intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp: Nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 vào quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Xuân Mai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:103

21
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 vào quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Xuân Mai" được hoàn thành với mục tiêu nhằm phân tích, đánh giá được công tác quản lý ATVSLĐ hiện nay tại Cổ phần đầu tư và xây dựng Xuân Mai; Đề xuất áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 vào hệ thống quản lý ATVSLĐ tại Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Xuân Mai.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp: Nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 vào quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Xuân Mai

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN NGUYỄN XUÂN BÁCH NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 45001:2018 VÀO QUẢN LÝ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ XÂY DỰNG XUÂN MAI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP MÃ SỐ: 8340417 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ VĂN THÚ HÀ NỘI, NĂM 2022
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 vào quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Xuân Mai” là công trình nghiên cứu độc lập do tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Vũ Văn Thú. Luận văn chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào. Các số liệu, nội dung được trình bày trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, hợp lệ và đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Tôi xin chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung của luận văn thạc sĩ. Tác giả luận văn Nguyễn Xuân Bách
  3. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tận tình, tạo mọi điều kiện thuận lợi từ quý thầy cô Trường Đại học Công đoàn; cán bộ công nhân viên Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Xuân Mai. Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: Giảng viên TS. Vũ Văn Thú, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm Luận văn. Cho phép tôi được gửi lời cảm ơn chân thành đến: - Quý thầy cô Trường Đại học Công đoàn đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập cho đến khi hoàn thành luận văn này. - Ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên, các phòng ban, công trình trong Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Xuân Mai đã đóng góp ý kiến, cung cấp số liệu cơ bản và tạo điều kiện cho tôi điều tra khảo sát để có số liệu viết luận văn. - Gia đình, bạn bè những người đã luôn động viên, khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học của mình. Trong quá trình làm luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những đóng góp của Quý thầy cô và các bạn. Xin trân trọng cảm ơn!
  4. MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng, hình, sơ đồ MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài ...................................................... 4 3. Mục tiêu, nội dung nghiên cứu của đề tài ........................................................ 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 4 5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 5 6. Đóng góp mới của đề tài nghiên cứu ............................................................... 6 7. Kết cấu luận văn ............................................................................................... 6 Chƣơng 1. TỔNG QUAN .......................................................................................... 7 1.1. Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động tại một số nƣớc trên thế giới và Việt Nam ................................................................................................. 7 1.1.1. Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động của ILO.................................. 7 1.1.2. Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động của Trung Quốc ..................... 8 1.1.3. Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động của Hàn Quốc ...................... 10 1.1.4. Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động của OHSAS ......................... 11 1.1.5. Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Việt Nam ........................ 13 1.2. Tiêu chuẩn quốc tế ISO 45001:2018 ........................................................ 14 1.2.1. Giới thiệu về ISO 45001:2018 ................................................................. 14 1.2.2. Nội dung cơ bản của ISO 45001:2018 ..................................................... 16 1.3. Những yếu tố ảnh hƣởng đến việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 vào hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động ......................... 18 1.3.1. Những yếu tố bên ngoài ........................................................................... 18 1.3.2. Những yếu tố bên trong............................................................................ 18
  5. 1.4. Một số nghiên cứu trong nƣớc có liên quan đến đề tài và kết quả đạt đƣợc sau khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001 :2018 của một số doanh nghiệp ................................................................................................................ 18 1.4.1. Các đề tài nghiên cứu liên quan ............................................................... 18 1.4.2. Kết quả áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001: 2018 vào hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động tại một số doanh nghiệp. ................................................. 19 Tiểu kết chƣơng 1 ................................................................................................... 21 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ XÂY DỰNG XUÂN MAI .................. 22 2.1. Sự phát triển và hoạt động thi công xây dựng của Công ty Cổ phần đầu tƣ và xây dựng Xuân Mai ........................................................................ 22 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển............................................................... 22 2.1.2. Hoạt động sản xuất và thi công xây lắp ................................................... 25 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty ..................................................................... 30 2.2. Thực trạng quản lý an toàn, vệ sinh lao động tại Công ty Cổ phần đầu tƣ và xây dựng Xuân Mai ........................................................................ 32 2.2.1. Hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động tại Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Xuân Mai ....................................................................................... 32 2.2.2. Thực trạng việc tuân thủ các quy đinh pháp luật trong công tác an toàn, vệ sinh lao động tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Xuân Mai ................ 39 2.3. Đánh giá các yếu tố trong hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động đang thực hiện tại Công ty Cổ phần đầu tƣ và xây dựng Xuân Mai .......... 46 2.3.1. Xây dựng kế hoạch, chính sách và mục tiêu an toàn ............................... 46 2.3.2. Công tác tổ chức thực hiện an toàn, vệ sinh lao động ............................. 47 2.3.3. Công tác kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động ............................................ 47 2.3.4. Việc khắc phục, cải tiến về an toàn, vệ sinh lao động ............................. 48 Tiểu kết chƣơng 2 ................................................................................................... 49
  6. Chƣơng 3. ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 45001:2018 VÀO HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ XÂY DỰNG XUÂN MAI .................................................................. 50 3.1. Cơ sở áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 vào quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Công ty cổ phần đầu tƣ và xây dựng Xuân Mai .............. 50 3.2. Đề xuất áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 vào quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Công ty cổ phần đầu tƣ và xây dựng Xuân Mai .............. 50 3.2.1. Bối cảnh của Công ty ............................................................................... 50 3.2.2. Sự lãnh đạo và tham gia của người lao động ........................................... 56 3.2.3. Hoạch định ............................................................................................... 61 3.2.4. Hỗ trợ ....................................................................................................... 68 3.2.5. Thực hiện.................................................................................................. 73 3.2.6. Đánh giá kết quả hoạt động...................................................................... 76 3.2.7. Cải tiến ..................................................................................................... 79 3.3. Dự trù chi phí áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 vào quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Công ty cồ phần đầu tƣ và xây dựng Xuân Mai ............. 80 3.4. Đánh giá khả năng áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 vào quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Công ty cồ phần đầu tƣ và xây dựng Xuân Mai ..................................................................................................................... 81 Tiểu kết chƣơng 3 ................................................................................................... 85 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................... 86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 87 PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ATVSLĐ An toàn vệ sinh lao động ATLĐ An toàn lao động ATSKNN An toàn sức khỏe nghề nghiệp Ban QLDA Ban quản lý dự án BCH Ban chỉ huy BHLĐ Bảo hộ lao động BVMT Bảo vệ môi trường CBCVN Cán bộ công nhân viên CBVN Cán bộ nhân viên CNCH Cứu nạn cứu hộ ILO Tổ chức lao động quốc tế ISO Tổ chức tiêu chuẩn hóa thế giới NLĐ Người lao động NSDLĐ Người sử dụng lao động OHSAS Hệ thống quản lý an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp OSHA Cơ quan Bảo Vệ Sức Khỏe và An Toàn Lao Động PCCC Phòng cháy chữa cháy VSMT Vệ sinh môi trường XMC Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Xuân Mai
  8. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Kinh nghiệm hoạt động của công ty trong các lĩnh vực .................... 25 Bảng 2.2. Số liệu tài chính trong 3 năm gần nhất của Công ty.......................... 29 Bảng 2.3. Năng lực cán bộ quản lý và kỹ thuật của Công ty ............................. 31 Bảng 2.4. Số lượng công nhân kỹ thuật ............................................................. 31 Bảng 2.5. Khảo sát việc đánh giá và xây dựng biện pháp kiểm soát rủi ro cho từng công việc ................................................................................... 41 Bảng 2.6. Khảo sát công tác huấn luyện an toàn cho người mới ....................... 42 Bảng 2.7. Khảo sát việc cấp phát bảo hộ lao động ............................................ 43 Bảng 2.8. Thống kê tai nạn lao động các năm từ 2018 đến 2020 ...................... 45 Bảng 2.9. Khảo sát tai nạn lao động gây tổn thương ......................................... 46 Bảng 3.1. Nhu cầu mong đợi của các bên liên quan .......................................... 52 Bảng 3.2. Dự trì chi phí để thực hiện việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 ...... 80 Bảng 3.3. Bảng đánh giá khả năng áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 vào hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Xuân Mai ...................................................................... 81
  9. DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ Hình Hình 2.1: Sản xuất bê tông cột, dàn sàn đúc sẵn ................................................ 26 Hình 2.2: Sản xuất tấm tường Acotec ................................................................ 27 Hình 2.3: Vận chuyển cấu kiện từ nhà máy sản xuất đến Dự án ....................... 27 Hình 2.4: Lắp dựng nhà cao khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính ...................... 27 Hình 2.5: Dựa án Eco Green City – Nguyễn Xiển............................................. 28 Hình 2.6: Một số nhà công nghiệp đã được thi công ......................................... 28 Hình 2.7. Hình ảnh huấn luyện an toàn lao động............................................... 42 Hình 2.8. Hình ảnh đào tạo sơ cấp cứu .............................................................. 43 Hình 2.9. Quan trắc môi trường khu văn phòng Công ty .................................. 44 Hình 2.10. Diễn tập phòng cháy chữa cháy tại Dự án ....................................... 45 Sơ đồ Sơ đồ 1.1: Hê thống quản lý an toàn vệ sinh lao động OHSAS 18001:2007 .... 13 Sơ đồ 1.2. Mô hình Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động ISO 45001:2018 ........................................................................................ 17 Sơ đồ 2.1. Trình tự thi công một Dự án ............................................................. 26 Sơ đồ 2.2. Sơ đồ tổ chức Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Xuân Mai ....... 30
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày 29-4-1958, theo Nghị quyết của kì họp thứ VIII Quốc hội khoá I do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ tọa đã quyết định thành lập Bộ Kiến trúc, nay là Bộ xây dựng. Qua hơn 60 năm xây dựng và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên ngành Xây dựng đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ được giao, luôn giữ vững và khẳng định được vị trí, vai trò là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, có những đóng góp quan trọng vào những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Cùng với sự tăng trưởng nhanh chóng của ngành xây dựng chúng ta nhận thấy những hệ lụy của sự phát triển về các vấn đề xã hội, ô nhiễm môi trường, đặc biệt là về tai nạn lao động. Theo Thông báo về tình hình tai nạn lao động năm 2020 Số: 565/TB- LĐTBXH ngày 03 tháng 3 năm 2021của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, trong năm 2020 trên toàn quốc đã xảy ra 8.380 vụ tai nạn lao động, làm 8.610 người bị tai nạn,trong đó: - Số người chết vì TNLĐ: 966 người, so với năm 2019 giảm 13 người tương ứng 1,34%, (trong đó, khu vực có quan hệ lao động: 661 người, tăng 51 người tương ứng với 8,36% so với năm 2019; khu vực người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động: 305 người, giảm 64 người tương ứng với 17,34% so với năm 2019), Số vụ TNLĐ chết người: 919 vụ. Trong số các vụ TNLĐ thì trong lĩnh vực xây dựng chiếm khá cao với tỉ lệ: 15,6% tổng số vụ tai nạn và 16,52% tổng số người chết. Nguyên nhân của thực trang này do đặc thù của ngành xây dựng: Chủ yếu là người lao động phổ thông, không được qua trường lớp đào tạo, làm việc ngoài trời trong các điều kiện nguy hiểm cao, công trình có thiết kế kết cấu phức tạp, người sử dụng lao động chưa chú trọng công tác đào tạo, huấn luyện an toàn cho người lao động…
  11. 2 Những năm gần đây, công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) luôn được Nhà nước quan tâm nhằm đảm bảo tính mạng, sức khỏe và an toàn cho người lao động, đồng thời tạo điều kiện cho các đơn vị doanh nghiệp phát triển bền vững và góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Thực hiện Quyết định số 87/QĐ-TTg ngày 12/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ và Văn bản số 4914/KH-BCĐTƯ ngày 18/11/2019 của Ban Chỉ đạo Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động Trung ương về Kế hoạch triển khai Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2020, Bộ Xây dựng xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động ngành Xây dựng năm 2020 với chủ đề: “Đẩy mạnh cải thiện điều kiện lao động và kiểm soát các nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc trong xây dựng”. Nhằm nâng cao công tác quản lý, tổ chức và thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn lao động, nhiều doanh nghiệp đã xây dựng hệ thống quản lý ATVSLĐ phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, không ngừng đầu tư máy, thiết bị thi công hiện đại, áp dụng nhiều biện pháp, công nghệ xây dựng tiên tiến… Trong đó, có nhiều doanh nghiệp được các tổ chức quốc tế công nhận và cấp giấy chứng nhận về Hệ thống quản lý An toàn và Sức khoẻ nghề nghiệp như: Tổng công ty Sông Đà, Coteccons, Lilama 69.1, Hòa Bình… Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Xuân Mai là doanh nghiệp đã hoạt động 38 năm trong nhiều lĩnh vực: Chủ đầu tư; tổng thầu thi công xây lắp các công trình dân dụng và công nghiệp, công trình giao thông, thủy lợi; tư vấn thiết kế và tư vấn giám sát thi công; đầu tư kinh doanh các dự án bất động sản, sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng (Bê tông cột, dầm, sàn đúc sẵn, tấm tường Acotec). Với thế mạnh về đội ngũ cán bộ được đào tạo bài bản, trình độ chuyên môn cao và đã tham gia nhiều dự án. Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Xuân Mai đã và đang từng bước khẳng định thương hiệu của mình qua các dự án, công trình đã tham gia. Các dự án, công trình với sự tham gia của Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Xuân Mai luôn đảm bảo về
  12. 3 an toàn, chất lượng cũng như tiến độ và luôn được khách hàng, đối tác tin tưởng đánh giá cao. Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Xuân Mai luôn luôn chú trọng công tác an toàn vệ sinh lao động trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty. Mục tiêu của công tác ATVSLĐ là loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong sản xuất, tạo nên một điều kiện làm việc tiện nghi, thuận lợi và môi trường lao động ngày càng được cải thiện tốt hơn để ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hạn chế ốm đau và giảm sút sức khoẻ cũng như những thiệt hại khác đối với người lao động, nhằm bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khoẻ và tính mạng người lao động, trực tiếp góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động và bảo vệ môi trường thông qua các biện pháp về khoa học kỹ thuật, pháp luật, tổ chức, hành chính, kinh tế - xã hội. Với Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Xuân Mai, ATVSLĐ thể hiện tính nhân văn và văn hóa tốt đẹp của Công ty, vì vậy Công ty luôn không ngừng đổi mới để nâng cao hiệu quả công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động. Làm việc an toàn, về nhà hạnh phúc để “GÓP NHỮNG ĐIỀU GIẢN DỊ, TẠO NIỀM TIN VỮNG BỀN” cho mai sau. Cùng với sự phát triển của lĩnh vực xây dựng, hiện nay Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Xuân Mai đang hướng tới các đối tác, khách hàng từ các nước Nhật, Hàn, Mỹ... Một trong những yêu cầu từ phía đối tác, khách hàng đưa ra là công ty phải chứng minh được mình thuộc về những doanh nghiệp quan tâm đến sức khỏe và sự an toàn của nhân viên. Tuy đã được tăng cường thực hiện nhiều biện pháp nhằm hạn chế thấp nhất các vụ tai nạn, lĩnh vực xây dựng vẫn là một trong những lĩnh vực tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy, với mong muốn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động góp phần bảo vệ tính mạng, sức khỏe cho người lao động đang làm việc tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Xuân Mai nên tác giả chọn đề tài: “Nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 vào quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Công ty cổ phần đầu
  13. 4 tư và xây dựng Xuân Mai” làm luận văn thạc sĩ ngành Quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài Trong quá trình tìm thông tin và tham khảo các tài liệu về vấn đề nghiên cứu, tác giả nhận thấy chưa có đề tài nào nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 vào quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Xuân Mai. Đây là cơ sở khoa học để tác giả tập trung nghiên cứu. 3. Mục tiêu, nội dung nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục tiêu - Phân tích, đánh giá được công tác quản lý ATVSLĐ hiện nay tại Cổ phần đầu tư và xây dựng Xuân Mai. - Đề xuất áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 vào hệ thống quản lý ATVSLĐ tại Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Xuân Mai. 3.2. Nội dung nghiên cứu - Nêu được tổng quan về tiêu chuẩn ISO 45001:2018. - Nêu được thực trạng ATVSLĐ của Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Xuân Mai. - Đánh giá được hệ thống quản lý ATVSLĐ hiện nay tại Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Xuân Mai. - Phân tích về việc áp dụng các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 45001:2018 vào quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Xuân Mai. - Đưa ra được các giải pháp áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 vào quản lý ATVSLĐ tại Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Xuân Mai. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Công tác quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn ISO 45001:2018 tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Xuân Mai.
  14. 5 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Nghiên cứu tại Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Xuân Mai. Về nội dung: Đề xuất giải pháp áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 vào hệ thống quản lý ATVSLĐ. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp hồi cứu số liệu: Nghiên cứu số liệu của ngành xây dựng và của Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Xuân Mai trong 3 năm 2018, 2019 và 2020 về số lượng lao động, tình hình thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động, quản lý sức khỏe lao động, tình hình tai nạn lao động,… do Bộ Xây dựng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Cục An toàn lao động, Tổng cục Thống kê cung cấp và các báo cáo tổng hợp của Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Xuân Mai. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các tài liệu có sẵn, tham khảo các báo cáo, tài liệu liên quan đến công tác quản lý an toàn, vệ sinh lao động trong xây dựng và các tài liệu liên quan đến tiêu chuẩn ISO 45001:2018 tại Việt Nam và trên thế giới. - Phương pháp điều tra khảo sát: Luận văn thu thập thông tin qua sử dụng phương pháp điều tra xã hội học thông qua mẫu phiếu khảo sát. Mẫu được chọn để điều tra xã hội học với số mẫu điều tra trực tiếp là 100 mẫu, trong đó 20% số phiếu phát cho các cán bộ làm công tác chuyên trách về an toàn vệ sinh lao động tại Công ty, 80% số phiếu phát cho người lao động và an toàn vệ sinh viên tại các công trình của Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Xuân Mai đang thi công xây dựng. Tác giả phát ra 100 phiếu điều tra, trực tiếp hướng dẫn người được phát phiếu và thu lại về đủ 100 phiếu điều tra. Toàn bộ 100 phiếu đều được ghi đầy đủ thông tin khảo sát. - Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm: Tác giả tiến hành thu thập và nghiên cứu các tài liệu về hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động đối với các doanh nghiệp hoạt động thi công xây dựng hiện nay, tài liệu về các hệ thống quản lý và cách áp dụng, các tài liệu về tiêu chuẩn ISO
  15. 6 45001:2018. Sau khi thu thập phân tích các tài liệu, tiến hành đúc rút ra kinh nghiệm và đưa ra giải pháp cho vấn đề nghiên cứu. 6. Đóng góp mới của đề tài nghiên cứu - Ý nghĩa lý luận: Bổ sung lý luận khoa học cho công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Xuân Mai. - Ý nghĩa thực tiễn: Phân tích thực trạng công tác quản lý an toàn từ đó bổ sung và nâng cao việc quản lý an toàn tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Xuân Mai. Đề xuất áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 vào hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Xuân Mai. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1. Tổng quan Chương 2. Thực trạng quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Xuân Mai Chương 3. Áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 vào hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Xuân Mai
  16. 7 Chƣơng 1 TỔNG QUAN 1.1. Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động tại một số nƣớc trên thế giới và Việt Nam 1.1.1. Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động của ILO Hiến chương của ILO đặt ra các nguyên tắc để bảo vệ người lao động khỏi bệnh tật và chấn thương phát sinh từ việc làm của họ. Trên cơ sở đó, ILO xây dựng các tiêu chuẩn về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp nhằm cung cấp các công cụ cần thiết cho chính phủ các nước thành viên, người sử dụng lao động và người lao động để đảm bảo cho sự an toàn tối đa trong công việc. Năm 2003, ILO đã thông qua một chiến lược toàn cầu để cải thiện an toàn lao động và sức khỏe trong đó bao gồm việc giới thiệu các tiêu chuẩn an toàn và sức khỏe văn hóa phòng ngừa, thúc đẩy và phát triển các công cụ có liên quan, hỗ trợ kỹ thuật. Trong chiến lược toàn cầu của mình, bên cạnh công ước khung 155 về an toàn và sức khỏe nơi làm việc, ILO còn khuyến nghị theo 12 công ước, như công ước về An toàn trong xây dựng, về An toàn trong khai thác mỏ, an toàn trong sử dụng Amiang… ILO còn đưa ra một bộ “Qui tắc thực hành” (Code of Practice) đặt ra những hướng dẫn thiết thực cho các cơ quan QLNN, người sử dụng lao động, đại diện người lao động trên cơ sở đó xây dựng những qui định riêng để quản lý ATVSLĐ tại cơ sở của mình. Ví dụ như Quy tắc Thực hành hướng dẫn về an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc ở một số ngành kinh tế (xây dựng, các mỏ lộ thiên, mỏ than, các ngành công nghiệp sắt thép, kim loại màu các ngành công nghiệp, nông nghiệp, đóng tàu và sửa chữa tàu, lâm nghiệp…), về bảo vệ công nhân đối với nguy hiểm nhất định (bức xạ, laser, đơn vị hiển thị hình ảnh, hóa chất, amiăng, chất khí…) với các biện pháp nhất định (hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp; hướng dẫn giám sát sức khỏe của người lao động; ghi chép, báo cáo tai nạn lao động và bệnh tật…).
  17. 8 Trên cơ sở đó, ILO đã thông qua hơn 40 tiêu chuẩn cụ thể đối phó với an toàn lao động và sức khỏe, cũng như hơn 40 Quy tắc Thực hành. Gần một nửa số công cụ của ILO để giải quyết trực tiếp hoặc gián tiếp với các vấn đề ATSKNN. Những tiêu chuẩn ILO xây dựng là nhằm định hướng cho các nước, nhất là các nước đang phát triển dựa vào đó xây dựng tiêu chuẩn cho nước mình. 1.1.2. Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động của Trung Quốc Hiện nay Trung Quốc đã trở thành "Công xưởng của thế giới" và các luật, các quy định và hệ thống pháp luật về sức khoẻ và an toàn nghề nghiệp đang nỗ lực để theo kịp được tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Chính phủ đã ban hành một loạt các luật, quy định và các nghị định quy định về quyền của người lao động và bảo vệ sức khoẻ và an toàn. Luật Lao động được ban hành từ ngày 5 tháng 7 năm 1994 và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1995. Luật này là cơ sở cơ bản để xét xử quan hệ lao động và đã thiết lập hệ thống hợp đồng lao động và hợp đồng nhóm, cơ chế phối hợp ba bên để giải quyết tranh chấp và thiết lập hệ thống tiêu chuẩn lao động. Khung quy định của chính phủ có tác động quan trọng đến hệ thống pháp luật về sức khoẻ và an toàn nghề nghiệp. Năm 2001 và 2002, Quốc hội Trung Quốc đã thông qua luật phòng chống bệnh nghề nghiệp và Luật An toàn sản xuất. Hai luật quan trọng này cho phép cơ quan quản lý y tế và cơ quan quản lý An toàn lao động đảm nhận nhiệm vụ và trách nhiệm: - Cơ quan quản lý y tế + Xây dựng các tiêu chuẩn phòng chống bệnh nghề nghiệp, + Chẩn đoán, điều trị, giám sát, báo cáo bệnh nghề nghiệp, + Xác định các hoá chất độc hại và An toàn sử dụng các chất độc hại tại nơi làm việc, + An toàn các đồng vị phóng xạ và thiết bị phát bức xạ, + Đánh giá rủi ro nghề nghiệp tại nơi làm việc, + Giám sát các cơ quan y tế, dịch vụ y tế lao động,
  18. 9 + Nghiên cứu phòng chống bệnh nghề nghiệp, + Quản lý sức khoẻ lao động trong các dự án xây dựng. - Các nhiệm vụ và trách nhiệm của cơ quan quản lý an toàn lao động bao gồm: + Xây dựng các tiêu chuẩn an toàn lao động, + Báo cáo nguy cơ, rủi ro nghề nghiệp, + Cứu hộ trong các tai nạn, điều tra tai nạn, an toàn tính mạng và tài sản, + Quy định về sản xuất, vận hành, tàng trữ, vận chuyển và sử dụng hoá chất nguy hiểm và xử lý chất thải hóa học nguy hiểm, + Quản lý an toàn lao động trong các dự án xây dựng. Hệ thống quy định về sức khoẻ nghề nghiệp Hệ thống quản lý y tế toàn quốc từ chính quyền trung ương đến chính quyền quận hạt bao gồm các bộ phận hành chính y tế của Bộ Y tế, tỉnh, thành phố và cấp quận. Ngoài ra, trung tâm phòng chống dịch bệnh (CDC) và viện phòng chống bệnh nghề nghiệp các cấp là các cơ quan dịch vụ y tế rất quan trọng, liên kết với hệ thống quản lý này. Các cơ quan này nằm dưới sự giám sát của phòng hành chính y tế, phạm vi công việc của họ bao gồm: - Xây dựng các tiêu chuẩn về sức khoẻ nghề nghiệp, - Khám sức khoẻ nghề nghiệp, - Chẩn đoán bệnh nghề nghiệp và điều trị, - Giám sát và báo cáo, đánh giá rủi ro nghề nghiệp của dự án xây dựng, Cơ quan quản lý an toàn lao động chủ yếu chịu trách nhiệm về: - Tính an toàn của tính mạng và tài sản tại nơi làm việc, - Xây dựng các tiêu chuẩn an toàn lao động, - Đánh giá an toàn lao động, - Cứu nạn trong tai nạn, - Điều tra tai nạn, - Quản lý hóa chất nguy hiểm như chất dễ cháy, chất nổ, chất phóng xạ và các chất độc hại cao.
  19. 10 Năm 2004, Hội đồng Nhà nước ban hành Quy chế Giấy phép Sản xuất An toàn và phiên bản sửa đổi đã được ban hành vào năm 2013. Các quy định yêu cầu trước khi chính thức sản xuất, các doanh nghiệp công nghiệp phải có giấy phép sản xuất an toàn từ phòng quản lý an toàn lao động cấp tỉnh. Tính đến năm 2011, Trung Quốc đã ban hành 412 tiêu chuẩn về an toàn thiết bị máy móc và an toàn trong sản xuất. Ngoài ra, các quy định về bảo hộ lao động phòng chống chất độc hại tại nơi làm việc đã được Hội đồng Nhà nước ban hành năm 2002. Theo quy định này, các doanh nghiệp không có giấy phép về sức khoẻ và an toàn lao động không thể bắt đầu sản xuất liên quan đến các chất độc hại. Thanh tra an toàn thường xuyên kiểm tra doanh nghiệp công nghiệp, tiến hành đánh giá an toàn lao động và kiểm tra giấy phép sản xuất an toàn và giấy phép về sức khoẻ và an toàn lao động để thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện đúng các tiêu chuẩn và quy định về an toàn lao động. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp được yêu cầu thực hiện hệ thống quản lý "ba đồng thời" về an toàn lao động trong dự án xây dựng. Các cơ sở và biện pháp bảo vệ an toàn lao động của doanh nghiệp phải được thiết kế, xây dựng và sử dụng cùng với việc thiết kế, xây dựng và hoàn thiện các giai đoạn xây dựng nhà xưởng. 1.1.3. Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động của Hàn Quốc Luật Tiêu chuẩn Lao động của Hàn Quốc được ban hành năm 1953 để điều chỉnh các tai nạn lao động công nghiệp và bệnh nghề nghiệp, các hành vi pháp lý đầu tiên được nêu trong Chương VI (từ Điều 64 đến Điều 73) của Luật Tiêu chuẩn Lao động. Các điều khoản của Luật yêu cầu các doanh nghiệp phải đảm bảo các biện pháp an toàn và sức khoẻ của người lao động. Do nền kinh tế Hàn Quốc đang phát triển nhanh nên Luật Tiêu chuẩn Lao động không đủ điều chỉnh sự gia tăng nhanh chóng các tai nạn trong công nghiệp. Do đó Luật An toàn và Sức khoẻ Công nghiệp được ban hành năm 1981 và Luật các bệnh bụi phổi năm 1984. Các luật này đã đảm bảo cho sự an
  20. 11 toàn và sức khoẻ của người lao động và cải thiện điều kiện làm việc và môi trường. Hai luật này đã nêu rõ ràng và cụ thể: nghĩa vụ của việc tổ chức đảm bảo an toàn và sức khoẻ trong các doanh nghiệp, các biện pháp phòng ngừa tác hại nguy hiểm, áp dụng các tiêu chuẩn an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp dưới sự giám sát và chỉ dẫn của chính phủ hoặc các tổ chức nghề nghiệp. Qui định Quản lý An toàn và sức khỏe nơi làm việc. Để duy trì sự an toàn và sức khoẻ tại nơi làm việc, chủ sử dụng lao động phải chuẩn bị cho việc quản lý an toàn và sức khoẻ. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn và quy định ATSKNN của Hàn quốc bao gồm 7 nhóm với các vấn đề sau: - Các vấn đề liên quan đến quản lý an toàn và sức khoẻ tổ chức và chức năng của nó; - Các vấn đề liên quan đến huấn luyện an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp; - Các vấn đề liên quan đến việc quản lý an toàn tại nơi làm việc; - Các vấn đề liên quan đến quản lý sức khoẻ tại nơi làm việc; - Các vấn đề liên quan đến điều tra tai nạn và xây dựng kế hoạch phòng ngừa tai nạn; - Các vấn đề khác liên quan đến an toàn và sức khoẻ. - Các qui định về an toàn và sức khoẻ không được trái với thỏa thuận tập thể và các tiêu chuẩn ATSKNN được áp dụng cho nơi làm việc có liên quan. Các Tiêu chuẩn về ATSKNN của Hàn Quốc do Cục An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp Hàn Quốc (KOSHA) ban hành và sửa đổi hàng năm. Hiện nay Hàn Quốc có khoảng trên 400 tiêu chuẩn về ATSKNN đang có hiệu lực. 1.1.4. Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động của OHSAS OHSAS 18001 là tiêu chuẩn Quốc tế được ban hành vào ngày 1 tháng 7 năm 2007 thay cho cho tiêu chuẩn OHSAS 18001:1999. Tiêu chuẩn này qui định các yêu cầu đối với Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, để các tổ chức có thể kiểm soát các rủi ro về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (ATSKNN) và cải tiến việc thực hiện ATSKNN.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2