intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Vấn đề lao động nhà văn trong các trước tác của Nguyễn Hiến Lê

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:131

106
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Vấn đề lao động nhà văn trong các trước tác của Nguyễn Hiến Lê giới thiệu tới các bạn Nguyễn Hiến Lê – cuộc đời và sự nghiệp; vấn đề lao động nhà văn trong các trước tác của Nguyễn Hiến Lê (lao động của nhà văn - một vấn đề quan tâm của Nguyễn Hiến Lê; quan niệm Nguyễn Hiến Lê về lao động nhà văn; kinh nghiệm viết văn của Nguyễn Hiến Lê).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Vấn đề lao động nhà văn trong các trước tác của Nguyễn Hiến Lê

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN NGỌC ĐIỆP VẤN ĐỀ LAO ĐỘNG NHÀ VĂN TRONG CÁC TRƯỚC TÁC CỦA NGUYỄN HIẾN LÊ LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NGỮ VĂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2001 -
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN NGỌC ĐIỆP VẤN ĐỀ LAO ĐỘNG NHÀ VĂN TRONG CÁC TRƯỚC TÁC CỦA NGUYỄN HIẾN LÊ LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NGỮ VĂN CHUYÊN NGÀNH : VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ : 5-04-33 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS. HUỲNH NHƯ PHƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2001 -
  3. LỜI CẢM ƠN Xin chân thành được tỏ lòng biết ơn đối với TS. Huỳnh Như Phương, người Thầy đã quan tâm sâu sắc và hết lòng giúp đỡ cho tôi hoàn thành được cuốn luận văn này. Nguyễn Ngọc Điệp
  4. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ......................................................................................3 MỤC LỤC ............................................................................................4 MỞ ĐẦU ...............................................................................................7 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .................................................................................... 7 2. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................. 9 3. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ ........................................................................................... 9 4. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN ..................................................................... 12 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 12 6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN ........................................................................ 13 CHƯƠNG I: NGUYỄN HIẾN LÊ – CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP .............................................................................................................21 1.1. cuộc đời ........................................................................................................ 21 1.1.1. Quê hương và gia đình ................................................................................... 21 1.1.2. Thời thơ ấu và niên thiếu ............................................................................... 23 1.1.3. Tuổi trưởng thành và đời công chức .............................................................. 24 1.1.4. Tự học và tập viết văn .................................................................................... 27 1.1.5. Dạy học và viết sách ...................................................................................... 32 1.1.6. Lập nhà xuất bản, chuyên tâm hoạt động văn hóa ......................................... 34 1.2. Sự nghiệp ..................................................................................................... 42 1.2.1. 26 năm, 100 tác phẩm .................................................................................... 42
  5. 1.2.2. Di sản một đời văn ......................................................................................... 46 CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ LAO ĐỘNG NHÀ VĂN TRONG CÁC TRƯỚC TÁC CỦA NGUYỄN HIẾU LÊ .......................................56 2.1. LAO ĐỘNG NHÀ VĂN - MỘT VẤN ĐỀ QUAN TÂM CỦA NGUYỄN HIẾN LÊ ............................................................................................................. 56 2.1.1. Nhà văn và nghề văn ...................................................................................... 56 2.1.2. Các trước tác Nguyễn Hiến Lê về lao động nhà văn ..................................... 62 2.2. QUAN NIỆM CỦA NGUYÊN HIẾN LÊ VỀ LAO ĐỘNG NHÀ VĂN ... 70 2.2.1. Viết để học, học để viết .................................................................................. 70 2.2.2. Kiên nhẫn luyện văn....................................................................................... 73 2.2.3. Tinh luyện ngôn ngữ ...................................................................................... 88 2.2.4. Lựa chọn bứt pháp.......................................................................................... 93 2.3. MỘT SỐ KINH NGHIỆM VIẾT VĂN CỦA NGUYỄN HIÊN LÊ ......... 101 2.3.1. Để viết được nhiều ....................................................................................... 102 2.3.2. Kiếm tài liệu - Đọc sách báo ........................................................................ 105 2.3.3. Lập bố cục - Viết .......................................................................................... 107 2.3.4. Không quên độc giả - Yêu đề tài .................................................................. 110 2.3.5. Viết Tựa........................................................................................................ 111 KẾT LUẬN ..................................................................................... 116 PHU LỤC ........................................................................................ 123 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 128
  6. MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nguyễn Hiến Lê không phải là một cái tên xa lạ với nhiều thế hệ những người đọc sách ở Việt Nam, nhất là với đông đảo độc giả ở miền Nam trước năm 1975. Sức viết và số lượng tác phẩm của Nguyễn Hiến Lê là một điều đáng kinh ngạc: Từ năm 1949 đến năm 1975, đúng 100 tác phẩm của ông đã được xuất bản. Đó là chưa kể 20 cuốn khác đã lần lượt ra mắt bạn đọc trong hơn lo năm trở lại đây. Kỷ lục đó cho đến nay ở nước ta, ngoài nhà văn Tô Hoài, ít ai sánh nổi. Sinh thời, Nguyễn Hiến Lê đã được xem là một học giả có nhiều đóng góp sâu sắc về nhiều lĩnh vực khác nhau: văn học, triết học, sử học, ngôn ngữ học... Nguyễn Hiến Lê còn là một ngòi bút dịch thuật tài năng, một người viết có uy tín và trách nhiệm của hàng trăm bài viết về văn hoa, giáo dục. Ở bất kỳ lĩnh vực nào, đề tài nào, tác phẩm và bài viết của Nguyễn Hiến Lê cũng đem lại cho người đọc những kiến thức sâu rộng mà thiết thực, bổ ích. "Những năm trước 1975 tại Sài Gòn, ông là một trong vài người cầm bút được giới trí thức quý mến về tài học, nhân cách đổi với xã hội cũng như trong học thuật". [52; tr.534] Tuy vậy, khi nhắc đến Nguyễn Hiến Lê, hầu hết bạn đọc sinh viên, học sinh - kể cả giáo viên, đều cho rằng ông là tác giả chuyên viết về lĩnh vực rèn luyện trí đức mà nổi tiếng nhất là loại sách "Học làm người" với các tên sách quen thuộc như Đắc nhân tâm, Quầng gánh lo ái và vui sống, Tương lai ở trong tay ta, Gương kiên nhẫn... Đó không phải là một nhầm lẫn đáng trách. Chính người làm luận văn này thoạt đầu cũng nghĩ gần giống như vậy. Tâm lý lứa tuổi, hoàn cảnh tiếp nhận, thị trường sách báo... có thể là những lý do dẫn đến những ấn tượng rất khác nhau về tác giả và tác phẩm. Thực ra, vấn học mới đúng là khu vực riêng mà Nguyễn Hiến Lê đặc biệt yêu thích và ông đã dành không ít công sức để khai phá, vun xới trong nhiều năm tháng. Trong cuốn Đời viết văn của tôi, Nguyễn Hiến Lê đã khẳng định: "Điều chắc chắn là tôi có xu hướng về văn học, thích những
  7. cuốn viết có nghệ thuật (tư tưởng mới mẻ, thâm thúy mà viết kém thì tôi cũng không ưa) và thích giới thiệu những cái đẹp trong văn thơ với thanh niên". [22; tr.222] Công việc "giới thiệu những cái đẹp trong văn thơ" đó của Nguyễn Hiến Lê được khởi sự bằng cuốn Luyện văn I (xuất bản năm 1953) và sau đó được tiếp tục với Luyện văn II, III (xuất bản năm 1957). Với hơn 700 trang sách, "bộ ba" Luyện văn của Nguyễn Hiến Lê được đón nhận như một công trình có hệ thống và mang tính thời sự không chỉ về những vấn đề kỹ thuật và nghệ thuật của công việc viết văn mà còn đáp ứng lòng mong đợi của nhiều người thiết tha với việc sử dụng tiếng Việt lúc bấy giờ. Năm năm sau, Nguyễn Hiến Lê lại tiếp tục cho ra đời bộ Hương sắc trong vườn văn (tập I và tập II đều xuất bản năm 1962). So với Luyện văn, bộ Hương sắc trong vườn văn là một bước phát triển, nâng cao. Cả hai công trình đó đã tạo thành một hợp thể sinh động mang tính lý luận, phê bình về mối quan hệ nhà văn - tác phẩm - người đọc. Và trong mối quan hệ đó, phương diện lao động nghệ thuật của nhà văn đã hiện lên như một vấn đề trọng tâm, nổi bật. Lâu nay, trong việc dạy văn và học văn trong nhà trường, tác phẩm văn chương vẫn luôn được xem là một chỉnh thể nghệ thuật với tư cách vừa là sản phẩm của quá trình sáng tạo của nhà văn, vừa là đối tượng thẩm mỹ của sự tiếp nhận. Việc tiếp cận, tìm hiểu, cảm thụ, đánh giá... đều hướng đến các mặt giá trị, ý nghĩa của tác phẩm. Con đường giải mã tác phẩm thường được xuất phát từ những vấn đề lý luận chung, phát triển qua hàng loạt các quy trình, thao tác phân tích (hoặc ngược lại) để thâm nhập, soi sáng và khẳng định các giá trị, ý nghĩa của tác phẩm. Ưu điểm của hướng đi đó là không thể chối cãi. Tuy vậy, công việc của người sáng tạo - tức lao động của nhà văn, dường như chưa được chú ý một cách thỏa đáng. Những tìm tòi, trăn ưở ương việc hình thành tác phẩm của nhà văn vẫn còn cách xa học sinh, sinh viên một bức tường. Việc viết văn, làm văn, luyện văn chưa phải là một công việc gần gũi, hấp dẫn đối với học sinh, sinh viên. Chọn Nguyễn Hiến Lê và các trước tác về nghề viết văn của ông làm đối tượng khảo sát, luận văn này mong muốn được nhắc đến Nguyễn
  8. Hiến Lê như một trong những khuôn mặt tiến bộ, đa dạng, tiêu biểu của văn học miền Nam trước ngày giải phóng. Trong dòng văn học này, chúng ta chỉ mới chú ý đến các sáng tác mà chưa quan tâm đến mặt kinh nghiệm, lý luận. Trong khi đó, Nguyễn Hiến Lê lại là một mẫu mực, một "tấm gương của nghị lực" [39; tr.41] nhờ tự học mà thành công trên con đường viết văn của mình. Những ý tưởng và kinh nghiệm của Nguyễn Hiến Lê không thể không là những di sản cần được nghiến cứu, khai thác. 2. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI Qua việc tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Hiến Lê, nội dung chủ yếu của luận văn này hướng đến việckhảo sát các nhân tố, các điều kiện xây dựng, hình thành tác phẩm cũng như các khía cạnh của công việc viết văn, lao động nhà văn nói chung. Các ý kiến và những kinh nghiệm của Nguyễn Hiến Lê về lao động nhà văn trong các trước tác của ông sẽ là chỗ dựa chủ yếu của những khảo sát và trình bày của luận văn. 3. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Trong lý luận lẫn trong thực tế sáng tác, lao động nhà văn không phải là một vấn đề mới. Các công trình của A.Xâytlin, Chu Quang Tiềm, L.X.Vưgôtxki, K.Pauxtôpxki... đã đến với rộng rãi người đọc trong nhiều năm qua. Phần lớn các nhà văn nổi tiếng của Việt Nam giai đoạn 1930-1945 cũng đã để lại những kinh nghiệm sáng tác văn chương của mình. Thế nhưng Nguyễn Hiến Lê vẫn là một trường hợp khá đặc biệt. Đó là một đời văn của 120 trước tác đủ loại với hơn 30.000 trang sách. Có một thực tế là, trong nửa thế kỷ qua, sách của Nguyễn Hiến Lê liên tục được xuất bản, tái bản và được người đọc trân trọng đón nhận. Tuy vậy, khi rà soát lại thì số lượng các bài viết hoặc các công trình nghiên cứu về Nguyễn Hiến Lê còn quá ít ỏi. Điều đó là một trở ngại không nhỏ nhưng đồng thời cũng là một hứa hẹn hấp dẫn cho hướng tiếp cận vấn đề. về tài liệu, do khối lượng trước tác của Nguyễn Hiến Lê quá lớn, chúng tôi phải mạnh dạn gạt bỏ các vấn đề giáo dục, văn hoa, lịch sử, triết học... để chỉ tập trung vào nội dung và mục đích đã chọn. Có tất cả 3 mảng tài liệu chủ yếu :
  9. (1) . Các trước tác của Nguyễn Hiến Lê trực tiếp bàn về công việc viết văn: Luyện văn I (1953); Nghề viết văn (1956); Luyện văn II, III (1957); Hương sắc trong vườn văn (2 tập),(1962); Đời viết văn của tôi (1996). (2) . Các trước tác, bài viết của Nguyễn Hiến Lê có tác dụng hỗ trợ, bổ sung cho mảng (1): Hồi kí Nguyễn Hiến Lê (1993); một số bài Tựa của Nguyễn Hiến Lê; một số bài viết của Nguyễn Hiến Lê đăng trên Bách Khoa, Mai, Tin Văn... (3) . Các công trình, bài viết của các tác giả khác viết về Nguyễn Hiến Lê: Trước 30/4/1975, đáng chú ý nhất là các bài viết "nhân dịp tác phẩm thứ 100 của Nguyễn Hiến Lê ra mắt bạn đọc" đăng trên Giai phẩm Bách Khoa số 426 ra ngày 19/4/1975 (và cũng là số cuối cùng của giai phẩm này). Ngoài trang tiểu sử vắn tắt về Nguyễn Hiến Lê được dẫn lại từ cuốn Sống và Viết của Nguiễn Ngu Í kèm nét ký họa chân dung Nguyễn Hiến Lê của Tạ Tỵ, tòa soạn Bách Khoa đã cho đăng bài Ông Nguyễn Hiến Lê và 100 tác phẩm dề giới thiệu cuốn Mười câu chuyện văn chương (tác phẩm thứ 100 của Nguyễn Hiến Lê) cùng nội dung phỏng vấn về các dự định sáng tác và tình trạng sức khỏe của Nguyễn Hiến Lê vào thời điểm ấy. Cũng trên số Bách Khoa đó, hai bài viết của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc và của nhà văn Võ Phiến là hai cứ liệu giá trị. Qua những kỷ niệm với Nguyễn Hiến Lề, bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc đã phác họa tính cách của nhà văn đáng kính này với một tình cảm trân trọng, khâm phục và biết ơn sâu sắc. Còn bài viết của nhà văn Võ Phiến Nhân đọc bản thảo cuốn "Nguyễn Hiến Lê" của Châu Hải Kỳ, ngoài những ghi nhận trân trọng đối với công sức và tấm lòng của nhà giáo Châu Hải Kỳ, lại là những khẳng định sắc sảo về tài năng và thành quả trong lĩnh vực học thuật của Nguyễn Hiến Lê. Cuốn Nguyễn Hiến Lê - Cuộc đời và tác phẩm (Nxb Văn học, 1993) của nhà giáo Châu Hải Kỳ (1) vừa nêu trên cũng là một tài liệu khá đặc Châu Hải Kỳ (1920 - 1993), tên thật Võ Văn Côn, nhà giáo, nhà văn, quê Quảng Nam, dạy học ở Nha (1) Trang, tác giả của nhiều bài viết về văn chương và giáo dục trên Bách khoa, Văn,
  10. biệt. Bản thảo đã viết xong vào đầu năm 1975, vừa được nhà văn Võ Phiến giới thiệu trên Bách Khoa thì miền Nam hoàn toàn giải phóng. Từ năm 1977, Châu Hải Kỳ lại tiếp tục viết thêm một phần nữa về cuộc sống và sáng tác của Nguyễn Hiến Lê từ sau 30/4/1975. Có thể coi cuốn sách của Châu Hải Kỳ là một công trình được biên soạn công phu, đầy đủ nhất về Nguyễn Hiến Lê từ ưước đến nay. Xuất phát từ lòng ngưỡng mộ văn tài và cốt cách của Nguyễn Hiến Lê, nhà giáo này đã miệt mài tìm hiểu, nghiên cứu hầu như toàn bộ các khía cạnh về cuộc đời, tác phẩm, sự nghiệp của Nguyễn Hiến Lê. Mặc dù bị cắt bỏ nhiều ở khâu biên tập và mắc nhiều lỗi ấn loát do in vội, cuốn Nguyễn Hiến Lê - Cuộc đời và tác phẩm đã cung cấp một lượng thông tin phong phú về cuộc đời nhà văn họ Nguyễn, đồng thời trình bày được một cách hệ thống, cặn kẽ những nhận xét, phân tích, đánh giá đối với phần lớn sự nghiệp trước tác của Nguyễn Hiến Lê. Hết sức thán phục nghị lực và sức sáng tạo mãnh liệt ở nhà văn này, Châu Hải Kỳ còn thấy ở Nguyễn Hiến Lê một "tri thức tân tiến, tâm hồn nhà Nho", một ''dây nối với quá khứ". [16; tr.75] Châu Hải Kỳ đánh giá cao năng lực trí tuệ của Nguyễn Hiến Lê: "... là nhà biên khảo, dĩ nhiên gặp trường hợp cũng căn cứ vào sách vở, nhưng luôn luôn trong lúc nhận xét, phẩm luận vẫn có những thị kiến độc đáo riêng tư". [16; tr.l 17] Ông coi toàn bộ sự nghiệp Nguyễn Hiến Lê có giá trị "vừa mở đường, vừa thức tỉnh".[16; tr.2891 về tiến trình sáng tác của Nguyễn Hiến Lê, Châu Hải Kỳ đã nhận thấy đó là lối viết "từ thấp đến cao", được tiến hành dài hơi bằng "một loạt tác phẩm về một chủ điểm". [16; tr.177 - 178] Quen thuộc với bút pháp bình dị, tự nhiên của Nguyễn Hiến Lê, Châu Hải Kỳ đã tinh tế chỉ ra những phần đóng góp đúng là của Nguyễn Hiến Lê trong các công trình hợp soạn với người khác. Theo Võ Phiến, cũng chính Châu Hải Kỳ là "người đầu tiên nêu lên cái đặc tài viết Tựa'' [43; tr.50] của Nguyễn Hiến Lê. Có thể nói, trước nay, trong loại sách "chân dung văn học" đã khá phổ biến, hiếm thấy cuốn nào nặng lòng mến mộ chân thành đến tri âm tri kỷ và chu đáo được như vậy. Giáo dục phổ thông... trước 30/04/1975. Cuốn Nguyễn Hiến Lê - Cuộc đời và tác phẩm được xuất bản sau khi ông mất.
  11. Ở mảng (3), ngoài các tài liệu kể trên còn có - trong những năm gần đây - một số bài viết, lời giới thiệu của nhà nghiên cứu Nguyễn Q. Thắng, nhà giáo Lê Anh Dũng và của các Nhà xuất bản Văn học, Văn hoá hoặc các nhà xuất bản địa phương, khi xuất bản hoặc tái bản các tác phẩm của Nguyễn Hiến Lê. Hầu hết các bài viết, lời giới thiệu, lời nhà xuất bản đó đều hết sức trân trọng con người và sự nghiệp của Nguyễn Hiến Lê, đồng thời khẳng định sự tiêu biểu, đa dạng trong sáng tác cũng như tính mẫu mực, nghiêm túc, khoa học trong các công trình biên khảo, nghiên cứu của ông. Nhìn chung, tình hình nghiên cứu về Nguyễn Hiến Lê còn mang tính tổng quan về nhà văn - tác phẩm. Đó là một thuận lợi đáng kể. Tuy vậy, khi dấn sâu thêm một bước theo hướng nhà văn - tác phẩm - vấn đề, luận văn này lại đứng trước tình trạng chưa có một công trình nào đi trước để làm chỗ dựa. 4. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN Trên cơ sở ghi nhận cuộc đời lao động văn học miệt mài cùng sự nghiệp văn hoá-học thuật đa dạng của Nguyễn Hiến Lê, luận văn tập trung vào việc giới thiệu, phân tích và khẳng định những ý tưởng về lao động nhà văn cùng những kinh nghiệm viết văn từ chính đời văn của Nguyễn Hiến Lê như những đóng góp có giá trị. Hướng đến những nội dung trên, luận văn mong muốn được đóng góp thêm một cái nhìn về một đời sống văn học toàn diện trên một cơ thể chung của văn học Việt Nam; đồng thời bổ sung một vài gợi ý trong lý luận và kinh nghiệm về phương diện lao động nhà văn, một vấn đề ít nhiều có ý nghía trong việc dạy và học môn Văn trong nhà trường hiện nay. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để xây dựng luận văn này, chúng tôi đã vận dụng trong một chừng mực nhất định và còn hạn hẹp các phương pháp, biện pháp và thủ pháp sau: - Phương pháp khảo sát văn bản được coi là phương pháp cơ bản trong quá trình tìm hiểu các trước tác của Nguyễn Hiến Lê bàn về lao động nhà
  12. văn lẫn kinh nghiệm viết văn. Điểm hạn chế của việc khảo sát này là hầu hết các trước tác của Nguyễn Hiến Lê được sử dụng làm tư liệu đều là những bản in lại trong những năm gần đây, khó bảo đảm được yêu cầu chuẩn xác về mặt văn bản học. - Phương pháp phân tích-tổng hợp được vận dụng trong quá trình lý giải, biện luận, trình bày nội dung của phần chính văn. Phân tích, tổng hợp cũng đồng thời là biện pháp hoặc thủ pháp được vận dụng cùng với các thủ pháp so sánh, liên hệ, thống kê... ở các cấp độ nhỏ hơn trong văn bản luận văn. 6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Luận văn dày 113 trang. Trừ các phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung luận văn bao gồm 2 chương: - Chươngl: NGUYỄN HIẾN LÊ-CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP (37 trang). - Chương2: VẤN ĐỀ LAO ĐỘNG NHÀ VĂN TRONG CÁC TRƯỚC TÁC CỦA NGUYỄN HIẾN LÊ (60 trang).
  13. MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Nguyễn Hiến Lê không phải là một cái tên xa lạ với nhiều thế hệ những người đọc sách ở Việt Nam, nhất là với đông đảo độc giả ở miền Nam trước năm 1975. Sức viết và số lượng tác phẩm của Nguyễn Hiến Lê là một điều đáng kinh ngạc: Từ năm 1949 đến năm 1975, đúng 100 tác phẩm của ông đã được xuất bản. Đó là chưa kể 20 cuốn khác đã lần lượt ra mắt bạn đọc trong hơn lo năm trở lại đây. Kỷ lục đó cho đến nay ở nước ta, ngoài nhà văn Tô Hoài, ít ai sánh nổi. Sinh thời, Nguyễn Hiến Lê đã được xem là một học giả có nhiều đóng góp sâu sắc về nhiều lĩnh vực khác nhau: văn học, triết học, sử học, ngôn ngữ học... Nguyễn Hiến Lê còn là một ngòi bút dịch thuật tài năng, một người viết có uy tín và trách nhiệm của hàng năm bài viết về văn hoá, giáo dục. Ở bất kỳ lĩnh vực nào, đề tài nào, tác phẩm và bài viết của Nguyễn Hiến Lê cũng đem lại cho người đọc những kiến thức sâu rộng mà thiết thực, bổ ích. "Những năm trước 1975 tại Sài Gòn, ông là một trong vài người cầm bút được giới trí thức quý mến về tài học, nhân cách đối với xã hội cũng như trong học thuậ”. [52; tr.534] Tuy vậy, khi nhắc đến Nguyễn Hiến Lê, hầu hết bạn đọc sinh viên, học sinh - kể cả giáo viên, đều cho rằng ông là tác giả chuyên viết về lĩnh vực rèn luyện trí đức mà nổi tiếng nhất là loại sách "Học làm người" với các tên sách quen thuộc như Đắc nhân tâm, Quang gánh lo đì và vui sống, Tương lai ở trong tay ta, Gương kiên nhẫn... Đó không phải là một nhầm lẫn đáng trách. Chính người làm luận văn này thoạt đầu cũng nghĩ gần giống như vậy. Tâm lý lứa tuổi, hoàn cảnh tiếp nhận, thị trường sách báo... có thể là những lý do dẫn đến những ấn tượng rất khác nhau về tác giả và tác phẩm. Thực ra, văn học mới đúng là khu vực riêng mà Nguyễn Hiến Lê đặc biệt yêu thích và ông đã dành không ít công sức để khai phá, vun xới trong nhiều năm tháng. Trong cuốn Đời viết văn của tôi, Nguyễn Hiến Lê đã khẳng định: "Điều chắc chắn là tôi có xu hướng về vấn học, thích những
  14. cuốn viết có nghệ thuật (tư tưởng mới mẻ, thâm thúy mà viết kém thì tôi cũng không ưa) và thích giới thiệu những cái đẹp trong văn thơ với thanh niên". [22; tr.222] Công việc "giới thiệu những cái đẹp trong văn thơ" đó của Nguyễn Hiến Lê được khởi sự bằng cuốn Luyện văn I (xuất bản năm 1953) và sau đó được tiếp tục với Luyện văn II, III (xuất bản năm 1957). Với hơn 700 trang sách, "bộ ba" Luyện văn của Nguyễn Hiến Lê được đón nhận như một công trình có hệ thống và mang tính thời sự không chỉ về những vấn đề kỹ thuật và nghệ thuật của công việc viết văn mà còn đáp ứng lòng mong đợi của nhiều người thiết tha với việc sử dụng tiếng Việt lúc bấy giờ. Năm năm sau, Nguyễn Hiến Lê lại tiếp tục cho ra đời bộ Hương sắc trong vườn văn (tập I và tập II đều xuất bản năm 1962). So với Luyện văn, bộ Hương sắc trong vườn văn là một bước phát triển, nâng cao. Cả hai công trình đó đã tạo thành một hợp thể sinh động mang tính lý luận, phê bình về mối quan hệ nhà văn - tác phẩm - người đọc. Và trong mối quan hệ đó, phương diện lao động nghệ thuật của nhà văn đã hiện lên như một vấn đề trọng tâm, nổi bật. Lâu nay, trong việc dạy văn và học văn trong nhà trường, tác phẩm văn chương vẫn luôn được xem là một chỉnh thể nghệ thuật với tư cách vừa là sản phẩm của quá trình sáng tạo của nhà văn, vừa là đối tượng thẩm mỹ của sự tiếp nhận. Việc tiếp cận, tìm hiểu, cảm thụ, đánh giá... đều hướng đến các mặt giá trị, ý nghĩa của tác phẩm. Con đường giải mã tác phẩm thường được xuất phát từ những vấn đề lý luận chung, phát triển qua hàng loạt các quy trình, thao tác phân tích (hoặc ngược lại) để thâm nhập, soi sáng và khẳng định các giá trị, ý nghĩa của tác phẩm. Ưu điểm của hướng đi đó là không thể chối cãi. Tuy vậy, công việc của người sáng tạo - tức lao động của nhà văn, dường như chưa được chú ý một cách thỏa đáng. Những tìm tòi, trăn trở trong việc hình thành tác phẩm của nhà văn vẫn còn cách xa học sinh, sinh viên một bức tường. Việc viết văn, làm văn, luyện văn chưa phải là một công việc gần gũi, hấp dẫn đối với học sinh, sinh viên. Chọn Nguyễn Hiến Lê và các trước tác về nghề viết văn của ông làm đối tượng khảo sát, luận văn này mong muốn được nhắc đến Nguyễn
  15. Hiến Lê như một trong những khuôn mặt tiến bộ, đa dạng, tiêu biểu của văn học miền Nam trước ngày giải phóng. Trong dòng văn học này, chúng ta chỉ mới chú ý đến các sáng tác mà chưa quan tâm đến mặt kinh nghiệm, lý luận. Trong khi đó, Nguyễn Hiến Lê lại là một mẫu mực, một "tấm gương của nghị lực" [39; tr.41] nhờ tự học mà thành công trên con đường viết văn của mình. Những ý tưởng và kinh nghiệm của Nguyễn Hiến Lê không thể không là những di sản cần được nghiên cứu, khai thác. 2. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI: Qua việc tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Hiến Lê, nội dung chủ yếu của luận văn này hướng đến việckhảo sát các nhân tố, các điều kiện xây dựng, hình thành tác phẩm cũng như các khía cạnh của công việc viết văn, lao động nhà văn nói chung. Các ý kiến và những kinh nghiệm của Nguyễn Hiến Lê về lao động nhà văn trong các trước tác của ông sẽ là chỗ dựa chủ yếu của những khảo sát và trình bày của luận văn. 3. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ: Trong lý luận lẫn trong thực tế sáng tác, lao động nhà văn không phải là một vấn đề mới. Các công trình của A.Xâytlin, Chu Quang Tiềm, L.X.Vưgôtxki, K.Pauxtôpxki... đã đến với rộng rãi người đọc trong nhiều năm qua. Phần lớn các nhà văn nổi tiếng của Việt Nam giai đoạn 1930-1945 cũng đã để lại những kinh nghiệm sáng tác văn chương của mình. Thế nhưng Nguyễn Hiến Lê vẫn là một trường hợp khá đặc biệt. Đó là một đời văn của 120 trước tác đủ loại với hơn 30.000 trang sách. Có một thực tế là, trong nửa thế kỷ qua, sách của Nguyễn Hiến Lê liên tục được xuất bản, tái bản và được người đọc trân trọng đón nhận. Tuy vậy, khi rà soát lại thì số lượng các bài viết hoặc các công trình nghiên cứu về Nguyễn Hiến Lê còn quá ít ỏi. Điều đó là một trở ngại không nhỏ nhưng đồng thời cũng là một hứa hẹn hấp dẫn cho hướng tiếp cận vấn đề. Về tài liệu, do khối lượng trước tác của Nguyễn Hiến Lê quá lớn, chúng tôi phải mạnh dạn gạt bỏ các vấn đề giáo dục, văn hoa, lịch sử, triết học... để chỉ tập trung vào nội dung và mục đích đã chọn. Có tất cả 3 mảng tài liệu chủ yếu :
  16. (1) . Các trước tác của Nguyễn Hiến Lê ưực tiếp bàn về công việc viết văn: Luyện văn I (1953); Nghề viết văn (1956); Luyện văn II, III (1957); Hương sắc trong vườn văn (2 tập),(1962); Đời viết văn của tôi (1996). (2) . Các trước tác, bài viết của Nguyễn Hiến Lê có tác dụng hỗ trợ, bổ sung cho mảng (1): Hồi kí Nguyễn Hiến Lê (1993); một số bài Tựa của Nguyễn Hiến Lê; một số bài viết của Nguyễn Hiến Lê đăng trên Bách Khoa, Mai, Tin Văn.. (3) . Các công trình, bài viết của các tác giả khác viết về Nguyễn Hiến Lê: Trước 30/4/1975, đáng chú ý nhất là các bài viết "nhân dịp tác phẩm thứ 100 của Nguyễn Hiển Lê ra mắt bạn đọc" đăng trên Giai phẩm Bách Khoa số 426 ra ngày 19/4/1975 (và cũng là số cuối cùng của giai phẩm này). Ngoài trang tiểu sử vắn tắt về Nguyễn Hiến Lê được dẫn lại từ cuốn Sống và Viết của Nguiễn Ngu Í kèm nét ký họa chân dung Nguyễn Hiến Lê của Tạ Tỵ, tòa soạn Bách Khoa đã cho đăng bài Ông Nguyễn Hiến Lê và 100 tác phẩm để giới thiệu cuốn Mười câu chuyện văn chương (tác phẩm thứ 100 của Nguyễn Hiến Lê) cùng nội dung phỏng vấn về các dự định sáng tác và tình trạng sức khỏe của Nguyễn Hiến Lê vào thời điểm ấy. Cũng trên số Bách Khoa đó, hai bài viết của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc và của nhà văn Võ Phiến là hai cứ liệu giá trị. Qua những kỷ niệm với Nguyễn Hiến Lê, bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc đã phác họa tính cách của nhà văn đáng kính này với một tình cảm trân trọng, khâm phục và biết ơn sâu sắc. Còn bài viết của nhà văn Võ Phiến Nhân đọc bản thảo cuốn "Nguyễn Hiến Lê" của Châu Hải Kỹ, ngoài những ghi nhận trân trọng đối với công sức và tấm lòng của nhà giáo Châu Hải Kỳ, lại là những khẳng định sắc sảo về tài năng và thành quả trong lĩnh vực học thuật của Nguyễn Hiến Lê. Cuốn Nguyễn Hiến Lê - Cuộc đời và tác phẩm (Nxb Văn học, 1993) của nhà giáo Châu Hải Kỳ (1) vừa nêu trên cũng là một tài liệu khá đặc Châu Hải Kỳ (1920 - 1993), tên thật Võ Văn Côn, nhà giáo, nhà văn, quê Quảng Nam, dạy học ở Nha (1) Trang, tác giả của nhiều bài viết về văn chương và giáo dục trên Bách khoa, Văn,
  17. biệt. Bản thảo đã viết xong vào đầu năm 1975, vừa được nhà văn Võ Phiến giới thiệu trên Bách Khoa thì miền Nam hoàn toàn giải phóng. Từ năm 1977, Châu Hải Kỳ lại tiếp tục viết thêm một phần nữa về cuộc sống và sáng tác của Nguyễn Hiến Lê từ sau 30/4/1975. Có thể coi cuốn sách của Châu Hải Kỳ là một công trình được biên soạn công phu, đầy đủ nhất về Nguyễn Hiến Lê từ trước đến nay. Xuất phát từ lòng ngưỡng mộ văn tài và cốt cách của Nguyễn Hiến Lê, nhà giáo này đã miệt mài tìm hiểu, nghiên cứu hâu như toàn bộ các khía cạnh về cuộc đời, tác phẩm, sự nghiệp của Nguyễn Hiến Lê. Mặc dù bị cắt bỏ nhiều ở khâu biên tập và mắc nhiều lỗi ấn loát do in vội, cuốn Nguyễn Hiến Lê - Cuộc đời và tác phẩm đã cung cấp một lượng thông tin phong phú về cuộc đời nhà văn họ Nguyễn, đồng thời trình bày được một cách hệ thống, cặn kẽ những nhận xét, phân tích, đánh giá đối với phần lớn sự nghiệp trước tác của Nguyễn Hiến Lê. Hết sức thán phục nghị lực và sức sáng tạo mãnh liệt ở nhà văn này, Châu Hải Kỳ còn thấy ở Nguyễn Hiến Lê một "tri thức tân tiến, tâm hồn nhà Nho", một "dây nối với quá khứ". [16; tr.75] Châu Hải Kỳ đánh giá cao năng lực trí tuệ của Nguyễn Hiến Lê: "... là nhà biên khảo, dĩ nhiên gặp trường hợp cũng căn cứ vào sách vở, nhưng luôn luôn trong lúc nhận xét, phẩm luận vẫn có những thị kiến độc đáo riêng tư". [16; tr.117] Ông coi toàn bộ sự nghiệp Nguyễn Hiến Lê có giá trị "vừa mở đường, vừa thức tỉnh".[16; tr.289] về tiến trình sáng tác của Nguyễn Hiến Lê, Châu Hải Kỳ đã nhận thấy đó là lối viết "từ thấp đến cao", được tiến hành dài hơi bằng "một loạt tác phẩm về một chủ điểm". [16; tr.177 - 178] Quen thuộc với bút pháp bình dị, tự nhiên của Nguyễn Hiến Lê, Châu Hải Kỳ đã tinh tế chỉ ra những phần đóng góp đúng là của Nguyễn Hiến Lê trong các công trình hợp soạn với người khác. Theo Võ Phiến, cũng chính Châu Hải Kỳ là "người đầu tiên nêu lên cái đặc tài viết Tựa" [43; tr.50] của Nguyễn Hiến Lê. Có thể nói, trước nay, trong loại sách "chân dung văn học" đã khá phổ biến, hiếm thấy cuốn nào nặng lòng mến mộ chân thành đến tri âm tri kỷ và chu đáo được như vậy. Giáo dục phổ thông... trước 30/04/1975. Cuốn Nguyễn Hiến Lê - Cuộc đời và tác phẩm được xuất bản sau khi ông mất.
  18. Ở mảng (3), ngoài các tài liệu kể trên còn có - trong những năm gần đây - một số bài viết, lời giới thiệu của nhà nghiên cứu Nguyễn Q. Thắng, nhà giáo Lê Anh Dũng và của các Nhà xuất bản Văn học, Văn hóa hoặc các nhà xuất bản địa phương, khi xuất bản hoặc tái bản các tác phẩm của Nguyễn Hiến Lê. Hầu hết các bài viết, lời giới thiệu, lời nhà xuất bản đó đều hết sức trân trọng con người và sự nghiệp của Nguyễn Hiến Lê, đồng thời khẳng định sự tiêu biểu, đa dạng trong sáng tác cũng như tính mẫu mực, nghiêm túc, khoa học trong các công trình biên khảo, nghiên cứu của ông. Nhìn chung, tình hình nghiên cứu về Nguyễn Hiến Lê còn mang tính tổng quan về nhà văn - tác phẩm. Đó là một thuận lợi đáng kể. Tuy vậy, khi dấn sâu thêm một bước theo hướng nhà văn - tác phẩm - vấn đề, luận văn này lại đứng trước tình trạng chưa có một công trình nào đi trước để làm chỗ dựa. 4. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN: Trên cơ sở ghi nhận cuộc đời lao động văn học miệt mài cùng sự nghiệp văn hoá-học thuật đa dạng của Nguyễn Hiến Lê, luận văn tập trung vào việc giới thiệu, phân tích và khẳng định những ý tưởng về lao động nhà văn cùng những kinh nghiệm viết văn từ chính đời văn của Nguyễn Hiến Lê như những đóng góp có giá trị. Hướng đến những nội dung trên, luận văn mong muốn được đóng góp thêm một cái nhìn về một đời sống văn học toàn diện trên một cơ thể chung của văn học Việt Nam; đồng thời bổ sung một vài gợi ý trong lý luận và kinh nghiệm về phương diện lao động nhà văn, một vấn đề ít nhiều có ý nghía trong việc dạy và học môn Văn trong nhà trường hiện nay. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Để xây dựng luận văn này, chúng tôi đã vận dụng trong một chừng mực nhất định và còn hạn hẹp các phương pháp, biện pháp và thủ pháp sau: - Phương pháp khảo sát văn bản được coi là phương pháp cơ bản trong quá trình tìm hiểu các trước tác của Nguyễn Hiến Lê bàn về lao động nhà
  19. văn lẫn kinh nghiệm viết văn. Điểm hạn chế của việc khảo sát này là hầu hết các trước tác của Nguyễn Hiến Lê được sử dụng làm tư liệu đều là những bản in lại trong những năm gần đây, khó bảo đảm được yêu cầu chuẩn xác về mặt văn bản học. - Phương pháp phân tích-tổng hợp được vận dụng trong quá trình lý giải, biện luận, trình bày nội dung của phần chính vặn. Phân tích, tổng hợp cũng đồng thời là biện pháp hoặc thủ pháp được vận dụng cùng với các thủ pháp so sánh, liên hệ, thống kê... ở các cấp độ nhỏ hơn trong văn bản luận văn. 6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN: Luận văn dày 113 trang. Trừ các phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung luận văn bao gồm 2 chương: - Chương 1: NGUYỄN HIẾN LÊ - cuộc ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP (37 trang). - Chương 2: VẤN ĐỀ LAO ĐỘNG NHÀ VĂN TRONG CÁC TRƯỚC TÁC CỦA NGUYỄN HIẾN LÊ (60 trang). *
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2