Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên môi trường: Đánh giá hiện trạng môi trường mỏ apatit (Khai trường 26) của Công ty Apatit Lào Cai và đề xuất biện pháp giảm thiểu
lượt xem 4
download
Đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá mặt tích cực và hạn chế trong công tác bảo vệ môi trường trên cơ sở kết quả nghiên cứu, phân tích hiện trạng chất lượng môi trường không khí, nước trong khu vực Khai trường 26; kiến nghị/điều chỉnh các giải pháp bảo vệ môi trường phù hợp cho khu vực nghiên cứu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên môi trường: Đánh giá hiện trạng môi trường mỏ apatit (Khai trường 26) của Công ty Apatit Lào Cai và đề xuất biện pháp giảm thiểu
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN THỊ THÚY ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC MỎ APATIT (KHAI TRƯỜNG 26) CỦA CÔNG TY APATIT LÀO CAI VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Thái Nguyên - 2020 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC MỎ APATIT (KHAI TRƯỜNG 26) CỦA CÔNG TY APATIT LÀO CAI VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường Mã số: 8850101 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Ngô Trà Mai Thái Nguyên - 2020 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- LỜI CAM ĐOAN Tác giả là Nguyễn Thị Thúy, xin cam đoan luận văn này công trình nghiên cứu do cá nhân học viên thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Ngô Trà Mai, không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác. Số liệu và kết quả của luận văn chưa từng được công bố ở bất kì một công trình khoa học nào khác. Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui cách. Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của Luận văn. Tác giả Nguyễn Thị Thúy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- LỜI CẢM ƠN Trước tiên, em xin được gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa, cùng toàn thể quý Thầy, Cô khoa Quản lý Tài nguyên và Môi trường, trường Đại học Khoa học đã truyền đạt cho em nhiều kiến thức bổ ích và những bài học kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian em học tập tại trường cũng như đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để em hoàn thành luận văn này. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô hướng dẫn PGS.TS Ngô Trà Mai đã định hướng đề tài và hướng dẫn tận tình trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã luôn giúp đỡ, ủng hộ và chia sẻ những khó khăn, thuận lợi cùng học viên trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Khóa luận này như một trong những thành quả đúc kết trong hai năm học. Trong quá trình làm khóa luận, mặc dù đã rất cố gắng song cũng không tránh khỏi nhưng thiếu sót. Chính vì vậy, em rất mong sự góp ý bổ sung từ Quý thầy cô để khóa luận được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thúy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................. 1 LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... 2 MỤC LỤC ............................................................................................................. 3 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................. 5 DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................... 6 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ............................................................................... 7 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ............................................................................... 8 MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 9 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................................... 9 2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................................... 10 3. Nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................................................................. 10 4. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu............................................................................... 10 5. Những đóng góp mới của đề tài ............................................................................................ 10 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................... 12 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ............................................................................................ 12 1.2. Giới thiệu chung về Khai trường 26 .................................................................................. 23 1.3. Giới thiệu về công nghệ khai thác lộ thiên quặng apatit của khai trường 26 ............... 36 1.4. Hiện trạng các giải pháp bảo vệ môi trường tại Khai trường 26.................................... 39 1.5. Kết luận chương 1 ................................................................................................................ 47 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................................................... 48 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 48 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 48 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 48 2.1.3. Phạm vi nội dung nghiên cứu ........................................................... 48 2.2. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................................... 48 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 59 3.1. Kết quả nghiên cứu hiện trạng chất lượng môi trường Khai trường 26 ....................... 59 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 3.2. Đề xuất các giải pháp kỹ thuật và giải pháp quản lý chất lượng môi trường tại Khai trường 26....................................................................................................................................... 72 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................. 83 1. KẾT LUẬN ............................................................................................................................. 83 2. KIẾN NGHỊ............................................................................................................................. 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 85 PHỤ LỤC ............................................................................................................ 87 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ATLĐ : An toàn lao động BTNMT : Bộ Tài nguyên Môi trường BXD : Bộ Xây dựng CHXHCNVN : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam CBCNV : Cán bộ công nhân viên CTNH : Chất thải nguy hại CTR : Chất thải rắn KS : Cốc san KT-XH : Kinh tế - Xã hội MTV : Một thành viên PCCC : Phòng cháy chữa cháy QCVN : Quy chuẩn Việt Nam QĐ : Quyết định QLMT : Quản lý môi trường TCCP : Tiêu chuẩn cho phép TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam TCXD : Tiêu chuẩn xây dựng UBND : Ủy ban nhân dân WHO : Tổ chức Y tế Thế giới Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Sản lượng quặng nguyên khai một số loại khoáng sản chính trên địa bàn tỉnh các năm từ 2017 đến tháng 8/2019 ....................................................... 16 Bảng 1.2. Sản lượng quặng nguyên khai một số loại khoáng sản chính trên địa bàn tỉnh từ các năm 2017 đến tháng 8/2019 ....................................................... 17 Bảng 1.3. Sản lượng một số sản phẩm được chế biến từ khoáng sản trên địa bàn tỉnh các năm từ 2017 đến tháng 8/2019 .............................................................. 18 Bảng 1.4. Nhiệt độ trung bình tháng và năm từ năm 2015 – 2019 được ghi nhận tại trạm Lào Cai (0C) .............................................................................................. 30 Bảng 1.5. Lượng mưa trung bình tháng và năm, từ năm 2015 - 2019 được ghi nhận tại trạm Lào Cai (mm) ................................................................................................ 32 Bảng 1.6. Tổng hợp các thông số của HTKT ..................................................... 36 Bảng 2.1. Thiết bị quan trắc hiện trường ............................................................ 53 Bảng 2.2. Thiết bị trong phòng thí nghiệm ......................................................... 54 Bảng 2.3. Phương pháp phân tích chất lượng không khí .................................... 55 Bảng 2.4. Phương pháp phân tích chất lượng nước mặt ..................................... 55 Bảng 2.5. Phương pháp phân tích chất lượng nước thải sinh hoạt ..................... 56 Bảng 2. 6. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu trong nước thải công nghiệp..... 56 Bảng 2.7. Phương pháp phân tích chất lượng nước dưới đất .............................. 57 Bảng 3.1. Vị trí đo đạc lấy mẫu hiện trạng môi trường không khí ..................... 51 Bảng 3.2. Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí .......................... 59 Bảng 3.3. Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí khu vực lân cận ... 59 Bảng 3.4. Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí khu vực Khai trường 26 ............................................................................................................. 60 Bảng 3.5. Kết quả phân tích chất lượng nước thải sinh hoạt sau xử lý .............. 64 Bảng 3.6. Kết quả phân tích chất lượng nước thảitrước và sau xử lý ................. 66 Bảng 3.7. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại suối Bản Qua .................. 67 Bảng 3.8. Kết quả phân tích nước suối Bản Qua ................................................ 68 Bảng 3.9. Kết quả phân tích chất lượng nước dưới đất ...................................... 70 Bảng 3.10. Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm ......................................... 70 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Diễn biến sự thay đổi giá trị của chỉ tiêu CO ................................. 61 Biểu đồ 3.2. Diễn biến sự thay đổi giá trị của chỉ tiêu NO2................................ 61 Biểu đồ 3.3. Diễn biến sự thay đổi giá trị của chỉ tiêu SO2 ................................ 62 Biểu đồ 3.4. Diễn biến sự thay đổi giá trị của chỉ tiêu CO2 ................................ 62 Biểu đồ 3.5. Diễn biến sự thay đổi giá trị của chỉ tiêu TSP ................................ 63 Biểu đồ 3.6. So sánh giá trị các chỉ tiêu trong mẫu nước thải sinh hoạt ............. 65 Biểu đồ 3.7. So sánh giá trị các chỉ tiêu trong mẫu nước thải ............................ 66 Biểu đồ 3.8. So sánh giá trị các chỉ tiêu kim loại trong mẫu nước thải trước và sau xử lý của hồ lắng ........................................................................................... 67 Biểu đồ 3.9. So sánh giá trị các chỉ tiêu trong nước suối Bản Qua .................... 69 Biểu đồ 3.10. So sánh giá trị các chỉ tiêu trong nước ngầm ............................... 71 Biểu đồ 3.11. So sánh giá trị các chỉ tiêu trong nước ngầm ............................... 71 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1. Vị trí Khai trường 26 trên bản đồ hành chính [6]……………...……14 Hình 1.2. Vị trí khai trường 26 trên phần mềm Google Earth ............................ 26 Hình 1.3. Hoa gió khu vực Khai trường được thể hiện theo số liệu tại trạm Khí tượng thủy văn thành phố Lào Cai [9] ................................................................ 31 Hình 1.4. Sơ đồ trình tự khai thác kèm dòng thải [4] ......................................... 37 Hình 1.5. Khói bụi trên đường vận chuyển (ảnh chụp tại Khai trường 26 ngày 24/3/2020) ........................................................................................................... 40 Hình 1.6. Công nhân không mang bảo hộ lao động (ảnh chụp tại Khai trường 26 ngày 24/3/2020)................................................................................................... 41 Hình 1.7. Sơ đồ thoát nước mưa trong khu vực Khai trường [14] ..................... 43 Hình 1.8. Hình ảnh thực tế hố lắng (ảnh chụp ngày 24/3/2020) ......................... 44 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hóa theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, đủ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến đồng thời nâng kim ngạch xuất khẩu hàng năm là mục tiêu của Việt Nam trong những năm tới. Để đạt được mục tiêu trên, việc áp dụng các tiến bộ khoa học vào cải tạo cây trồng, vật nuôi, sử dụng phân bón, hóa chất chế biến từ quặng apatit để cải tạo chất lượng đất, thúc đẩy cây trồng sinh trưởng, phát triển, tăng khả năng chống chịu với những điều kiện thời tiết khắc nghiệt và dịch bệnh là cần thiết. Lào Cai là tỉnh có nhiều tiềm năng về khoáng sản apatit, đây là vùng cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho các nhà máy sản xuất phân bón khu vực phía Bắc. Hiện nay, Công ty Apatit Lào Cai đã tiến hành khai thác một số mỏ apatit như: Khai trường 10, 19, 20, 22, 23, 26, Cam Đường 2, Mỏ Cóc 1,... đồng thời tiếp tục làm thủ tục xin giấy cấp phép khai thác một số mỏ nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng quặng apatit của các nhà máy sản xuất phân bón. Nhìn chung giai đoạn đầu tư các Khai trường, Công ty đã chú trọng tới công tác bảo vệ môi trường, xử lý khí thải, nước thải, ... và tuân thủ các quy định của Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định, Thông tư hướng dẫn có liên quan. Trong số đó phải kể đến Khai trường 26, mới được đầu tư, xây dựng và bắt đầu khai thác từ cuối năm 2018. Tuy nhiên, trong quá trình thực tế khai thác phát sinh một số vấn đề liên quan ảnh hưởng đến môi trường mà trong Báo cáo ĐTM và Phương án cải tạo, phục hồi môi trường của Khai trường đã đề cập nhưng chưa đầy đủ như: ô nhiễm môi trường không khí do bụi, tiếng ồn; ô nhiễm nguồn nước do nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp; ô nhiễm do đất đá thải;... gây ảnh hưởng bất lợi đến môi trường xung quanh và cộng đồng dân cư. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trên, tác giả lựa chọn đề tài “Đánh giá hiện trạng môi trường mỏ apatit (Khai trường 26) của Công ty Apatit Lào Cai và đề xuất biện pháp giảm thiểu” nhằm đánh giá hiện trạng môi trường, để có cơ sở phân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- tích đưa ra nhận định những điểm tích cực và điểm hạn chế trong công tác bảo vệ môi trường. Từ đó, đề xuất giải pháp kỹ thuật, giải pháp tăng cường năng lực quản lý môi trường trong khu vực mỏ. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá mặt tích cực và hạn chế trong công tác bảo vệ môi trường trên cơ sở kết quả nghiên cứu, phân tích hiện trạng chất lượng môi trường không khí, nước trong khu vực Khai trường 26. - Kiến nghị/điều chỉnh các giải pháp bảo vệ môi trường phù hợp cho khu vực nghiên cứu. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu trên, luận văn có các nhiệm vụ sau đây: - Đánh giá/nhận định, phân tích tính hiệu quả/hợp lý đối với các công trình và giải pháp bảo vệ môi trường hiện nay của Công ty Apatit Lào Cai cho khai trường 26. - Phân tích, đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường trong khu vực Khai trường 26, chỉ ra những mặt tích cực và hạn chế của các giải pháp, biện pháp bảo vệ môi trường đang áp dụng. - Đề xuất, kiến nghị và đưa ra các giải pháp kỹ thuật, quản lý nhằm cải thiện chất lượng môi trường Khai trường 26 của Công ty Apatit Lào Cai. 4. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu Luận văn tổng quan được các vấn đề về khai thác khoáng sản của Việt Nam nói chung và tỉnh Lào Cai nói riêng. Trong đó tập trung vào quá trình khai thác mỏ lộ thiên, mỏ apatit đã, đang và sẽ tiếp tục làm phát sinh các chất thải làm ảnh hưởng đến chất lượng môi trường. Trên cơ sở các kết quả thực nghiệm phân tích chất lượng môi trường khí, nước, luận văn đề xuất được các giải pháp kỹ thuật và quản lý phù hợp với điều kiện thực tiễn của Khai trường 26. 5. Những đóng góp mới của đề tài Trên cơ sở đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường của Khai trường 26, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- chỉ ra những bất cập, hạn chế của công tác quản lý môi trường tại mỏ. Từ đó, đề xuất các giải pháp cải tiến trong công tác quản lý môi trường, điều chỉnh các giải pháp công nghệ để hiệu quả hơn trong công tác bảo vệ môi trường tại Khai trường 26 của Công ty Apatit Lào Cai. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Tổng quan về khai thác khoáng sản của nước ta Kết quả công tác điều tra, đánh giá, thăm dò khoáng sản đã thực hiện đến nay cho thấy nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản khá đa dạng và phong phú với trên 5000 mỏ, điểm quặng của 60 loại khoáng sản khác nhau; có một số loại khoáng sản quy mô trữ lượng đáng kể, tầm cỡ thế giới, có ý nghĩa chiến lược và là nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Điều 53 Hiến pháp năm 2013 khẳng định, tài nguyên khoáng sản là “tài sản công” thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý. Trung bình mỗi năm ngành công nghiệp khai khoáng nước ta cung cấp cho nền kinh tế khoảng 90 triệu tấn đá vôi xi măng, khoảng 70 triệu m3 đá vật liệu xây dựng thông thường (VLXDTT), gần 100 triệu m3 cát xây dựng, cát san lấp, trên 45 triệu tấn than, trên 3 triệu tấn quặng sắt v.v...; giá trị sản lượng ngành khai khoáng (không kể dầu khí) chiếm khoảng 4-5% tổng GDP hàng năm; đóng góp trực tiếp cho ngân sách từ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường (không kể dầu khí) từ năm 2014 đến nay trung bình mỗi năm từ 16- 20.000 tỷ đồng, trong đó thuế tài nguyên từ 10.000 - 11.000 tỷ đồng. Có thể nói, tài nguyên khoáng sản thật sự đã trở thành một trong những nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong từng thời kỳ. Quặng titan: Quặng titan ở Việt Nam gồm 02 loại hình quặng gốc và quặng sa khoáng. Quặng gốc tập trung tại tỉnh Thái Nguyên, quặng sa khoáng tập trung ven biển các tỉnh từ Thanh Hoá vào đến Bà Rịa - Vũng Tàu. Tổng tiềm năng tài nguyên, trữ lượng quặng titan ở Việt Nam đạt khoảng 663,15 triệu tấn khoáng vật nặng có ích. Quặng bauxit: Quặng bauxit ở Việt Nam phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc (Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang) và ở Tây Nguyên (Đăk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum) và tỉnh Bình Phước, Phú Yên. Trữ lượng và tài nguyên dự báo quặng bauxit trầm tích ở các tỉnh phía Bắc khoảng 88,5 triệu tấn. Đối với Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- quặng bauxit laterit đã xác định được tổng trữ lượng và tài nguyên dự báo quặng bauxit-laterit đạt khoảng 3.500 triệu tấn quặng tinh. Đất hiếm: Quặng đất hiếm phân bố tập trung ở các mỏ Bắc Nậm Xe, Nam Nậm Xe, Đông Pao (Lai Châu), Mường Hum (Lao Cai), Yên Phú (Yên Bái). Theo thống kê, trữ lượng và tài nguyên đất hiếm ở Việt Nam đạt khoảng 19,96 tấn Tr2O3. Apatit: Cho đến nay đã xác nhận được 17 mỏ, điểm quặng apatit, tập trung chủ yếu ở tỉnh Lào Cai. Hầu hết các mỏ apatit đều có quy mô trung bình đến lớn. Trữ lượng và tài nguyên dự báo quặng apatit tính đến độ sâu - 900m là 2.373,97 triệu tấn. Cát trắng: Cát trắng phân bố trên 09 tỉnh ven bờ biển Bắc Bộ và Trung Bộ với tiềm năng rất lớn song mức độ điều tra, đánh giá còn hạn chế. Tổng trữ lượng 13 mỏ đã thăm dò là 123 triệu tấn, tài nguyên dự báo khoảng 03 tỉ tấn. Đá vôi chất lượng cao (trừ đá hoa trắng): Đá vôi có đáp ứng yêu cầu sản xuất xi măng, vôi công nghiệp, xô đa có mặt trên địa bàn 29 tỉnh cả nước nhưng phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở khu vực miền Bắc và Bắc Trung bộ. Đến nay, đã có trên 80 mỏ được điều tra đánh giá và thăm dò ở các mức độ khác nhau với tổng trữ lượng đạt khoảng 08 tỷ tấn. Đá hoa trắng: Phân bố ở 11 tỉnh miền Bắc, nhưng tập trung ở tỉnh Nghệ An và Yên Bái. Đến nay đã có trên 70 mỏ đã, đang thăm dò khai thác. Đã xác định khoảng 200 triệu m3 đá hoa trắng đủ điều kiện sản xuất đá ốp lát và 1,2 tỷ tấn đủ chất lượng sản xuất bột carbonat calxi. Nước khoáng - nước nóng: Hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước đều có nguồn nước khoáng - nước nóng. Cho đến nay đã điều tra đánh giá, ghi nhận được 400 nguồn nước khoáng - nước nóng. Quặng Urani: Kết quả nghiên cứu địa chất, tìm kiếm khoáng sản đã phát hiện khoáng hoá urani ở khu vực Tây Bắc, Việt Bắc, Trung Trung Bộ và Tây Nguyên. Trong đó tập trung chủ yếu ở vùng Nông Sơn (Quảng Nam). Đến nay, đã có 06 mỏ urani được đánh giá, thăm dò với tổng tài nguyên dự báo khoảng 218.000 tấn U3O8, trong đó vùng Nông Sơn khoảng 100.000 tấn U3O8. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Than: Than phân bố tập trung chủ yếu ở bể than Đông Bắc và bể than Sông Hồng. Ngoài trữ lượng than đã khai thác tính, nếu không tính than thuộc bể Sông Hồng, trữ lượng và tài nguyên còn lại là không lớn (khoảng 05 tỉ tấn kể cả tài nguyên dự báo). Về bể than Sông Hồng, hiện nay đang điều tra, đánh giá tổng thể tiềm năng than phần đất liền. Kết quả bước đầu cho thấy, tiềm năng than tại phần đất liền bể Sông Hồng là rất lớn, mật độ chứa than cao ở chiều sâu từ -330 đến -1200m. Diện phân bố kéo dải từ Khoái Châu Hưng Yên đến Tiền Hải, Thái Bình - Hải Hậu Nam định. Kết quả bước đầu đã xác định than có chất lượng tốt cho việc sử dụng làm than năng lượng. Ngoài ra, nước ta còn một số khoáng sản kim loại khác như: quặng đồng, quặng sắt, mangan, antimon, thủy ngân, molipden, felspat, kaolin, sét kalin làm nguyên liệu sứ gốm, đá ốp lát v.v... đã được phát hiện, đánh giá tiềm năng tài nguyên, nhưng tài nguyên các loại khoáng sản này không lớn, phân bố rải rác. Tài nguyên và môi trường là những yếu tố đầu vào của mọi nền kinh tế, mọi quá trình phát triển. Các diễn biến bất lợi về môi trường, sự cạn kiệt tài nguyên tất yếu sẽ dẫn đến sự suy thoái của một nền văn minh, của một quá trình phát triển. Mối quan hệ hữu cơ này đã được chứng minh trong quá khứ và càng thể hiện rõ hơn trong thời đại hiện nay, khi phát triển kinh tế đang tiệm cận các giới hạn của tự nhiên. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và diễn biến kinh tế - xã hội mang tính toàn cầu trong những thập kỷ vừa qua đã tăng thêm một bước ảnh hưởng rộng lớn, sâu sắc, cơ bản tới các điều kiện thiên nhiên và môi trường. Trong đó, tài nguyên khoáng sản và hoạt động khai thác khoáng sản đang là đối tượng quan tâm nhất trong công tác bảo vệ môi trường. Bên cạnh những tác động tích cực của ngành khai khoáng như hàng năm đóng góp vào GDP gần một chục ngàn tỉ đồng, tạo công ăn việc làm cho hơn hai mươi vạn lao động; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cũng như trình độ dân trí cho một số cộng đồng dân cư, đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa,.. góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, các tác động xấu của ngành khai khoáng tới môi trường cũng rất đáng kể: chiếm dụng nhiều đất đai canh tác và Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- trồng trọt dẫn đến thu hẹp thảm thực vật và làm thay đổi vi khí hậu; làm nhiễm bẩn đất, nước ngầm, nước mặt của khu vực; xả bụi và khí độc hại vào không khí; gây tổn thất tới tính đa dạng sinh học của hệ động thực vật,... Với 70 loại khoáng sản khác nhau, Việt Nam đã điều tra, đánh giá, thăm dò được trên 5000 khoáng sản và điểm quặng, trong đó đã tiến hành khai thác trên 1000 mỏ lớn nhỏ, bao gồm các mỏ do Trung ương quản lý, các mỏ của địa phương, các mỏ của doanh nghiệp tư nhân và không ít các mỏ do các tư nhân khai thác trái phép [1]. Sự phát triển ồ ạt của hoạt động khai khoáng không chỉ gây những hậu quả xấu tới môi trường như đã đề cập ở trên và còn làm mất trật tự an ninh xã hội, gây tổn thất tài nguyên lớn và làm khó khăn cho công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực hoạt động khoáng sản. Trước tình hình đó, Nhà nước ta đã ban hành ra Luật Bảo vệ môi trường, Luật Khoáng sản, Nghị định, Thông tư, TCVN và các văn bản khác của Chính phủ, các Bộ, Ngành nhằm quy định và hướng dẫn chi tiết việc thực hiện các Luật trên. 1.1.2. Tổng quan về hoạt động khai thác khoảng sản tại Lào Cai Căn cứ Quyết định số 1893/QĐ-TTg ngày 20/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng apatit đến năm 2020, có xét đến năm 2030. Mục tiêu phát triển của Chính phủ về ngành thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng apatit tại tỉnh Lào Cai như sau: (1) Thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng apatit phải phù hợp với Chiến lược khoáng sản, Quy hoạch phát triển công nghiệp Hóa chất Việt Nam, Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai; đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu cho sản xuất phân bón lân, một số loại hóa chất cơ bản góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia; đáp ứng một phần nguyên liệu cho ngành hóa chất cơ bản và các ngành công nghiệp khác; (2) Phát triển khai thác và chế biến quặng apatit với công nghệ hiện đại, giảm thiểu ô nhiễm môi trường; đảm bảo sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên và hiệu quả kinh tế - xã hội; (3) Phát huy tối đa nội lực, chỉ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khoa học công nghệ tuyển quặng nghèo và chế biến sâu quặng apatit. Đẩy mạnh hợp tác đầu tư giữa các Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- doanh nghiệp trong nước trên nguyên tắc bình đẳng, đảm bảo sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn tài nguyên và cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng đã đầu tư. Quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản đã trở thành một trong những căn cứ pháp lý quan trọng cho công tác quản lý, cấp giấy phép và định hướng cho hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản; bảo đảm cân đối tài nguyên khoáng sản cho các mục tiêu trước mắt và lâu dài, gắn khai thác, chế biến khoáng sản với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Tính đến tháng 8/2019, trên địa bàn tỉnh Lào Cai có 84 doanh nghiệp được cấp 107 giấy phép khai thác khoáng sản đang còn hiệu lực. Trong đó, Trung ương cấp 08 giấy phép, UBND tỉnh Lào Cai cấp 73 giấy phép khai thác vật liệu xây dựng thông thường và 18 giấy phép khai thác các khoáng sản khác. Hoạt động khai thác khoáng sản của các doanh nghiệp được cấp giấy phép trên địa bàn tỉnh cơ bản tuân thủ khá đầy đủ các quy định của pháp luật và của địa phương. Sản lượng quặng nguyên khai một số loại khoáng sản chính trên địa bàn tỉnh từ các năm 2017 đến tháng 8/2019. Bảng 1.1. Sản lượng quặng nguyên khai một số loại khoáng sản chính trên địa bàn tỉnh các năm từ 2017 đến tháng 8/2019 Giấy phép do Giấy phép do các Tổng UBND cấp Bộ cấp Năm Loại khoáng sản Số lượng Sản Số lượng Sản Sản giấy lượng giấy lượng lượng phép (tấn) phép (tấn) (tấn) Apatit 0 0 3 4.200.000 4.220.000 Đồng 1 0 1 1.237.395 1.237.395 Sắt 5 110.000 2 855.000 965.000 2017 Chì, kẽm 6 250 0 0 250 Cao lanh, Fenfat 2 54.640 2 5.360 60.000 Tổng năm 2017 14 164.890 8 6.317.755 6.482.645 Apatit 0 0 3 4.138.354 4.138.354 Đồng 1 2.800 1 1.219.338 1.222.138 2018 Sắt 7 258.760 2 762.300 1.021.060 Chì, kẽm 6 10.550 0 0 10.550 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Cao lanh, Fenfat 2 21.495 2 102.879 124.374 Tổng năm 2018 16 293.575 8 6.222.871 6.516.446 Apatit 0 0 3 2.225.419 2.225 Đồng 1 0 1 684.280 684.280 Tháng Sắt 7 67.674 2 636.485 704.159 8/2019 Chì, kẽm 4 3.500 0 0 3.500 Cao lanh, Fenfat 3 16.978 2 39.701 56.679 Tổng tháng 8/2019 18 88.152 8 3.585.885 3.674.037 (Nguồn: Sở tư pháp, năm 2019) [2] Nhìn chung, số lượng giấy phép khai thác khoáng sản do tỉnh Lào Cai cấp khá nhiều nhưng chủ yếu là các mỏ quy mô nhỏ, trữ lượng và sản lượng khai thác rất hạn chế, giá trị kinh tế thấp và chủ yếu là khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, thời hạn giấy phép ngắn. Ngược lại, số lượng giấy phép khai thác khoáng sản do các Bộ, Ngành, Trung ương cấp không nhiều nhưng chủ yếu là các mỏ có quy mô, trữ lượng và sản lượng khai thác lớn, giá trị kinh tế cao. Hoạt động chế biến khoáng sản được đầu tư ngày càng tăng, hiện nay trên địa bàn tỉnh Lào Cai có 12 nhà máy tuyển khoáng đang hoạt động, trong đó có 02 nhà máy tuyển nổi quặng Apatit; 02 nhà máy tuyển nổi quặng đồng; 02 nhà máy tuyển nồi chì – kẽm; 03 nhà máy tuyển quặng sắt bằng phương pháp tuyển từ; 02 nhà máy tuyển quặng sắt bằng phương pháp trọng lực. Sản lượng một số khoáng sản chính sau khi tuyển chọn được vận chuyển tiêu thụ trên địa bàn tỉnh các năm từ năm 2017 đến hết tháng 8/2019 như sau: Bảng 1.2. Sản lượng quặng nguyên khai một số loại khoáng sản chính trên địa bàn tỉnh từ các năm 2017 đến tháng 8/2019 STT Loại khoáng sản Năm 2017 Năm 2018 Tháng 8/2019 Quặng Apatit (loại I, II 1 2.020.000 2.388.980 1.114.203 và quặng tuyển) 2 Tinh quặng đồng 41.000 48.585 24.130 Tinh quặng manhetit 3 50.0000 99.980 47.613 61% Fe 4 Quặng sắt sơ chế 965.0000 1.021.060 704.159 5 Fenspat 60.000 124.374 56.679 6 Tinh quặng chì 0 5.185 800 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Cộng 3.136.000 3.668.166 1.947.584 (Nguồn: Sở tư pháp, năm 2019) [2] Bảng 1.3. Sản lượng một số sản phẩm được chế biến từ khoáng sản trên địa bàn tỉnh các năm từ 2017 đến tháng 8/2019 STT Sản phẩm Đơn vị tính Năm 2017 Năm 2018 Tháng 8/2019 1 Phốt pho vàng Tấn 12.700 24.000 24.000 2 Phân NPK Tấn 12.000 20.000 20.000 3 Super lân Tấn 0 30.000 30.000 4 Đồng thỏi Tấn 5.800 8.000 8.000 5 Vàng thỏi Kg 229 200 200 6 Bạc thỏi Kg 78 80 80 (Nguồn: Sở tư pháp, năm 2019) [2] Hoạt động chế biến sâu khoáng sản cũng đã và đang được đẩy mạnh. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã và đang đầu tư xây dựng và vận hành nhiều nhà máy chế biến khoáng sản như: luyện đồng, luyện gang thép, các nhà máy phân bón, hóa chất. Một số nhà máy đã đi vào hoạt động cho ra các loại sản phẩm như: đồng kim loại, vàng, bạc kim loại, super lân.... 1.1.3. Giới thiệu về mỏ Apatit tại Lào Cai 1.1.3.1. Đặc điểm của quặng apatit Lào Cai Quặng apatit Lào Cai thực chất là một kiểu metaphotphorit trầm tích biển nhưng đã bị biến chất. Đây là loại quặng photphat – cacbonat ở dạng hỗn hợp francolit hoặc floapatit với đolomit. Do biến chất và phong hóa, francolit biến đổi thành floapatit do mất CO2. Tuy có nguồn gốc trầm tích nhưng do bị biến chất nên kích thước tinh thể floapatit của metaphotphorit Lào Cai xấp xỉ bằng kích thước tinh thể floapatit của quặng apatit – nephelin khibin (kola) có nguồn gốc macma [3]. 1.1.3.2. Thành phần quặng apatit Lào Cai Quặng apatit Lào Cai là quặng thuộc thành hệ metan phosphorit (apatit – dolomit), là thành hệ chủ yếu được sử dụng cho ngành công nghiệp sản xuất phân bón chứa lân ở Việt Nam. Khoáng vật apatit đều có cấu trúc Ca2F(PO4)3 thuộc loại fluoapatit, trong Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non - hệ Cao đẳng, Trường Đại học Đồng Nai
126 p | 305 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 235 | 44
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa”, “Một cửa liên thông” tại Ủy ban nhân dân cấp Phường tại quận Nam Từ Liêm
28 p | 239 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về dịch vụ công ích vệ sinh môi trường trên địa bàn quận Hà Đông
90 p | 76 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 150 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 121 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 120 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Tạo động lực làm việc cho viên chức tại Ban quản lý dự án quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
115 p | 59 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Công tác quản lý hồ sơ tại cơ quan Tổng cục Thuế, Bộ tài chính
117 p | 74 | 10
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 135 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động của thư viện tỉnh Bạc Liêu
114 p | 23 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu của Cục Trang bị và Kho vận, Bộ Công an
85 p | 62 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
126 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 31 | 5
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức cấp xã huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng
28 p | 107 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
195 p | 9 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
145 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn