intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý của Ngân hàng nhà nước đối với dịch vụ thanh toán thẻ của Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Chia sẻ: Phạm Gia Hưng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:133

31
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là phân tích thực trạng công tác quản lý của NHNN cấp tỉnh đối với dịch vụ thanh toán thẻ của các NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao vai trò quản lý của NHNN chi nhánh tỉnh đối với dịch vụ thanh toán thẻ của các NHTM.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý của Ngân hàng nhà nước đối với dịch vụ thanh toán thẻ của Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN MINH HOÀN QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DỊCH VỤ THANH TOÁN THẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Ngành: Quản lý kinh tế THÁI NGUYÊN - 2018
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN MINH HOÀN QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DỊCH VỤ THANH TOÁN THẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐỖ THỊ THÚY PHƯƠNG THÁI NGUYÊN - 2018
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những thông tin, số liệu được sử dụng trong chuyên đề này là xác thực đã nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, trung thực và chưa được dùng để bảo vệ một học vị nào khác. Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, vì vậy mọi đánh giá, nhận xét được đưa ra dựa trên quan điểm cá nhân tôi. Các thông tin, trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc./. Thái Nguyên, tháng 5 năm 2018 Tác giả luận văn Nguyễn Minh Hoàn
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài: “Quản lý ngân hàng nhà nước đối với dịch vụ thanh toán thẻ của ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của các cá nhân và tập thể. Tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong học tập và nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo sau Đại học, các khoa, phòng của Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn PGS.TS. Đỗ Thị Thúy Phương Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu của các nhà khoa học, các thầy, cô giáo trong Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn được sự giúp đỡ và cộng tác của các đồng chí tại các địa điểm nghiên cứu, tôi xin chân thành cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện mọi mặt để tôi hoàn thành nghiên cứu này. Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ. Thái Nguyên,tháng 5 năm 2018 Tác giả luận văn Nguyễn Minh Hoàn
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................. vii DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................. viii DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................. x MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 2 4. Ý nghĩa khoa học của luận văn ..................................................................... 3 5. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 3 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CỦA NHNN ĐỐI VỚI DỊCH VỤ THANH TOÁN THẺ CỦA CÁC NHTM ..... 5 1.1. Cơ sở lý luận về quản lý của NHNN đối với dịch vụ thanh toán thẻ của các NHTM .................................................................................................. 5 1.1.1. Khái niệm NHNN, NHTM và dịch vụ thanh toán thẻ của các ngân hàng thương mại ................................................................................................ 5 1.1.2. Quy trình và các hoạt động của dịch vụ thanh toán thẻ tại các Ngân hàng thương mại .................................................................................... 11 1.1.3. Vai trò của dịch vụ thanh toán thẻ ........................................................ 14 1.1.4. Nội dung quản lý của NHNN đối với dịch vụ thanh toán thẻ của các NHTM ....................................................................................................... 19 1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý của NHNN đối với dịch vụ thanh toán thẻ của các NHTM ........................................................................ 25
  6. iv 1.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý của NHNN đối với dịch vụ thanh toán thẻ của các NHTM ................................................................................................ 34 1.2.1. Kinh nghiệm quản lý của NHNN đối với dịch vụ thanh toán thẻ của các NHTM của thế giới ............................................................................ 34 1.2.2. Bài học kinh nghiệm về quản lý của NHNN đối với dịch vụ thanh toán thẻ của các NHTM tại một số NHNN chi nhánh tỉnh ............................. 39 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................. 42 2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 42 2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 42 2.2.1. Khung nghiên cứu của luận văn ............................................................ 42 2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 43 2.2.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin ............................................. 46 2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin .......................................................... 46 2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................. 47 2.3.1. Nhóm chỉ tiêu định tính......................................................................... 47 2.3.2. Nhóm chỉ tiêu định lượng ..................................................................... 48 Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CỦA NHNN ĐỐI VỚI DỊCH VỤ THANH TOÁN THẺ CỦA NHTM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN ............................................................................................ 50 3.1. Thực trạng dịch vụ thanh toán thẻ của các NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên .................................................................................................... 50 3.1.1. Thực trạng các NHTM - chủ thể kinh doanh thẻ .................................. 50 3.1.2. Thực trạng phát hành thẻ....................................................................... 51 3.1.3. Tình hình dịch vụ thanh toán thẻ .......................................................... 54 3.2. Thực trạng quản lý của NHNN đối với dịch vụ thanh toán thẻ của NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ............................................................ 56 3.2.1. Thực trạng khung pháp luật về dịch vụ thanh toán thẻ NHTM ............ 56
  7. v 3.2.2. Thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển dịch vụ thanh toán thẻ của các NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ................................. 61 3.2.3. Thực trạng hỗ trợ phát triển hạ tầng thanh toán thẻ .............................. 67 3.2.4. Thực trạng thanh tra, kiểm tra, giám sát dịch vụ thanh toán thẻ của các NHTM ....................................................................................................... 68 3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý của NHNN đối với dịch vụ thanh toán thẻ của NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ................ 72 3.3.1. Nhân tố khách quan ............................................................................... 72 3.3.2. Nhân tố chủ quan .................................................................................. 81 3.4. Đánh giá khái quát về quản lý của NHNN đối với dịch vụ thanh toán thẻ của NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ............................................... 84 3.4.1. Kết quả đạt được ................................................................................... 84 3.4.2. Hạn chế, trở ngại trong quản lý nhà nước đối với thanh toán thẻ của NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ..................................................... 92 3.4.3. Nguyên nhân của hạn chế ..................................................................... 98 Chương 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CỦA NHNN ĐỐI VỚI DỊCH VỤ THANH TOÁN THẺ CỦA NHTM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN ............................................................................... 101 4.1. Mục tiêu, phương hướng phát triển dịch vụ thanh toán thẻ NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ....................................................................... 101 4.1.1. Mục tiêu phát triển dịch vụ thanh toán thẻ của NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ........................................................................................... 101 4.1.2. Định hướng phát triển dịch vụ thanh toán thẻ của NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên .................................................................................... 102 4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý của NHNN đối với dịch vụ thanh toán của NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ................................................... 104 4.2.1. Hoàn thiện quy trình, thủ tục quản lý nhà nước đối với dịch vụ thanh toán thẻ của ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh ......................... 104
  8. vi 4.2.2. Tăng cường các chính sách hỗ trợ đối với dịch vụ thanh toán thẻ của ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh ................................................. 106 4.2.3. Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, giám sát dịch vụ thanh toán thẻ của ngân hàng thương mại ................................................................................... 108 4.2.4. Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác quản lý hoạt động thanh toán thẻ ngân hàng .............................................................. 110 4.3. Một số kiến nghị với Chính phủ, NHNN Việt Nam, Hiệp hội thẻ ........ 111 KẾT LUẬN .................................................................................................. 114 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 116 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 118
  9. vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ATM : Máy giao dịch tự động DSSD : Doanh số sử dụng DSTT : Doanh số thanh toán ĐVCNT : Đơn vị chấp nhận thẻ KBNN : Kho bạc nhà nước NHNN : Ngân hàng Nhà nước NHTM : Ngân hàng Thương mại NHTW : Ngân hàng Trung ương NSNN : Ngân sách nhà nước POS : Điểm chấp nhận thẻ QLNN : Quản lý nhà nước TCTD : Tổ chức tín dụng
  10. viii DANH MỤC CÁC BẢNG Sơ đồ 2.1: Khung nghiên cứu của luận văn .................................................... 42 Bảng 2.1. Tổng hợp kết quả chọn mẫu nghiên cứu ........................................ 46 Bảng 3.1. Số lượng thẻ phát hành trên địa bàn Thái Nguyên giai đoạn 2015 - 2017 ................................................................................... 52 Bảng 3.2. Các sản phẩm thẻ được cung ứng bởi một số ngân hàng trên địa bàn Thái Nguyên tính đến 31/12/2017 ................................... 53 Bảng 3.3. Doanh số thanh toán và Doanh số sử dụng thẻ phát sinh qua các năm ......................................................................................... 54 Bảng 3.4. Số lượng ATM, POS/EDC và tổ chức có trang bị ATM, POS/EDC trên địa bàn Thái Nguyên ............................................ 55 Bảng 3.5. Kế hoạch áp dụng chuẩn về thẻ thanh toán ngân hàng .................. 59 Bảng 3.6. Biểu khung mức phí dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa ............................. 62 Bảng 3.7. Bảng phí rút tiền tại cây ATM và Phí dịch vụ SMS tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ......................................... 63 Bảng 3.8. Tình hình thanh tra, giám sát trực tiếp tại các đơn vị cung ứng dịch vụ thanh toán thẻ ngân hàng trên địa bàn Thái Nguyên ....... 69 Bảng 3.9. Số lượng sai phạm phát hiện qua công tác thanh tra giai đoạn năm 2015 - 2017 ........................................................................... 70 Bảng 3.10.Bảng đánh giá mức độ ảnh hưởng của môi trường pháp lý đến sự quản lý của nhnn đối với dịch vụ thanh toán thẻ của nhtm trên địa bàn .................................................................................... 74 Bảng 3.11.Bảng đánh giá mức độ ảnh hưởng của sự phát triển khoa học, công nghệ đến sự quản lý của NHNN đối với dịch vụ thanh toán thẻ của NHTM trên địa bàn ................................................. 77 Bảng 3.12.Bảng đánh giá mức độ ảnh hưởng của chính sách marketing đến sự quản lý của NHNN đối với dịch vụ thanh toán thẻ của NHTM trên địa bàn ....................................................................... 80
  11. ix Bảng 3.13. Lực lượng TTGS NHNN tỉnh Thái Nguyên giai đoạn năm 2015- 2017 .................................................................................... 82 Bảng 3.14. Doanh số thanh toán thẻ ghi nợ nội địa tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.............................................................. 86 Bảng 3.15. Số lượng tổ chức được chấp thuận triển khai dịch vụ thanh toán thẻ ngân hàngtrên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ........................ 89 Bảng 3.16. Lực lượng cán bộ Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015- 2017 ...................... 96 Bảng 4.1. Mục tiêu phát triển thẻ thanh toán ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên định hướng đến năm 2020 .................................... 101
  12. x DANH MỤC CÁC HÌNH Sơ đồ 1.1. Quy trình phát hành và thanh toán thẻ ........................................... 12 Sơ đồ 2.1: Khung nghiên cứu của luận văn .................................................... 42 Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của NHNN tỉnh Thái Nguyên............................... 81 Hình 3.1. Số lượng tổ chức phát hành thẻ thanh toán ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015 - 2017 ................................. 54 Hình 3.2. Số lượng ATM, POS/EDC trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015 - 2017 ............................................................................ 56 Hình 3.3. Tổng số tiền sai phạm phát hiện qua công tác thanh tra tại chỗ của NHNN tỉnh Thái Nguyên giai đoạn năm 2015-2017 ............... 71 Hình 3.4. Doanh số thanh toán thẻ trên địa bàn Thái Nguyên giai đoạn 2015 - 2017 ..................................................................................... 86 Hình 3.5. Số lượng thẻ được phát hành giai đoạn 2015 - 2017 ...................... 88
  13. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Các phương tiện thanh toán hiện nay đang ngày một đa dạng và phong phú, cung cấp các tiện ích lớn cho người sử dụng. Thanh toán qua thẻ thanh toán của các NHTM hiện nay đang là một xu thế tất yếu với nhiều ưu điểm, góp phần làm giảm thanh toán bằng tiền mặt. Theo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, trong cả nước hiện nay, tổng số thẻ thanh toán nội địa (thẻ ATM) là hơn 119 triệu thẻ và số thẻ thanh toán quốc tế (thẻ tín dụng và ghi nợ quốc tế) được phát hành là hơn 13 triệu thẻ. Cả nước có hơn 17.300 máy ATM và 260.000 thiết bị chấp nhận thanh toán thẻ (POS) [8]. Chính bởi vậy, ở nhiều quốc gia, chính phủ rất chú trọng phát triển thanh toán qua hình thức thẻ ngân hàng. Tuy nhiên, đi kèm với sự phát triển của một lĩnh vực luôn cần phải đảm bảo có sự kiểm soát và điều tiết của nhà nước, đối với thanh toán thẻ của các NHTM cũng vậy. Thái Nguyên là tỉnh nằm ở trung tâm vùng Đông Bắc, là một trong 9 tỉnh rộng lớn nhất Việt Nam, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc thủ đô Hà Nội. Hiện nay, số lượng các TCTD trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên là 29 chi nhánh cấp 1 của TCTD, trong đó: 23 chi nhánh ngân hàng (gồm 07 chi nhánh NHTM Nhà nước; 15 chi nhánh NHTM cổ phần; 01 chi nhánh ngân hàng nước ngoài), 01 chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội, 01 chi nhánh Ngân hàng Phát triển khu vực Bắc Kạn - Thái Nguyên, 01 chi nhánh Tổ chức Tài chính vi mô, 03 Quỹ tín dụng nhân dân. Hoạt động ngân hàng trên địa bàn diễn ra hết sức sôi động, tăng trưởng tín dụng hàng năm ở mức 17,12%/năm, tăng trưởng huy động ở mức 21,13%/năm và nợ xấu thường xuyên được kiểm soát ở mức dưới 1%/tổng dư nợ. Các NHTM trên địa bàn đã đóng góp đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trong thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hoạt động quản lý dịch vụ thanh toán thẻ của các NHTM trên địa bàn được chú trọng. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn còn những bức xúc của người tiêu dùng, của chủ thẻ
  14. 2 trong quá trình sử dụng thẻ thanh toán ngân hàng; những rủi ro gây mất tiền, mất thông tin của chủ thẻ, sự gia tăng của tội phạm công nghệ cao; vấn đề về chất lượng dịch vụ,... Những mặt hạn chế này sẽ làm giảm niềm tin từ phía các khách hàng, làm giảm nhu cầu sử dụng dịch vụ, ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh thẻ thanh toán; gây mất niềm tin của các nhà đầu tư vào thị trường, giảm hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với lĩnh vực thẻ thanh toán và hơn tất cả sẽ kìm hãm sự phát triển của một phương tiện thanh toán hiện đại và tiện ích, làm giảm chất lượng cuộc sống xã hội. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài: “Quản lý của Ngân hàng nhà nước đối với dịch vụ thanh toán thẻ của Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý kinh tế. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Phân tích thực trạng công tác quản lý của NHNN cấp tỉnh đối với dịch vụ thanh toán thẻ của các NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao vai trò quản lý của NHNN chi nhánh tỉnh đối với dịch vụ thanh toán thẻ của các NHTM. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý của NHNN đối với dịch vụ thanh toán thẻ ngân hàng; - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý của NHNN đối với dịch vụ thanh toán thẻ của các NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện nay. - Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý của NHNN đối với dịch vụ thanh toán thẻ của các NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn của công tác quản lý của NHNN đối với dịch vụ thanh toán thẻ của NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
  15. 3 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Việc nghiên cứu đề tài chủ yếu tập trung làm rõ hoạt động quản lý của NHNN đối với dịch vụ thanh toán bằng thẻ của các NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Qua đó, làm rõ thực trạng công tác quản lý của NHNN đối với dịch vụ thanh toán thẻ của ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. - Về không gian: đề tài được nghiên cứu tại NHNN tỉnh Thái Nguyên và 23 chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. - Về thời gian: Số liệu và các tư liệu nghiên cứu được thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến 2017 tại các chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 4. Ý nghĩa khoa học của luận văn Đóng góp về mặt lý luận: Luận văn sẽ làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý của NHNN đối với dịch vụ thanh toán thẻ. Phân tích, đánh giá đúng thực trạng về quản lý của NHNN đối với dịch vụ thanh toán thẻ của NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện quản lý của NHNN đối với dịch vụ thanh toán thẻ nói chung và của các NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói riêng trong thời gian tới. Qua đó sẽ làm cơ sở khoa học cho việc tăng cường quản lý của NHNN trong lĩnh vực ngân hàng. Đóng góp về mặt thực tiễn: trên thực tế có rất ít công trình nghiên cứu tổng thể về tăng cường quản lý của NHNN đối với dịch vụ thanh toán thẻ của các NHTM ở Việt Nam. Do đó, luận văn cung cấp một bức tranh toàn cảnh về thực trạng quản lý của NHNN cấp tỉnh đối với dịch vụ thanh toán thẻ của các NHTM trên địa bàn, và đề ra các giải pháp. Đây sẽ là tài liệu để NHNN hay các NHTM nghiên cứu, tham khảo nhằm tăng cường quản lý trong lĩnh vực Ngân hàng. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các bảng, biểu đồ, danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn được chia thành 4 chương như sau:
  16. 4 - Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý của NHNN đối với dịch vụ thanh toán thẻ của các NHTM - Chương 2: Phương pháp nghiên cứu - Chương 3: Thực trạng quản lý của NHNN đối với dịch vụ thanh toán thẻ của các NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên - Chương 4: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý của NHNN đối với dịch vụ thanh toán thẻ của các NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
  17. 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CỦA NHNN ĐỐI VỚI DỊCH VỤ THANH TOÁN THẺ CỦA CÁC NHTM 1.1. Cơ sở lý luận về quản lý của NHNN đối với dịch vụ thanh toán thẻ của các NHTM 1.1.1. Khái niệm NHNN, NHTM và dịch vụ thanh toán thẻ của các ngân hàng thương mại  Khái niệm về NHNN Ở mỗi quốc gia, NHNN có thể có những tên gọi khác nhau xuất phát từ các yếu tố lịch sử, sở hữu, thể chế chính trị. Dù tên gọi có khác nhau nhưng phương thức hoạt động tính chất, chức năng của các ngân hàng mang bản chất là NHNN hầu như giống nhau, có những điểm tương đồng và xuất phát từ những nguyên tắc tổ chức chung nhất. Phần lớn luật về ngân hàng của các quốc gia đều đưa ra khái niệm về NHNN hoặc thông qua những quy phạm pháp luật xác định đặc điểm, chức năng để thể hiện khái niệm về NHNN. Ở Việt Nam, Luật NHNN năm 2010 [2] quy định: - NHNN Việt Nam là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - NHNN là pháp nhân, có vốn pháp định thuộc sở hữu nhà nước, có trụ sở chính tại Thủ đô Hà Nội. - NHNN thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; thực hiện chức năng của Ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.  Khái niệm về NHTM NHTM ra đời và phát triển gắn liền với các hoạt động sản xuất kinh doanh của nhân dân và nền kinh tế. Để đưa ra được một khái niệm chính xác và tổng quát nhất về NHTM, người ta thường phải dựa vào tính chất và mục
  18. 6 đích hoạt động của nó trên thị trường tài chính, và đôi khi còn kết hợp tính chất, mục đích và đối tượng hoạt động. Ví dụ, ở Mỹ: “NHTM là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính”. Theo Luật Ngân hàng của Pháp, năm 1941 định nghĩa: “Ngân hàng là những xí nghiệp hay cơ sở nào hành nghề thường xuyên nhận của công chúng dưới hình thức ký thác hay hình thức khác số tiền mà họ dùng cho chính họ vào các nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính”. Hay theo như Luật Ngân hàng của ấn Độ năm 1959 đã nêu: “Ngân hàng là cơ sở nhận các khoản tiền ký thác để cho vay hay tài trợ, đầu tư”... Ở Việt Nam, với việc thực hiện chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường, thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mọi công dân được tự do kinh doanh, bình đẳng trước pháp luật, Nhà nước ta ghi nhận:“Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận" [1].  Khái niệm về dịch vụ thanh toán thẻ: Theo nghị định số 64/2001/ NĐ - CP: “Dịch vụ thanh toán là việc cung ứng phương tiện thanh toán, thực hiện giao dịch thanh toán trong nước và quốc tế, thực hiện thu hộ, chi hộ và các loại dịch vụ khác do NHNN quy định của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo yêu cầu của người sử dụng dịch vụ thanh toán”. Dịch vụ thanh toán thẻ là một loại dịch vụ thanh toán của NHTM mà trong đó thẻ thanh toán được sử dụng làm phương tiện để thực hiện dịch vụ thanh toán (khác với các phương tiện khác như tiền mặt, séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu,…). Như vậy, gắn với dịch vụ thanh toán thẻ thì phương tiện chủ yếu là các thẻ thanh toán.
  19. 7 Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt do ngân hàng hoặc các tổ chức chuyên biệt phát hành cấp cho khách hàng, được sử dụng để rút tiền mặt tại các ngân hàng đại lý, các máy rút tiền tự động (ATM) hoặc thanh toán hàng hóa dịch vụ tại các ĐVCNT trong phạm vi số dư tài khoản hoặc hạn mức tín dụng được ký kết giữa các tổ chức phát hành thẻ và chủ thẻ.  Phân loại thẻ thanh toán Trên thế giới hiện nay đang lưu hành rất nhiều loại thẻ.Trên các góc độ khác nhau, có thể chia thẻ thành các loại khác nhau. Thông thường, việc phân loại thẻ căn cứ vào: công nghệ sản xuất thẻ, chủ thể phát hành, tính chất thanh toán của thẻ, hạn mức tín dụng, phạm vi và mục đích sử dụng của thẻ.  Phân loại thẻ theo công nghệ sản xuất (đặc tính kỹ thuật) - Thẻ khắc chữ nổi (Embossing Card) Đây là loại thẻ được làm dựa trên kỹ thuật khắc chữ nổi. Tấm thẻ đầu tiên trên thế giới được sản xuất theo công nghệ này. Những thông tin cần thiết được khắc nổi trên bề mặt thẻ.Tuy nhiên, do kỹ thuật này quá thô sơ nên thẻ dễ bị làm giả. Do vậy, ngày nay người ta không sử dụng loại thẻ này nữa. - Thẻ băng từ (Magnetic Stripe) Đây là loại thẻ được sản xuất dựa trên kỹ thuật từ tính với 1 băng từ chứa 2 rãnh thông tin ở mặt sau của thẻ. Thẻ này được sử dụng phổ biến trong vòng 20 năm trở lại đây. Mặc dù trình độ kỹ thuật đã cao hơn loại thẻ khắc chữ nổi nhưng loại thẻ băng từ vẫn bộc lộ những nhược điểm như: Khả năng bị lợi dụng cao do thông tin trong thẻ không tự mã hóa được, người ta có thể đọc thẻ dễ dàng bằng thiết bị đọc gắn với máy vi tính; Thẻ băng từ mang tính thông tin cố định, khu vực chứa thông tin hẹp không áp dụng được các kỹ thuật mật mã đảm bảo an toàn. - Thẻ thông minh (Smart Card) Thẻ thông minh là thế hệ mới nhất của thẻ thanh toán, dựa trên kỹ thuật vi xử lý tin học thông qua việc gắn vào thẻ 1 “Chip” điện tử có cấu trúc giống
  20. 8 như một máy tính hoàn hảo. Thẻ thông minh có nhiều nhóm với dung lượng nhớ của “Chip” điện tử khác nhau. Về mặt chi phí, người ta đã tiến hành so sánh và thấy rằng việc áp dụng kỹ thuật thẻ băng từ ít tốn kém so với việc áp dụng công nghệ thẻ thông minh. Tuy nhiên rõ ràng là với thẻ thông minh, sự an toàn và tiện lợi vượt trội hơn rất nhiều so với thẻ băng từ.  Phân loại thẻ theo chủ thể phát hành - Thẻ do Ngân hàng phát hành Đây là loại thẻ giúp cho khách hàng sử dụng linh động tài khoản của mình tại Ngân hàng, hoặc sử dụng một khoản tiền bằng thẻ tín dụng do Ngân hàng cấp. Loại thẻ này hiện nay được sử dụng rất phổ biến ở quy mô toàn cầu (ví dụ: thẻ Visa, thẻ Master, ...). - Thẻ do các tổ chức phi ngân hàng phát hành Là loại thẻ do các tổ chức không phải ngân hàng phát hành. Chủ yếu là các loại thẻ du lịch và giải trí của các tập đoàn kinh doanh lớn như: Dinner Club, Amex, ... các loại thẻ này được phép lưu hành trên toàn cầu. Ngoài ra, còn có một số loại thẻ do các công ty phát hành như: thẻ chi tiêu (Private Label Retail Card), thẻ của các công ty xăng dầu (Oil Company Card).  Phân loại thẻ theo tính chất thanh toán - Thẻ tín dụng (Credit Card) Đây là loại thẻ được sử dụng phổ biến nhất, theo đó chủ thẻ có thể thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ tại những nơi chấp nhận loại thẻ này hoặc rút tiền mặt trong hạn mức tín dụng theo hợp đồng. Chủ thẻ sẽ không phải trả lãi phát sinh từ số tiền đã sử dụng nếu hoàn trả số tiền này đúng kỳ hạn.Tất cả các giao dịch thẻ tín dụng đều thông qua hệ thống chuyển tiền điện tử (Electronic Funds Transfer System - EFTS) với sự trợ giúp của hệ thống viễn thông điện tử. Thẻ tín dụng có hai chức năng:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
20=>2