intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Tổ chức bồi dưỡng công chức cấp xã trong bối cảnh chuyển đổi số - từ thực tiễn huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:108

13
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động bồi dưỡng công chức cấp xã trong bối cảnh chuyển đổi số trên địa bàn huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh. Qua phân tích, đánh giá các mặt đạt được, đã chỉ rõ các khó khăn, tồn tại đối với việc bồi dưỡng công chức cấp xã trong bối cảnh chuyển đổi số trên địa huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Tổ chức bồi dưỡng công chức cấp xã trong bối cảnh chuyển đổi số - từ thực tiễn huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA THÁI HUYỀN TRANG TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ - TỪ THỰC TIỄN HUYỆN BÌNH CHÁNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2024
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ………/……… ..…/.…. HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA THÁI HUYỀN TRANG TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ - TỪ THỰC TIỄN HUYỆN BÌNH CHÁNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG MÃ SỐ: 8 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Nguyễn Nghị Thanh THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2024
  3. LỜI CAM ĐOAN Tác giả cam đoan và chịu trách nhiệm về những nội dung trong luận văn này: - Các thông tin, số liệu được trích dẫn theo đúng quy định; - Dữ liệu khảo sát là trung thực và có căn cứ, cơ sở; - Công tác đánh giá, phân tích và kiến nghị, đề xuất được đưa ra dựa trên quan điểm cá nhân và nghiên cứu của tác giả. Tác giả cam đoan rằng đây là một nghiên cứu độc lập, trong đó đã thu thập và xử lý tài liệu, số liệu liên quan đến việc bồi dưỡng công chức cấp xã trong bối cảnh chuyển đổi số trên địa bàn huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh. Các nguồn số liệu được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm Sở Nội vụ thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Nội vụ huyện Bình Chánh, Trung tâm Chính trị huyện Bình Chánh và Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời, việc khảo sát và đánh giá chất lượng của quá trình bồi dưỡng công chức cấp xã trên toàn diện đã được tiến hành trên địa bàn Huyện./. Tác giả luận văn Thái Huyền Trang
  4. ̉ LỜI CAM ƠN Sau một quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, đến hôm nay tôi đã hoàn thiện Luận văn tốt nghiệp Cao học ngành Hành chính công với chủ đề: “Tổ chức bồi dưỡng công chức cấp xã trong bối cảnh chuyển đổi số - từ thực tiễn huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh”. Tôi xin trân trọng cảm ơn quý thầy, cô ở Học viện Hành chính Quốc gia trong thời gian vừa qua đã nhiệt tình chỉ bảo, giúp đỡ và hướng dẫn cá nhân tôi xuyên suốt quá trình giảng dạy và nghiên cứu luận văn. Tôi xin cảm ơn Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Nghị Thanh - Giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia, giáo viên hướng dẫn luận văn tốt nghiệp đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi xuyên suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, tạo điều kiện của Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh và cụ thể là Phòng Nội vụ huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ tôi hoàn thành toàn bộ quá trình nghiên cứu đề tài. Do hạn chế hiểu biết và năng lực nghiên cứu của cá nhân có nhiều hạn chế và khiếm khuyết, tôi xin ý kiến chỉ bảo và giúp đỡ của quý Thầy, Cô giúp luận văn của tôi ngày càng hoàn chỉnh hơn. Trân tro ̣ng cảm ơn! Thà nh phố Hồ Chí Minh, ngà y 29 thá ng 3 năm 2024 Tác giả luận văn Thái Huyền Trang
  5. DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ I. DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang Số lượng, cơ cấu công chức cấp xã của huyện Bình 2.1 46 Chánh, giai đoạn 2018-2023 Trình độ chuyên môn của công chức cấp xã giai đoạn 2.2 49 2018-2023 Trình độ lý luận chính trị của công chức cấp xã giai 2.3 51 đoạn 2018-2023 Trình độ Quản lý Nhà nước của công chức cấp xã giai 2.4 53 đoạn 2018-2023 Trình độ tin học, ngoại ngữ của công chức cấp xã giai 2.5 54 đoạn 2018-2023 II. DANH MỤC BIỂ U ĐỒ STT Tên biểu đồ Trang Cơ cấu giới tính của công chức cấp xã, giai đoạn 2018- 2.1 48 2022 Cơ cấu độ tuổi công chức cấp xã giai đoạn giai đoạn 2.2 48 2018-2023 Trình độ chuyên môn công chức cấp xã giai đoạn 2018- 2.3 50 2023 Trình độ lý luận chính trị của công chức cấp xã giai 2.4 52 đoạn 2018-2023 Trình độ Quản lý nhà nước của công chức cấp xã giai 2.5 53 đoạn 2018-2023 Trình độ tin học, ngoại ngữ của công chức cấp xã đạt 2.6 55 chuẩn theo quy định giai đoạn 2018-2023
  6. Đánh giá việc xác định nhu cầu bồi dưỡng công chức 2.7 cấp xã trong bối cảnh chuyển đổi số trên địa bàn huyện 58 Bình Chánh Đánh giá mức độ hài lòng đối với chương trình, nội 2.8 61 dung, hình thức bồi dưỡng công chức cấp xã 2.9 Đánh giá chất lượng cơ sở bồi dưỡng công chức cấp xã 62 2.10 Đánh giá chất lượng giảng viên bồi dưỡng 64 Đánh giá về trình độ, năng lực của công chức cấp xã 2.11 67 được nâng cao hơn so với trước khi được bồi dưỡng
  7. MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ .................................................................... 1 PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn................................ 4 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 6 3.1. Mục đích nghiên cứu ......................................................................... 6 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................ 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ....................................... 7 4.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 7 4.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 7 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn ................ 7 5.1. Phương pháp luận .............................................................................. 7 Dựa trên quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và tư tưởng Hồ Chí Minh và những chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam chính sách luật pháp của nhà nước liên quan đến chủ đề. ... Error! Bookmark not defined. 5.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 7 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ................................................ 7 6.1. Ý nghĩa khoa học ............................................................................... 7 6.2. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................... 7 7. Kết cấu của luận văn ................................................................................. 8 PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................ 9 Chương 1: ..................................................................................................... 9 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ ...................... 9 1.1. Khá i quá t chung về công chức cấ p xã .................................................. 9 1.1.1. Khái niệm công chức cấp xã ........................................................... 9 1.1.2. Vị trí, vai trò của công chức cấp xã ............................................... 12 1.1.3. Tiêu chuẩn của công chức cấp xã.................................................. 14 1.2. Những vấn đề chung về bồi dưỡng công chức cấp xã ........................ 16 1.2.1. Khái niệm bồi dưỡng công chức cấp xã ........................................ 16
  8. 1.2.2. Vai trò của bồi dưỡng công chức cấp xã ....................................... 17 1.2.3. Hình thức, nội dung bồi dưỡng công chức cấp xã ......................... 18 1.2.4. Tổ chức bồi dưỡng công chức cấp xã............................................ 19 1.3. Chuyển đổi số trong khu vực công và bồi dưỡng công chức cấp xã ... 22 1.3.1. Chuyển đổi số trong khu vực công................................................ 23 1.3.2. Bồi dưỡng công chức cấp xã trong bối cảnh chuyển đổi số ........... 30 Tiểu kết Chương 1 ....................................................................................... 40 Chương 2: THỰC TRẠNG BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH CHÁNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ................................................................... 41 2.1. Tổng quan về huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh ................ 41 2.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................... 41 2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội.............................................................. 43 2.1.3. Những ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến công tác bồi dưỡng công chức công xã trong bối cảnh chuyển đổi số trên địa bàn huyện Bình Chánh ........................................................................................ 45 2.1.4. Thực trạng công chức cấp xã trên địa bàn huyện Bình Chánh ....... 46 2.2. Thực trạng công tác bồi dưỡng công chức cấp xã trong bối cảnh chuyển đổi số trên địa bàn huyện Bình Chánh .............................................. 56 2.2.1. Xác định nhu cầu bồi dưỡng ......................................................... 56 2.2.2. Xây dựng kế hoạch, lĩnh vực, phương pháp bồi dưỡng ................. 60 2.2.3. Tổ chức thực hiện bồi dưỡng ........................................................ 62 2.2.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng ........................................... 66 2.3. Đánh giá thực trạng bồi dưỡng công chức cấp xã trong bối cảnh chuyển đổi số trên địa bàn huyện Bình Chánh .............................................. 68 2.3.1. Ưu điểm........................................................................................ 68 2.3.2. Hạn chế ........................................................................................ 71 2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế ............................................................. 72 Tiểu kết Chương 2 ....................................................................................... 74 Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG .. 75 BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH CHÁNH, .......................................... 75 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ................................................................... 75
  9. 3.1. Quan điểm bồi dưỡng công chức cấp xã ............................................ 75 3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng công chức cấp xã trong bối cảnh chuyển đổi số trên địa bàn huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới ......................................................................... 79 3.2.1. Chú trọng việc xác định nhu cầu bồi dưỡng .................................. 80 3.2.2. Hoàn thiện việc xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình bồi dưỡng ........................................................................................................... 82 3.2.3. Tổ chức tốt việc thực hiện bồi dưỡng............................................ 84 3.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng .......... 87 Tiểu kết Chương 3 ....................................................................................... 89 PHẦN KẾT LUẬN ...................................................................................... 90 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 92 PHỤ LỤC 1 ................................................................................................. 92 PHỤ LỤC 2 ................................................................................................. 98
  10. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã rất chú trọng việc tăng cường công tác bồi dưỡng, không ngừng nâng cao năng lực, trình độ trên nhiều lĩnh vực của đội ngũ công chức nói chung, công chức cấp xã nói riêng; qua đó giúp xây dựng đội ngũ cán bộ có bước tiến lớn mạnh cả về lượng và chất, thể hiện vai trò của chương trình bồi dưỡng công chức cấp xã đối với hệ thống cơ quan hành chính nhà nước nhiệm kỳ qua. Sau khi có Nghị quyết số 17 - NQ/TW ngày 18 tháng 3 năm 2002 về “Củng cố và nâng cao năng lực của tổ chức chính trị cơ sở xã, phường, thị trấn” [1], cấp uỷ Đảng, chính quyền ở địa phương, từ Trung ương xuống cơ sở, đã có nhiều nghị quyết, chỉ thị, văn bản quy phạm pháp luật nhằm thể chế hoá quan điểm, đường lối của Đảng, qua đó đã xác định rõ ý nghĩa của việc đào tạo cán bộ cấp xã. Trong bối cảnh chuyển đổi số như hiện nay, đòi hỏi công chức phải có năng lực số, tức là đòi hỏi sự am hiểu, kỹ năng, thái độ, kinh nghiệm công tác và các phẩm chất khác cần có để đáp ứng yêu cầu của chuyển đổi số quốc gia. Bồi dưỡng công chức cấp xã trong bối cảnh chuyển đổi số là quá trình nâng cao kiến thức, kỹ năng và năng lực sử dụng công nghệ thông tin cho công chức ở cấp xã, để họ có thể thích nghi và hiệu quả trong môi trường làm việc số hóa. Trong bối cảnh chuyển đổi số, việc này trở nên cực kỳ quan trọng bởi vì nó không chỉ giúp cải thiện hiệu suất công việc thông qua việc ứng dụng các công cụ số và dữ liệu lớn, mà còn góp phần vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ công cung cấp cho người dân. Trong thời gian vừa qua, việc bồi dưỡng công chức đã đóng góp tích cực trong việc làm nâng cao nhận thức của đội ngũ, công chức nhất là đội ngũ công chức cấp xã nhằm từng bước chuẩn hoá ngạch, chức danh theo quy định và nâng cao năng lực của đội ngũ này. Công chức cấp xã sau thời gian qua bồi 1
  11. dưỡng có thay đổi đáng kể về nhận thức, trình độ nghiệp vụ và năng lực công chức. Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu và không thể đảo ngược của thời đại, mang lại nhiều cơ hội và thách thức cho sự phát triển của các quốc gia và địa phương. Đội ngũ cán bộ cấp cơ sở là đội ngũ cán bộ trực tiếp thực thi những công việc quản lý tại cấp xã, họ là đội ngũ có ý nghĩa to lớn đối với công tác tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước đi vào thực tế trong điều kiện chuyển đổi số. Công chức cấp xã cần được bồi dưỡng trong bối cảnh chuyển đổi số vì các lý do sau: Bồi dưỡng công chức cấp xã trong bối cảnh chuyển đổi số giúp họ nắm bắt được các kiến thức, kỹ năng và tư duy mới về công nghệ thông tin và truyền thông, ứng dụng chúng vào công tác quản lý nhà nước, phục vụ nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội. Bồi dưỡng công chức cấp xã trong bối cảnh chuyển đổi số cũng góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần học tập, đổi mới sáng tạo và hiệu quả công tác của đội ngũ này. Bồi dưỡng công chức cấp xã trong bối cảnh chuyển đổi số là một trong những biện pháp thiết thực để thực hiện chiến lược quốc gia về chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số và chính quyền số. Bồi dưỡng công chức cấp xã trong bối cảnh chuyển đổi số là một trong những yếu tố then chốt để xây dựng một hệ thống hành chính hiện đại, minh bạch, hiệu quả và gần gũi với nhân dân ở cơ sở. Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và huyện Bình Chánh nói riêng trong thời gian qua đã phối hợp các cơ quan tổ chức thực hiện công tác bồi dưỡng cho công chức cấp xã nhằm chuẩn hóa trình độ, đáp ứng yêu cầu ứng dụng công nghệ số vào quy trình, thủ tục hành chính nhà nước, bước đầu đạt được nhiều kết quả tích cực. Bên cạnh các yếu tố tích cực, quá trình tuyển 2
  12. dụng công chức cấp xã giai đoạn qua trên địa bàn huyện Bình Chánh cũng còn một số hạn chế, bất cập nhất định. Các khâu trong công tác bồi dưỡng chưa thực sự chỉn chu, bám sát thực tế. Công tác xác định nhu cầu bồi dưỡng của công chức cấp xã trong bối cảnh chuyển đổi số vẫn còn chưa chính xác, khách quan. Hoạt động bồi dưỡng cho công chức cấp xã thông thường là cử công chức tham gia các lớp bồi dưỡng do cấp trên tổ chức, tuy nhiên việc rà soát, chấm chọn đối tượng tham gia bồi dưỡng chưa bám sát thực tế, chủ yếu là để đáp ứng các tiêu chuẩn chức vụ, chức danh hoặc cử đối tượng tham gia cho đạt chỉ tiêu mà chưa thực sự gắn với công việc, nhất là gắn với bối cảnh chuyển đổi số như hiện nay. Việc tổ chức, nhiều lớp bồi dưỡng cùng một lúc, thường là vào cuối năm gây khó khăn cho công chức cấp xã trong việc sắp xếp thời gian tham gia hoặc không thể tham gia do đăng ký nhiều lớp trùng thời gian học dẫn đến chất lượng không cao. Các cơ sở đào tạo giáo viên ở huyện Bình Chánh không được đầu tư về cơ sở vật chất, thiếu phương pháp dạy và học tập tiên tiến; một số giáo viên kiêm chức được bổ nhiệm là cán bộ quản lý ở các phòng, ban, nghành, các chi hội, đoàn thể của huyện nhưng yếu kém về kỹ năng giảng dạy, do đó kết quả đào tạo không đạt được mục tiêu đề ra. Bắt nguồn từ những hạn chế liên quan đến chất lượng đội ngũ công chức cấp xã, kết hợp với thực tế tình hình hoạt động bồi dưỡng công chức cấp xã trên địa bàn huyện Bình Chánh, đặc biệt trong điều kiện chuyển đổi số mạnh mẽ ngày nay đề ra nhiệm vụ là các nhà quản lý phải đánh giá đúng và nêu cao chất lượng của công tác bồi dưỡng theo hướng cụ thể, thực chất, có trọng tâm, trọng điểm, đúng đối tượng góp phần nâng cao phẩm chất, khả năng công tác, chất lượng và kết quả hoạt động của đội ngũ công chức cấp xã. Theo đó, hiện nay huyện Bình Chánh ngày cà ng hoà n thiê ̣n và đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020, tiế n tớ i đưa Bình Chá nh trở thà nh mô ̣t Thành 3
  13. phố trực thuộc của Thà nh phố Hồ Chí Minh, cho nên phải đặc biệt quan tâm đến hiệu quả công tác bồi dưỡng công chức cấp xã được thực hiện đinh kỳ , ̣ thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm. Vì vậy, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Tổ chức bồi dưỡng công chức cấp xã trong bối cảnh chuyển đổi số - Từ thực tiễn huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh” là yêu cầu quan trọng, cấp thiết cả về khoa học và thực tiễn, với mục đích đóng góp cho việc hình thành và phát triển lực lượng công chức cấp xã đủ tiêu chuẩn và ngang trình độ. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Trong thời gian học tập, tôi cũng đã đọc một số luận văn trước, cộng với một số bài luận văn của những từ khoá học tập trước bàn đến việc bồi dưỡng công chức cấp xã, công chức phường, ví dụ: - Ngô Thành Can (2013), Quy trình đào tạo, bồi dưỡng hiệu quả nâng cao năng lực thực thi công vụ cho cán bộ, công chức, Tạp chí Quản lý Nhà nước, tháng 3-2013. - Trần Thị Phương Trang (2020), Bồi dưỡng công chức phường, Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ Quản lý công, Học viện Hành chính. - Trình Ngọc Hưng (2022), Bồi dưỡng công chức cấp xã trên địa bàn huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh, Thạc sĩ Quản lý công, Học viện Hành chính. - Vũ Thị Thu Trang (2022), Bồi dưỡng công chức các phường trên địa bàn Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ Quản lý công, Học viện Hành chính. - Đặng Thị Lệ Hoa (2022), Bồi dưỡng công chức cấp xã trên địa bàn huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ Quản lý công, Học viện Hành chính. - Nguyễn Ngọc Hiền (2023), Bồi dưỡng công chức phường tại Thành 4
  14. phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh, Luận văn Thạc sĩ Quản lý công, Học viện Hành chính. - Trần Đăng Thông (2023), Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk, Luận văn Thạc sĩ Quản lý công, Học viện Hành chính. - Quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở Việt Nam, Tạp chí Cộng sản ngày tháng 07-2022. - Nhận thức về chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và toàn dân không ngừng được nâng cao, Cổng thông tin điện tử Quốc hội tháng 10 năm 2022. - Áp dụng mô hình chuyển đổi số vào công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ở Việt Nam, ThS. Nguyễn Văn Lành, Tạp chí Tổ chức Nhà nước ngày 03/7/2023. - Quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức cấp xã trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 ở Việt Nam, Tạp chí Cộng sản ngày tháng 7/2022. Các công trình nghiên cứu nói trên đã làm rõ được những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn liên quan đến công tác bồi dưỡng công chức cấp xã tại các địa phương; cụ thể là cơ sở lý luận về công chức, bồi dưỡng công chức cấp xã, thực trạng công tác bồi dưỡng công chức cấp xã và các giải pháp căn cơ giúp nâng cao, cải thiện chất lượng công chức ở cấp cơ sở trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở Việt Nam. Luận văn đã tiếp thu kết quả nghiên cứu của các công trình trước về cơ sở lý luận công chức, bồi dưỡng công chức cấp xã, bồi dưỡng công chức cấp xã trong bối cảnh chuyển đổi số; kinh nghiệm công tác bồi dưỡng tại một số địa phương; giải pháp nâng cao công tác bồi dưỡng công chức cấp xã trong 5
  15. bối cảnh chuyển đổi số và tác giả tiếp tục nghiên cứu hệ thống hóa về mặt lý luận, cũng như thực tiễn bồi dưỡng công chức cấp xã nói chung và bồi dưỡng công chức cấp xã trong bối cảnh chuyển đổi số trên địa bàn huyện Bình Chánh nói riêng. Đã có nhiều công trình nghiên cứu được xuất bản có đề cập về bồi dưỡng công chức cấp xã theo ngạch, theo vị trí việc làm, tuy nhiên không có công trình nào tập trung nghiên cứu, phân tích và đề ra những biện pháp tổng thể để nâng cao hiệu quả việc bồi dưỡng công chức cấp xã trong điều kiện chuyển đổi số ở đất nước trong thời điểm hiện tại. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động bồi dưỡng công chức cấp xã trong bối cảnh chuyển đổi số trên địa bàn huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh. Qua phân tích, đánh giá các mặt đạt được, đã chỉ rõ các khó khăn, tồn tại đối với việc bồi dưỡng công chức cấp xã trong bối cảnh chuyển đổi số trên địa huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó, kiến nghị những biện pháp để cải tiến, nâng cao hiệu quả bồi dưỡng công chức cấp xã trong bối cảnh chuyển đổi số. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Một là, phân tích cơ sở lý luận về bồi dưỡng công chức cấp xã trong bối cảnh chuyển đổi số. Hai là, phân tích đánh giá về thực trạng hoạt động bồi dưỡng công chức cấp xã trước và trong giai đoạn chuyển đổi số trên địa bàn huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh, những kết quả đạt được, những mặt còn hạn chế, bất cập và làm rõ nguyên nhân của thực trạng trên. Ba là, đề xuất giải pháp đổi mới nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng công chức cấp xã trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay. 6
  16. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Tổ chức bồi dưỡng công chức cấp xã trong bối cảnh chuyển đổi số - từ thực tiễn huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Tổ chức bồi dưỡng công chức cấp xã trong bối cảnh chuyển đổi số - từ thực tiễn huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận Dựa trên quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và tư tưởng Hồ Chí Minh và những chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam chính sách luật pháp của Nhà nước liên quan đến chủ đề. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu tổng hợp, thống kê, kết hợp phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp, phương pháp phân tích, so sánh, điều tra bằng bảng hỏi và tổng kết rút kinh nghiệm. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa khoa học Hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm những vấn đề về lý luận và thực tiễn hoạt động bồi dưỡng công chức cấp xã, cung cấp những luận cứ khoa học giúp huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh nâng cao chất lượng bồi dưỡng công chức cấp xã trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động bồi dưỡng công chức cấp xã trong bối cảnh chuyển đổi số trên địa bàn huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh, cũng như đề xuất các giải pháp nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng công chức cấp xã. 7
  17. Luận văn còn có thể dùng như tư liệu giảng dạy đối với việc đào tạo cán bộ cấp cơ sở trong điều kiện chuyển đổi số trên địa huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh cùng các địa phương khác. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo. Nội dung luận văn được thể hiện ở 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về bồi dưỡng công chức cấp xã trong bối cảnh chuyển đổi số. Chương 2: Thực trạng bồi dưỡng công chức cấp xã trong bối cảnh chuyển đổi số trên địa bàn huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh. Chương 3: Quan điểm và giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng công chức cấp xã trong bối cảnh chuyển đổi số trên địa bàn huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh. 8
  18. PHẦN NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ 1.1. Khá i quá t chung về công chức cấ p xã 1.1.1. Khái niệm công chức cấp xã Theo định nghĩa cụ thể, công chức được xác định là những người thuộc cơ quan nhà nước, họ là những người được lựa chọn và bổ nhiệm vào các vị trí trong các cơ quan nhà nước (đặc biệt là trong các cơ quan hành chính) để thực hiện công việc của mình và được trả tiền lương và thu nhập khác từ nguồn bên ngoài cơ quan nhà nước. Công chức của một quốc gia thông thường là công dân, có quốc tịch của quốc gia đó và thường xuyên làm việc trong biên chế. Phạm vi hoạt động của công chức không chỉ giới hạn trong cơ quan nhà nước, tuy nhiên, luật pháp của nhiều quốc gia cho phép công chức làm việc trong cơ quan nhà nước. [9]. Khái niệm công chức ở từng quốc gia có mỗi lối hiểu khác nhau, nhìn chung công chức được hiểu là những con người được tiếp nhận và bổ nhiệm làm một chức danh nhất định thuộc một cơ quan của Nhà nước cấp tỉnh hay là tại huyện, dù trong nước hay là ngoài nước, đã được sắp xếp vào một ngạch công chức hưởng lương theo biên chế nhà nước. Khái niệm công chức ở mỗi một quốc gia có các khái niệm và định nghĩa khác nhau, cụ thể như sau: Ở nước Pháp, công chức được định nghĩa là: “các công chức được tuyển chọn, bổ nhiệm để làm việc tại các tổ chức bao gồm những cơ quan nhà nước và các tổ chức dịch vụ công thuộc chính phủ quản lý, gồm cả trung ương và địa phương nhưng không đề cập cả các công chức địa phương thuộc những chính quyền thuộc địa phương cai quản”. 9
  19. Ở Trung Quốc, công chức có thể dịch là: “những người làm việc tại cơ quan nhà nước mỗi cấp, ngoại trừ người phục vụ. Công chức có thể chia làm hai nhóm: - Công chức quản lý là những người thực thi công vụ nhà nước. Các công chức được thực hiện theo những quy trình nhất định, dưới quyền chỉ đạo của Pháp luật, Điều lệ công chức và Luật tổ chức của cơ quan hành chính cùng cấp. - Công chức nhà nước là những người thực hiện cơ chế thường nghiệm, được cơ quan cùng cấp tuyển dụng và quản lí dựa trên Luật công chức. Họ chiếm đại đa số trong công chức nhà nước, dưới sự chỉ đạo, thi hành của quy định và luật pháp”. Ở Việt Nam, công chức cấp xã gồm công chức phường, công chức đô thị và công chức xã. Khái niệm công chức cấp xã lần đầu được quy định tại Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh cán bộ, công chức (năm 1998) được thông qua ngày 29 tháng 4 năm 2003, trước đó khái niệm công chức cấp xã chưa được quy định tại bất kỳ văn bản pháp luật. Pháp lệnh số 11/2003/PL-UBTVQH ngày 29 tháng 4 năm 2003 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều Pháp lệnh cán bộ, công chức (năm 1998) định nghĩa “công chức cấp xã là những cán bộ được bổ nhiệm, phân công đảm nhận một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ trong Uỷ ban nhân dân cấp xã”. Phá p lê ̣nh đã không có sự phân biê ̣t cá n bô ̣ vớ i công chứ c, nhưng qua cá c nghi ̣ đinh củ a Chinh phủ ban hà nh năm 2003 hướng dẫn thi hà nh Phá p ̣ ́ lê ̣nh có thể phân biê ̣t cá n bô ̣, công chứ c theo Nghi ̣ đinh số 114,115,116,117 ̣ ngà y 10 tháng 10 năm 2003. Tuy nhiên, khá i niê ̣m công chứ c cấ p xã chỉ được xá c đinh ta ̣i Nghi đinh 114/2003/NĐ-CP. ̣ ̣ ̣ 10
  20. Để nâng cao địa vị, trách nhiệm của công chức cấp xã, Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Cán bộ, Công chức năm 2008, đây là cơ sở pháp lý phân định rõ, chi tiết về quyền hạn và trách nhiệm của công chức cấp xã.. Tại Khoản 2, Điều 4 Luật Cán bộ, Công chức năm 2008 định nghĩa công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc hệ thống hành chính nhà nước, được tuyển dụng và quản lý theo quy định của pháp luật. Công chức thường được phân loại theo cấp bậc và chức vụ, và có các quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm được quy định đầy đủ để đảm bảo sự chuyên nghiệp, trung thực và hiệu quả trong công tác của mình. Công chức được coi là nhân viên cốt cán của nhà nước, đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chính sách, pháp luật và các dịch vụ công cho người dân. [13, tr.1]. Công chức cấp xã theo Luật Cán bộ, Công chức năm 2008 được hiểu là những người được tuyển dụng và giao giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã, thuộc biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Đến ngày 25 tháng 11 năm 2019, Quốc hội khoá XIV thông qua Luật số 52/2019/QH14 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2020; theo đó tại Khoản 1, Điều 1 có sửa đổi bổ sung khái niệm công chức như sau: “Công chứ c là công dân Viê ̣t Nam, được tuyể n dụng, bổ nhiê ̣m và o ngạch, chứ c vụ, chứ c danh tương ứng vớ i vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sả n Viê ̣t Nam, Nhà nước, tổ chứ c chí nh tri ̣ – xã hội ở trung ương, cấ p tỉnh, cấ p huyê ̣n; trong cơ quan, đơn vi ̣ thuộc Quân đội nhân dân mà không phả i là si ̃ quan, công nhân chuyên nghiê ̣p, công nhân quố c phò ng; trong cơ quan, đơn vi ̣ thuộc Công an nhân dân mà không phả i là si ̃ quan, hạ 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2