Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Kinh tế nông nghiệp châu Văn Lãng, tỉnh Thái Nguyên nửa đầu thế kỷ XIX
lượt xem 4
download
Đề tài “Kinh tế nông nghiệp châu Văn Lãng, tỉnh Thái Nguyên nửa đầu thế kỷ XIX” với mong muốn phản ánh một cách khách quan, khoa học tình hình sở hữu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp của châu Văn Lãng nửa đầu thế kỷ XIX nhằm làm rõ tình hình ruộng đất cũng như hoạt động sản xuất nông nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Kinh tế nông nghiệp châu Văn Lãng, tỉnh Thái Nguyên nửa đầu thế kỷ XIX
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG THỊ THƠM KINH TẾ NÔNG NGHIỆP CHÂU VĂN LÃNG, TỈNH THÁI NGUYÊN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 60.22.03.13 LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Đàm Thị Uyên Thái Nguyên, năm 2017
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “Kinh tế nông nghiệp châu Văn Lãng, tỉnh Thái Nguyên nửa đầu thế kỷ XIX” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, nội dung đề tài luận văn có sử dụng tài liệu, thông tin được đăng tải trên các báo, tạp chí và một số cuốn sách (đã nêu ở phần Tài liệu tham khảo). Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng trong công trình nghiên cứu nào. Các trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng. 6 năm 2017 Hoàng Thị Thơm i
- LỜI CẢM ƠN - PGS.TS Đàm Thị Uyên Nam khoa L giúp đỡ Đ Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên đ 4 năm 2017 Hoàng Thị Thơm ii
- MỤC LỤC Trang Trang bìa phụ Lời cam đoan................................................................................................................. i Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii Mục lục ........................................................................................................................ iii D ........................................................................................... iv D , biểu đồ .......................................................................................v MỞ ĐẦU ........................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................ 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nhiệm cứu .................................................................... 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 5 5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu ..................................................... 6 6. Đóng góp của luận văn ..................................................................................... 7 7. Cấu trúc của luận văn ....................................................................................... 7 Chƣơng 1. KHÁI QUÁT VỀ CHÂU VĂN LÃNG, TỈNH THÁI NGUYÊN .........10 1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ................................................................ 10 1.2. Lịch sử hành chính châu Văn Lãng ............................................................. 13 1.3. Các thành phần dân tộc................................................................................ 16 1.3.1. Dân tộc Tày............................................................................................... 18 1.3.2. Dân tộc Nùng ............................................................................................ 20 1.3.3. Dân tộc Kinh ............................................................................................. 21 1.3.4. Dân tộc Sán Chay ..................................................................................... 22 1.3.5. Dân tộc Dao .............................................................................................. 23 1.4. Văn hoá, xã hội ............................................................................................ 25 Chƣơng 2. SỞ HỮU RUỘNG ĐẤT Ở CHÂU VĂN LÃNG NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX ........................................................................................................................25 2.1 Tình hình ruộng đất ở châu Văn Lãng theo địa bạ năm Gia Long 4 (1805) ...... 32 2.2. Sở hữu ruộng đất ở châu Văn Lãng theo địa bạ Minh Mệnh 21 (1840) ..... 44 iii
- 2.3. So sánh sở hữu ruộng đất ở châu Văn Lãng nửa đầu thế kỷ XIX theo địa bạ Gia Long 4 (1805) và Minh Mệnh 21 (1840) ................................................ 51 2.4. Chế độ tô thuế .............................................................................................. 57 Chƣơng 3. SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở CHÂU VĂN LÃNG NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX ...............................................................................................................63 3.1. Trồng trọt ..................................................................................................... 63 3.1.1. Canh tác lúa nước ..................................................................................... 68 3.1.2. Canh tác nương rẫy ................................................................................... 75 3.2. Chăn nuôi ..................................................................................................... 82 3.3. Kinh tế tự nhiên ........................................................................................... 88 3.3.1. Hái lượm ................................................................................................... 88 3.3.2. Săn bắn...................................................................................................... 89 3.3.3. Đánh cá ..................................................................................................... 90 KẾT LUẬN ..................................................................................................................93 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................96 PHỤ LỤC iv
- ĐHSP : Đại học Sư phạm KHXH : Khoa học Xã hội M.s.th.t : Mẫu, sào, thước, tấc. Ví dụ: 10 mẫu 1 sào 3 thước 5 tấc viết tắt là 10.1.3.5 Nxb : Nhà xuất bản Gs : Giáo sư PGS : Phó giáo sư TS : Tiến sĩ TTLTQG I : Trung tâm lưu trữ Quốc gia I GD : Giáo dục Tr : Trang TCN : Trước Công nguyên iv
- , BIỂU ĐỒ Trang Bảng 1.1: Bảng thống kê các dân tộc huyện Đại Từ .......................................... 18 Bảng 2.1. Tình hình ruộng đất năm Gia Long 4 (1805) ..................................... 34 Bảng 2.2. Bình quân sở hữu ruộng đất của một chủ và bình quân số thửa theo địa bạ Gia Long 4 (1805) .................................................................. 37 Bảng 2.3. Quy mô sở hữu ruộng đất theo địa bạ Gia Long 4 (1805) ................. 38 Bảng 2.4. Thống kê sở hữu ruộng đất theo giới tính .......................................... 39 Bảng 2.5. Quy mô sở hữu ruộng đất của các nhóm họ ...................................... 41 Bảng 2.6. Sở hữu ruộng đất của các chức sắc theo địa bạ Gia Long 4 (1805) .. 42 Bảng 2.7. Thống kê tình hình ruộng đất châu Văn Lãng năm Minh Mệnh 21 (1840).... 44 Bảng 2.8. Tình hình phân bố ruộng đất theo địa bạ Minh Mệnh 21 (1840) ...... 45 Bảng 2.9. Quy mô sở hữu ruộng đất theo địa bạ Minh Mệnh 21 (1805) ........... 46 Bảng 2.10. Bình quân sở hữu ruộng đất của một chủ và bình quân số thửa theo địa bạ Minh Mệnh 21 (1840)..................................................... 47 Bảng 2.11. Thống kê quy mô sở hữu ruộng đất của các nhóm họ ..................... 48 Bảng 2.12. Sở hữu ruộng đất của các chức sắc .................................................. 49 theo địa bạ Minh Mệnh 21 (1840) ...................................................................... 49 Bảng 2.13. Sự phân bố các loại ruộng đất ở hai thời điểm 1805 và 1840.......... 51 Bảng 2.14. So sánh quy mô sở hữu ruộng đất tư ở hai thời điểm 1805 và 1840...... 52 Bảng 2.15. So sánh quy mô sở hữu của các nhóm họ ........................................ 54 Bảng 2.16. So sánh tình hình sở hữu ruộng đất của các chức sắc năm 1805 và 1840. 56 Bảng 2.17. Biểu thuế ruộng công tư năm 1803 ................................................. 58 Bảng 2.18. Biểu thuế thời Minh Mệnh (1840) .................................................. 60 Biểu đồ 2.1: Quy mô sở hữu ruộng đất của châu Văn Lãng năm 1805 ............. 38 v
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo sư Trần Văn Giàu từng viết: “Trải qua mấy ngàn năm, nước ta vẫn là một xứ nông nghiệp và lấy xã thôn làm đơn vị cơ sở. Tới đầu thế kỷ XIX cương vực nước ta mới ổn định và thống nhất về mặt hành chính suốt từ ải Nam Quan tới mũi Cà Mau, gồm khoảng 18.000 làng với các tên gọi khác nhau như xã, thôn, phường, giáp, điếm, ấp, lân, trang, trại, man, sách...Làng nước gắn bó xương thịt với nhau, vì nước là thân thể, còn làng là chi thể. Cả làng và nước đều sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước. Cho nên, hai vấn để nông nghiệp và xã thôn là vô cùng quan trọng đối với sự tồn vong, lớn mạnh của dân tộc ta...” [8, tr. 5]. Việt Nam đã là một nước nông nghiệp từ rất lâu đời, kinh tế nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế của Việt Nam. Trong thời quân chủ, kinh tế nông nghiệp càng thể hiện vai trò quan trọng của mình, nó là cơ sở kinh tế, chính trị, xã hội cho sự tồn tại của các vương triều phong kiến. Do đó, các triều đại quân chủ Việt Nam luôn tìm mọi phương thức khác nhau để quản lý chặt chẽ vấn đề ruộng đất và phát triển kinh tế nông nghiệp để đảm bảo ổn định đời sống nhân dân, ổn định chính trị trong nước, giữ vững chủ quyền quốc gia. Tìm hiểu kinh tế nông nghiệp nói chung và ruộng đất nói riêng nhằm, góp thêm những hiểu biết về tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp ở một địa phương và trong một giai đoạn lịch sử nhất định, sẽ giúp chúng ta có những hiểu biết căn bản, về tình hình kinh tế, xã hội, đời sống các tầng lớp nhân dân ở địa phương trong giai đoạn lịch sử đó. Việc nghiên cứu kinh tế nông nghiệp ở mỗi địa phương nhằm cho chúng ta có những hiểu biết căn bản về trình độ quản lý ruộng đất, tập quán sản xuất, sinh hoạt Với những lý do trên tôi quyết định chọn đề tài “Kinh tế nông nghiệp châu Văn Lãng, tỉnh Thái Nguyên nửa đầu thế kỷ XIX” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. Thông qua đó tôi hy vọng đóng góp một phần nhỏ bé 1
- của mình vào việc tìm hiểu các chính sách về ruộng đất, sự phân hoá xã hội và tập quán sản xuất nông nghiệp của châu châu Văn Lãng, tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn nửa đầu thế kỷ XIX. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Vấn đề kinh tế nông nghiệp thời nào cũng vậy luôn đóng vai trò hết sức quan trọng đối kinh tế đất nước. Vì thế, từ lâu đã được các nhà sử học quan tâm, ghi chép lại trong các cuốn sách cổ, tiêu biểu như: Lịch triều hiến chương loại chí, Đại Nam nhất thống chí, Kiến văn tiểu lục, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Đồng Khánh địa dư chí.... Trước hết là cuốn “Đất nước Việt Nam qua các đời” của tác giả Đào Duy Anh, Nxb Thuận Hóa, Huế, xuất bản năm 1994. Đây là tác phẩm tập trung nghiên cứu địa lý hành chính, cương vực của nước Việt Nam và vị trí các khu vực hành chính trải qua các đời từ Văn Lang – Âu Lạc, qua thời kỳ Bắc thuộc , trải đến thời tự chủ và cho đến thời nhà Nguyễn. Vào cuối thập kỷ 50 và đầu thập kỷ 60 của thế kỷ XX, đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu, trong đó tiêu biểu là cuốn: “Chế độ ruộng đất và kinh tế nông nghiệp thời Lê sơ” của tác giả Phan Huy Lê do Nhà xuất bản Văn Sử Địa, Hà Nội xuất bản năm 1959, gồm 214 trang. Trong tác phẩm này, tác giả trình bày những nét lớn về chính sách ruộng đất, nông nghiệp của nhà Lê sơ thế kỷ XV, các hình thức sở hữu, chiếm hữu ruộng đất, địa tô và sự bóc lột địa tô. Kể từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, đây là cuốn sách đầu tiên chuyên về đề tài này của giới sử gia, dựa trên cơ sở các bộ sử cũ của các sử gia phong kiến. Mặc dù cuốn sách không đề cập đến tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp châu Văn Lãng tỉnh Thái Nguyên nửa đầu thế kỷ XIX, nhưng đây là một trong những tài liệu quan trọng để chúng tôi có thêm nhận thức trong quá trình hoàn thiện luận văn. Từ những năm cuối thập kỷ 70, đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX, một số công trình chuyên khảo khá quy mô và công phu nghiên cứu về vấn đề ruộng 2
- đất. Trong chuyên khảo “Tìm hiểu chế độ ruộng đất Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX” (Nxb KHXH, Hà Nội, 1979), dựa trên những bộ chính sử của triều Nguyễn, tác giả Vũ Huy Phúc đã hệ thống hoá nội dung, bản chất những chính sách lớn về ruộng đất của triều Nguyễn và kết cấu ruộng đất hình thành từ chính sách đó, cũng như tác động, hậu quả của nó đối với yêu cầu phát triển của lịch sử kinh tế, xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX. Nội dung của tác phẩm không trực tiếp đề cập đến châu Văn Lãng tỉnh Thái Nguyên, nhưng đây là một trong những tài liệu quan trọng giúp chúng tôi tìm hiểu về chế độ ruộng đất của Việt Nam trong nửa đầu thế kỷ XIX. Tác giả Trương Hữu Quýnh trong chuyên khảo “Chế độ ruộng đất Việt Nam thế kỷ XI-XVIII” gồm 2 tập (Nxb KHXH, Hà Nội, 1982,1983), đã phác thảo những nét chính về chế độ ruộng đất Việt Nam từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, qua đó bước đầu vạch ra xu thế phát triển chủ yếu cũng như tính chất kinh tế, xã hội của nó. Trong chuyên khảo bên cạnh việc sử dụng tư liệu chính sử tác giả còn sử dụng nguồn tư liệu địa phương rất phong phú (bao gồm gia phả, văn bia...). Vì vậy chuyên khảo là một nguồn tài liệu quan trọng cung cấp những tư liệu quý báu, có giá trị về vấn đề sở hữu ruộng đất cho người đọc, người nghiên cứu lịch sử. Trong tác phẩm “Kinh tế thời nguyên thuỷ ở Việt Nam” xuất bản năm 1970, tác giả Đặng Phong trình bày, phân tích một cách sâu sắc về các ngành kinh tế ở Việt Nam như hái lượm, săn bắt, trồng trọt, chăn nuôi, các ngành thủ công... Năm 1997, hai tác giả Trương Hữu Quýnh, Đỗ Bang đã cho xuất bản tác phẩm Tình hình ruộng đất, nông nghiệp và đời sống nông dân dưới triều Nguyễn do Nhà xuất bản Thuận Hóa ấn hành. Tác giả vẽ lại bức tranh cụ thể về tình hình ruộng đất chủ yếu thông qua tài liệu địa bạ. Các chính sách về nông nghiệp đặc biệt là các chính sách về ruộng đất dưới triều Nguyễn. Bên cạnh đó, các tác giả còn nêu được một số nội dung về đời sống nông dân dưới triều Nguyễn. 3
- Bên cạnh các cuốn sách nói trên còn có nhiều bài viết đề cập đến vấn đề này được đăng tải trên các tạp chí nghiên cứu lịch sử, nghiên cứu kinh tế, dân tộc học của các tác giả như: Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm, Nguyễn Hồng Phong, Trương Hữu Quýnh, Nguyễn Đức Nghinh, Phan Đại Doãn, Vũ Huy phúc, Vũ Văn Quân - Nguyễn Quang Ngọc, Đào Tố Uyên, Nguyễn Cảnh Minh....Các bài viết của những tác giả nêu ở trên đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của chế độ sở hữu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XI đến đầu thế kỷ XX. Ngoài ra còn có thể kể đến một số công trình nghiên cứu có giá trị như: luận án “Công cuộc khẩn hoang thành lập huyện Kim Sơn (1829)” (1991), của tác giả Đào Tố Uyên. Công trình đã chỉ ra những điểm cơ bản và diễn biến của chế độ ruộng đất ở huyện Kim Sơn nửa đầu thế kỷ XIX. Luận án Huyện Quảng Hoà (tỉnh Cao Bằng) từ khi thành lập đến giữa thế kỷ XIX” (2000) của tác giả Đàm Thị Uyên đã làm rõ tình hình kinh tế, chính trị xã hội của huyện Quảng Hoà (tỉnh Cao Bằng), đặc biệt tác giả quan tâm nghiên cứu sâu về ruộng đất, kinh tế nông nghiệp của huyện Quảng Hoà dưới triều Nguyễn. Luận văn thạc sĩ “Sở hữu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp ở huyện Đại Từ (Thái Nguyên) nửa đầu thế kỷ XIX” của tác giả Hoàng Xuân Trường, bảo vệ tại Đại học Sư phạm Thái Nguyên năm 2012. Luận văn đã trình bày đặc điểm tự nhiên, thành phần dân tộc, tình hình ruộng đất, sự phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện Đại Từ, một huyện giáp gianh với châu Văn Lãng xưa. Luận văn thạc sĩ “Ruộng đất và kinh tế nông nghiệp ở huyện Bảo Lạc (Cao Bằng) nửa đầu thế kỷ XIX” của tác giả Chu Thu Hương, bảo vệ tại Đại học Sư phạm Thái Nguyên năm 2014. Luận văn đã trình bày khái quát đặc điểm tự nhiên, thành phần dân tộc, đi sâu nghiên cứu về tình hình ruộng đất, sự phát triển kinh tế, nông nghiệp của huyện Bảo Lạc, một huyện vùng cao của tỉnh Cao Bằng. 4
- Cuốn “Địa chí Thái Nguyên”, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, xuất bản năm 2009. Cuốn sách đã trình bày cụ thể về kinh tế, văn hóa, xã hội của cả tỉnh Thái Nguyên cũng như các huyện trên địa bàn tỉnh. Như vậy, cho đến nay chưa có một công trình nào đi sâu tìm hiểu về vấn đề “Kinh tế nông nghiệp châu Văn Lãng, tỉnh Thái Nguyên nửa đầu thế kỷ XIX”. Bởi vậy, còn nhiều vấn đề quan trọng chưa được làm sáng tỏ như vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, nguồn gốc dân tộc, chế độ sở hữu ruộng đất, kinh tế nông nghiệp... Song, chúng tôi vẫn xem thành quả của những nhà nghiên cứu đi trước là ý kiến gợi mở quý báu, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt luận văn thạc sĩ của mình. 3. Mục đích và nhiệm vụ nhiệm cứu - Mục đích: Đề tài “Kinh tế nông nghiệp châu Văn Lãng, tỉnh Thái Nguyên nửa đầu thế kỷ XIX”, tác giả mong muốn phản ánh một cách khách quan, khoa học tình hình sở hữu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp của châu Văn Lãng nửa đầu thế kỷ XIX nhằm làm rõ tình hình ruộng đất cũng như hoạt động sản xuất nông nghiệp. Từ đó bước đầu phân tích và đưa ra một số nhận xét sơ bộ về tình hình sở hữu ruộng đất và cơ cấu kinh tế của châu Văn Lãng thời điểm này. Ngoài ra, còn góp phần nâng cao kiến thức chuyên môn cho bản thân phục vụ cho công tác học tập và giảng dạy. - Nhiệm vụ nghiên cứu: Bước đầu nghiên cứu tương đối cụ thể về: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân cư, tình hình kinh tế - xã hội của châu Văn Lãng, tỉnh Thái Nguyên trong quá khứ và hiện tại. Nội dung chính cần phải làm rõ là tình hình ruộng đất và sản xuất nông nghiệp châu Văn Lãng nửa đầu thế kỷ XIX. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: sản xuất ă - 5
- + Phạm vi thời gian: Nửa đầu thế kỷ XIX + Phạm vi không gian: Tác giả tập trung nghiên cứu châu Văn Lãng theo địa giới lãnh thổ nửa đầu thế kỷ XIX với 4 tổng 19 xã. 5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Nguồn tài liệu - Đề tài nghiên cứu khai thác, sử dụng nguồn tư liệu bao gồm một số cuốn sách và địa chí cổ như: dư , ... Các sách chuyên khảo và các bài viết đề cập đến lịch sử, văn hóa người Tày, Nùng, Kinh…. Của các cơ quan nghiên cứu và các nhà khoa học. Bên cạnh đó là tài liệu nghiên cứu về ruộng đất và kinh tế nông nghiệp như: “Chế độ ruộng đất Việt Nam thế kỷ XI-XVIII”, tập I và tập II của tác giả Trương Hữu Quýnh, “Tìm hiểu chế độ ruộng đất Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX” (Nxb KHXH, Hà Nội, 1979)” của Vũ Huy Phúc, “Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn” của Nguyễn Đình Đầu. Các bài viết đề cập đến vấn đề này trong “Nông thôn Việt Nam trong lịch sử” (2 tập) (Nxb KHXH, Hà Nội, 1991, 1993)... - Nguồn tư liệu địa bạ: Luận văn sử dụng 19 đơn vị địa bạ. Trong đó có 11 đơn vị địa bạ có niên đại Gia Long 4 (1805), 8 đơn vị địa bạ có niên đại Minh Mệnh 21 (1840). Có 5 xã có địa bạ ở hai thời điểm 1805 và 1840. Các bản địa bạ đều là bản chính, hiện đang lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia I Hà Nội, tất cả các xã của châu Văn Lãng đều có địa bạ, đó là cơ sở để cho chúng tôi khôi phục tình hình ruộng đất của châu Văn Lãng tỉnh Thái Nguyên nửa đầu thế kỷ XIX. Ngoài ra đề tài còn khai thác, sử dụng một số nguồn tư liệu khác như: Nguồn tư liệu địa phương (Địa chí Thái Nguyên...); Nguồn tư liệu điền dã đó là những bài ca dao, tục ngữ địa phương, những hình ảnh có đề cập đến vấn đề ruộng đất và kinh tế nông nghiệp. 5.2. Phương pháp nghiên cứu: Thực hiện đề tài này tác giả đã sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp logic, là hai phương pháp chính, kết hợp với 6
- khác hệ thống hoá bằng các biểu bảng, nhằm làm rõ vấn đề nghiên cứu. Trên cơ sở thực tế là nguồn địa bạ triều Nguyễn, tác giả đặc biệt chú ý khâu giám định tư liệu để thấy được mức độ chính xác của nó. Đồng thời tác giả kết hợp các nguồn tư liệu khác để hoàn thiện luận văn, sử dụng phương pháp phân tích định lượng để xử lý nguồn tư liệu trong địa bạ. Phương pháp đồng đại và lịch đại giúp c ă 6. Đóng góp của luận văn - Lần đầu tiên công bố 19 tập địa bạ của châu Văn Lãng được khai thác tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I Hà Nội. - Từ những tư liệu địa bạ luận văn chỉ ra tình hình ruộng đất và sản xuất nông nghiệp của châu Văn Lãng ở nửa đầu thế kỷ XIX. Đồng thời cho chúng ta thấy được phong tục, tập quán, tín ngưỡng sản xuất của nhân dân địa phương giai đoạn nửa đầu thế kỷ XIX. - Luận văn góp thêm tư liệu cho việc biên soạn lịch sử địa phương và là tài liệu tham khảo cho tác giả và nhân dân địa phương trong việc học tập, giảng dạy lịch sử địa phương và tộc người. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội dung của luận văn được chia làm 3 chương Chương 1: Khái quát vể châu Văn Lãng, tỉnh Thái Nguyên Chương 2: Sở hữu ruộng đất ở châu Văn Lãng nửa đầu thế kỷ XIX Chương 3: Sản xuất nông nghiệp ở châu Văn Lãng nửa đầu thế kỷ XIX 7
- BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH THÁI NGUYÊN (Nguồn: Tác giả biên vẽ) 8
- BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN ĐẠI TỪ ế Na Mao Tân Linh (Nguồn: Tác giả biên vẽ) 9
- Chƣơng 1 KHÁI QUÁT VỀ CHÂU VĂN LÃNG, TỈNH THÁI NGUYÊN 1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý Văn Lãng là một châu thuộc Phủ Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn nửa đầu thế kỷ XIX, nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Thái Nguyên. Địa giới của châu vào nửa đầu thế kỷ XIX đã được sách Đại Nam nhất thống chí chép như sau: “Huyện Văn Lãng ở cách phủ 44 dặm về phía đông nam, đông tây cách nhau 36 dặm, phía đông đến địa giới huyện Phú Lương 21 dặm, phía tây đến địa giới huyện Sơn Dương tỉnh Sơn Tây 15 dặm, phía bắc đến địa giới châu Định 21 dặm, không rõ tên huyện đặt từ đời nào. Trước thuộc phủ Phú Bình do phiên thần họ Ma nối đời quản trị” [29, tr. 183]. Sách Đồng Khánh địa dư chí miêu tả chi tiết về vị trí của châu Văn Lãng ở nửa đầu thế kỷ XIX như sau: “Huyện lỵ nguyên đặt ở xã Thượng Lãm, năm Tự Đức 4 (1851) vâng chỉ giám bỏ, do phủ Thông Hoá kiêm nhiếp. Huyện hạt ở phía đông nam cách phủ lỵ 44 dặm, phía đông giáp xã Phủ Lý huyện Phú Lương, phía Tây giáp xã Trúc Đạm huyện Sơn Dương tỉnh Sơn Tây, phía nam giáp xã Phú Minh Thượng huyện Đại Từ, phía bắc giáp 2 xã Phúc Nhiêu, Quảng Nạp thuộc Định Châu. Đông tây cách nhau 36 dặm. Nam bắc cách nhau 36 dặm” [41, tr. 809]. Trước Năm 1835 châu Văn Lãng thuộc phủ Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, năm Minh mệnh thứ 16 (1835) nhà Nguyễn tách Châu Định Hoá và 3 huyện Văn Lãng, Đại Từ, Phú Lương ra khỏi Phủ Phú Bình và đặt làm phủ Tòng Hoá. “Năm Minh Mạng thứ 12 (1831) chia tỉnh hạt gọi là tỉnh Thái Nguyên, đặt các chức bố chánh và án sát dưới quyền tổng đốc Ninh – Thái. Năm thứ 16 trích lấy 4 châu huyện là Định Châu, Văn Lãng, Đại Từ và Phú Lương đặt thành phủ Tùng Hoá, các phủ huyện đầu đổi đặt lưu quan” [29, tr. 178]. Như vậy, địa bàn châu Văn Lãng hiện nay là khu vực phía Bắc của huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên bao gồm các xã: Yên Lãng, Minh Tiến, Phúc Lương, 10
- Đức Lương, Phú Cường, Na Mao, Phú Thịnh, Bản Ngoại, Phú Lạc, Phú Xuyên, Tân Linh, Phúc Linh. Khu vực này giáp với huyện Định Hoá, Phú Lương tỉnh Thái Nguyên và huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang ngày nay. Điều kiện tự nhiên Châu Văn Lãng nay là khu vực phía Bắc của huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, khu vực này dưới sự tác động của quá trình vận động địa chất đã quy định đặc điểm của địa hình nơi đây là vùng trung du và miền núi. Châu Văn Lãng là vùng đất ít sông, suối, nhiều núi. Sách Đồng Khánh địa dư chí chép về địa hình núi sông Văn Lãng như sau: “Toàn hạt đều là núi, nhưng không núi nào có tên. Một dòng sông từ giáp địa phận Định Châu chảy quanh huyện lỵ rồi chảy về nam đến giáp bến Xuân Độ huyện Đại Từ, dài 95 dặm, rộng 3 trượng, sâu 5 thước.” [41, tr. 809]. Con sông chảy qua địa phận châu Văn Lãng là dòng sông Công bắt nguồn từ vùng rừng núi Điềm Mạc (huyện Định Hoá) chảy theo hướng tây bắc – đông nam với chiều dài chạy qua huyện Đại Từ khoảng 2km. Mặc dù có duy nhất một con sông nhưng khu vực này lại được ưu đãi bởi dãy núi Tam Đảo và hệ thống các núi khác tạo ra các con suối nhỏ trong khu vực huyện rồi chảy ra sông Công. Các con suối nhỏ này có chung đặc điểm là ngắn và chảy mạnh. Hệ thống thuỷ văn ở Văn Lãng không có giá trị lớn về vận tải đường thuỷ, nhưng có một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc cung cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và cuộc sống sinh hoạt của người dân nơi đây. Một số hồ, đập nhân tạo như: hồ Phượng Hoàng, đập Minh Tiến, Phú Xuyên, Na Mao, Đức Lương với dung lượng nước tưới bình quân từ 40 – 50 ha mỗi đập và từ 180-500 ha mỗi hồ. Khí hậu Văn Lãng mang nét chung của vùng trung du miền núi phía Bắc. Sách Đại Nam nhất thống chí chép về khí hậu tỉnh Thái Nguyên, trong đó có phản ánh khí hậu nơi đây: “Hàng năm cuối mùa xuân mới hơi nóng, đến mùa hè nóng lắm, đầu mùa thu lạnh dần, đến mùa đông rét lắm. Vì địa thế có nhiều núi cao nên rét nhiều, nóng ít......các huyện Tư Nông, Đồng Hỷ, Phú Bình, Bình 11
- Xuyên khí lam chướng nhẹ còn các huyện khác thì nặng mà huyện Đại Từ, Vũ Nhai thì nặng hơn cả” [29, tr. 187-188]. Đặc điểm của khí hậu châu Văn Lãng được sách Đồng Khánh địa dư chí như sau: “Cuối xuân còn lạnh, đến mùa hạ hơi nóng, đầu thu chớm lạnh, đến mùa đông rét đậm. Sương mù phủ khắp, gần trưa mới tan” [41, tr. 810]. Khí hậu của Văn Lãng chịu ảnh hưởng bởi khí hậu của khu vực được tạo nên bởi các cánh cung lớn Tây Bắc và Việt Bắc gần như đồng quy về tỉnh Thái Nguyên nói chung, dạng địa hình này tạo điều kiện cho sự xâm nhập khí lạnh từ phương Bắc vào sâu lãnh thổ qua các huyện miền núi của tỉnh vào Đại Từ, đồng thời cũng chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Nam thổi tới. Đặc trưng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm thể hiện qua các chỉ số: Nhiệt độ trung bình 22,90C, nhiệt độ cao nhất trung bình trong năm là 27,20C, nhiệt độ thấp nhất trung bình trong năm là 200C, tổng nhiệt độ năm của huyện Đại Từ là 7.000 – 8.0000C. Lượng mưa ở đây tương đối cao, bình quân từ 1.872mm/năm, do mưa nhiều khí hậu thường ẩm ướt, độ ẩm trung bình từ 70 - 80% phù hợp cho nhiều loại cây trồng phát triển, nhất là cây chè. Tuy nhiên lượng mưa phân bố không đều theo không gian và thời gian, lượng mưa có sự chênh lệch lớn giữa mùa khô và mùa mưa, mùa mưa cường độ mưa tương đối lớn, chiếm gần 80% tổng lượng mưa trong năm. Khí hậu phân thành 2 mùa, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, gió Đông Nam, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 gió Đông Bắc chiếm ưu thế, lượng mưa ít, thời tiết hanh khô. Với những đặc điểm khí hậu như vậy làm cho hoạt động kinh tế, văn hoá của vùng vừa có nét chung lại vừa có nét riêng đặc thù. Hiện nay diện tích đất tự nhiên là 23.313 ha (năm 2015) chiếm trên 40% diện tích toàn huyện Đại Từ, trong đó đất nông nghiệp chiếm 38,50%, (8.990 ha) đất lâm nghiệp chiếm 47, 80%, (11.146 ha) còn lại là đất phi nông nghiệp chiếm 13,70% (2,739 ha). Trong tổng diện tích đất hiện có thì diện tích đất 12
- chưa sử dụng chiếm 1.81% (101 ha), chủ yếu là đất đồi núi và sông suối. Đất đai ở đây chủ yếu là đất sườn đồi thích hợp cho việc phát triển cây công nghiệp, nhất là cây chè. Về khoáng sản: có nguồn nguyên liệu than và khoáng sản khá dồi dào, tập trung ở một số xã như Yên Lãng, Na Mao, Minh Tiến... trữ lượng lớn nhất là mỏ than Núi Hồng ở xã Yên Lãng với trữ lượng khoảng 10 nghìn tấn/ năm. Bên cạnh nguồn nguyên liệu than, khu vực này còn có nhiều loại khoáng sản quý như: quặng sắt, quặng ti tan đều có rải rác ở các xã phía Bắc này. Ngoài ra còn có vật liệu xây dựng gồm các mỏ đất sét, đá, cát, sỏi... Về động thực vật: mặc dù là một huyện thuộc trung du miền núi phía Bắc, nhưng sản vật của địa phương không nhiều. Trong sách Đại Nam nhất thống chí có ghi rằng: “Nhung hươu, mật gấu, sáp ong sơn phận các huyện đều có” [29, tr. 210]. Sách Đồng Khánh địa dư chí chép cụ thể như sau: “Toàn hạt chỉ có lúa, khoai, đậu. Các sản vật khác có tre vầu, củ nâu, sa nhân. Thú rừng có hươu, lợn rừng, gà rừng. Ngoài ra không có sản vật quý gì” [41, tr.810]. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ở đây thuận lợi cho sự phát triển vật nuôi và cây trồng, thích hợp cho sự phát triển kinh tế nông lâm nghiệp hiện nay, đặc biệt là cây chè. 1.2. Lịch sử hành chính châu Văn Lãng Trong lịch sử hình thành và phát triển, vùng đất Văn Lãng luôn gắn liền với quá trình phát triển của lịch sử của Thái Nguyên qua các thời đại. Vào thời kỳ các vua Hùng dựng nước, nước ta chia thành 15 bộ, Văn Lãng hồi đó chưa được thành lập nên chưa có tên trong các bộ của nước ta. Dưới triều Lý, là châu Thái Nguyên và châu Vũ Lặc. Đến thời nhà Trần, năm Quang Thái thứ 10 (1397), Trần Thuận Tông đổi châu Vũ Lặc thành trấn Thái Nguyên: “Thời thuộc Minh là phủ, năm Vĩnh Lạc mới đổi trấn Thái Nguyên làm châu Thái Nguyên gồm 11 huyện: Phú Lương, Tư Nông, Vũ Lễ, Đồng 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Đời sống kinh tế - Văn hóa của tộc người Mông ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái nguyên từ năm 1975 đến năm 2015
90 p | 67 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Hoạt động giao thương Việt Nam - Lào qua cửa khẩu quốc tế Nặm Phao (1997–2015)
92 p | 34 | 6
-
Luận văn thạc sĩ Nhân văn: Kinh tế biển ở huyện đảo Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh (1994-2012)
104 p | 40 | 6
-
Luận văn thạc sĩ Nhân văn: Kinh tế ngư nghiệp và văn hóa của cư dân ven biển huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định từ năm 1986 đến năm 2012
111 p | 50 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Đời sống kinh tế, văn hóa của cư dân các xã ven biển huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình (1986 -2015)
114 p | 44 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Phụ nữ dân tộc thiểu số huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên với công cuộc xây dựng nông thôn mới (2008-2014)
103 p | 26 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Đời sống kinh tế, văn hóa của cư dân đảo Hà Nam, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh từ năm 1986 đến năm 2015
113 p | 35 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Công cuộc xây dựng nông thôn mới của thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh (2008-2013)
110 p | 50 | 5
-
Luận văn thạc sĩ Nhân văn: Kinh tế du lịch khu vực miền Tây tỉnh Yên Bái
93 p | 39 | 5
-
Luận văn thạc sĩ Nhân văn: Mạng lưới chợ nông thôn ở huyện Bình Liêu tỉnh Quảng Ninh (1986-2014)
104 p | 39 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Châu Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn nửa đầu thế kỉ XIX
132 p | 34 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Kinh tế, văn hóa châu Lục Yên, tỉnh Tuyên Quang nửa đầu thế kỉ XIX
124 p | 25 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên (2001-2015)
114 p | 50 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Hoạt động kinh tế, văn hóa của cộng đồng người Việt Nam tại tỉnh Khăm Muộn (Lào) từ năm 1947 đến năm 2015
89 p | 37 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Hôn nhân và gia đình người Khơ Mú huyện Phương tỉnh Viêng Chăn (CHDCND Lào) từ năm 1975-2015
115 p | 38 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Đời sống kinh tế văn hóa của dân tộc Thái Đen (Tày Đăm) huyện Khăm tỉnh Xiêng Khoảng nước CHDCND Lào giai đoạn 1975-2015
95 p | 29 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư thành phố Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh (2001 -2015)
107 p | 32 | 3
-
Luận văn thạc sĩ Nhân văn: Kinh tế, văn hóa của người Việt ở thành phố Viêng Chăn (Lào)(1975-2014)
96 p | 33 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn