Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Chính sách kinh tế hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong đại dịch, từ thực tiễn thành phố Hà Nội
lượt xem 1
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Chính sách kinh tế hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong đại dịch, từ thực tiễn thành phố Hà Nội" nhằm đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách kinh tế hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong đại dịch, từ thực tiễn thành phố Hà Nội.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Chính sách kinh tế hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong đại dịch, từ thực tiễn thành phố Hà Nội
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA DƯƠNG THANH PHÚC CHÍNH SÁCH KINH TẾ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG ĐẠI DỊCH COVID, TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ HÀ NỘI - NĂM 2024
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA DƯƠNG THANH PHÚC CHÍNH SÁCH KINH TẾ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG ĐẠI DỊCH COVID, TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 831 01 10 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. LƯƠNG MINH VIỆT HÀ NỘI – NĂM 202
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan về tính khách quan, khoa học độc lập của tác giả luận văn. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là công trình nghiên cứu của cá nhân, đảm bảo độ chính xác tin cậy. Nguồn tài liệu tham khảo, trích dẫn có nguồn gốc hợp pháp. Tôi xin chịu trách nhiệm về tính trung thực, khoa học về luận văn của bản thân. Hà Nội, ngày 07 tháng 10 năm 2024 Tác giả luận văn Dương Thanh Phúc
- MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt….. Danh mục bảng biểu MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 3 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH KINH TẾ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ...................................................................... 14 1.1.Các khái niệm .................................................................................................. 14 1.2.Vai trò và đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa ......................................... 19 1.3.Tác động của đại dịch Covid-19 đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa ................ 21 1.4. Chính quyền địa phương ở cấp Tỉnh và Qui trình chính sách kinh tế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong đại dịch Covid ........................... 22 1.5.Các loại chính sách kinh tế hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong đại dịch Covid-19 ................................................................................................... 24 1.6.Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách kinh tế hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong đại dịch Covid-19 ............................................................................. 26 1.7.Kinh nghiệm của một số nước về chính sách kinh tế hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trong đại dịch Covid-19 ................................................................. 30 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1...................................................................................... 37 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH KINH TẾ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19, TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ......................................................................................... 39 2.1.Tác động của đại dịch Covid-19 đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thành phố Hà Nội ………………………………………………………….. 39 2.2.Thực trạng về các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong đại dịch covid-19, từ thực tiễn thành phố Hà Nội .............................................................................. 42 2.3.Thực trạng chính sách kinh tế hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong đại dịch Covid-19, từ thực tiễn thành phố Hà Nội..................................................... 54 2.4.Đánh giá chung ............................................................................................... 60 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2...................................................................................... 64 CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19, TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ................................................................... 66 3.1.Một số định hướng chính sách kinh tế hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa vượt qua đại dịch Covid-19 .................................................................................. 66 3.2.Một số giải pháp về chính sách kinh tế hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Hà Nội vượt qua khó khăn trong và sau đại dịch Covid-19........................ 67 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3...................................................................................... 74 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................................... 76 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ…………………………………… 79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 80 PHỤ LỤC…………………………… 84
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CAD Đồng đô la Canada CNY Đồng Nhân dân tệ Trung Quốc Covid-19 Bệnh vi-rút corona DN Doanh nghiệp DN NVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa ĐMST Đổi mới sáng tạo EUR Đồng tiền chung châu Âu/đồng euro GDP Tổng sản phẩm quốc nội GRDP Chỉ số tổng sản phẩm được tính cho một khu vực, thành phố GBP Đồng Bảng Anh IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tế JPY Đồng Yên Nhật Bản KfW Ngân hàng Tái thiết Đức KRW Đồng Won Hàn Quốc R&D Nghiên cứu và phát triển OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế PIA Chương trình đầu tư tương lai của Pháp RM Đồng Ringgit Malaysia SBA Cục Quản lý Doanh nghiệp Nhỏ Hoa Kỳ SGD Đồng đô la Singapo STW Chương trình làm việc thời gian ngắn NSNN Ngân sách Nhà nước THB Đồng Bạt Thái Lan 1
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Doanh thu thuần của doanh nghiệp theo quy mô, loại hình hoạt động của TP. Hà Nội. tr 48 Biểu đồ 1. Doanh nghiệp việt Nam bị ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch Covid- 19, trang 41 Biểu đồ 2. Điểm neo Tình hình doanh nghiệp 10 tháng đầu năm 2021 (so với cùng kỳ năm 2020), trang 45 2
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn DN NVV ở Việt Nam nói chung, ở thành phố Hà Nội nói riêng ngày càng khẳng định vai trò của nó trong việc huy động hiệu quả nguồn lực tài chính đóng góp cho ngân sách nhà nước, góp phần phát triển kinh tế, tạo sự năng động và cạnh tranh phát triển của nền kinh tế đất nước nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Các DN NVV ở thành phố Hà Nội hơn lúc nào hết đã thể hiện vai trò to lớn của mình trong thúc đẩy sự phát triển của nên kinh tế Thủ đô. Trong những năm qua, DN NVV ở Hà Nội đã đóng góp hơn 40% GDP cho kinh tế thủ đô, đóng góp hơn 30% tổng thu ngân sách cho thủ đô Hà Nội, đã tạo nhiều việc làm, góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Nhiều doanh nhân làm việc trong các DN NVV đã thể hiện rõ phẩm chất, bản lĩnh, năng động, sáng tạo, chủ động vượt khó khăn của đại dịch Covid-19 để phục hồi sản xuất và kinh doanh. Đại dịch Covid-19 xuất hiện khiến các DN NVV trong cả nước nói chung và ở Hà Nội nói riêng đã chịu ảnh hưởng vô cùng nặng nề. Việc phải kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 đồng thời với phục hồi kinh doanh, sản xuất đảm bảo độ an toàn, linh hoạt đã khiên các DN NVV đứt gãy các chuỗi cung ứng hàng hóa, giao thương, bị biến động ghê gớm về giá cả nguyên, nhiên, vật liệu - đầu vào cho sản xuất, kinh doanh và các công trình xây dựng. Nguồn lực lao động thiếu trầm trọng (vì liên quan đến hậu quả của Covid nên lực lượng lao động không thể trở lại Hà Nội). Việc tiếp cận nguồn vốn vô cùng khó khăn do diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, không có tài sản thế chấp và không có phương án sản xuất, kinh doanh khả thi. Xuất phát từ vai trò của các DN NVV đối với đời sống kinh tế- xã hội của đất nước nói chung của thủ đô Hà Nội nói riêng mà Đảng và Nhà nước ta đã có đường lối, chủ trương và các chính sách phù hợp, kịp thời. Chính quyền thủ đô Hà Nội cũng kịp thời nắm bắt chỉ thị của Chính phủ nên đã có các chính sách hỗ trợ DN NVV nhằm khuyến khích, động viên tinh thần giúp các DN NVV ở Hà 3
- Nội vượt qua khó khăn của đại dịch Covid-19. Thành phố Hà Nội luôn quan tâm đến công tác hỗ trợ và phát triển DN NVV, coi “Doanh nghiệp là động lực quan trọng phát triển kinh tế của đất nước”. Các cơ chế, chính sách được thực hiện sau khi Luật Hỗ trợ DN NVV số 04/2017/QH14 ra đời đã hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển của các DN NVV. Cải cách hành chính trọng tâm vào xây dựng chính quyền điện tử, Thành phố Hà Nội đã ứng dụng thành tựu của công nghệ số làm đơn giản hóa và tạo điều kiện thuận lợi cho DN khi thực hiện thủ tục hành chính với DN. Đứng trước thực trạng khó khăn của các DN NVV của cả nước nói chung, của thủ đô Hà Nội nói riêng, Chính phủ đã quyết định chuyển đổi trạng thái từ “Zero Covid” sang “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid- 19” theo Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ, với chính sách này các DN cả nước nói chung và DN ở Hà Nội nói riêng đang bắt đầu hoạt động trở lại. Để nỗ lực cao nhất trong hỗ trợ cho các DN NVV, Chính phủ đã nghiên cứu, ban hành, triển khai các chính sách hỗ trợ cho DN NVV; trong đó đặc biệt chú trọng đến cải cách thủ tục hành chính theo Nghị quyết số 76/NQ-CP về Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2021-2030. Thực hiện các chính sách chung của Chính phủ, Chính quyền Hà Nội đã ban hành và thực thi các chính sách hỗ trợ cụ thể giúp các DN NVV vượt qua đại dịch Covid-19. Chính quyền Hà Nội luôn với phương châm lấy DN và người dân là trung tâm, Chính quyền Thành phố đã tập trung cao độ vào cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư kinh doanh cho các DN NVV, tháo gỡ vướng mắc, giải quyết điểm nghẽn và xem xét lại các chính sách bất cập và các thủ tục phiền hà để loại bỏ chúng nhằm hỗ trợ cao nhất cho DN NVV ở Thủ đô Hà Nội trong đại dịch Covid-19. Nhìn chung, chính sách hỗ trợ cho các DN NVV trong đại dịch Covid-19 là kịp thời và hữu ích nhưng còn nhiều bất cập từ chủ trương đến triển khai thực hiện. Đặc biệt là một số chính sách về vay vốn lãi suất 0% để DN trả lương cho người lao động còn khó tiếp cận vì nhiều điều kiện. Các DN NVV có nguyện 4
- vọng về miễn, giảm tiền thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, giá cho thuê được ưu đãi, có sự hỗ trợ thiết thực đối với các DN làng nghề nhằm thu hút các DN đưa nhà máy sản xuất vào các cụm công nghiệp, khu công nghiệp. Xuất phát từ những tác động tích cực cũng như những bất cập, lỗ hổng của hệ thống chính sách kinh tế tác động trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của các DN NVV ở thủ đô Hà Nội, giúp các DN NVV vượt qua khó khăn của đại dịch Covid-19 để ổn định sản xuất, kinh doanh. Tác giả đã chọn đề tài “ Chính sách kinh tế hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong đại dịch covid-19, từ thực tiễn thành phố Hà Nội” để tiến hành nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn 2.1. Tình hình nghiên cứu về tầm quan trọng của doanh nghiêp nhỏ và vừa đối với sự phát triển kinh tế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam với công trình: “Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam - Thực trạng và giải pháp”. Các tác giả đã đánh giá thực trạng phát triển DN NVV ở Việt Nam trong những năm 90, chỉ rõ vai trò của DN NVV đối với sự phát triển kinh tế đất nước, đánh giá sự tác động đến hoạt động của DN NVV khi Việt Nam gia nhập vào ASEAN. Vũ Quốc Tuấn, Hoàng Thu Hoà với công trình: “Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa: kinh nghiệm nước ngoài và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam”’. Các tác giả đã rút được bài học kinh nghiệm ở Hungary, Mỹ, Thái Lan, Nhật Bản cho Việt Nam trong việc phát triển DN NVV. Nguyễn Trường Sơn với cuốn sách chuyên khảo “Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay” đã làm rõ cơ sở lý luận về DN NVV, phát triển lý luận về các đặc trưng của DN NVV mô tả cấu trúc bên trong của các DN NVV; các khó khăn thách thức mà DN phải vượt qua và vai trò của DN NVV đóng góp cho nền kinh tế quốc gia. Công trình cũng chỉ ra đặc thù của DN NVV trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Tác giả làm rõ chức năng quản lý nhà nước đối với DN NVV trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. 5
- Hồ Xuân Phương với bài viết về “Tài chính hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa” đã làm rõ vai trò của DN NVV đối với kinh tế, sự tác động của chính sách tài chính thúc đẩy phát triển DN NVV. Tác giả đã chỉ rõ thực trạng của chính sách hỗ trợ DN NVV, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách tài chính hỗ trợ phát triển DN NVV tại Việt Nam. Trần Thị Vân Hoa với công trình Luận án tiến sĩ về “Tác động của các chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô của Chính phủ đến sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam”. Luận án đã chỉ ra tầm quan trọng đặc biệt của các chính sách đến sự phát triển của DN NVV ở Việt Nam. Tác giả đã phân tích mối quan hệ giữa Chính phủ và doanh nghiệp, đánh giá hiệu quả tác động của chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô đến sự tồn tại phát triển của DN NVV. Tác giả đã chỉ rõ hiệu quả tác động các chính sách đến DN NVV là: các chính sách khuyến khích đầu tư trong nước; các chính sách tài chính tín dụng và các chính sách đổi mới các doanh nghiệp nhà nước. Tác giả phân tích sự tác động của các chính sách là không đồng đều đối với các ngành và các loại hình doanh nghiệp. Lê Quang Mạnh với Luận án tiến sĩ về “Phát huy vai trò của nhà nước trong phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam”, tác giả đã cho thấy có hai nhóm yếu tố chính tác động đến phát triển của DN NVV đó là: 1) Khả năng tiếp cận nguồn vốn; 2) Môi trường kinh doanh. Ngoài ra các yếu tố khác như: về năng lực quản lý; về trình độ công nghệ; về nguồn lực lao động, vốn; về môi trường kinh tế- hành chính- pháp lý và sự phát triển của thị trường. Ngô Thị Mai Linh với Luận án tiến sĩ “Giải pháp tài chính phát triển DN NVV trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời kỳ hội nhập” tác giả phân tích thực trạng hoạt động của các DN NVV tại Hà Nội; đánh giá thực trạng chính sách thuế, tín dụng, tỷ giá, các quỹ trợ giúp, hỗ trợ mặt bằng sản xuất kinh doanh… mà Chính quyền Hà Nội đã thực hiện đối với DN NVV. Phạm Xuân Hòa với Luận án tiến sĩ “Hoàn thiện chính sách thuế nhằm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam”, tác giả đã cho rằng gánh 6
- nặng thuế của DN NVV có hai yếu tố: 1) Căn cứ số thuế DN phải nộp và chấp hành luật thuế. Tác giả đã phân tích khó khăn của DN trước các chính sách thuế TNDN và thuế GTGT. Tác giả đã cho rằng: chi phí tuân thủ thuế của DN NVV được đo bằng thời gian và tiền. Kết quả khảo sát đã chỉ ra là chi phí tuân thủ thuế của DN NVV ở Việt Nam là khá cao, gây khó khăn nhiều cho hoạt động của các doanh nghiêp/ 2.2. Các nghiên cứu về chính sách kinh tế hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong đại dịch Covid-19 TS. Phạm Thị Tường Vân (2020) có bài viết “Các chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với Covid-19” - Tạp chí Tài chính kỳ 1 tháng 12/2020, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Tác giả đã chỉ rõ các chính sách ứng phó của Việt Nam với đại dịch Covid-19 đã có nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, các chính sách kinh tế hỗ trợ doanh nghiệp đối phó với đại dịch Covid-19 còn nhiều hạn chế khi thực hiện trên thực tiễn. Tác giả chỉ ra những tác động tiêu cực của dịch Covid-19 đối với kinh tế Việt Nam, được thể hiện qua kết quả sản xuất kinh doanh của các DN NVV, tác giả phân tích các chính sách đã và đang được triển khai để chỉ ra những bất cập và đề xuất giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn của đại dịch. Tác giả Nguyễn Hồng Thắng (2020), Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Tài chính Kỳ 2 - Tháng 5/2020 có bài viết về: “Giải pháp tháo gỡ khó khăn về vốn cho nền kinh tế trong giai đoạn hậu dịch Covid-19”. Bài viết đã chỉ rõ Đại dịch Covid-19 gây cú sốc đa chiều cho nhiều đất nước, nhất là những nước đang phát triển. Trên cơ sở nghiên cứu chính sách giải cứu kinh tế mà trọng tâm là chính sách tài khóa hậu Covid-19 ở các quốc gia trên thế giới, bài viết gợi ý về chính sách hậu Covid-19 cho Việt Nam. Quan điểm nổi bật được đề cập tới, đó là phải thực thi chính sách tài khóa kịp thời, đủ lớn và mang tính trung hạn, tác động hiệu quả đến tiêu dùng tư nhân và đầu tư tư nhân vực dậy nền kinh tế. Gợi ý chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế Việt Nam hậu Covid-19. 7
- TS. Bùi Hồng Điệp (2020) Tạp chí Tài chính Kỳ 1 - Tháng 7/2020 có bài viết về: “Thực hiện mục tiêu kép chặn dịch Covid-19, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng - an ninh”. Nghiên cứu nêu ra những khó khăn trở ngại lớn nhất đối với kinh tế toàn cầu cũng như nền kinh tế Việt Nam là bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 và cần có nhiều chính sách kinh tế để giúp DN tháo gỡ khó khăn. TS. Phan Thị Hoàng Yến, ThS. Đào Mỹ Hằng, ThS.Trần Hải Yến (2022), Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ số 8 năm 2022, các tác giả đã chỉ ra hậu quả do đại dịch Covid-19 liên tiếp xuất hiện với diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế và sản xuất kinh doanh. Một số doanh nghiệp đã suy yếu nguồn dự trữ, đã phải vắt kiệt tài chính để vượt qua đại dịch trên cơ sở có chính sách tài khóa- tiền tệ của Chính phủ. Ngoài sự tác động tích cực, vẫn còn nhiều điểm hạn chế, vì vậy chưa phát huy được hết hiệu quả chính sách hỗ trợ. Nghiên cứu cũng đã làm rõ thực trạng thực thi chính sách hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. PGS, TS. Bùi Quang Tuấn - TS. Hà Huy Ngọc, (2021), Viện Kinh tế Việt Nam với công trình về “Phục hồi kinh tế sau tác động của đại dịch Covid-19: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam”. Các tác giả đã cho thấy sự phục hồi kinh tế của một số đối tác hợp tác kinh tế của Việt Nam như Nhật Bản, Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và các nước Đông Á, trong đó có kinh tế Mỹ được phục hồi nhanh nhất. Gói hỗ trợ tài chính 1.900 tỷ USD của chính quyền Mỹ được thông qua ngày 11-3-2021giúp tăng thu nhập và thúc đẩy tiêu dùng cho các hộ gia đình. Kinh tế Mỹ sẽ có khả năng tăng trưởng cao hơn khi Mỹ tích cực đầu tư công và có sự duy trì chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ liên bang (FED) thích ứng cho đến năm 2023. Nguyễn Thị Chinh (2022),Chương trình nghiên cứu khảo sát: Đánh giá chính sách hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam ứng phó với đại dịch Covid-19. Tác giả đã cho thấy một số chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp ứng phó với đại dịch 8
- Covid-19 có hiệu quả như: Chính sách thu và chi NSNN, chính sách đất đai, chính sách tín dụng. Tác giả cũng chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đối phó với đại dịch Covid-19; Xây dựng được các tiêu chí đánh giá tính hiệu quả của các chính sách hỗ trợ DN ứng phó với đại dịch Covid-19. Nghiên cứu đã đánh giá thực trạng chính sách hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam ứng phó với đại dịch Covid-19, bao gồm: chính sách chi NSNN, thu NSNN, tài chính đất đai, chính sách tiền tệ… Nguyễn Hoài Nam, (2022), “Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa vượt qua đại dịch Covid-19 – thực tiễn tại thành phố Hà Nội”, Tạp chí quản lý nhà nước, 11/2022, bài viết nhấn mạnh trong thời gian qua, Chính phủ đã có những bước đi kiên quyết và đúng đắn kiềm chế sự lây lan, bùng phát của đại dịch Covid-19. Phan Thị Lan Phương, (2021), Tạp chí tài chính online (2021), “Chính sách thuế hỗ trợ doanh nghiệp tại các quốc gia châu Á trong bối cảnh đại dịch Covid- 19”. Tấc giả đã chỉ rõ hậu quả do đại dịch COVID-19 gây ra và những ảnh hưởng trầm trọng của nó đến các doanh nghiệp ở tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế. Việc tháo gỡ khó khăn của cuộc khủng hoảng này thì không chỉ ở Việt Nam mà các nước khác trên thế giới đều phải thực hiện khẩn cấp các biện pháp thuế. Tác giả đã tổng quan được hệ thống chính sách thuế trợ giúp cho doanh nghiệp Việt Nam và một số quốc gia châu Á và đưa ra các giải pháp để Việt Nam hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua đại dịch Civid-19, cân bằng lợi ích nhà nước và lợi ích của doanh nghiệp. Ngoài ra, còn một số bài viết của một số tác giả như: PGS.TS. Nguyễn Thế Kỷ (2020), “Giải pháp tháo gỡ khó khăn về vốn cho nền kinh tế trong giai đoạn hậu dịch Covid-19”; TS. Bùi Hồng Điệp - Khoa Tài chính Kế toán - Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh “Chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam ảnh hưởng bởi dịch COVID - 19: Thực trạng và giải pháp”; VCCI và Word Bank (2020), Tác động của dịch bệnh COVID-19 đối với 9
- doanh nghiệp Việt Nam, một số phát hiện chính từ Điều tra doanh nghiệp năm 2020; PGS, TS. Bùi Quang Tuấn, chủ nhiệm đề tài khoa học cấp Bộ: “Kinh tế Việt Nam trong bối cảnh đại dịch COVID-19: Phục hồi và chuyển đổi”; Thanh Hà (2022), tạp chí Hải quan online, “Hà Nội tập trung tháo gỡ khó khăn để doanh nghiệp phục hồi sau đại dịch”… Phần lớn các bài viết đều chỉ rõ trong những n ăm qua, cộng đồng doanh nghiệp của Hà Nội gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh COVID-19. Để giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, phát triển kinh tế sau đại dịch, thành phố Hà Nội đã có nhiều chính sách hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp. Hà Nội ban hành và triển khai các giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch bệnh Covid- 19, tuy nhiên rất ít các nghiên cứu để cập đến hiệu quả thực thi các chính sách này trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất và kinh doanh. Do đó tác giả luận văn sẽ nghiên cứu về các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách kinh tế hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong đại dịch covid- từ thực tiễn thành phố Hà Nội. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách kinh tế hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong đại dịch Covid-19, từ thực tiễn thành phố Hà Nội. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ cơ sở lý luận về chính sách kinh tế hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong đại dịch Covid-19; - Thống kê, phân tích thực trạng chính sách kinh tế hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong đại dịch Covid-19, từ thực tiễn thành phố Hà Nội; - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách kinh tế hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong đại dịch Covid-19, từ thực tiễn thành phố Hà Nội. 10
- 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu về chính sách kinh tế hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong đại dịch Covid-19, từ thực tiễn thành phố Hà Nội. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu các nội dung liên quan đến hệ thống chính sách kinh tế của Nhà nước trong việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, từ thực tiễn thành phố Hà Nội trong đại dịch Covid -19 - Phạm vi đối tượng: 1) Khách thể chính: các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và thực thi chính sách kinh tế hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong đại dịch covid; 2) Khách thể phụ: các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid -19. - Phạm vi không gian: trên địa bàn thành phố Hà Nội - Phạm vi thời gian: từ năm 2020- 2023 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn lấy quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các thành tựu của khoa học chính sách, khoa học quản lý, kinh tế học, chính trị học… các khoa học liên ngành liên quan đến quản lý kinh tế để làm cơ sở khoa học cho đề tài luận văn. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý luận: Luận văn đã sử dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, đánh giá và thống kê tài liệu để thực hiện phần cơ sở lý luận. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Luận văn đã dựa vào số liệu các báo cáo thứ cấp và báo cáo khảo sát của các tổ chức cá nhân, phương pháp bảng hỏi, phỏng vấn sâu, quan sát…để thực hiện phần thực trạng. 11
- 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1.Ý nghĩa lý luận 1) Luận văn đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về chính sách kinh tế hỗ trợ DN NVV trong đại dịch Covid-19 (khái niệm, vai trò, đặc điểm qui trình thực thi chính sách kinh tế và một số bài học từ kinh nghiệm quốc tế ). 2) Đánh giá được tác động của chính sách kinh tế của chính quyền trong việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ứng phó với đại dịch Covid-19 như: chính sách thu ngân sách và chi ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp khó khăn trong đại dịch Covid-19; Chính sách đất đai hỗ trợ cho các doanh nghiệp có mặt bằng sản xuất, kinh doanh và chính sách tín dụng để các doanh nghiệp nhỏ và vừa có vốn làm ăn. 3) Đề tài cũng chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến việc hoạch định, ban hành, thực thi và đánh giá chính sách kinh tế hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với đại dịch gồm: Tình hình diễn biến của đại dịch; Bối cảnh kinh tế vĩ mô; Các nhân tố thuộc chủ thể thực thi chính sách, kinh phí thực thi chính sách hỗ trợ; Nhân tố thuộc đối tượng của thực thi chính sách. 4) Các vấn đề của chính sách kinh tế hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với đại dịch Covid-19 cũng được đề tài khái quát hóa, bao gồm: Tập trung vào khả năng tiếp cận chính sách của doanh nghiệp; Duy trì, mở rộng sản xuất - kinh doanh; Số lượng và vốn kinh doanh của doanh nghiệp; Doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp; Số thuế nộp NSNN của doanh nghiệp; Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Rút ra một số bài học kinh nghiệm của một số quốc gia như Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Giúp cho các nhà quản lý kinh tế trên địa bàn Hà Nội hoàn thiện chính sách kinh tế hỗ trợ DN NVV qua khó khăn của đại dịch covid để kinh doanh có hiệu quả. Bài học thực tế cho thành phố Hà Nội nhằm ứng phó với đại dịch Covid-19 đó là: Sự quyết đoán và phản ứng nhanh trong việc ban hành và thực thi chính 12
- sách kinh tế ứng phó với đại dịch Covid- 19 bùng phát trong giai đoạn 2020-2022 là một trong những yếu tố then chốt hỗ trợ cho các DN NVV tránh được những cú sốc đột ngột không mong muốn và kiểm soát được tình hình; điều chỉnh các chính sách thuế theo hướng gia hạn nộp thuế và bảo hiểm bắt buộc; miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, giá trị gia tăng và các chính sách tiền tệ (chính sách nới lỏng tiền tệ, chính sách tín dụng, chính sách bảo lãnh tín dụng…) là các giải pháp được Chính quyền Thủ đô Hà Nội thực hiện nhằm hỗ trợ các DN NVV duy trì hoạt động sản xuất - kinh doanh, cũng như giúp lực lượng lao động trong các DN NVV duy trì và ổn định cuộc sống, hạn chế tối đa nguy cơ thất nghiệp trong bối cảnh giãn cách xã hội; Chính quyền Hà Nội cũng đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tài khóa và tiền tệ trong việc hỗ trợ các DN NVV trên địa bàn Hà Nội. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn ngoài phần mở đầu kết luận có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về chính sách kinh tế hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa Chương 2: Thực trạng về chính sách kinh tế hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong đại dịch covid-19, từ thực tiễn thành phố Hà Nội Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách kinh tế hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong đại dịch covid-19, từ thực tiễn thành phố Hà Nội. 13
- CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH KINH TẾ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 1.1. Các khái niệm 1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa Trên thế giới hiện nay chưa có khái niệm chung DN NVV Ở mỗi quốc gia khác nhau có những quan niệm và cách nhìn khác nhau, tùy từng điều kiện kinh tế, xã hội và các yêu cầu phát triển kinh tế đất nước mà mỗi quốc gia quan niệm về DN NVV theo các góc độ và tiêu chí khác nhau. DN NVV được đề cập đến với các tên như: SME, SMEs hay SME là viết tắt của cụm từ Small and Medium Enterprise, những cụm từ này có nghĩa là DN NVV. Theo từ điển Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: “Doanh nghiệp nhỏ và vừa là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về vốn, lao động hay doanh thu. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể chia thành ba loại căn cứ vào quy mô, đó là: Doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa”. [1] Theo tiêu chí của Ngân hàng thế giới (World Bank), doanh nghiệp siêu nhỏ là “Doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 10 người, doanh nghiệp nhỏ có số lượng lao động từ 10 người đến 50 người, còn doanh nghiệp vừa có từ 50 đến 300 lao động”[2] Tại Nhật Bản, trong Bộ luật cơ bản về DN NVV của Nhà nước Nhật đã xác định các DN NVV là: đối với lĩnh vực công nghiệp chế biến và khai thác thì doanh nghiệp sử dụng dưới 300 lao động, có số vốn sản xuất kinh doanh dưới 100 triệu yên. Một số quốc gia khác lại xác định quy mô DN NVV không phải chỉ theo từng ngành kinh tế kỹ thuật, không chỉ dựa trên tiêu chí vốn và lao động mà còn dựa vào doanh thu của DN NVV. Ở Đài Loan đối với ngành công nghiệp chế tạo, xây dựng và khai khoáng ở thì doanh thu không vượt quá 1,5 triệu USD, vốn không được vượt quá 120 triệu tệ Đài Loan và sử dụng dưới 50 lao động thì được gọi là DN NVV … Công văn số 681/CP- KTN ngày 20/6/1998 của Chính phủ về việc định 14
- hướng chiến lược và chính sách phát triển các DN NVV xác định: “doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 5 tỷ đồng và số lao động trung bình hàng năm dưới 200 người thì được gọi là vừa và nhỏ” [3]. Tuy nhiên, cũng được áp dụng linh hoạt tùy vào điều kiện của mỗi địa phương để chọn lựa các tiêu chí xác định DN NVV. Điều 3, Nghị định số 90/2001/NĐ – CP của Chính phủ về trợ giúp phát triển DN NVV đã đưa ra định nghĩa như sau: “Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người. trong quá trình thực hiện các biện pháp, chương trình trợ giúp có thể linh hoạt áp dụng đồng thời cả hai chỉ tiêu vốn và lao động hoặc một trong hai chỉ tiêu nói trên”[4]. Có thể nói, việc xác định DN NVV đã được cụ thể hóa về các tiêu chuẩn hơn. Nghị định số 56/2009/NĐ- CP ngày 30/06/2009 về trợ giúp phát triển DN NVV đã khái niệm rõ ràng, chi tiết hơn, phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ theo ba cấp độ, nhấn mạnh đến tiêu chí tổng nguồn vốn để đánh giá, phân loại về doanh nghiệp vừa và nhỏ: “Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên.[5]. Tại Điều 4 Luật Hỗ trợ DN NVV năm 2017, đã qui định: “Doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa, có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và đáp ứng một trong hai tiêu chí sau đây: a) Tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng; b) Tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng. c) Doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa được xác định theo lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp và xây dựng; thương mại và dịch vụ.”[6]. Như vậy, có thể hiểu: DN NVV là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật được chia thành 3 cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo 15
- quy mô tổng nguồn vốn hoặc số lao động bình quân sử dụng theo năm. 1.1.2. Khái niệm về chính sách kinh tế a) Khái niệm về kinh tế Thuật ngữ kinh tế (economy) tiếng Anh được bắt đầu từ yconomie của tiếng Pháp trung đại, nó được bắt nguồn từ oeconomia của tiếng Latinh Trung Cổ, và oeconomia lại bắt nguồn từ oikonomia hay oikonomos là tiếng Hy Lạp cổ đại. Nghĩa đầu tiên của từ oikos có nghĩa là "ngôi nhà", nghĩa thứ hai nemein là "quản lý . Có thể hiểu “kinh tế” theo những quan niệm này là “quản lý ngôi nhà”. James, Paul (2015), người Anh đã khái niệm về Kinh tế (economy) “là một lĩnh vực sản xuất, phân phối và thương mại, cũng như tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ. Tổng thể, nó được định nghĩa là một lĩnh vực xã hội tập trung vào các hoạt động, tranh luận và các biểu hiện vật chất gắn liền với việc sản xuất, sử dụng và quản lý các nguồn tài nguyên khan hiếm” [7] Như vậy có thể hiểu: kinh tế thuộc về sản xuất, chế biến, lưu thông, phân phối, tiêu thụ và trao đổi hàng hóa nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất trong xã hội. Từ bản chất này của kinh tế cho thấy kinh tế luôn theo đuổi tối đa hóa nguồn tài nguyên và nguồn lực hiệu quả phục vụ và thỏa mãn nhu cầu vật chất của con người. Từ đó, hoạt động giao thương phát triển và đem lại giá trị bền vững cho đời sống kinh tế- xã hội loài người. Kinh tế là thước đo giá trị của xã hội, là các hoạt động tạo ra giá trị thông qua hình thức buôn bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ. b) Khái niệm về chính sách Có nhiều quan niệm về chính sách. Richad C. Remy (2000), đã định nghĩa về chính sách: “Chính sách là phương thức hành động được một chủ thể khẳng định và thực hiện nhằm giải quyết những vấn đề lặp đi lặp lại”[8]. Như vậy có thể hiểu chính sách được hiểu là kế hoạch hành động, được thỏa thuận hoặc được lựa chọn bởi Chính phủ hoặc đảng chính trị hoặc doanh nghiệp, như vậy có chính sách công và chính sách tư, là cách thức hoạt động của một chủ thể nhất định nào đó nhằm giải quyết các vấn đề đang tồn tại và định hướng phát triển. 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non - hệ Cao đẳng, Trường Đại học Đồng Nai
126 p | 299 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 221 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 97 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 120 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 149 | 22
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 126 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 97 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 130 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động của thư viện tỉnh Bạc Liêu
114 p | 17 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
100 p | 14 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu của Cục Trang bị và Kho vận, Bộ Công an
85 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
126 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 17 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 15 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
195 p | 8 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
145 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn