngã của người phụ nữ Mông trong hôn nhân ............................ 84 KẾT LUẬN ................................................................................................................. 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 98 PHỤ LỤC.................................................................................................................. 103 4Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Bảng khảo sát về bài dân ca xuất hiện hình ảnh diện mạo của người phụ nữ Mông ............................................................................................. 103 Bảng 2.2. Bảng khảo sát về bài dân ca xuất hiện hình ảnh trang phục của phụ nữ Mông ........................................................................................................ 111 Bảng 2.3. Bảng khảo sát một số biểu tượng tính nữ trong dân ca Mông ........ 117 iv 5Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1 Thần thoại Hy Lạp đã kể rằng: “Thượng đế đã lấy vẻ đầy đặn của mặt trăng, đường uốn cong của loài dây leo, dáng run rẩy của các loài cỏ hoa, nét mềm mại của loài lau cói, màu rực rỡ của nhị hoa, điệu nhẹ nhàng của chiếc lá, cảm giác tinh vi của vòi voi, cái nhìn đăm chiêu của mắt hươu, cái xúm xít của đàn ong, ánh rực rỡ của mặt trời, nỗi xót xa của tầng mây, luồng biến động của cơn gió, tính nhút nhát của con hươu rừng, sắc lộng lẫy của con chim công, hình nhuần nhuyễn của con chim yểng, chất cứng rắn của ngọc kim cương, vị ngon ngọt của đường mật, khí lạnh lẽo của băng tuyết, đức trung trinh của chim uyên ương, đem mọi thứ ấy hỗn hợp lại, nặn thành người phụ nữ” [13]. Có thể khẳng định, người phụ nữ là tinh hoa của đất trời và muôn loài, là nguồn cảm hứng mãnh liệt và dồi dào của văn học, đặc biệt ngay từ buổi đầu hồng hoang của loài người với bước tiến đầu tiên là văn học dân gian. Phụ nữ không chỉ xuất hiện mà đã trở thành đối tượng thẩm mĩ của văn chương ở mọi giai đoạn và thời kỳ, mọi chế độ và giai cấp, chính yếu xuất phát từ cái đẹp, cái tinh túy kể trên. Mỗi nền văn hóa dân gian, mỗi một thể loại văn học dân gian đều có những nét đặc trưng riêng, hiển thị sinh động và cụ thể, làm nên nét khu biệt và độc đáo cho hình tượng người phụ nữ trong cộng đồng các dân tộc. Sự ưu ái ấy tựu trung xuất phát từ thời kỳ mẫu hệ và chế độ mẫu quyền đã tồn tại trong nhà nước nguyên thủy, để thông qua đó thấy được vai trò và vị trí của người phụ nữ trong đời sống vật chất cũng như tinh thần, trong gia đình cũng như xã hội. 1.2 Là một trong số nhiều dân dộc có lịch sử phát triển lâu đời trên đất nước ta, có địa bàn sinh sống chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc, dân tộc Mông sớm có bản sắc văn hóa riêng và đạt được nhiều thành tựu rực rỡ. Vùng văn hóa đa dạng và độc đáo dẫu không thể làm thành ranh giới như bản đồ hành chính nhưng người dân bản địa vẫn làm nên sắc thái văn hóa đặc thù, không bị hòa lẫn hay đồng hóa. Cùng với văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần đặc biệt là văn học dân gian là thành tố quan trọng phản ánh, lưu dấu chân thực và đầy đủ mọi mặt xã hội đồng bào. Người Thái có câu ngạn ngữ nói về sự khác biệt giữa hai dân tộc: 1 6Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Xá ăn theo lửa Thái ăn theo nước Mông ăn theo sương mù Người Mông treo mình trên những ngọn núi cao, quần tụ với sương mù và mây trời bát ngát. Trải qua nhiều thăng trầm và biến cố lịch sử, địa bàn cư trú đã bồi tụ nên những nét đặc biệt ảnh hưởng đến nhận thức, lối nghĩ, lối xử rất riêng, mang đậm cá tính tộc người h vào văn học dân gian Mông ca những mảng màu đa dạ . Dân ca Mông vô cùng phong phú và có thể gọi là tinh hoa của văn học dân gian dân tộc Mông. 1.3 Khi đọc và cảm nhận dân ca Mông, chúng tôi bị hấp dẫn bởi nội dung phong phú, phong tục tập quán truyền thống đa dạng sinh động nghệ thuật biểu hiện mộc mạc mà đ triết lý sống sâu xa ông. khi tiếp cận thể loại văn học dân gian truyền thống của đồng bào Mông là ở hình tượng người phụ nữ. những phẩm chất, vẻ đẹp, tính cách đáng trân trọng số phận phần nhiều là đau thương và chua chát. Bước qua những rụt rè, e thẹn ban đầu, người phụ nữ Mông trong dân ca lấp lánh vẻ đẹp nguyên sơ đầy cuốn hút, một vẻ đẹp tiềm ẩn còn nhiều góc tối đang chờ đợi được khám phá và đam mê. 1.4 Xã hội càng phát triển, con người và đặc biệt là người phụ nữ càng ý thức được rõ rệt vai trò, vị trí cũng như quyền lợi của mình trong xã hội mà đặc biệt là trước phái mạnh. Phong trào đấu tranh đòi quyền tự do, bình đẳng cho người phụ nữ luôn là cuộc đấu tranh dai dẳng và lâu dài, đòi hỏi sự kiên định cũng như quyết tâm của toàn xã hội. Đặc biệt, người phụ nữ Mông - sinh ra và lớn lên trong một xã hội còn nhiều tập tục cổ hủ lạc hậu, đè nén và áp bức quyền sống, quyền được tự . Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, chúng tôi lựa chọn vấn đề Tính nữ và nữ quyền trong dân ca Mông để tiếp cận và nghiên cứu làm rõ hình tượng người phụ nữ Mông, từ đó thấy được một cách toàn bộ đời sống vật chất 2 7Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- và tinh thần, số phận và mối quan hệ của họ với xã hội ông. hát hiện và tôn vinh ý thức tự tôn, tự hào và khả năng vượt thoát của người phụ nữ Mông trước hiện thực . 2. Lịch sử nghiên cứu Sự thành công hay thất bại của một đề tài không chỉ phụ thuộc ở chất lượng mà việc nắm được lịch sử nghiên cứu của vấn đề có ý nghĩa sống còn. Trước tình hình nghiên cứu văn học dân gian đặc biệt là văn học dân gian các dân tộc thiểu số đang rất sôi động, nhận được nhiều sự quan tâm ưu ái của các nhà nghiên cứu khiến cho việc lựa chọn bị hạn chế và thu hẹp hơn. Vì vậy, để khẳng định hướng đi của đề tài là mới mẻ, riêng rẽ chưa trùng lặp là việc làm vô cùng quan trọng. 2.1. Lịch sử nghiên cứu dân ca Mông Đã có không ít các bài nghiên cứu, tìm hiểu về dân ca Mông, tôi xin được điểm qua những công trình, bài viết có liên quan đến vấn đề nghiên cứu: Đầu tiên phải kể tới bài viết Tiếng hát làm dâu, tiếng hát đau thương, tiếng hát căm hờn ngàn đời của phụ nữ Mèo [9] của tác giả Tô Hoài, tác phẩm đã phân tích khái quát một số nội dung cùng các vấn đề văn hóa, tâm lý của đồng bào. Trong bài viết, tác giả lưu ý tới phân tích nội dung, vấn đề dịch thuật, truyền thống văn hoá và tâm lý của người Mông. Lời giới thiệu của nhà sưu tầm Doãn Thanh trong Dân ca Mèo [35] đã bước đầu phân loại, đề cập tới nội dung và khẳng định giá trị của dân ca Mông. Sau đó, trong tập Dân ca Mông [37] được chỉnh lý, bổ sung và sửa đổi năm 1984, Chế Lan Viên viết lời tựa có tiêu đề Tâm hồn và tiếng hát Mông đã một lần nữa khẳng định rõ hơn giá trị nội dung và nghệ thuật của dân ca Mông. Dân ca Mông không chỉ là tiếng hát mà còn chất chứa tâm tư, tình cảm và hồn dân tộc, làm phong phú và đa dạng cho kho tàng văn học dân gian nước nhà. Tiến sĩ Trần Hữu Sơn với bài viết Giải mã lễ hội Gầu tào của người H’Mông [70] từng đánh giá về dân ca Mông: “Dân ca dân gian Mông có sức truyền cảm mạnh mẽ và được đồng bào yêu thích, vì ở đó, những tư tưởng, tình cảm và nguyện vọng của con người được thể hiện qua lời ca với những hình ảnh, sự vật, hiện tượng quen thuộc với đời sống hàng ngày”. 3 8Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Th.S Hoàng Thị Thủy Nét đặc sắc trong dân ca nghi lễ cúng ma dân tộc H’Mông [42] đã khẳng định: “Dân tộc H’Mông là một dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam có nền văn hoá, văn học dân gian đặc sắc và phong phú. Đặc biệt dân ca nghi lễ cúng ma H’Mông là tài sản văn hoá phi vật thể quý báu, mang đậm bản sắc dân tộc. Nó phản ánh nhiều mặt đời sống tín ngưỡng, phong tục tập quán, tư tưởng, tình cảm, tâm hồn dân tộc H’Mông”. Giá trị của tiểu loại dân ca Mông được khẳng định và trong khác như Luận văn Khảo sát dân ca nghi lễ cúng ma dân tộc Mông [41], Luận án Dân ca nghi lễ dân tộc Mông (khảo sát phần lời ca) [44], bài viết Quan niệm về vũ trụ và sự sống - cái chết trong dân ca nghi lễ cúng ma của người H’mông [43]. PGS. TS. Phạm Thu Yến đã ti cận dân ca ở góc độ kết cấu trong bài viết Đặc điểm kết cấu dân ca H’mông [56]. Bằ khảo sát và so sánh, tác giả đã có những đánh giá về kết cấu văn bản của dân ca Mông, thấy được nét tương đồng và dị biệt, có giá trị phương pháp luận cho vi nghiên cứu dân ca Mông. Trong Luận văn thạc sĩ Lễ hội Gầu tào và dân ca giao duyên dân tộc Mông [46], cũng như trong bài viết Bước đầu giải mã một số biểu tượng trong lễ hội Gầu tào và dân ca Mông [47] Bùi Xuân Tiệp đã tiếp cận dân ca ở góc độ tiểu loại và lưu tâm tới biểu tượng, môi trường diễn xướng của dân ca Mông. một số công trình nghiên cứu có đề cập tới dân ca Mông như: - Văn hoá dân tộc H’Mông Hà Giang [29] do Trường Lưu, Hùng Đình Quý chủ biên. - Xây dựng đời sống văn hoá vùng cao [32] TS. Trần Hữu Sơn. - Tang ca của người H’Mông ở Sapa [5] Giàng Seo Gà (Sách do Thuỵ Điển tài trợ). - Giải mã biểu tượng lanh trong dân ca dân tộc Mông (Luận văn thạc sĩ), năm 2006 [22] của Th.S Đặng Thị Oanh. - Tìm hiểu dân ca dân tộc Mông [25] Hoàng Việt Quân. 4 9Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- - “Phân tích tâm lý H’mông tộc từ dân ca” 3/2012 [45] Nguyễn Mạnh Tiến. - Một số biểu tượng trong dân ca Mông từ góc độ văn hoá [20], đề tài ờng Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên. Có thể , dân ca Mông đã và đang nhận được rất nhiều sự quan tâm từ các nhà nghiên cứu , nay. Nhiề tìm hiểu dân ca nhiều khác nhau như: nội dung, nghệ thuật, hình thức diễn xướng, biểu tượng trong dân ca… dân ca Mông”. 2.2. Công trình nghiên cứu về người phụ nữ trong dân ca Mông i Tiếng hát làm dâu, tiếng hát đau thương, tiếng hát căm hờn ngàn đời của phụ nữ Mèo [9] củ . bước đầu đề cập tới người phụ nữ trong dân ca Mông thông qua tiếng hát làm dâu, cảnh ngộ của người phụ nữ những cay đắng, tủi hờn ngàn đời Trong phần Lời giới thiệu Dân ca Mông [35], nhà sưu tầm Doãn Thanh đã có một số nhận xét về Tiếng hát làm dâu và phụ nữ Mông: “Tiếng hát làm dâu, tiếng Mèo gọi là Gầu ua nhéng (Gâux uô nhangs) diễn tả mọi nỗi khổ đau uất ức của người phụ nữ trong xã hội cũ. Xã hội dân tộc Mèo ngày xưa cũng đầy rẫy những bất công, địa vị người phụ nữ rất thấp kém. Những nạn tảo hôn, cưỡng hôn, những cảnh làm dâu bị đầy đoạ như trâu ngựa. Suốt đời người phụ nữ bị buộc chết vào nhà chồng. Người phụ nữ vô cùng đau khổ, hầu như không có quyền sống. Tình cảm họ bị chà đạp, thể xác bị dập vùi, họ chỉ còn biết dùng lời hát mà kể lể, thở than cho cảnh ngộ đau thương oan trái của mình. Họ cũng dùng lời hát để nguyền rủa cái chế độ bất công khắt khe của xã hội cũ. Tiếng hát làm dâu thể hiện sự đấu tranh chống tập tục và lễ giáo phong kiến của các nàng dâu Mèo trong xã hội cũ…” [34, tr. 12]. Bằng vài nét phác thảo, Doãn Thanh đã cho người đọc những hiểu biết cơ bản về số phận người phụ nữ Mông xưa qua dân ca. Cách họ phản kháng lại chế độ bằng “một nắm 5 10Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- là độc hoặc một sợi dây thừng”, nhưng vẫn le lói “lòng tin tưởng vào chân lý, thấy được các nguyện vọng “táo bạo” muốn thoát khỏi mọi quan hệ xã hội hà khắc đương thời của người phụ nữ Mèo”. Nhà sưu tầm còn khẳng định những phẩm chất đáng quý của người phụ nữ như “ưa sự thuỷ chung, và khao khát được xây dựng gia đình với người mình lựa chọn, mình yêu”. Công trình Giải mã biểu tượng lanh trong dân ca dân tộc H’Mông [22] của Th.S. Đặng Thị Oanh đã chạm tới vấn đề người phụ nữ thông qua biểu tượng lanh. Trong đó, lanh được coi là biểu tượng cho tâm hồn, tính cách, số phận, vai trò và tầm quan trọng của phụ nữ. Thông qua biểu tượng lanh, người phụ nữ được khắc hoạ khá rõ nét với nhiều bình diện. Công trình Một số biểu tượng trong dân ca Mông từ góc độ văn hoá [20] Nguyên, nghiên cứu dân ca Mông qua hệ thống biểu tượng và tiêu biểu là biểu tượng cây lanh, cây khèn và cây nêu. Trong đó, người phụ nữ Mông được biểu hiện qua biểu tượng cây lanh: “Cây lanh với nhiều dạng thức khác của nó đã miêu tả đầy đủ và chân thực nhiều phẩm chất cũng như số phận của người phụ nữ H’Mông. Có lẽ bắt nguồn từ tính chất của cây lanh, gắn bó mật thiết với cuộc sống của đồng bào mà đặc biệt là người phụ nữ - người trực tiếp tác động lên cây lanh để tạo ra thành phẩm” [20, tr. 40]. Trong bài viết Vùng văn hóa Tây Bắc [55], GS.TS. Tô Ngọc Thanh đã có cái nhìn toàn cảnh về văn hóa các dân tộc vùng Tây Bắc như Thái, Dao đỏ, Mông… Đặc biệt, giáo sư đã nhận định: “Những nét chung của cả vùng không làm mất đi tính riêng của văn h dân tộc. Thậm chí, cùng một cốt truyện, ở mỗi dân tộc vẫn có thể tìm thấy cách riêng”. đã lấy dẫn chứng câu chuyện bi tình sử quen thuộc “Một đôi trai gái yêu nhau. Vì lý do nào đó họ không lấy được nhau và cùng tự tử chết” để thấy được tư duy, hành động khác nhau giữa người phụ nữ Thái và Mông. Từ dẫn chứng trong truyện thơ Thái và dân ca Mông, GS.TS. Tô Ngọc Thanh đã rút ra kết luận: “Liệu có thể gọi cái chết thứ nhất là “chết trữ tình, đầy chất thơ” và cái chết thứ hai là “chết quyết liệt, đầy phẫn nộ” không? Và với hai “kiểu cách chết”, liệu có cần nói thêm gì về tính riêng trong tâm hồn và nhân cách văn hóa 6 11Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- mỗi dân tộc không?”. Câu hỏi còn bỏ ngỏ cùng những gợi mở là kim chỉ nam, là ngọn đèn soi tỏ cho người phụ nữ M dân ca Mông. gười phụ nữ Mông trong dân ca đã được nhắc tới một số công tr bài báo của nhiều tác giả. Tuy nhiên, Đặc biệt, hướng nghiên cứu với góc nhìn tính nữ và nữ quyền còn khá mới mẻ ừ những tìm hiểu về lịch sử nghiên cứu dân ca M ứ ời phụ nữ trong dân ca Mông, chúng t ột số vấn đề . Với lịch sử nghiên cứu còn bỏ ngỏ cùng định hướng nghiên cứu, đề tài có nhữ mới. Mông” không bị trùng lặp cũng như đảm bảo lý luận và thực tiễn. Thêm nữa, việc nghiên cứu văn học từ quan điểm nữ quyền hiện nay là một hướng đi hiện đại và cấp thiết, đóng góp một cách nhìn nhận mới về người phụ nữ miền rẻo cao trong những câu hát dân ca đã tồn tại từ lâu đời. 3. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của là người phụ nữ trong dân ca Mông. Ngoài ra, tro chúng tôi tiến hành so sánh, đối chiếu hình ảnh người phụ nữ trong dân ca Mông với một số người phụ nữ trong dân ca và văn học dân gian các dân tộc Việt, Thái… để có được khách quan hơn. 4. Phạm vi nghiên cứu tập trung nghiên cứu dự sau: Dân ca Mèo (Lào Cai), Doãn Thanh (st) (1967), Nxb Văn học, Hà Nội Dân ca Mèo, Doãn Thanh (st) (1974), Hội văn học nghệ thuật Lào Cai. Dân ca H’Mông, Doãn Thanh - Hoàng Thao - Chế Lan Viên (1984), Nxb Văn học, Hà Nội. 7 12Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam, Viện nghiên cứu văn hoá (2007),Tập 18,19, Nxb Khoa học xã hội. Dân ca H’Mông Hà Giang, Hùng Đình Quý (2001), tập hai, Sở Văn hoá thông tin tỉnh Hà Giang. Dân ca H’Mông Hà Giang, Hùng Đình Quý (2003), tập ba, Sở Văn hoá thông tin tỉnh Hà Giang. 5. Mục đích nghiên cứu Người phụ nữ Mông là hình tượng nghệ thuật đặc sắc và độc đáo trong dân ca Mông. Việc tìm hiểu hình tượng này qua góc độ tính nữ và nữ quyền nhằm hướng tới những mục đích sau đây: Thứ nhất, phân tích và chỉ ra được những khía cạnh đại diện cho tính nữ được thể hiện qua hình tượng người phụ nữ Mông trong dân ca như: ngoại hình, phẩm chất, số phận. Thứ hai, tìm hiểu, nghiên cứu về quyề mà người phụ nữ Mông do xã hội quy định trong dân ca hẳng định làm rõ ý chí mạnh mẽ, quyết liệt và ý thức dân chủ bình đẳng của phụ nữ trước những áp chế, bất công mà họ phải gánh chịu. Việc tìm hiểu người phụ nữ Mông trong dân ca còn nhằm khẳnh định giá trị thẩm mĩ và văn hóa của hình tượng nghệ thuậ g tiếp cận thông qua tính nữ và nữ quyền . 6. Nhiệm vụ nghiên cứu Đ ưa ra các vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến vấn đề nghiên cứu như: khái niệm giới, quan niệm giới về người phụ nữ, khái niệm tính nữ và nữ quyền, người phụ nữ trong văn học dân gian, những nét khái quát về dân ca Mông. Từ những lý thuyết nêu trên, phân loại Mông thấy được người phụ nữ Mông thông qua các khía cạnh ngoại hình, phẩm chất và số phận. hẳng đị những giá trị vốn có của người phụ nữ Mông. 8 13Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Mông trong các quy định và luật tục c Mông xưa để từ đó thấy họ phản kháng ra sao và đánh giá một cách toàn diện về người phụ nữ trong dân ca Mông. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiệ , chúng tôi sử dụng phối kết hợp một số phương pháp nghiên cứu sau: 7.1. Phương pháp nghiên cứu liên ngành Việc tìm hiểu tính nữ và nữ quyền trong dân ca Mông cần có sự phối kết hợp kiến thức chuyên môn của nhiều ngành khoa học khác như: xã hội học, văn hoá học, dân tộc học… Bởi vậy, phương pháp nghiên cứu liên ngành đóng vai trò then chốt, là chìa khoá cơ hữu để giải mã những thông điệp khi tiếp cận đối tượng nghiên cứu. 7.2. Phương pháp thống kê phân loại Nhằm có một cái nhìn toàn diện và rõ ràng, theo hệ thống những khía cạnh khác nhau về người phụ nữ, sử dụng phương pháp thống kê phân loại để các vấn đề một cách khoa học và cụ thể. 7.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh Đây là những không thể thiếu khi nghiên cứu văn họ 8. Bố cục luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm ba chương: Chương 1. Chương 2. Tính nữ trong dân ca Mông Chương 3. Nữ quyền trong dân ca Mông 9 14Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1 1.1. Một vài khái niệm Vấn đề giới nảy sinh từ rất lâu cùng với sự phát sinh, phát triển của con người và xã hội, nhưng khoa học về giới lại chỉ được coi là một trong những ngành khoa học sinh sau đẻ muộn nhất trong các ngành khoa học xã hội. Thật khó tưởng tượng trong khi nhân loại đang ở thế kỷ XXI, đang hướng tới những chuyển biến to lớn trong nhận thức và tư duy, chinh phục các khoảng không vũ trụ, đề cao sự bình đẳng, bác ái, đề cao sức mạnh của nguồn lực con người, thì ở nhiều nơi trên thế giới, bình đẳng giới vẫn chỉ là một ước mơ xa vời. Phụ nữ vẫn bị bóc lột thậm tệ, bị đày đọa về thể xác và tâm hồn, bị buôn bán như nô lệ, bị đưa ra làm trò vui cho những kẻ lắm tiền, nhiều của. Tiếp cận với vấn đề giới, đặc biệt là vấn đề giới về phụ nữ và nữ quyền - đối tượng nghiên cứu của xã hội học là sự tiệm cận với khoa học đang phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Đi cùng với sự cố gắng của các nhà xã hội học trong việc nghiên cứu và biên soạn giáo trình về giới nhằm cổ vũ cho sự bình đẳng cần thiết là phong trào đấu tranh giải phóng phụ nữ được Đảng và Nhà nước, Trung ương quan tâm, ủng hộ mạnh mẽ. Đó là sự thuận lợi cho chúng tôi khi đi tìm hiểu về vấn đề vừa truyền thống lại vừa hiện đại của khoa học xã hội. Tuy nhiên, giữa bộn bề kiến thức và học thuyết vốn đã phức tạp về giới và nữ quyền, chúng tôi không tham vọng lĩnh hội toàn bộ nguồn tri thức phong phú, mênh mông về vấn đề giới mà chỉ hi vọng hiểu biết và áp dụng những điều căn bản nhất làm kim chỉ nam xuyên suốt cho việc thâm nhập vào đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ Mông Mông. 1.1.1. Vấn đề giới Vấn đề giới được đặt ra và nghiên cứu bằng cách đặt con người trong mặt sinh học để từ đó luận giải về hình thái tư duy, về bản chất và quyền lợi của từng giới. M.L. Andersen từng định nghĩa: “Giới liên quan đến sự học hỏi hành vi xã hội và 10 15Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- những trông đợi được tạo nên với hai giới tính. Trong khi con trai và con gái là những yếu tố sinh học thì việc trở thành một phụ nữ hay một nam giới là một quá trình văn hóa” [40, tr. 40]. Nếu Andersen nhấn mạnh yếu tố văn hóa và hành vi xã hội thì khái niệm của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam nhấn mạnh đến vai trò và quan hệ xã hội giữa nam và nữ: “Giới là phạm trù chỉ quan niệm, vai trò và mối quan hệ xã hội giữa nam và nữ. Xã hội tạo ra và gán cho trẻ em gái và trẻ em trai, cho phụ nữ và nam giới các đặc điểm giới khác nhau. Bởi vậy các đặc điểm giới rất đa dạng và có thể thay đổi được” [63]. Chính đặc điểm giới này quy định nhiều mặt, làm nên cái riêng cho từng giới mà không thể hòa lẫn. Cần phân biệt hai khái niệm giới tính (sex) và giới (gender). Năm 1968, trong cuốn Sex and Gender: On the Development of Masculinity and Femininity, Robert Stoller phân biệt hai khái niệm này: “trong khi giới tính gắn liền với đặc điểm sinh lý, giới lại là yếu tố do văn hoá quy định, gồm toàn bộ những phản hồi được điều kiện hoá đối với cách nhìn của xã hội về tính cách của nam và nữ” [69]. Cụ thể hơn trong cuốn giáo trình Xã hội học, Lê Thị Quý đã định nghĩa về giới tính: “Giới tính là một thuật ngữ khoa học bắt nguồn từ môn Sinh vật học dùng để chỉ sự khác biệt về sinh học giữa nam và nữ. Đó là sự khác biệt phổ thông và không thể thay đổi được” [30, tr. 31]. Ví dụ như: phụ nữ thấy kinh, sinh con và cho con bú còn nam giới thì không thể. Nam giới có thể sản xuất tinh trùng cần thiết cho quá trình thụ thai. Tóm lại, giới tính là sự khác biệt về mặt sinh học giữa nam và nữ. Trong khi đó, “giới là một thuật ngữ xã hội học bắt nguồn từ môn Nhân loại học nghiên cứu về vai trò, trách nhiệm và quyền lợi mà xã hội quy định cho nam và nữ, bao gồm việc phân chia lao động, các kiểu phân chia, các nguồn và lợi ích. Giới đề cập đến các quy tắc tiêu chuẩn theo nhóm tập thể chứ không theo thực tế cá nhân. Vai trò giới được xác định theo văn hoá, không theo khía cạnh sinh vật học và có thể thay đổi theo thời gian, theo xã hội và các vùng địa lý khác nhau” [30, tr. 34]. Tóm lại: Giới là quan hệ xã hội giữa nam và nữ và cách thức mối quan hệ đó được xây dựng trong xã hội. Hiểu một cách đơn giản và cụ thể, giới là một khái niệm chỉ mối quan hệ, hành vi xã hội khu biệt đối với phái nam và nữ. Đúng như tác giả Trần Thị Nhung 11 16Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- đã khẳng định trong Luận văn Thạc sĩ: “giới là sản phẩm của xã hội - văn hóa” [21, tr. 12]. Giới có biểu hiện đa dạng và phức tạp như chính sự đa dạng và phức tạp của con người. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã nghiên cứu và nhận diện một số biểu hiện của giới như sau: * Biểu hiện bằng tính cách và phẩm chất: tính cách và phẩm chất của cả hai phái nam và nữ được hình thành trong quá trình giáo dục từ gia đình, nhà trường và xã hội. Từ đó, tính cách và phẩm chất nam và nữ được xã hội thừa nhận hay cảm nghĩ. Ví dụ: - Nam tính: gia trưởng, mạnh mẽ, quyết đoán, dũng cảm, nóng nảy… - Nữ tính: dịu dàng, vị tha, nhẫn nại, cần cù, khiêm nhường… * Biểu hiện bằng tư tưởng: Mỗi hệ tư tưởng Thiên chúa giáo, Hồi giáo, Phật giáo… lại có những quan niệm, đánh giá về giới khác nhau. * Biểu hiện bằng phân công lao động: thực tế lịch sử cho thấy, trong xã hội có sự phân công lao động dựa trên giới và giới tính. Dù có sự bất bình đẳng nhưng ít được quan tâm và chú ý trong lịch sử. Ví dụ: nam giới làm công việc dễ chịu, hấp dẫn đòi hỏi trình độ cao, nữ ngược lại. Nam giới do có sức khoẻ, trí tuệ và rảnh rỗi việc nhà hơn phụ nữ nên thường nhận được các công việc tốt hơn. Phụ nữ yếu hơn, phải mang thai, sinh đẻ và chăm sóc con cái, gia đình nên thường phải nhận các công việc nặng nhọc, đơn giản, tiền công thấp. Có thể khẳng định rằng, hơn lúc nào hết, vấn đề giới và bình đẳng giới lại được quan tâm như hiện nay. Trước xã hội ngày càng văn minh và phát triển, nhân loại ngày càng tiến bộ và có lối sống khoa học, thì con người đặc biệt là người phụ nữ có được nhận thức rõ rệt hơn bao giờ hết về quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong xã hội. Việc bị gạt ra khỏi dòng chảy phát triển đã kích thích tư tưởng và khả năng nghiên cứu của nhiều nhóm phụ nữ trí thức ở các nước phương Tây, Trong hoàn cảnh khoa học còn đang là lĩnh vực độc quyền của nam giới, nhiều nhóm phụ nữ đã bám vào các trường phái lý thuyết của nam giới để trình bày các quan điểm nhìn nhận vấn đề phụ nữ trong so sánh với nam giới trên những mặt chính trị, kinh tế, khoa học, văn hoá, gia đình. Từ đó, đi đến việc hình thành và phát triển mạnh mẽ 12 17Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- phong trào nữ quyền nhằm đấu tranh bảo vệ và mở rộng các quyền của phụ nữ, xoá bỏ chế độ phụ quyền trên phạm vi toàn cầu. 1.1.2. Tính nữ và nữ quyền Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức thêu dệt mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”. Xã hội mỗi thời kỳ của lịch sử lại đánh giá người phụ nữ theo một lăng kính, một thước đo khác. Dù vậy, tựu trung lại, dù ở hoàn cảnh nào, bị áp bức hay được trân trọng, người phụ nữ vẫn luôn là hiện thân của vẻ đẹp tâm hồn và hình thể. Nếu đàn ông thiên về hướng ngoại, nhìn nhận và giải quyết sự việc bằng lý trí thì ngược lại, phái nữ có cái nhìn hướng vào bên trong, đậm tính chủ quan. Khi tìm hiểu về người phụ nữ theo quan điểm giới, có lẽ cần xem xét từ hai khía cạnh: tính nữ - bản chất tâm sinh lý và nữ quyền - quyền hạn của người phụ nữ, để có được diện mạo toàn cảnh. 1.1.2.1. Tính nữ Tính nữ là không còn là một khái niệm quá xa lạ trong tâm thức người Việt Nam và các dân tộc khác trên thế giới. Trong cuốn Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, tính nữ được học giả Jung định nghĩa như sau: “Tính nữ hiện thân cho một phương diện của vô thức gọi là Anima. Anima là hiện thân cho tất cả những khuynh hướng tâm lí nữ tính của tâm hồn con người, ví dụ như những tình cảm, những tâm trạng mơ hồ, những trực giác tiên đoán, tính nhạy cảm về sự phi lí, năng lực tình yêu cá nhân, tình cảm với thiên nhiên và sau cùng - nhưng không phải là kém hơn - là những mối quan hệ với vô thức… Anima cũng có thể tượng trưng cho một ảo mộng về tình yêu, về hạnh phúc về hơi ấm của người mẹ (cái tổ)” [2, tr. 707]. Trong bài viết Những miền mơ tưởng, mẫu tính và nữ tính vĩnh hằng trong Mẫu Thượng ngàn [64] của Nguyễn Xuân Khánh, nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Huy cho rằng khái niệm “nguyên lí tính Mẫu”: “là tất cả những gì to lớn, bao bọc, nương náu, bảo tồn, nuôi dưỡng, che chở và sưởi ấm cho những gì là bé nhỏ, bất hạnh”. Còn tác giả Bienlang qua bài viết về truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp [58] lại có cách định nghĩa của riêng mình về tính nữ thông qua lời thoại của tác phẩm. Trước hết, đó là “sự bao dung, lòng vị tha, đức hy sinh của người phụ nữ”, ngoài ra còn thể hiện ở “tâm hồn nhạy cảm, thái độ nhẹ nhàng, ân cần, chu đáo”, hay “giàu 13 18Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn lớp 11 theo đặc trưng loại thể
0 p | 429 | 70
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Lỗi chính tả của học sinh Tiểu học tại thành phố Hồ Chí Minh
122 p | 346 | 49
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Một số phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
128 p | 183 | 32
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Đặc điểm từ ngữ Nam Bộ trong truyện ngắn của Sơn Nam
123 p | 117 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Vấn đề tiếp nhận văn học đương đại và thị hiếu thẩm mỹ của thanh niên ngày nay (Qua khảo sát tình hình đọc sách của sinh viên trường Đại học Cần Thơ)
142 p | 134 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Không gian nghệ thuật trong Tây Du Ký
86 p | 192 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Đặc trưng văn xuôi nghệ thuật Bình Nguyên Lộc
120 p | 87 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Tiếng cười trong thơ ngụ ngôn La Fontaine
88 p | 103 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Cảm hứng, hình ảnh và ngôn từ nghệ thuật trong thơ Trương Nam Hương
143 p | 107 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Tinh thần nhân văn trong thơ Thiền Tuệ Trung
129 p | 127 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Vấn đề dạy học “Nguyễn Du và Truyện Kiều” trong chương trình Văn ở trường trung học phổ thông
123 p | 133 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Mạc Can
105 p | 105 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Các đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa trong luật tục Ê Đê
181 p | 19 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Tìm hiểu ẩn dụ tiếng Việt từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận
145 p | 21 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Ngôn ngữ nghệ thuật của thể du kí trên Nam phong tạp chí (1917 – 1934)
100 p | 43 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Quan hệ trái nghĩa trong tiếng Việt
93 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý trong ngôn ngữ Nguyễn Công Hoan
127 p | 19 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Đặc điểm ký Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh
26 p | 78 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn