intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Sinh kế của cư dân xã Vô Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên (1986-2015)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:98

29
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là tìm hiểu các hoạt động sinh kế của cư dân xã Vô Tranh; chỉ ra các yếu tố tác động đến việc lựa chọn sinh kế cũng như ảnh hưởng đến hoạt động sinh kế của cư dân xã Vô Tranh. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Sinh kế của cư dân xã Vô Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên (1986-2015)

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HOÀNG THỊ TÚ ANH SINH KẾ CỦA CƯ DÂN XÃ VÔ TRANH HUYỆN PHÚ LƯƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN (1986 - 2015) LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN THÁI NGUYÊN - 2017
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HOÀNG THỊ TÚ ANH SINH KẾ CỦA CƯ DÂN XÃ VÔ TRANH HUYỆN PHÚ LƯƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN (1986 - 2015) Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 60 22 03 13 LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Quế Loan THÁI NGUYÊN - 2017 i
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Những quan điểm mà luận văn kế thừa của những tác giả đi trước đều được trích dẫn nguồn chính xác, cụ thể. Thái Nguyên, ngày 20 tháng 4 năm 2017 Tác giả luận văn Hoàng Thị Tú Anh i
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn thạc sĩ:“Sinh kế của cư dân xã Vô Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên”, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của nhiều cơ quan, tập thể và cá nhân. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Thị Quế Loan đã hướng dẫn tận tình chỉ bảo tôi trong việc xác định đề tài, tiếp cận các lý thuyết, phương pháp nghiên cứu, gợi ý các nội dung và sửa chữa bản luận văn này, giúp tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập và nghiên cứu khoa học. Tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới UBND xã Vô Tranh, cán bộ và người dân tại các xóm đã tạo điều kiện, giúp đỡ tận tình cho tôi trong suốt thời gian điền dã lấy tư liệu để viết luận văn. Cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa lịch sử, cảm ơn gia đình, những người bạn đã khích lệ, động viên, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi khi thực hiện luận văn này./. Thái Nguyên, ngày 20 tháng 4 năm 2017 Tác giả luận văn Hoàng Thị Tú Anh ii
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... iv DANH MỤC BẢNG .......................................................................................... v MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề........................................................................... 2 3. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 7 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu ........................... 7 5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu ................................................ 8 6. Đóng góp của đề tài ..................................................................................... 9 7. Cấu trúc của đề tài ....................................................................................... 9 Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ XÃ VÔ TRANH ............................................ 10 1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên ............................................................... 10 1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội ........................................................................ 13 1.2.1. Đặc điểm kinh tế.............................................................................. 13 1.2.2. Đặc điểm xã hội ............................................................................... 17 Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 26 Chương 2. HOẠT ĐỘNG SINH KẾ CỦA CƯ DÂN XÃ VÔ TRANH (1986- 2015) .................................................................................. 27 2.1 Sinh kế nông nghiệp ................................................................................ 27 2.1.1 Trồng trọt .......................................................................................... 27 2.1.2. Chăn nuôi......................................................................................... 43 2.2. Sinh kế khác............................................................................................ 46 2.2.1. Tiểu thủ công nghiệp ....................................................................... 46 iii
  6. 2.2.2. Kinh doanh, dịch vụ ........................................................................ 48 2.2.3 Làm công ăn lương, làm thuê ........................................................... 50 Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 54 Chương 3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SINH KẾ CỦA CƯ DÂN XÃ VÔ TRANH ..................... 55 3.1. Hiệu quả của các hoạt động sinh kế ....................................................... 55 3.2. Các yếu tố tác động đến sinh kế của cư dân từ năm 1986 ..................... 59 3.3. Những vấn đề đặt ra trong phát triển bền vững sinh kế của cư dân xã Vô Tranh ........................................................................................................ 66 Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 76 KẾT LUẬN....................................................................................................... 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 79 PHỤ LỤC iv
  7. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Viết là Đọc là HTX Hợp tác xã NXB Nhà xuất bản THPT Trung học phổ thông TNHH Trách nhiệm hữu hạn UBND Ủy ban nhân dân iv
  8. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Tình hình sử dụng đất đai của xã năm 2013 ................................... 14 Bảng 1.2: Diện tích đất, cơ sở thờ tự của các tôn giáo ................................... 19 Bảng 2.1: Diện tích, năng suất một số cây trồng chính năm 2012 .................. 34 Bảng 2.2: Các loại hình sản xuất nông nghiệp chính của xã Vô Tranh năm 2014, 2015 ....................................................................................... 35 Bảng 2.3: Sự chuyển biến về diện tích và giá trị sản lượng cây trồng chính từ 2012- 2015 .................................................................................. 37 Bảng 2.4: Số lượng gia súc, gia cầm năm 2012 , 2015 ................................... 45 Bảng 2.5: Thống kê số lao động làm công ăn lương của xã Vô Tranh ........... 51 Bảng 3.1: Thống kê số hộ nghèo của xã từ năm 2010 2015.......................... 55 Bảng 3.2: Giá bán một số sản phẩm nông sản ở xã Vô Tranh ......................... 58 Bảng 3.3: Chế độ với người có công, hộ nghèo của xã Vô Tranh năm 2015 .. 63 v
  9. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Theo âm Hán Việt, sinh được hiểu là sinh sống, kế là cách thức, phương pháp, phương cách. Sinh kế là phương thức kiếm sống, cách thức kiếm sống, những hoạt động cần thiết để có được và đáp ứng những nhu cầu vật chất của con người như ăn, ở, mặc và sinh hoạt. Có thể nói, sinh kế là một thành tố quan trọng trong đời sống văn hóa tộc người, có tác động mật thiết và có ảnh hưởng quan trọng đối với đời sống văn hóa, xã hội, chính trị. Kể từ khi thực hiện đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng. Diện mạo đất nước có nhiều thay đổi, kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng khá, tiềm lực và quy mô nền kinh tế tăng lên (đạt ngưỡng thu nhập trung bình), đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, đồng thời tạo ra nhu cầu và động lực phát triển cho tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Điều đó, đã tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng hiện đại. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu nổi bật trên, thì Việt Nam vẫn còn nguy cơ nghèo và đói nghèo ở những khu vực vùng sâu vùng xa, đối với những đối tượng đặc biệt như phụ nữ, trẻ em và các nhóm dân tộc thiểu số. Vì vậy, xóa đói giảm nghèo là vấn đề then chốt của Việt Nam nhằm cải thiện đời sống để phát triển bền vững. Trong đó, giải quyết triệt để gốc của đói nghèo đó là sinh kế bền vững. Vô Tranh là một xã miền núi thuộc huyện Phú Lương. Trong những năm qua, được sự quan tâm của các ngành, các cấp, xã Vô Tranh đã cố gắng 1
  10. khai thác có hiệu quả những tiềm năng hiện có để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, nên kinh tế - xã hội của xã còn chậm phát triển, chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có. Nền nông nghiệp mang tính chất manh mún, cơ sở sản xuất lạc hậu, năng suất thấp. Công nghiệp, thủ công nghiệp mang tính chất nhỏ lẻ, sản xuất cầm chừng chưa có thị trường xuất khẩu lớn. Giáo dục, y tế còn nhiều bất cập, trình độ dân trí nhất là vùng sâu, vùng xa còn thấp đời sống văn hóa tinh thần còn nhiều hạn chế, thiếu đội ngũ lao động có tay nghề kỹ thuật. Đặc biệt, tỷ lệ đói nghèo còn cao. Xuất phát từ lý do đó, chúng tôi chọn đề tài “Sinh kế của cư dân xã Vô Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên (1986-2015)” làm đề tài luận văn thạc sỹ. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Sinh kế là hoạt động tất yếu của con người để tồn tại và đã trở thành một phần quan trọng của văn hóa tộc người. Nó được coi là thước đo đánh giá sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Trong những năm gần đây, khi hội nhập kinh tế với thế giới, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển quan trọng, làm thay đổi mọi mặt đời sống xã hội. Tuy nhiên, trình độ phát triển kinh tế chưa đồng đều ở các vùng, tỉnh. Nhiều nơi đời sống nhân dân còn nghèo, đặt ra nhiều bài toán cần giải quyết, trong đó có vấn đề sinh kế của cư dân. Do vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết của các khoa học đi sâu phân tích về hoạt động sinh kế của người dân, đặc biệt chú ý đến đời sống của cư dân nghèo khổ. Dưới góc độ nghiên cứu về chiến lược sinh kế, sinh kế bền vững cho các vùng, tỉnh, địa phương có thể xem xét các công trình nghiên cứu sau: 2
  11. Năm 2006, PGS. TS Hoàng Mạnh Quân đã Nghiên cứu đặc điểm văn hóa kiến thức bản địa và chiến lược sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số tại Đakrong - Quảng Trị, nghiên cứu này được đăng trong tạp chí khoa học của trường Đại học Nông Lâm Huế, số 38. Trong nghiên cứu, tác giả đã làm rõ về kiến thức bản địa và mối liên hệ của nó với chiến lược sinh kế của vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đồng thời, tác giả cũng đánh giá những điểm tích cực và hạn chế trong việc vận dụng kiến thức bản địa vào các hoạt động sinh kế. Trong nghiên cứu này đề cập đến việc xây dựng một chiến lược sinh kế bền vững để người dân tự xây dựng và phát triển chiến lược sinh kế cho bản thân và gia đình vừa đảm bảo điều kiện sống hiện tại vừa bảo đảm cho sự phát triển vững chắc cho tương lai. Năm 2008, luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả Phạm Anh Ngọc nghiên cứu về Phát trển kinh tế hộ nông dân ở huyện Phú Lương trong tiến trình hội nhập kinh tế, quốc tế, trường Đại học Thái Nguyên. Đề tài đề cập đến tình hình phát triển kinh tế, cơ sở vật chất - kĩ thuật của hộ nông dân trong huyện. Trên cơ sở đó đề tài rút ra các giải pháp để phát triển kinh tế hộ nông dân bền vững. Năm 2010, trong luận văn thạc sĩ Lịch sử của tác giả Trần Thị Thanh Huệ đã tìm hiểu về Sinh kế của người Dao huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng, đề tài được hoàn thành tại trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên. Trong luận văn, tác giả đã đề cập đến các hoạt động sinh kế của người Dao phù hợp với địa hình, môi trường, khí hậu như các hoạt động kinh tế trồng trọt, chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp, khai thác các nguồn lợi từ tự nhiên, từng bước đảm bảo nhu cầu cuộc sống. Trên cơ sở đó tìm hiểu các yếu tố mới tác động 3
  12. đến sự biến đổi của hoạt động sinh kế nơi đây, đề ra giải pháp phù hợp đem lại hiệu quả kinh tế cao. Năm 2010, luận văn Thạc sĩ lịch sử với đề tài Chuyển biến về kinh tế - xã hội huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên trong thời kỳ đổi mới (1986 - 2005), tác giả Trần Minh Thu đã hoàn thành tại trường đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên. Đề tài đề cập đến sự chuyển biến về các mặt kinh tế - xã hội huyện Phú Lương từ 1986 đến 2005, về nông - lâm - thủy sản, thủ công nghiệp, tài chính trước và sau đổi mới. Qua đó rút ra được nhân tố tác động đến nền kinh tế huyện Phú Lương. Năm 2012, tác giả Quyền Thị Quỳnh Anh đã bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ Nghiên cứu mối quan hệ giữa sinh kế của người dân địa phương và hoạt động bảo tồn ở khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, Tỉnh Ninh Bình, tại trường Đại học Quốc gia Hà Nội. Đề tài đã tổng quan về sinh học bảo tồn; mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển. Nghiên cứu các hoạt động sinh kế của cộng đồng dân cư tại vùng lõi khu bảo tồn và công tác bảo tồn thiên nhiên của khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long. Tìm hiểu các hoạt động sinh kế của cộng đồng địa phương và ảnh hưởng của các hoạt động đó tới khu bảo tồn. Liệt kê và phân tích các hoạt động quản lý và bảo tồn và những ảnh hưởng của chúng đối với cộng đồng địa phương. Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý, bảo tồn của Vân Long. Năm 2012, tác giả Phùng Văn Thạnh đã hoàn thành luận văn Thạc sĩ kinh tế Giải pháp bảo đảm sinh kế bền vững cho các hộ dân khu tái định cư ở quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng tại trường Đại học Đà Nẵng. Đề tài đánh giá thực trạng đời sống kinh tế của cư dân khu tái định cư ở quận Cẩm Lệ, 4
  13. thành phố Đà Nẵng. Đồng thời đưa ra giải pháp nhằm đảm bảo sinh kế bền vững cho cư dân khu tái định cư. Năm 2013, luận văn thạc sĩ của tác giả Lê Thu Quỳnh trường Đại học Huế nghiên cứu về Bảo vệ và phát triển rừng gắn với sinh kế bền vững cho người dân ở Tây Nguyên đã khai thác khía cạnh yếu tố tận dụng nguồn lực tài nguyên rừng sao cho phục vụ tốt sinh kế bền vững của cư dân Tây Nguyên, bởi rừng là nguồn tài nguyên chính, quan trọng đối với đời sống kinh tế, xã hội của khu vực Tây Nguyên. Năm 2013, với luận án tiến sĩ kinh tế Sinh kế bền vững vùng ven biển Đồng bằng sông Hồng trong biến đổi khí hậu: Nghiên cứu điển hình tại tỉnh Nam Định của tác giả Vũ Thị Hoài Thu tại trường Đại học kinh tế Quốc dân, đã phân tích, đề ra những sinh kế bền vững vùng ven biển Đồng bằng sông Hồng trong điều kiện biến đổi khí hậu. Tác giả nhấn mạnh đến sự biến đổi khí hậu là nhân tố có ảnh hưởng đến hoạt động sinh kế của cư dân nơi đây. Đồng thời đặt ra vấn đề làm thế nào để có những hoạt động sinh kế bền vững, những giải pháp nào cho sinh kế bền vững trong bối cảnh đó. Năm 2014, tác giả Đinh Chung Kiên đã thực hiện thành công luận văn Thạc sĩ về Nghiên cứu đề xuất định hướng sinh kế bền vững gắn với bảo tồn và phát huy giá trị của tài nguyên địa hình ở Vịnh Bái Tử Long. Đề tài được hoàn thiện tại trường Đại học khoa học tự nhiên - ĐHQGHN. Trong ngiên cứu tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của tài nguyên địa hình ở Vịnh Bái Tử Long đối với hoạt động sin kế của cư dân địa phương. Từ đó, đề tài đã đề xuất định hướng hoạt động sinh kế bền vững gắn liền với yếu tố địa hình sao cho vừa nâng cao đời sống người dân, vừa bảo vệ và phát huy giá trị tài nguyên này. 5
  14. Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Văn Cường về Nghiên cứu cải thiện sinh kế trong khai thác hải sản đối với ngư dân vùng ven biển Hải Phòng được hoàn thành năm 2015 tại trường Đại học nông nghiệp - Học viện nông nghiệp Việt Nam, đã nghiên cứu sinh kế dưới khía cạnh hoạt động sinh kế khai thác thủy sản. Đối với cư dân vùng biển, hoạt động khai thác hải sản được xem là hoạt động sinh kế chính. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn chưa thực sự có hiệu quả so với tiềm năng của biển. Đề tài đã đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sinh kế này. Cũng trong năm 2015, luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Tám về Sinh kế của cư dân các làng chài dọc sông Lô thuộc địa phận 2 tỉnh Tuyên Quang và Phú Thọ tại Học viện Khoa học xã hội. Đề tài nghiên cứu hoạt động sinh kế nghề làng chài của cư dân tỉnh Tuyên Quang và Phú Thọ. Từ đó, đưa ra nhận xét nhân tố tác động cũng như giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của cư dân làng chài. Tạp chí khoa học, tập 31, số 5, năm 2015, tác giả Bùi Văn Tuấn đã nghiên cứu về Thực trạng và giải pháp đảm bảo sinh kế bền vững cho cộng đồng cư dân ven đô Hà Nội trong quá trình đô thị hóa. Tác giả đặt vấn đề đô thị hóa là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sinh kế của cư dân ven đô Hà Nội. Do đó, vấn dề đặt ra là làm sao đảm bảo tính bền vững trong các hoạt động sinh kế của cư dân nơi đây. Tác giả đã đề xuất những giải pháp khắc phục những hạn chế thiếu tính bền vững trong hoạt động sinh kế của cư dân trong quá trình đô thị hóa sau khi đã nghiên cứu, khảo sát thực tế. 6
  15. Năm 2015, trong tạp chí khoa học của trường Đại học Cần Thơ, số 38, trang 120 - 129, tác giả Võ Văn Tuấn và Lê Cảnh Dũng đã nghiên cứu về Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sinh kế của nông hộ ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Các tác giả đã nghiên cứu hoạt động sinh kế của các nông hộ ở Đồng bằng sông Cửu Long và những yếu tố tác động đến hoạt động sinh kế của cư dân nơi đây. Như vậy, điểm qua các công trình mà tác giả luận văn đã được tiếp cận có thể thấy, vấn đề sinh kế đã được nhiều học giả nghiên cứu, quan tâm dưới nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu về sinh kế của cư dân xã Vô Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. 3. Mục tiêu nghiên cứu Tìm hiểu các hoạt động sinh kế của cư dân xã Vô Tranh. Chỉ ra các yếu tố tác động đến việc lựa chọn sinh kế cũng như ảnh hưởng đến hoạt động sinh kế của cư dân xã Vô Tranh. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài Sinh kế của người dân xã Vô Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên bao gồm các hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, dịch vụ,... đảm bảo cuộc sống của cư dân. Phạm vi nghiên cứu Các hoạt động sinh kế của cư dân thuộc địa bàn xã Vô Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2015. Nhiệm vụ nghiên cứu: Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội của xã Vô Tranh, những yếu tố này là nguồn lực ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế của cư dân xã Vô Tranh. 7
  16. Các hoạt động sinh kế của cư dân xã Vô Tranh từ năm 1986 đến năm 2015. Các chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, các nguồn lực lực ảnh hưởng đến sinh kế của cư dân và các giải pháp góp phần giúp sinh kế bền vững. 5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 5.1 Nguồn tư liệu Được tác giả sử dụng trong đề tài bao gồm Các công trình nghiên cứu là sách, các luận văn, luận án, các bài viết trên tạp chí liên quan đến vấn đề sinh kế. Nguồn tư liệu tác giả thu thập từ khảo sát thực tế, đó là các báo cáo do Ủy ban nhân dân xã Vô Tranh, các xóm cung cấp, nguồn tư liệu từ quan sát tham dự, phỏng vấn sâu các hộ gia đình. 5.2 Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic là chủ yếu kết hợp với việc sử dụng phương pháp điền dã, thống kê, so sánh, tổng hợp để làm rõ các hoạt động, hiệu quả hoạt động sinh kế của cư dân xã Vô Tranh. Phương pháp lịch sử là phương pháp tái hiện trung thực bức tranh về hoạt động sinh kế của cư dân trong xã Vô Tranh theo đúng trình tự thời gian và không gian từ 1986 đến 2015. Nhiệm vụ của phương pháp lịch sử là thông qua các nguồn tư liệu để nghiên cứu và phục dựng đầy đủ các điều kiện hình thành, quá trình ra đời, phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp của các hoạt động sinh kế của cư dân trong xã. Đồng thời đặt quá trình phát triển đó trong mối quan hệ tác động qua lại với các nhân tố liên quan khác trong suốt quá trình vận động của chúng, từ đó có thể dựng lại bức tranh chân thực của sự vật, hiện tượng như đã xảy ra. Phương pháp logic là phương pháp nghiên cứu tổng quát các sự kiện, hiện tượng lịch sử, loại bỏ các yếu tố ngẫu nhiên, không cơ bản để làm bộc lộ rõ đặc điểm kinh tế của cư dân xã Vô Tranh từ 1986 đến năm 2015, Đường lối, 8
  17. chính sách của Đảng và Nhà nước hỗ trợ cho người dân Vô Tranh xóa đói, giảm nghèo, phát triển sinh kế. Phương pháp điền dã dân tộc học được sử dụng nhằm thu thập những thông tin đầy đủ, có giá trị và mang tính chân thực về hoạt động sinh kế của cư dân xã Vô Tranh với việc quan sát cảnh quan chung của xóm, sinh kế, các hoạt động sản xuất của các gia đình. Phương pháp phỏng vấn để thu thập tư liệu về thu nhập của các hộ gia đình từ các hoạt động sinh kế, cách thức sản xuất, nguyện vọng của người dân… 6. Đóng góp của đề tài Là công trình đầu tiên nghiên cứu hoạt động sinh kế của cư dân xã Vô Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Qua nghiên cứu hoạt động sinh kế của cư dân xã Vô Tranh nhận diện được những đóng góp của người dân Vô Tranh trong sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Gợi ý những giải pháp góp phần làm nâng cao đời sống kinh tế của xã Vô Tranh. 7. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, mục lục, tài liệu tham khảo, đề tài cấu trúc nội dung gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát về xã Vô Tranh Chương 2: Hoạt động sinh kế của cư dân xã Vô Tranh (1986 - 2015) Chương 3: Đánh giá hiệu quả và các yếu tố tác động đến sinh kế của cư dân xã Vô Tranh. 9
  18. Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ XÃ VÔ TRANH 1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên Xã Vô Tranh nằm ở phía Đông Nam của huyện Phú Lương, cách thành phố Thái Nguyên khoảng 10km về phía Tây Bắc. Phía bắc giáp với xã Tức Tranh, phía nam giáp với xã Cổ Lũng và Sơn Cẩm. Phía đông với xã Minh Lập của huyện Đồng Hỷ, phía tây giáp với thị trấn Giang Tiên và xã Phấn Mễ. Đến năm 2015, xã Vô Tranh bao gồm 25 đơn vị hành chính cấp xóm, đó là các xóm: Liên Hồng 1, Liên Hồng 2, Liên Hồng 3, Liên Hồng 4, Liên Hồng 5, Liên Hồng 6, Liên Hồng 7, Liên Hồng 8. Thống Nhất 1, Thống Nhất 2, Thống Nhất 3 và Thống Nhất 4 Trung Thành 1, Trung Thành 2, Trung Thành 3 và Trung Thành 4 Tân Bình 1, Tân Bình 2, Tân Bình 3 và Tân Bình 4 Cầu Bình 1 và Cầu Bình 2 Toàn Thắng Bình Long Xóm 1/5 Vô Tranh có diện tích tự nhiên 1.837,6 ha (18,376 m2). Độ cao trung bình từ 100m đến 180m, địa hình nghiêng theo hướng Tây Bắc xuống Đông Nam. Núi ở Vô Tranh không cao, chỉ có dãy núi Lim xếp theo hình vòng cung, án ngữ ở phía Tây Bắc của xã. Phía Tây Nam có dãy núi Trà Lâu và Đồng Ben. Đây là dãy núi có ngọn cao nhất ở địa phương, còn chủ yếu là đồi gò lô nhô như bát úp (chiếm 70% diện tích tự nhiên của toàn xã) mang đặc điểm nổi bật của địa hình đồi núi trung du phía Bắc Bắc Bộ. Cấu tạo thổ nhưỡng của Vô 10
  19. Tranh chủ yếu là đất thịt pha sét của vùng đồi. Đất ở đây lẫn nhiều chất sắt nên có màu vàng. Ngoài đất đồi, ở các bãi soi ven sông của xã còn có một lượng đất phù sa do sông Cầu bồi đắp. Đất canh tác nông nghiệp của toàn xã chiếm tới 1.461,1 ha. Trong đó đất trồng lúa 2 vụ chiêm 628 ha nằm ở vùng thấp và xen trong các hẻm đồi, trên gò. Diện tích lúa mùa là 300ha, lúa chiêm là 328 ha. Đất trồng hoa màu chỉ vào khoảng gần 100 ha. Riêng đất trồng cây chè chiếm tới 600 ha gần bằng một nửa diện tích đất nông nghiệp. Cây chè không yêu cầu nghiêm ngặt về đất, song cây chè thích hợp trên đất nhiều mùn, tơi xốp có tầng canh tác dày trên 50 cm, độ dốc bình quân không quá 25°. Đất trồng chè phần lớn là đất đỏ vàng feralit (tích lũy sắt, nhôm) phát triển trên đá granit, gnai, phiến thạch sét và mica. Đất chua, nghèo chất hữu cơ, hàm lượng dinh dưỡng NPK tổng số, dễ tiêu và các chất dinh dưỡng trung và vi lượng đều nghèo.... Khác với một số loại cây trồng khác, cây chè ưa đất có phản ứng chua (pH 5,0 đến 5,5) để thuận tiện cho quá trình hấp thu tốt nhất dinh dưỡng khoáng của cây. Đất trồng cây ăn quả gồm vải, nhãn là 100 ha, còn lại là đất ở, đất thủy lợi và đất nuôi thủy sản. Khi xưa, rừng của xã Vô Tranh nhiều gỗ quý hiếm như đinh, lim, sến táu và nhiều giống thú quý như hổ, báo, hươu, nai, chồn cáo cùng nhiều loại chim như gà rừng, cu gáy,... Trong những năm kháng chiến, rừng Vô Tranh là nơi cất giấu vũ khí, che chở cho dân làng, kho tàng và bộ đội. Đã có thời kỳ dọc theo các bìa rừng ‘‘Đường Gòng” dài hơn 5km của xã là nơi cất giấu những téc xăng của quốc phòng, những bộ phận máy móc của các nước Liên Xô, Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam. Do con người và chiến tranh tàn phánên tài nguyên rừng hầu như cũng cạn kiệt. Hiện nay, chủ yếu là rừng tái sinh. Vô Tranh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nắng lắm mưa nhiều. Do vị trí địa lý nên nơi đây chia thành 4 mùa xuân, hạ, thu, đông rất rõ rệt. Nền nhiệt trung bình hàng năm vào khoảng 20 đến 250C, mùa đông nhiều khi xuống 11
  20. đến 180C thậm chí có khi còn xuống 7 đến 80C. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1800mm đến 2000mm. Độ ẩm trung bình khoảng 75%. Vô Tranh có sông Cầu chảy qua phía đông của xã, đồng thời cũng là ranh giới tự nhiên giữa Vô Tranh với xã Minh Lập của huyện Đồng Hỷ. Chỉ chảy ven theo xã chừng 4km, nhưng giá trị của sông Cầu khá quan trọng với người dân nơi đây. Ngoài việc cấp nước cho sinh hoạt, cho tưới tiêu trong nông nghiệp, sông Cầu còn là đường giao thông nối các xã trong vùng phía đông Phú Lương với xã Minh Lập (Đồng Hỷ) xuôi về Sơn Cẩm về thành phố Thái Nguyên. Sông Cầu cùng các khe, suối, ao hồ của xã có diện tích mặt nước khá lớn, tiện lợi cho nuôi trồng thủy hải sản, là nơi cung cấp một lượng nước lớn cho nhân dân trong vùng sản xuất nông nghiệp. Chế độ thủy văn ở đây thay đổi theo mùa rất rõ rệt. Mực nước của sông, suối, ao hồ lên xuống phụ thuộc vào chế độ mưa hàng năm. Nước thường lên cao về mùa hạ gây ra lũ lụt, mùa đông khô cạn gây ra hạn hán. điều đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến canh tác nông nghiệp và đời sống của nhân dân địa phương. Vô Tranh không có quốc lộ chạy qua, nhưng cách quốc lộ 3 khoảng 2km. Đường giao thông từ Giang Tiên nối quốc lộ 3 với trung tâm xã đã được nhựa hóa từ khá sớm, thuận tiện cho việc đi lại và giao lưu buôn bán của người dân. Tuy nhiên, do đường còn hẹp, kết cấu vật liệu chưa đáp ứng yêu cầu hiện tại nên cần được sửa chữa và nâng cấp. Xã Vô Tranh có 54,86km đường giao thông. Trục đường liên xã 12km đã được nhựa hóa đạt trên 50%. Tuy nhiên đường trong thôn xóm có 32km mới cứng hóa được 2,3km đạt 0,71%. Đường nội đồng chủ yếu là đường đất còn khoảng 38km rất khó khăn cho việc đi lại của bà con trong xã. Ngay đường trong 8 xóm Liên Hồng hiện tại còn hẹp, bởi vậy vấn đề giao thông trong xã còn nhiều hạn chế cần khắc phục. 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0