intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Tiểu thủ công nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên (1986 – 2012)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:95

22
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tập trung nghiên cứu tình hình phát triển của hoạt động tiểu thủ công nghiệp ở Thái Nguyên từ năm 1986 đến năm 2012, qua đó bước đầu thấy được diện mạo của tiểu thủ công nghiệp ở Thái Nguyên. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Tiểu thủ công nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên (1986 – 2012)

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN VĂN LUÂN NGUYỄN VĂN LUÂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP Ở TỈNH THÁI NGUYÊN (1986 – 2012) Ở TỈNH THÁI NGUYÊN (1986 – 2012) Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 60.22.03.13 LUẬN VĂN LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN THẠC SĨ NHÂN VĂN VĂN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Ngọc Cơ Thái Thái Nguyên, Nguyên, 2014 2014 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các nội dung nêu trong luận văn là kết quả làm việc của tôi và chưa được công bố trong bất cứ một công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 08 năm 2014 Tác giả luận văn Nguyễn Văn Luân XÁC NHẬN CỦA NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC GS.TS. Nguyễn Ngọc Cơ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN i http://www.lrc.tnu.edu.vn
  3. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả các thầy cô giáo trong Khoa Lịch sử, đặc biệt là những thầy cô giáo ở chuyên ngành Lịch sử Việt Nam, những người đã giảng dạy và động viên tôi trong suốt hai năm học vừa qua giúp tôi hoàn thành nghiên cứu và hoàn thiện nghiên cứu đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Nguyễn Ngọc cơ, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Qua đây, cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè tôi, những người đã luôn ở cạnh tôi trong những lúc khó khăn nhất và giúp tôi có được thành quả ngày hôm nay. Luận văn này là kết quả bước đầu của quá trình nghiên cứu khoa học song do điều kiện năng lực và thời gian còn hạn chế, đề tài nghiên cứu không tránh khỏi những sơ suất, thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp, bổ sung của các thầy cô và các bạn để công trình thêm hoàn thiện Thái Nguyên, tháng 08 năm 2014 Tác giả luận văn Nguyễn Văn Luân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTNii http://www.lrc.tnu.edu.vn
  4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cảm ơn ............................................................................................................ i Lời cam đoan ........................................................................................................ ii Mục lục ................................................................................................................iii Danh mục các ký hiệu viết tắt ............................................................................. iv Danh mục các bảng .............................................................................................. v MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................................. 2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài ..................................... 4 4. Nguồn tư liệu, phương pháp nghiên cứu......................................................... 5 5. Đóng góp của luận văn .................................................................................... 6 6. Kết cấu luận văn .............................................................................................. 6 Chƣơng 1. KHÁI QUÁT TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP Ở THÁI NGUYÊN TRƢỚC NĂM 1986 ........................................................................ 7 1.1. Một vài khái niệm về TTCN ........................................................................ 7 1.2. Những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển TTCN ở tỉnh Thái Nguyên .... 9 1.2.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................... 9 1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................................... 13 1.3. Những nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến sự phát triển của hoạt động tiểu thủ công nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên................................................................. 17 1.4. Hoạt động của ngành TTCN ở Thái Nguyên trước năm 1986 .................. 22 1.4.1. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975) ............................ 22 1.4.2. Thời kì từ sau khi đất nước thống nhất đến trước khi tiến hành đổi mới (1976-1985)................................................................................................ 25 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTNiii http://www.lrc.tnu.edu.vn
  5. Chƣơng 2. HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH TTCN Ở THÁI NGUYÊN TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2012 .................................................................... 29 2.1. Chủ trương đường lối của Đảng, Chính phủ và của tỉnh Thái Nguyên về phát triển TTCN trong giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2012 ..................... 29 2.2. Hoạt động của ngành TTCN ở tỉnh Thái Nguyên từ năm 1986 đến năm 2012 .. 34 2.2.1. Tình hình phát triển chung của các ngành TTCN ở tỉnh Thái Nguyên .. 34 2.2.2. Thực trạng phát triển một số nghề tiểu thủ công nghiệp ........................ 42 Chƣơng 3. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ..... 61 3.1. Thành tựu đạt được .................................................................................... 61 3.2. Hạn chế....................................................................................................... 61 3.3. Tác động tích cực ....................................................................................... 63 3.4. Tác động tiêu cực ....................................................................................... 70 3.5. Giải pháp phát triển .................................................................................... 72 3.5.1.Về thị trường ............................................................................................ 72 3.5.2. Về vốn ..................................................................................................... 73 3.5.3. Về đào tạo, nâng cao trình độ cho người lao động. ................................ 74 3.5.4. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ............................................................. 75 3.5.5. Về phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường ....... 75 3.5.6. Về quy hoạt phát triển nguồn nguyên liệu .............................................. 76 3.5.7. Hoàn chỉnh các chính sách của nhà nước trong vấn đề phát triển hoạt động tiểu thủ công nghiệp ................................................................................. 77 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 81 PHỤ LỤC ......................................................................................................... 84 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTNiv http://www.lrc.tnu.edu.vn
  6. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT Ơ STT Chữ viết Nội dung 1 NXB Nhà xuất bản 2 TCN Thủ công nghiệp 3 TTCN Tiểu thủ công nghiệp 4 CN Công nghiệp 5 DV Dịch vụ 6 TTg Thủ tướng chính phủ 7 QĐ Quyết định 8 NĐ Nghị định 9 CP Chính phủ 10 GTSX Giá trị sản xuất 11 VLXD Vật liệu xây dựng 12 ĐVT Đơn vị tính 13 KG Kilogam 14 USD United States dollar (Đô la Mĩ) 15 NN Nông nghiệp 16 CCN Cụm công nghiệp 17 CNH Công nghiệp hóa 18 HĐH Hiện đại hóa 19 UBND Ủy ban nhân dân 20 GTVT Giao thông vận tải iv
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Hình thức tổ chức sản xuất và số lao động tham gia ở một ............. 36 Bảng 2.2: Giá trị sản xuất TTCN và làng nghề giai đoạn 2006-2010 phân theo loại hình kinh tế ....................................................................... 39 Bảng 2.3: Sản lượng của các ngành TTCN nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2000-2005-2010 ..................................................................... 40 Bảng 2.4: Hình thức chế biến chè theo giai đoạn ............................................. 43 Bảng 2.5: sản lượng chè búp khô của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn ................. 44 Bảng 2.6: sản lượng và giá trị sản phẩm nghề mây tre đan trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên .................................................................................... 52 Bảng 3.1: Thu nhập bình quân lao động ở một số làng nghề của huyện Định Hóa ......................................................................................... 64 Bảng 3.2: Cơ cấu tổng sản phẩm của tỉnh Thái Nguyên phân theo ba khu vực kinh tế ....................................................................................... 65 Bảng 3.3: Tổng giá trị sản xuất TTCN ở Thái Nguyên giai đoạn 2006- 2010 (theo giá cố định năm 1994) .................................................. 67 v
  8. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ xưa đến nay, các nghề tiểu thủ công nghiệp luôn chiếm vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội ở các làng quê Việt Nam. Sản phẩm của ngành tiểu thủ công nghiệp không những phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của gia đình mà còn trở thành hàng hóa để trao đổi, mua bán, giúp tăng thêm lợi ích kinh tế. Đẩy mạnh phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp không chỉ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn mà còn góp phần quan trọng trong việc bảo tồn, phát huy các làng nghề truyền thống nói riêng cũng như các giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc Việt Nam nói chung. Thái Nguyên là tỉnh nằm trong vùng trung du và miền núi Bắc Bộ và là trung tâm kinh tế, chính trị của vùng trung du miền núi Đông Bắc, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Với địa hình không mấy phức tạp so với các tỉnh trung du, miền núi khác, đây là một thuận lợi của Thái Nguyên cho canh tác nông lâm nghiệp và phát triển kinh tế xã hội. Ngay từ rất sớm, nơi đây đã xuất hiện nhiều nghề thủ công truyền thống và phát triển tương đối đa dạng như mây tre đan, sản xuất gạch đất nung, chế biến chè khô thủ công… Đó chính là tiền đề và cơ sở vững chắc cho sự ra đời và phát triển của tiểu thủ công nghiệp ở Thái Nguyên. Sự ra đời và phát triển của hoạt động tiểu thủ công nghiệp ở Thái Nguyên không những góp phần giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống, giữ gìn và phát triển văn hóa truyền thống mà còn tạo ra bộ mặt đô thị mới cho nông thôn, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hiện nay, việc chú trọng và phát triển hoạt động tiểu thủ công nghiệp ở Thái Nguyên là một vấn đề cấp thiết, bởi Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng với đường lối đổi mới đã tạo điều kiện thuận lợi cho tiểu thủ công nghiệp trên cả nước nói chung và ở Thái Nguyên nói riêng phát triển. 1
  9. Tuy nhiên, hoạt động tiểu thủ công nghiệp trong tỉnh vẫn chưa được chú trọng, quan tâm đúng mức. Xuất phát từ những lí do trên, tác giả quyết định chọn đề tài “Tiểu thủ công nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên (1986 – 2012)” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình với mong muốn làm sáng tỏ tình hình tiểu thủ công nghiệp ở Thái Nguyên từ năm 1986 đến năm 2012, đồng thời làm rõ những đóng góp của hoạt động tiểu thủ công nghiệp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã tập hợp được một số tư liệu xung quanh vấn đề hoạt động tiểu thủ công nghiệp. Nhìn nhận ở tầm khái quát, tác giả cho rằng đã có không ít công trình nghiên cứu về vấn đề trên dưới nhiều góc độ khác nhau: không chỉ ở góc độ lịch sử mà còn trên phương diện kinh tế – văn hóa – xã hội. Có thể điểm qua một số những công trình như sau: Phan Gia Bền với công trình “Sơ thảo lịch sử phát triển thủ công nghiệp Việt Nam”, Nxb Văn – Sử – Điạ, Hà Nội, 1957, đã trình bày sơ lược tình hình thủ công nghiệp ở nước ta dưới thời Pháp thuộc, đặc điểm thủ công nghiệp vùng đồng bằng Bắc Bộ và nhắc đến một số nghề thủ công truyền thống điển hình như nghề dệt, nghề gốm… Trong “Xã thôn Việt Nam”, Nxb Văn – Sử – Điạ, Hà Nội, 1959, Nguyễn Hồng Phong đã nêu vấn đề thành lập hội những người thợ thủ công, cách tổ chức sinh hoạt của hội, trên cơ sở đó góp phần thúc đẩy thủ công truyền thống ở Việt Nam phát triển. Tác phẩm “Truyện làng nghề” của Tạ Phong Châu – Nguyễn Quang Vinh – Nghiêm Văn Đa do Nxb Lao động, Hà Nội xuất bản năm 1977 đã khẳng định rằng: nghề thủ công ở nước ta ra đời ngay từ khi hình thành nền văn minh đầu tiên – văn minh sông Hồng. Điều đó chứng tỏ rằng nghề thủ công ở nước ta xuất hiện từ rất sớm. Ngoài ra, trong “Truyện làng nghề” các tác giả còn đề cập đến một số nghề thủ công tiêu biểu như đúc đồng, dệt lụa, tạc tượng, rèn… 2
  10. Trong tác phẩm “Con đường phát triển tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp Việt Nam”, Nxb Thông tin – lý luận, Hà Nội, 1986, tác giả Nghiêm Phú Ninh đã đề cập đến con đường phát triển của tiểu thủ công nghiệp ở Việt Nam. Trong đó, tác giả đề cập đến vai trò, vị trí của tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. Trên cơ sở đó, tác giả đề ra các phương hướng, chính sách khuyến khích bảo tồn và phát triển tiểu thủ công nghiệp truyền thống gia đình. Phan Đại Doãn và Nguyễn Quang Ngọc đã đề cập đến nhiều nghề thủ công truyền thống ở nước ta trong “Những bàn tay tài hoa của cha ông”, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1988. Đặc biệt, ở mỗi nghề thủ công truyền thống, hai tác giả còn đề cập đến các vị tổ nghề, thời gian ra đời cũng như các sản phẩm nổi tiếng của nghề. Trong “Làng Việt Nam một số vấn đề kinh tế - xã hội”, tác giả Phan Đại Doãn đã đề cập đến hoạt động thủ công nghiệp ở làng quê, trong đó nhấn mạnh đến sự kết hợp thủ công nghiệp với nông nghiệp, sự hình thành các làng nghề. Với “Tiểu thủ công nghiệp Việt Nam (1858 – 1945)”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1966, Vũ Huy Phúc đã tái hiện chân thực về quá trình phát triển của tiểu thủ công nghiệp Việt Nam thời kì cận đại. Tác giả Bùi Văn Vượng trong “Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam”, Nxb Văn hóa thông tin, 2002 đã đề cập đến một số nghề thủ công truyền thống, đồng thời nêu lên vị trí của làng nghề thủ công truyền thống trong lịch sử. Năm 2004, tác giả Trần Minh Yến trong tác phẩm “Làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội đã đề cập đến thực trạng làng nghề truyền thống từ đổi mới đến nay, đồng thời đề xuất các kiến nghị, giải pháp cho sự phát triển của làng nghề. Tác giả Phạm Quốc Sử với tác phẩm “Tiểu thủ công nghiệp tỉnh Thái Bình 1954-1995” đã nghiên cứu về tình hình phát triển TTCN tỉnh Thái Bình qua các giai đoạn. 3
  11. Tác giả Đỗ Xuân Luận trong luận văn “Phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp ở huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên”, 2009 đã trình bày thực trạng phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp ở huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, từ đó đưa ra những phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp ở huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Ngoài ra, nghiên cứu về làng nghề và các nghề thủ công truyền thống ở Thái Nguyên còn được đề cập đến trong một số bài viết: - Bài viết: “Thái Nguyên nỗ lực phát triển làng nghề nông thôn” ngày 30/10/2009 của trung tâm HRPC - Tổ chức phi lợi nhuận hoạt động vì sự phát triển bền vững của ngành thủ công mỹ nghệ và các cơ hội phát triển kinh tế nông thôn của Việt Nam. - Bài viết: “Thái Nguyên: Mở hướng phát triển các làng nghề tại Định Hóa” đăng trên báo Thái Nguyên ngày 18/1/2013. Như vậy, với việc thu thập và tìm hiểu tài liệu, tác giả nhận thấy rằng: các nhà nghiên cứu tuy đã phần nào phản ánh từng mặt, từng khía cạnh của tiểu thủ công nghiệp Việt Nam nói chung và hoạt động tiểu thủ công nghiệp Thái Nguyên nói riêng nhưng chỉ dừng lại ở mức độ khái quát mà chưa có một công trình nào đề cập một cách sâu sắc và hệ thống về hoạt động tiểu thủ công nghiệp ở Thái Nguyên từ năm 1986 đến năm 2012. Triển khai đề tài “Tiểu thủ công nghiệp ở tỉnhThái Nguyên (1986 – 2012)”, tác giả có cơ hội đi sâu khai thác vấn đề ở những khía cạnh mới mà các công trình nghiên cứu trước đó chưa đề cập đến. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu khái quát về các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Về không gian: luận văn nghiên cứu về hoạt động tiểu thủ công nghiệp trong phạm vi tỉnh Thái Nguyên. 4
  12. Về thời gian: luận văn nghiên cứu về hoạt động tiểu thủ công nghiệp ở Thái Nguyên từ năm 1986 đến năm 2012. Tuy nhiên, nhằm đảm bảo tính hệ thống của vấn đề, luận văn trình bày sơ lược về tình hình phát triển của tiểu thủ công nghiệp ở Thái Nguyên trước năm 1986. 3.3 Nhiệm vụ của đề tài Luận văn tập trung nghiên cứu tình hình phát triển của hoạt động tiểu thủ công nghiệp ở Thái Nguyên từ năm 1986 đến năm 2012, qua đó bước đầu thấy được diện mạo của tiểu thủ công nghiệp ở Thái Nguyên. 4. Nguồn tƣ liệu, phƣơng pháp nghiên cứu 4.1 Nguồn tư liệu Luận văn đã sử dụng các nguồn tư liệu sau: Một số tác phẩm: Đại Việt sử kí toàn thư, Lịch triều hiến chương loại chí… Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển TTCN. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986). Các văn kiện, chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, của tỉnh Thái Nguyên có liên quan đến thủ công nghiệp nông thôn. Các báo cáo tổng kết của Sở Công thương tỉnh Thái Nguyên. Báo cáo ở các huyện và các làng nghề trong phạm vi tỉnh có hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Các bài viết đăng trên các báo và tạp chí như Báo Thái Nguyên. Lịch sử đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, Lịch sử đảng bộ các huyện thuộc tỉnh Thái Nguyên… Các tác phẩm, luận văn, luận án, các bài viết có liên quan đến đề tài. Các hiện vật còn lưu giữ lại ở các làng nghề… Ngoài ra tác giả còn sử dụng những nguồn tư liệu khảo sát, điền dã thông qua lời kể, kí ức của các cụ già cao tuổi, nghệ nhân trong các làng nghề, những người thợ thủ công sản xuất tại gia đình. 5
  13. 4.2 Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu: phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp đánh giá, phương pháp so sánh… 5. Đóng góp của luận văn Luận văn đã góp phần hệ thống hóa một cách tương đối toàn diện về hoạt động của ngành TTCN ở Thái Nguyên giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2012. Trong đó, luận văn đã đề cập tới những điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành nghề TTCN. Đồng thời, luận văn còn đề cập đến những thành tựu, hạn chế và những tác động của TTCN đối với đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội của nhân dân tỉnh Thái Nguyên nói chung và các địa phương nói riêng. Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra một số nhận xét, đánh giá. Luận văn là tài liệu tham khảo thiết thực cho việc giảng dạy lịch sử địa phương, qua đó góp phần giáo dục thế hệ trẻ Thái Nguyên lòng tự hào, ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống dân tộc. 6. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn tập trung trong 3 chương: Chương 1. Khái quát TTCN ở Thái Nguyên trước năm 1986 Chương 2. Hoạt động của ngành tiểu thủ công nghiệp ở Thái Nguyên giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2012 Chương 3. Nhận xét, đánh giá về hoạt động của ngành tiểu thủ công nghiệp ở Thái Nguyên giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2012 6
  14. Chƣơng 1 KHÁI QUÁT TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP Ở THÁI NGUYÊN TRƢỚC NĂM 1986 1.1. Một vài khái niệm về TTCN Thuật ngữ “ Tiểu thủ công nghiệp” thực sự xuất hiện kể từ sau khi CNTB ra đời, tuy nhiên ở mỗi quốc gia lại có những cách hiểu và định nghĩa riêng về TTCN. Theo các nhà Kinh tế học Liên Xô cũ thì : “thủ công nghiệp là sản xuất thủ công sử dụng lao động thô sơ chế biến nguyên liệu thành sản phẩm”. Trong giai đoạn này ở Liên Xô người ta dùng thuật ngữ thủ công nghiệp để chỉ những cơ sở sản xuất ngoài quốc doanh. Tuy nhiên, ở một số nước như : Anh, Ấn Độ, Nhật Bản, Mỹ người ta không dùng thuật ngữ “Thủ công nghiệp” mà dùng thuật ngữ “Tiểu công nghiệp” để chỉ sản xuất Tiểu công nghiệp có quy mô nhỏ, không dùng máy móc hoặc dùng ở mức độ thấp. Ở Nhật Bản năm 1957 có quy định: các xí nghiệp sử dụng dưới 300 công nhân, mước vốn dưới 10 triệu yên, được thừa nhận hợp pháp là “tiểu công nghiệp”, được hưởng những chính sách tài trợ về tiểu công nghiệp. Ở Mỹ có quy định: dưới 250 công nhân được xem là "tiểu công nghiệp", và tiểu công nghiệp còn được phân biệt theo bộ hoặc cơ quan quản lý nhà nước Trong ngành chế tạo vẫn lấy số lượng công nhân làm cơ sở, nhưng ngành dịch vụ chủ yếu lấy số bán ra hay số thu hàng năm làm tiêu chuẩn. Còn ở Ấn Độ nếu như trước năm 1960 người ta quy định là dưới 100 công nhân nếu không dùng năng lượng, hay dưới 50 công nhân nếu có sử dụng năng lượng, thì được gọi là tiểu công nghiêp. Tuy nhiên, đến năm 1960 quy định chủ yếu căn cứ vàomức vốn “không quá 500.00 rupi hay 1triệu rupi trong một số trường hợp đặc biệt” [25, tr.8-10]. 7
  15. Như vậy ta có thể thấy ở hầu hết các nước đều lấy chỉ tiêu về vốn, số lượng công nhân để xác định thuộc Tiểu công nghiệp. Do ở mỗi nước lại có tiêu chuẩn riêng để định nghĩa thuật ngữ tiểu công nghiệp nên năm 1962 Uỷ ban kinh tế châu Á – Viễn Đông đã đưa ra định nghĩa để chuẩn hoá các thuật ngữ được sử dụng, theo đó “Tiểu kỹ nghệ là các xí nghiệp kỹ nghệ sử dụng không quá 50 công nhân trường hợp xưỏng cơ khí không có máy móc hoặc không quá 20 công nhân trong trường hợp xưởng cơ khí sử dụng máy móc ứng với một công suất dưới 50 mã lực” [25,tr.11]. Ở nước ta, thuật ngữ “Tiểu công nghiệp-Thủ công nghiệp” lần đầu tiên được nhắc đến trong Chính cương của Đảng Lao Động Việt Nam năm 1951, tuy nhiên ở đây không có sự phân định rõ ràng giữa Thủ công nghiệp và Tiểu công nghiệp, thông thường hai khái niệm nay được lồng ghép vào nhau như một thuật ngữ không tách biệt. Trong cuốn “Sơ thảo lịch sử phát triển thủ công nghiệp Việt Nam” Phan Gia Bền đã cho rằng “ Thủ công nghiệp là từ nông nghiệp mà ra và có thể nói, thủ công nghiệp là nền sản xuất trung gian giữa nông nghiệp và công nghiệp. Vì là 18].trung gian nên nó mang nặng tín chất nông nghiệp mà đồng thời cũng đã có nhiều tính chất công nghiệp”. “Phạm vi thủ công nghiệp đi từ những nghề phụ nông thôn, đến các nghề thủ công cá thể tiểu sản xuất hàng hóa rồi đến hình thức còn nhiều quan hệ với nông nghiệp đến hình thức quá độ sang công nghiệp [3, tr.17- Vũ Huy Phúc cho rằng TTCN thời cận đại là “ toàn bộ nền sản xuất các mặt hàng tiêu dùng phi nông nghiệp truyền thống hoặc mới du nhập do người Việt Nam tiến hành ở nông thôn, ở các làng chuyên nghề và các đô thị, thị trấn, không loại trừ một bộ phận sản xuất của tư sản công nghiệp nhỏ dân tộc” [18, trg.25]. Dựa trên những hiểu biết của m.0.0ình Phạm Quốc Sử cho rằng “tiểu – thủ công nghiệp là thuật ngữ kép, trên cơ sở ghép nối hai thuật ngữ “tiểu công nghiệp” và “thủ công nghiệp” để chỉ những hoạt động công nghệ, không có 8
  16. hoặc ít có tính chất công nghiệp hiện đại. cho đến cuối những năm 1990, TTCN là bộ phận chủ yếu của lĩnh vực công nghiệp ngoài quốc doanh ở nước ta” [24]. Dựa trên những quan niệm về tiểu – thủ công nghiệp ở trong nước và trên thế giới ta có thể hiểu Tiểu-thủ công nghiệp là thuật ngữ dùng chỉ các cơ sở sản xuất có quy mô nhỏ, ngoài quốc doanh, lấy sản xuất bằng tay là chủ yếu và sử dụng một phần nhỏ máy móc. Chuyên sản xuất các mặt hàng tiêu dùng phi nông nghiệp truyền thống được tiến hành sản xuất ở nông thôn, ở các làng nghề, thị trấn, thị tứ và đô thị. 1.2. Những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển TTCN ở tỉnh Thái Nguyên 1.2.1. Điều kiện tự nhiên - Vị trí địa lí: Thái Nguyên là một tỉnh miền núi, thuộc vùng trung du - miền núi Đông Bắc; diện tích tự nhiên 3.541,67 km2; nằm trong hệ tọa độ địa lý từ 21019’ đến 22003’ vĩ độ Bắc và 105029’ đến 106015’ kinh độ Đông, từ Bắc đến Nam dài 43 phút vĩ độ (80km), từ Tây sang Đông rộng 46 phút kinh độ (85km). Điểm cực Bắc ở vĩ độ 22003’thuộc xã Lình Thông, huyện Định Hóa; điểm cực Nam ở vĩ độ 21019’ thuộc xã Thuận Thành, huyện Phổ Yên; điểm cực Tây ở kinh độ 105028’ thuộc xã Yên Lãng, huyện Đại Từ; điểm cực Đông ở kinh độ 106014’ thuộc xã Phượng Giao, huyện Võ Nhai. Thái Nguyên phía bắc giáp tỉnh Bắc Kạn, phía đông giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, phía nam giáp thủ đô Hà Nội, phía tây giáp các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang. Thái Nguyên là miền đất nối giữa vùng núi rừng Việt Bắc với đồng bằng châu thổ sông Hồng, là cửa ngõ bảo vệ kinh đô Thăng Long, Đông Đô xưa và Thủ đô Hà Nội ngày nay. Từ thế kỷ XV, Nguyễn Trãi đã xác định vị trí chiến lược của Thái Nguyên trong sách Dư địa chí: “Đấy là nơi phên giậu thứ hai về phương Bắc vậy”. Ngày nay, Thái Nguyên được xác định là trung tâm kinh tế - văn hóa của vùng trung du và Đông Bắc Bắc Bộ, Tại đây có nhiều cơ sở kinh tế, văn 9
  17. hóa, quốc phòng có tầm chiến lược của đất nước: khu công nghiệp gang thép, khu công nghiệp Sông Công, nhiều trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, Bộ Tư lệnh Quân khu I. Quốc lộ số 3 nối Thái Nguyên với Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng, với các tỉnh khác trong nước, đồng thời chạy qua huyện Phú Lương lên Bắc Cạn, Cao Bằng để có thể tới biên giới Việt - Trung. Ngoài ra các quốc lộ 37, 1B, 279 cùng với hệ thống tỉnh lộ, huyện lộ là những mạch máu quan trọng nối Thái Nguyên với các tỉnh xung quanh. Tuyến đường sắt Hà Nội - Quán Triều và tuyến đường sắt Thái Nguyên - Uông Bí là mạch giao thông quan trọng giữa Thái Nguyên với vùng đồng bằng và vùng Đông Bắc [28]. Cùng với vị trí trung tâm của Việt Bắc, Thái Nguyên còn là một trung tâm kinh tế, trung tâm văn hóa, trung tâm đào tạo lớn nhất của cả nước. Vị trí địa lý của Thái Nguyên đã tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi mà nhiều tỉnh miền núi phía Bắc không có, giúp cho Thái Nguyên có tiềm năng phát triển các hoạt động tiểu thủ công nghiệp. - Địa hình: Địa hình Thái Nguyên chủ yếu là đồi núi thấp chạy theo hướng Bắc - Nam, thấp dần từ Bắc xuống Nam. Bao quanh phía Tây Nam và phía Bắc là những dãy núi Tam Đảo, Ngân Sơn, Bắc Sơn. Phía Tây Nam có dãy Tam Đảo với đỉnh cao nhất 1.591m, các vách núi dựng đứng và kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Dãy Ngân Sơn bắt đầu từ Bắc Cạn chạy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam đến Võ Nhai. Dãy núi Bắc Sơn chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Ba dãy núi Tam Đảo, Ngân Sơn, Bắc Sơn đều là những dãy núi hình cánh cung che chắn cho Thái Nguyên nên nơi đây ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, bão lũ, rất thuận lợi cho việc phát triển các vùng nguyên liệu sản xuất TTCN như: vùng nguyên liệu sản xuất chè búp khô, trồng và khai thác lâm sản phục cho các ngành chế biến gỗ, mây tre đan…. 10
  18. - Khí hậu: Thái Nguyên là tỉnh thuộc vùng đồi núi có nhiều kiểu địa hình khác nhau, từ đồng bằng đến các vùng đồi (300 - 600m) và các đồi núi thấp xen kẽ (600 - 1300m). Địa điểm phức tạp này của địa hình tác động nhiều đến sự phân hóa khí hậu. Một đặc điểm quan trọng của chế độ khí hậu Thái Nguyên là tính chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi. Biên độ dao động ngày và đêm của nhiệt độ lớn hơn đồng bằng Bắc Bộ, trung bình chênh lệch khoảng 0,5-10C. Chế độ mưa ở Thái Nguyên thường lớn hơn ở đồng bằng, gió yếu hơn ở đồng bằng [28]. Đây là một trong những thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của các cây công nghiệp, nông nghiệp và phát triển kinh tế rừng, tạo nên nguồn nguyên liệu phong phú cho hoạt động sản xuất TTCN. - Tài nguyên thiên nhiên + Tài nguyên đất. Thái Nguyên có tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 354.264,12 ha. Trong đó, đất núi chiếm 43,83% diện tích tự nhiên, đất đồi chiếm 24,57% diện tích đất tự nhiên, đất ruộng chiếm 12,11 diện tích đất tự nhiên, ngoài ra còn có 53.533,60 ha đất chưa sử dụng (chiếm 15,11% diện tích đất tự nhiên) có thể phát triển lâm nghiệp. Dự theo hệ thống phân loại của V.M. Fridlan thì Thái nguyên gồm có các loại đất chính sau: + Đất Feralit màu vàng nhạt trên núi thấp: Đất này chiếm 48,1% diện tích đất tự nhiên, thường phân bố ở độ cao trên 200m. Đất được hình thành do sự phong hóa từ các đá mácma, đá biến chất và đá trầm tích. Đất này thích hợp cho việc phát triển lâm nghiệp, trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ… + Đất Feralit điển hình vùng đồi và núi thấp: Đất này chiếm 31,1% diện tích tự nhiên, chủ yếu hình thành trên cát kết, bột kết, phiến sét và một phần phù sa cổ kiến tạo. Đây là vùng đất được sử dụng xen kẽ giữa nông và lâm nghiệp. 11
  19. Đất đồi tại một số vùng như Đại Từ, Phú Lương… ở độ cao từ 150 - 200m, có độ dốc từ 5 – 200, phù hợp với điều kiện sinh thái của một số cây ăn quả. + Đất Feralit trên đá vôi: Đất này có màu đỏ nâu. Đất mỏng và màu đen. Phân bố chủ yếu ở Võ Nhai. + Đất dốc tụ phù sa: Đất dốc tụ và đất đồng bằng trên thềm phù sa cổ, phù sa sông suối được phân bố chủ yếu ở Phú Bình, Phổ Yên, Sông Công, Đại Từ; chiếm 12,4% diện tích đất tự nhiên. Đây là loại đất rất thích hợp với các loại cây trồng nông, lâm nghiệp. + Đất ngập nước: Loại đất này được phân bố chủ yếu dọc theo sông Công và phía Nam huyện Phổ Yên, ven các sông suối và ở các thung lũng núi [28, tr.79]. - Tài nguyên rừng. Thái Nguyên hiện còn khoảng 205.861,20 ha đất lâm nghiệp, chiếm khoảng 58,10% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 103.774,03 ha, rừng trồng là 48.500,30 ha. Rừng phòng hộ là 49.473 ha, rừng đặc dụng là 28.190ha, rừng kinh tế là 74.612ha. Diện tích đất chưa sử dụng là 53.533,60 ha, chiếm khoảng 15,10% diện tích tự nhiên, đây chính là diện tích đất trống, đồi trọc, phần lớn diện tích này trước kia là rừng tự nhiên nhưng do sự khai phá của người dân nhằm biến số diện tích này thành nơi trồng cây lương thực, trải qua quá trình canh tác số diện tích này dần bị bạc mầu và không thể canh tác [21] . Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay số diện tích này có thể được xem như một tiềm năng cho việc phát triển ngành lâm nghiệp và xây dựng quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất TTCN. Đồng thời, nó cũng nằm trong chủ trương chính sách của tỉnh nhằm nhanh chóng phủ xanh số diện tích đất trống đồi trọc góp phần cân bằng hệ sinh thái và tạo nguồn thu nhập cho người dân. - Tài nguyên khoáng sản. Thái Nguyên được đánh giá là tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản, tuy trữ lượng các mỏ vừa và nhỏ nhưng đa dạng về chủng loại. Hiện Thái Nguyên có 12
  20. 34 loại hình khoáng sản phân bố tập trung ở các vùng lớn như: Đại Từ, Võ Nhai, Đồng Hỷ, Phú Lương, Định Hóa. Khoáng sản Thái Nguyên có thể chia thành bốn nhóm như sau: Nhóm 1: Nhóm nguyên liệu cháy. Bao gồm than mỡ, than đá phân bố tập trung ở vùng Đại Từ, Phú Lương. Nhóm 2: Nhóm khoáng sản kim loại. Bao gồm cả kim loại đen như: sắt, mangan, titan và kim loại màu như chì, kẽm, đồng, niken, nhôm, thiếc, vonfram, altimoan, thủy ngân, vàng…… Những mỏ khoáng sản này là một trong những ưu thế lớn của Thái Nguyên, nó không những góp phần thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh mà còn có ý nghĩa rất lớn đối với nề kinh tế của cả nước. Nhóm 3: Nhóm khoáng sản phi kim loại. Gồm có pyrit, barit, photphorit, graphit, … trong đó đáng chú ý nhất là photphorit với hai mỏ nhỏ và một số điểm quặng ở Núi Văn, Làng Mới, La Hiên. Nhóm 4: Nhóm khoáng sản vật liệu xây dựng. Đây là nhóm khoáng sản mà Thái Nguyên cũng có rất nhiều lợi thế, với nhiều loại như đá xây dựng, đất sét, đá vụn, cát sỏi….. Cùng với vị trí địa lí tương đối thuận lợi thì các nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng đã tạo cho Thái Nguyên những điều kiện thuận lợi trong việc phát triển kinh tế nói chung và các ngành TTCN nói riêng [28]. 1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội - Dân số: Theo số liệu thống kê năm 2012 dân số Thái Nguyên là 1.150.230 người với mật độ dân số 325 người/km2, dân số thành thị là 327.223 người (chiếm 28,45%), dân số nông thôn là 823.007 người (chiếm 71,55%). Thái Nguyên là một tỉnh có nhiều dân tộc cư trú với 11 dân tộc thuộc bốn nhóm ngôn ngữ khác nhau đó là: 1 Nhóm ngôn ngữ Việt – Mường có 2 dân tộc : Việt (Kinh), Mường. 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2